Trần Bình Nam
Về lời phát biểu 4 điểm này của linh mục Nguyễn Văn Lý ông Ngô Văn Hiếu ngày 13/4 đã phân tích và cho là 4 sai lầm. Ông Bùi Tín qua bài viết “Với bạn đồng hành, hãy có tâm nóng và tuệ sáng” cho rằng không nên nóng vội và cần giữ cái tâm nóng tốt để thông cảm bạn bè cùng đấu tranh cho dân chủ (xem 1. 2. & 3. đính kèm)
Đọc bài phê bình của ông Ngô Văn Hiếu và lời bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lý của ông Bùi Tín, tôi thấy hai ông đều có lý, nhất là bài phân tích thấu triệt và cạn lý của ông Ngô Văn Hiếu.
Vậy sự thật ở đâu ?
Nghe cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 16/3 không ai khỏi ngạc nhiên (nếu không muốn nói là sửng sốt) về 4 điểm độc đáo của linh mục Nguyễn Văn Lý.
Cho nên câu hỏi chính không phải là linh mục Nguyễn Văn Lý đúng hay sai mà là câu hỏi: “Lý do nào nằm sau lưng các lời tuyên bố của linh mục Nguyễn Văn Lý?”
Và để trả lời câu hỏi này cần gạt bỏ hai lý do:
Vấn đề căn bản là linh mục Nguyễn Văn Lý là một tu sĩ Công giáo, cho nên dù những ngày đầu đấu tranh của ông nơi giáo xứ Nguyệt Biều ông không được Giáo hội Công giáo tại Việt Nam tích cực ủng hộ, cuộc tranh đấu của linh mục Nguyễn Văn Lý cũng không thể ra ngoài sách lược tranh đấu của Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính sách của Vatican.
Cần tìm hiểu ý kiến của linh mục Nguyễn Văn Lý khi trả lời phỏng vấn của đài BBC trong khuôn khổ đó chúng ta mới có thể hiểu hơn các bước tiến của cuộc đấu tranh chung cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Từ đó có thể hiểu hơn việc tại sao đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đi Vatican chữa bệnh, rồi đột nhiên trở về. Và cũng trong khung cảnh đó hiểu hơn nỗ lực thiết lập bang giao giữa Vatican và Hà Nội, một điều hai bên đều mong muốn. Và sau cùng ý nghĩa của việc bang giao này đối với quan hệ tay ba Hà Nội – Hoa Kỳ – Trung quốc.
Trần Bình Nam
April 18, 2010
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
1. Phát biểu của linh mục Linh mục Nguyễn Văn Lý. BBC phỏng vấn ngày 16/3/2010.
BBC: Linh mục bất đồng chính kiến Thadeus Nguyễn Văn Lý vừa được thả tù về nhà chữa bệnh. Ông Lý được chở từ trại giam Ba Sao, Nam Hà, về Huế hôm thứ Hai 15/03. Ông có cuộc nói chuyện với BBC, trước hết là về tình hình sức khỏe.
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi vẫn khỏe, tuy có hơi mệt vì mấy ngày hôm nay người đến thăm đông. Ngoài chân và tay phải bị liệt thì tôi vẫn bình thường, có thể ăn uống, trò chuyện tiếp khách được.
Cho tới nay tôi bị tai biến thế là ba lần rồi, lần này mọi thứ cũng đang hồi phục dần dần, tuy có hơi chậm. Ba, bốn tháng vẫn chưa bình thường lại.
Đằng sau não bên trái có một cái u, và đó là lý do tôi được về điều trị ở ngoài. Điều trị thế nào, thì tùy giáo hội và gia đình.
Họ tạo điều kiện cho ra ngoài điều trị cho thuận lợi hơn.
Có nghĩa không phải là chính quyền trả tự do cho tôi, mà chỉ tạm đình chỉ thi hành án. Tôi còn "nợ" nhà nước 5 năm tù giam và 5 năm quản chế nữa, tổng cộng 10 năm. Cái án này vẫn treo đó.
Mỗi lần đình chỉ thi hành án cũng chỉ dài nhất là 12 tháng, sau thời hạn đó thì phải tiếp tục xin gia hạn, nếu không xin thì tôi cũng chưa biết sẽ thế nào.
Bản thân tôi không đề xuất ra ngoài điều trị, mà đó là đề nghị của gia đình, tôi chấp thuận. Hiện tôi vẫn ở Nhà Chung của Tòa Tổng giám mục Huế.
BBC: Thưa, linh mục có thấy đây là hành động khoan hồng, nhân đạo của chính quyền không ạ?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không muốn trả lời câu hỏi này, vì cho rằng nhà nước nào cũng biết khôn ngoan xử sự như thế thôi.
BBC: Về bản án mà tòa đã tuyên mấy năm trước, nay linh mục đã chấp nhận các tội trạng đó chưa ạ?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi đã nói rõ tại phiên tòa, là tôi không chấp nhận các tội danh, và chính phiên tòa không diễn ra một cách công bằng theo công ước quốc tế. Cách đây hơn 160 năm, ông Karl Marx viết Tuyên ngôn Cộng sản và Tư bản luận ở London, không bị bắt. Cách đây gần 100 năm, nhóm Nguyễn Ái Quốc viết báo, viết bài ở ngay thủ đô Paris của thực dân Pháp, cũng không bị bắt.
