Ngọc Thủy
Vào một buổi trưa trong dịp một số các vị cựu quân nhân Biệt Kích ở Bắc Cali tổ chức buổi họp mặt cách đây khoảng bốn năm – không nhớ đó có phải là buổi hội ngộ hằng năm không – tôi được mời đến trong một không khí ấm áp, đậm đà tình nghĩa Huynh Đệ Chi Binh giữa những người từng một thời vào sinh ra tử bên nhau. Sau khi được anh chị Trần Hoàng giới thiệu với những người chung bàn và thật bất ngờ vì đó là điều hân hạnh đối với tôi khi được biết mình đang ngồi bên cạnh bà quả phụ cố Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, là một trong những vị Tướng đã tuẫn tiết để giữ tròn sĩ khí của một Quân Nhân khi miền Nam Cộng Hòa vừa rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt trong ngày 30 tháng Tư năm 1975. Qua vài câu xã giao, tôi và bà nhanh chóng đi vào những tâm tình cởi mở. Với vóc người khá cao lớn, giọng nói mạnh mẽ cùng tiếng cười sang sảng, cho tôi thấy đó là một vị nữ lưu trực tính và quả cảm. Khi ấy, dù đã ngoại lục tuần, bà Phạm văn Phú vẫn giữ được sự duyên dáng và nét tinh anh qua đôi mắt sáng, nụ cười tươi tắn với lối nói chuyện bộc trực trẻ trung.
Hôm ấy, tuy đang hạnh phúc trước cảm tình trân quý nồng ấm của mọi người hiện diện dành cho cố T/T Phạm Văn Phú và bà, nhưng có lúc tôi thấy đôi mắt bà ngấn lệ. Giòng nước mắt lăn chậm ấy như cũng bay vào mắt tôi khi giọng bà tự dưng khàn nhỏ lại bên tai: “Cô Ngọc Thủy cũng là người kẹt lại với biến cố ấy thì chắc cũng thấu hiểu được nỗi khổ đau cùng tận đến thế nào rồi. Cùng một lúc, tôi và các con chịu hai cái tang lớn nhất trong cuộc đời, mất miền Nam, mất chồng mất cha, xem như mất tất cả rồi, lại trong lúc Sàigòn của chúng ta đang kinh hoàng đến hỗn lọan như thế. Mọi người phải tự lo lấy thân mình còn chưa xong còn lo được đến chuyện của ai. Cùng tám đứa con mồ côi trước mắt chưa biết phải xoay sở ra sao mà sống mà nuôi con, nhưng trước hết là phải lo cho ông Phú tôi được chôn cất tử tế chứ. Thế là phải nén chặt lại tất cả sự khổ đau để cố lo tang lễ cho ông ấy được đàng hoàng. Dù đang không, ông Phú tôi đành dứt áo bỏ lại tôi cùng tám đứa con nbỏ bơ vơ, nhưng việc ông làm là đúng khi thế thời như thế. Việc ông làm cho đất nước như vậy, tôi nào đâu dám trách. May mà bên cạnh tôi lúc ấy cũng có vài người thân thiết có nghĩa tình bên cạnh giúp đỡ phần nào đấy cô”.
Buổi gặp gỡ lần đầu đã để lại cho tôi sự thấm thía xót xa về tất cả những mất mát của mọi hoàn cảnh nằm trong sự tan vỡ của quê hương vào tháng tư năm 1975, niềm quý mến về người phụ nữ đã một mình chống đỡ với bao phong ba bão táp xẩy đến dồn dập trước và ngay sau biến cố trọng đại tang thương ấy. Lòng tôi thầm nhủ lúc chia tay là sẽ điện thoại thăm bà luôn để mong bà có thể thêm chút niềm vui trong thời gian đầu mới vừa rời nơi cư ngụ quen thuộc ở Nam Cali để lên vùng nắng ấm San Jose với các con. Thế mà có khi cả hàng năm mới có dịp gọi phôn thăm hỏi được một lần, dù ngẫu nhiên qua vài lần thăm hỏi đó tôi cũng biết thêm là nhà tôi và nhà bà cùng ở vùng North Valley, cách nhau chỉ độ mấy khoảng đường dài. Nỗi đau tâm sự của bà kể lại trong câu chuyện hàn huyên vẫn lởn vởn trong trí nhớ tôi, kèm thêm biết bao hồi ức đau buồn khác đã xẩy đến cho tất cả mọi người trong giai đoạn tối đen của đất nước và cuộc sống lúc ấy.
