Saturday, January 30, 2010

Xê ra cho người ta đi học ... đạo đức cáo Hồ! - Nguyễn Thanh Ty

Nguyễn Thanh Ty

Nhớ hồi cái nẫm, nghĩa là hồi xóm chài của tôi còn ở trong tình trạng “hiu hắt ánh đèn câu” của các ghe câu cá ban đêm trên sông, dùng đèn dầu chai, ánh lửa đỏ lập lờ, khi mờ khi tỏ … thì dân làng tôi hãy còn nhiều hủ tục mê tín dị đoan lắm.

Chẳng hạn như, khi buôn bán ế ẩm thì họ thường “đốt phong long” để xả xui. Đốt phong long coi bộ cũng ngộ và vui lắm. Thông thường họ dùng một nhúm lưới đánh cá cũ, rách nát, vất đi (loại xưa làm bằng chỉ sợi) để đốt xông khói rồi vén ống quần lên, dạng chân ra, nhảy qua nhảy lại trên đám khói vài lần. Cứ mỗi lần thấy cảnh đó, tôi không khỏi phì cười, khi nhìn nét mặt của các bà lúc nhảy trông nghiêm trang, thành khẩn lắm. Có khi họ cũng dùng mảnh buồm lác cũ để un khói thay lưới. Hoặc khi bị đau bụng đi chảy, họ đến cầu ông thầy pháp trong xóm cho lá bùa để đốt thành tro, uống với nước lạnh. Lá bùa màu vàng nghệ, trên vẽ loằng ngoằng mấy cái chữ hay hình gì đó, màu đỏ. Tôi đồ chừng đó là hình vẽ mấy con chó, lúc uống vào bụng, bầy chó này sẽ “xực” hết cái đống lỏng bỏng trong đó làm cho bệnh nhân hết đi chảy chăng?

Lưới và buồm lác cũ đốt xông khói cũng còn được dùng trong cách trị bệnh nổi mề đay ngứa. Lần này thì người có bệnh ngứa phải ở trần, trùm chiếu lại để khói ám vào người, làm tan đi cơn ngứa và các vết mẩn mề đay.

Dần dà, đến đầu thập niên 50, ánh sáng của thế giới văn minh tràn vào miền Nam, lan cả vào xóm tôi. Từ đó, ngư dân biết dùng lưới nylon Nhật Bản nhẹ hơn, bền hơn, lâu phai màu thay cho lưới đan bằng chỉ sợi mau rách, mau bạc màu. Biết dùng máy nổ để chạy ghe nhanh hơn thay cho buồm đan bằng lác, cói … và chèo tay. Nhà nhà có điện, ban đêm sáng rực rỡ. Trẻ con nô đùa thỏa thích. Ghe câu đã dùng đèn “măng xông” thay cho đèn dầu chai hay gió đá “cạc buya” để nhử cá.
Và người ta đã biết mua thuốc Tây Anacine trị phong ngứa, mề đay thay cho xông khói. Biết uống thuốc trụ sinh Tetracycline trị bệnh tiêu chảy thay vì uống bùa của ông thầy pháp.

Mấy bà bán hàng lúc ế ẩm cũng không còn nhảy qua lửa khói nữa mà chỉ lấy tờ báo cuộn tròn, đốt lên, quơ qua, quơ lại trước cửa hàng để xua đuổi “vía nặng” mà thôi.

Người dân miền Nam đang sống vui, sống sướng, sống khoẻ trong cảnh thanh bình, an cư lạc nghiệp như vậy, đùng một cái, đám bộ đội cụ Hồ đói khổ, đói giơ xương, đói vêu răng ... ở miền Bắc, liều mạng ôm bom đạn Nga, Tàu ào vào cướp lấy cái ăn, cái mặc, tài sản của người ta rồi mồm năm miệng mười lu loa lên rằng “giải phóng miền Nam”, y hệt gái đĩ già mồm đi cướp chồng người. Thật ra là cụ Hồ làm tay sai, đâm thuê chém mướn cho Nga Tàu, đem chủ thuyết mọi rợ của chúng vào nhuộm đỏ đất nước và muốn nhuộm luôn toàn cõi Đông Nam Á.

Loáng một cái, chỉ có mấy năm, tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, cơ xưởng, máy móc… của người miền Nam bị người miền Bắc “vào, vơ, vét, về” sạch sành sanh.

Hậu quả tàn dư để lại cho miền Nam sau đó là đói nghèo và lạc hậu không khác chi sau một cơn lũ rút đi, để lại một cảnh hoang tàn, đầy rác rưởi, xú uế.