Rồi cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh làm báo ở ngay tại Việt Nam ngay dưới chế độ thực dân, không bị bắt. Thì tại sao, nay tôi cũng làm những công việc như vậy thì lại bị bắt? Về tự do ngôn luận thì luật pháp Việt Nam hôm nay còn lạc hậu hơn thời thực dân Pháp và đế quốc Anh trước đây.
Vì vậy tôi bác bỏ bản án, và coi mình là tù nhân lương tâm.
BBC: Trong thời gian bị giam giữ, ông có biết dư luận phản hồi thế nào về bản án dành cho ông không ạ?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không biết chính xác, nhưng có thể suy đoán được. Hàng ngày tôi chỉ được đọc báo Nhân Dân, và gia đình có gửi thêm tờ Pháp luật, có hai tờ báo đó thôi.
BBC: Các ưu tiên của linh mục hiện giờ là gì, thưa ông?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Ưu tiên hàng đầu của tôi có lẽ là việc điều trị bệnh theo ý nguyện của giáo hội và gia đình. Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo.
Thực tế công việc thế nào thì tôi còn phải suy nghĩ, tập hợp thêm dữ liệu, tiếp cận cuộc sống xã hội để mà có thể quyết định.
Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng thì sẽ thất bại.
Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản đang còn giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.
Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi còn trong thực tế, không thể thành công.
2. Phê bình ý kiến linh mục Nguyễn Văn Lý của ông Ngô Văn Hiếu ngày 13/4/2010
Đọc bài phỏng vấn LM Nguyễn Văn Lý trên đài BBC ngày 16/3/2010, một ngày sau khi ông được tạm thả về nhà trị bịnh, chúng tôi thấy cần phải góp ý xây dựng.
Trước hết, quyền tự do ngôn luận của LM Lý, dù sai, phải được tôn trọng; ông đang đau yếu và thiếu thông tin. Người ta có thể vội thấy các quan điểm này có chút tích cực như cần có lãnh đạo tài đức, chủ thuyết ưu việt, dân chủ ổn định, và tổ chức kiện toàn.
Tuy vậy, những quan điểm này cần được hỏi lại cho sáng tỏ. Là quan điểm cá nhân hay của các tổ chức chính trị của ông? Ông có bị đe dọa hay tâm trí bất thường? Có phù hợp với chủ trương trước đây của ông? Phê bình ông là xây dựng hay phá hoại?
Có vài điều ta không đủ tin tức để trả lời. Nhưng chúng ta phải tin rằng phê bình chính trị là cần thiết cho việc đấu tranh chính trị. Nếu vì nể nang khỏa lấp điều sai của ông, ta khó mong cộng sản vạch ra các sai lầm của lãnh đạo họ.
Linh mục Lý nói“... công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn”.
Theo tôi, việc xây dựng tự do dân chủ là đại cuộc của toàn dân, không thể dựa vào "sự hướng dẫn của một lãnh tụ tài đức vẹn toàn" như thời xưa được. Hơn nữa, khó có thể có người vẹn toàn; trong lịch sử, chưa có ai đáng xem mẫu mực như vậy. Cho nên, thật là lạc hậu khi cố công "xây dựng lãnh tụ" và "ỷ lại vào lãnh tụ".
Ông trả lời BBC rằng: “Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để… làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines”.
Việc ông không nêu ra tên chủ thuyết nào hàm nghĩa là các học thuyết đã có, kể cả "tự do dân chủ", không đủ sức thay thế Mac-Le. Nhưng, sự thật là chủ trương tự do dân chủ đã thắng lợi ở Nga và Đông Âu; và dân ta nên vững tin vào chủ trương này để xây dựng một nền tự do dân chủ thật sự.
Linh mục Lý nói: “Nếu thay đổi mà mất ổn định, tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Vì dân chủ, dân Phi lật đổ TT Marcos năm 1986, dân Thái xuống đường chống quân phiệt năm 1992, và dân Nam Dương hạ bệ TT Suharto năm 1998. Hiện nay, dân 3 nước này đã phát triển xã hội dân sự như đảng phái đối lập, bầu cử dân chủ, báo chí độc lập, và biểu tình tự do. Thỉnh thoảng có nổ bom ở Bali (Nam Dương, 2002) hay ám sát ở Maguindanao (Phi, 11/09) là do khủng bố, không là phó sản của dân chủ. Các xáo trộn xã hội giữa phe áo vàng và áo đỏ ở Bangkok gần đây cũng là nỗ lực hoàn thiện nền dân chủ ở Thái.
CSVN có thể cho rằng các nước nêu trên là "bất ổn" khi thấy dân biểu tình, làm báo chỉ trích nhà nước và lập đảng để tranh quyền; nhưng dân ở các nước đó đang hưởng tự do dân chủ, nỗ lực "ổn định” quốc gia và đòi chính quyền tôn trọng họ.
Thật ra, căn nguyên bất ổn thường do “chính sách vừa ăn cướp vừa la làng” của đảng CSVN. Khi bị hà hiếp, dân chúng khiếu kiện hay biểu tình; thay vì bồi thường, tránh tái phạm và trừng trị kẻ lạm quyền thì họ lại đàn áp dân, gán tội gây rối, biến nạn nhân thành tội phạm. Vậy, muốn ổn định thật sự, phải có chính thể dân chủ.
Linh mục Lý: “Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm”.
Làm sao ta có thể nhất thời kiện toàn tổ chức chính trị khi nước ta đang bị thống trị kiểu “đập tan từ trứng nước các mầm mống phản động”? Muốn được vậy, dân ta phải vừa đấu tranh vừa kiện toàn tổ chức; nếu ngược lại tiến trình này, đó là “đặt cái cày trước con trâu”.
