Đó là những chính trị gia trẻ đang tập tễnh bước vào chính trường Hoa Kỳ theo giòng chính, thường gọi là mainstream, ý nói những sinh hoạt đấu tranh chính trị trong xã hội Hoa Kỳ để chen chân vào chính quyền sở tại chứ không phải chỉ đơn thuần giới hạn trong tập thể người Việt hải ngoại với những chức danh và cơ cấu của một ban đại diện cộng đồng nghe thật kêu, nhưng thực chất thì hữu danh vô thực, không khác gì một hội ái hữu và cũng chẳng có uy tín gì đáng kể đối với người đồng hương lẫn với người bản xứ.
Gọi họ là trẻ thì cũng hơi oan vì có nhiều người đã vượt qua lớp tuổi 30 hoặc 40 hay hơn nữa, nhưng đối với đa số những người Việt hải ngoại hiện giờ còn thiết tha đến chữ nghĩa và các vấn đề dính líu đến Việt Nam, thì những người trẻ này chỉ là những cô cậu còn rất “baby” vào thời điểm 1975 (một số còn chưa ra đời). Nhưng giờ đây họ đã trưởng thành, biết học hỏi mau lẹ những kinh nghiệm và mánh khoé trên trường đời để dấn thân vào chính trường Hoa Kỳ những vẫn dựa trên sự ủng hộ đắc lực của tập thể người Việt thuộc lớp đàn anh và cha chú. Những người trẻ khác gốc Việt cùng lứa tuổi với họ thường là chẳng quan tâm gì đến cộng đồng người Việt và đã nhập cuộc thực sự vào xã hội giòng chính tại Hoa Kỳ và đeo đuổi những ngành nghề làm ăn đa dạng khác nhau trong nước Mỹ mà chẳng còn quan tâm hay thiết tha gì đến ngôn ngữ tiếng Việt, nói gì đến những sinh hoạt đặc thù của người Việt.
Vì thế nên đối với những người nhập cuộc vào guồng máy chính quyền Hoa Kỳ ở mọi cấp độ (từ các khu học chánh cho đến hội đồng thị chính, tiểu bang cho đến liên bang), ngoại trừ ông cựu nghị viên Tony Lâm thuộc thế hệ già và một vài vị trung niên trong các hội đồng quản trị học khu, phần lớn các vị nghị viên, dân biểu hoặc những người khác đang mong muốn chạy đua vào các chức vụ này đều được đa số người Việt còn tha thiết đến các đề tài dính líu đến quê hương và đồng hương (gồm toàn là những người đã cao tuổi) coi như là những người trẻ.
Thoạt đầu, đa số cử tri gốc Việt thường giành cho những cô cậu chính trị gia trẻ này nhiều thiện cảm, hay đúng hơn là một thứ “benefit of the doubt”, tức là cứ lạc quan và nghĩ tốt về họ vì hy vọng rằng dù sao thì những người trẻ này vẫn là người Việt Nam và do đó sẽ cố gắng tranh đấu cho quyền lợi của người Việt hoặc là sẽ dễ dàng lắng nghe những lời nói hướng dẫn hoặc cố vấn của lớp đàn anh và cha chú của họ. Lớp người cao niên tại hải ngoại dễ có thiện cảm với những người trẻ ham dấn thân vào chính trường vì họ nhìn thấy những người trẻ này ít ra cũng có một ưu điểm hơn là con em của chính họ, đó là còn biết ăn nói tiếng Việt một cách lưu loát, tuy rằng thỉnh thoảng cũng còn vấp váp một vài sơ hở hoặc lỗi lầm. Đa số còn lạc quan tin tưởng rằng lớp trẻ bao giờ cũng có triển vọng hơn, thành thật hơn là những lớp người đi trước vốn luôn có những mưu mô và toan tính riêng do hậu quả của nhiều chục năm chia rẽ và sống dưới nhiều thể chế cầm quyền khác nhau.
Nhưng thực tế đã chứng nhận rằng những chính trị gia trẻ gốc Việt này cũng đã mau chóng học hỏi những kinh nghiệm ma đầu trên chính trường để “nói một đàng, làm một nẻo”, tức là hành động theo đúng với cung cách và thói quen của một chính trị gia. Họ chỉ biết học hỏi nhanh chóng những trò loè mắt thiên hạ bằng những lời lẽ lịch sự trên đầu môi chót lưỡi (như thưa gửi đối với các bậc trưởng thượng) trong những dịp khi cần lấy phiếu, nhưng vẫn xử sự y hệt những nhà chính khách sa-lông, chuyên bày mưu tính kế để qua mặt người khác và thủ lợi riêng cho mình. Trong nhiều trường hợp, họ còn dùng thủ đoạn ma giáo và tệ hơn những chính trị gia gốc Việt cao niên khác, bởi vì lần này những tay chính trị gia trẻ còn lợi dụng cái bằng cấp mới của họ tại Hoa Kỳ (như luật sư, kỹ sư v.v.) để hù doạ những người dân ít hiểu biết vì tưởng rằng những chính trị gia trẻ này có bằng cấp thực sự của Mỹ thì ắt hẳn là nói điều gì ra cũng đúng.
Chuyện gây sôi nổi gần đây tại thành phố Houston (nhưng cũng khiến nhiều người ở xa đặc biệt để ý đến nhờ vào việc loan tin mau lẹ trên hệ thống truyền tin qua Internet) liên quan đến hai khuôn mặt được coi là trẻ là ứng cử viên Danny Nguyễn Quốc Đoàn cho một chức vụ nghị viên hội đồng thị chính của Missouri City và nghị viên Hoàng Duy Hùng của hội đồng thành phố Houston. Lý do đơn giản là vì ông Danny Nguyễn Quốc Đoàn này bị nhiều người chỉ trích và phản đối mạnh mẽ vì coi là người đã công khai ủng hộ cho việc làm ăn với nhà cầm quyền Việt Cộng, nhất là sau cú bắt tay với ông đại sứ Việt Cộng là Lê Công Phụng và đọc một bài diễn văn tại Houston vào năm 2008 để ca ngợi cho việc hợp tác làm ăn này.
Còn ông Hoàng Duy Hùng, vốn không phải là một tên tuổi xa lạ từ nhiều năm qua, nhất là trên các diễn đàn tiếng Việt khắp nơi với nhiều tranh luận và đánh đấm chữ nghĩa loạn cào cào, đã bị nhiều người phản ứng dữ dội vì sự lên tiếng và quyết định ủng hộ cho việc ra tranh cử của Danny Nguyễn Quốc Đoàn với nhiều lý do nghe rất kêu và lòng vòng nhưng chỉ khiến người ta buồn cười cho sự lý luận của một ông luật sư tân nghị viên thành phố. Nhiều tiếng nói chống đối đã gióng lên, một số tỏ ý thất vọng vì đã lỡ lầm tin bỏ phiếu cho ông Hùng trong kỳ bầu cử vừa qua, một số khác cực đoan hơn thì cho rằng không muốn có một trường hợp Madison Nguyễn thứ hai xuất hiện tại thành phố Houston nên đã đòi thử tung ra chiến dịch đòi “bãi nhiệm” (recall) ông nghị viên Al Hoàng (tên chính thức của ông Hoàng Duy Hùng).
Phải chăng vì vậy mà ông Hoàng Duy Hùng sau đó đã gửi một bức thư khác cho ông Danny Nguyễn Quốc Đoàn, nhưng cũng gửi kèm theo cho nhiều người khác cùng đọc, để nói lên sự thay đổi của ông có thể rút lại sự ủng hộ và đề nghị với Danny NQĐ một số hành động để lấy lại cảm tình của người Việt chống Cộng trong vùng. Thực chất của bức thư này không phải nhắm đến anh chàng Danny NQĐ mà đúng hơn là một lá thư trần tình của ông Hoàng Duy Hùng đối với đồng hương và cử tri người Việt, khi có nhiều người lăm le sẽ vạch ra nhiều lỗi lầm trong quá khứ của ông và sẽ tố giác cho mọi người biết về hành động có tính cách phản bội lại niềm tin, và sẵn sàng kêu gọi mọi người tẩy chay không bỏ phiếu ủng hộ cho ông trong kỳ bầu cử cho nhiệm kỳ tới. Một nhà báo và phóng viên kỳ cựu trong làng báo tiếng Việt khi chuyển bức thư của ông Hoàng Duy Hùng đã phê bình bằng bốn chữ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa nhất: “Bức Thư Chữa Cháy!”