Tình hình nghiêm trọng cho thấy là phiên họp ngày 11 /3/75 tại Dinh Độc Lập, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu còn muốn giữ lại thị xã Ban Mê Thuột nhưng tới phiên họp khẩn báo ngày 14/3/75 tại Cam Ranh, tức chỉ ba ngày sau, Tổng Thống cùng Bộ Tổng Tham Mưu đã ra quyết định cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú thi hành kế hoạch rút quân. Cuộc di tản diễn ra khá thuận lợi trong hai ba ngày đầu vì bất ngờ, CSBV không biết để đánh chận đường. Con đường duy nhất để tháo quân lúc đó là liên tỉnh lộ 7B từ Phú Bổn nối liền với các tỉnh lân cận. Trên đoạn đường này về đến Tuy Hòa và Phan Rang, Phan Thiết đã trở thành bờ vực từ lộ dưới làn mưa pháo của Cộng quân ráo riết nhắm vào đoàn người di tản gồm nhiều binh lính thuộc các lực lượng, sư đoàn của Quân đoàn II và gia đình binh sĩ cùng mấy trăm ngàn thường dân từ các tỉnh nhập vào.
Dù phải thừa hành theo lệnh tối cao nhưng sự thất bại của Quân Đoàn II cũng là phần trách nhiệm của Tướng Phú nên không ai hiểu nỗi đau đớn xót xa nào bằng của ông trong lúc ấy chính là người vợ luôn sát cánh cùng ông trong mọi hoàn cảnh khốn khó hoặc vui buồn từ trước giờ. Bà đã hết lòng an ủi ông, nhưng ông vẫn không thể nguôi ngoai nỗi khổ đau to lớn đó khi nghĩ đến cái chết oan khiên tức tưởi của nhiều sinh mạng chứ không riêng gì sự mất mát những vùng đất thân yêu máu thịt của miền Nam VN, đến mức mang tâm bệnh não nề. Buổi sáng ngày 29 tháng Tư, trời Sàigòn đã u ám mây đen. Tình hình miền Nam sắp mất gây thành nỗi kinh hoàng cho mọi người. Họ phải thoát chạy khỏi Cộng sản lần nữa bằng mọi cách, mọi phương tiện tìm được.
Giữa giòng người ấy, bà Phạm Văn Phú đang mang bẩy người con (người con trai lớn mười tám tuổi vừa được xuất ngoại du học) ra phi trường. Bà nóng lòng nghĩ đến lời ông buổi sáng dục giã bà hãy mang các con đi trước, ông sẽ cố gắng thu xếp mọi việc rồi sẽ gặp nhau sau. Bà còn nhớ lời bà nức nở khi tạm chia tay: “Ông nhớ đừng làm chuyện gì nguy hại đến tính mệnh. Tôi không đủ sức nuôi nổi tám đứa con thơ một mình đâu”. Ông không trả lời, chỉ xiết chặt tay bà như ngầm bảo, không đâu, nhưng ánh mắt của ông nhìn bà lúc ấy, sao thương yêu mà thê thiết quá. Rồi ông đẩy nhẹ lưng bà, khe khẻ nhắc: “Em và các con đi nhanh lên kẻo trễ”. Bà có ngờ đâu, đó là cái chạm tay lần cuối.
