Sunday, May 3, 2009

TRỊNH CÔNG SƠN DÙ TÀI HOA CŨNG LÀ PHƯỜNG HẠI DÂN! - Nguyễn-Công-Chính

    Vinh Danh Trịnh Công Sơn (?)
    TRỊNH CÔNG SƠN DÙ TÀI HOA CŨNG LÀ PHƯỜNG HẠI DÂN!
Nguyễn-Công-Chính

Trịnh Công Sơn, sinh ra và lớn lên tại Miền Nam Tự Do. Thời thanh xuân, thập niên 1960, ông đã có những bản tình ca ướt át, ủy mị được nhiều thanh niên tuồi yêu đương ưa thích và hâm mộ.

Thuở ấy, nhạc của TCS bình dị, gần gũi với tâm tư tình cảm của thanh niên, thiếu nữ mới bước vào thế giới của tình yêu; lời ca của TCS có tính chất huyễn hoặc, đưa người nghe đến những chốn mơ hồ, gọi mời vào mộng mị... của “đường phượng bay”, của “mưa giăng trên thành phố” của “ngày em đi, biển nhớ tên em gọi về”, của “tình ngỡ đã quên đi, nhưng...”, của “rừng thu trút lá, em vẫn chưa về” vân vân.

Thuở ấy, TCS là thần tượng của những tâm hồn lãng mạn ủy mị, nhạc của TSC đã được giọng ca điêu luyện của Khánh Ly truyền đạt, diễn tả và ông đã nổi tiếng về nhạc trữ tình. Hầu như khắp nơi tại miền Nam Tự Do, nhạc tình của TCS được phổ biến một cách rộng rãi trong các Phòng Trà, các Nhạc Hội Chủ đề, được in, được thu băng để phát hành.

Nhưng không hiểu vì sao, vào những năm 1962, 1963 Trịnh Công Sơn rời bỏ nhạc tình của thuở ấy để viết nhạc phản chiến một chiều, chống lại cuộc chiến đấu tự vệ của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, ngăn làn sóng đỏ của Cộng sản Bắc Việt đang ồ ạt tràn qua vĩ truyến 17, xâm lăng miền Nam.

Rồi trong Biến Cố Mậu Thân tại Huế, khi Việt Cộng sát hại hơn bốn ngàn thường dân, Trịnh Công Sơn không một mảy may xúc động, ôm đàn “lên đồi cao hát trên những xác người”. Ông hát về “đại bác ru đêm vọng vào thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe” nhưng ông không hát về những cuộc pháo kích của Việt Cộng vào thành phố, hỏa tiễn Liên Xô sát hại lương dân tại Huế và nhiều thành phố khác.

Nhiều người miền Nam, đặc biệt là các chiến sĩ nơi các tiền đồn đã bắt đầu linh cảm có một cái gì đó không được tốt lành trong nhạc và lời của Trịnh Công Sơn, họ dần dần xa lánh con người phản chiến một chiều này. Tuy vậy, hầu như, người miền Nam Tự Do, không ai coi Trịnh Công Sơn là kẻ thù, mặc dầu nhạc phản chiến của ông đâm sau lưng chiến sĩ, đánh vào chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

ÐỐ AI BIẾT ÐƯỢC?

Người dân bình thường, một số giới chức chính quyền miền Nam đã coi việc TCS làm nhạc phản chiến chỉ là do tâm hồn nghệ sĩ mà thôi, Trịnh Cộng Sơn vẫn là người quốc gia. Có lẽ ngoài cơ quan an ninh và tình báo Việt Nam Cộng Hòa mới biết được thực sự TCS là người như thế nào. Ngoài ra, đố ai biết được?

Ðố ai biết được từ “Thuở ấy” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng vào hát và sinh hoạt với Việt Cộng trong các chiến khu quanh vùng Sài Gòn!

Trong tập bút ký “Trịnh Công Sơn, có một thời như thế” chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thuật lại các chuyến “ra mật khu Việt cộng” như sau:

“Thuở ấy Nhị Xuân, em ở nông trường, em ra biên giới

“Ðêm Nhị Xuân không còn thấy rõ màu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một màu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn và tôi ...) cùng anh em Thanh niên Xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Ðêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái Thanh niên Xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe dừng lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái Thanh niên Xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát giọng cười còn đó. Những cây mía cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên ...” (ngưng trích)

Với truyền thống “Liên tài” tức là “thương xót kẻ tài hoa” người miền Nam, gồm cả cơ quan an ninh, đã để cho nhạc sĩ TCS đi về thoải mái, không bắt bớ giam giữ gì.