TỪ NHÂN VẬT DANNY NGUYỄN QUỐC ĐOÀN
Gọi họ là trẻ thì cũng hơi oan vì có nhiều người đã vượt qua lớp tuổi 30 hoặc 40 hay hơn nữa, nhưng đối với đa số những người Việt hải ngoại hiện giờ còn thiết tha đến chữ nghĩa và các vấn đề dính líu đến Việt Nam, thì những người trẻ này chỉ là những cô cậu còn rất “baby” vào thời điểm 1975 (một số còn chưa ra đời). Nhưng giờ đây họ đã trưởng thành, biết học hỏi mau lẹ những kinh nghiệm và mánh khoé trên trường đời để dấn thân vào chính trường Hoa Kỳ những vẫn dựa trên sự ủng hộ đắc lực của tập thể người Việt thuộc lớp đàn anh và cha chú. Những người trẻ khác gốc Việt cùng lứa tuổi với họ thường là chẳng quan tâm gì đến cộng đồng người Việt và đã nhập cuộc thực sự vào xã hội giòng chính tại Hoa Kỳ và đeo đuổi những ngành nghề làm ăn đa dạng khác nhau trong nước Mỹ mà chẳng còn quan tâm hay thiết tha gì đến ngôn ngữ tiếng Việt, nói gì đến những sinh hoạt đặc thù của người Việt.
Vì thế nên đối với những người nhập cuộc vào guồng máy chính quyền Hoa Kỳ ở mọi cấp độ (từ các khu học chánh cho đến hội đồng thị chính, tiểu bang cho đến liên bang), ngoại trừ ông cựu nghị viên Tony Lâm thuộc thế hệ già và một vài vị trung niên trong các hội đồng quản trị học khu, phần lớn các vị nghị viên, dân biểu hoặc những người khác đang mong muốn chạy đua vào các chức vụ này đều được đa số người Việt còn tha thiết đến các đề tài dính líu đến quê hương và đồng hương (gồm toàn là những người đã cao tuổi) coi như là những người trẻ.
Thoạt đầu, đa số cử tri gốc Việt thường giành cho những cô cậu chính trị gia trẻ này nhiều thiện cảm, hay đúng hơn là một thứ “benefit of the doubt”, tức là cứ lạc quan và nghĩ tốt về họ vì hy vọng rằng dù sao thì những người trẻ này vẫn là người Việt Nam và do đó sẽ cố gắng tranh đấu cho quyền lợi của người Việt hoặc là sẽ dễ dàng lắng nghe những lời nói hướng dẫn hoặc cố vấn của lớp đàn anh và cha chú của họ. Lớp người cao niên tại hải ngoại dễ có thiện cảm với những người trẻ ham dấn thân vào chính trường vì họ nhìn thấy những người trẻ này ít ra cũng có một ưu điểm hơn là con em của chính họ, đó là còn biết ăn nói tiếng Việt một cách lưu loát, tuy rằng thỉnh thoảng cũng còn vấp váp một vài sơ hở hoặc lỗi lầm. Đa số còn lạc quan tin tưởng rằng lớp trẻ bao giờ cũng có triển vọng hơn, thành thật hơn là những lớp người đi trước vốn luôn có những mưu mô và toan tính riêng do hậu quả của nhiều chục năm chia rẽ và sống dưới nhiều thể chế cầm quyền khác nhau.
Nhưng thực tế đã chứng nhận rằng những chính trị gia trẻ gốc Việt này cũng đã mau chóng học hỏi những kinh nghiệm ma đầu trên chính trường để “nói một đàng, làm một nẻo”, tức là hành động theo đúng với cung cách và thói quen của một chính trị gia. Họ chỉ biết học hỏi nhanh chóng những trò loè mắt thiên hạ bằng những lời lẽ lịch sự trên đầu môi chót lưỡi (như thưa gửi đối với các bậc trưởng thượng) trong những dịp khi cần lấy phiếu, nhưng vẫn xử sự y hệt những nhà chính khách sa-lông, chuyên bày mưu tính kế để qua mặt người khác và thủ lợi riêng cho mình. Trong nhiều trường hợp, họ còn dùng thủ đoạn ma giáo và tệ hơn những chính trị gia gốc Việt cao niên khác, bởi vì lần này những tay chính trị gia trẻ còn lợi dụng cái bằng cấp mới của họ tại Hoa Kỳ (như luật sư, kỹ sư v.v.) để hù doạ những người dân ít hiểu biết vì tưởng rằng những chính trị gia trẻ này có bằng cấp thực sự của Mỹ thì ắt hẳn là nói điều gì ra cũng đúng.
Chuyện gây sôi nổi gần đây tại thành phố Houston (nhưng cũng khiến nhiều người ở xa đặc biệt để ý đến nhờ vào việc loan tin mau lẹ trên hệ thống truyền tin qua Internet) liên quan đến hai khuôn mặt được coi là trẻ là ứng cử viên Danny Nguyễn Quốc Đoàn cho một chức vụ nghị viên hội đồng thị chính của Missouri City và nghị viên Hoàng Duy Hùng của hội đồng thành phố Houston. Lý do đơn giản là vì ông Danny Nguyễn Quốc Đoàn này bị nhiều người chỉ trích và phản đối mạnh mẽ vì coi là người đã công khai ủng hộ cho việc làm ăn với nhà cầm quyền Việt Cộng, nhất là sau cú bắt tay với ông đại sứ Việt Cộng là Lê Công Phụng và đọc một bài diễn văn tại Houston vào năm 2008 để ca ngợi cho việc hợp tác làm ăn này.
Còn ông Hoàng Duy Hùng, vốn không phải là một tên tuổi xa lạ từ nhiều năm qua, nhất là trên các diễn đàn tiếng Việt khắp nơi với nhiều tranh luận và đánh đấm chữ nghĩa loạn cào cào, đã bị nhiều người phản ứng dữ dội vì sự lên tiếng và quyết định ủng hộ cho việc ra tranh cử của Danny Nguyễn Quốc Đoàn với nhiều lý do nghe rất kêu và lòng vòng nhưng chỉ khiến người ta buồn cười cho sự lý luận của một ông luật sư tân nghị viên thành phố. Nhiều tiếng nói chống đối đã gióng lên, một số tỏ ý thất vọng vì đã lỡ lầm tin bỏ phiếu cho ông Hùng trong kỳ bầu cử vừa qua, một số khác cực đoan hơn thì cho rằng không muốn có một trường hợp Madison Nguyễn thứ hai xuất hiện tại thành phố Houston nên đã đòi thử tung ra chiến dịch đòi “bãi nhiệm” (recall) ông nghị viên Al Hoàng (tên chính thức của ông Hoàng Duy Hùng).
Phải chăng vì vậy mà ông Hoàng Duy Hùng sau đó đã gửi một bức thư khác cho ông Danny Nguyễn Quốc Đoàn, nhưng cũng gửi kèm theo cho nhiều người khác cùng đọc, để nói lên sự thay đổi của ông có thể rút lại sự ủng hộ và đề nghị với Danny NQĐ một số hành động để lấy lại cảm tình của người Việt chống Cộng trong vùng. Thực chất của bức thư này không phải nhắm đến anh chàng Danny NQĐ mà đúng hơn là một lá thư trần tình của ông Hoàng Duy Hùng đối với đồng hương và cử tri người Việt, khi có nhiều người lăm le sẽ vạch ra nhiều lỗi lầm trong quá khứ của ông và sẽ tố giác cho mọi người biết về hành động có tính cách phản bội lại niềm tin, và sẵn sàng kêu gọi mọi người tẩy chay không bỏ phiếu ủng hộ cho ông trong kỳ bầu cử cho nhiệm kỳ tới. Một nhà báo và phóng viên kỳ cựu trong làng báo tiếng Việt khi chuyển bức thư của ông Hoàng Duy Hùng đã phê bình bằng bốn chữ ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa nhất: “Bức Thư Chữa Cháy!”
