Alexandre de Rhodes
Đỗ Quang Chính
Từ nửa thế kỷ nay, rất nhiều sách báo viết về Alexandre de Rhodes: khen có, chỉ trích cũng có. Họ tìm hiểu, giải thích từ nguồn gốc gia tộc ông đến những hoạt động truyền giáo, những cách “hội nhập văn hóa” và công trình chữ quốc ngữ của ông. Tuy nhiên, hình như chưa ai công bố trên sách báo về những giờ phút cuối cùng cuộc đời ông dựa theo các tư liệu lịch sử.
May mắn cho chúng tôi, vì cách đây 30 năm, chúng tôi đã vô cùng sung sướng nhận được một tư liệu viết tay này 11.11.1660 do Amé Chezaud tường thuật về cái chết của ông. Amé Chézaud, như bạn đọc sẽ thấy dưới đây, người sống cùng một nhà, cùng ăn một mâm, cùng hoạt động truyền giáo với Alexandre de Rhodes tại Ispahan, thủ đô Ba Tư thời đó; hơn nữa, Chézaud còn ở bên cạnh Rhodes trong suốt cơn bệnh cuối cùng, vào chính giờ phút Rhodes tắt thở và tổ chức lễ tang cho ông.
Tư liệu này Chézaud viết đúng 6 ngày sau khi Rhodes nhắm mắt lìa đời, nên có thể tin vào những gì ông thuật lại là có thật. Bạn đọc sẽ thấy sau đây cách diễn tả của Chézaud, người bạn của kẻ qua đời, có thể đặt vào bản tường thuật những tình cảm và lối suy diễn của riêng ông.
Dù sao đi nữa, thiết tưởng đây cũng là một tư liệu đáng trân trọng đối với những người quan tâm nghiên cứu về Alexandre de Rhodes. Riêng chúng tôi, sau khi được đọc tư liệu này, chúng tôi có được cái nhìn rộng rãi hơn về nhà truyền giáo số 1 ở Việt Nam thế kỷ 17, về người đã đóng góp rất nhiều cho công trình sáng tạo chữ quốc ngữ, hơn nữa là người cho xuất bản 3 sách chữ quốc ngữ đầu tiên. Bởi những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn giới thiệu cùng bạn đọc.
I. Alexandre de Rhodes! Ông là ai?
Tuy bạn đọc đều biết Alexandre de Rhodes là ai, có liên hệ gì với Giáo hội và xã hội Việt Nam, nhưng thiết tưởng cũng nên nhắc lại cuộc đời của ông trên vài trang giấy, sau đó mới bàn đến những ngày cuối đời của ông trên dương thế. Cũng xin bạn đọc lưu ý: Trong tập này chúng tôi xin viết đúng tên Alexandre de Rhodes, hoặc viết ngắn gọn hơn là Rhodes, nhưng không dùng tên Đắc Lộ là tên người ta mới “đặt” cho ông từ 29-5-1941.
1. Thanh thiếu niên một nơi, thành nhân một chốn
Gốc gác Do Thái hay Pháp, Tây Ban Nha? Trước đây, người ta cho rằng Rhodes thuộc dòng dõi Do Thái, từ lâu đời có mặt tại Tây Ban Nha, xứ Aragon, miền Calatayud. Bốn năm gần đây, một linh mục Xuân Bích người Pháp, Michel Barnouin (tên Việt là Sơn) công bố một tài liệu về dòng họ Alexandre de Rhodes, nhận định rằng, không có dấu chỉ Rhodes thuộc dòng dõi Do Thái như người ta tưởng (de Rhodes ne laisse percevoir aucun véritable indice de judaité)[1]. Hãy cứ tạm nhận cho Rhodes có nguồn gốc Do Thái, vì vậy Cụ Tổ của ông ở Tây Ban Nha bị trục xuất cùng với 300.000 người Do Thái trong đợt 31-3-1492 vì chính quyền nước này kỳ thị người Do Thái [2]. Bỏ Calatayud đi đâu? Cụ tổ của Alexandre, Jean Chimenes de Rhodes (ghi trong bản di chúc năm 1497 bằng tên này), tức Jean de Rhodes, phải khăn gói chạy về Avignon, nơi gặp gỡ, hội tụ cho nhiều dân tộc, ngôn ngữ; đó là thành phố đã được Tòa thánh Roma mua lại trước đó 144 năm. Từ đấy Avignon là đất của Tòa thánh; chỉ đến năm 1791, Avignon mới trở thành đất của Pháp hoàn toàn.
Sinh 15-3-1593, thuộc giáo xứ thánh Madalena tại Avignon (từ năm 1960, Torralba chứng minh năm sinh 1591 của A.De.Rhodes là sai), A.de Rhodes cũng như những người trong gia đình sống tại Avignon, là công dân dưới quyền Đức thánh cha, mang quốc tịch Tòa thánh, mặc dù ông nói tiếng Provencale và tiếng Pháp. Thân sinh của Alexandre là Bernardin II de Rhodes, một quan chức giàu có, mang tước vị Ecuyer d’Avigon, kết hôn với Francoise de Raphaelis ngày 10-9-1590, anh của ông là Jean (1591-1621), tiến sĩ luật học; em trai là Georges (1597-1661) tu trong Dòng Tên, nhiều năm làm giáo sư thần học; ngoài ra còn 5 em ruột nữa: Gabrielle, Laure, Suzanne, Francois, và em út là Hélène sinh năm 1607 [3].
Bảy tuổi, Alexandre cắp sách đến trường Trung Tiểu học Avignon dưới quyền điều khiển của các linh mục Dòng Tên (Collège d’Avignon), theo học trường này từ năm 1600-1612. Theo chương trình học (Ratio Studiorum) của Dòng Tên được chính thức thi hành từ 8-1-1599, gồm 3 cấp:
Tiểu học: tức cấp 1 (Petit Collège) tính từ dưới đi lên gồm các lớp 5, 4, 3, 2, 1, tuổi từ 7-13: Các lớp tiểu học 5, 4, 3 học ngữ pháp La văn, Hi Lạp, tập nói và viết cho đúng; về La văn theo Cicero, còn Hi Lạp theo tác giả Ovide, Catulle, Tibulle, Properce, Virgile. Lớp 2 (Humanités), tuổi 10 và 11, nhằm trau dồi văn chương, thi văn La ngữ, Hi Lạp; về La văn theo các tác giả César, Tite-Live, Quinte-Curce, Horace, còn về Hi Lạp theo Esope, thánh Chrysotome, các thư của Platon, Synésios, và Iliade của Aristophane. Lớp 1 (Rhétorique), tuổi 12 và 13, nhằm trau chuốt văn chương Hi-La trong khi nói cũng như viết, đồng thời học Sử Địa, Luân lý tổng quát; về La văn theo Cicero (Partitiones, Do oratore v.v…); về Hi Lạp theo Quintilien, Tite-Live, Hésiode, Homère, Pindare-Démosthè ne. Bậc Tiểu học có khi thêm lớp 6, cũng vào lứa 7 tuổi.
Trung học: tức là cấp 2 (Moyen Collège, Cycle des Arts), tuổi từ 14-16; bắt đầu học Triết trong hai môn Siêu hình học và Luận lý học theo Aristote và Platon; về khoa học gồm Vật lý, Vạn vật học, Thiên văn, Toán học theo các tác phẩm của Aristote, Euclide, Sacro Bosco, Oronce Finé, các lý thuyết về các hành tinh của Peurbach, lượng giác học của Regiomontanus (cũng gọi là Johann Muller). Trong bậc này, các tu sĩ Dòng Tên (nếu khấn lần đầu độ tuổi này) học 3 năm, học sinh giáo dân 2 năm.
Việc lên lớp Tiểu và Trung học không theo năm học, nhưng theo khả năng.
Cao đẳng, hay cấp 3 (Grand Collège), đây là cấp Đại học, phải học đủ 4 năm chuyên về Thần học. Thường là do một Ban giám đốc riêng biệt điều khiển, trường cũng được đặt xa hai trường Trung Tiểu học; còn Trung Tiểu học thường có một Ban giám đốc chung [4].
Vậy, Rhodes học ở Collège d’Avignon được hiểu là Trung Tiểu học, từ năm 1600-1612, tức 12 năm, lúc đó Rhodes được 19 tuổi. Nhờ học với các cha Dòng Tên, nên ơn gọi tu Dòng Tên của Rhodes được định hình dễ dàng hơn. Nhưng Rhodes lại không xin gia nhập Dòng Tên tại Lyon, nơi có Nhà Tập, ngay phía Bắc Avignon; trái lại cậu thanh niên lại cất công đến Roma để xin vào Nhà Tập tại đây. Ngôi Nhà Tập mang thánh hiệu Anrê này, đã cung cấp cho Dòng Tên bao nhiêu nhân vật lỗi lạc về nhiều mặt.
Tại sao phải sang tận Roma? – Chẳng phải vì ham cái Roma cổ kính, nhưng chỉ vì khi gia nhập Tỉnh Dòng Tên Roma, sẽ dễ dàng được vua Bồ Đào Nha chấp thuận cho ông đi truyền giáo ở xứ Mặt trời hơn, là xứ cũng thuộc quyền vua Bồ Đào Nha theo chế độ bảo trợ (padoado Portugues).
Chính thức vào Nhà Tập ngày 14-4-1612, tuổi 19; hai năm sau, theo Hiến pháp Dòng Tên, Rhodes được khấn lần đầu ngày 15-4-1614. Tuy mới chỉ là “con nít” xét về thời gian tu trì, ấy vậy mà đã “cả gan” trong chính ngày khấn lần đầu, viết đờn chỉ gồm 20 dòng chữ bằng Ý văn, xin cha Bề trên Cả Claudius Aquaviva cho đi truyền giáo nơi xa xôi. Chưa được như ý xin; thế là thầy Rhodes của chúng ta bắt đầu năm thứ nhất Thần học tại Collège Romain, chứ chẳng phải ở Áo Môn hay ở Goa (nếu được chấp thuận cho đi truyền giáo ở Đông Á hay Nam Á). Thử “thời vận” một lần nữa xem thế nào: ngày 15-5-1617, cuối năm Thần học thứ ba, Rhodes viết một đơn khác bằng La văn chứ không bằng Ý văn như đơn viết năm 1614, nhưng vắn hơn hai dòng chữ, đệ lên cha Bề trên Cả Mutio Vitelleschi. Lần này, Rhodes ghi rõ: nhất là từ hai năm nay, con cảm thấy được lôi cuốn bởi lòng ao ước lớn lao vì phần rỗi người Nhật, Trung Hoa hay bất cứ người lương dân nào. Vẫn bặt vô âm tín! Cha Bề trên Cả chẳng nói chẳng rằng. Đánh bạo một phen nữa: vào mùa thu 1617, tức là khoảng tháng 10, đầu năm Thần học thứ bốn của Rhodes, thầy phóng tay viết một hơi 67 dòng chữ bằng La văn trên hai trang giấy khổ lớn như khổ giấy A4 ngày nay. Lời lẽ rất tha thiết, ý tưởng vững chắc, thật mạnh mẽ hùng hồn! Mấy dòng cuối lá đơn, thầy càng như muốn “lên giọng” thuyết phục cha Bề trên Cả hơn, khi đem ra những lý do có tính cách tôn giáo, học vấn, sức khoẻ và xã hội chính trị: con chẳng nghĩ tưởng rằng sinh quán của con có thể gây trở ngại hơn cho việc con đến vùng Ấn Độ, vì con là người Avignon, nên con là công dân của Đức thánh cha, con cũng có sức khoẻ, và con đang bắt đầu vào tuổi 25, con đang theo Thần học năm thứ bốn [5]. Chờ đợi. Cứ đợi chờ và cầu nguyện !
Rhodes vừa thụ phong linh mục xong, thì, đùng một cái, chính trong ngày lễ Phục sinh năm 1618, cha Bề trên Cả Vitelleschi gọi vị tân linh mục nhà ta sang Trụ sở của ngài, nói cho biết ngài chấp thuận cho đi Nhật Bản truyền bá Tin Mừng như ý nguyện. Vui quá là vui! Từ đây, Rhodes dành ra 6 tháng liền chăm chú học Toán học và Thiên văn như khi miệt mài theo khoa Thần học, hầu để thu phục nhân tâm làm cho người ta nhận biết Thiên Chúa.
2. Đông – Tây xa cách mọi mặt
Các nhà truyền giáo thời ấy muốn đi từ Châu Âu qua Đông Á, trừ Philippin, thường phải theo ngả Lisbõa, để từ đó tàu vua Bồ sẽ chở đi. Cuối tháng 1-1619 Rhodes tới thủ đô Lisbõa, sau khi rời bỏ Roma từ cuối năm 1618, ghé qua Avignon thăm gia đình. Ngày 4-4-1619 nhà truyền giáo lên tàu từ thủ đô Bồ Đào Nha, tới hải cảng Goa 9-10-1619. Vì xứ Anh đào đang cấm đạo nghiêm ngặt, bề trên Dòng Tên ở Goa tạm giữ ông lại hơn 2 năm trời, mãi đến 22-4-1622 Rhodes mới lên tàu từ Goa, tới Malacca 28-7-1622, nhưng rồi phải đến ngày 29-5-1623 Rhodes mới có mặt tại Áo Môn, chờ đi Nhật Bản. Tại đây, cũng như ở Goa từ 1619-1622, dù Rhodes chưa chính thức hoạt động truyền giáo, nhưng đã tỏ ra là nhà thừa sai năng động, nhiệt tình, dám nói dám làm, đặc biệt trong phương diện hội nhập văn hóa [6].
