Lê Duy San
Sau ngày 30/4/1975, cả triệu người Việt chúng ta bằng cách này hay cách khác, đã phải rời bỏ quê hương vì không chấp nhận sống dưới chế độ độc tài cộng sản dã man. Số người này, nay có thể lên tới gần ba triệu người do sự sinh sản hoặc bảo lãnh. Lúc đầu, tinh thần chống Cộng của người Việt tỵ nạn rất cao, nên hầu như bất cứ có một cơ hội nào để hội họp hay biểu tình đả đảo Việt Cộng, đồng bào cũng tham gia rất đông đảo và tinh thần lúc nào cũng hăng hái và tích cực. Cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) lúc nào cũng được giơ cao, bài quốc ca lúc nào cũng được hát lớn để hùng hồn minh chứng cho lập trường không đội trời chung với Việt Cộng Sản của người Việt tỵ nạn.
Nhưng kể từ ngày Việt Cộng bắt đầu cho phép những người Việt hài ngoại về thăm quê hương và nhất là từ ngày Mỹ bắt đầu ký bang giao với Cộng Sản Việt Nam, số cán bộ Việt Cộng công du ngoại quốc càng ngày càng nhiều, số sinh viên du học ngoại quốc, nhất là tại Hoa Kỳ cũng càng ngày càng đông; một số người Việt hải ngoại vì muốn đi về làm ăn với Việt Cộng nên lập trường của họ đã trao đảo, một số khác còn công khai ca tụng, tâng bốc Việt Cộng. Trong khi đó thì bọn Việt Cộng và bọn Việt Gian Cộng Sản lại cố tìm cách làm lu mờ hình ảnh người Việt tỵ nạn Cộng Sản nhằm xóa bỏ tội ác của chúng hòng dễ xâm nhập vào cộng đồng của người Việt tỵ nạn. Chúng đã dùng áp lực ngoại giao yêu cầu các chính phủ Mã Lai, Nam Dương phải phá bỏ những bia, những đài tưởng niệm tỵ nạn Cộng Sản được đồng bào vượt biên tỵ nạn Cộng Sản xây tại các đảo tỵ nạn như Pulau Bidong ở Mã Lai và Galang ở Nam Dương. Tại các nước đồng bào VN tỵ nạn định cư, chúng xúi dục những thành phần tỵ nạn có lập trường trao đảo hoặc thân Cộng bỏ quốc kỳ VNCH, không hát quốc ca VNCH như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tại San Fernando ở California, và đề nghị xóa bỏ hai chữ tỵ nạn trong các danh xưng của các hội đoàn, các cộng đồng như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tai Úc Châu. Vì thế, nếu chúng ta không có phương cách nào để bảo vệ căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta, thì chắc chắn căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta sẽ mất.
Luật Sư Đoàn Thanh Liêm đã nhìn thấy vấn đề nên gần đây có viết một bài nhan đề: “Phải giữ vững căn cước tỵ nạn chính trị”, nhưng tiếc rằng ông đã không đưa ra một phương sách cụ thể nào để giữ vững được căn cứơc tỵ nạn chính trị của chúng ta. Ông nói: “Trong mấy năm gần đây, chánh quyền Hanoi đã vươn cánh tay dài ra ngoài nước để tìm cách ve vãn, lũng loạn các tổ chức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Họ đã đưa ra cả một chính sách dựa trên Nghị quyết số 36 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản, nhằm o bế và khống chế khối đông đảo người Việt sinh sống ở ngoài nước như chúng ta. Và họ còn dùng mọi thủ đoạn nham hiểm, thâm độc nhằm gây chia rẽ, mâu thuẫn, đố kỵ trong lòng đại khối người không cộng sản, theo đúng chiến thuật cố hữu “Chia để Trị”, mà chế độ độc tài nào cũng thường hay áp dụng hầu giữ vững ngai vàng của mình. Và tiếc thay, đã có một số ít người xưa nay vẫn ở trong hàng ngũ người tỵ nạn như chúng ta, mà gần đây đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho chính sách này của đảng cộng sản. Cái thứ “Đạo quân thứ năm này” đã thấy lai rai xuất hiện trong một số tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội và ngay cả tôn giáo nữa. Do vậy, mà đã có hiện tượng chao đảo về lập trường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong hàng ngũ người tỵ nạn chúng ta.”