Người dân miền Nam lại trở về thời “hiu hắt ánh đèn câu” ban đêm và ban ngày thì đi đào củ, rễ cây trên rừng để ăn, cứu đói qua ngày.

Trong lúc đó thì cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu “Chủ nghĩa Mác Lênin bách chiến bách thắng”, “Hồ Chủ tịch sống mãi …” viết bằng sơn đỏ trên những băng rôn đan bằng lác, cói treo khắp nơi từ thành thị tới thôn quê, từ đầu làng đến cuối xóm để phô trương sự chiến thắng.

Những tấm đệm đan bằng lác, cói nay được thấy lại sau hơn hai chục năm mất dấu. Khi xưa dân chài xóm tôi dung chúng may ghép lại, làm buồm ghe hoặc dùng che phên, che vách.

Suốt nhiều năm dài, từ sau cái tháng tư năm 1975, cao trào “cách mạng giải phóng” cứ trên đà xốc tới, khí thế xông lên hừng hực, tiếng loa vang trời, tiếng hoan hô biểu tình dậy đất để “đánh tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp”, “đổi tiền”, “cải tạo ngụy quân, ngụy quyền”, “kinh tế mới”, “ngăn sông cấm chợ”, “kinh tế chỉ huy”, “hợp tác xã”… thì người dân cả nước lâm vào cảnh đói. Đói xanh xương. Đói lòi con mắt. Cơm không có ăn. Thuốc không có uống. Ngày ngày người dân phải nhá bo bo của ngựa thay cơm cho qua ngày. Bệnh gì cũng uống “xuyên tâm liên”, một loại thần dược của Bác Hồ làm bằng lá cây, có thể chữa bá bệnh.

Trong lúc đói khổ, tưởng chừng người dân ăn thì ăn “qua loa”, mặc thì bằng cái đống cờ đỏ sao vàng và suốt ngày theo lệnh khóm, phường, ào ra đường hò hét khẩu hiệu cũng đủ no, ấm suốt đời.

Tôi bị ngứa nổi mề đay đầy người vì ăn củ ráy cứu đói, thay cơm hàng ngày. Đi khai bệnh, Nhà nước cấp cho “xuyên tâm liên”. Uống cả bụm, ỉa ra cứt xanh lè mà ngứa vẫn cứ ngứa. Đi tìm thuốc Tây khắp chợ, đỏ con mắt, vẫn không nơi nào có.

Ông bà già lại bày đốt buồm lác xông khói như xưa để chữa.

Buồm lác của ghe đánh cá xưa cũ làm gì còn. Phải đi tìm, đi lượm những khẩu hiệu “Chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng” viết trên băng rôn làm bằng đệm, bằng lác hồi “cách mạng” mới vô mới có.

Ai dè, lúc đi tìm mới hay, băng rôn bây giờ làm bằng vải đỏ rất xịn, viết sơn màu vàng, khẩu hiệu lại khác, toàn những là “Học tập theo đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Đổi mới hay là chết”. Còn mấy thứ đệm, lác viết khẩu hiệu “Chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng” đã bị vất bỏ từ lâu, theo lời ông bí thư phường cho biết.

Té ra người dân trong nước vì quá đói, quanh năm, suốt tháng cứ cắm mặt xuống đất, đưa lưng cho trời để lo kiếm cái bỏ vào mồm, đâu hay biết rằng Liên xô, thành đồng vách sắt của chủ nghĩa cộng sản, đã chết không kịp giãy, còn kéo theo cả đám đàn em khối Đông Âu chết theo như bệnh dịch hạch lây nhiễm.

Kiếm không ra buồm lác cũ, tôi đành đi theo, đi dưới mấy cái băng rôn đỏ viết đầy chữ “Học tập theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh” treo đầy đường, đấy ngõ để hy vọng hết ngứa, bắt chước dân Trung cộng, thời kỳ “cách mạng văn hóa”, khi có bệnh cứ đọc sách đỏ (Hồng thư) của Mao Chủ tịch là khỏi bệnh ngay tức khắc.

Không biết dân Tàu khi đọc sách đỏ của Mao xếnh xáng có hết bệnh không, chứ tôi đi riết dưới mấy cái khẩu hiệu (đẹp nhất) có tên bác Hồ thì cái bệnh ngứa ngoài da đã những không bớt mà còn lây sang ngứa gan rồi ngứa miệng nữa.

Cũng là nhờ suốt ngày nhá bo bo cho vững hai đầu gối để đi dưới mấy cái băng rôn (chết tiệt) đó, tôi mới vỡ ra rằng thì là Bộ Chính trị Cộng sản lâu nay đã đẩy mạnh việc học tập “Đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh” trong dân chúng, nhất là trong hàng ngũ quân đội và đảng viên.

