Trương Minh Hòa
Trong hàng nam ca sĩ Việt Nam, được trung tâm Asia liệt vào tứ trụ gồm: "Hùng Cường, Nhật Trường, Chế Linh, Duy Khánh", thì ba trụ đã "giã từ gác trọ" và không ai biết: "Giờ nầy anh ở đâu?" đang tiêu diêu nơi miền Cực Lạc hay nước Chúa? Và ba trụ ấy có còn được "thế giới mới" nầy ái mộ, cho làm nghề ca hát không?.Do đó, nay chỉ còn Chế Linh, là người sống dai, sống mạnh và sống thoải mái ở hải ngoại, tiếp tục hát những bài ca Lính, dù ông nầy không đi lính, được hoãn dịch trước 1975.
Cũng giống như một số người chưa bao giờ đi lính Việt Nam Cộng Hòa, lúc đất nước đang cần thì trở thành "cư sĩ tại gia" thay vì "chiến sĩ" bảo vệ quê hương, làm "lính oan hùng đó", nên đã trở thành "cà nhỏng chống xâm lăng" trong tinh thần thề quyết: "chống Cộng tại gia" với "đánh trận đêm bảy ngày ba với vợ ... cho non nước bình yên" mà làm gia tăng quân số gia đình. Nhưng khi những cư sĩ vượt biển thành công, ra hải ngoại tự mạo nhận là quân nhân cho oai, dù không ai trả lương, chưa kể đến một số người cấp nhỏ, bỗng "vinh thăng" không người lái tại "nhà" và trở thành những ông sĩ quan lớn, từng "ngồi trực thăng, khu trục hạm, thiết giáp, nhảy dù ..." đánh nam dẹp bắc, trấn giữ biên cương, mà không cần phải học quân trường đào tạo nào cả; chắc chắc là những sĩ quan tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Đà Lạt, sau khi "phát giác" ra một số sĩ quan ngang hông mà chán ngán, vì bây giờ không còn Quân Cảnh để bắt mang về đồn về tội giả mạo, nên những ông quan loại nầy cũng nghi là đã tốt nghiệp trường đào tạo "sĩ quan tại gia" mà giới bình dân học vụ gọi là: "SĨ QUAN HIỆN VẬT VỎ CHUỐI" lắm! Chớ Võ Bị thì không tìm thấy tên trong cái CÙI.
Ngay trong quân đội đồng minh, thỉnh thoảng có một vài người trốn lính trong cuộc chiến Việt Nam, bỗng đeo huy chương đi diễn hành và tự nhận có tham dự vào "Vietnam war". Như vậy, dù trước đây, phong trào phản chiến khuynh tả có xuyên tạc, bôi nhọ cuộc chiến chống Cộng tại Việt Nam, nay thì họ đã nhìn thấy những người từng bị họ mạt sát, được công nhận và vinh danh, nên mới có hiện tượng mạo nhận từ quân nhân quân lực VNCH đến các chiến sĩ đồng minh. Trái lại, khi nói về cái thứ "quân hại nhân dân" Cộng Sản Bắc Việt và bọn du kích tay sai khủng bố miền Nam, được thế giới dùng hai chữ VIỆT CỘNG, từ báo chí đến lối nói của dân chúng, tức là bọn khủng bố Việt Cộng trở thành từ quốc tế hóa như Al Qaeda ngày nay vậy. Một số người từng trốn lính như ông Bill Clinton, hay chưa hề đi lính như Obama .... khi được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, trở thành "tổng tư lịnh quân đội", cũng hay có thói quen "chào tay" theo đúng quân phong quân kỷ ... đó là những "lính kiểng cao cấp" theo hiến pháp Hoa Kỳ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại vùng chiến khu trên đất Thái, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh tuyên bố có hơn 10 ngàn kháng chiến quân nhưng đây là "mờ trong bóng chiều, từng đoàn quân thấp thoáng ...." là thứ lính ma, dùng để lừa đảo hàng triệu người Việt yêu nước hải ngoại để biến anh em Hoàng Cơ Minh thành "triệu phú kháng chiến", nên sau nầy khi phát giác là dỏm, nhiều người đã KHIẾN CHÁN nên "tại từ Mặt Trận" khi mà "từ đó em buồn" vì bị bè lũ "đầu tư kháng chiến" lừa đảo lòng tin mọi người.