Chân tướng, khuôn mặt thật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lộ rõ trong ngày quân cộng sản Bắc Viết tiến vào chiếm Thủ Ðô Sài Gòn của Việt Nam Cộng Hòa.

“Vào ngày 30- 4-1975, Trịnh Công Sơn đã lớn tiếng minh định anh ta không phải là người Quốc Gia khi hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Sàigon để “chào mừng cách mạng thành công ” vào lúc xe tăng CS Bắc Việt vừa tới dinh Ðộc Lập! Trong lúc Trịnh Công Sơn hát “Nối Vòng Tay Lớn” thì nhân dân Sài Gòn đang nối đuôi nhau chạy trốn cộng sản dưới mưa đạn pháo kích do xe tăng và đại bác quân Bắc Việt dội vào thành phố làm sập nhà và chết người.

TRỊNH CÔNG SƠN HIỆN NGUYÊN HÌNH CỘNG SẢN


“Sau năm 1975, để xác định lập trường, Trịnh Công Sơn đã dũng cảm đốt cháy danh dự và tư cách của một nghệ sĩ qua những sáng tác “Huyền Thoại Mẹ”, “Em Nông Trường Em Ra Biên Giới”, “Ra Chợ Ngày Thống Nhất”, “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa”...

“Chừng đó cũng đã quá đủ để chứng minh con người của Trịnh Công Sơn là một Tên Cộng Sản Nằm Vùng! Ðúng như thế, trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã xác định chỗ đứng của mình rất rõ ràng. Ông ở Sài Gòn nhưng đã đứng hẳn bên kia chiến tuyến, về phía Cộng Sản Hà Nội để đánh phá chính quyền và quân đội Miền Nam! Ông đã hiện nguyên hình một tên Cộng Sản Nằm Vùng, đâm sau lưng chiến sĩ, còn nguy hiểm gấp trăm ngàn lần những tên Cán Binh Việt Cộng cầm AK trực diện với chúng ta ngoài mặt trận.

“Lý Quý Chung, một nhà báo và là một dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, sau ngày 30-4-1975 đã chính thức phô bày bộ mặt thật, có viết về hai chữ “gia nô” như sau:

- Ở miền Nam trước 1975, một người chỉ cần nói đọc báo nào, nghe nhạc gì thì biết ngay người đó là ai, thái độ của người đó đối với chế độ Thiệu và người Mỹ như thế nào và thái độ của người đó đối với cuộc chiến tranh ra sao? Có báo “ gia nô” (đó là cách gọi của người Sài Gòn trước 1975 đối với loại báo chí của chính quyền Thiệu hoặc theo phe Thiệu ).... ( TCS MTNT tr. 210).

TRỊNH CÔNG SƠN ÐÃ TRỞ THÀNH GIA NÔ CỦA SÁU DÂN VÕ VĂN KIỆT

“Bài viết của Nguyễn Quang Sáng ghi lại nguyên nhân ra đời của hai bản nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên” và “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Nguyễn Quang Sáng cho biết anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt chỉ mới nói vài lời mà Trịnh Công Sơn đã lãnh hội được ý của anh Sáu muốn cái gì và Sơn tự biết mình phải làm cái gì !

Nói theo cách của Lý Quý Chung, đây đúng là hành vi của một “gia nô”. Thiên tài âm nhạc Trịnh Công Sơn sau 1975 đã tự biến hình thành một nhạc - nô viết nhạc theo ý muốn của “trên” để đáp ứng cho nhu cầu tuyên truyền.

Trịnh Công Sơn đã được Thủ Tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt ưu đãi về vật chất, thường mang rượu Tây, rượu Mỹ, rượu Tàu đến tặng cho TCS. Mỗi lần có bạn văn nghệ sĩ đến nhà, TCS thường mời họ uống rượu, trước khi mở chai, TCS thường đố anh em “ai biết chai rượu này từ đâu đến?”. Rồi ông tự trả lời là từ “anh Sáu Dân” hay từ đồng chí Bí Thư Thành Ủy vân vân.