Ủa, ông Hồ xưa nay làm gì có tư tưởng để Bộ Chính trị làm thành bài tập để cho dân, quân, đảng học tập? Chuyện giống như “nước lã khuấy nên hồ” vậy cà?

Ngay từ đầu, ông Hồ cũng đã “dũng cảm, thật thà khai báo” rằng “Tui hổng có tư tưởng gì ráo trọi. Cỡ tui thì sức mấy mà có được nổi tư tưởng với công tưởng?”.

Còn nhớ, ông Nguyễn Minh Cần kể rằng, tại hội nghị cán bộ Việt Bắc năm 1949, ông Hồ tuyên bố “Các vị lãnh tụ thế giới Staline, Mao Trạch Đông thì không thể sai lầm, nghĩa là những gì cần nói và đáng nói thì họ đã nói hết rồi và nói đúng, thì mình còn gì nữa, nhất là điều mình nói có thể sai”.

Lại nữa, khi ông Nguyễn văn Trấn, một đảng viên kỳ cựu, đề cập đến tư tưởng chỉ đạo cho đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hồ Chí Minh trả lời “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta.Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và xã hội con người thì tôi là học trò của Mác, Ăng ghen, Lê nin chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác”.

Không những chỉ thú thiệt với đồng chí đảng viên của mình, ông Hồ còn nói toạc móng heo chẳng cần che đậy cả với người ngoại quốc nữa. Theo ký giả Pháp Jean Lacouture, khi khách ngoại quốc hỏi ông Hồ sao ông không viết sách như Mao Trạch Đông, ông ta trả lời “Mao đã nói hết rồi, còn gì để nói nữa đâu!”.

Chuyện rõ như ban ngày như thế, bỗng một sáng đẹp trời, tại xóm Ba Đình, tư tưởng ông Hồ khi khổng, khi không lại xuất hiện giống như “con cóc trong hang con cóc nhảy ra, con cóc nhảy ra con cóc ngồi đó, con cóc ngồi đó con cóc nhảy đi” rất ngộ nghĩnh và rất buồn cười.

Thật ra trên đời làm gì có chuyện “bỗng dưng”. Nhân quả luôn cặp kè nhau cả đấy. Năm 1989, Bộ Chính trị gồm bộ ba Nguyễn văn Linh, Trường Chinh, Đỗ Mười đã hoảng hồn, mất vía, sợ mất mật, sau một đêm truy hoan trác táng với em út, khi thức dậy nghe tin bức tường ô nhục Bá Linh bị phá sập, đánh dấu sự phá sản của chủ nghĩa và chế độ Mác Lê tại các nước Đông Âu như những quân bài đô mi nô: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi và Đông Đức hè nhau giãy chết hàng loạt. Liên xô là “tổ quốc” là “thành trì” của chủ nghĩa Cộng sản cũng bị sụp đổ tan tành theo. Đế quốc Cộng sản Liên xô tan rã. Đệ tam Quốc tế vô sản tiêu vong. Cộng sản Việt Nam, cẩu nô trung thành của Nga, làm sao mà sống được khi không có ông chủ đỡ đầu, chăn dắt?

Tình hình căng thẳng, nguy cấp lắm, bộ tam sên Linh, Mười, Chinh vội họp “khẩn trương” với Ban Thường vụ Trung ương đảng để tìm ra biện pháp cứu nguy đảng ta hiện đang đứng bên bờ vực thẳm. Đâu thể nào để xãy ra cảnh “Trạng chết Chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn” theo. Đảng ta không thể bỏ chủ nghĩa Mác Lê, cái mà đảng đã dựa lưng, đeo đuổi và thi hành hơn 60 năm. Mà bỏ chế độ Mác Lê là cả bọn sẽ bị gậy đi ăn mày ngay. Lại còn có thể bị “Cẩu đầu trảm” của nhân dân chờ sẵn trao tặng nữa. Thế mới cơ khổ!

Loay hoay như gà nuốt giây thun, cả băng đảng cái gọi là Văn Hóa Tư tưởng Trung ương gồm các tay gộc “đỉnh cao trí tuệ” như Đào Duy Tùng (con trai là Đào Duy Quát bán đảo Hoàng Trường Sa trên báo điện tử CS), Đặng Xuân Kỳ, Song Thành, Ngô Phương Bá, Lê văn Tuấn, Nguyễn Đình Cát, Hoàng Tùng… các tướng lãnh Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh… chụm đầu nhóm tới, họp lui, khẩn cấp, khẩn trương bàn bạc thầm thì nhỏ to, trăm đường, ngàn lối, trích cú tầm chương như chẻ sợi tóc làm tám, như bới bèo tìm bọ, … vẫn không tìm ra được một câu, một ý nào trong hàng vạn cuốn sách trong “tàng kinh các” Ba Đình, để được xem là tư tưởng của ông Hồ.