Vụ LM Lý bị tòa án Thừa Thiên- Huế xử hồi tháng 3/2007 đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế
Qua các phân tích trên, LM Lý đã có bốn điều sai lầm căn bản như ỷ lại vào lãnh tụ tài đức vẹn toàn, viễn vông đi tìm một chủ thuyết ưu việt, nhầm lẫn giữa dân chủ và hỗn loạn, và thiếu thực tế khi muốn tổ chức kiện toàn giữa hiện tình đất nước.
Các quan điểm nêu trên có thể bị CSVN dùng làm luận điệu biện bạch để kéo dài nền độc tài đảng trị như sau. Ví dụ họ nói Hồ Chí Minh là một lãnh tụ tài đức vẹn toàn”, đã chết mà "vẫn sống mãi trong sự nghiệp” của dân ta. Hay chủ nghĩa Mac-Lê là ưu việt vì từng chống Pháp (1954), Mỹ (1975), Khmer Đỏ (1979), Trung Quốc (1979), đưa Việt Nam vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Đó là chưa kể cảnh máu lửa ở Nam Tư (Kosovo, 1999), Nam Dương (Jarkata, 1998), Nam Hàn (Kwangju, 1980) được dùng làm con ngáo ộp dọa dân về viễn cảnh "tự do dân chủ hỗn loạn".
Họ cũng có thể nói "Đảng CSVN có nhiều điều kiện như đảng viên đông, tổ chức chặt chẽ, và giàu kinh nghiệm."
Điều đáng nói là các quan niệm này cũng ít nhiều phù hợp với suy nghĩ của nhiều người, kể cả trong giới tự do dân chủ.
Chúng ta nên biết rằng sức mạnh chính là ý thức thấu đáo và tin tưởng sắt đá vào giá trị lý tưởng tự do dân chủ. Đại cuộc đấu tranh không thể dựa vào người lãnh đạo tài đức, mà phải dựa vào chủ trương và sách lược. Ban lãnh đạo chỉ là người chấp hành và chịu tránh nhiệm trước tập thể.
Tóm lại, chúng ta không được nhầm lẫn tự do dân chủ với sự hỗn loạn do dân biểu tình ôn hòa bị đàn áp. Và, cũng không thể xem xã hội ổn định thật sự vì có cường quyền kềm kẹp. Một khi nghĩ rằng thà bị cộng sản độc tài còn hơn là có dân chủ mà hỗn loạn như Thái, Phi và Nam Dương nghĩa là chưa thực sự có niềm tin vào sự ưu việt của dân chủ tự do, và như vậy làm hạn chế khả năng đấu tranh cho tự do dân chủ!
3) Ý kiến của ông Bùi Tín đối với lời phát biểu của linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 16/4/2010
Với bạn đồng hành, hãy có tâm nóng và tuệ sang !
Gần đây trong và ngoài nước bàn nhiều về Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Lê Thị Công Nhân.
Không cần nói đến những bài báo chính thống trong nước, nói lấy được, chẳng ai nghe, kết tội Lm Lý là kẻ tội phạm được đặc ân do ốm đau, mạt sát Ls Công Nhân là dại dột, non nớt, ra tù còn hoang tưởng về mình.
Cũng không cần nói đến những kẻ manh tâm chống phá phong trào tự do dân chủ, tự vỗ ngực là chống cộng kiên định nhất trần gian, lên án từ ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương … đến các cô Thanh Thủy, Thanh Nghiên,
anh Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, cả đến ông Nguyễn Chính Kết, Linh mục Chân Tín là «cuội», là tay sai CS, là CS trá hình, cho đến ở nước ngoài các ông Đoàn Viết Hoạt, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện đều được họ ‘sáng suốt’ nhận ra là ‘đặc công đỏ nằm vùng’.
Đó là một liên minh tự nhiên ‘độc quyền cộng sản‘ với ‘độc quyền chống cộng’ hai thế lực cực đoan ở 2 đầu chung một bản chất tận cùng phi lý.
Giữa anh em, bạn bè dân chủ với nhau ,trong và ngoài nước, ủng hộ nhau, góp ý, xây dựng cho nhau đang là vấn đề, cần có thái độ sao cho phải đạo và có lợi chung.
Theo tôi, vừa qua đã có những lời nói, những bài viết, có những ý chưa được nghiền ngẫm cân nhắc kỹ, chưa toát lên tấm lòng nhiệt tâm, yêu thương trân trọng người bạn đường quý hiếm của mình. Do có lúc trái tim thiếu ấm nóng để bộc lộ cái tôi cần cảnh giác. Cũng từ đó mà tuệ không thật sáng, không thật minh mẫn, không biết rằng đối phương rất ác độc, ma quái sẽ lợi dụng những sơ xuất, sa đà của mình để vu cáo, bôi xấu, hạ thấp bạn đường của mình, làm hại phong trào chung.
Tại sao khi cô Lê Thị Công Nhân nói rằng quốc hội Mỹ nên quan hệ với quốc hội Hànội lại vội cho rằng nói thế là sai lập trường(!), là đề cao chính quyền CS(!), là non nớt …Đây là cô nói với các nghị sỹ Mỹ đang có quan hệ với quốc hội Hànội, với ý tứ là ép, hướng dẫn, dạy bảo cho họ những bài học về dân chủ đích thực.