“Cũng qua bài viết của Nguyễn Quang Sáng, độc giả còn được nhìn thấy cung cách và thái độ của thiên tài âm nhạc họ Trịnh đối với anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt. Cái thái độ ấy phải gọi thế nào cho đúng? Bưng bô? Liếm gót?

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ GIỌNG ÐIỆU CỦA CÁN BỘ TUYÊN TRUYỀN VIỆT CỘNG

Nhà Văn Nguyễn Quang Sáng viết tiếp:

“Riêng cái cung cách của một cán bộ tuyên truyền thì được Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ qua những lời sau đây: “việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi ... phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau ... chuyện đi đứng không phải dễ dàng ... đi từ một nhà in ở Sàigòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi ....”

“Nếu chính quyền Nguyễn văn Thiệu tịch thu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của Trịnh Công Sơn, thì chính quyền nào cấp giấy thông hành cho ca sĩ Khánh Ly sang Nhật hát bản “Diễm Xưa của họ Trịnh tại hội chợ quốc tế Expo Osaka năm 1970? Chẳng lẽ đó là chính quyền Hà Nội?

“Nếu chính quyền ông Thiệu ra lệnh tịch thu toàn bộ các tập ca khúc, thì tại sao các tập ca khúc của Trịnh Công Sơn với hình bìa do Trịnh Cung, Ðinh Cường vẽ, vẫn được bày bán công khai tại các nhà sách ở Sài Gòn, ai muốn mua bao nhiêu cũng có?

Nếu chính quyền ông Thiệu tịch thu toàn bộ băng nhạc thì tại sao “nhạc Trịnh” vẫn vang dội tại các quán cà phê ở Sài Gòn, tại các câu lạc bộ quân trường? Khánh Ly vẫn nhởn nhơ trình diễn nhạc Trịnh tại Queen Bee hàng đêm, và nhạc Trịnh vẫn được hát tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong trại Phi Long - Tân Sơn Nhất vào mỗi cuối tuần?

Và đây mới là chuyện lạ bốn phương: “đi từ một nhà in ở Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi ...” Ðây là thời điểm nào? Trước 30 tháng 4 năm 75 hay sau ngày “giải phóng”?

TRỊNH CÔNG SƠN KHÔNG CÒN XỨNG ÐÁNG ÐỂ VINH DANH!

“Theo chúng tôi được biết, về sau, để trả công lao cho tên nhạc sĩ năm vùng này, Hà Nội đã cho Trịnh Công Sơn đi thăm Mạc Tư Khoa, tại cái nôi vô sản này của thế giới cộng sản, Trịnh Công Sơn đã lần đến lăng Lenin và sáng tác nhạc phẩm “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa”. Về lại Hà Nội, bài này được hát trên đài vài hôm thì biến động ở Nga xẩy ra, và sau đó, đế quốc Liên Sô sụp đổ, “Ánh Sáng Mạc Tư Khoa” cũng theo đó mà chìm vào đêm tối thiên thu.

“Sau khi chúng tôi đưa ra ánh sáng về trường hợp Trịnh Công Sơn, không biết những ai từng là nạn nhân của cộng sản, có thấy lương tâm vẩn đục khi vẫn còn coi Trịnh Công Sơn là thần tượng, trong những chương trình hát theo đĩa, trong băng nhạc, trong âm thanh. Người ta sẽ thật vô tình khi vẫn để Trịnh Công Sơn ngồi chễm chệ trên nỗi đau của mình mà không biết tủi nhục.” (Trần Quan Long & Bắc Phong Sài Gòn).

Kết luận:

Những người mở tiệc Vinh Danh Trịnh Công Sơn tại Sacramento ngày 24 tháng 4 năm 2009 là những kẻ cố ý hay vô tình “vẫn để Trịnh Công Sơn ngồi chễm chệ trên nỗi đau của mình mà không biết tủi nhục.”

Vinh danh Trịnh Công Sơn là chà đạp lên những oan hồn của nhân dân và chiến sĩ miền Nam Việt Nam đang phảng phất không nguôi về sự phản bội của một nhạc sĩ đã đem tài năng của mình phục vụ loài quỷ dữ tàn hại quê hương, đọa đày dân tộc Việt.

Nguyễn-Công-Chính


No comments:

Post a Comment