Cả đám “bầy tôi” cãi nhau như mổ bò. Tốn rất nhiều rượu, thịt. Hao tốn công quỹ cả tỷ.

Chuyện kể rằng, thoạt đầu Đỗ Mười đề nghị lấy bài diễn văn ông Hồ đọc ngày 2/9/1945 triễn khai thành hệ tư tưởng. Tức khắc, ý đó bị mọi người bác bỏ ngay vì bài diễn văn này do một người Mỹ tên là Archimedes L.A. Patti viết dùm cho ông Hồ và nội dung toàn là vay mượn các bản văn “Tuyên ngôn độc lập” của Pháp và Mỹ. Vậy không nên đề cập tới làm chi cho thêm hổ thẹn. Đỗ Mười, méo mó nghề nghiệp, cứ tưởng ý mình đưa ra sẽ “thiến” được mọi người, ai ngờ lòi ra cái ngu quá, bị bẻ mặt nên cúi đầu ngồi im thin thít.

Đến lượt Phạm văn Đồng đề nghị lấy câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của bác Hồ, hiện nay đang được treo tá lả trong học đường, từ lớp Mẫu Giáo đến Đại học, khắp cả nước, làm tiêu điểm triển khai, cũng bị hội đồng lý luận ó lên, sổ toẹt, vì câu đó là của Thừa tướng Quản Trọng nước Tề bên Tàu cách đây hơn hai ngàn năm. Nguyên văn là “Bán niên chi kế bất như thụ cốc, thập niên chi kế bất như thụ mộc, bách niên chi kế bất như thụ nhân”. Ông Hồ mượn tạm của người ta mà lâu nay không chua tên tác giả nay lại đem nâng lên thành tư tưởng của Bác thì thối lắm, thối lắm. Đồng vẩu tẽn tò, bèn nhe hàm răng hô ra đếm cho bớt thẹn.

Đặng xuân Khu, Trường Chinh, người có công lớn nhất trong “Cải cách ruộng đất” đã đem cha mình ra đấu tố đầu tiên để làm gương tiêu biểu cho sự giác ngộ cách mạng, thấy hai đề nghị trên đều bị đám “trí thức cục phân” bài xích tuốt, giận tái mặt, bèn lấy khẩu hiệu “Chí công vô tư, cần kiệm liêm chính” mà hắn ta hàng ngày đem ra để huấn luyện và giáo dục cán bộ cộng sản, hùng hổ đưa ra, chắc mẽm phen này hội nghị sẽ lấy đó làm “hạt giống đỏ” để ươm mầm trổ lá, đơm hoa cây tư tưởng Bác Hồ. Ngờ đâu, lần này mọi người lại cười rộ, rõ to, bảo rằng “Ông Khu ơi! Trình độ học vấn ông quá kém thì cứ ngồi đó ôm cột mà nghe chớ có nói bậy nhé. Ông chỉ dùm coi, cái khẩu hiệu này Bác Hồ nói ở đâu, lúc nào? Bác Hồ cũng chỉ rút ra từ lời dạy của Nho giáo hơn hai ngàn năm để áp dụng mà thôi”.

Đặng xuân Khu ú ớ không trả lời được, bèn vờ vịt thò tay xuống mò khu, gãi dế, bắt chước Ông già gân Trần văn Hương: “Ngồi buồn gãi dế, dế lăn tăn”.

Cuối cùng không ai tìm ra được “tư tưởng Hồ Chí Minh” ở đâu cả. Nhưng chả nhẽ để đảng ta không có cái gì để tôn thờ, để chủ đạo, cứ lững lơ như thuyền không lái, như ngựa không cương, lông bông à? Không còn Mác Lê, Mao Xít nữa thì phải có cái gì đó đặt lên bàn thờ để lạy, đảng ta mới bịp được dân trong nước và dư luận thế giới chứ?

Giờ thì chỉ còn cái xác ông Hồ là vật duy nhất có thể dựng lên phong thánh thay cho mấy cái hồn ma quỉ vương cộng sản quốc tế vừa xuống địa ngục chịu tội. Thế là hội đồng lý luận đành phải tạm hợp ca bài suy tôn “đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh”. Sau đó vẽ thêm râu ria ra thành: “Chủ trương, đường lối, sách lược” để thay thế và che đậy âm mưu và duy trì chế độ chuyên chính Mác Lê. Hoàn toàn không có tư tưởng Hồ Chí Minh. Và cái đuôi “bách chiến bách thắng” đàng sau “Chủ nghĩa Mác Lênin …” bị đảng ta âm thầm chặt bỏ, quẵng vào sọt rác lịch sử không kèn, không trống đưa ma.