TỪ NHÂN VẬT DANNY NGUYỄN QUỐC ĐOÀN
Danny Nguyễn Quốc Đoàn |
Đây là một người trẻ hành nghề môi giới địa ốc, cũng thích xuất hiện trước công chúng khi tập tành làm MC không công cho nhiều buổi trình diễn và xuất hiện trên đài phát thanh, một nhân vật chẳng có tài cán gì đặc biệt đáng nói, ngoài trừ bản tính cũng “gian hùng” không kém nhiều tay ma đầu khác trên chính trường mà nhiều vị đàn anh cha chú đều phải cười đau khóc hận vì lầm tưởng rằng anh ta là một người trẻ, có vẻ dễ thương và ăn nói lịch sự, nhưng khi cần cũng đã biết và sẵn sàng qua mặt nhiều người khác để đạt được mục đích.
Sở dĩ phải viết tên anh ta đầy đủ vì sợ tránh dễ gây nhầm lẫn. Tại thành phố Houston cũng có một người trung niên khác cũng có cùng tên Nguyễn Quốc Đoàn và cũng hành nghề địa ốc cũng như đã từng xuất hiện trên các làn sóng phát thanh. Nếu viết tắt theo thói quen của người Mỹ địa phương là Danny Nguyen thì cũng không ổn vì có một nhân vật Danny Nguyen khác hoàn toàn không dính líu gì đến Danny Nguyễn Quốc Đoàn.
Danny NQĐ bắt đầu được nhiều người nói đến trong cộng đồng người Việt tại Houston vào mùa xuân năm 2008 khi anh ta tham dự trong một buổi họp của tổ chức Greater Houston Partnership trong đó có mặt của ông Lê Công Phụng là đại sứ Việt Cộng. Đây là một cuộc hội họp lồng trong một bữa ăn trưa quy tụ khoảng 30 doanh gia và chuyên viên Hoa Kỳ cùng với một số quan khách đến nghe ông đại sứ Việt Nam thuyết trình về đề tài “Mối bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cơ hội để buôn bán và tạo những đầu tư mới tại Việt Nam.” Greater Houston Partnership là một tổ chức tư nhân vô vị lợi, có mục đích quảng bá những cơ hội làm ăn cho doanh gia Mỹ tại Houston với nước ngoài, và do đó thường tổ chức những cuộc gặp gỡ trao đổi này.
Tuy không có lén lút như cảnh khai trương toà lãnh sự tại Houston vừa qua để tránh sự biểu tình chống đối của nhiều thành phần chống Cộng tại Houston, nhưng cuộc gặp gỡ này cho mục đích trao đổi mậu dịch, được gọi là Trade Mission Luncheon, có thể được coi như diễn ra ở hình thức “low-key”. Một vài khuôn mặt chống Cộng hùng hổ đã được ban tổ chức nhận diện để nhờ nhân viên an ninh mời ra ngoài (vì không có tên trong danh sách được mời tham dự trong phòng họp), tuy nhiên một số các nhà báo và phóng viên khác của báo giới tiếng Việt cũng lọt vào được để chụp được những tấm hình và thu băng rõ ràng đoạn phim cho thấy ông Danny NQĐ đọc bài diễn văn cổ võ cho việc làm ăn với Việt Cộng.
Đây là một đề tài khá tế nhị và có thể gây nhiều tranh cãi tuỳ theo vị thế và hoàn cảnh của mỗi người đứng ở những góc cạnh khác nhau. Dĩ nhiên, đối với cộng đồng người Việt tị nạn chống Cộng tại hải ngoại nói chung và Houston nói riêng, sự kiện một người trong cộng đồng ra xé lẻ để tính chuyện làm ăn với nhà cầm quyền trong nước có thể bị dễ dàng kết án là một việc làm phản bội lại lý tưởng của người Việt quốc gia, một hành động của Việt gian cần phải tẩy chay. Dĩ nhiên, cá nhân Danny Nguyễn Quốc Đoàn muốn phớt lờ sự chống đối của tập thể người Việt tại Houston để tính đến chuyện kiếm lời qua việc làm ăn với nhà cầm quyền trong nước là quyền tự do của anh ta. Nhưng điều đó cũng không ngăn cấm quyền tự do của những người Việt khác muốn bày tỏ sự chống đối và lên án hành động hám lợi và bán rẻ lương tâm của anh, thuộc một gia đình đã bỏ trốn chế độ độc tài của Việt Cộng để chạy tị nạn sang Hoa Kỳ và giờ đây muối mặt quay trở lại để làm ăn và mong kiếm lợi. Các độc giả tò mò có thể vào link này để xem bài diễn văn của Danny Nguyễn Quốc Đoàn cổ võ cho quyết định hợp tác của mình: http://www.youtube.com/watch?v=_NPOfQoLo3w.
Sở dĩ phải viết tên anh ta đầy đủ vì sợ tránh dễ gây nhầm lẫn. Tại thành phố Houston cũng có một người trung niên khác cũng có cùng tên Nguyễn Quốc Đoàn và cũng hành nghề địa ốc cũng như đã từng xuất hiện trên các làn sóng phát thanh. Nếu viết tắt theo thói quen của người Mỹ địa phương là Danny Nguyen thì cũng không ổn vì có một nhân vật Danny Nguyen khác hoàn toàn không dính líu gì đến Danny Nguyễn Quốc Đoàn.
Danny NQĐ bắt đầu được nhiều người nói đến trong cộng đồng người Việt tại Houston vào mùa xuân năm 2008 khi anh ta tham dự trong một buổi họp của tổ chức Greater Houston Partnership trong đó có mặt của ông Lê Công Phụng là đại sứ Việt Cộng. Đây là một cuộc hội họp lồng trong một bữa ăn trưa quy tụ khoảng 30 doanh gia và chuyên viên Hoa Kỳ cùng với một số quan khách đến nghe ông đại sứ Việt Nam thuyết trình về đề tài “Mối bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cơ hội để buôn bán và tạo những đầu tư mới tại Việt Nam.” Greater Houston Partnership là một tổ chức tư nhân vô vị lợi, có mục đích quảng bá những cơ hội làm ăn cho doanh gia Mỹ tại Houston với nước ngoài, và do đó thường tổ chức những cuộc gặp gỡ trao đổi này.
Tuy không có lén lút như cảnh khai trương toà lãnh sự tại Houston vừa qua để tránh sự biểu tình chống đối của nhiều thành phần chống Cộng tại Houston, nhưng cuộc gặp gỡ này cho mục đích trao đổi mậu dịch, được gọi là Trade Mission Luncheon, có thể được coi như diễn ra ở hình thức “low-key”. Một vài khuôn mặt chống Cộng hùng hổ đã được ban tổ chức nhận diện để nhờ nhân viên an ninh mời ra ngoài (vì không có tên trong danh sách được mời tham dự trong phòng họp), tuy nhiên một số các nhà báo và phóng viên khác của báo giới tiếng Việt cũng lọt vào được để chụp được những tấm hình và thu băng rõ ràng đoạn phim cho thấy ông Danny NQĐ đọc bài diễn văn cổ võ cho việc làm ăn với Việt Cộng.
Đây là một đề tài khá tế nhị và có thể gây nhiều tranh cãi tuỳ theo vị thế và hoàn cảnh của mỗi người đứng ở những góc cạnh khác nhau. Dĩ nhiên, đối với cộng đồng người Việt tị nạn chống Cộng tại hải ngoại nói chung và Houston nói riêng, sự kiện một người trong cộng đồng ra xé lẻ để tính chuyện làm ăn với nhà cầm quyền trong nước có thể bị dễ dàng kết án là một việc làm phản bội lại lý tưởng của người Việt quốc gia, một hành động của Việt gian cần phải tẩy chay. Dĩ nhiên, cá nhân Danny Nguyễn Quốc Đoàn muốn phớt lờ sự chống đối của tập thể người Việt tại Houston để tính đến chuyện kiếm lời qua việc làm ăn với nhà cầm quyền trong nước là quyền tự do của anh ta. Nhưng điều đó cũng không ngăn cấm quyền tự do của những người Việt khác muốn bày tỏ sự chống đối và lên án hành động hám lợi và bán rẻ lương tâm của anh, thuộc một gia đình đã bỏ trốn chế độ độc tài của Việt Cộng để chạy tị nạn sang Hoa Kỳ và giờ đây muối mặt quay trở lại để làm ăn và mong kiếm lợi. Các độc giả tò mò có thể vào link này để xem bài diễn văn của Danny Nguyễn Quốc Đoàn cổ võ cho quyết định hợp tác của mình: http://www.youtube.com/watch?v=_NPOfQoLo3w.