Nam Ranh ca Chế Linh, người từng được hưởng nhiều ơn huệ miền Nam, sống và nổi tiếng nhờ xương máu biết bao chiến sĩ ngoài mặt trận, ngày đêm "trên bốn vùng chiến thuật", hy sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ quê hương "xuân nầy con không về" và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chế Linh được ra nước ngoài, tiếp tục ca hát, trở thành ca sĩ hát nhạc lính, dù là người bị LÍNH CHÊ, nên không mặc quân phục, chỉ mặc trên sân khấu, có khi đeo cả lon lá oai hùng như những chiến sĩ "dỏm" nhưng đánh trận "giả" trên sân khấu, cũng súng nổ liên hồi, đêm đêm "ánh mắt hỏa châu" và những pha trong "rừng lá thấp" và một điều chắc chắn tới 1, 000 phần trăm, là hổng bao giờ có chuyện: "Kỷ vật cho em" để rồi "ngày mai đi nhận xác chồng"; nhưng chắc chắn là sau khi "làm tròn nhiệm vụ chàng trai thời loạn chỉ có trên sân khấu" thì được trả tiền thù lao hậu hỷ, nhận những "tràng pháo kích đại pháo ... tay" của kháng thính giả ái mộ. ..... do đó, dù là LÍNH CHÊ, nhưng ca sĩ CHẾ LINH được cảm tình với đa số quân nhân và những người Việt không Cộng Sản coi là lính không đơn vị, không số quân, là lính ngang hông, chỉ thấp thoáng trên sâu khấu nhưng "Anh không chết đâu anh?".
Thời gian gần đây, Chế Linh bắt đầu tập làm quen với nón cối, dép râu, cờ đỏ sao và và Hồ Chí Minh qua vài lần về "tham quan" có lần dưới tàng lộng của Unesco về người Chàm. Cho nên cây trụ cuối cùng trong tứ trụ vang danh ngày nào trong làng tân nhạc, hình như đã được "sơn thành màu đỏ", thấp thoáng đàng sau là hình của Hồ Chí Minh. Dù có vài lần từ chối cộng tác với văn công Việt Cộng qua lời mời của Nguyễn Công Khế (Chua), như bài viết của tay nhà béo Nguyễn Vi Túy, chủ bút tờ báo Văn Nghệ ở Úc Châu trên trang Take 2 Tango, nhằm "giải độc" cho Chế Linh. Tờ báo Văn Nghệ được dân chúng đặt tên là tờ DÂM NGHỆ, là truyền thông rất ư là "nghiệp chuyên", điển hình là hết lòng binh vực cho huề thượng Thích Phước Huệ trong vụ "tịnh thất" với tín nữ Diệu Đức suốt 15 năm mới bể. Từ cái "thói đời" với: "trong thói đời, cười ra nước mắt", mà như trường hợp của Chế Linh cũng đã thay đổi khi tuyên bố "Lính nào cũng đáng ca tụng", để đáp lời yêu cầu hát nhạc lính của một trung úy bộ đội già Hồ, đi du hý tại Úc, trong lần văn nghệ ngày 1 tháng 5, năm 2009 tại nhà hàng Đại Dương, Hopkins Treet, Footscray, Victoria, Úc Châu. Đây là lời tuyên bố hết sức bất ngờ, làm bất bình những người từng ái mộ Chế Linh trong thời gian qua.