Tuy nhiên, bề ngoài bộ áo hàng mả Cộng sản Việt Nam không thể thiếu chữ MácLê bên cạnh chữ Hồ Chí Minh để bảo chứng, giống như vật dụng nào dán nhãn Made in China hay Made in Việt Nam thì có nghĩa là hàng dỏm không “đảm bảo” chất lượng vậy. Cho nên trong Đại hội 7, tháng 6/1991, bản báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương phải ghi rõ cương lĩnh và nghị quyết rằng: “Cái mới trong các văn kiện Đại hội lần này là cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là điều kiện cốt yếu để công việc đổi mới giữ được định hướng chủ nghĩa xã hội và đi đến thành công trong quá trình đổi mới”.

Áp đặt, ghép chặt mấy ông Mác Lê vào cạnh ông Hồ rồi cứ thế khua chuông đánh trống, gõ phèng la, phát động phong trào học tập “đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh”, bắt toàn dân, toàn quân, toàn đảng ra sức học tập. Học cái không có chính danh, học cái ngụy tạo do Bộ Chính trị tự phịa ra rồi bôi phẩm xanh, phẩm đỏ toè loe giống như cái màng trinh của bà phán Đoan thì hậu quả ra sao không cần làm thầy bói sờ mu rùa gieo quẻ, người ta cũng biết rõ.

Trước hết hãy nói về cái di căn kế thừa đạo đức của bác Hồ.

Với sự bùng nổ internet, mạng lưới truyền thông toàn cầu hiện nay, bí mật về đời Bác, riêng cái khoản đạo đức nhiều vợ, vợ khắp nơi, em nào Bác xài xong rồi là quất ngựa truy phong, khổ công Bác dấu kín như mèo dấu kít, nay đã phơi bày nhan nhãn, lồ lộ trên các trang Web. Ai muốn tìm xem chơi cho biết sự đời cứ vào xa lộ thông tin gõ “ Hồ Chí Minh có mấy vợ” khắc rõ.

Cuộc đời tình ái của bác Hồ hơn hẵn chàng Sở Khanh trong truyện Kiều nhưng thua Bác Tú Xương nhà mình mấy bậc. Bác Tú Xương dám vỗ ngực “Cao lâu thường ăn quịt, thổ đĩ lại chơi lường”, nhưng không làm điều ác với tình nhân. Ngược lại bác Hồ thì tàn ác vô song.

Cái vụ em Nông thị Xuân có con với Bác, chỉ mỗi tội xin Bác công khai, chứ lén lút dâm với nhau thì xấu hổ, nhục nhã quá, thế mà Bác nhẫn tâm cho bộ hạ dùng búa đập đầu chết tươi để bịt miệng. Chuyện ghê tởm như thế mà đảng ta cứ khắc cho bác hai chữ “đạo đức” bằng vàng ròng để thờ lạy mỗi ngày thì quả là phong hóa suy đồi đến cùng cực rồi.

Về cái gọi là “đạo đức cách mạng” thì Bác cũng rất khiêm tốn, Bác chẳng bao giờ khoe khoang. Chỉ mới đây, đám hậu duệ của Bác xì ra có tí chút mà đã cho làm Bộ Chính trị Ba Đình và nhiều đảng viên trung kiên một lòng thờ Bác như bậc thánh, đã té ngữa, trợn trừng lòi con mắt vì bất ngờ trước thành tích “lật lọng phản phúc” quá trơ tráo của Bác.

Sách trong nước, quyển “ Thành ngữ – Từ điển – Danh nhân từ điển” Nhà xuất bản Văn Học, in năm 2008 tại Sài Gòn, của tác giả Trịnh Vân Thanh dầy 1039 trang, khổ lớn đã viết về một trong những điều kiêng kỵ về Hồ Chí Minh. Trang 742, mục nói về Phan Bội Châu, sách trên viết: “Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thế giới nhược tiểu bị áp bức dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để lấy được một số tiền thưởng, khoảng 15 vạn bạc, hầu có đủ phương tiện hoạt động”.

(Lý Thụy, một trong những bí danh của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh) Sách trong nước in và xuất bản đấy nhé. Ấy! Đừng có bảo rằng bọn “phản động hải ngoại” chuyên đặt điều bôi bẩn Bác như cái lưỡi gỗ của Lê Dũng, Nguyễn phương Nga nói nhá.