Danny Nguyễn Quốc Đoàn và đại sứ Việt Cộng Lê Công Phụng trong buổi họp tại Houston |
Ngoài phần phát biểu của ông đại sứ Việt Cộng Lê Công Phụng còn có hai người khác là ông Robert Browser, tổng giám đốc một công ty có làm ăn tại Việt Nam là Firstline Corp. và Danny Nguyễn Quốc Đoàn, được giới thiệu là Chủ tịch Phòng Thương Mại Việt-Mỹ tại Houston (Vietnamese American Houston Chamber of Commerce, VAHCC), một thành viên của tổ chức Greater Houston Partnership. Chính ở cái vị thế nghe có vẻ rất kêu này (đại diện cho giới doanh gia, vốn là bộ máy chủ lực của nền kinh tế tại nước Mỹ) mà anh chàng Danny NQĐ mới được trọng vọng và có thể đã loè bịp được phía Việt Cộng tin tưởng rằng anh chàng này có thế lực. Trong thực tế, có lẽ nhiều viên chức của Greater Houston Partnership cũng bị Danny NQĐ đưa vô tròng vì tưởng lầm về thành tích của anh ta với một chiến thuật đã được dàn dựng khá kỹ lưỡng từ lâu.
Thứ nhất, Danny NQĐ đã tiếm danh của Phòng Thương Mại Việt-Mỹ tại Houston bởi vì đa số các thành viên của tổ chức này đã không hề uỷ nhiệm cho anh ta công tác này. Nhưng đến khi họ quyết định biểu quyết việc cách chức anh ta thì mới phát giác ra chuyện Danny NQĐ đã phỗng tay trên từ lâu, bằng cách lén lút đi nộp hồ sơ đăng ký “assume name” chỉ có tên mình và vợ trong cái gọi là Phòng Thương Mại Việt Mỹ. Đây là một sơ hở thường xảy ra trong các tổ chức, hội đoàn người Việt vì không có người lo thủ tục, hoặc không muốn chi tiền để thuê mướn luật sư hoàn thành các giấy tờ hành chánh cho đúng thủ tục pháp lý tại Hoa Kỳ, hoặc không đặt ưu tiên vào việc này vì cả tin vào bạn bè, và sau này mới phát giác ra mình bị lừa khi một người trong nhóm đã tự động nộp đơn đứng tên riêng cho mình để đại diện cho tập thể. Đến chừng đó có muốn biểu quyết để chống đối thì cũng kể như không vì tên của họ không có trong danh sách chính thức theo luật pháp, và do đó không thể biện minh được, đành phải ngậm đắng nuốt cay.
Thứ nhất, Danny NQĐ đã tiếm danh của Phòng Thương Mại Việt-Mỹ tại Houston bởi vì đa số các thành viên của tổ chức này đã không hề uỷ nhiệm cho anh ta công tác này. Nhưng đến khi họ quyết định biểu quyết việc cách chức anh ta thì mới phát giác ra chuyện Danny NQĐ đã phỗng tay trên từ lâu, bằng cách lén lút đi nộp hồ sơ đăng ký “assume name” chỉ có tên mình và vợ trong cái gọi là Phòng Thương Mại Việt Mỹ. Đây là một sơ hở thường xảy ra trong các tổ chức, hội đoàn người Việt vì không có người lo thủ tục, hoặc không muốn chi tiền để thuê mướn luật sư hoàn thành các giấy tờ hành chánh cho đúng thủ tục pháp lý tại Hoa Kỳ, hoặc không đặt ưu tiên vào việc này vì cả tin vào bạn bè, và sau này mới phát giác ra mình bị lừa khi một người trong nhóm đã tự động nộp đơn đứng tên riêng cho mình để đại diện cho tập thể. Đến chừng đó có muốn biểu quyết để chống đối thì cũng kể như không vì tên của họ không có trong danh sách chính thức theo luật pháp, và do đó không thể biện minh được, đành phải ngậm đắng nuốt cay.
Bản sao thông cáo báo chí tố cáo hành động tự ý tiếm quyền Phòng Thương Mại Việt Mỹ của Danny Nguyễn Quốc Đoàn |
Dĩ nhiên, những lời nói hô hào của Danny Nguyễn Quốc Đoàn ủng hộ hay cổ võ cho việc hợp tác làm ăn với nhà cầm quyền Việt Cộng khó lòng được đa số người dân tại Houston chấp nhận, chưa kể đến việc một số còn bực tức và muốn bày tỏ sự chống đối của họ trước một hành động mà họ gọi là thái độ vong ơn bội nghĩa, vì hám lợi mà cam tâm làm Việt gian. Nhiều tờ báo tại địa phương như Việt Nam Mới, Đẹp Magazine đã có các bài tường thuật chi tiết về vụ này cũng như bày tỏ nhiều tiếng nói chống đối hoặc lên án việc làm của Danny Nguyễn Quốc Đoàn.
Vào lúc ấy, nhiều người trong một tổ chức có tên là Uỷ Ban Phối Hợp Các Hành Động Chống Cộng Sản đã có ý muốn đưa vụ này ra trước đại hội khoáng đại của tổ chức Cộng Đồng Người Việt tại Houston để bàn thảo nhằm đề ra một biện pháp đối phó với việc làm của Danny NQĐ cũng như để ngăn chặn sự bành trướng của những thái độ trở cờ này nếu như những thành phần Việt gian cảm thấy rằng tập thể người Việt chống Cộng tại Houston có vẻ như hơi thụ động.
Vào lúc ấy, nhiều người trong một tổ chức có tên là Uỷ Ban Phối Hợp Các Hành Động Chống Cộng Sản đã có ý muốn đưa vụ này ra trước đại hội khoáng đại của tổ chức Cộng Đồng Người Việt tại Houston để bàn thảo nhằm đề ra một biện pháp đối phó với việc làm của Danny NQĐ cũng như để ngăn chặn sự bành trướng của những thái độ trở cờ này nếu như những thành phần Việt gian cảm thấy rằng tập thể người Việt chống Cộng tại Houston có vẻ như hơi thụ động.
ĐẾN CỰU CHỦ TỊCH CỘNG ĐỒNG HOÀNG DUY HÙNG
Hoàng Duy Hùng |
Nhưng không hiểu vì những lý do nào mà vị chủ tịch Hội đồng Đại diện Cộng đồng lúc ấy là ông Hoàng Duy Hùng lại tìm cách tránh né việc này, nếu không muốn nói là có phần bao che cho việc làm của Danny Nguyễn Quốc Đoàn. Ông Hùng đã biện bạch rằng dựa theo ý kiến cố vấn của ông chủ tịch Hội đồng Giám sát Cộng đồng để cho rằng không nên đem vụ này ra để bàn thảo và chỉ trích vì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu như ông Danny NQĐ sẽ kiện Tổ chức Cộng Đồng. (Không hiểu hai ông chủ tịch Hội đồng Đại diện và Hội đồng Giám sát này đã có hội ý với đa số thành viên trong hội đồng của mình hay không để đưa ra những quyết định này, và không hiểu vì sao ông Hùng là một luật sư mà chưa gì lại có vẻ “rét” khi nghe nói tới chuyện kiện cáo, nói gì đến chuyện đòi chống Cộng tới cùng khi ông hay lớn tiếng hô hào để khích động quần chúng?)