Luật Sư Đoàn Thanh Liêm có đưa ra ba khẳng định:
1. Khẳng định 1: Với tư cách là công dân Hoa Kỳ, chúng ta không thể làm điều gì trái với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng chúng ta có thể vận động để chính phủ Mỹ có đường lối chính sách phù hợp với lý tưởng của chúng ta là tranh đấu cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền.
2. Khẳng định 2: Việc đấu tranh cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền là nhiệm vụ của khối đại đa số đồng bào trong nước. Nhiệm vụ của chúng ta, những người Việt hải ngoại, chỉ là hỗ trợ.
3. Khẳng định 3: Chúng ta là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản của mình.
Cả ba khẳng định trên, hai khẳng định đầu là nói về phương cách đấu tranh của chúng ta. Chỉ có khẳng địng 3 nói về vấn đề cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản, nhưng rất tiếc ông đã không đưa ra một phương sách nào cả.
Để bổ túc cho vấn đề này, tôi xin đưa ra 3 phương sách sau:
I. Đối với cá nhân: Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN
Như trong bài “Vấn đề quốc tịch …” của tôi viết cách nay ít lâu, tôi có nói: “Chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man của Việt Cộng chứ chúng ta không hề từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng. Theo luật quốc tịch của Việt Cộng thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta phải do bọn chúng chấp thuận. Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm nạp đơn xin giữ quốc tịch VN thì trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân Việt Nam. Nhưng hồi tịch để làm gì ? Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng. Chúng ta đã dứt khoát không chấp nhận chế độ độc tài CS và bỏ nước ra đi để tỵ nạn, thì tại sao chúng ta nay lại đút đầu vào thòng lọng cho chúng thắt lại ? Xin đừng vì những lời dụ dỗ ngon ngọt của chúng, xin đừng vì một chút lợi danh hão huyền mà bọn chúng đưa ra để rồi sẽ ân hận cả đời vì một khi chúng ta đã xin giữ quốc tịch VN hay xin hồi tịch VN tức là chúng ta đã từ bỏ tư cách tỵ nạn Cộng Sản và từ bỏ căn cước tỵ nạn Cộng Sản của chúng ta. Chúng ta trở thành công dân của nuớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN tức công dân Việt Cộng và lẽ dĩ nhiên chúng ta và con em chúng ta phải có những bổn phận và nghĩa vụ đối với nước “CHXHCNVN” dù chúng ta ở VN hay ngoại quốc như đóng thuế, đi quân dịch. Tới lúc đó thì có hối cũng không kịp.
II. Đối với các Hội Đoàn và Cộng Đồng
1. Trong Nội Quy của các Cộng Đồng hay Hội Đoàn, dù là Hội Ái Hữu, mục đích và tôn chỉ phải ghi rõ lập trường và tôn chỉ của Hội là không chấp nhận chế độ Cộng Sản Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào.
2. Trong các sinh hoạt cộng đồng, phải có chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH
Trong các sinh hoạt cộng đồng dù chỉ có tính cách văn hoá hay giải trí, chúng ta luôn luôn phải đòi hỏi ban tổ chức phải có phần nghi lễ chào cờ Việt Mỹ và hát quốc ca Việt Mỹ. Nếu thấy ban tổ chức thiếu sót, chúng ta phải mạnh dạn phản đối và đặt vất đề ngay với ban tổ chức. Mạnh dạn lên sân khấu nói thật lớn nếu không mượn được micro.
Ngay cả trường hợp thấy một tên thân Cộng nào tới dự cũng nên báo ngay cho ban tổ chức biết và yêu cầu họ phải mời tên đó ra khỏi hội trường. Nếu ngại đụng chạm thì cũng nên tỏ bầy quan điểm với người khác để họ lên tiếng. Nếu không bảo nhau phản đối lớn tiếng được thì bảo nhau cùng gõ lớn tiếng vào bát đũa. Hành động này chẳng có gì là bất hợp pháp và cũng chẳng đụng chạm tới ai mà sợ.