3. Còn hơn cả những gì mong đợi
Cuộc cấm đạo ở Nhật do Tướng quân Phong Thần Tú Cát khởi đầu từ 1587, rồi đến Tướng quân Đức Xuyên Tú Trung năm 1614, làm cho Giáo hội non trẻ ở đây tàn lụi dần. Giữa lúc ấy thì ở Đàng Trong xem ra việc truyền bá Tin Mừng khá thành công; do đó Bề trên Dòng Tên ở Áo Môn gửi Rhodes đến xứ chúa Nguyễn Phước Nguyên thời ấy. Thế là cuối năm 1624 (hoặc đầu năm 1625) Rhodes có mặt tại Thành Chiêm (Thanh Chiêm, Kẻ Chăm) cách Hội An về phía Tây chừng 4km, để học tiếng Việt với linh mục Francisco de Pina, một tu sĩ Dòng Tên đầu tiên thời điểm ấy thông thạo tiếng Việt nhất. Xem ra từ cuối năm 1624 đến tháng 6-1626, Rhodes được Bề trên cho ở Đàng Trong với mục đích chính là học tiếng Việt và làm quen dần với con người và xã hội Việt, để rồi tung ông ra Đàng Ngoài. Vì vậy, theo các tài liệu của Rhodes, thì hơn một năm ở xứ Trầm hương Yến sào, Rhodes chỉ có một lần theo Francisco de Pina ra Huế, khi Pina làm bí tích rửa tội cho bà Minh Đức Vương thái phi vào năm 1625. Cũng chẳng thấy Rhodes nói đến các công việc khác.
Để chuẩn bị cho sứ vụ ở Đàng Ngoài, Rhodes phải về Áo Môn đã, không thể trực tiếp từ xứ chúa Nguyễn vào xứ của chúa Trịnh được, vì hai nhà cầm quyền đang thù nghịch nhau dữ dội.
Tháng 6-1626, Rhodes cùng với linh mục Pedro Marques bỏ Đàng Trong về Áo Môn chờ gió mùa sang năm sẽ vào đất chúa Trịnh. Vâng, ngày 12-3-1627, Rhodes và Marques lên tàu từ Áo Môn, chỉ một tuần sau, ngày 19-3-1627, tàu tới bờ biển cửa Bạng tại Thanh Hóa. Lắm sáng kiến, lại nói tiếng Việt ngon lành, Rhodes đã chinh phục lòng người ở vùng cửa Bạng khá dễ dàng. Chẳng thế mà chỉ trong 2 tuần ở đây, ông đã làm cho 32 người tin vào Đức Kitô. Tại An Vực và Vân No, tức tỉnh lỵ Thanh Hóa ngày nay, dù chỉ ở tạm chừng 2 tháng, cũng có đến 200 người được rửa tội. Ngày 2-7-1627, hai nhà thừa sai được tận mắt nhìn thấy Thăng Long, kinh thành ngàn năm văn vật. Lúc đầu các ông được chúa Trịnh Tráng rất quý mến, ra lệnh dựng nhà cho hai ông ở (có lẽ sát với đền Bà Kiệu cạnh hồ Hoàn Kiếm). Nhờ đó, uy tín hai ông càng lớn. Chẳng những giới bình dân mà cả giới trí thức, quan lại và một số vị Sư ở Cầu Giấy cũng đến với Rhodes, người được gọi là Tiến sĩ Tây phương. Nhưng chỉ mấy tháng sau, người ta tung tin hai ông Tiến sĩ Tây phương là gián điệp của chúa Nguyễn tung ra Đàng Ngoài, là kẻ làm bùa phép (khi làm các Bí tích), là kẻ phá hoại đất nước, thuần phong mỹ tục của xã hội, vì rao truyền đạo giáo mới lạ, kỳ cục, lại chỉ cho phép người ta được lấy có mỗi một vợ!
Thế là những chuỗi ngày “xui xẻo” ập đến: 28-5-1628 hai cha bị quản thúc tại chính ngôi nhà do chúa Trịnh cung cấp; 10 tháng sau, 3-1629, hai vị bị chúa Trịnh ra lệnh đưa xuống Bố Chính. Nhưng hai cha cứ từ từ lần mò lên tới Vinh, rồi cơ hội đến, hai cha theo tàu Bồ Đào Nha lại lên Thăng Long. Rốt cuộc, tháng 5-1630, hai cha bị chúa Trịnh trục xuất hoàn toàn khỏi xứ.
Tuy ở Đàng Ngoài hơn 3 năm, nhưng tính ra chỉ hơn một năm đầu là được tự do. Vậy mà tổng cộng số người được rửa tội lên đến 5.602, chưa kể Rhodes đã lập được tu hội Thầy giảng, mà ba vị đầu tiên tuyên khấn đều là ba nhà Sư: Phanxicô Đức, Anrê Tri, Inhaxiô Nhuận.
Về Áo Môn, Rhodes “bị chỉ định” làm Giáo sư Thần học tại Học viện Madre de Deus, điều mà ông không cảm thấy thích thú, chỉ làm vì đức vâng phục. Trong 10 năm trời, 1630-1640, Rhodes ở Áo Môn làm “cái nghề” tay trái ấy, nhưng vẫn hoàn toàn đặt mình trong sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Đúng là ông giống như chiếc gậy trong tay ông già.
4. Đùa với tử thần
Năm 1639 tất cả 6 Giêsu hữu bị chính quyền đuổi khỏi Đàng Trong. Với tình hình này, Bề trên phải tìm một người trước đây đã quen thuộc với xã hội Đàng Trong để can đảm và mau lẹ ứng xử với mọi tình huống về mặt tôn giáo. Ai đây? Phải chọn Rhodes thôi, lúc này cha vừa đúng 47 tuổi.
Từ năm 1640-1645, Rhodes ở Đàng Trong, đôi khi có vài anh em đến trợ lực n hư cha Alberto và Mattos ở được vài tháng. Trong thực tế, Rhodes như “kẻ một mình một chợ” trong suốt thời gian trên, tha hồ mà sáng kiến, tha hồ mà chống chọi, tâm hồn thì rất an hòa thư thái, nhưng thân xác thì rong ruổi khắp Đàng Trong, khi trên bộ lúc dưới thuyền, sống chết lúc nào không hay. Hai lần bị bắt, một lần bị chính chúa Nguyễn Phước Lan lên án tử hình, nhưng rồi nhờ có vị Thái sư can gián, nên đổi ra án trục xuất khỏi xứ sở, nếu còn đến Đàng Trong lần nữa sẽ bị tiền trảm hậu tấu.
Tổng cộng trong giai đoạn này, 4 lần đi về giữa Áo Môn-Đàng Trong thật là cực khổ; mỗi lần tạm rút lui khỏi Đàng Trong cũng có nghĩa như bị chính quyền hoàn toàn trục xuất khỏi đây. Thời gian những lần đi về:
5. Bao la mà vẫn chật chội
Rhodes phải rời bỏ Đàng Trong ngày 3-7-1645 (nơi khác Rhodes lại ghi là ngày 9-7-1645) [7], mang theo di tích thánh là sọ của thầy giảng Anrê Phú Yên tử đạo tại Gò Xử ở Thành Chiêm ngày 26-7-1644 chính Rhodes chứng nhận tận mắt. Từ đó trở đi không bao giờ Rhodes đến nứơc Đại Việt này nữa.
Theo lời yêu cầu của Bề trên Dòng Tên ở Áo Môn, ngày 20-12-1645 Rhodes đáp tàu về Roma, để trình bày với Bề trên Cả Dòng Tên về tình hình Tỉnh Dòng Nhật Bản, với Tòa thánh về thực trạng Giáo hội Việt Nam. Đường về Roma đối với Rhodes còn nguy hiểm gian nan hơn cả những chuyến vượt biển trước đây, bởi vừa lâu dài, vừa bị người Hà Lan bắt giam, gần 3 tháng ở Jakarta vì dám dâng Thánh lễ ở đây là nơi do người Hà Lan theo đạo Tin Lành cai quản. Ngày 27-6-1649 mới “vác xác” về tới “Kinh thành muôn thuở” sau một cuộc hành trình 3 năm 6 tháng!
Bận việc quá! Tại Roma, nhà truyền giáo số 1 ở Việt Nam vừa phải lo xuất bản 5 cuốn sách để nói cho Giáo hội Châu Âu biết về Giáo hội Việt, về thành quả chữ quốc ngữ, lại phải vận động chạy ngược chạy xuôi, đến cả xứ Piémont, Thuỵ Sĩ để tìm mấy ứng viên giám mục cho xứ Con Rồng Cháu Tiên theo ý Tòa thánh. In sách thì được rồi, nhưng chẳng ai muốn đi làm giám mục ở nơi xa xôi hẻo lánh quá là khác lạ với Châu Âu.
Được sự chấp thuận của Thánh bộ Truyền giáo, Rhodes trở sang Pháp, đi tìm ứng viên giám mục. Cuối năm 1652, Rhodes bỏ Roma về Lyon, lên Paris thực hiện cho được mục đích. May quá, trong nhóm Bạn hiền (Bons Amis), ba linh mục trẻ có đủ khả năng, sẵn sàng đi làm giám mục ở đất Việt.
Nhưng, khốn thay, chính Đức thánh cha Innocens XI lúc đó lại không muốn cho người Pháp giữ trọng trách này, còn vua Bồ Đào Nha thì cực lực phản đối, lại còn dọa, nếu Tòa thánh cử người Pháp vào sứ vụ này, đế quốc rộng lớn Bồ Đào Nha sẽ không vâng phục Tòa thánh nữa. Sợ! Đức thánh cha liền yêu cầu cha Bề trên Cả Dòng Tên Goswinus Nickel chuyển Rhodes đi khỏi Pháp.
6. Mênh mông nước Ba Tư
Phải vâng lời Đức thánh cha ngay lập tức, không trì hoãn một giây. Cha Bề trên Cả thì đương nhiên rồi; còn Rhodes cũng thế, vì ông đã khấn trọng 4 lời Khấn trước năm 1635. Đức vâng phục của linh mục Dòng Tên này thật tuyệt vời, cha Amé Chézaud đã viết như thế trong bức thư đưa tin cha Rhodes qua đời. Cũng về đức vâng phục, Chézaud viết trong bức thư trên: “Tôi không muốn nói đến đức vâng phục và khiêm tốn của cha, vì nếu có nói, tôi chỉ nói được cách mập mờ. Tuy nhiên, nếu ai muốn biết cảm nghĩ của tôi và của anh em chúng tôi về điều đó thì chúng tôi đều đồng tâm nhất trí về điều này để nói rằng, cha thật tuyệt vời […]. Ai đã biết cha nhờ sống với cha thì chẳng hồ nghi về điều này […]. Tôi chắc chắn rằng những ai trong anh em chúng tôi đã được cha cùng sống và cùng làm việc lâu dài, có thể còn nói nhiều chi tiết đặc biệt hơn về điều sau đây trong bản tường thuật này; điều đó lại chính là điểm cuối cùng cuộc đời cha, tỏ ra đâu là mấu chốt của mọi thứ dệt nên đời cha. Chưa bao giờ người ta thấy một tu sĩ giống như cây gậy của ông già, chưa thấy cha trong tất cả cơn bệnh; cha nhẫn nhục, nhạy cảm hơn cả cây gậy, vì cha sẵn sàng ở tư thế như người ta muốn, đến mức như cha còn có ý chí hơn cả cây gậy”.
Đưa cha Rhodes đi làm việc ở đâu bây giờ? Chẳng rõ cha G.Nickel có phải nát óc vì vụ này không. Chỉ biết, Bề trên Cả không trả Rhodes trở lại cho Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản, lại cũng chẳng phái đi một nơi nào dễ dàng cho ông hơn, nhưng “tống ngay đi” một vùng chẳng thuận tiện: Ba Tư! Ôi, cái vương quốc huyền bí một ngàn một đêm lẻ!!! Toàn là Hồi giáo (hiện nay nước Iran – trứơc đây gọi là Ba Tư – rộng 1.650.000 km2, dân số 56 triệu, nhưng chỉ có 13.000 người Công giáo, ngoài ra 93% theo Hồi giáo phái Si-it).
Đi Ba Tư, nhưng ở tại đâu? Thưa ở tại Ispahan (Asfahan), thủ đô của Ba Tư thời ấy, phía Nam Téhéran ngày nay (từ năm 1788, Ba Tư dời thủ đô từ Ispahan lên Téhéran).
Ngày 16-11-1654, Rhodes lên tàu từ cảng Marseille để tới Malte; lại lên tàu từ đảo Malte để đi Syria; ngày 11-12-1654 tới Seyde thuộc Syria; mừng lễ Chúa giáng sinh tại Thánh địa Palestine; mãi đến 1-11-1655, Rhodes mới đặt chân lên Ispahan. Thật ra, đối với con người xứ Avignon này, thì Ispahan cũng chẳng lạ lẫm gì, bởi vì trong chuyến đi từ Áo Môn về Roma, Rhodes đã ngừng tại Ispahan 2 tháng rưỡi kể từ ngày 13-4-1648 đến 28-6. Tại Ispahan có một cộng đoàn Dòng Tên, gồm Rhodes là bề trên và cha Chézaud cùng tu huynh Berthe.
Vương quốc Ba Tư rộng lớn mênh mông, nhưng đối với Rhodes cũng như các thừa sai khác (Augustinô, Capuxinô…) vẫn chật chội, bởi lẽ dân chúng toàn là Hồi giáo, giảng đạo ai chịu nghe, làm sao cho người Hồi giáo chân nhận Đức Giêsu Kitô chẳng những là ngôn sứ của Thiên Chúa mà còn là Thiên Chúa thật. Gì gì đi nữa nhà thừa sai của chúng ta cũng phải học tiếng Ba Tư đã. Sáu mươi hai tuổi rồi, dù Rhodes có tài về ngôn ngữ cũng chẳng phải như khi học tiếng Bồ, tiếng Việt. Về vấn đề học ngôn ngữ Ba Tư, trong thư Rhodes gửi cho người em ruột là linh mục Dòng Tên Georges, ngày 20-5-1658: từ khi anh đến ở xứ này, Chúa đã ban ơn cho anh học được tiếng Ba Tư: anh biết tạm đủ để giảng thuyết.
Đọc bức thư của Amé Chézaud, chúng ta thấy cuộc truyền giảng Tin Mừng của Rhodes ở Ba Tư chẳng thu lượm được mấy kết quả: “Tính dịu dàng của cha [Rhodes] đã làm cha luôn ứng xử như con chiên giữa bày sói, chịu đựng vui vẻ những lời lăng nhục, khinh bỉ và cả gạch đá, mà bây giờ tại đây người ta quen tiếp đón chúng tôi như thế, đáp lại phần thưởng đó là những lời như Sữa tốt lành ngọt ngào cùng lời chúc lành”.