Rất nhiều người trong Uỷ Ban Phối Hợp Các Hành Động Chống Cộng Sản cũng như trong phòng họp đã bất mãn trước thái độ né tránh khá lộ liễu của ông Hùng khiến cho ông không còn có cách nào để biện minh bằng cách đưa ra lời hù doạ rằng ông sẽ phải rời bỏ phòng họp sớm, vì đã có hẹn lên một chương trình của đài phát thanh Little Saigon Radio nằm ở kế bên văn phòng Cộng Đồng. Có lẽ từ trước tới nay, chưa có một vị chủ tịch Cộng đồng nào khi triệu tập và sau đó chủ toạ một phiên họp khoáng đại cộng đồng lại sắp xếp để tham dự một buổi nói chuyện tầm thường khác trên một chương trình phát thanh bắt đầu vào giữa giờ của phiên họp.
Ông Hùng còn đưa ra lý luận rằng việc ông Danny NQĐ tiếm quyền của Phòng Thương Mại Việt Mỹ là chuyện riêng của họ, không việc gì Tổ chức Cộng đồng lại tự động xía vào nếu như không có sự yêu cầu của Phòng Thương Mại này. Nhưng nhà báo Vũ Văn Hoa là thành viên của Phòng Thương Mại đã phản bác và nói rằng nếu họ muốn chống Danny NQĐ là việc riêng của họ và không cần phải nhờ đến Tổ Chức Cộng Đồng, nhưng trong phiên họp khoáng đại như lần này thì việc nêu ra hành động của Danny NQĐ để tìm phương đối phó là một yêu cầu chính đáng mà ban điều hợp nên tôn trọng. Trong chốn riêng tư, nhiều người đã thắc mắc không hiểu vì sao ông Hoàng Duy Hùng lại có hành động vụng về và thiếu khôn ngoan như vậy khi bao che cho Danny NQĐ. Chẳng lẽ chỉ vì Danny NQĐ đã tham dự trong số những người đến cắt băng khánh thành trụ sở Cộng đồng diễn ra trước đó vài tháng?
Sự việc bỗng đi vào quên lãng trong thời gian gần hai năm sau đó khi Danny NQĐ thỉnh thoảng cũng cho đăng quảng cáo dịch vụ địa ốc của mình trên một số bìa báo nhưng không đả động gì đến chuyện làm ăn với Việt Cộng trong khi ông Hoàng Duy Hùng được bất ngờ đắc cử chức vụ nghị viên tại đơn vị F, nhờ vào phần lớn sự ủng hộ của đảng Cộng Hoà địa phương quyết dồn phiếu ở vòng hai. Nhưng mới đây, người ta phát giác ra chuyện Danny Nguyễn Quốc Đoàn muốn ra tranh cử chức vụ nghị viên hội đồng thành phố Missouri City vào đầu tháng 5 sắp tới. Đây là một thành phố nhỏ nằm bên trong thành phố Houston như hàng chục thành phố nhỏ khác, chẳng có ảnh hưởng hay thực quyền nào, và do đó gần như chẳng được mấy ai thèm để ý. Ngoại trừ một số người cố tình tìm cách nhập cuộc vì nhiều hậu ý, trong đó có khía cạnh tuyên truyền lợi hại về mặt tâm lý. Chẳng hạn như thị trưởng hay nghị viên của những loại thành phố như Missouri City chẳng là “cái thá gì”, nói theo ngôn ngữ bình dân tại đây, một thứ chức vụ hữu danh vô thực, nhưng có thể mang đi loè với thiên hạ ở xa không biết rõ hiện tình tại Hoa Kỳ. Cái nơi xa đó có thể là Việt Nam, khi nhiều người có thể nhìn vào tấm danh thiếp hoặc tiểu sử thành tích của một ông A hay bà B nào đó sẽ có cảm giác nể trọng nhiều hơn nếu như thấy có ghi là nghị viên thành phố, dù rằng đó là một thành phố chỉ có vài chục ngàn dân như Missouri City (nằm bên trong một thành phố có trên 2 triệu 200 ngàn dân là Houston)!
Điều đáng nói nhất là ông Danny NQĐ ra ứng cử tại thành phố có đông người Việt nhưng lại không dám lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ của người Việt, nếu không muốn nói là gần như muốn lén lút, giấu diếm để ít người biết đến, phải chăng vì sợ càng nhiều người biết thì càng bị chống đối hơn. Đây là một tình trạng nghịch lý chưa bao giờ xảy ra trong chính trường tại Hoa Kỳ, khi một người thuộc gốc di dân thiểu số (như ông Danny NQĐ) mới tập tễnh nhảy vào chính trường lúc ra ứng cử lại không dám kêu gọi sự ủng hộ của những người đồng hương. Thông thường những người này (dù là Mỹ đen, Mễ, Tàu, Nhật, Việt, Pakistan v.v.) lúc mới ra ứng cử đều dựa vào nền tảng ủng hộ vững chắc là khối người di dân cùng quê với họ, và sau đó chỉ cần nhận thêm một tỉ lệ ủng hộ vừa phải của cộng đồng đa số Mỹ trắng là đủ giúp họ giành được thắng lợi ở thùng phiếu.
Vì thế nên hồ sơ vận động tranh cử của ông Danny NQĐ được soạn thảo rất công phu, với tên tuổi ủng hộ của nhiều tên tuổi trong nội bộ đảng Cộng Hoà địa phương, nhưng lại không được phổ biến ra ngoài cộng đồng người Việt. Phải đến khi nhiều người muốn lục lọi tìm tòi thì mới thấy được nhiều chi tiết. Và điều này đã dẫn đến kết quả đầu tiên vô cùng tai hại cho Danny NQĐ: đó là quyết định chống đối tẩy chay ứng cử viên Danny NQĐ bởi tập thể đông đảo cử tri gốc Việt và hai chục hội đoàn, tổ chức người Việt khác nhau trong thành phố Houston. Nhưng trớ trêu thay, trong số những nhân vật được ghi tên ủng hộ ứng cử viên Danny Nguyễn Quốc Đoàn lại có người đứng đầu là ông nghị viên Al Hoàng, tức Hoàng Duy Hùng, cựu chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại Houston.
ỦNG HỘ DANNY VÀO DÒNG CHÍNH KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ỦNG HỘ CỘNG SẢN?
Chi tiết này đã gây khó chịu rất nhiều cho những người chống Cộng ghét cay ghét đắng những hành động “đâm sau lưng chiến sĩ”, một mặt hô hào những lời kêu gọi chống Cộng, một mặt lại ủng hộ hoặc làm ngơ trước những hành động tiếp tay với nhà cầm quyền Việt Cộng. Trong một bức thư email gửi cho ông Trương Như Phùng nhưng cũng đồng thời gửi kèm cho nhiều người khác cùng đọc, ông Hoàng Duy Hùng đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc tại sao lại ủng hộ cho Danny NQĐ trong việc ra tranh cử: Nào là hầu hết các đảng viên cao cấp của đảng Cộng Hoà đều ủng hộ Danny Nguyễn Quốc Đoàn nên Hoàng Duy Hùng là người của đảng Cộng Hoà cũng phải tuân theo (chẳng lẽ đảng Cộng Hoà làm ngơ với các nhà đối kháng và bắt tay với Việt Cộng như ông Bush thì mọi người Việt quốc gia theo đảng Cộng Hoà cũng vỗ tay theo?); nào là chưa có người Việt nào ứng cử để tìm hiểu những nguồn lợi cho cộng đồng mình (nguồn lợi nào từ thành phố Missouri City nhỏ như hạt tiêu?); nào là Danny Nguyễn Quốc Đoàn trả lời là vàng thật không sợ lửa, nhiệt huyết của Danny Quốc Đoàn cho tự do và dân chủ, đường dài sẽ biết thật hư. Để kết luận, ông Hùng viết: “Đôi dòng kính gởi lại bác để bác hiểu cháu ủng hộ Danny Nguyễn Quốc Đoàn vào dòng chính để tranh đấu cho quyền lợi của Cộng Đồng tỵ nạn CSVN, không phải là ủng hộ quan điểm làm ăn với VC và Danny Quốc Đoàn cũng đã gọi điện thoại lên trên đài xác nhận rõ quan điểm này của cháu.”