III. Trong phần văn nghệ phụ diễn, tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn không những là một tên ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản mà còn là một tên Cộng sản nằm vùng. Trước 1975, hắn đã được nhiều ông lớn che chở trốn quân dịch. Thay vì làm những bản nhạc nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hắn đã làm những bản nhạc tình ủy mị, những bản nhạc “phản chiến”. Thực ra hai chữ này chúng ta dùng không đúng. Thực ra chúng ta đâu có gây ra cuộc nội chiến này ? Chính bọn Việt Cộng đã cố tình gây ra cuộc nội chiến này để xâm chiếm miền Nam. Bởi vậy chúng ta phải gọi nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản động mới đúng.
Chúng ta đã kết tội hắn là một tên ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản, một tên Cộng Sản nằn vùng vậy mà chúng ta lại để cho một ca sĩ lên hát nhạc Trinh Công Sơn, rồi chúng ta lại vỗ tay hoan hô ? Thế là thế nào ? Liêm sỉ để đâu? Lập trường để đâu ?
Không phải chỉ để ý tới những bài hát, mà ngay cả những màn trình diễn ảo thuật hay những câu chuyện tiếu lâm, cũng phải được xem hay nghe trước và phải có thái độ dứt khoát nếu thấy có hại cho lập trường chống Cộng. Như vụ xé cờ VNCH vừa qua ở Virginia vừa qua, nếu ban tổ chức cũng như người tham dự có lập trường chống cộng rứt khoát rõ ràng thì đâu có để cho màn ảo thuật mà ảo thuật gia mời ông Hội Trưởng Hội Hải Quân vùng Virginia lên xé cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) làm tư, bỏ vào thùng biến thành con chim bồ câu (tượng trưng cho hòa bình) xẩy ra ? Hoặc nếu đã đễ lỡ xẩy ra thì cũng phải có phản ứng tức thì , mạnh dạn và cương quyết để tỏ rõ lập trường chống Cộng rứt khoát của chúng ta chứ không thể ngồi yên gục mặt xuống ăn uống như không có chuyện gì xẩy ra.
Tóm lại, lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải phân ranh rõ ràng làn ranh Quốc Cộng. Chúng ta phải cương quyết tuân theo ba điều nói trên là:
1. Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN
2. Các Hội Đoàn và Cộng Đồng người Việt tỵ nạn CS phải ghi rõ lập trường của người Việt tỵ nạn Cộng Sản là không chấp nhận chế độ CSVN dưới bất cứ hình thức nào và phải chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH trong mọi sinh hoạt cộng đồng.
3. Trong phần văn nghệ phụ diễn tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn
Các tổ chức, các đoàn thể, các hội đoàn không thiếu gì các tướng tá đã từng vào sinh ra tử, không thiếu gì các vị trí thức đã từng đảm trách những nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia, mỗi khi thấy bọn thân Cộng, bọn Việt gian nghênh ngang trước mặt giở trò nịnh bợ VC hãy can đảm đứng lên phản đối. Chỗ ngồi trong các tiêm ăn hay trong các trung tâm cộng đồng đâu có vinh dự gì và thức ăn cũng đâu có ngon lành gì mà ngồi yên để mang tiếng là hèn nhát, là vô cảm ?
Lê Duy San
______________________________
Chế độ Cộng Sản nói chung, chế độ Cộng Sản Việt Nam nói riêng, là một chế độ Công An trị, nghĩa là dùng công an tức dùng vũ lực để cai trị đất nước, cai trị người dân.
Trước năm 1985, chế độ Cộng Sản VN hầu như chỉ có một bộ luật, hay nói cho đúng hơn, một văn kiện luật pháp duy nhất đó là bản Hiếp Pháp, còn tất cả đều là Nghị Quyết (của Đảng), Pháp Lệnh (của Quốc Hội) hay Nghị Định (của Thủ Tướng, Bộ Trưởng). Tới năm 1985, vì kinh tế quyệt quệ, cả nước sống trong lầm than đói khổ, bọn Việt Cộng, vì sống còn, phải thay đổi chính sách đối với kinh tế. Nhưng cải tổ kinh tế mà không có luật pháp thì cũng không thể nào lôi kéo được đầu tư của ngoại quốc. Do đó, bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã có những luật lệ về đầu tư, ngân hàng. Tuy nhiên mãi tới năm 1993, ngày 6 tháng 7, tức sau ngày Hoa Kỳ cởi bỏ cấm vận cho VN, trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội mới được thành lập với mục đích đào tạo các chuyên gia về luật pháp để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Thực ra thì trước sau, bọn Việt Cộng cũng chỉ dùng luật pháp để bảo vệ chế độ. Nếu có áp dụng thì cũng chỉ để áp dụng cho ngoại kiều, cho những nước mà chúng cần phải o bế để có viện trợ, có giao dịch thương mại. Cũng vì vậy mà vấn đề quốc tịch của những người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đã được chúng nói đi, nói lại nhiều lần, mỗi lần một khác, tùy theo sự kiện, tùy theo mục đích và chính sách của chúng.
