Thursday, April 8, 2010

Chân dung Lê Thị Công Nhân - Trần Xuân Ninh




Trần Xuân Ninh

Ai cũng có thể hiểu rằng sự cảm phục cô LTCN đối với quần chúng chỉ là tự nhiên, khi thấy một người con gái trẻ công khai khẳng định quyết tâm đấu tranh, và can đảm nhận làm phát ngôn viên cho một đảng chính trị dưới chế độ CSVN. Những ý kiến nghi ngờ cô là do VC nặn ra để làm đối lập cuội cũng không phải là vô cớ vì dựa trên những cung cách đối xử của Hà nội đối với cô và bà mẹ cô. Chuyện phe này hay phía kia đã có những mạt sát nhau cũng không lạ, vì trong cộng đồng hải ngoại có đủ hạng người, không nói đến những thành phần VC và tay sai nói năng nhăng cuội thô lỗ để quấy hôi bôi nhọ, gây nên ấn tuợng rằng chính trị hải ngoại loạn xà ngầu. Ngoài ra thì những kẻ manh tâm chính trị và VC cũng đưa ra luận điệu rằng đừng có soi rọi chỉ ra những sai trái của những nhà dân chủ hiếm hoi, trong đó có LTCN, mà hãy chỉ nhằm vào VC. Luận cứ này rõ ràng là quỷ biện, đẩy lệch vấn đề sang bên, trong khi yêu cầu đơn giản không có không được để mà hỗ trợ hay không một người đấu tranh chỉ là nhìn thẳng để xem người đó ra sao, lập trường thế nào, qua chính những lời nói hay bài viết của họ. Trên tinh thần này, ta sẽ tìm hiểu LTCN ở đây.

Trước hết, ở vai trò phát ngôn viên, lúc chưa bị bắt, cô đã cho biết rằng đảng Thăng Tiến nếu được mời thì sẽ tham gia cơ chế chính quyền CS. Lập trường này đã bị chỉ trích nên sau đó cô đã xin lỗi và loanh quanh giải thích lại. Trong suốt thời gian ở tù, đã không có nhiều tin tức về đời tù của cô. Cũng không có những phát biểu lập trường nào đáng kể. Trong buổi trao đổi nói chuyện với nhà truyền thanh Dương Phục, dân biểu Joseph Cao và tiến sĩ Nguyễn đình Thắng cô Công Nhân đã cho người nghe hiểu về con người của cô. Đầu tiên, nghe giọng nói đặc sệt kể là “Bắc kỳ Việt cộng 75” của cô người ta biết rằng giới thiệu cô là “người con gái miền Nam” trong những bài ca tụng là sai hoàn toàn. Về mặt tâm linh, LTCN đã nói rất dài để cho biết cô là người Thiên chúa giáo thuần thành, rất tin tuởng nơi đức chúa Trời.

Ông Dương Phục hỏi hai lần là cô trông đợi gì ở cộng đồng Việt Nam tại Hoa kỳ và ở quốc hội Hoa kỳ trong cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ thì cô chỉ trả lời phần hỏi về quốc hội Hoa kỳ. Tóm tắt lại là cô thấy cần “đẩy mạnh giao lưu”, “hợp tác làm việc”; muốn hai bên không nên “cắt đứt”, không nên “tuyệt giao”. Quốc hội Mỹ và quốc hội VN cần phải giao lưu, làm việc với nhau. Cô mong quốc hội Mỹ “khoan hoà, bao dung và giúp đỡ quốc hội VN”, “đừng đẩy họ vào con đường cùng”. Dù cho 1 lần, 2 lần … hay 100 lần hay hơn nữa thì quốc hội Mỹ cũng vẫn nên tiếp tục giúp đỡ quốc hội VN, như thế mới mong thay đổi được. Joseph Cao cũng đồng ý như thế.