“Để tỏ lòng nhiệt thành, cha đi khắp các làng chung quanh tìm kiếm trẻ em bệnh hoạn, hy vọng rửa các em bằng nước thanh tẩy khi các em gần sinh thì. Cha không sốt ruột dù thấy mình bị người lương dân chế nhạo, cũng chẳng nản lòng bỏ cuộc kể cả đôi khi cảm thấy bị dội vì đã không thể diễn tả cho đúng trong tiếng Ba Tư; cha cũng chẳng bao giờ nản chí trong những dịp ích lợi cho phần rỗi người lương dân, không sợ sệt, không e ngại chút nào, hơn nữa, còn được thúc đẩy ước ao chịu chết bằng con đường đó. Đôi lúc xem ra cha nhiệt tình quá mức (nếu cha có thể vượt qua khỏi) đến nỗi cha nghĩ là mình đã chẳng mang lại kết quả ở đây như cha đã làm được ở nước khác. Thật ra không hẳn là không có kết quả, cũng chẳng phải là cha nhụt nhuệ khí, nhưng chỉ do thiếu mầm mống vì không được chuẩn bị và kém sâu lắng”.
Sánh với cuộc thành công của Rhodes ở Việt Nam trước đó, thì Ba Tư chẳng có là bao, nếu không nói là thất bại. Chẳng riêng gì Rhodes, mà các nhà thừa sai ở xứ này cũng thế thôi. Chính Rhodes chẳng ghi lại gì đáng kể trong 5 năm 4 ngày ông ở Ba Tư. Quá là chênh lệch giữa xứ một ngàn một đêm lẻ với xứ Con Rồng Cháu Tiên!
Ngày 5 tháng 11 năm 1660, Alexandre de Rhodes, nhà thừa sai của chúng ta qua đời tại Ispahan, thọ 67 tuổi.
Liền đây, chúng tôi xin trình bày bức thư của cha Amé Chézaud, thuật lại lúc cha Rhodes bệnh nặng rồi qua đời. Đó là mục đích của tập này.
II. Thư báo tin Alexandre de Rhodes qua đời
1. Vài điều cần lưu ý
Chính bức thư do cha Amé Chézaud viết trong 3 trang giấy khổ 20cm60 x 29cm50, chữ viết nhỏ li ti, văn dài lê thê, nhiều chỗ chấm câu không rõ ràng, lại là thứ tiếng Pháp thế kỷ 17. Chính vì vậy, khi phiên dịch sang tiếng Việt, chúng tôi không thể dịch theo nghĩa từng chữ; đàng khác cũng không thể chấm câu hoàn toàn như nguyên bản. Chắc chắn trong bản dịch này có nhiều khiếm khuyết, mong bạn đọc chỉ giáo.
2. Tờ thứ nhất của bức thư
Tờ thứ nhất của bức thư là tờ giấy trên đó viết mấy dòng chữ, đề tên, địa chỉ người nhận và tên cùng địa chỉ của người mà tác giả muốn nhờ ông chuyển cho người nhận thư. Chúng tôi tạm coi tờ giấy này như một bao thư, dù không mang hình thức bao thư, không dán kín. Sau đó sang tờ thứ hai trở đi mới chính thức là bức thư. Vậy chúng tôi xin mô tả chi tiết hơn mấy dòng chữ tờ thứ nhất của bức thư này.
Trên cùng trang giấy của tờ thứ nhất, có ba loại nét chữ khác nhau, chứng tỏ do ba người viết: Amé Chézaud và hai người khác.
a. Trước hết là nét chữ của chính tác giả bức thư, cha Amé Chézaud:
Gửi cha đáng kính/Jacques Renault / Giám tỉnh Dòng Tên Pháp/tại Parys.
(A Mon Reuer, Pere/Le P.Jacques Renault Pro=/uincial de france de la Compagnie/de Jesus/a Parys)
Nhờ cha đáng kinh Georges / de Rhodes cũng thuộc Dòng Tên / tại Lyon.
(Rẽcommandee au R.P.Georges / de Rhodes de la mesme Compie / a Lyon.
b. Tiếp đến là chữ một người khác viết bằng La ngữ, nhưng chúng tôi không biết của ai; chỉ phỏng đoán của người làm việc ở Kho lưu trữ;
Cha Alessander de/Rodes/qua đời tại Aspan tháng 11/1660.
(Obiit / P. Alessander de / Rodes Aspani nouẽ/1660)
c. Sau cùng nét chữ của người thứ ba, trên cùng trang giấy; chúng tôi cũng không biết do ai viết:
Thư này được viết / do chính tay / cha Aymé Chezaud.
(Cette lettre est escrite / de la propre main / du P.Aymé Chezaud)
Để bạn đọc hiểu biết rộng hơn, chúng tôi xin ghi lại tiểu sử hai nhân vật mà chúng tôi có tư liệu: Amé Chézaud và Georges de Rhodes:
Amé Chézaud (1604-1664); chính cha Chézaud ký tên Amé Chézaud trên bức thư cha viết tại Ispahan ngày 11-11-1660, đưa tin cha A.de.Rhodes qua đời; có người lại viết tên cha là Aymé Chezaud; còn cha Joseph Déhergne viết là Aimé Chézaud. Cha Chézaud sinh năm 1604 tại Lyon; giai nhập Dòng Tên tại Avignon 22-9-1627; khấn trọng tại nhà thờ thánh Giacôbê của Dòng Tên tại Marseille ngày 7-6-1637. Năm 1639 Chézaud đi truyền giáo tại Syria; năm 1652 cha lập cư sở (residentia) Dòng Tên tại Julfa gần Ispahan; khi cha Alexandre de Rhodes đến Ispahan làm bề trên cộng đoàn Dòng Tên ở đây, thì (có lẽ) chuyển cộng đoàn ở Julfa vào Ispahan. Từ khi Alexandre de Rhodes có mặt tại Ispahan, 1655, cho đến khi qua đời, 1660, Chézaud luôn ở với cha, trừ khoảng 11 tháng, 1658-1659, Chézaud theo lời yêu cầu của Alexandre de Rhodes, đi đường bộ theo ngả Khorassan đến vùng Tartarie truyền giáo. Không thành công, Chézaud lại trở về Ispahan khoảng cuối năm 1659 đầu 1660. Chézaud qua đời tại Ispahan ngày 14-9-1664 [8].
Georges de Rhodes (1597-1661), sinh tại Avignon 28-12-1597; là em ruột của cha Alexandre de Rhodes; gia nhập Dòng Tên tại Avignon 16-10-1613; qua đời tại Lyon 17-5-1661. Khác với anh mình là Alexandre, quãng đời của Georges quanh quẩn trong vùng Avignon và Lyon. Có lẽ chưa bao giờ Georges ra khỏi nước Pháp, chứ đừng nói đến việc đi tới những miền đất xa lạ ở châu Á như Alexandre. Xem ra hoạt động của Georges tập trung vào việc dạy học nhiều hơn; vì trong gần 25 năm trời cha dạy học ở trường Trinité và Notre-Dame-du- Bon-Secours là hai trường của Dòng Tên tại Lyon. Các môn Georges giảng dạy: Nhân văn (Humanités): 3 năm; Văn chương (Rhétorique): 2 năm; Triết học: 6 năm; Tín lý: 11 năm; Luân lý: 2 năm. Những năm cuối đời, Georges làm Viện trưởng Notre-Dame-du- Bon-Secours. Georges viết những bộ sách lớn bằng La ngữ, được ấn hành vào các năm 1661, 1664 và 1671:
Disputationum Theologiae scholasticae in quibus Deus, angelus, homo, sex Tractatibus explicantur. Tomus prior, Lyon 1661, in-fol, 692tr.
Disputationum Theologiae scholasticae in quibus Christus, Deipara, Sacramenta, sex Tractatibus explicantur. Tomus prior, Lyon 1661, in-fol, 680tr.
Philosophia peripatetica, ad veram Aristotelis mentem. Libris quatuor digesta & disputata, pharus ad Theologiam scholasticam, Lyon 1671, in-fol, 704tr.
3. Bức thư phiên dịch sang tiếng Việt từ nguyên bản Pháp ngữ, kèm theo chú thích:
Chú thích
[1] Michel Barnouin, La parenté vauclusienne d’Alexandre de Rhodes (1593-1660), Extrait des Mémoires de l’Académie de Vaucluse, Huitième Série, Tome IV- Année 1995, Avignon 1995 tr.29
[2] Tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 852, ngày 12-4-1992, tr.13
[3] Chúng tôi đã đến Avignon cách đây 31 năm để tìm hiểu dòng tộc Rhodes và nơi ông sinh trưởng. Các Sổ Rửa tội thời đó liên quan đến Jean, Alexandre, Georges và mấy người em khác đã mất; chỉ còn lại Sổ Rửa tội ghi tên 2 người em ruột là Francois di Roddi (Rhodes) rửa tội 12-7-1604 và Hélène ngày 22-2-1607. Nên nhớ ngày 20-9-1792, nước Pháp (Avignon vừa sáp nhập vào Pháp được 1 năm) mới chính thức công bố Luật về khai sinh, giá thú, khai tử.
[4] Tóm lược theo Francois de Dainville, La naissance de l’Humanisme moderne t.I Paris 1940, tr.85-95.
[5] Archivum Romanum Societatis Iesu, Fondo gesuitico, số 732, 734, 735.
[6] Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, Paris 1653, tr.21
[7] A.De.Rhodes, Relation des progrez de la Foy au Royaume de la Cochinchine, Paris 1652, tr.132: lên tàu ngày 9-7-1645; A.De.Rhodes, Divers voyages et missions, Paris 1653, tr.269: lên tàu ngày 3-7-1645.
[8] Joseph Déhergne, Répertoire des Jésuites de Chine de 1552 à 1800, Roma-Paris, 1973 tr.54.
[9] Đây là thư của cha Amé Chézaud gửi cha Giám tỉnh Dòng Tên Pháp, Jacques Renault; nhưng xem ra còn có mục đích chuyển cho các Giêsu hữu trong Tỉnh Dòng, nên tác giả đã ghi Lettre Circulaire, mà chúng tôi tạm dịch là Thư Luân lưu.
[10] Bình an của Đức Kitô: Trong các thư từ, tường trình của anh em Giêsu hữu thời đó, thường ghi ở đầu dấu Thánh giá và chữ Pax Christi.
[11] Nhà Dòng Tên ở Ispahan thời đó thuộc Tỉnh Dòng Tên Pháp, gồm 3 người: cha Alexandre de Rhodes, bề trên; cha Amé Chézaud và tu huynh Georges Berthe, cũng viết là Georges Berghé, hay như A. Chézaud lại viết là George Berthe. Tu huynh George Berthe sinh 1622 tại Bourges, Pháp; gia nhập Dòng Tên 5-1-1638; khấn lần cuối cùng 28-9-1653 tại nhà thờ Saint-Louis, Paris. Chúng tôi phỏng đoán tu huynh Berthe đã cùng sống với Amé Chézaud tại Julfa, gần Ispahan, rồi cùng Chézaud đến ở tại Ispahan với A.de Rhodes. Berthe đã đi vùng Tartarie với Chézaud để truyền giáo vào khoảng 1659, nhưng không thành công. Năm năm sau, 1664, Berthe lại đi Trung Quốc truyền giáo, nhưng qua đời trên đường đi (in itinere ad Sinas) 7-2-1664).
[12] Alexandre de Rhodes rời Marseille 16-11-1654 để đi Ba Tư theo lệnh Bề trên Cả Dòng Tên. Trên đường đi, cha ngừng tại đảo Malte, bỏ Malte 2-12-1654 tới Seyde thuộc Syria 11-12-1654, mừng lễ Giáng sinh tại Đất thánh. mãi tới 1-11-1655, Rhodes mới có mặt tại Ispahan, thủ đô Ba Tư thời ấy. Vậy, kể từ khi Rhodes hiện diện tại Ispahan đến khi qua đời, được đúng 5 năm 4 ngày như Chézaud ghi nhận.
[13] Theo Chézaud, Rhodes tắt thở khoảng 10 giờ đêm, tức 22 giờ ngày 5-11-1660.
[14] Trong thư, Chézaud không nhớ rõ ngày tháng năm sinh của Rhodes, nên liền những chữ ngày tháng năm sinh, Chézaud còn để trống.
[15] Từ năm 1650-1659, Rhodes đã cho xuất bản tại Roma, Paris, Lyon, 10 tác phẩm bằng các ngôn ngữ Ý, Latin, Việt, Pháp, thuật lại những hoạt động truyền giáo của cha và của các bạn cùng Dòng. Nếu Rhodes không để lại những công trình trên, thì ngày nay chẳng biết được con người và hoạt động của cha. Trong 10 tác phẩm, 8 viết về Việt Nam, 1 về Nhật Bản, 1 về Ba Tư.
[16] Sau khi phải bỏ Đàng Trong vì bị chúa Nguyễn Phước Lan trục xuất, Rhodes về Áo Môn (Macao) rồi về Roma, Lyon, Paris, vận động cho có giám mục đến Việt Nam. Những hoạt động sôi nổi của Rhodes tại Roma (1649-1652) và tại Pháp (1652-1654), làm cho nhiều người Ý và Pháp biết đến công việc của cha ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.
[17] Tartarie, danh từ địa lý xưa chỉ phần lớn các vùng Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, Afgahanistan và Baloutchistan. Trước thế kỷ 14, người ta gọi Tartarie chỉ riêng cho vùng Tân Cương. Theo chúng tôi, khi Chézaud nhắc tới vùng Tartarie, có thể hiểu là vùng Tân Cương phía cực Tây của Trung Quốc ngày nay; vì, theo J.Déhergne, chuyến đi của Chézaud qua ngả Khorassan (Joseph Déhergne, Répertoire des Jésuites de Chine de 1552 à 1800, Roma-Paris, 1973 tr.54).
[18] Trong thư A.de Rhodes gửi cho người em ruột là Georges de Rhodes, viết tại Ispahan 20-5-1658: từ khi anh ở xứ này, Chúa ban cho anh học được tiếng Ba Tư: anh biết vừa đủ để giảng (Kho lưu trữ Dòng Tên Tỉnh Paris, Fonds Rybeyrete, n.161)
[19] Vì người Hồi giáo chỉ coi Đức Giêsu Kitô là một người, cũng được dựng nên từ bụi đất như Ađam, do Thiên Chúa sai đến, nhưng không phải là Thiên Chúa. Theo Hồi giáo, ai nói Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, mắc tội phạm thượng (Kinh Koran, chương 2, câu 81; chương 3, câu 52; chương 5, câu 76).