Khi Lm Lý nói với khách quốc tế rằng cần có tổ chức chính trị mạnh, có lý luận đúng, lôi cuốn quần chúng, theo con đường hòa bình không bạo động, nếu để cho bạo loạn, dẫn đến chiến tranh huynh đệ tương tàn như xưa, thì thà rằng cứ để CS cai trị còn hơn. Ông nói hơi quá, về một chuyện chưa xảy ra, nhưng cốt để khẳng định con đường phi bạo lực. Sao có bạn lại kể ra ‘4 sai lầm’ của ông, cho rằng ông đã phạm sai lầm bghiêm trọng lắm. Tôi cho rằng LM Lý trả lời các cuộc phỏng vấn, nhất là khi tiếp bà đại sứ Canada, đã tỏ ra am hiểu, vững vàng, còn sinh động trong lập luận, trình độ chính trị so với nhiều anh em ta trong phong trào dân chủ không có chút thấp kém nào.
Cái chí khí của người dám ghi rõ trước cán bộ công an : Viêt nam Cộng hòa XHCN – Chưa Độc lập- Thiếu Tự Do – Không Hạnh phúc ; rồi không ký giấy xin ân xá ; quyết không nhận phạm tội ; ốm nặng liệt nửa người, vẫn không chịu ra nước ngoài chữa trị.
Cô Lê Thị Công Nhân khi ra tù đã nói ‘đã đấu tranh là đấu tranh đến cùng‘,’bận vào tù ‘, hồn nhiên, bất khuất, thông minh đến vậy,gắn bó với Khối 8406, chẳng có gì là non là kém. Trái lại, chính dân biểu Hoa kỳ quý trọng cô, coi là chính khách tương lai mà đất nước cần .
Đối với người như thế không bao giờ nên phê phán dễ dãi, cả khi có tinh thần xây dựng càng nên thận trọng.
Lại có bạn luôn tự cho là dân chủ lương thiện lại viết rằng ‘đa số bạn bè trong và ngoài nước đều thất vọng về Lm Lý’, và ‘quay mặt với khối 8406’. Đa số là bao nhiêu ? tôi nghi ngờ lắm. Không nên lôi số đông viển vông vào với riêng một người.
Giữa bạn đồng hành với nhau, trước đối phương nham hiểm, không nên lắp đi lắp lại rêu rao rằng trong nước có những hàng động ‘manh động‘, khối 8406 là ‘manh động’, Tập thể Thanh niên dân chủ là ‘manh động’, truyền bá nhận xét nhóm Nguyễn Tiến Trung trẻ người non dạ, là ham danh tiếng bề nổi, là « con cái các cụ cả ‘…
Cần nhận rõ rằng thay thế một chế độ toàn trị không đơn giản, dễ dàng, không phải sẽ diễn ra từng bước rõ rệt, xong bước 1 đến bước 2, xong bước 2 lên bước 3 như lý thuyết sách vở. Các bước xen kẽ, gối lên nhau. Và lập ra khối…, ra tập họp... cũng là hành động dấn thân cần thiết, gây cho chính quyền giật mình, hoảng sợ, đối phó, tạo thanh thế cho phong trào chung, hoàn toàn không phải là ‘tự sát’ vô ích ! Huống gì khối 8406 đang còn phát triển cả trong và ngoài nước, mấy chục bạn còn trong tù, được thế giới biết đến và quan tâm, không thể khinh thị cả một tập thể như thế. Có ai nỡ ngoảnh mặt đi, dè bỉu anh chị em mình .
Đó là những bậc thang nhỏ, là những lớp đá lát đường cho tiến trình đấu tranh. Từ hồi 1930 lãnh tụ đảng trưởng Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học trước khi lên đoạn đầu đài dõng dạc tuyên bố « cuộc khởi nghĩa không thành công thì thành nhân ». Đó chính là một nấc thang lớn thức tỉnh toàn dân để Quốc Dân Đảng tăng 3 lần số đảng viên 5 năm liền sau đó dù cho thực dân lùng bắt.
Bất cứ hành động nào đi trước là dơ lưng ra cho bạn đồng chí hướng trèo lên vai, để cho lớp sau leo tiếp, chinh phục dần lô cốt cố thủ của đối phương. Không thể phụ bạc bĩu môi với những dấn thân trước ta. Cần ưu ái, thương yêu, quý mến chân thành.
Cô Lê Thị Công Nhân, lm Nguyễn Văn Lý có thể có sơ xuất, thiếu sót, sơ hở, cần góp ý, nhưng không nên khuếch đại lên, nói quá lên. Hai người đã hy sinh, chịu đựng quá nhiều. Ở ngoài nước ta được sống thảnh thơi, tự do, càng không nên vào hùa một cách vô tình với những kẻ cố tình phá hoại, vu cáo phong trào dân chủ mà chính chúng ta đang dày công xây dựng.
Xét cho cùng, theo kinh nghiệm bản thân tôi, - cũng từng lầm lỡ và vụng dại, thái độ chung với bạn bè dân chủ đồng hành nên luôn theo phương châm :
luôn giữ cho trái tim nóng hổi, không bao giờ nguội lạnh tình anh chị em, giữ cho trí tuệ trong sáng, không để lu mờ vì vị kỷ, bè phái.