Vào một buổi trưa trong dịp một số các vị cựu quân nhân Biệt Kích ở Bắc Cali tổ chức buổi họp mặt cách đây khoảng bốn năm – không nhớ đó có phải là buổi hội ngộ hằng năm không – tôi được mời đến trong một không khí ấm áp, đậm đà tình nghĩa Huynh Đệ Chi Binh giữa những người từng một thời vào sinh ra tử bên nhau. Sau khi được anh chị Trần Hoàng giới thiệu với những người chung bàn và thật bất ngờ vì đó là điều hân hạnh đối với tôi khi được biết mình đang ngồi bên cạnh bà quả phụ cố Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, là một trong những vị Tướng đã tuẫn tiết để giữ tròn sĩ khí của một Quân Nhân khi miền Nam Cộng Hòa vừa rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt trong ngày 30 tháng Tư năm 1975. Qua vài câu xã giao, tôi và bà nhanh chóng đi vào những tâm tình cởi mở. Với vóc người khá cao lớn, giọng nói mạnh mẽ cùng tiếng cười sang sảng, cho tôi thấy đó là một vị nữ lưu trực tính và quả cảm. Khi ấy, dù đã ngoại lục tuần, bà Phạm văn Phú vẫn giữ được sự duyên dáng và nét tinh anh qua đôi mắt sáng, nụ cười tươi tắn với lối nói chuyện bộc trực trẻ trung.
Hôm ấy, tuy đang hạnh phúc trước cảm tình trân quý nồng ấm của mọi người hiện diện dành cho cố T/T Phạm Văn Phú và bà, nhưng có lúc tôi thấy đôi mắt bà ngấn lệ. Giòng nước mắt lăn chậm ấy như cũng bay vào mắt tôi khi giọng bà tự dưng khàn nhỏ lại bên tai: “Cô Ngọc Thủy cũng là người kẹt lại với biến cố ấy thì chắc cũng thấu hiểu được nỗi khổ đau cùng tận đến thế nào rồi. Cùng một lúc, tôi và các con chịu hai cái tang lớn nhất trong cuộc đời, mất miền Nam, mất chồng mất cha, xem như mất tất cả rồi, lại trong lúc Sàigòn của chúng ta đang kinh hoàng đến hỗn lọan như thế. Mọi người phải tự lo lấy thân mình còn chưa xong còn lo được đến chuyện của ai. Cùng tám đứa con mồ côi trước mắt chưa biết phải xoay sở ra sao mà sống mà nuôi con, nhưng trước hết là phải lo cho ông Phú tôi được chôn cất tử tế chứ. Thế là phải nén chặt lại tất cả sự khổ đau để cố lo tang lễ cho ông ấy được đàng hoàng. Dù đang không, ông Phú tôi đành dứt áo bỏ lại tôi cùng tám đứa con nbỏ bơ vơ, nhưng việc ông làm là đúng khi thế thời như thế. Việc ông làm cho đất nước như vậy, tôi nào đâu dám trách. May mà bên cạnh tôi lúc ấy cũng có vài người thân thiết có nghĩa tình bên cạnh giúp đỡ phần nào đấy cô”.
Buổi gặp gỡ lần đầu đã để lại cho tôi sự thấm thía xót xa về tất cả những mất mát của mọi hoàn cảnh nằm trong sự tan vỡ của quê hương vào tháng tư năm 1975, niềm quý mến về người phụ nữ đã một mình chống đỡ với bao phong ba bão táp xẩy đến dồn dập trước và ngay sau biến cố trọng đại tang thương ấy. Lòng tôi thầm nhủ lúc chia tay là sẽ điện thoại thăm bà luôn để mong bà có thể thêm chút niềm vui trong thời gian đầu mới vừa rời nơi cư ngụ quen thuộc ở Nam Cali để lên vùng nắng ấm San Jose với các con. Thế mà có khi cả hàng năm mới có dịp gọi phôn thăm hỏi được một lần, dù ngẫu nhiên qua vài lần thăm hỏi đó tôi cũng biết thêm là nhà tôi và nhà bà cùng ở vùng North Valley, cách nhau chỉ độ mấy khoảng đường dài. Nỗi đau tâm sự của bà kể lại trong câu chuyện hàn huyên vẫn lởn vởn trong trí nhớ tôi, kèm thêm biết bao hồi ức đau buồn khác đã xẩy đến cho tất cả mọi người trong giai đoạn tối đen của đất nước và cuộc sống lúc ấy.