[20] Hay phải uống nước (ou boire ces eaux): hiểu được chăng là những thừa sai bị chết đắm tàu khi đi truyền giáo.
[21] Tục xử bị treo cổ trên hố xuất hiện ở Nhật khoảng từ cuối thế kỷ 16: nạn nhân bị treo ngược đầu trên một hố mới đào; sau khi chết, người ta cắt dây cho xác rơi xuống hố. Hình khổ này tiếng Nhật gọi là Ana-tsurushi. Vào thế kỷ 17 nhiều thừa sai ở Nhật bị hành quyết như vậy.
[22] Vì tôn kính Anrê Phú Yên tử đạo ở Quảng Nam 26-7-1644, cha Rhodes giữ sọ của vị này bên mình, rồi mang về tới Roma. Hiện nay sọ của Anrê Phú Yên đang được đặt tại trụ sở Bề trên Cả Dòng Tên ở Roma.
[23] Rhodes là tu sĩ năng nổ, nhiệt tình, can đảm, có nhiều sáng kiến, dám nói, dám làm, nhưng rất vâng phục bề trên. Đọc hết cuốn Divers voyages et missions của cha, chúng ta cũng thấy được cha có đức vâng phục đáng ca tụng: Trên đường đi Nhật Bản phải ngừng hơn hai năm tại Goa, không tiếp tục đi Nhật được vì cấm đạo, nên cha đã vâng lời bề trên tạm ở lại Goa; khi tới Áo Môn, không thể đến Nhật được, cha vâng lời bề trên đến Đàng Trong cuối năm 1624; sau khi bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài năm 1630 cha cũng vâng ý bề trên ở lại Áo Môn dạy thần học 10 năm, điều mà cha không thích; nhất là vâng phục bề trên ngừng hoạt động ở Pháp để đi Ba Tư truyền giáo từ cuối năm 1654.
[24] Ngay giữa năm 1658, khi viết thư cho người em ruột là cha Georges de Rhodes, A.de Rhodes đã nhắc tới việc Thủ tướng Ba Tư cho biết sẽ chuyển các tu sĩ Tây phương ra ngoại thành (Kho lưu trữ Dòng Tên Tỉnh Paris, Fonds Rybeyrete, n.161)
Từ nửa thế kỷ nay, rất nhiều sách báo viết về Alexandre de Rhodes: khen có, chỉ trích cũng có. Họ tìm hiểu, giải thích từ nguồn gốc gia tộc ông đến những hoạt động truyền giáo, những cách “hội nhập văn hóa” và công trình chữ quốc ngữ của ông. Tuy nhiên, hình như chưa ai công bố trên sách báo về những giờ phút cuối cùng cuộc đời ông dựa theo các tư liệu lịch sử.
May mắn cho chúng tôi, vì cách đây 30 năm, chúng tôi đã vô cùng sung sướng nhận được một tư liệu viết tay này 11.11.1660 do Amé Chezaud tường thuật về cái chết của ông. Amé Chézaud, như bạn đọc sẽ thấy dưới đây, người sống cùng một nhà, cùng ăn một mâm, cùng hoạt động truyền giáo với Alexandre de Rhodes tại Ispahan, thủ đô Ba Tư thời đó; hơn nữa, Chézaud còn ở bên cạnh Rhodes trong suốt cơn bệnh cuối cùng, vào chính giờ phút Rhodes tắt thở và tổ chức lễ tang cho ông.
Tư liệu này Chézaud viết đúng 6 ngày sau khi Rhodes nhắm mắt lìa đời, nên có thể tin vào những gì ông thuật lại là có thật. Bạn đọc sẽ thấy sau đây cách diễn tả của Chézaud, người bạn của kẻ qua đời, có thể đặt vào bản tường thuật những tình cảm và lối suy diễn của riêng ông.
Dù sao đi nữa, thiết tưởng đây cũng là một tư liệu đáng trân trọng đối với những người quan tâm nghiên cứu về Alexandre de Rhodes. Riêng chúng tôi, sau khi được đọc tư liệu này, chúng tôi có được cái nhìn rộng rãi hơn về nhà truyền giáo số 1 ở Việt Nam thế kỷ 17, về người đã đóng góp rất nhiều cho công trình sáng tạo chữ quốc ngữ, hơn nữa là người cho xuất bản 3 sách chữ quốc ngữ đầu tiên. Bởi những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn giới thiệu cùng bạn đọc.
I. Alexandre de Rhodes! Ông là ai?
Tuy bạn đọc đều biết Alexandre de Rhodes là ai, có liên hệ gì với Giáo hội và xã hội Việt Nam, nhưng thiết tưởng cũng nên nhắc lại cuộc đời của ông trên vài trang giấy, sau đó mới bàn đến những ngày cuối đời của ông trên dương thế. Cũng xin bạn đọc lưu ý: Trong tập này chúng tôi xin viết đúng tên Alexandre de Rhodes, hoặc viết ngắn gọn hơn là Rhodes, nhưng không dùng tên Đắc Lộ là tên người ta mới “đặt” cho ông từ 29-5-1941.
1. Thanh thiếu niên một nơi, thành nhân một chốn
Gốc gác Do Thái hay Pháp, Tây Ban Nha? Trước đây, người ta cho rằng Rhodes thuộc dòng dõi Do Thái, từ lâu đời có mặt tại Tây Ban Nha, xứ Aragon, miền Calatayud. Bốn năm gần đây, một linh mục Xuân Bích người Pháp, Michel Barnouin (tên Việt là Sơn) công bố một tài liệu về dòng họ Alexandre de Rhodes, nhận định rằng, không có dấu chỉ Rhodes thuộc dòng dõi Do Thái như người ta tưởng (de Rhodes ne laisse percevoir aucun véritable indice de judaité)[1]. Hãy cứ tạm nhận cho Rhodes có nguồn gốc Do Thái, vì vậy Cụ Tổ của ông ở Tây Ban Nha bị trục xuất cùng với 300.000 người Do Thái trong đợt 31-3-1492 vì chính quyền nước này kỳ thị người Do Thái [2]. Bỏ Calatayud đi đâu? Cụ tổ của Alexandre, Jean Chimenes de Rhodes (ghi trong bản di chúc năm 1497 bằng tên này), tức Jean de Rhodes, phải khăn gói chạy về Avignon, nơi gặp gỡ, hội tụ cho nhiều dân tộc, ngôn ngữ; đó là thành phố đã được Tòa thánh Roma mua lại trước đó 144 năm. Từ đấy Avignon là đất của Tòa thánh; chỉ đến năm 1791, Avignon mới trở thành đất của Pháp hoàn toàn.
Sinh 15-3-1593, thuộc giáo xứ thánh Madalena tại Avignon (từ năm 1960, Torralba chứng minh năm sinh 1591 của A.De.Rhodes là sai), A.de Rhodes cũng như những người trong gia đình sống tại Avignon, là công dân dưới quyền Đức thánh cha, mang quốc tịch Tòa thánh, mặc dù ông nói tiếng Provencale và tiếng Pháp. Thân sinh của Alexandre là Bernardin II de Rhodes, một quan chức giàu có, mang tước vị Ecuyer d’Avigon, kết hôn với Francoise de Raphaelis ngày 10-9-1590, anh của ông là Jean (1591-1621), tiến sĩ luật học; em trai là Georges (1597-1661) tu trong Dòng Tên, nhiều năm làm giáo sư thần học; ngoài ra còn 5 em ruột nữa: Gabrielle, Laure, Suzanne, Francois, và em út là Hélène sinh năm 1607 [3].
Bảy tuổi, Alexandre cắp sách đến trường Trung Tiểu học Avignon dưới quyền điều khiển của các linh mục Dòng Tên (Collège d’Avignon), theo học trường này từ năm 1600-1612. Theo chương trình học (Ratio Studiorum) của Dòng Tên được chính thức thi hành từ 8-1-1599, gồm 3 cấp:
Tiểu học: tức cấp 1 (Petit Collège) tính từ dưới đi lên gồm các lớp 5, 4, 3, 2, 1, tuổi từ 7-13: Các lớp tiểu học 5, 4, 3 học ngữ pháp La văn, Hi Lạp, tập nói và viết cho đúng; về La văn theo Cicero, còn Hi Lạp theo tác giả Ovide, Catulle, Tibulle, Properce, Virgile. Lớp 2 (Humanités), tuổi 10 và 11, nhằm trau dồi văn chương, thi văn La ngữ, Hi Lạp; về La văn theo các tác giả César, Tite-Live, Quinte-Curce, Horace, còn về Hi Lạp theo Esope, thánh Chrysotome, các thư của Platon, Synésios, và Iliade của Aristophane. Lớp 1 (Rhétorique), tuổi 12 và 13, nhằm trau chuốt văn chương Hi-La trong khi nói cũng như viết, đồng thời học Sử Địa, Luân lý tổng quát; về La văn theo Cicero (Partitiones, Do oratore v.v…); về Hi Lạp theo Quintilien, Tite-Live, Hésiode, Homère, Pindare-Démosthè ne. Bậc Tiểu học có khi thêm lớp 6, cũng vào lứa 7 tuổi.
Trung học: tức là cấp 2 (Moyen Collège, Cycle des Arts), tuổi từ 14-16; bắt đầu học Triết trong hai môn Siêu hình học và Luận lý học theo Aristote và Platon; về khoa học gồm Vật lý, Vạn vật học, Thiên văn, Toán học theo các tác phẩm của Aristote, Euclide, Sacro Bosco, Oronce Finé, các lý thuyết về các hành tinh của Peurbach, lượng giác học của Regiomontanus (cũng gọi là Johann Muller). Trong bậc này, các tu sĩ Dòng Tên (nếu khấn lần đầu độ tuổi này) học 3 năm, học sinh giáo dân 2 năm.
Việc lên lớp Tiểu và Trung học không theo năm học, nhưng theo khả năng.
Cao đẳng, hay cấp 3 (Grand Collège), đây là cấp Đại học, phải học đủ 4 năm chuyên về Thần học. Thường là do một Ban giám đốc riêng biệt điều khiển, trường cũng được đặt xa hai trường Trung Tiểu học; còn Trung Tiểu học thường có một Ban giám đốc chung [4].
Vậy, Rhodes học ở Collège d’Avignon được hiểu là Trung Tiểu học, từ năm 1600-1612, tức 12 năm, lúc đó Rhodes được 19 tuổi. Nhờ học với các cha Dòng Tên, nên ơn gọi tu Dòng Tên của Rhodes được định hình dễ dàng hơn. Nhưng Rhodes lại không xin gia nhập Dòng Tên tại Lyon, nơi có Nhà Tập, ngay phía Bắc Avignon; trái lại cậu thanh niên lại cất công đến Roma để xin vào Nhà Tập tại đây. Ngôi Nhà Tập mang thánh hiệu Anrê này, đã cung cấp cho Dòng Tên bao nhiêu nhân vật lỗi lạc về nhiều mặt.
Tại sao phải sang tận Roma? – Chẳng phải vì ham cái Roma cổ kính, nhưng chỉ vì khi gia nhập Tỉnh Dòng Tên Roma, sẽ dễ dàng được vua Bồ Đào Nha chấp thuận cho ông đi truyền giáo ở xứ Mặt trời hơn, là xứ cũng thuộc quyền vua Bồ Đào Nha theo chế độ bảo trợ (padoado Portugues).
Chính thức vào Nhà Tập ngày 14-4-1612, tuổi 19; hai năm sau, theo Hiến pháp Dòng Tên, Rhodes được khấn lần đầu ngày 15-4-1614. Tuy mới chỉ là “con nít” xét về thời gian tu trì, ấy vậy mà đã “cả gan” trong chính ngày khấn lần đầu, viết đờn chỉ gồm 20 dòng chữ bằng Ý văn, xin cha Bề trên Cả Claudius Aquaviva cho đi truyền giáo nơi xa xôi. Chưa được như ý xin; thế là thầy Rhodes của chúng ta bắt đầu năm thứ nhất Thần học tại Collège Romain, chứ chẳng phải ở Áo Môn hay ở Goa (nếu được chấp thuận cho đi truyền giáo ở Đông Á hay Nam Á). Thử “thời vận” một lần nữa xem thế nào: ngày 15-5-1617, cuối năm Thần học thứ ba, Rhodes viết một đơn khác bằng La văn chứ không bằng Ý văn như đơn viết năm 1614, nhưng vắn hơn hai dòng chữ, đệ lên cha Bề trên Cả Mutio Vitelleschi. Lần này, Rhodes ghi rõ: nhất là từ hai năm nay, con cảm thấy được lôi cuốn bởi lòng ao ước lớn lao vì phần rỗi người Nhật, Trung Hoa hay bất cứ người lương dân nào. Vẫn bặt vô âm tín! Cha Bề trên Cả chẳng nói chẳng rằng. Đánh bạo một phen nữa: vào mùa thu 1617, tức là khoảng tháng 10, đầu năm Thần học thứ bốn của Rhodes, thầy phóng tay viết một hơi 67 dòng chữ bằng La văn trên hai trang giấy khổ lớn như khổ giấy A4 ngày nay. Lời lẽ rất tha thiết, ý tưởng vững chắc, thật mạnh mẽ hùng hồn! Mấy dòng cuối lá đơn, thầy càng như muốn “lên giọng” thuyết phục cha Bề trên Cả hơn, khi đem ra những lý do có tính cách tôn giáo, học vấn, sức khoẻ và xã hội chính trị: con chẳng nghĩ tưởng rằng sinh quán của con có thể gây trở ngại hơn cho việc con đến vùng Ấn Độ, vì con là người Avignon, nên con là công dân của Đức thánh cha, con cũng có sức khoẻ, và con đang bắt đầu vào tuổi 25, con đang theo Thần học năm thứ bốn [5]. Chờ đợi. Cứ đợi chờ và cầu nguyện !