Chúng ta còn nhớ vào tháng 12 năm 2005, cô Lisa Phạm, một người Mỹ gốc Việt tỵ nạn, bị bắt tại thành phố Saigon về tội “Chống phá chế độ” chiếu điều 88 bộ luật Hình Sự vì cô đã tham gia nói chuyện trên diễn đàn Paltalk. Nhà cầm quyền Việt Nam lấy cớ rằng, dù cô Lisa Phạm đã nhập quốc tịch của nước thường trú là Hoa Kỳ nhưng cô vẫn là công dân Việt Nam và chính quyền Việt Nam vẫn có quyền xét xử cô khi cô phạm luật VN. Theo luật quốc tịch VN thì điều này đúng, ở đây chúng tôi chỉ bàn về khía cạnh song tịch mà thôi chứ không bàn về tôi phạm, vì khi chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man Cộng Sản Việt Nam chứ không phải chúng ta từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng, và theo luật quốc tịch VN thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta đã được Chủ Tịch nhà nước chấp thuận. Chính vì thế mà giới chức ngoại giao Hoa Kỳ đã nhắc nhở các công dân gốc Việt cẩn thận khi về thăm VN vì chúng ta vẫn bị chính quyền Việt Cộng coi là vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Trên thực tế thì bọn Việt Cộng vẫn phân biệt người Việt hải ngoại với người Việt trong nước, chỉ khi nào bọn chúng muốn o bế, muốn chiêu dụ, bọn chúng mới chấp nhận người Việt hải ngoại có quyền như người Việt trong nước như trường hợp miễn thị thực (visa) cho Việt kiều nào muốn về nước tìm hiểu, làm ăn hay thăm quê hưong, du lịch bắt đấu từ 1/9/2007. Nhưng cũng chẳng ai ham vì tổn phí chẳng đỡ được bao mà lại phải làm đơn kèm giấy tờ chứng minh phiền phức, đó là chưa kể còn có thể bị mất quốc tịch sở tại vì phải làm đơn xin nhập quốc tịch VN (?).
Nay ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam lại quay lại vấn đề song tịch của người Việt hải ngoại để thu hút tài chánh và chất xám của người Việt hải ngoại. Theo điều 3 luật Quốc Tịch VN 1998 thì Công dân VN chỉ có thể có một quốc tịch trừ trường hợp chính luật này quy định khác. Và theo điều 13 của luật Quốc Tịch VN thì tư cách của những người VN sống ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch VN trong thời gian trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn là công dân VN và được quyền mang hộ chiếu VN. Tóm lại, mặc dầu luật Quốc Tich VN chấp nhận nguyên tắc một quốc tịch, nhưng vì luật này không có hiệu lực hồi tố nên những người như những người Việt tỵ nạn chúng ta vẫn có 2 quốc tịch vì chúng ta rời bỏ đất nước trước ngày luật Quốc Tịch VN được ban hành tức trước ngày 1/7/2009.
Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm thủ tục đăng ký xin giữ quốc tịch VN trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân VN. Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng.
Tóm lại, vấn đề quốc tịch của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chẳng có gì là rắc rối hay phức tạp. Không xin hồi tịch, dù có mất quốc tịch VN, chúng ta vẫn còn quốc tịch Hoa Kỳ hoặc quốc tịch của nước mà chúng ta định cư và đã xin nhập tịch. Khi về VN bất cứ vì lý do gì, nếu chẳng may dính tới luật pháp, chúng ta là công dân Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta sẽ đưọc Hoa Kỳ hay nước chúng ta đã xin nhập tịch bảo vệ tích cực hơn. Trái lại, nếu xin hồi tịch, tức đã vào rọ của bọn Việt Cộng thì chỉ có từ chết đến bị thương, đừng mong gì khác.