Chưa kể đến chuyện Bác là chuyên viên chôm chỉa và cầm nhầm tên người khác, sách người khác, sửa chữa thành tên mình, nhận vơ tác phẩm của mình. Ví dụ như tên Nguyễn Ái Quốc mượn của nhóm ông Phan Châu Trinh, tên Hồ Chí Minh mượn của Hồ Ngọc Lãm. Tác phẩm Ngục trung nhật ký lại là cầm nhầm của ông già người Hoa họ Lý.

Sau ba năm, đổ nhiều tỷ Mỹ kim ra để phát động phong trào học tập thật rầm rộ “đạo đức Hồ Chí Minh” nào là thi vẽ, kể chuyện, viết luận văn, luận án về đề tài này, chúng ta hãy thử điểm qua các báo trong nước xem tình trạng đạo đức của xã hội Việt Nam có khá lên chút nào không hay “chuyển bại thành xụi” luôn không biết chừng.

Trong bài viết” Đôi điều về văn hóa quan chức” tác giả Ngọc Khánh kể lại chuyện một bà già cùng hai cháu nhỏ tới một khu chơi đu quay cho trẻ em nhưng bà không thể chen mua vé được vì mắc hai đứa cháu trên tay. Bà nhờ một người đàn ông đứng cạnh đó mua dùm. Không ngờ ông này quay lại quát: “Bà có biết tôi là ai không?” Sau đó ông ta dùng lời lẽ thiếu văn hóa để mắng bà già. Bà già phản ứng lại thì ông này thẳng tay tát vào mặt bà mấy cái. Mọi người chung quanh xúm lại mới hay ông là Phó Chủ tịch huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Nhân chuyện này, tác giả tra cứu thêm các vụ quan chức dùng bạo lực với dân mới biết thêm nhiều vụ khác, xãy ra hàng ngày, ở khắp nơi, như “chuyện thường ngày ở huyện”:

- Một bà Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ có “sáng kiến” dùng ngón chân để hướng dẫn thủ tục cho người dân khi họ đến xin vay vốn xóa đói giảm nghèo. Khi người dân phản đối thái độ hách dịch đó thì bà ném tung hồ sơ dưới đất để họ tự nhặt lên.

- Ông Bí thư Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thị trấn Hoài Đức đấm vào mặt dân chỉ vì bị gọi là “anh”. Theo ông Chủ tịch thì “Tao là anh của bố mày chứ anh gì mày!”

- Chuyện công an đánh dân, nhất là trên tuyến giao thông thì không thể kể hết trong một ngày. Nhất là chuyện công an đánh chết dân. Tác giả mách nước: Chỉ cần tìm từ khóa “Chết tại trụ sở công an” trên Google bạn đọc sẽ thấy vô số các thông tin liên quan đến chuyện “công an lỡ tay đánh chết người”.

Sau đó tác giả cứ băn khoăn tự hỏi “Không biết các ông quan này có được học tập đạo đức Hồ Chí Minh không mà cư xử với dân như đám lưu manh vậy?”

Tác giả lại nghĩ vẩn vơ, không biết từ “quan chức” phát sinh ra tự lúc nào chứ xưa nay họ vẫn cứ một mực cán bộ là “đày tớ của dân” kia mà. Buồn cười cho cái ông này. Đã đổi mới rồi!
Một chuyện khác, đọc được trên báo điện tử VietNamNet:

Ngày 24/12 một nhóm nữ sinh lớp 7 trường Chu văn An quận 11, TP HCM, xúm lại đánh bạn túi bụi, cầm cả dao lam hăm dọa, trong lúc các bạn khác đứng chứng kiến và quay phim.

Trả lời VietNamNet về câu hỏi: Nhà trường có biện pháp cụ thể nào đối với các học sinh tham gia vụ việc đánh bạn hội đồng, Ông Võ tuấn Kiệt, Hiệu trưởng trướng Chu văn An cho biết: “Tôi stress quá!”. Tuy nhiên thay lời ông Kiệt, bà Linh, giáo viên Chủ nhiệm, cho biết: “Vụ việc chỉ mới ở mức độ phạm tội ban đầu, nhà trường cũng không muốn xãy ra. Những vụ việc như thế này trường khác cũng có”.

Liên quan đến đạo đức của các nữ sinh đã tham gia đánh hội đồng, ông Kiệt cho biết: “Những học sinh này hầu hết là cán sự lớp như: lớp trưởng, lớp phó lao động, lớp phó văn thể mỹ, các học sinh này đều đạt hạnh kiểm tốt”.