Về lời phát biểu 4 điểm này của linh mục Nguyễn Văn Lý ông Ngô Văn Hiếu ngày 13/4 đã phân tích và cho là 4 sai lầm. Ông Bùi Tín qua bài viết “Với bạn đồng hành, hãy có tâm nóng và tuệ sáng” cho rằng không nên nóng vội và cần giữ cái tâm nóng tốt để thông cảm bạn bè cùng đấu tranh cho dân chủ (xem 1. 2. & 3. đính kèm)
Đọc bài phê bình của ông Ngô Văn Hiếu và lời bênh vực linh mục Nguyễn Văn Lý của ông Bùi Tín, tôi thấy hai ông đều có lý, nhất là bài phân tích thấu triệt và cạn lý của ông Ngô Văn Hiếu.
Vậy sự thật ở đâu ?
Nghe cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 16/3 không ai khỏi ngạc nhiên (nếu không muốn nói là sửng sốt) về 4 điểm độc đáo của linh mục Nguyễn Văn Lý.
Cho nên câu hỏi chính không phải là linh mục Nguyễn Văn Lý đúng hay sai mà là câu hỏi: “Lý do nào nằm sau lưng các lời tuyên bố của linh mục Nguyễn Văn Lý?”
Và để trả lời câu hỏi này cần gạt bỏ hai lý do:
- 1. linh mục Nguyễn Văn Lý vừa mới ra khỏi nhà tù chưa nắm vững thời cuộc.
2. linh mục Nguyễn Văn Lý bị nhà cầm quyền Hà Nội mua chuộc.
Vấn đề căn bản là linh mục Nguyễn Văn Lý là một tu sĩ Công giáo, cho nên dù những ngày đầu đấu tranh của ông nơi giáo xứ Nguyệt Biều ông không được Giáo hội Công giáo tại Việt Nam tích cực ủng hộ, cuộc tranh đấu của linh mục Nguyễn Văn Lý cũng không thể ra ngoài sách lược tranh đấu của Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính sách của Vatican.
Cần tìm hiểu ý kiến của linh mục Nguyễn Văn Lý khi trả lời phỏng vấn của đài BBC trong khuôn khổ đó chúng ta mới có thể hiểu hơn các bước tiến của cuộc đấu tranh chung cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Từ đó có thể hiểu hơn việc tại sao đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đi Vatican chữa bệnh, rồi đột nhiên trở về. Và cũng trong khung cảnh đó hiểu hơn nỗ lực thiết lập bang giao giữa Vatican và Hà Nội, một điều hai bên đều mong muốn. Và sau cùng ý nghĩa của việc bang giao này đối với quan hệ tay ba Hà Nội – Hoa Kỳ – Trung quốc.
Trần Bình Nam
April 18, 2010
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
- Mời nghe buổi phỏng vấn Linh Mục Nguyễn Văn Lý
1. Phát biểu của linh mục Linh mục Nguyễn Văn Lý. BBC phỏng vấn ngày 16/3/2010.
BBC: Linh mục bất đồng chính kiến Thadeus Nguyễn Văn Lý vừa được thả tù về nhà chữa bệnh. Ông Lý được chở từ trại giam Ba Sao, Nam Hà, về Huế hôm thứ Hai 15/03. Ông có cuộc nói chuyện với BBC, trước hết là về tình hình sức khỏe.
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi vẫn khỏe, tuy có hơi mệt vì mấy ngày hôm nay người đến thăm đông. Ngoài chân và tay phải bị liệt thì tôi vẫn bình thường, có thể ăn uống, trò chuyện tiếp khách được.
Cho tới nay tôi bị tai biến thế là ba lần rồi, lần này mọi thứ cũng đang hồi phục dần dần, tuy có hơi chậm. Ba, bốn tháng vẫn chưa bình thường lại.
Đằng sau não bên trái có một cái u, và đó là lý do tôi được về điều trị ở ngoài. Điều trị thế nào, thì tùy giáo hội và gia đình.
Họ tạo điều kiện cho ra ngoài điều trị cho thuận lợi hơn.
Có nghĩa không phải là chính quyền trả tự do cho tôi, mà chỉ tạm đình chỉ thi hành án. Tôi còn "nợ" nhà nước 5 năm tù giam và 5 năm quản chế nữa, tổng cộng 10 năm. Cái án này vẫn treo đó.
Mỗi lần đình chỉ thi hành án cũng chỉ dài nhất là 12 tháng, sau thời hạn đó thì phải tiếp tục xin gia hạn, nếu không xin thì tôi cũng chưa biết sẽ thế nào.
Bản thân tôi không đề xuất ra ngoài điều trị, mà đó là đề nghị của gia đình, tôi chấp thuận. Hiện tôi vẫn ở Nhà Chung của Tòa Tổng giám mục Huế.
BBC: Thưa, linh mục có thấy đây là hành động khoan hồng, nhân đạo của chính quyền không ạ?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không muốn trả lời câu hỏi này, vì cho rằng nhà nước nào cũng biết khôn ngoan xử sự như thế thôi.
BBC: Về bản án mà tòa đã tuyên mấy năm trước, nay linh mục đã chấp nhận các tội trạng đó chưa ạ?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi đã nói rõ tại phiên tòa, là tôi không chấp nhận các tội danh, và chính phiên tòa không diễn ra một cách công bằng theo công ước quốc tế. Cách đây hơn 160 năm, ông Karl Marx viết Tuyên ngôn Cộng sản và Tư bản luận ở London, không bị bắt. Cách đây gần 100 năm, nhóm Nguyễn Ái Quốc viết báo, viết bài ở ngay thủ đô Paris của thực dân Pháp, cũng không bị bắt.