Chúng ta chắc còn nhớ câu mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói:
Lê Duy San
Nhưng kể từ ngày Việt Cộng bắt đầu cho phép những người Việt hài ngoại về thăm quê hương và nhất là từ ngày Mỹ bắt đầu ký bang giao với Cộng Sản Việt Nam, số cán bộ Việt Cộng công du ngoại quốc càng ngày càng nhiều, số sinh viên du học ngoại quốc, nhất là tại Hoa Kỳ cũng càng ngày càng đông; một số người Việt hải ngoại vì muốn đi về làm ăn với Việt Cộng nên lập trường của họ đã trao đảo, một số khác còn công khai ca tụng, tâng bốc Việt Cộng. Trong khi đó thì bọn Việt Cộng và bọn Việt Gian Cộng Sản lại cố tìm cách làm lu mờ hình ảnh người Việt tỵ nạn Cộng Sản nhằm xóa bỏ tội ác của chúng hòng dễ xâm nhập vào cộng đồng của người Việt tỵ nạn. Chúng đã dùng áp lực ngoại giao yêu cầu các chính phủ Mã Lai, Nam Dương phải phá bỏ những bia, những đài tưởng niệm tỵ nạn Cộng Sản được đồng bào vượt biên tỵ nạn Cộng Sản xây tại các đảo tỵ nạn như Pulau Bidong ở Mã Lai và Galang ở Nam Dương. Tại các nước đồng bào VN tỵ nạn định cư, chúng xúi dục những thành phần tỵ nạn có lập trường trao đảo hoặc thân Cộng bỏ quốc kỳ VNCH, không hát quốc ca VNCH như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tại San Fernando ở California, và đề nghị xóa bỏ hai chữ tỵ nạn trong các danh xưng của các hội đoàn, các cộng đồng như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tai Úc Châu. Vì thế, nếu chúng ta không có phương cách nào để bảo vệ căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta, thì chắc chắn căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta sẽ mất.
Luật Sư Đoàn Thanh Liêm đã nhìn thấy vấn đề nên gần đây có viết một bài nhan đề: “Phải giữ vững căn cước tỵ nạn chính trị”, nhưng tiếc rằng ông đã không đưa ra một phương sách cụ thể nào để giữ vững được căn cứơc tỵ nạn chính trị của chúng ta. Ông nói: “Trong mấy năm gần đây, chánh quyền Hanoi đã vươn cánh tay dài ra ngoài nước để tìm cách ve vãn, lũng loạn các tổ chức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Họ đã đưa ra cả một chính sách dựa trên Nghị quyết số 36 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản, nhằm o bế và khống chế khối đông đảo người Việt sinh sống ở ngoài nước như chúng ta. Và họ còn dùng mọi thủ đoạn nham hiểm, thâm độc nhằm gây chia rẽ, mâu thuẫn, đố kỵ trong lòng đại khối người không cộng sản, theo đúng chiến thuật cố hữu “Chia để Trị”, mà chế độ độc tài nào cũng thường hay áp dụng hầu giữ vững ngai vàng của mình. Và tiếc thay, đã có một số ít người xưa nay vẫn ở trong hàng ngũ người tỵ nạn như chúng ta, mà gần đây đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho chính sách này của đảng cộng sản. Cái thứ “Đạo quân thứ năm này” đã thấy lai rai xuất hiện trong một số tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội và ngay cả tôn giáo nữa. Do vậy, mà đã có hiện tượng chao đảo về lập trường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong hàng ngũ người tỵ nạn chúng ta.”
Luật Sư Đoàn Thanh Liêm có đưa ra ba khẳng định:
1. Khẳng định 1: Với tư cách là công dân Hoa Kỳ, chúng ta không thể làm điều gì trái với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng chúng ta có thể vận động để chính phủ Mỹ có đường lối chính sách phù hợp với lý tưởng của chúng ta là tranh đấu cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền.