Thảo nào! Hồng hơn chuyên là đúng rồi! Các cán sự này đạt được hạnh kiểm tốt theo tiêu chuẩn đạo đức của Bác thì phải thế thôi! Còn họp hành kỷ luật làm chi cho mất công vô ích!

Cũng chuyện học đường, trăm năm trồng người, nhưng giờ là chuyện ở Đại học.

Tại Hội thảo “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường” diễn ra tại ĐH Sư Phạm TP Sài Gòn ngày 10/12/09, nhiều đại biểu đã bàn đến văn hóa ứng xử giữa thầy và trò, đặc biệt tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến thầy cô đau long.

Thạc sĩ Trần Đình Thích, ĐH Cần Thơ, bàng hoàng kể lại cảnh đã chứng kiến sinh viên xông thẳng vào văn phòng bộ môn ngoại ngữ ĐH Cần Thơ rượt đuổi đâm chém thầy cô. Tại trường ĐH Nông Lâm TP Sài Gòn thì sinh viên tạt cả thau axit vào người thày giáo ngay đang trên bục giảng. Thầy Thích cho rằng “Không gian văn hóa học đường đang bị ô nhiễm”.

Thạc sĩ Đỗ thị Hà Giang, chuyên viên Sở GD – ĐT Bắc Giang cho biết thêm “Những hành động bạo lực như: xâm hại tình dục, xúc phạm học sinh dưới nhiều hình thức, đâm chem. Nhau, hỗn láo với thầy cô, tạt axit, bỏ thuốc chuột để hại tính mạng thầy đang diễn ra hằng ngày. “Thầy trò hành xử theo kiểu xã hội đen”. Đó là biểu hiện phản văn hóa cho thấy lâu nay chúng ta lỏng lẻo trong việc giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường …”

Cô giáo Hà Giang nhắc đến “Kiểu xã hội đen” có lẽ hơi bị trễ. Nhà nước ta và đảng ta đã áp dụng “kiểu xã hội đen” vào các vụ đàn áp tôn giáo từ khuya rồi. Đậm nét nhất là các vụ Thái Hà, Tam Tòa, Chùa Bát Nhã và bây giờ đang bầy hầy ở Đồng Chiêm” đấy thôi.

Nhà nước nào xã hội nấy, quả là chân lý muôn đời.

ThS Trần Đình Thích kết luận “Rõ ràng, muốn dạy người khác làm người thì trước hết người dạy phải là “Con người” chân chính và có nhân cách tốt”. Nói như thế, có phải thầy Thích muốn bóng gió ám chỉ đến ‘Cha già dân tộc” đấy phỏng?

Tuy vậy, thầy Thích đừng có hao tâm lo bò trắng răng làm chi cho nhiệt. Sau buổi hội thảo đó Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho hay “Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm lớn nhất trước xã hội về đạo đức lối sống của học sinh.” Nhưng chịu như thế nào, cụ thể ra sao không thấy ông Thứ trưởng cho biết nên nhiều người chưa đồng tình. Báo trong nước kết luận.

Một chuyện nữa rất buồn cười, xin ghi ra đây để hải nội chư quân giải trí.

Mất chức vì hai mâm cỗ … cưới.

Đó là đầu đề một bài báo đăng trên báo Pháp Luật và Dân Trí, thuật lại chuyện ông Nguyễn Hữu Dàng, đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông, Hà Nội làm đám cưới cho con trai lớn. Hai gia đình thông gia bàn nhau cùng đãi khách tại một khách sạn ở Hà Đông. Nhà trai đặt 40 mâm. Nhà gái đặt 40 mâm. Tổng cộng 80 mâm. Đến phút chót, có những khách không mời mà đến, số bạn bè thương binh của ông Dàng hay tin vui cùng kéo đến mừng. Ông Dàng phải mua thêm 2 mâm để đãi khách. Hai tháng sau ngày đám cưới, do cơ cấu của Sở Xây dựng thành phố thay đổi nên ông Dàng từ cán bộ thuộc quyền quản lý của Sở trở thành cán bộ thuộc quyền quản lý của UBND quận Hà Đông. Đùng một cái, tờ Pháp Luật nói, tháng 7/2009, ông Dàng nhận được quyết định của Ủy ban Quận với nội dung tạm đình chỉ chức vụ đội trưởng vì Quận ủy đang xem xét kỷ luật ông trong việc vi phạm chương trình thực hiện việc cưới theo nếp sống văn hóa. Ông Dàng ớ ra! Qui định của Quận ủy quận Hà Đông về “nếp sống văn hóa” là tiết kiệm một đám cưới không quá 40 mâm.