Rhodes vừa thụ phong linh mục xong, thì, đùng một cái, chính trong ngày lễ Phục sinh năm 1618, cha Bề trên Cả Vitelleschi gọi vị tân linh mục nhà ta sang Trụ sở của ngài, nói cho biết ngài chấp thuận cho đi Nhật Bản truyền bá Tin Mừng như ý nguyện. Vui quá là vui! Từ đây, Rhodes dành ra 6 tháng liền chăm chú học Toán học và Thiên văn như khi miệt mài theo khoa Thần học, hầu để thu phục nhân tâm làm cho người ta nhận biết Thiên Chúa.
2. Đông – Tây xa cách mọi mặt
Các nhà truyền giáo thời ấy muốn đi từ Châu Âu qua Đông Á, trừ Philippin, thường phải theo ngả Lisbõa, để từ đó tàu vua Bồ sẽ chở đi. Cuối tháng 1-1619 Rhodes tới thủ đô Lisbõa, sau khi rời bỏ Roma từ cuối năm 1618, ghé qua Avignon thăm gia đình. Ngày 4-4-1619 nhà truyền giáo lên tàu từ thủ đô Bồ Đào Nha, tới hải cảng Goa 9-10-1619. Vì xứ Anh đào đang cấm đạo nghiêm ngặt, bề trên Dòng Tên ở Goa tạm giữ ông lại hơn 2 năm trời, mãi đến 22-4-1622 Rhodes mới lên tàu từ Goa, tới Malacca 28-7-1622, nhưng rồi phải đến ngày 29-5-1623 Rhodes mới có mặt tại Áo Môn, chờ đi Nhật Bản. Tại đây, cũng như ở Goa từ 1619-1622, dù Rhodes chưa chính thức hoạt động truyền giáo, nhưng đã tỏ ra là nhà thừa sai năng động, nhiệt tình, dám nói dám làm, đặc biệt trong phương diện hội nhập văn hóa [6].
3. Còn hơn cả những gì mong đợi
Cuộc cấm đạo ở Nhật do Tướng quân Phong Thần Tú Cát khởi đầu từ 1587, rồi đến Tướng quân Đức Xuyên Tú Trung năm 1614, làm cho Giáo hội non trẻ ở đây tàn lụi dần. Giữa lúc ấy thì ở Đàng Trong xem ra việc truyền bá Tin Mừng khá thành công; do đó Bề trên Dòng Tên ở Áo Môn gửi Rhodes đến xứ chúa Nguyễn Phước Nguyên thời ấy. Thế là cuối năm 1624 (hoặc đầu năm 1625) Rhodes có mặt tại Thành Chiêm (Thanh Chiêm, Kẻ Chăm) cách Hội An về phía Tây chừng 4km, để học tiếng Việt với linh mục Francisco de Pina, một tu sĩ Dòng Tên đầu tiên thời điểm ấy thông thạo tiếng Việt nhất. Xem ra từ cuối năm 1624 đến tháng 6-1626, Rhodes được Bề trên cho ở Đàng Trong với mục đích chính là học tiếng Việt và làm quen dần với con người và xã hội Việt, để rồi tung ông ra Đàng Ngoài. Vì vậy, theo các tài liệu của Rhodes, thì hơn một năm ở xứ Trầm hương Yến sào, Rhodes chỉ có một lần theo Francisco de Pina ra Huế, khi Pina làm bí tích rửa tội cho bà Minh Đức Vương thái phi vào năm 1625. Cũng chẳng thấy Rhodes nói đến các công việc khác.
Để chuẩn bị cho sứ vụ ở Đàng Ngoài, Rhodes phải về Áo Môn đã, không thể trực tiếp từ xứ chúa Nguyễn vào xứ của chúa Trịnh được, vì hai nhà cầm quyền đang thù nghịch nhau dữ dội.
Tháng 6-1626, Rhodes cùng với linh mục Pedro Marques bỏ Đàng Trong về Áo Môn chờ gió mùa sang năm sẽ vào đất chúa Trịnh. Vâng, ngày 12-3-1627, Rhodes và Marques lên tàu từ Áo Môn, chỉ một tuần sau, ngày 19-3-1627, tàu tới bờ biển cửa Bạng tại Thanh Hóa. Lắm sáng kiến, lại nói tiếng Việt ngon lành, Rhodes đã chinh phục lòng người ở vùng cửa Bạng khá dễ dàng. Chẳng thế mà chỉ trong 2 tuần ở đây, ông đã làm cho 32 người tin vào Đức Kitô. Tại An Vực và Vân No, tức tỉnh lỵ Thanh Hóa ngày nay, dù chỉ ở tạm chừng 2 tháng, cũng có đến 200 người được rửa tội. Ngày 2-7-1627, hai nhà thừa sai được tận mắt nhìn thấy Thăng Long, kinh thành ngàn năm văn vật. Lúc đầu các ông được chúa Trịnh Tráng rất quý mến, ra lệnh dựng nhà cho hai ông ở (có lẽ sát với đền Bà Kiệu cạnh hồ Hoàn Kiếm). Nhờ đó, uy tín hai ông càng lớn. Chẳng những giới bình dân mà cả giới trí thức, quan lại và một số vị Sư ở Cầu Giấy cũng đến với Rhodes, người được gọi là Tiến sĩ Tây phương. Nhưng chỉ mấy tháng sau, người ta tung tin hai ông Tiến sĩ Tây phương là gián điệp của chúa Nguyễn tung ra Đàng Ngoài, là kẻ làm bùa phép (khi làm các Bí tích), là kẻ phá hoại đất nước, thuần phong mỹ tục của xã hội, vì rao truyền đạo giáo mới lạ, kỳ cục, lại chỉ cho phép người ta được lấy có mỗi một vợ!
Thế là những chuỗi ngày “xui xẻo” ập đến: 28-5-1628 hai cha bị quản thúc tại chính ngôi nhà do chúa Trịnh cung cấp; 10 tháng sau, 3-1629, hai vị bị chúa Trịnh ra lệnh đưa xuống Bố Chính. Nhưng hai cha cứ từ từ lần mò lên tới Vinh, rồi cơ hội đến, hai cha theo tàu Bồ Đào Nha lại lên Thăng Long. Rốt cuộc, tháng 5-1630, hai cha bị chúa Trịnh trục xuất hoàn toàn khỏi xứ.
Tuy ở Đàng Ngoài hơn 3 năm, nhưng tính ra chỉ hơn một năm đầu là được tự do. Vậy mà tổng cộng số người được rửa tội lên đến 5.602, chưa kể Rhodes đã lập được tu hội Thầy giảng, mà ba vị đầu tiên tuyên khấn đều là ba nhà Sư: Phanxicô Đức, Anrê Tri, Inhaxiô Nhuận.
Về Áo Môn, Rhodes “bị chỉ định” làm Giáo sư Thần học tại Học viện Madre de Deus, điều mà ông không cảm thấy thích thú, chỉ làm vì đức vâng phục. Trong 10 năm trời, 1630-1640, Rhodes ở Áo Môn làm “cái nghề” tay trái ấy, nhưng vẫn hoàn toàn đặt mình trong sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Đúng là ông giống như chiếc gậy trong tay ông già.
4. Đùa với tử thần
Năm 1639 tất cả 6 Giêsu hữu bị chính quyền đuổi khỏi Đàng Trong. Với tình hình này, Bề trên phải tìm một người trước đây đã quen thuộc với xã hội Đàng Trong để can đảm và mau lẹ ứng xử với mọi tình huống về mặt tôn giáo. Ai đây? Phải chọn Rhodes thôi, lúc này cha vừa đúng 47 tuổi.
Từ năm 1640-1645, Rhodes ở Đàng Trong, đôi khi có vài anh em đến trợ lực n hư cha Alberto và Mattos ở được vài tháng. Trong thực tế, Rhodes như “kẻ một mình một chợ” trong suốt thời gian trên, tha hồ mà sáng kiến, tha hồ mà chống chọi, tâm hồn thì rất an hòa thư thái, nhưng thân xác thì rong ruổi khắp Đàng Trong, khi trên bộ lúc dưới thuyền, sống chết lúc nào không hay. Hai lần bị bắt, một lần bị chính chúa Nguyễn Phước Lan lên án tử hình, nhưng rồi nhờ có vị Thái sư can gián, nên đổi ra án trục xuất khỏi xứ sở, nếu còn đến Đàng Trong lần nữa sẽ bị tiền trảm hậu tấu.
Tổng cộng trong giai đoạn này, 4 lần đi về giữa Áo Môn-Đàng Trong thật là cực khổ; mỗi lần tạm rút lui khỏi Đàng Trong cũng có nghĩa như bị chính quyền hoàn toàn trục xuất khỏi đây. Thời gian những lần đi về:
Tháng 2-1640 đến tháng 8-1640;
Tháng 12-1640 đến tháng 7-1641;
Tháng 1-1642 đến tháng 7-1643;
Tháng 1-1644 đến tháng 7-1645.
5. Bao la mà vẫn chật chội
Rhodes phải rời bỏ Đàng Trong ngày 3-7-1645 (nơi khác Rhodes lại ghi là ngày 9-7-1645) [7], mang theo di tích thánh là sọ của thầy giảng Anrê Phú Yên tử đạo tại Gò Xử ở Thành Chiêm ngày 26-7-1644 chính Rhodes chứng nhận tận mắt. Từ đó trở đi không bao giờ Rhodes đến nứơc Đại Việt này nữa.
Theo lời yêu cầu của Bề trên Dòng Tên ở Áo Môn, ngày 20-12-1645 Rhodes đáp tàu về Roma, để trình bày với Bề trên Cả Dòng Tên về tình hình Tỉnh Dòng Nhật Bản, với Tòa thánh về thực trạng Giáo hội Việt Nam. Đường về Roma đối với Rhodes còn nguy hiểm gian nan hơn cả những chuyến vượt biển trước đây, bởi vừa lâu dài, vừa bị người Hà Lan bắt giam, gần 3 tháng ở Jakarta vì dám dâng Thánh lễ ở đây là nơi do người Hà Lan theo đạo Tin Lành cai quản. Ngày 27-6-1649 mới “vác xác” về tới “Kinh thành muôn thuở” sau một cuộc hành trình 3 năm 6 tháng!
Bận việc quá! Tại Roma, nhà truyền giáo số 1 ở Việt Nam vừa phải lo xuất bản 5 cuốn sách để nói cho Giáo hội Châu Âu biết về Giáo hội Việt, về thành quả chữ quốc ngữ, lại phải vận động chạy ngược chạy xuôi, đến cả xứ Piémont, Thuỵ Sĩ để tìm mấy ứng viên giám mục cho xứ Con Rồng Cháu Tiên theo ý Tòa thánh. In sách thì được rồi, nhưng chẳng ai muốn đi làm giám mục ở nơi xa xôi hẻo lánh quá là khác lạ với Châu Âu.
Được sự chấp thuận của Thánh bộ Truyền giáo, Rhodes trở sang Pháp, đi tìm ứng viên giám mục. Cuối năm 1652, Rhodes bỏ Roma về Lyon, lên Paris thực hiện cho được mục đích. May quá, trong nhóm Bạn hiền (Bons Amis), ba linh mục trẻ có đủ khả năng, sẵn sàng đi làm giám mục ở đất Việt.
Nhưng, khốn thay, chính Đức thánh cha Innocens XI lúc đó lại không muốn cho người Pháp giữ trọng trách này, còn vua Bồ Đào Nha thì cực lực phản đối, lại còn dọa, nếu Tòa thánh cử người Pháp vào sứ vụ này, đế quốc rộng lớn Bồ Đào Nha sẽ không vâng phục Tòa thánh nữa. Sợ! Đức thánh cha liền yêu cầu cha Bề trên Cả Dòng Tên Goswinus Nickel chuyển Rhodes đi khỏi Pháp.
6. Mênh mông nước Ba Tư
Phải vâng lời Đức thánh cha ngay lập tức, không trì hoãn một giây. Cha Bề trên Cả thì đương nhiên rồi; còn Rhodes cũng thế, vì ông đã khấn trọng 4 lời Khấn trước năm 1635. Đức vâng phục của linh mục Dòng Tên này thật tuyệt vời, cha Amé Chézaud đã viết như thế trong bức thư đưa tin cha Rhodes qua đời. Cũng về đức vâng phục, Chézaud viết trong bức thư trên: “Tôi không muốn nói đến đức vâng phục và khiêm tốn của cha, vì nếu có nói, tôi chỉ nói được cách mập mờ. Tuy nhiên, nếu ai muốn biết cảm nghĩ của tôi và của anh em chúng tôi về điều đó thì chúng tôi đều đồng tâm nhất trí về điều này để nói rằng, cha thật tuyệt vời […]. Ai đã biết cha nhờ sống với cha thì chẳng hồ nghi về điều này […]. Tôi chắc chắn rằng những ai trong anh em chúng tôi đã được cha cùng sống và cùng làm việc lâu dài, có thể còn nói nhiều chi tiết đặc biệt hơn về điều sau đây trong bản tường thuật này; điều đó lại chính là điểm cuối cùng cuộc đời cha, tỏ ra đâu là mấu chốt của mọi thứ dệt nên đời cha. Chưa bao giờ người ta thấy một tu sĩ giống như cây gậy của ông già, chưa thấy cha trong tất cả cơn bệnh; cha nhẫn nhục, nhạy cảm hơn cả cây gậy, vì cha sẵn sàng ở tư thế như người ta muốn, đến mức như cha còn có ý chí hơn cả cây gậy”.
Đưa cha Rhodes đi làm việc ở đâu bây giờ? Chẳng rõ cha G.Nickel có phải nát óc vì vụ này không. Chỉ biết, Bề trên Cả không trả Rhodes trở lại cho Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản, lại cũng chẳng phái đi một nơi nào dễ dàng cho ông hơn, nhưng “tống ngay đi” một vùng chẳng thuận tiện: Ba Tư! Ôi, cái vương quốc huyền bí một ngàn một đêm lẻ!!! Toàn là Hồi giáo (hiện nay nước Iran – trứơc đây gọi là Ba Tư – rộng 1.650.000 km2, dân số 56 triệu, nhưng chỉ có 13.000 người Công giáo, ngoài ra 93% theo Hồi giáo phái Si-it).