Rồi cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh làm báo ở ngay tại Việt Nam ngay dưới chế độ thực dân, không bị bắt. Thì tại sao, nay tôi cũng làm những công việc như vậy thì lại bị bắt? Về tự do ngôn luận thì luật pháp Việt Nam hôm nay còn lạc hậu hơn thời thực dân Pháp và đế quốc Anh trước đây.
Vì vậy tôi bác bỏ bản án, và coi mình là tù nhân lương tâm.
BBC: Trong thời gian bị giam giữ, ông có biết dư luận phản hồi thế nào về bản án dành cho ông không ạ?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không biết chính xác, nhưng có thể suy đoán được. Hàng ngày tôi chỉ được đọc báo Nhân Dân, và gia đình có gửi thêm tờ Pháp luật, có hai tờ báo đó thôi.
BBC: Các ưu tiên của linh mục hiện giờ là gì, thưa ông?
Linh mục Nguyễn Văn Lý: Ưu tiên hàng đầu của tôi có lẽ là việc điều trị bệnh theo ý nguyện của giáo hội và gia đình. Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo.
Thực tế công việc thế nào thì tôi còn phải suy nghĩ, tập hợp thêm dữ liệu, tiếp cận cuộc sống xã hội để mà có thể quyết định.
Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng thì sẽ thất bại.
Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản đang còn giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.
Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi còn trong thực tế, không thể thành công.
2. Phê bình ý kiến linh mục Nguyễn Văn Lý của ông Ngô Văn Hiếu ngày 13/4/2010
Đọc bài phỏng vấn LM Nguyễn Văn Lý trên đài BBC ngày 16/3/2010, một ngày sau khi ông được tạm thả về nhà trị bịnh, chúng tôi thấy cần phải góp ý xây dựng.
Trước hết, quyền tự do ngôn luận của LM Lý, dù sai, phải được tôn trọng; ông đang đau yếu và thiếu thông tin. Người ta có thể vội thấy các quan điểm này có chút tích cực như cần có lãnh đạo tài đức, chủ thuyết ưu việt, dân chủ ổn định, và tổ chức kiện toàn.
Tuy vậy, những quan điểm này cần được hỏi lại cho sáng tỏ. Là quan điểm cá nhân hay của các tổ chức chính trị của ông? Ông có bị đe dọa hay tâm trí bất thường? Có phù hợp với chủ trương trước đây của ông? Phê bình ông là xây dựng hay phá hoại?
Có vài điều ta không đủ tin tức để trả lời. Nhưng chúng ta phải tin rằng phê bình chính trị là cần thiết cho việc đấu tranh chính trị. Nếu vì nể nang khỏa lấp điều sai của ông, ta khó mong cộng sản vạch ra các sai lầm của lãnh đạo họ.
Linh mục Lý nói“... công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn”.
Theo tôi, việc xây dựng tự do dân chủ là đại cuộc của toàn dân, không thể dựa vào "sự hướng dẫn của một lãnh tụ tài đức vẹn toàn" như thời xưa được. Hơn nữa, khó có thể có người vẹn toàn; trong lịch sử, chưa có ai đáng xem mẫu mực như vậy. Cho nên, thật là lạc hậu khi cố công "xây dựng lãnh tụ" và "ỷ lại vào lãnh tụ".
Ông trả lời BBC rằng: “Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để… làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines”.
Việc ông không nêu ra tên chủ thuyết nào hàm nghĩa là các học thuyết đã có, kể cả "tự do dân chủ", không đủ sức thay thế Mac-Le. Nhưng, sự thật là chủ trương tự do dân chủ đã thắng lợi ở Nga và Đông Âu; và dân ta nên vững tin vào chủ trương này để xây dựng một nền tự do dân chủ thật sự.
Linh mục Lý nói: “Nếu thay đổi mà mất ổn định, tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Vì dân chủ, dân Phi lật đổ TT Marcos năm 1986, dân Thái xuống đường chống quân phiệt năm 1992, và dân Nam Dương hạ bệ TT Suharto năm 1998. Hiện nay, dân 3 nước này đã phát triển xã hội dân sự như đảng phái đối lập, bầu cử dân chủ, báo chí độc lập, và biểu tình tự do. Thỉnh thoảng có nổ bom ở Bali (Nam Dương, 2002) hay ám sát ở Maguindanao (Phi, 11/09) là do khủng bố, không là phó sản của dân chủ. Các xáo trộn xã hội giữa phe áo vàng và áo đỏ ở Bangkok gần đây cũng là nỗ lực hoàn thiện nền dân chủ ở Thái.
CSVN có thể cho rằng các nước nêu trên là "bất ổn" khi thấy dân biểu tình, làm báo chỉ trích nhà nước và lập đảng để tranh quyền; nhưng dân ở các nước đó đang hưởng tự do dân chủ, nỗ lực "ổn định” quốc gia và đòi chính quyền tôn trọng họ.
Thật ra, căn nguyên bất ổn thường do “chính sách vừa ăn cướp vừa la làng” của đảng CSVN. Khi bị hà hiếp, dân chúng khiếu kiện hay biểu tình; thay vì bồi thường, tránh tái phạm và trừng trị kẻ lạm quyền thì họ lại đàn áp dân, gán tội gây rối, biến nạn nhân thành tội phạm. Vậy, muốn ổn định thật sự, phải có chính thể dân chủ.
Linh mục Lý: “Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm”.