Ông Phùng có thể là một người hăng say trong các công tác biểu tình chống đối Cộng Sản, nhưng cũng bị nhiều người than phiền và chê trách như là một kẻ hữu dõng vô mưu. Có thể ông không muốn tranh luận đến nơi đến chốn với ông Hoàng Duy Hùng vì trước đây đã từng ca ngợi thành tích chống Cộng của một người trẻ như ông Hùng.
Nhưng chắc chắn là nhiều người khác không thể nào nghe cho lọt được lỗ tai những lời biện giải khá ngây ngô này của ông Hùng, cho dù ông có là luật sư, là tân nghị viên thành phố Houston, và từng khoe về thành tích đã nằm tù cộng sản. Cái lập luận lạ đời đầy mâu thuẫn này khiến nhiều người nhớ lại những lập luận tương tự trong một vụ tranh cãi khá gay gắt nổ ra hồi tháng 9 năm ngoái khi ban giám đốc hệ thống truyền thanh Việt Nam Hải Ngoại đã bị cáo buộc có hành động lén lút tiếp xúc nhiều lần với các viên chức của Toà Đại Sứ Việt Cộng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tiếp tục bênh vực cho việc làm của ban giám đốc đài này, trong đó có những người đã có những quan hệ thân tình từ lâu nên giờ đây khó thể quay lưng để lên tiếng chống đối. Thậm chí, có nhiều người còn đưa ra những lập luận để bênh vực cho việc làm của ban giám đốc đài VNHN trong khi vẫn một mực đề cao tinh thần chống Cộng tuyệt đối của mình.
Đó là những người như các ông Đỗ Hồng Anh, chủ tịch của Tổ chức Cộng đồng Người Việt tại vùng thủ đô DC, Maryland và Virginia với một thông cáo đưa ra 5 điểm nhận định với lời mở đầu rằng “Cộng đồng VN không thể chấp nhận trong lúc này bất cứ một cuộc tiếp xúc, giao du nào giữa người Việt quốc gia với cán bộ CSVN dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, với bất cứ lý do gì và trong bất cứ tình huống nào”. Thế nhưng liền sau câu khẳng định mạnh mẽ không thể nào tha thứ cho những hành động bắt tay với cán bộ Việt Cộng dù dưới bất cứ hình thức nguỵ biện nào đi chăng nữa, bản thông cáo này đã đưa ra thêm 4 nhận định tiếp theo, trong đó xác nhận hệ thống đài VNHN đã tiếp xúc với Việt Cộng (một hành động không thể biện minh, chấp nhận hay tha thứ dưới bất cứ lý do gì) nhưng cũng nói thêm rằng đã không thấy có một hậu quả nào có thể gọi là làm lợi cho CSVN và gây nguy hại cho công cuộc đấu tranh của người Việt quốc gia chúng ta. Bản thông cáo còn đề cao công lao của đài VNHN trong suốt 12 năm qua.
Hoặc là lời biện minh của ông Sơn Tùng, cựu chủ tịch Hội Văn Bút và cũng từng là luật sư Toà Thượng Thẩm thời VNCH trước đây, đã viết nhiều bài báo để bênh vực cho đài VNHN. Tuy cũng phải công nhận việc làm sai trái của những người trong ban giám đốc đã nhiều lần (3 lần) tiếp xúc với cán bộ toà đại sứ Việt Cộng, nhưng rồi ông Sơn Tùng cũng đi đến kết luận là cho đến nay chưa có bằng chứng gì cụ thể cho thấy là họ đã làm tay sai cho Việt Cộng, và vì thế không thể buộc tội họ được. Ông Sơn Tùng cũng có những nhận định đi song hành khá mâu thuẫn và ấu trĩ không khác gì ông Đỗ Hồng Anh, như khi ông viết “Nay, họ đang đứng trước một cơn sóng gió, trước những chỉ trích và buộc tội giao du với vài cán bộ CSVN. Đây là việc có thật, vì chính họ cũng đã nhìn nhận nhưng không coi đây là một cái tội”. Nhưng rồi liền sau xác quyết sai lầm tầy trời này của ban giám đốc đài VNHN (một đài phát thanh chống Cộng dễ gì biện minh cho những việc tiếp xúc lén lút với viên chức Việt Cộng trong những buổi ăn chơi), tác giả Sơn Tùng lại mạnh mẽ bênh vực cho đài khi viết tiếp: “Một sự thật hiển nhiên khác là cho đến nay, làn sóng của đài VNHN chưa truyền đi một bài nào tuyên truyền cho đối phương, hay có hại cho việc đấu tranh ở trong nước cũng như phá hoại cộng đồng ở hải ngoại.”
Nội dung của bức thông cáo này với lời minh định cương quyết ở phần đầu và những phần sau đó hoàn toàn đi ngược lại một cách mâu thuẫn khiến cho người bàng quan cũng phải giật mình và ngạc nhiên trước trình độ suy luận và phán xét rất ấu trĩ và ngây thơ của những vị ngồi họp trong cái gọi là hội đồng chấp hành và văn phòng thường trực của tổ chức cộng đồng này hoặc là những “tên tuổi lớn” như ông Sơn Tùng. Những lập luận này không khác gì những lời biện minh của ông Hoàng Duy Hùng khi cho rằng ủng hộ việc ứng cử của Danny Nguyễn Quốc Đoàn vào giòng sinh hoạt chính của Hoa Kỳ không có nghĩa là ủng hộ Cộng Sản hoặc ủng hộ “làm ăn với Cộng Sản”. Cho dù rằng đã có nhiều bằng chứng đủ sức thuyết phục đại đa số người Việt chống Cộng tin rằng việc làm của Danny Nguyễn Quốc Đoàn có lợi cho Cộng Sản. Phải chăng vì nó chưa đủ sức thuyết phục ông luật sư Hùng khi ông cứ lý luận rằng đó là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Nhưng sau đó không lâu, ông Hoàng Duy Hùng đã vội vã đưa ra một bức thư email mới, mang tên là Tâm Thư Hoàng Duy Hùng gởi Danny Nguyễn Quốc Đoàn mong em làm sáng tỏ lập trường quốc gia. Nhưng nhiều người khi đọc qua đều cho rằng nội dung bức thư có tính cách trần tình của ông Hùng đối với nhiều người trong cộng đồng hơn là tâm thư thổ lộ riêng với Danny Nguyễn Quốc Đoàn. Đúng như một nhà báo đã nhận định với kẻ viết bài này: nó là một “bức thư chữa cháy”. Câu hỏi đặt ra là để chữa cháy nào đây? Phải chăng là sự bùng cháy của lòng tức giận từ nhiều cử tri người Việt khi nghe những lập luận đầy mâu thuẫn của ông tân nghị viên Al Hoàng mà trước đó họ đã bỏ phiếu ủng hộ vì đã cho ông ta cái “benefit of the doubt” của một người trẻ gốc Việt có thể đi vào chính quyền thành phố Houston?
Ngay cả nội dung của bức thư trần tình này cũng không đủ sức thuyết phục đa số cử tri vì ông Hoàng Duy Hùng cũng chỉ đưa ra giả thuyết rằng nếu như Danny Nguyễn Quốc Đoàn không chịu thay đổi lập trường, hoặc không chứng tỏ dứt khoát lập trường chống Cộng thì ông ta sẽ chống đối và rút lại sự ủng hộ. Điều này cho thấy là ông Hùng không thực sự chống đối vì không đồng ý với thái độ và hành động của Danny Nguyễn Quốc Đoàn đã gây bực tức cho nhiều người Việt tỵ nạn chống Cộng. Mà có thể ông lên tiếng chống đối chỉ vì ông sợ phản ứng bực tức của cử tri người Việt đối với cá nhân ông ta cho triển vọng ra tranh cử kỳ tới vào năm 2011? Điều này có lẽ nên giành để khai triển tiếp trong một bài viết khác.