Đi Ba Tư, nhưng ở tại đâu? Thưa ở tại Ispahan (Asfahan), thủ đô của Ba Tư thời ấy, phía Nam Téhéran ngày nay (từ năm 1788, Ba Tư dời thủ đô từ Ispahan lên Téhéran).
Ngày 16-11-1654, Rhodes lên tàu từ cảng Marseille để tới Malte; lại lên tàu từ đảo Malte để đi Syria; ngày 11-12-1654 tới Seyde thuộc Syria; mừng lễ Chúa giáng sinh tại Thánh địa Palestine; mãi đến 1-11-1655, Rhodes mới đặt chân lên Ispahan. Thật ra, đối với con người xứ Avignon này, thì Ispahan cũng chẳng lạ lẫm gì, bởi vì trong chuyến đi từ Áo Môn về Roma, Rhodes đã ngừng tại Ispahan 2 tháng rưỡi kể từ ngày 13-4-1648 đến 28-6. Tại Ispahan có một cộng đoàn Dòng Tên, gồm Rhodes là bề trên và cha Chézaud cùng tu huynh Berthe.
Vương quốc Ba Tư rộng lớn mênh mông, nhưng đối với Rhodes cũng như các thừa sai khác (Augustinô, Capuxinô…) vẫn chật chội, bởi lẽ dân chúng toàn là Hồi giáo, giảng đạo ai chịu nghe, làm sao cho người Hồi giáo chân nhận Đức Giêsu Kitô chẳng những là ngôn sứ của Thiên Chúa mà còn là Thiên Chúa thật. Gì gì đi nữa nhà thừa sai của chúng ta cũng phải học tiếng Ba Tư đã. Sáu mươi hai tuổi rồi, dù Rhodes có tài về ngôn ngữ cũng chẳng phải như khi học tiếng Bồ, tiếng Việt. Về vấn đề học ngôn ngữ Ba Tư, trong thư Rhodes gửi cho người em ruột là linh mục Dòng Tên Georges, ngày 20-5-1658: từ khi anh đến ở xứ này, Chúa đã ban ơn cho anh học được tiếng Ba Tư: anh biết tạm đủ để giảng thuyết.
Đọc bức thư của Amé Chézaud, chúng ta thấy cuộc truyền giảng Tin Mừng của Rhodes ở Ba Tư chẳng thu lượm được mấy kết quả: “Tính dịu dàng của cha [Rhodes] đã làm cha luôn ứng xử như con chiên giữa bày sói, chịu đựng vui vẻ những lời lăng nhục, khinh bỉ và cả gạch đá, mà bây giờ tại đây người ta quen tiếp đón chúng tôi như thế, đáp lại phần thưởng đó là những lời như Sữa tốt lành ngọt ngào cùng lời chúc lành”.
“Để tỏ lòng nhiệt thành, cha đi khắp các làng chung quanh tìm kiếm trẻ em bệnh hoạn, hy vọng rửa các em bằng nước thanh tẩy khi các em gần sinh thì. Cha không sốt ruột dù thấy mình bị người lương dân chế nhạo, cũng chẳng nản lòng bỏ cuộc kể cả đôi khi cảm thấy bị dội vì đã không thể diễn tả cho đúng trong tiếng Ba Tư; cha cũng chẳng bao giờ nản chí trong những dịp ích lợi cho phần rỗi người lương dân, không sợ sệt, không e ngại chút nào, hơn nữa, còn được thúc đẩy ước ao chịu chết bằng con đường đó. Đôi lúc xem ra cha nhiệt tình quá mức (nếu cha có thể vượt qua khỏi) đến nỗi cha nghĩ là mình đã chẳng mang lại kết quả ở đây như cha đã làm được ở nước khác. Thật ra không hẳn là không có kết quả, cũng chẳng phải là cha nhụt nhuệ khí, nhưng chỉ do thiếu mầm mống vì không được chuẩn bị và kém sâu lắng”.
Sánh với cuộc thành công của Rhodes ở Việt Nam trước đó, thì Ba Tư chẳng có là bao, nếu không nói là thất bại. Chẳng riêng gì Rhodes, mà các nhà thừa sai ở xứ này cũng thế thôi. Chính Rhodes chẳng ghi lại gì đáng kể trong 5 năm 4 ngày ông ở Ba Tư. Quá là chênh lệch giữa xứ một ngàn một đêm lẻ với xứ Con Rồng Cháu Tiên!
Ngày 5 tháng 11 năm 1660, Alexandre de Rhodes, nhà thừa sai của chúng ta qua đời tại Ispahan, thọ 67 tuổi.
Liền đây, chúng tôi xin trình bày bức thư của cha Amé Chézaud, thuật lại lúc cha Rhodes bệnh nặng rồi qua đời. Đó là mục đích của tập này.
II. Thư báo tin Alexandre de Rhodes qua đời
1. Vài điều cần lưu ý
Chính bức thư do cha Amé Chézaud viết trong 3 trang giấy khổ 20cm60 x 29cm50, chữ viết nhỏ li ti, văn dài lê thê, nhiều chỗ chấm câu không rõ ràng, lại là thứ tiếng Pháp thế kỷ 17. Chính vì vậy, khi phiên dịch sang tiếng Việt, chúng tôi không thể dịch theo nghĩa từng chữ; đàng khác cũng không thể chấm câu hoàn toàn như nguyên bản. Chắc chắn trong bản dịch này có nhiều khiếm khuyết, mong bạn đọc chỉ giáo.
2. Tờ thứ nhất của bức thư
Tờ thứ nhất của bức thư là tờ giấy trên đó viết mấy dòng chữ, đề tên, địa chỉ người nhận và tên cùng địa chỉ của người mà tác giả muốn nhờ ông chuyển cho người nhận thư. Chúng tôi tạm coi tờ giấy này như một bao thư, dù không mang hình thức bao thư, không dán kín. Sau đó sang tờ thứ hai trở đi mới chính thức là bức thư. Vậy chúng tôi xin mô tả chi tiết hơn mấy dòng chữ tờ thứ nhất của bức thư này.
Trên cùng trang giấy của tờ thứ nhất, có ba loại nét chữ khác nhau, chứng tỏ do ba người viết: Amé Chézaud và hai người khác.
a. Trước hết là nét chữ của chính tác giả bức thư, cha Amé Chézaud:
Gửi cha đáng kính/Jacques Renault / Giám tỉnh Dòng Tên Pháp/tại Parys.
(A Mon Reuer, Pere/Le P.Jacques Renault Pro=/uincial de france de la Compagnie/de Jesus/a Parys)
Nhờ cha đáng kinh Georges / de Rhodes cũng thuộc Dòng Tên / tại Lyon.
(Rẽcommandee au R.P.Georges / de Rhodes de la mesme Compie / a Lyon.
b. Tiếp đến là chữ một người khác viết bằng La ngữ, nhưng chúng tôi không biết của ai; chỉ phỏng đoán của người làm việc ở Kho lưu trữ;
Cha Alessander de/Rodes/qua đời tại Aspan tháng 11/1660.
(Obiit / P. Alessander de / Rodes Aspani nouẽ/1660)
c. Sau cùng nét chữ của người thứ ba, trên cùng trang giấy; chúng tôi cũng không biết do ai viết:
Thư này được viết / do chính tay / cha Aymé Chezaud.
(Cette lettre est escrite / de la propre main / du P.Aymé Chezaud)
Để bạn đọc hiểu biết rộng hơn, chúng tôi xin ghi lại tiểu sử hai nhân vật mà chúng tôi có tư liệu: Amé Chézaud và Georges de Rhodes:
Amé Chézaud (1604-1664); chính cha Chézaud ký tên Amé Chézaud trên bức thư cha viết tại Ispahan ngày 11-11-1660, đưa tin cha A.de.Rhodes qua đời; có người lại viết tên cha là Aymé Chezaud; còn cha Joseph Déhergne viết là Aimé Chézaud. Cha Chézaud sinh năm 1604 tại Lyon; giai nhập Dòng Tên tại Avignon 22-9-1627; khấn trọng tại nhà thờ thánh Giacôbê của Dòng Tên tại Marseille ngày 7-6-1637. Năm 1639 Chézaud đi truyền giáo tại Syria; năm 1652 cha lập cư sở (residentia) Dòng Tên tại Julfa gần Ispahan; khi cha Alexandre de Rhodes đến Ispahan làm bề trên cộng đoàn Dòng Tên ở đây, thì (có lẽ) chuyển cộng đoàn ở Julfa vào Ispahan. Từ khi Alexandre de Rhodes có mặt tại Ispahan, 1655, cho đến khi qua đời, 1660, Chézaud luôn ở với cha, trừ khoảng 11 tháng, 1658-1659, Chézaud theo lời yêu cầu của Alexandre de Rhodes, đi đường bộ theo ngả Khorassan đến vùng Tartarie truyền giáo. Không thành công, Chézaud lại trở về Ispahan khoảng cuối năm 1659 đầu 1660. Chézaud qua đời tại Ispahan ngày 14-9-1664 [8].
Georges de Rhodes (1597-1661), sinh tại Avignon 28-12-1597; là em ruột của cha Alexandre de Rhodes; gia nhập Dòng Tên tại Avignon 16-10-1613; qua đời tại Lyon 17-5-1661. Khác với anh mình là Alexandre, quãng đời của Georges quanh quẩn trong vùng Avignon và Lyon. Có lẽ chưa bao giờ Georges ra khỏi nước Pháp, chứ đừng nói đến việc đi tới những miền đất xa lạ ở châu Á như Alexandre. Xem ra hoạt động của Georges tập trung vào việc dạy học nhiều hơn; vì trong gần 25 năm trời cha dạy học ở trường Trinité và Notre-Dame-du- Bon-Secours là hai trường của Dòng Tên tại Lyon. Các môn Georges giảng dạy: Nhân văn (Humanités): 3 năm; Văn chương (Rhétorique): 2 năm; Triết học: 6 năm; Tín lý: 11 năm; Luân lý: 2 năm. Những năm cuối đời, Georges làm Viện trưởng Notre-Dame-du- Bon-Secours. Georges viết những bộ sách lớn bằng La ngữ, được ấn hành vào các năm 1661, 1664 và 1671:
Disputationum Theologiae scholasticae in quibus Deus, angelus, homo, sex Tractatibus explicantur. Tomus prior, Lyon 1661, in-fol, 692tr.
Disputationum Theologiae scholasticae in quibus Christus, Deipara, Sacramenta, sex Tractatibus explicantur. Tomus prior, Lyon 1661, in-fol, 680tr.
Philosophia peripatetica, ad veram Aristotelis mentem. Libris quatuor digesta & disputata, pharus ad Theologiam scholasticam, Lyon 1671, in-fol, 704tr.
3. Bức thư phiên dịch sang tiếng Việt từ nguyên bản Pháp ngữ, kèm theo chú thích:
“Thư Luân lưu [9] về cha Alexandre de Rhodes qua đời
“Thư cha đáng kính. Bình an của Đức Kitô [10]. Xin báo tin cha hay, cha Alexandre de Rhodes đã qua đời tại đây vào ngày 5 tháng mười một, sau một cơn bệnh lâu dài và lên xuống thất thường. Bởi vì bệnh sưng bụng làm cha yếu mệt hầu như trọn tháng chín, tiếp đến là bệnh nhức buốt tai hại làm cha đôi khi không dâng Thánh lễ được (điều này còn gây đau đớn cho cha hơn là cơn bệnh). Tình trạng trên kéo dài đến giữa tháng mười, mà chẳng có phương thuốc nào giúp cha dễ chịu hơn. Từ đó cha phải nằm liệt giường, không còn dâng Thánh lễ được, vì cha còn bị rơi vào một thứ bệnh rỉ máu mà như người ta xét đoán do ung nhọt trong ruột. Chứng rỉ máu hay xảy ra, đã chẳng cho cha nghỉ yên chút nào ngày cũng như đêm. Những cơn khó chịu ấy kèm theo sự chán ngấy, đúng hơn là ăn chẳng biết ngon, rồi đến đau lá lách. Người ta đã chữa cha bằng mọi thứ thuốc mà người ta đoán phải có lợi cho cha, nhưng tất cả những thứ bệnh ấy chẳng chịu một loại thuốc nào. Rõ ràng là sức khoẻ của cha rất tàn tạ, suy nhược. Tuy nhiền nhờ tim cha còn tốt, nên ngay những ngày cuối cùng của cơn bệnh, chúng tôi thấy cha ít khi lên cơn sốt. Hy vọng những thứ bệnh đang tấn công cha, sẽ không thể làm cha chết vào chiều thứ sáu 5 giờ trước khi cha tắt thở. Vì lúc đó dường như sức khoẻ tốt hơn, nên cha dùng bữa theo thường lệ. đến bốn hoặc 5 giờ sau, nhờ ơn Chúa, cha chịu phép Bí tích rồi linh hồn về với Chúa cách nhẹ nhàng và thánh thiện. Tôi muốn nói mà không thêm bớt chút nào, đó là cha đã kết thúc cuộc đời như ngọn nến tàn dần.
“Theo tôi, đã từ lâu chẳng những cha ước ao, mà còn dự đoán và biết trước thời điểm định mệnh đó. Vì từ khi tu huynh Georges Berthe [11] và tôi trở lại đây, đến nay được một năm, thì cha đã nói với chúng tôi, cha tin tưởng rằng Chúa đã cho phép chúng tôi trở về để giúp cha trong giờ chết, kẻ giúp về phần thiêng liêng, người về phần xác. Từ đó cha chuẩn bị chết bằng cuộc linh thao thường niên với một tâm hồn sốt sắng mới mẻ, đặc biệt cha xưng tội chung về cả cuộc sống cũng vì ý ấy. Do đó, cha dọn mình kỹ lưỡng và lâu dài; cha xét mình và viết ra cả những chi tiết cùng hoàn cảnh lầm lỗi bé nhỏ nhất. Bởi đấy cha chỉ có thể hoàn thành trong nhiều ngày, luôn luôn với sự xúc động bề trong cũng như bề ngoài khi ăn năn tội, một sự xúc động lâu dài như cuộc đời của cha; mỗi lần xưng tội là mỗi lần cha xúc động. Cha xưng tội hàng ngày theo thói quen bao nhiêu có thể, ít nhất từ khi cha có mặt ở đây [1655]. Trong việc xưng tội, cha tìm ra chất liệu [tội] để xưng với một lương tâm kính sợ Chúa tới mức bối rối, coi là tội những thứ không phải là tội và cha dọn mình rất kỹ lưỡng như tôi biết, vì trong 5 năm 4 ngày[12] tôi được hân hạnh làm người giải tội cho cha (trừ khoảng 11 tháng tôi vắng mặt).