2. Khẳng định 2: Việc đấu tranh cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền là nhiệm vụ của khối đại đa số đồng bào trong nước. Nhiệm vụ của chúng ta, những người Việt hải ngoại, chỉ là hỗ trợ.
3. Khẳng định 3: Chúng ta là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản của mình.
Cả ba khẳng định trên, hai khẳng định đầu là nói về phương cách đấu tranh của chúng ta. Chỉ có khẳng địng 3 nói về vấn đề cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản, nhưng rất tiếc ông đã không đưa ra một phương sách nào cả.
Để bổ túc cho vấn đề này, tôi xin đưa ra 3 phương sách sau:
I. Đối với cá nhân: Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN
Như trong bài “Vấn đề quốc tịch …” của tôi viết cách nay ít lâu, tôi có nói: “Chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man của Việt Cộng chứ chúng ta không hề từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng. Theo luật quốc tịch của Việt Cộng thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta phải do bọn chúng chấp thuận. Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm nạp đơn xin giữ quốc tịch VN thì trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân Việt Nam. Nhưng hồi tịch để làm gì ? Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng. Chúng ta đã dứt khoát không chấp nhận chế độ độc tài CS và bỏ nước ra đi để tỵ nạn, thì tại sao chúng ta nay lại đút đầu vào thòng lọng cho chúng thắt lại ? Xin đừng vì những lời dụ dỗ ngon ngọt của chúng, xin đừng vì một chút lợi danh hão huyền mà bọn chúng đưa ra để rồi sẽ ân hận cả đời vì một khi chúng ta đã xin giữ quốc tịch VN hay xin hồi tịch VN tức là chúng ta đã từ bỏ tư cách tỵ nạn Cộng Sản và từ bỏ căn cước tỵ nạn Cộng Sản của chúng ta. Chúng ta trở thành công dân của nuớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN tức công dân Việt Cộng và lẽ dĩ nhiên chúng ta và con em chúng ta phải có những bổn phận và nghĩa vụ đối với nước “CHXHCNVN” dù chúng ta ở VN hay ngoại quốc như đóng thuế, đi quân dịch. Tới lúc đó thì có hối cũng không kịp.
II. Đối với các Hội Đoàn và Cộng Đồng
1. Trong Nội Quy của các Cộng Đồng hay Hội Đoàn, dù là Hội Ái Hữu, mục đích và tôn chỉ phải ghi rõ lập trường và tôn chỉ của Hội là không chấp nhận chế độ Cộng Sản Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào.
2. Trong các sinh hoạt cộng đồng, phải có chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH
Trong các sinh hoạt cộng đồng dù chỉ có tính cách văn hoá hay giải trí, chúng ta luôn luôn phải đòi hỏi ban tổ chức phải có phần nghi lễ chào cờ Việt Mỹ và hát quốc ca Việt Mỹ. Nếu thấy ban tổ chức thiếu sót, chúng ta phải mạnh dạn phản đối và đặt vất đề ngay với ban tổ chức. Mạnh dạn lên sân khấu nói thật lớn nếu không mượn được micro.
Ngay cả trường hợp thấy một tên thân Cộng nào tới dự cũng nên báo ngay cho ban tổ chức biết và yêu cầu họ phải mời tên đó ra khỏi hội trường. Nếu ngại đụng chạm thì cũng nên tỏ bầy quan điểm với người khác để họ lên tiếng. Nếu không bảo nhau phản đối lớn tiếng được thì bảo nhau cùng gõ lớn tiếng vào bát đũa. Hành động này chẳng có gì là bất hợp pháp và cũng chẳng đụng chạm tới ai mà sợ.
III. Trong phần văn nghệ phụ diễn, tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn không những là một tên ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản mà còn là một tên Cộng sản nằm vùng. Trước 1975, hắn đã được nhiều ông lớn che chở trốn quân dịch. Thay vì làm những bản nhạc nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hắn đã làm những bản nhạc tình ủy mị, những bản nhạc “phản chiến”. Thực ra hai chữ này chúng ta dùng không đúng. Thực ra chúng ta đâu có gây ra cuộc nội chiến này ? Chính bọn Việt Cộng đã cố tình gây ra cuộc nội chiến này để xâm chiếm miền Nam. Bởi vậy chúng ta phải gọi nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản động mới đúng.