Tình hình nghiêm trọng cho thấy là phiên họp ngày 11 /3/75 tại Dinh Độc Lập, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu còn muốn giữ lại thị xã Ban Mê Thuột nhưng tới phiên họp khẩn báo ngày 14/3/75 tại Cam Ranh, tức chỉ ba ngày sau, Tổng Thống cùng Bộ Tổng Tham Mưu đã ra quyết định cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú thi hành kế hoạch rút quân. Cuộc di tản diễn ra khá thuận lợi trong hai ba ngày đầu vì bất ngờ, CSBV không biết để đánh chận đường. Con đường duy nhất để tháo quân lúc đó là liên tỉnh lộ 7B từ Phú Bổn nối liền với các tỉnh lân cận. Trên đoạn đường này về đến Tuy Hòa và Phan Rang, Phan Thiết đã trở thành bờ vực từ lộ dưới làn mưa pháo của Cộng quân ráo riết nhắm vào đoàn người di tản gồm nhiều binh lính thuộc các lực lượng, sư đoàn của Quân đoàn II và gia đình binh sĩ cùng mấy trăm ngàn thường dân từ các tỉnh nhập vào.
Dù phải thừa hành theo lệnh tối cao nhưng sự thất bại của Quân Đoàn II cũng là phần trách nhiệm của Tướng Phú nên không ai hiểu nỗi đau đớn xót xa nào bằng của ông trong lúc ấy chính là người vợ luôn sát cánh cùng ông trong mọi hoàn cảnh khốn khó hoặc vui buồn từ trước giờ. Bà đã hết lòng an ủi ông, nhưng ông vẫn không thể nguôi ngoai nỗi khổ đau to lớn đó khi nghĩ đến cái chết oan khiên tức tưởi của nhiều sinh mạng chứ không riêng gì sự mất mát những vùng đất thân yêu máu thịt của miền Nam VN, đến mức mang tâm bệnh não nề. Buổi sáng ngày 29 tháng Tư, trời Sàigòn đã u ám mây đen. Tình hình miền Nam sắp mất gây thành nỗi kinh hoàng cho mọi người. Họ phải thoát chạy khỏi Cộng sản lần nữa bằng mọi cách, mọi phương tiện tìm được.
Giữa giòng người ấy, bà Phạm Văn Phú đang mang bẩy người con (người con trai lớn mười tám tuổi vừa được xuất ngoại du học) ra phi trường. Bà nóng lòng nghĩ đến lời ông buổi sáng dục giã bà hãy mang các con đi trước, ông sẽ cố gắng thu xếp mọi việc rồi sẽ gặp nhau sau. Bà còn nhớ lời bà nức nở khi tạm chia tay: “Ông nhớ đừng làm chuyện gì nguy hại đến tính mệnh. Tôi không đủ sức nuôi nổi tám đứa con thơ một mình đâu”. Ông không trả lời, chỉ xiết chặt tay bà như ngầm bảo, không đâu, nhưng ánh mắt của ông nhìn bà lúc ấy, sao thương yêu mà thê thiết quá. Rồi ông đẩy nhẹ lưng bà, khe khẻ nhắc: “Em và các con đi nhanh lên kẻo trễ”. Bà có ngờ đâu, đó là cái chạm tay lần cuối.
Nhớ lại những cử chỉ khác thường của ông lúc đó, bà bỗng thấy nao nao và lòng dạ như có ai đốt lửa. Bà ngập ngừng giữa sân bay, chưa nỡ rời xa quê mẹ lẫn người chồng thân yêu còn ở lại, dù đang được người bạn Hoa Kỳ thúc hối lên máy bay gần cất cánh. Vừa lúc đó bà nghe người thân tín chạy vội tới báo tin: Tướng Phú vừa uống thuốc độc tự tử, đang cấp cứu ở nhà thương Grall. Không cần suy nghĩ gì nữa, bà tức tốc đem các con trở về hết. Vừa thấy bà và các con vào thăm, Tướng Phú lộ vẻ đau đớn trong ánh mắt, bởi lúc đó ông đã không cử động hoặc nói năng gì được nữa, ông đang trong tình trạng hấp hối bởi độc dược chưa làm ông chết ngay được. Và ông đã vĩnh viễn ra đi vào trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Hình ảnh mới hôm nào của ngày Tết mùa xuân 1975, hai ông bà Phạm Văn Phú chụp cùng các con trong niềm vui hạnh phúc gia đình tràn đầy, có ngờ đâu vài tháng sau, hình ảnh tang thương một góa phụ cùng đàn con dại, bé nhất mới lên năm, lại quấn khăn tang bên cạnh quan tài người chồng, người cha, không tiếng súng tiễn đưa, không lá quốc kỳ phủ mộ. Chỉ có một nỗi buồn đau lớn lao chung gộp lại: niềm đau vận hạn tang thương của đất nước lẫn người thân yêu đã vĩnh viễn ra đi.