Mai Loan
Mailoan74@yahoo.com
Houston, Texas 14-04-2009
Rất nhiều người trong Uỷ Ban Phối Hợp Các Hành Động Chống Cộng Sản cũng như trong phòng họp đã bất mãn trước thái độ né tránh khá lộ liễu của ông Hùng khiến cho ông không còn có cách nào để biện minh bằng cách đưa ra lời hù doạ rằng ông sẽ phải rời bỏ phòng họp sớm, vì đã có hẹn lên một chương trình của đài phát thanh Little Saigon Radio nằm ở kế bên văn phòng Cộng Đồng. Có lẽ từ trước tới nay, chưa có một vị chủ tịch Cộng đồng nào khi triệu tập và sau đó chủ toạ một phiên họp khoáng đại cộng đồng lại sắp xếp để tham dự một buổi nói chuyện tầm thường khác trên một chương trình phát thanh bắt đầu vào giữa giờ của phiên họp.
Ông Hùng còn đưa ra lý luận rằng việc ông Danny NQĐ tiếm quyền của Phòng Thương Mại Việt Mỹ là chuyện riêng của họ, không việc gì Tổ chức Cộng đồng lại tự động xía vào nếu như không có sự yêu cầu của Phòng Thương Mại này. Nhưng nhà báo Vũ Văn Hoa là thành viên của Phòng Thương Mại đã phản bác và nói rằng nếu họ muốn chống Danny NQĐ là việc riêng của họ và không cần phải nhờ đến Tổ Chức Cộng Đồng, nhưng trong phiên họp khoáng đại như lần này thì việc nêu ra hành động của Danny NQĐ để tìm phương đối phó là một yêu cầu chính đáng mà ban điều hợp nên tôn trọng. Trong chốn riêng tư, nhiều người đã thắc mắc không hiểu vì sao ông Hoàng Duy Hùng lại có hành động vụng về và thiếu khôn ngoan như vậy khi bao che cho Danny NQĐ. Chẳng lẽ chỉ vì Danny NQĐ đã tham dự trong số những người đến cắt băng khánh thành trụ sở Cộng đồng diễn ra trước đó vài tháng?
Sự việc bỗng đi vào quên lãng trong thời gian gần hai năm sau đó khi Danny NQĐ thỉnh thoảng cũng cho đăng quảng cáo dịch vụ địa ốc của mình trên một số bìa báo nhưng không đả động gì đến chuyện làm ăn với Việt Cộng trong khi ông Hoàng Duy Hùng được bất ngờ đắc cử chức vụ nghị viên tại đơn vị F, nhờ vào phần lớn sự ủng hộ của đảng Cộng Hoà địa phương quyết dồn phiếu ở vòng hai. Nhưng mới đây, người ta phát giác ra chuyện Danny Nguyễn Quốc Đoàn muốn ra tranh cử chức vụ nghị viên hội đồng thành phố Missouri City vào đầu tháng 5 sắp tới. Đây là một thành phố nhỏ nằm bên trong thành phố Houston như hàng chục thành phố nhỏ khác, chẳng có ảnh hưởng hay thực quyền nào, và do đó gần như chẳng được mấy ai thèm để ý. Ngoại trừ một số người cố tình tìm cách nhập cuộc vì nhiều hậu ý, trong đó có khía cạnh tuyên truyền lợi hại về mặt tâm lý. Chẳng hạn như thị trưởng hay nghị viên của những loại thành phố như Missouri City chẳng là “cái thá gì”, nói theo ngôn ngữ bình dân tại đây, một thứ chức vụ hữu danh vô thực, nhưng có thể mang đi loè với thiên hạ ở xa không biết rõ hiện tình tại Hoa Kỳ. Cái nơi xa đó có thể là Việt Nam, khi nhiều người có thể nhìn vào tấm danh thiếp hoặc tiểu sử thành tích của một ông A hay bà B nào đó sẽ có cảm giác nể trọng nhiều hơn nếu như thấy có ghi là nghị viên thành phố, dù rằng đó là một thành phố chỉ có vài chục ngàn dân như Missouri City (nằm bên trong một thành phố có trên 2 triệu 200 ngàn dân là Houston)!
Điều đáng nói nhất là ông Danny NQĐ ra ứng cử tại thành phố có đông người Việt nhưng lại không dám lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ của người Việt, nếu không muốn nói là gần như muốn lén lút, giấu diếm để ít người biết đến, phải chăng vì sợ càng nhiều người biết thì càng bị chống đối hơn. Đây là một tình trạng nghịch lý chưa bao giờ xảy ra trong chính trường tại Hoa Kỳ, khi một người thuộc gốc di dân thiểu số (như ông Danny NQĐ) mới tập tễnh nhảy vào chính trường lúc ra ứng cử lại không dám kêu gọi sự ủng hộ của những người đồng hương. Thông thường những người này (dù là Mỹ đen, Mễ, Tàu, Nhật, Việt, Pakistan v.v.) lúc mới ra ứng cử đều dựa vào nền tảng ủng hộ vững chắc là khối người di dân cùng quê với họ, và sau đó chỉ cần nhận thêm một tỉ lệ ủng hộ vừa phải của cộng đồng đa số Mỹ trắng là đủ giúp họ giành được thắng lợi ở thùng phiếu.
Vì thế nên hồ sơ vận động tranh cử của ông Danny NQĐ được soạn thảo rất công phu, với tên tuổi ủng hộ của nhiều tên tuổi trong nội bộ đảng Cộng Hoà địa phương, nhưng lại không được phổ biến ra ngoài cộng đồng người Việt. Phải đến khi nhiều người muốn lục lọi tìm tòi thì mới thấy được nhiều chi tiết. Và điều này đã dẫn đến kết quả đầu tiên vô cùng tai hại cho Danny NQĐ: đó là quyết định chống đối tẩy chay ứng cử viên Danny NQĐ bởi tập thể đông đảo cử tri gốc Việt và hai chục hội đoàn, tổ chức người Việt khác nhau trong thành phố Houston. Nhưng trớ trêu thay, trong số những nhân vật được ghi tên ủng hộ ứng cử viên Danny Nguyễn Quốc Đoàn lại có người đứng đầu là ông nghị viên Al Hoàng, tức Hoàng Duy Hùng, cựu chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại Houston.
ỦNG HỘ DANNY VÀO DÒNG CHÍNH KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ỦNG HỘ CỘNG SẢN?
Chi tiết này đã gây khó chịu rất nhiều cho những người chống Cộng ghét cay ghét đắng những hành động “đâm sau lưng chiến sĩ”, một mặt hô hào những lời kêu gọi chống Cộng, một mặt lại ủng hộ hoặc làm ngơ trước những hành động tiếp tay với nhà cầm quyền Việt Cộng. Trong một bức thư email gửi cho ông Trương Như Phùng nhưng cũng đồng thời gửi kèm cho nhiều người khác cùng đọc, ông Hoàng Duy Hùng đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc tại sao lại ủng hộ cho Danny NQĐ trong việc ra tranh cử: Nào là hầu hết các đảng viên cao cấp của đảng Cộng Hoà đều ủng hộ Danny Nguyễn Quốc Đoàn nên Hoàng Duy Hùng là người của đảng Cộng Hoà cũng phải tuân theo (chẳng lẽ đảng Cộng Hoà làm ngơ với các nhà đối kháng và bắt tay với Việt Cộng như ông Bush thì mọi người Việt quốc gia theo đảng Cộng Hoà cũng vỗ tay theo?); nào là chưa có người Việt nào ứng cử để tìm hiểu những nguồn lợi cho cộng đồng mình (nguồn lợi nào từ thành phố Missouri City nhỏ như hạt tiêu?); nào là Danny Nguyễn Quốc Đoàn trả lời là vàng thật không sợ lửa, nhiệt huyết của Danny Quốc Đoàn cho tự do và dân chủ, đường dài sẽ biết thật hư. Để kết luận, ông Hùng viết: “Đôi dòng kính gởi lại bác để bác hiểu cháu ủng hộ Danny Nguyễn Quốc Đoàn vào dòng chính để tranh đấu cho quyền lợi của Cộng Đồng tỵ nạn CSVN, không phải là ủng hộ quan điểm làm ăn với VC và Danny Quốc Đoàn cũng đã gọi điện thoại lên trên đài xác nhận rõ quan điểm này của cháu.”