Chúng ta đã kết tội hắn là một tên ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản, một tên Cộng Sản nằn vùng vậy mà chúng ta lại để cho một ca sĩ lên hát nhạc Trinh Công Sơn, rồi chúng ta lại vỗ tay hoan hô ? Thế là thế nào ? Liêm sỉ để đâu? Lập trường để đâu ?
Không phải chỉ để ý tới những bài hát, mà ngay cả những màn trình diễn ảo thuật hay những câu chuyện tiếu lâm, cũng phải được xem hay nghe trước và phải có thái độ dứt khoát nếu thấy có hại cho lập trường chống Cộng. Như vụ xé cờ VNCH vừa qua ở Virginia vừa qua, nếu ban tổ chức cũng như người tham dự có lập trường chống cộng rứt khoát rõ ràng thì đâu có để cho màn ảo thuật mà ảo thuật gia mời ông Hội Trưởng Hội Hải Quân vùng Virginia lên xé cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) làm tư, bỏ vào thùng biến thành con chim bồ câu (tượng trưng cho hòa bình) xẩy ra ? Hoặc nếu đã đễ lỡ xẩy ra thì cũng phải có phản ứng tức thì , mạnh dạn và cương quyết để tỏ rõ lập trường chống Cộng rứt khoát của chúng ta chứ không thể ngồi yên gục mặt xuống ăn uống như không có chuyện gì xẩy ra.
Tóm lại, lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải phân ranh rõ ràng làn ranh Quốc Cộng. Chúng ta phải cương quyết tuân theo ba điều nói trên là:
1. Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN
2. Các Hội Đoàn và Cộng Đồng người Việt tỵ nạn CS phải ghi rõ lập trường của người Việt tỵ nạn Cộng Sản là không chấp nhận chế độ CSVN dưới bất cứ hình thức nào và phải chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH trong mọi sinh hoạt cộng đồng.
3. Trong phần văn nghệ phụ diễn tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn
Các tổ chức, các đoàn thể, các hội đoàn không thiếu gì các tướng tá đã từng vào sinh ra tử, không thiếu gì các vị trí thức đã từng đảm trách những nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia, mỗi khi thấy bọn thân Cộng, bọn Việt gian nghênh ngang trước mặt giở trò nịnh bợ VC hãy can đảm đứng lên phản đối. Chỗ ngồi trong các tiêm ăn hay trong các trung tâm cộng đồng đâu có vinh dự gì và thức ăn cũng đâu có ngon lành gì mà ngồi yên để mang tiếng là hèn nhát, là vô cảm ?
Lê Duy San
______________________________
- VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH:
VIỆT CỘNG LẠI MUỐN GIỞ TRÒ GÌ ĐÂY
Chế độ Cộng Sản nói chung, chế độ Cộng Sản Việt Nam nói riêng, là một chế độ Công An trị, nghĩa là dùng công an tức dùng vũ lực để cai trị đất nước, cai trị người dân.
Trước năm 1985, chế độ Cộng Sản VN hầu như chỉ có một bộ luật, hay nói cho đúng hơn, một văn kiện luật pháp duy nhất đó là bản Hiếp Pháp, còn tất cả đều là Nghị Quyết (của Đảng), Pháp Lệnh (của Quốc Hội) hay Nghị Định (của Thủ Tướng, Bộ Trưởng). Tới năm 1985, vì kinh tế quyệt quệ, cả nước sống trong lầm than đói khổ, bọn Việt Cộng, vì sống còn, phải thay đổi chính sách đối với kinh tế. Nhưng cải tổ kinh tế mà không có luật pháp thì cũng không thể nào lôi kéo được đầu tư của ngoại quốc. Do đó, bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã có những luật lệ về đầu tư, ngân hàng. Tuy nhiên mãi tới năm 1993, ngày 6 tháng 7, tức sau ngày Hoa Kỳ cởi bỏ cấm vận cho VN, trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội mới được thành lập với mục đích đào tạo các chuyên gia về luật pháp để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Thực ra thì trước sau, bọn Việt Cộng cũng chỉ dùng luật pháp để bảo vệ chế độ. Nếu có áp dụng thì cũng chỉ để áp dụng cho ngoại kiều, cho những nước mà chúng cần phải o bế để có viện trợ, có giao dịch thương mại. Cũng vì vậy mà vấn đề quốc tịch của những người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đã được chúng nói đi, nói lại nhiều lần, mỗi lần một khác, tùy theo sự kiện, tùy theo mục đích và chính sách của chúng.