“Hầu hết và có thể nói là tất cả thư từ cha viết trong năm nay [1660] chứng tỏ rõ cha đã dự đoán cái chết gần kề; những ai nhận được thư cha viết trước khi phát cơn bệnh, đều có thể thấy điều đó.
“Cha đã xin tôi cho cha biết khi cơn bệnh trở nên nguy kịch, nếu người ta đoán được thực là nguy. Nhưng khi chúng tôi biết được thì chẳng còn thuốc nào chữa nổi.
“Vào lúc hai giờ chiều, cha ngủ thiếp đi mà chúng tôi lại nghĩ là tốt, vì xem ra giấc ngủ khá êm đềm và mạch của cha lại không giống với người chữa trị đã nhận định là mạch người sắp chết. Tuy thế tình trạng này kéo dài tới khi cha tắt thở tức là khoảng tám giờ sau [13].
“Cha dâng Thánh lễ cuối cùng ngày 24 tháng mười, sau đó phải liệt giường hoàn toàn và xưng tội cùng rước Mình Thánh Chúa nhiều lần. Chính cha ước ao được ăn năng rước Mình Thánh, nhưng vì lòng cung kính lại không dám, bởi nghĩ mình chẳng xứng.
“Bệnh rỉ máu hành hạ cha hầu như đêm ngày bất kể giờ giấc. Trạng thái yếu liệt cuối cùng này gây bất lợi cho chúng tôi và làm cho chúng tôi mất an ủi, vì chúng tôi hy vọng qua lời chúng tôi hứa với nhau, cha sẽ được đóng ấn cuộc đời bằng việc chịu phép Xức dầu bệnh nhân; nhưng cơn yếu liệt ấy đã cất khỏi cha không còn dịp tỏ lòng sốt sắng bằng việc lãnh nhận phép Xức dầu, điều mà cha đã xin từ trước.
“Đó, cái chết đã xảy ra với cha vào tuổi ngoài lục tuần bắt đầu kể từ ngày tháng năm [14] là lúc cha sinh tại Avignon; như thế người ta có thể nói là cha là người của thế kỷ khác, do đời sống của cha gần với đời sống các tông đồ hơn là vì số những năm cha sống.
“Cha qua đời để lại cho chúng tôi nhiều nuối tiếc và an ủi: Nuối tiếc vì mất cha, không những đối với chúng tôi, mà còn đối với biết bao vị thừa sai rải rác trong khắp phương Đông này (Leuant) là những nơi cha đã lay chuyển họ cách hữu hiệu và cha còn làm nhiều việc để chỉ đường dẫn lối cho họ, tỏ ra săn sóc họ bằng tâm tình người cha, cho họ lời khuyên và khuyến khích họ bằng lòng nhiệt tình của người cha; an ủi, vì người ta sẽ còn tưởng nhớ đến cha lâu dài, chẳng những nhờ một số thư từ rất xây dựng mà cha đã viết và soạn thảo do kiến thức của cha, mà còn nhờ các bản tường thuật và các tác phẩm cha đã biên soạn để xây dựng cho mọi người [15]. Cho nên chẳng cần tôi phải viết lại cuộc đời của cha, vì chính cha đã làm khá nhiều cho người ta biết công trình của mình.
“Nước Ý và nước Pháp là những nơi cha đã từ đó đến đây, tỏ ra tôn kính cũng như ngưỡng mộ cha và nhiều vị cao cấp ủng hộ cha [16]. Danh giá mà tất cả mọi người dành cho cha nói chung cũng là vì người ta cho rằng cha có một đời sống thánh thiện. Quả thật tôi chưa thấy một ai rất đúng mực như cha trong tất cả mọi việc cha làm. Nếu viết về các nhân đức của cha, không biết phải bắt đầu từ nhân đức nào.
“Xem ra nhân đức thứ nhất phải kể ra đây là cha luôn hãm mình phạt xác, vì mọi ngày cha đều đánh tội trừ ngày Chúa nhật và Lễ trọng; đó là thói quen cha hằng giữ cho đến cơn bệnh cuối cùng này. Trong tuần lễ, có mấy ngày cha cũng mang một dây ngang thắt lưng, bện bằng sợi arrhal có nhiều mũi nhọn, mà khi người ta tắm xác cha đã nhận ra nhiều dấu vết trên mình. Cha kiêng thịt mọi ngày, thường chỉ ăn rau hay thứ gì giống như vậy thay cho bữa tối.
“Cùng với những hãm mình thể xác, cha còn nhiều hãm mình nội tâm; vì khi còn khoẻ mạnh, ngày nào ch cũng thức dậy một giờ trước những người khác để cầu nguyện (ngoài thói quen cầu nguyện theo luật Dòng Tên).
“Việc cha liên tục học hỏi đường thiêng liêng vẫn không ngăn trở cha học tiếng Ba Tư. Để tiếp tục học được ngôn ngữ này, cha vận dụng nhiều công sức như một chàng trai trẻ khoẻ mạnh phải làm hết mình cho công việc đó. Muốn được tiến bộ, cha tập viết không biết mệt mỏi.
“Lòng nhiệt tình của cha không phải chỉ đóng khung trong nước Ba Tư bao lâu cha còn có mặt tại đó, mà còn mở rộng ra khắp phương Đông. Vì vậy, dù cha chẳng đi tới vùng rộng lớn Tartarie [17] được, nơi Dòng Tên chưa mở cuộc truyền giáo, cha lại cổ võ tôi đi tới đó, rồi phái một tuy huynh [Georges Berthe] đi cùng với tôi, mà không giữ chúng tôi ở lại cùng cha. Việc truyền giáo ở đó không thành công (cũng do những bất toàn của tôi). Cha còn muốn mở cuộc truyền giáo cho người xứ Géorgie, nhưng đâu có người để gửi đi.
“Tính dịu dàng của cha đã làm cha luôn luôn ứng xử như con chiên giữa bày sói, chịu đựng vui vẻ những lời lăng nhục, khinh bỉ và cả gạch đá, mà bây giờ tại đây người ta quen tiếp đón chúng tôi như thế, đáp lại phần thưởng đó là những lời như Sữa tốt lành ngọt ngào cùng lời chúc lành”.
“Để tỏ lòng nhiệt thành, cha đi khắp các làng chung quanh tìm kiếm trẻ em bệnh hoạn, hy vọng rửa các em bằng nước thanh tẩy khi các em gần sinh thì. Cha không sốt ruột dù thấy mình bị người lương dân chế nhạo, cũng chẳng nản lòng bỏ cuộc kể cả đôi khi cảm thấy bị dội vì đã không thể diễn tả cho đúng trong tiếng Ba Tư [18]; cha cũng chẳng bao giờ nản chí trong những dịp ích lợi cho phần rỗi người lương dân, không sợ sệt, không e ngại chút nào, hơn nữa, còn được thúc đẩy ước ao chịu chết bằng con đường đó. Đôi lúc xem ra cha nhiệt tình quá mức (nếu cha có thể vượt qua khỏi) đến nỗi cha nghĩ là mình đã chẳng mang lại kết quả ở đây như cha đã làm được ở nước khác. Thật ra không hẳn là không có kết quả, cũng chẳng phải là cha nhụt nhuệ khí, nhưng chỉ do thiếu mầm mống vì không được chuẩn bị và kém sâu lắng”.
Tất cả các Kitô hữu và nhiều lương dân tỏ lòng rất kính phục cha, ngay cả những người không quen biết cha cũng thế, dù chỉ thấy cha khi đi ngang qua. Nhiều người coi cha như một vị Giám chức vì cha nghiêm trang, đĩnh đạc và khiêm tốn. Những người khác lại gọi cha là nouroni, nghĩa là sáng rực hay đầy ánh sáng; có những kẻ gọi cha là thánh, vì ngưỡng mộ cha có tư cách thánh.
“Tôi không muốn nói đến đức vâng phục và khiêm tốn của cha, vì nếu có nói, tôi chỉ nói được cách mập mờ. Tuy nhiên, nếu ai muốn biết cảm nghĩ của tôi và của anh em chúng tôi về điều đó thì chúng tôi đều đồng tâm nhất trí về điều này để nói rằng, cha thật tuyệt vời . Ai đã biết cha nhờ sống với cha thì chẳng hồ nghi về điều này.
“Lòng bác ái của cha đối với người nghèo, người bệnh, dù là người trong nhà hay người ngoài cũng được cha đối xử như nhau. Đối với kẻ này cha như là người cha, với kẻ khác cha như là người mẹ. Bằng chứng là, trong khi cha bệnh, cũng có một người phục vụ trong nhà cùng nằm bệnh với cha, đã được cha săn sóc còn hơn là săn sóc cho chính cha, vì cha không chịu để cho anh ta thiếu thốn gì. Cha hạ mình làm những công việc thấp hèn nhất, những việc càng khó thì cha càng tin tưởng vào Chúa. Cha theo ý Chúa coi như ý mình, dù bất cứ sự gì xảy đến. Tính dịu dàng của cha trong khi chuyện trò và sự hiện diện của Chúa, là hai yếu tố làm nên đức tính trên.
“Đức trong sạch của cha lại không thể nào không bằng các đức tính khác. Tôi không thấy người nào thận trọng hơn cha trong việc gìn giữ giác quan nhất là sự nhìn xem; đối với các cuộc thăm viếng của phụ nữ, cha tiếp đãi họ chỉ vì lòng bác ái.
“Trong khi trò chuyện với người Hồi giáo, cha tìm cách cho họ biết bao nhiều có thể về hai mầu nhiệm chính của Đức Tin chúng ta, đó là Thiên Chúa Ba Ngôi và Ngôi Lời nhập thể. Trong các lời chào hỏi của người Hồi giáo, họ thường nói Khoda nigah darad (Thiên Chúa gìn giữ anh chị), nhưng cha lại chào họ Hhazaret eissé hay Christus nigah darad (Đức Giêsu Kitô gìn giữ anh chị ) để họ hiểu rằng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa [19].
“Dù định viết vắn tắt, tôi cũng không được phép không nói gì về lòng sùng kính của cha đối với phép Thánh Thể, với Đức Thánh Trinh nữ, các Thiên thần và một số vị Thánh, cách riêng các Thánh trong Dòng chúng ta, nhất là các đấng tử đạo mà cha biết mặt và cha còn ghi nhớ như mới tinh. Khi nhớ tới các vị tử đạo trên đây, trong lòng cha pha lẫn một nỗi ưu phiền thánh thiện, vì đã không có được giờ phút giống như các ngài, đổ máu mình ra hay phải uống nước [20] hoặc bị treo hố [21] ở Nhật Bản như nhiều bạn bè của cha, mà cha còn mang di tích thánh của các ngài trên mình cách rất tôn kính [22] và ước mong được kết thúc đời sống bằng cuộc tử đạo nếu Chúa ban ơn này cho cha mà cha hằng khẩn thiết cầu xin. Vì tôn kính các đấng tử đạo, cha còn lưu ý đến việc hàng ngày trong bữa ăn đọc truyện vài vị tử đạo, hoặc anh em trong Dòng qua đời nhờ tin tức do các anh em gửi đến.
“Lòng sùng kính của cha đối với Đức Mẹ Thiên Chúa được nhận thấy mỗi khi cha nói với người tín hữu hay người lương dân. Để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ Thiên Chúa, hàng ngày cha còn lần hạt ngoài các việc sùng kính khác.
“Đàng khác, ngay từ khi còn nhỏ tuổi cha đã khấn hứa cách riêng giữ đức khiết tịnh, cho nên cha không thể chịu đựng được khi người đời nói chuyện với cha hay trước mặt cha mà nói tục. Những khi ấy cha cảnh cáo họ cách nhẹ nhàng để họ đừng nói như thế nữa, và thường là có hiệu quả. Cha cũng hành xử như vậy đối với những ai vì bất cẩn hay vì lý do nào khác mà buông lời gièm pha hay làm hại danh giá người thân cận.
“Tôi chắc chắn rằng những ai trong anh em chúng tôi đã được cha cùng sống và cùng làm việc lâu dài, có thể còn nói nhiều chi tiết đặc biệt hơn về điều sau đây trong bản tường thuật này; điều đó lại chính là điểm cuối cùng cuộc đời cha, tỏ ra đâu là mấu chốt của mọi thứ dệt nên đời cha. Chưa bao giờ người ta thấy một tu sĩ giống như cây gậy của ông già, chưa thấy cha trong tất cả cơn bệnh; cha nhẫn nhục, nhạy cảm hơn cả cây gậy, vì cha sẵn sàng ở tư thế như người ta muốn, đến mức như cha còn có ý chí hơn cả cây gậy, chẳng tỏ ra một dấu hiệu nào là đau đớn, cũng chẳng tỏ ra khó chịu khi phải dùng thuốc hay đồ ăn người ta trao cho. Về điều này chúng tôi phải ngưỡng mộ cha trong bữa ăn cuối cùng, khoảng 3 hoặc 4 giờ trước khi cha trút linh hồn, vì cha tỏ ra vâng phục y tác của cha cách lạ lùng [23]. Dù khi đó giác quan của cha bị suy nhược, song cha chẳng quên chút nào việc làm phép và tạ ơn, hơn nữa còn làm dấu Thánh giá theo thói quen của cha trên ly thuốc người ta trao cho cha uống.
“Liền sau đó là cơn hấp hối nhẹ nhàng, rồi cha tắt thở.
“Đó là cái chết mà trước mặt Chúa còn cao quý hơn việc chúng tôi xúc động vì mất cha. Nếu chúng tôi thường coi sự ra đi của cha là mất mát, thì công phúc của cha làm cho chúng tôi, đúng hơn phải coi đó là lợi ích. Chúng tôi hy vọng nói như thế mới phải, dù cha không còn hiện diện để gầy dựng xứ truyền giáo này; chúng tôi vẫn tin một cách đạo đức như là cha đang còn ở đây, nơi cha đã làm được nhiều việc, và cha còn hiện diện hơn nữa tại chính nơi chúng tôi đang ở.