Thân cò lặn lội nuôi con từ đó, một người phụ nữ goá chồng với tám đứa con thơ lúc ấy chỉ mới vừa ba mươi chín tuổi. Thương con, thương chồng bà ở vậy, chắt chiu nuôi con trong bủa vây khốn khó của buổi giao thời dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Bao ngày tháng qua đi mang theo bao giòng nước mắt tủi cực đắng cay của người mẹ yếu ớt che chở nuôi dạy đàn con thơ. Căn nhà đang cư ngụ trên đường Gia Long, đối diện nhà thương Grall ngay sau ngày 30-04-75 đã bị những cán bộ miền Bắc tràn vào tiếp thu. Bà Phạm Văn Phú gạt nước mắt xa lìa nơi chốn ấm êm hạnh phúc của những ngày tháng qua một cách bàng hoàng tức tưởi, vội vã tìm thuê ngay một căn nhà nhỏ khác để tạm ổn định cuộc sống mới, rồi bương chải lo cho các con – mà đứa lớn nhất chỉ mới mười lăm mười sáu và bé nhất năm tuổi, khi ấy giống như chú gà con bước đi chưa vững đã phải bám theo chân mẹ và đàn anh chị lội qua cánh đồng lầy cuộc sống không nhìn thấy tương lai. Và người phụ nữ ấy giống như trăm ngàn người phụ nữ khác sau cuộc đổi đời cay đắng, không bị mất chồng trong biến cố tang thương thì cũng phải chịu cảnh thân cò lặn lội nuôi con vì chồng, cha đã bị ở trong trại tù “cải tạo” xa xôi mờ mịt, không biết khi nào mới có ngày trở về.
Bà Phú đã ngược xuôi khắp ngả đường “chợ trời” để mua bán chiu chắt từng đồng cắt, độn cháo rau khoai sắn qua ngày cho các con thơ. Bà cũng quá quen thuộc với con đường xe lửa chạy hàng trên tuyến đường Sàigòn, Phan Thiết, Nha Trang. Cảnh mắt nhắm mắt mở ngủ vội vàng trên toa, cảnh xô vai té ngả rồi gượng đứng lên để cố chen nhau mua hàng bán họ kiếm chút đồng lãi mua gạo cho con, thật ra có thấm gì với sự khổ đau trong tâm hồn và bao sống cảnh nghiệt ngả khác mà gia đình bà và của biết bao người phải hứng chịu từ ngày miền Nam đổ vỡ tan hoang.
Chịu đựng gần mười tám năm với cuộc sống khó khăn ở ngay chính quê hương mình, mỗi ngày thêm mệt mõi, buồn phiền khi một số bạn bè người thân còn kẹt lại cũng lần lượt ra đi như ba người con trai bà cũng đã vượt biển và tới được bến bờ tự do từ mấy năm trước. Đang lúc chới với nhất thì bà may mắn nhận được giấy xuất cảnh từ sự bảo lãnh người con trai trưởng bên Hoa Kỳ.
Ngày Mother’s Day năm nay, bà quả phụ Phạm Văn Phú đã ngoài bẩy mươi. Hạnh phúc của bà là các con, năm trai và ba gái, giờ đây đều đã trưởng thành và rất hiếu thảo, thương kính mẹ. Những lúc cùng các con với các buổi tiệc thịnh soạn do các con chúc mừng Mẹ, đặc biệt là ngày lễ Mẹ hôm nay thì bà lại nhớ những ngày cùng cực đói khổ trong cuộc sống cam go đã trải qua. Bà rơi nước mắt ngậm ngùi nhưng cũng rất hãnh diện với sức mạnh của lòng mẹ đã giúp bà vượt qua tất cả. Vì các con và cho các con.