Đây đúng là chủ trương “tiếp cận để thay đổi” của Mỹ. LTCN không nói thì Mỹ (cũng như các nuớc lớn khác) cũng vẫn làm ở những mức độ khác nhau tùy sự khả thi, không phải chỉ đối với VN mà đối với tất cả các nước tiểu nhược và Cộng sản cũ để mà có ảnh hường. Tôn nữ Thị Ninh từng phát biểu tương tự. Xa hơn nữa Nguyễn Cơ Thạch bộ trưởng CHXHCNVN thời toàn trị cũng nói rằng không có được bang giao với Mỹ thì đêm nằm ngủ có một mắt. Các nhà chính trị thời cơ cũng nghĩ rằng Mỹ mà vào VN thì sẽ đem lại dân chủ cho VN. Khi nghĩ như thế thì họ quên mất, hay không biết rất nhiều trường hợp độc tài trên thế giới tồn tại là nhờ Mỹ ủng hộ. Như vua Shah Pahlavi của Iran, như hoàng gia Ả Rập Saudi, Saddam Hussein Iraq trước khi tổng thống Bush con quyết định bứng đi, như các chính phủ Haiti từ khi Mỹ trả độc lập hơn một nửa thế kỷ nay, như trường hợp Mỹ tiếp cận với Trung quốc để gọi là thay đổi vân vân

LTCN đã không trả lời câu hỏi “cô trông đợi gì ở cộng đồng hải ngoại”. Nhưng chỉ nói hải ngoại cần “dũng cảm” để đấu tranh. Và khôn khéo nịnh rằng đấu tranh của người hải ngoại quý hơn đấu tranh của cô là vì người hải ngoại có nhiều, nên đấu tranh thì mất nhiều, còn cô mất ít. Ông Dương Phục đã nhắc khéo trường hợp bác sĩ Nguyễn đan Quế từ chối không đi Mỹ để gián tiếp hỏi cô định đấu tranh ở đâu. Cô đã không bắt ý này, mà chỉ nói rằng cô thích đi du lịch, và cô chưa tính đi tỵ nạn chính trị vì chưa bị o ép tới mực độ phải đi tỵ nạn. Phần nói chuyện với tiến sĩ Thắng không có gì đáng nói, ngoại trừ ông Thắng ca tụng cô hết lời, nói rằng những người Mỹ bạn của ông sau khi thăm cô đã nhìn thấy cô là một lãnh đạo tương lại của VN, rất cảm phục khi cô nhắn hỏi Nuyễn Tấn Dũng rằng ông có muốn con gái ông bị tù như cô không ?. LTCN thẳng thắn nói rằng cô không so sánh mình với con gái NTD mà chỉ nhắn hỏi ông NTD rằng có muốn cho người VN được sống tự do dân chủ hay không ?. Làm cho nhà truyền thanh Dương Phục phải khen chữa cho tiến sĩ Thắng là có trí nhớ tốt, vì nhớ những chi tiết mà chính LTCN không nhớ.

Qua cuộc nói chuyện với Dương Phục người ta biết rằng LTCN coi linh mục Nguyễn văn Lý như người thầy và hướng dẫn. Cũng qua phát biểu của cha Lý sau khi được thả ra, nói rằng nếu “không có lãnh tụ tài đức vẹn toàn và một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx Lenin” thì chẳng thà để chế độ hiện tại tiếp tục còn có lợi hơn cho đất nước, thì người ta có thể hiểu rõ hơn lập trường cô LTCN, và người thầy của cô là cha Lý, sau khi ở tù ra.

Tóm lại nên căn cứ vào những dữ kiện này và những dữ kiện khác nếu có, để mà có thái độ, với cô LTCN và cha Lý. Còn như bên ca tụng cô LTCN chỉ trích phía không tin LTCN, và ngược lại, thì chỉ là ra ngoài vấn đề, và vô ích phí thì giờ, dù vô tình hay cố ý.

Trần Xuân Ninh
Source: http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%C5%B8C%1DY


No comments:

Post a Comment