Trong Phật Giáo, bên cạnh những tu sĩ chân chính, còn có một số "mượn đạo tạo tiền" và có một số khác thì vẫn cạo đầu, y phục cà sa, đọc kinh, niệm Phật rì rầm, nhưng không hiểu Phật Pháp, trở thành "Tứ diệu Tệ: gian, dâm, tham ác" tăng, nhan nhản trong thời mạt pháp. Ca sĩ Chế Linh, người mặc chơi quân phục trên sâu khấu, hát nhạc lính, lãnh lương cao nhờ hát nhạc lính .... thế mà lại không hiểu lính thì quả không đáng làm bạn lính Việt Nam Cộng Hòa. Lính Việt Cộng gọi là bộ đội, khác xa quân lực VNCH từ y phục, "quân hàm", ý nghĩa chiến đấu ..... nên "lính Việt Cộng cũng đáng ca tụng hay sao?".
Bộ đội Cộng Sản, còn gọi là bộ đội cụ Hồ, qua tên gọi, thì đạo quân nầy là "sở hữu" riêng cho tên quốc tặc Hồ Chí Minh, còn được tục danh là "quân hại nhân dân" dù đạo quân nầy tự nhận là "quân đội nhân dân", là đạo quân phi chính nghĩa, lợi dụng hai chữ "nhân dân" để phục vụ quyền lợi ngoại bang, đàn áp nhân dân. Đây là một đạo quân chỉ có nhiệm vụ bảo vệ đảng, chớ "nhân dân, tổ quốc" thì "nào có xá chi dân người Việt Nam ....". Do chiến đấu không có mục đích chính đáng, nên không có chính nghĩa, chỉ là công cụ cho một đảng cướp, là đạo quân chỉ nhằm bảo vệ tập đoàn "Quan Thái Thú Nga Sô gốc Việt" từ 1954 đến 1991 và nay là "Tập đoàn quan Thái Thú Trung Cộng gốc Việt", do đó bộ đội Cộng Sản được coi là "đạo quân xâm lược ngoại bang gốc Việt", chỉ" bảo vệ đảng như bảo vệ con ngươi trong tròng mắt". Bộ đội chỉ nhắm mắt làm theo mệnh lệnh cấp trên, đúng là "đạo quân ROBOT bằng xương thịt" nên cứ nhào vô mục tiêu chết như con thiêu thân qua chiến thuật Biển Người, và trong bất cứ trận đánh vào, quân Cộng Sản thường lấy câu tục ngữ: "địch chết ba, tá chết láng" để làm châm ngôn chỉ đạo cho các cấp chỉ huy Việt Cộng. Là một đạo quân "xâm lược Trung Cộng gốc Việt" mới đúng là thứ "Ngụy quân", nên cái "quân hại nhân dân" đúng là "anh chàng khổng lồ nhưng câm" như lời quân công Orléans nói, khi nghe tin vua Louis 16 bị hạ bệ, lúc đó ông đang chỉ huy một đơn vị ở Algeria, nên có thái độ "án binh bất động", trong một ý nghĩa khác, áp dụng cho đạo quân "thảo khấu" của chế độ độc tài Cộng Sản, chỉ biết thi hành lịnh trên, từ trung ương đảng, mà không cần biết làm hại cho đất nước. Do lính Việt Cộng là thứ công cụ đắc lực cho một băng đảng siêu cướp Cộng Sản Việt Nam, nên "tịnh khẩu" dù biết đất nước bị chủ nó là đảng và nhà nước bán dâng cho Trung Cộng, biết mõ boxít sắp bị giặc Tàu chiếm nhưng vẫn "thanh tâm trường yên lặng", chỉ có vài tướng ngố phục viên như Võ Nguyên Giáp là ọ ẹ cho có lệ, chứ lúc tại chức thì ngậm miệng để ĐỚP chút lợi lộc do ngoại bang bố thí.
Thành tích gọi là "bảo vệ tổ quốc" của đạo quân robot Việt Cộng chỉ là bảo vệ quyền lợi ngoại bang qua:
- Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1978, mà bộ đội Việt Cộng chỉ là thứ lính "đánh dùm" cho quan thầy Liên Sô, khi thầy nghịch với Trung Cộng.
- Cuộc chiến biên giới Tây-Nam với quân Khmer Đỏ cũng mang ý nghĩa tương tự, là sự xung đột giữa hai quan thầy Nga-Tàu và hai đàn em Cộng Sản đánh nhau chí chóe.