Ông Phùng có thể là một người hăng say trong các công tác biểu tình chống đối Cộng Sản, nhưng cũng bị nhiều người than phiền và chê trách như là một kẻ hữu dõng vô mưu. Có thể ông không muốn tranh luận đến nơi đến chốn với ông Hoàng Duy Hùng vì trước đây đã từng ca ngợi thành tích chống Cộng của một người trẻ như ông Hùng.
Nhưng chắc chắn là nhiều người khác không thể nào nghe cho lọt được lỗ tai những lời biện giải khá ngây ngô này của ông Hùng, cho dù ông có là luật sư, là tân nghị viên thành phố Houston, và từng khoe về thành tích đã nằm tù cộng sản. Cái lập luận lạ đời đầy mâu thuẫn này khiến nhiều người nhớ lại những lập luận tương tự trong một vụ tranh cãi khá gay gắt nổ ra hồi tháng 9 năm ngoái khi ban giám đốc hệ thống truyền thanh Việt Nam Hải Ngoại đã bị cáo buộc có hành động lén lút tiếp xúc nhiều lần với các viên chức của Toà Đại Sứ Việt Cộng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tiếp tục bênh vực cho việc làm của ban giám đốc đài này, trong đó có những người đã có những quan hệ thân tình từ lâu nên giờ đây khó thể quay lưng để lên tiếng chống đối. Thậm chí, có nhiều người còn đưa ra những lập luận để bênh vực cho việc làm của ban giám đốc đài VNHN trong khi vẫn một mực đề cao tinh thần chống Cộng tuyệt đối của mình.
Đó là những người như các ông Đỗ Hồng Anh, chủ tịch của Tổ chức Cộng đồng Người Việt tại vùng thủ đô DC, Maryland và Virginia với một thông cáo đưa ra 5 điểm nhận định với lời mở đầu rằng “Cộng đồng VN không thể chấp nhận trong lúc này bất cứ một cuộc tiếp xúc, giao du nào giữa người Việt quốc gia với cán bộ CSVN dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, với bất cứ lý do gì và trong bất cứ tình huống nào”. Thế nhưng liền sau câu khẳng định mạnh mẽ không thể nào tha thứ cho những hành động bắt tay với cán bộ Việt Cộng dù dưới bất cứ hình thức nguỵ biện nào đi chăng nữa, bản thông cáo này đã đưa ra thêm 4 nhận định tiếp theo, trong đó xác nhận hệ thống đài VNHN đã tiếp xúc với Việt Cộng (một hành động không thể biện minh, chấp nhận hay tha thứ dưới bất cứ lý do gì) nhưng cũng nói thêm rằng đã không thấy có một hậu quả nào có thể gọi là làm lợi cho CSVN và gây nguy hại cho công cuộc đấu tranh của người Việt quốc gia chúng ta. Bản thông cáo còn đề cao công lao của đài VNHN trong suốt 12 năm qua.
Hoặc là lời biện minh của ông Sơn Tùng, cựu chủ tịch Hội Văn Bút và cũng từng là luật sư Toà Thượng Thẩm thời VNCH trước đây, đã viết nhiều bài báo để bênh vực cho đài VNHN. Tuy cũng phải công nhận việc làm sai trái của những người trong ban giám đốc đã nhiều lần (3 lần) tiếp xúc với cán bộ toà đại sứ Việt Cộng, nhưng rồi ông Sơn Tùng cũng đi đến kết luận là cho đến nay chưa có bằng chứng gì cụ thể cho thấy là họ đã làm tay sai cho Việt Cộng, và vì thế không thể buộc tội họ được. Ông Sơn Tùng cũng có những nhận định đi song hành khá mâu thuẫn và ấu trĩ không khác gì ông Đỗ Hồng Anh, như khi ông viết “Nay, họ đang đứng trước một cơn sóng gió, trước những chỉ trích và buộc tội giao du với vài cán bộ CSVN. Đây là việc có thật, vì chính họ cũng đã nhìn nhận nhưng không coi đây là một cái tội”. Nhưng rồi liền sau xác quyết sai lầm tầy trời này của ban giám đốc đài VNHN (một đài phát thanh chống Cộng dễ gì biện minh cho những việc tiếp xúc lén lút với viên chức Việt Cộng trong những buổi ăn chơi), tác giả Sơn Tùng lại mạnh mẽ bênh vực cho đài khi viết tiếp: “Một sự thật hiển nhiên khác là cho đến nay, làn sóng của đài VNHN chưa truyền đi một bài nào tuyên truyền cho đối phương, hay có hại cho việc đấu tranh ở trong nước cũng như phá hoại cộng đồng ở hải ngoại.”
Nội dung của bức thông cáo này với lời minh định cương quyết ở phần đầu và những phần sau đó hoàn toàn đi ngược lại một cách mâu thuẫn khiến cho người bàng quan cũng phải giật mình và ngạc nhiên trước trình độ suy luận và phán xét rất ấu trĩ và ngây thơ của những vị ngồi họp trong cái gọi là hội đồng chấp hành và văn phòng thường trực của tổ chức cộng đồng này hoặc là những “tên tuổi lớn” như ông Sơn Tùng. Những lập luận này không khác gì những lời biện minh của ông Hoàng Duy Hùng khi cho rằng ủng hộ việc ứng cử của Danny Nguyễn Quốc Đoàn vào giòng sinh hoạt chính của Hoa Kỳ không có nghĩa là ủng hộ Cộng Sản hoặc ủng hộ “làm ăn với Cộng Sản”. Cho dù rằng đã có nhiều bằng chứng đủ sức thuyết phục đại đa số người Việt chống Cộng tin rằng việc làm của Danny Nguyễn Quốc Đoàn có lợi cho Cộng Sản. Phải chăng vì nó chưa đủ sức thuyết phục ông luật sư Hùng khi ông cứ lý luận rằng đó là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Nhưng sau đó không lâu, ông Hoàng Duy Hùng đã vội vã đưa ra một bức thư email mới, mang tên là Tâm Thư Hoàng Duy Hùng gởi Danny Nguyễn Quốc Đoàn mong em làm sáng tỏ lập trường quốc gia. Nhưng nhiều người khi đọc qua đều cho rằng nội dung bức thư có tính cách trần tình của ông Hùng đối với nhiều người trong cộng đồng hơn là tâm thư thổ lộ riêng với Danny Nguyễn Quốc Đoàn. Đúng như một nhà báo đã nhận định với kẻ viết bài này: nó là một “bức thư chữa cháy”. Câu hỏi đặt ra là để chữa cháy nào đây? Phải chăng là sự bùng cháy của lòng tức giận từ nhiều cử tri người Việt khi nghe những lập luận đầy mâu thuẫn của ông tân nghị viên Al Hoàng mà trước đó họ đã bỏ phiếu ủng hộ vì đã cho ông ta cái “benefit of the doubt” của một người trẻ gốc Việt có thể đi vào chính quyền thành phố Houston?
Ngay cả nội dung của bức thư trần tình này cũng không đủ sức thuyết phục đa số cử tri vì ông Hoàng Duy Hùng cũng chỉ đưa ra giả thuyết rằng nếu như Danny Nguyễn Quốc Đoàn không chịu thay đổi lập trường, hoặc không chứng tỏ dứt khoát lập trường chống Cộng thì ông ta sẽ chống đối và rút lại sự ủng hộ. Điều này cho thấy là ông Hùng không thực sự chống đối vì không đồng ý với thái độ và hành động của Danny Nguyễn Quốc Đoàn đã gây bực tức cho nhiều người Việt tỵ nạn chống Cộng. Mà có thể ông lên tiếng chống đối chỉ vì ông sợ phản ứng bực tức của cử tri người Việt đối với cá nhân ông ta cho triển vọng ra tranh cử kỳ tới vào năm 2011? Điều này có lẽ nên giành để khai triển tiếp trong một bài viết khác.
Mai Loan
Mailoan74@yahoo.com
Houston, Texas 14-04-2009
No comments:
Post a Comment