Ngọc Thủy
Source: http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=985
Hình ảnh mới hôm nào của ngày Tết mùa xuân 1975, hai ông bà Phạm Văn Phú chụp cùng các con trong niềm vui hạnh phúc gia đình tràn đầy, có ngờ đâu vài tháng sau, hình ảnh tang thương một góa phụ cùng đàn con dại, bé nhất mới lên năm, lại quấn khăn tang bên cạnh quan tài người chồng, người cha, không tiếng súng tiễn đưa, không lá quốc kỳ phủ mộ. Chỉ có một nỗi buồn đau lớn lao chung gộp lại: niềm đau vận hạn tang thương của đất nước lẫn người thân yêu đã vĩnh viễn ra đi.
Thân cò lặn lội nuôi con từ đó, một người phụ nữ goá chồng với tám đứa con thơ lúc ấy chỉ mới vừa ba mươi chín tuổi. Thương con, thương chồng bà ở vậy, chắt chiu nuôi con trong bủa vây khốn khó của buổi giao thời dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Bao ngày tháng qua đi mang theo bao giòng nước mắt tủi cực đắng cay của người mẹ yếu ớt che chở nuôi dạy đàn con thơ. Căn nhà đang cư ngụ trên đường Gia Long, đối diện nhà thương Grall ngay sau ngày 30-04-75 đã bị những cán bộ miền Bắc tràn vào tiếp thu. Bà Phạm Văn Phú gạt nước mắt xa lìa nơi chốn ấm êm hạnh phúc của những ngày tháng qua một cách bàng hoàng tức tưởi, vội vã tìm thuê ngay một căn nhà nhỏ khác để tạm ổn định cuộc sống mới, rồi bương chải lo cho các con – mà đứa lớn nhất chỉ mới mười lăm mười sáu và bé nhất năm tuổi, khi ấy giống như chú gà con bước đi chưa vững đã phải bám theo chân mẹ và đàn anh chị lội qua cánh đồng lầy cuộc sống không nhìn thấy tương lai. Và người phụ nữ ấy giống như trăm ngàn người phụ nữ khác sau cuộc đổi đời cay đắng, không bị mất chồng trong biến cố tang thương thì cũng phải chịu cảnh thân cò lặn lội nuôi con vì chồng, cha đã bị ở trong trại tù “cải tạo” xa xôi mờ mịt, không biết khi nào mới có ngày trở về.
Bà Phú đã ngược xuôi khắp ngả đường “chợ trời” để mua bán chiu chắt từng đồng cắt, độn cháo rau khoai sắn qua ngày cho các con thơ. Bà cũng quá quen thuộc với con đường xe lửa chạy hàng trên tuyến đường Sàigòn, Phan Thiết, Nha Trang. Cảnh mắt nhắm mắt mở ngủ vội vàng trên toa, cảnh xô vai té ngả rồi gượng đứng lên để cố chen nhau mua hàng bán họ kiếm chút đồng lãi mua gạo cho con, thật ra có thấm gì với sự khổ đau trong tâm hồn và bao sống cảnh nghiệt ngả khác mà gia đình bà và của biết bao người phải hứng chịu từ ngày miền Nam đổ vỡ tan hoang.
Chịu đựng gần mười tám năm với cuộc sống khó khăn ở ngay chính quê hương mình, mỗi ngày thêm mệt mõi, buồn phiền khi một số bạn bè người thân còn kẹt lại cũng lần lượt ra đi như ba người con trai bà cũng đã vượt biển và tới được bến bờ tự do từ mấy năm trước. Đang lúc chới với nhất thì bà may mắn nhận được giấy xuất cảnh từ sự bảo lãnh người con trai trưởng bên Hoa Kỳ.
Ngày Mother’s Day năm nay, bà quả phụ Phạm Văn Phú đã ngoài bẩy mươi. Hạnh phúc của bà là các con, năm trai và ba gái, giờ đây đều đã trưởng thành và rất hiếu thảo, thương kính mẹ. Những lúc cùng các con với các buổi tiệc thịnh soạn do các con chúc mừng Mẹ, đặc biệt là ngày lễ Mẹ hôm nay thì bà lại nhớ những ngày cùng cực đói khổ trong cuộc sống cam go đã trải qua. Bà rơi nước mắt ngậm ngùi nhưng cũng rất hãnh diện với sức mạnh của lòng mẹ đã giúp bà vượt qua tất cả. Vì các con và cho các con.
Ngọc Thủy
Source: http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=985
No comments:
Post a Comment