- Trận hải chiến 1988 với Trung Cộng ở Hoàng Sa, cũng nhằm làm theo chỉ đạo của quan thầy Liên Sô.
Trong khi đó, quân lực VNCH dù không còn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, mà một trong những lý do chánh là: bị bức tử do chính ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vì lòng ích kỷ mà phá nát quân đội trước khi "thành chiến sĩ ra khơi" qua các lịnh truyền bất nhất "sớm rút, chiều tái chiếm" biến cuộc "tái phối trí lực lượng" thành "di tản chiến thuật" đưa đến thảm cảnh nầy. Nếu ông Thiệu có tấm lòng yêu nước, thì để nguyên quân đội ở quân khu 1 và 2, ra đi êm thấm, người kế vị còn đủ lực lượng để biến "mùa xuân 75" thành "tết Mậu Thân thứ hai" và không chừng tình hình Việt Nam có khả năng đảo ngược, khi mà toàn bộ lực lượng Cộng Sản Bắc Việt và du kích khủng bố miền Nam bị loại ra khỏi vòng chiến, từ đó có thể "bắc tiến", lập lại chiến thắng Đống Đa mà vua Quang Trung đã làm trong lịch sử chống ngoại xâm. Tuy không còn nữa, nhưng hình ảnh hào hùng, tinh thần chiến đấu vì dân, bảo vệ tổ quốc, mà trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 đích thực là "chống quân xâm lược Trung Cộng".
Do đó, tại hải ngoại, nhạc lính rất thịnh hành và trong nước thì nhạc lính bị chụp mũ là NHẠC VÀNG và nay còn bôi nhọ là NHẠC SẾN, nhưng dân chúng ngưỡng mộ, nghe hát hoài mà không bao giờ chán. Trải quan nhiều cuộc "khủng bố nhạc" do bộ thông tin văn hóa Việt Cộng phát động nhiều lần, mà nhạc lính vẫn "anh không chết đâu anh", vì hình ảnh người lính VNCH sống mãi mãi trong trái tim mọi người dân Việt Nam. Cho nên các sâu khấu, trung tâm nhạc hải ngoại, có ai cho hát những bài ca Việt Cộng và ca sĩ mặc đồ "chánh qui bắc Việt" với nón cối, dép râu .... nhưng lính VNCH vẫn là hình ảnh: "dù Úc Châu, hay sang Mỹ Quốc .... các anh là mãi mãi Việt Nam". Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Cộng tìm đủ mọi cách để triệt hạ quân lực VNCH, dù đã tập trung gần hết vào các trại tù khắc nghiệt để giết dần mòn trong chính sách "tắm máu khô", năm 1976, Việt Cộng vội vàng tung ra quyển sách mang tựa đề: "Bộ Mặt Thật Tướng Ngụy" để bêu xấu, nhưng không kết quả, trái lại còn phản tác dụng nữa. Trong dân chúng, Việt Cộng gọi là "Nguỵ quân" và còn dùng cả lối ca dao để tuyên truyền như câu:
"Ca đây trốc gốc cây đa trồi.
Lấy chồng lính Ngụy, ưng thằng cùi sướng hơn".
Nhiều thủ đoạn thâm độc vẫn không có kết quả, tuy nhiên, bọn Việt Cộng đã làm sai tư tưởng của sư phụ chúng là tên Hồ Chí Minh, từng "rét" quân lực VNCH trong trận Mậu Thân 1968, nên Hồ có câu: "Mỹ thua về Mỹ, anh em BINH SĨ về đâu?", chứ Hồ nào dám gọi là "lính Ngụy" mà phải gọi là "binh sĩ" là điều có thực. Quân lực VNCH từng làm bạt vía kinh hồn Viêt Cộng trong các trận đánh: Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa .... vang lừng địa danh "Bình Long, An Lộc, Trị Thiên, Bình Định ... khắp các nơi đều bị đánh tơi tả bởi địa Phương quân, nghĩa quân; nên sau 20 năm bảo vệ quê hương, tiêu diệt hết 1,5 triệu tên bộ đội Cộng Sản và tay sai, nay còn hơn 300 ngàn tên còn "biệt vô âm tín" mà đảng và nhà nước nào đi tìm, họ chỉ "hạ quyết tâm" đi tìm hài cốt lính Mỹ để có tiền mà thôi.