Chúng ta còn nhớ vào tháng 12 năm 2005, cô Lisa Phạm, một người Mỹ gốc Việt tỵ nạn, bị bắt tại thành phố Saigon về tội “Chống phá chế độ” chiếu điều 88 bộ luật Hình Sự vì cô đã tham gia nói chuyện trên diễn đàn Paltalk. Nhà cầm quyền Việt Nam lấy cớ rằng, dù cô Lisa Phạm đã nhập quốc tịch của nước thường trú là Hoa Kỳ nhưng cô vẫn là công dân Việt Nam và chính quyền Việt Nam vẫn có quyền xét xử cô khi cô phạm luật VN. Theo luật quốc tịch VN thì điều này đúng, ở đây chúng tôi chỉ bàn về khía cạnh song tịch mà thôi chứ không bàn về tôi phạm, vì khi chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man Cộng Sản Việt Nam chứ không phải chúng ta từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng, và theo luật quốc tịch VN thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta đã được Chủ Tịch nhà nước chấp thuận. Chính vì thế mà giới chức ngoại giao Hoa Kỳ đã nhắc nhở các công dân gốc Việt cẩn thận khi về thăm VN vì chúng ta vẫn bị chính quyền Việt Cộng coi là vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Trên thực tế thì bọn Việt Cộng vẫn phân biệt người Việt hải ngoại với người Việt trong nước, chỉ khi nào bọn chúng muốn o bế, muốn chiêu dụ, bọn chúng mới chấp nhận người Việt hải ngoại có quyền như người Việt trong nước như trường hợp miễn thị thực (visa) cho Việt kiều nào muốn về nước tìm hiểu, làm ăn hay thăm quê hưong, du lịch bắt đấu từ 1/9/2007. Nhưng cũng chẳng ai ham vì tổn phí chẳng đỡ được bao mà lại phải làm đơn kèm giấy tờ chứng minh phiền phức, đó là chưa kể còn có thể bị mất quốc tịch sở tại vì phải làm đơn xin nhập quốc tịch VN (?).
Nay ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam lại quay lại vấn đề song tịch của người Việt hải ngoại để thu hút tài chánh và chất xám của người Việt hải ngoại. Theo điều 3 luật Quốc Tịch VN 1998 thì Công dân VN chỉ có thể có một quốc tịch trừ trường hợp chính luật này quy định khác. Và theo điều 13 của luật Quốc Tịch VN thì tư cách của những người VN sống ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch VN trong thời gian trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn là công dân VN và được quyền mang hộ chiếu VN. Tóm lại, mặc dầu luật Quốc Tich VN chấp nhận nguyên tắc một quốc tịch, nhưng vì luật này không có hiệu lực hồi tố nên những người như những người Việt tỵ nạn chúng ta vẫn có 2 quốc tịch vì chúng ta rời bỏ đất nước trước ngày luật Quốc Tịch VN được ban hành tức trước ngày 1/7/2009.
Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm thủ tục đăng ký xin giữ quốc tịch VN trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân VN. Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng.
Tóm lại, vấn đề quốc tịch của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chẳng có gì là rắc rối hay phức tạp. Không xin hồi tịch, dù có mất quốc tịch VN, chúng ta vẫn còn quốc tịch Hoa Kỳ hoặc quốc tịch của nước mà chúng ta định cư và đã xin nhập tịch. Khi về VN bất cứ vì lý do gì, nếu chẳng may dính tới luật pháp, chúng ta là công dân Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta sẽ đưọc Hoa Kỳ hay nước chúng ta đã xin nhập tịch bảo vệ tích cực hơn. Trái lại, nếu xin hồi tịch, tức đã vào rọ của bọn Việt Cộng thì chỉ có từ chết đến bị thương, đừng mong gì khác.
Chúng ta chắc còn nhớ câu mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói:
- Đừng tin những gì Việt Cộng Sản nói
Hãy nhìn những gì Việt Cộng làm
Lê Duy San
No comments:
Post a Comment