Làm sao ta có thể nhất thời kiện toàn tổ chức chính trị khi nước ta đang bị thống trị kiểu “đập tan từ trứng nước các mầm mống phản động”? Muốn được vậy, dân ta phải vừa đấu tranh vừa kiện toàn tổ chức; nếu ngược lại tiến trình này, đó là “đặt cái cày trước con trâu”.
Vụ LM Lý bị tòa án Thừa Thiên- Huế xử hồi tháng 3/2007 đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế
Qua các phân tích trên, LM Lý đã có bốn điều sai lầm căn bản như ỷ lại vào lãnh tụ tài đức vẹn toàn, viễn vông đi tìm một chủ thuyết ưu việt, nhầm lẫn giữa dân chủ và hỗn loạn, và thiếu thực tế khi muốn tổ chức kiện toàn giữa hiện tình đất nước.
Các quan điểm nêu trên có thể bị CSVN dùng làm luận điệu biện bạch để kéo dài nền độc tài đảng trị như sau. Ví dụ họ nói Hồ Chí Minh là một lãnh tụ tài đức vẹn toàn”, đã chết mà "vẫn sống mãi trong sự nghiệp” của dân ta. Hay chủ nghĩa Mac-Lê là ưu việt vì từng chống Pháp (1954), Mỹ (1975), Khmer Đỏ (1979), Trung Quốc (1979), đưa Việt Nam vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Đó là chưa kể cảnh máu lửa ở Nam Tư (Kosovo, 1999), Nam Dương (Jarkata, 1998), Nam Hàn (Kwangju, 1980) được dùng làm con ngáo ộp dọa dân về viễn cảnh "tự do dân chủ hỗn loạn".
Họ cũng có thể nói "Đảng CSVN có nhiều điều kiện như đảng viên đông, tổ chức chặt chẽ, và giàu kinh nghiệm."
Điều đáng nói là các quan niệm này cũng ít nhiều phù hợp với suy nghĩ của nhiều người, kể cả trong giới tự do dân chủ.
Chúng ta nên biết rằng sức mạnh chính là ý thức thấu đáo và tin tưởng sắt đá vào giá trị lý tưởng tự do dân chủ. Đại cuộc đấu tranh không thể dựa vào người lãnh đạo tài đức, mà phải dựa vào chủ trương và sách lược. Ban lãnh đạo chỉ là người chấp hành và chịu tránh nhiệm trước tập thể.
Tóm lại, chúng ta không được nhầm lẫn tự do dân chủ với sự hỗn loạn do dân biểu tình ôn hòa bị đàn áp. Và, cũng không thể xem xã hội ổn định thật sự vì có cường quyền kềm kẹp. Một khi nghĩ rằng thà bị cộng sản độc tài còn hơn là có dân chủ mà hỗn loạn như Thái, Phi và Nam Dương nghĩa là chưa thực sự có niềm tin vào sự ưu việt của dân chủ tự do, và như vậy làm hạn chế khả năng đấu tranh cho tự do dân chủ!
3) Ý kiến của ông Bùi Tín đối với lời phát biểu của linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 16/4/2010
Với bạn đồng hành, hãy có tâm nóng và tuệ sang !
Gần đây trong và ngoài nước bàn nhiều về Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Lê Thị Công Nhân.
Không cần nói đến những bài báo chính thống trong nước, nói lấy được, chẳng ai nghe, kết tội Lm Lý là kẻ tội phạm được đặc ân do ốm đau, mạt sát Ls Công Nhân là dại dột, non nớt, ra tù còn hoang tưởng về mình.
Cũng không cần nói đến những kẻ manh tâm chống phá phong trào tự do dân chủ, tự vỗ ngực là chống cộng kiên định nhất trần gian, lên án từ ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương … đến các cô Thanh Thủy, Thanh Nghiên,
anh Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, cả đến ông Nguyễn Chính Kết, Linh mục Chân Tín là «cuội», là tay sai CS, là CS trá hình, cho đến ở nước ngoài các ông Đoàn Viết Hoạt, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện đều được họ ‘sáng suốt’ nhận ra là ‘đặc công đỏ nằm vùng’.
Đó là một liên minh tự nhiên ‘độc quyền cộng sản‘ với ‘độc quyền chống cộng’ hai thế lực cực đoan ở 2 đầu chung một bản chất tận cùng phi lý.
Giữa anh em, bạn bè dân chủ với nhau ,trong và ngoài nước, ủng hộ nhau, góp ý, xây dựng cho nhau đang là vấn đề, cần có thái độ sao cho phải đạo và có lợi chung.
Theo tôi, vừa qua đã có những lời nói, những bài viết, có những ý chưa được nghiền ngẫm cân nhắc kỹ, chưa toát lên tấm lòng nhiệt tâm, yêu thương trân trọng người bạn đường quý hiếm của mình. Do có lúc trái tim thiếu ấm nóng để bộc lộ cái tôi cần cảnh giác. Cũng từ đó mà tuệ không thật sáng, không thật minh mẫn, không biết rằng đối phương rất ác độc, ma quái sẽ lợi dụng những sơ xuất, sa đà của mình để vu cáo, bôi xấu, hạ thấp bạn đường của mình, làm hại phong trào chung.
Tại sao khi cô Lê Thị Công Nhân nói rằng quốc hội Mỹ nên quan hệ với quốc hội Hànội lại vội cho rằng nói thế là sai lập trường(!), là đề cao chính quyền CS(!), là non nớt …Đây là cô nói với các nghị sỹ Mỹ đang có quan hệ với quốc hội Hànội, với ý tứ là ép, hướng dẫn, dạy bảo cho họ những bài học về dân chủ đích thực.