Do đó, khi nam danh ca CHẾ LINH, người về nước được những "đỉnh cao trí tuệ" gọi là nam RANH CA CHẾ NINH cho là "lính nào cũng đáng ca tụng" là việc làm có "ý đồ" chứ không phải tự nhiên mà Chế Linh nói như thế trước mặt nhiều người vốn từng mến mộ tài năng qua tiếng hát và những sáng tác lấy tên Tú Nhi. Người ta có quyền nghi ngờ là: gã trung úy bộ đội già Hồ tên Hải đã có "quan hệ hữu cơ" với Chế Linh trước, nên giả vờ đứng lên yêu cầu anh ca 2 bản nhạc lính của Nhật Trường để thăm dò phản ứng của người Việt hải ngoại và những người lính VNCH trong các hội quân nhân; nếu không phản ứng, thì từng bước, hình ảnh người lính VNCH và cán binh Việt Cộng được "hòa hợp hòa giải" trên sâu khấu và dần dần nhạc Việt Cộng được những trung tâm nhạc "xanh vỏ đỏ lòng" rỉ rả từng bước trình bày với "anh bộ đội". Một điều không thể đảo ngược là: trung úy bộ đội tên Hải nầy phải là dân giàu (lương bộ đội không đủ sống) nhưng có tiền xuất ngoại du hý là thành phần "đỉnh cao trí tuệ bốc lột" có quyền thế, được cử ra ngoài làm công tác. Tên Hải không thể và cũng không dám đề nghị Chế Linh hát những bài mà hắn nằm lòng như: Tình đất đỏ miền Đông, Anh quân bưu vui tính, Chào em cô gái Lam Hồng, Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây, như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Hà Nội niềm tin và hy vọng ..... nếu hắn đề nghị những bản đó, thì trong buổi trình diễn văn nghệ nầy có những phản ứng ngay. Đây là điều bắt buộc mà tên bộ đội già Hồ phải "nhập gia tùy tục" để làm một cuộc thăm dò phản ứng của người Việt hải ngoại.
Một điều đáng lưu ý là: ở Việt Nam, trong thời gian về dưới tàng lộng Unesco hay là giúp người Chăm .... nam danh ca Chế Linh có dám đứng trước đám đông ái mộ mà nói là: "Lính Việt Nam Cộng Hòa, bộ đội cụ Hồ .... đều đáng ca tụng" không? Chắc chắc là: "không, không, không, trăm lần không, vạn lần không", như vậy Chế Linh là thứ "khôn nhà dại chợ", khi ở nước tự do thì nói năng có lợi cho Việt Cộng, lúc về nước lại "co đầu rút cổ". Đây là thứ "văn nghệ sĩ CON DƠI", lúc ở hải ngoại thì là "bạn LÍNH VNCH" nhưng khi về Việt Nam là "đồng chí NÍNH BỘ ĐỘI CS".
Không biết Chế Linh về nước có thấy nghĩa trang "lính Việt Cộng đáng ca tụng" được giữ gìn và nghĩa trang của "lính VNCH" bị đào xới, ủi, san bằng làm kinh tế ...? Nay trong hàng ngũ ca sĩ, lại có thêm một "chuẩn văn công" với Phạm Duy, Tuấn Ngọc, Phương Dung, Hương Lan ...... đúng như người xưa đã nói: "xướng ca vô loại". Nam Ranh Ca Chế Linh được gọi là LÍNH CHÊ, nay thì cả dân và LÍNH CHỬI qua hành vi "núp bóng cầm ca, theo ma Cộng Sản".
Trương Minh Hòa
17.5.2009
No comments:
Post a Comment