Ông Dàng khiếu nại rằng đám cưới đã hơn hai tháng, sao hồi đó không không kỷ luật ngay phải đợi đến bây giờ? Bà Đỗ thị Hữu, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Quận Ủy Hà Đông cho biết: “Hồi đó đồng chí chưa thuộc quyền quản lý chúng tôi thì làm sao trảm được!

Báo Pháp Luật bình rằng “Chức vụ thanh tra của ông Dàng là chức vụ hái ra tiền, liệu có phải vì hai mâm cỗ cưới hay vì một lý do khác? Đá ông này đi để cài người khác vào cùng phe cánh để ăn tiền chạy chức chẳng hạn?”

Ngày 18/11/09, báo chí Việt Nam tường thuật một buổi họp Quốc Hội, khi bàn về đạo đức, Bộ trưởng Nội vụ Trần văn Tuấn điều trần rằng, “Khó chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền vì người chạy có báo đâu mà biết.”

Hỡi ơi! Cả một guồng máy của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa mà không một ai học được gương dũng cảm, thật thà của Bác Hồ để có thể dám đấm ngực xưng tên với ông Bộ trưởng Nội vụ Tuấn rằng: “Tôi đang chạy chức, chạy quyền nè!” Buồn cho Bác biết bao nhiêu!

Có lẽ sẽ có người trách người viết chỉ được việc bới bèo ra bọ. Ba cái chuyện vặt trên chỉ là một mảng nhỏ trong dòng sinh hoạt xã hội thường ngày, đâu lại chả vậy. Trong lúc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mới chỉ có độc lập hòa bình 35 năm thôi, hãy còn nhiều khó khăn do Mỹ Ngụy để lại. Cứ chờ đi! “Đảm bảo” 75 năm nữa Nhà nước Việt Nam sẽ chấp cánh bay cao lên tận trời xanh, sẽ dang rộng tay bơi ra biển lớn, sánh vai với các lân bang như Campuchia, Lào, Thái Lan … chừng đó thì đừng có mà mơ về lại quê hương ăn khế ngọt nhá. Đừng có hòng!

Cũng có kẻ đặt ngược vấn đề: Nếu một Nhà nước cầm quyền bởi một đảng ẹ như thế sao nó cứ sống dai như loài đĩa, mà nó lại còn có khả năng vươn bàn tay lông lá ra tận hải ngoại để quậy phá cộng đồng chúng ta xang bang xấc bất vậy?.

Câu trả lời dễ ợt! Người Việt tị nạn chúng ta, miệng thì chống cộng mà tay thì gửi tiền về nuôi chúng đều đều, mỗi năm tới 7 tỉ, 8 tỉ đô. Chúng chỉ cần bớt ra 1 tỉ, đánh trống khua chiêng, bắt dân chúng học tập đạo đức tư tưởng ông Hồ để ngu dân và duy trì chế độ. 1 tỉ dành cho Nghị quyết 36, tha hồ hô gió gọi mưa. Cái đám cỏ đuôi chó và bọn xanh vỏ đỏ lòng, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản chực chờ bưng bô, đội đĩa Vẹm lúc nhúc ở đây thiếu gì. Bọm Vẹm chỉ cần quẳng cho chúng một vé máy bay, ba bữa ăn chơi miễn phí là chúng sẵn sàng bán luôn bàn thờ tổ tiên, ông bà để ngoắc đuôi sũa theo liền. Còn lại 6 tỉ còn chúng chia nhau bỏ túi.

Khoẻ re như bò kéo xe.

Cứ cái mửng chống cộng kiểu này, Người Việt hải ngoại còn khuya mới có cơ phục quốc.

Nhưng biết đâu, tiền gửi về nhiều quá, chúng ăn mập thây, híp mắt, phì nộn ra như heo giống thằng Thứ trưởng Ngoại giao Vẹm, Nguyễn Thanh Sơn, đang quàng vai, bá cổ chú “hạ nghị sĩ” Cao Quang Ánh nhà ta, rồi bị nghẽn máu cơ tim, lăn đùng ra chết cả đám cũng nên!

Hoặc giả chúng thấy Người Việt hải ngoại càng chống cộng, càng gửi tiền về nhiều, chúng tức cười quá, cười ngất, đứt mạch máu mà chết cũng nên?

Nếu thật vậy thì Tết năm nay bà con ta làm “Vịt kìu yêu nước” về quê ăn Tết cho thật đông, mang thật nhiều tiền về để đè cho chúng chết. Một cách chống cộng êm ái mà hữu hiệu.
Nhất cử mà tam, tứ, ngũ tiện, bà con ơi! Lẹ lẹ lên! Chiều hôm tối rồi!

Nguyễn Thanh Ty



No comments:

Post a Comment