Khi Lm Lý nói với khách quốc tế rằng cần có tổ chức chính trị mạnh, có lý luận đúng, lôi cuốn quần chúng, theo con đường hòa bình không bạo động, nếu để cho bạo loạn, dẫn đến chiến tranh huynh đệ tương tàn như xưa, thì thà rằng cứ để CS cai trị còn hơn. Ông nói hơi quá, về một chuyện chưa xảy ra, nhưng cốt để khẳng định con đường phi bạo lực. Sao có bạn lại kể ra ‘4 sai lầm’ của ông, cho rằng ông đã phạm sai lầm bghiêm trọng lắm. Tôi cho rằng LM Lý trả lời các cuộc phỏng vấn, nhất là khi tiếp bà đại sứ Canada, đã tỏ ra am hiểu, vững vàng, còn sinh động trong lập luận, trình độ chính trị so với nhiều anh em ta trong phong trào dân chủ không có chút thấp kém nào.
Cái chí khí của người dám ghi rõ trước cán bộ công an : Viêt nam Cộng hòa XHCN – Chưa Độc lập- Thiếu Tự Do – Không Hạnh phúc ; rồi không ký giấy xin ân xá ; quyết không nhận phạm tội ; ốm nặng liệt nửa người, vẫn không chịu ra nước ngoài chữa trị.
Cô Lê Thị Công Nhân khi ra tù đã nói ‘đã đấu tranh là đấu tranh đến cùng‘,’bận vào tù ‘, hồn nhiên, bất khuất, thông minh đến vậy,gắn bó với Khối 8406, chẳng có gì là non là kém. Trái lại, chính dân biểu Hoa kỳ quý trọng cô, coi là chính khách tương lai mà đất nước cần .
Đối với người như thế không bao giờ nên phê phán dễ dãi, cả khi có tinh thần xây dựng càng nên thận trọng.
Lại có bạn luôn tự cho là dân chủ lương thiện lại viết rằng ‘đa số bạn bè trong và ngoài nước đều thất vọng về Lm Lý’, và ‘quay mặt với khối 8406’. Đa số là bao nhiêu ? tôi nghi ngờ lắm. Không nên lôi số đông viển vông vào với riêng một người.
Giữa bạn đồng hành với nhau, trước đối phương nham hiểm, không nên lắp đi lắp lại rêu rao rằng trong nước có những hàng động ‘manh động‘, khối 8406 là ‘manh động’, Tập thể Thanh niên dân chủ là ‘manh động’, truyền bá nhận xét nhóm Nguyễn Tiến Trung trẻ người non dạ, là ham danh tiếng bề nổi, là « con cái các cụ cả ‘…
Cần nhận rõ rằng thay thế một chế độ toàn trị không đơn giản, dễ dàng, không phải sẽ diễn ra từng bước rõ rệt, xong bước 1 đến bước 2, xong bước 2 lên bước 3 như lý thuyết sách vở. Các bước xen kẽ, gối lên nhau. Và lập ra khối…, ra tập họp... cũng là hành động dấn thân cần thiết, gây cho chính quyền giật mình, hoảng sợ, đối phó, tạo thanh thế cho phong trào chung, hoàn toàn không phải là ‘tự sát’ vô ích ! Huống gì khối 8406 đang còn phát triển cả trong và ngoài nước, mấy chục bạn còn trong tù, được thế giới biết đến và quan tâm, không thể khinh thị cả một tập thể như thế. Có ai nỡ ngoảnh mặt đi, dè bỉu anh chị em mình .
Đó là những bậc thang nhỏ, là những lớp đá lát đường cho tiến trình đấu tranh. Từ hồi 1930 lãnh tụ đảng trưởng Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học trước khi lên đoạn đầu đài dõng dạc tuyên bố « cuộc khởi nghĩa không thành công thì thành nhân ». Đó chính là một nấc thang lớn thức tỉnh toàn dân để Quốc Dân Đảng tăng 3 lần số đảng viên 5 năm liền sau đó dù cho thực dân lùng bắt.
Bất cứ hành động nào đi trước là dơ lưng ra cho bạn đồng chí hướng trèo lên vai, để cho lớp sau leo tiếp, chinh phục dần lô cốt cố thủ của đối phương. Không thể phụ bạc bĩu môi với những dấn thân trước ta. Cần ưu ái, thương yêu, quý mến chân thành.
Cô Lê Thị Công Nhân, lm Nguyễn Văn Lý có thể có sơ xuất, thiếu sót, sơ hở, cần góp ý, nhưng không nên khuếch đại lên, nói quá lên. Hai người đã hy sinh, chịu đựng quá nhiều. Ở ngoài nước ta được sống thảnh thơi, tự do, càng không nên vào hùa một cách vô tình với những kẻ cố tình phá hoại, vu cáo phong trào dân chủ mà chính chúng ta đang dày công xây dựng.
Xét cho cùng, theo kinh nghiệm bản thân tôi, - cũng từng lầm lỡ và vụng dại, thái độ chung với bạn bè dân chủ đồng hành nên luôn theo phương châm :
luôn giữ cho trái tim nóng hổi, không bao giờ nguội lạnh tình anh chị em, giữ cho trí tuệ trong sáng, không để lu mờ vì vị kỷ, bè phái.
No comments:
Post a Comment