“Vì nhiều lý do, chúng tôi không an táng cha trong nhà chúng tôi, nhưng trong nghĩa trang chung cho các Kitô hữu, khu vực dành cho những người Công giáo. Thứ nhất, chúng tôi chỉ có một nhà nguyện ở tầng hai nên chẳng thể an táng cha ở đó, ngoài ra cũng chẳng còn nơi nào trong nhà chúng tôi ở dành cho việc này được. Thứ hai, chúng tôi cũng chẳng dám chắc mình ở nhà này lâu, vì có điều khác chắc, như chúng tôi phỏng đoán theo lời Thủ tướng Etemad Dautet đã có lần nói với tôi là, người ta sẽ di dời tất cả các tu sĩ ra ngoại thành [24]; đó cũng là nơi người ta sẽ đưa mọi Kitô hữu xứ này ra ở đó, kể cả giáo dân người Pháp. Thứ ba, chính cha cũng tỏ ra thích nếu được an táng nơi đó hơn là trong nhà chúng ta.
“Có lẽ vì lý do thứ hai trên đây mà chúng tôi cử hành tang lễ cha vào ngày hôm sau. Tất cả tu sĩ các Dòng có thể tham dự lễ an táng được, đều có mặt, gồm các tu sĩ Augutinh, Cát Minh, Capuxinô, cùng giáo dân Pháp, Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan và mấy người Arméniens. Chưa bao giờ thấy tại đây một đoàn người như thế dự lễ an táng. Họ tiễn biệt cha tới nghĩa trang xa nhà chúng tôi khoảng một dặm rưỡi. Cha Tu viện trưởng Dòng Augutinh, Đại diện tông tòa, cử hành nghi lễ (Le RP Prieur des Augustins, Vicaire, Aptq (apostolique) fit l’office); rồi 7 ngày sau cha còn cửa hành Lễ hát trọng thể trong nhà nguyện chúng tôi, cũng có mặt tu sĩ các Dòng trên đây.
“Phần đông người Arméniens đều cảm thấy vui mừng và vinh dự vì đã an táng cha gần với các ngôi mộ của thân nhân họ, bởi vì họ nghĩ rằng cha là đấng thánh và có lẽ (họ nói thế) còn là thánh duy nhất nằm tại đó. Đàng khác, cũng là ngôi mộ duy nhất của các tu sĩ Pháp, vì tu sĩ các Dòng khác qua đời tại đây, đã được an táng trong nhà thờ của họ. Từ ngày an táng cha, nhiều Kitô hữu của chính xứ này, các linh mục và giám mục đã đến cầu nguyện bên phần mộ cha, xin cha bầu cử cùng Chúa cho mình. Họ cũng đã nói với tôi và khuyên tôi sau một năm thử mở mộ cha xem thế nào, vì nghĩ rằng xác cha sẽ còn nguyên vẹn không bị hư nát.
“Sinh thời ít khi ra ngoài mà cha không mang trong mình cuốn Tin Mừng bằng tiếng Ba Tư để sử dụng khi có dịp; đến lúc chết cha lại mang cách vẻ vang từ nội thành ra ngoại thành, điều mà chưa ai làm bao giờ. Quan tài cha được phủ bằng tấm nhung đen trên có hình Thánh giá bằng nhung trắng nhìn thấy khá rõ. Làm như thế rất xứng đáng với đời sống của cha. Vậy là ngay cả khi chết, cha còn rao giảng Thánh giá như thế cho những người lương dân này.
“Nếu tiếng dân là tiếng Chúa, người ta không còn hồ nghi cha không phải là một vĩ nhân (nếu không nói là ông thánh). Cảm nghĩ đó vì công trạng của cha, là cảm nghĩ chung của cả những người ở nước Ý và Pháp, khi cha đi qua đấy để tới đây [Rhodes ở Ý và Pháp từ 1649-1654]; ngay những người láng giềng với chúng tôi, dù là Hồi giáo cũng tỏ ra có cùng cảm nghĩ ấy.
“Về phần chúng tôi còn ở lại đây, chúng tôi có thể nói chắc rằng: chiếc cột nâng đỡ nhà chúng tôi đã đổ, ngọn đuốc soi sáng cho chúng tôi đã tắt, người khởi sự và phát triển công việc truyền giáo xứ này được an táng như vậy sẽ là viên đá tảng cho chúng tôi, người trung gian của chúng tôi đã rời bỏ chức vụ ở đời này để thi hành việc đó trên trời bằng cách bầu cử cho biết bao xứ truyền giáo đã coi cha như người cha, cách riêng xứ truyền giáo này tự coi mình như con út của cha, nên đã làm những bổn phận bình thường cuối cùng đối với cha.
“Xin cha đáng kính hãy dâng niệm kỳ kinh (suffrages) cho cha theo thói quen, hy vọng nhờ cha trợ giúp một ngày kia chúng ta sẽ được dự phần triều thiên với cha, dù chúng ta chẳng có công trạng xứng đáng và còn thuộc hạng rất thấp. Cũng vì mục đích ấy, chúng tôi và riêng tôi còn khẩn nài cha và tất cả anh em chúng ta [Giêsu hữu] ở bên ấy [Tỉnh Dòng Tên Paris] cầu nguyện cho cha trong các Thánh lễ.
“Tại Ispahan ngày 11 tháng mười một năm 1660.
“Người tôi tớ rất hèn mọn và người con vâng phục của cha đáng kính trong Chúa chúng ta.
“Amé Chézaud S.J”
Chú thích
[1] Michel Barnouin, La parenté vauclusienne d’Alexandre de Rhodes (1593-1660), Extrait des Mémoires de l’Académie de Vaucluse, Huitième Série, Tome IV- Année 1995, Avignon 1995 tr.29
[2] Tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 852, ngày 12-4-1992, tr.13
[3] Chúng tôi đã đến Avignon cách đây 31 năm để tìm hiểu dòng tộc Rhodes và nơi ông sinh trưởng. Các Sổ Rửa tội thời đó liên quan đến Jean, Alexandre, Georges và mấy người em khác đã mất; chỉ còn lại Sổ Rửa tội ghi tên 2 người em ruột là Francois di Roddi (Rhodes) rửa tội 12-7-1604 và Hélène ngày 22-2-1607. Nên nhớ ngày 20-9-1792, nước Pháp (Avignon vừa sáp nhập vào Pháp được 1 năm) mới chính thức công bố Luật về khai sinh, giá thú, khai tử.
[4] Tóm lược theo Francois de Dainville, La naissance de l’Humanisme moderne t.I Paris 1940, tr.85-95.
[5] Archivum Romanum Societatis Iesu, Fondo gesuitico, số 732, 734, 735.
[6] Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions, Paris 1653, tr.21
[7] A.De.Rhodes, Relation des progrez de la Foy au Royaume de la Cochinchine, Paris 1652, tr.132: lên tàu ngày 9-7-1645; A.De.Rhodes, Divers voyages et missions, Paris 1653, tr.269: lên tàu ngày 3-7-1645.
[8] Joseph Déhergne, Répertoire des Jésuites de Chine de 1552 à 1800, Roma-Paris, 1973 tr.54.
[9] Đây là thư của cha Amé Chézaud gửi cha Giám tỉnh Dòng Tên Pháp, Jacques Renault; nhưng xem ra còn có mục đích chuyển cho các Giêsu hữu trong Tỉnh Dòng, nên tác giả đã ghi Lettre Circulaire, mà chúng tôi tạm dịch là Thư Luân lưu.
[10] Bình an của Đức Kitô: Trong các thư từ, tường trình của anh em Giêsu hữu thời đó, thường ghi ở đầu dấu Thánh giá và chữ Pax Christi.
[11] Nhà Dòng Tên ở Ispahan thời đó thuộc Tỉnh Dòng Tên Pháp, gồm 3 người: cha Alexandre de Rhodes, bề trên; cha Amé Chézaud và tu huynh Georges Berthe, cũng viết là Georges Berghé, hay như A. Chézaud lại viết là George Berthe. Tu huynh George Berthe sinh 1622 tại Bourges, Pháp; gia nhập Dòng Tên 5-1-1638; khấn lần cuối cùng 28-9-1653 tại nhà thờ Saint-Louis, Paris. Chúng tôi phỏng đoán tu huynh Berthe đã cùng sống với Amé Chézaud tại Julfa, gần Ispahan, rồi cùng Chézaud đến ở tại Ispahan với A.de Rhodes. Berthe đã đi vùng Tartarie với Chézaud để truyền giáo vào khoảng 1659, nhưng không thành công. Năm năm sau, 1664, Berthe lại đi Trung Quốc truyền giáo, nhưng qua đời trên đường đi (in itinere ad Sinas) 7-2-1664).
[12] Alexandre de Rhodes rời Marseille 16-11-1654 để đi Ba Tư theo lệnh Bề trên Cả Dòng Tên. Trên đường đi, cha ngừng tại đảo Malte, bỏ Malte 2-12-1654 tới Seyde thuộc Syria 11-12-1654, mừng lễ Giáng sinh tại Đất thánh. mãi tới 1-11-1655, Rhodes mới có mặt tại Ispahan, thủ đô Ba Tư thời ấy. Vậy, kể từ khi Rhodes hiện diện tại Ispahan đến khi qua đời, được đúng 5 năm 4 ngày như Chézaud ghi nhận.
[13] Theo Chézaud, Rhodes tắt thở khoảng 10 giờ đêm, tức 22 giờ ngày 5-11-1660.
[14] Trong thư, Chézaud không nhớ rõ ngày tháng năm sinh của Rhodes, nên liền những chữ ngày tháng năm sinh, Chézaud còn để trống.
[15] Từ năm 1650-1659, Rhodes đã cho xuất bản tại Roma, Paris, Lyon, 10 tác phẩm bằng các ngôn ngữ Ý, Latin, Việt, Pháp, thuật lại những hoạt động truyền giáo của cha và của các bạn cùng Dòng. Nếu Rhodes không để lại những công trình trên, thì ngày nay chẳng biết được con người và hoạt động của cha. Trong 10 tác phẩm, 8 viết về Việt Nam, 1 về Nhật Bản, 1 về Ba Tư.
[16] Sau khi phải bỏ Đàng Trong vì bị chúa Nguyễn Phước Lan trục xuất, Rhodes về Áo Môn (Macao) rồi về Roma, Lyon, Paris, vận động cho có giám mục đến Việt Nam. Những hoạt động sôi nổi của Rhodes tại Roma (1649-1652) và tại Pháp (1652-1654), làm cho nhiều người Ý và Pháp biết đến công việc của cha ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.
[17] Tartarie, danh từ địa lý xưa chỉ phần lớn các vùng Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, Afgahanistan và Baloutchistan. Trước thế kỷ 14, người ta gọi Tartarie chỉ riêng cho vùng Tân Cương. Theo chúng tôi, khi Chézaud nhắc tới vùng Tartarie, có thể hiểu là vùng Tân Cương phía cực Tây của Trung Quốc ngày nay; vì, theo J.Déhergne, chuyến đi của Chézaud qua ngả Khorassan (Joseph Déhergne, Répertoire des Jésuites de Chine de 1552 à 1800, Roma-Paris, 1973 tr.54).
[18] Trong thư A.de Rhodes gửi cho người em ruột là Georges de Rhodes, viết tại Ispahan 20-5-1658: từ khi anh ở xứ này, Chúa ban cho anh học được tiếng Ba Tư: anh biết vừa đủ để giảng (Kho lưu trữ Dòng Tên Tỉnh Paris, Fonds Rybeyrete, n.161)
[19] Vì người Hồi giáo chỉ coi Đức Giêsu Kitô là một người, cũng được dựng nên từ bụi đất như Ađam, do Thiên Chúa sai đến, nhưng không phải là Thiên Chúa. Theo Hồi giáo, ai nói Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, mắc tội phạm thượng (Kinh Koran, chương 2, câu 81; chương 3, câu 52; chương 5, câu 76).
[20] Hay phải uống nước (ou boire ces eaux): hiểu được chăng là những thừa sai bị chết đắm tàu khi đi truyền giáo.
[21] Tục xử bị treo cổ trên hố xuất hiện ở Nhật khoảng từ cuối thế kỷ 16: nạn nhân bị treo ngược đầu trên một hố mới đào; sau khi chết, người ta cắt dây cho xác rơi xuống hố. Hình khổ này tiếng Nhật gọi là Ana-tsurushi. Vào thế kỷ 17 nhiều thừa sai ở Nhật bị hành quyết như vậy.
[22] Vì tôn kính Anrê Phú Yên tử đạo ở Quảng Nam 26-7-1644, cha Rhodes giữ sọ của vị này bên mình, rồi mang về tới Roma. Hiện nay sọ của Anrê Phú Yên đang được đặt tại trụ sở Bề trên Cả Dòng Tên ở Roma.
[23] Rhodes là tu sĩ năng nổ, nhiệt tình, can đảm, có nhiều sáng kiến, dám nói, dám làm, nhưng rất vâng phục bề trên. Đọc hết cuốn Divers voyages et missions của cha, chúng ta cũng thấy được cha có đức vâng phục đáng ca tụng: Trên đường đi Nhật Bản phải ngừng hơn hai năm tại Goa, không tiếp tục đi Nhật được vì cấm đạo, nên cha đã vâng lời bề trên tạm ở lại Goa; khi tới Áo Môn, không thể đến Nhật được, cha vâng lời bề trên đến Đàng Trong cuối năm 1624; sau khi bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài năm 1630 cha cũng vâng ý bề trên ở lại Áo Môn dạy thần học 10 năm, điều mà cha không thích; nhất là vâng phục bề trên ngừng hoạt động ở Pháp để đi Ba Tư truyền giáo từ cuối năm 1654.
[24] Ngay giữa năm 1658, khi viết thư cho người em ruột là cha Georges de Rhodes, A.de Rhodes đã nhắc tới việc Thủ tướng Ba Tư cho biết sẽ chuyển các tu sĩ Tây phương ra ngoại thành (Kho lưu trữ Dòng Tên Tỉnh Paris, Fonds Rybeyrete, n.161)
Đỗ Quang Chính, sj.
No comments:
Post a Comment