Saturday, January 16, 2010

Hoàng Sa Tổ Quốc Ghi Ơn Những Anh Hùng Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa


    1. HQ.Th/Tá: Ngụy Văn Thà
    63A/700.824

    2. HQ.Đ/Úy: Nguyễn Thành Trí
    61A702.714

    3. ThS.1/TP: Châu

    4. TS /QK: Nguyễn Văn Tuấn
    71A700.206

    5. TS /GL: Vương Thương
    64A700.777

    6. TS /TP: Võ Văn Nam
    71A705.697

    7. TS /VCh: Phan Ngọc Đa
    71A703.001

    8. ThS ĐT: Trần VănThọ
    71A706.845

    9. TT ĐT: Thanh

    10. HQ.Tr/Úy: Vũ Văn Bang
    66A/702.337

    11. HQ.Tr/Úy: Phạm Văn Đồng
    67A/701.990

    12. HQ.Tr/Úy: Huỳnh Duy Thạch
    63A/702.639

    13. HQ.Tr/Úy: Ngô Chí Thành
    68A/702.453

    14. HQ.Tr/Úy: Vũ Đình Huân
    69A/703.058

    15. THS.1/CK: Phan Tân Liêng
    56A/700.190

    16. THS.1/ĐK: Võ Thế Kiệt
    61A/700.579

    17. THS. /VC: Hoàng Ngọc Lê
    53A/700.030

    18. TRS.1/VT: Phan Tiến Chung
    66A/701.539

    19. TRS. /TP: Huỳnh Kim Sang
    70A/702.678

    20. TRS. /TX: Lê Anh Dũng
    70A/700.820

    21. TRS. /ĐK: Lai Viết Luận
    69A/700.599

    22. TRS. /VC: Ngô Tấn Sơn
    71A/705.471

    23. TRS. /GL: Ngô Văn Ơn
    69A/701.695

    24. TRS. /TP: Nguyễn Thành Trong
    72A/700.861

    25. TRS. /TP: Nguyễn Vinh Xuân
    70A/703.062

    26. TRS. /CK: Phạm Văn Quý
    71A/703.502

    27. TRS. /CK: Nguyễn Tấn Sĩ
    66A/701.761

    28. TRS. /CK: Trần Văn Ba
    65A/700.365

    29. TRS. /ĐT: Nguyễn Quang Xuân
    70A/703.755

    30. TRS. /BT: Trần Văn Đàm
    64A/701.108

    31. HS.1 /VC: Lê Văn Tây
    68A/700.434

    32. HS.1 /VC: Lương Thành Thu
    70A/700.494

    33. HS.1 /TP: Nguyễn Quang Mén
    65A/702.384

    34. HS.1 /VC: Ngô Sáu
    68A/700.546

    35. HS.1 /CK: Đinh Hoàng Mai
    70A/700.729

    36. HS.1 /CK: Trần Văn Mông
    71A/703.890

    37. HS.1 /DV: Trần Văn Định
    69A/700.627

    38. HS /VC: Trương Hồng Đào
    71A/704.001

    39. HS /VC: Huỳnh Công Trứ
    71A/701.671

    40. HS /GL: Nguyễn Xuân Cường
    71A/700.550

    41. HS /GL: Nguyễn Văn Hoàng
    72A/702.678

    42. HS /TP: Phan Văn Hùng
    71A/706.091

    43. HS /TP: Nguyễn Văn Thân
    71A/702.606

    44. HS /TP: Nguyễn Văn Lợi
    62A/700.162

    45. HS /CK: Trần Văn Bây
    68A/701.244

    46. HS /CK: Nguyễn Văn Đông
    71A/703.792

    47. HS /PT: Trần Văn Thêm
    61A/701.842

    48. HS /CK: Phạm Văn Ba
    71A/702.200

    49. HS /DK: Nguyễn Ngọc Hoà
    71A/705.756

    50. HS /DK: Trần Văn Cường
    72A/701.122

    51. HS./PT: Nguyễn Văn Phương
    71A/705.951

    52. HS /PT: Phan Văn Thép
    70A/703.166

    53. TT.1 /TP: Nguyễn Văn Nghĩa
    72A/703.928

    54. TT.1 /TP: Nguyễn Văn Đức
    73A/701.604

    55. TT.1 /TP: Thi Văn Sinh
    72A/703.039

    56. TT.1 /TP: Lý Phùng Quý
    71A/704.165

    57. TT.1 /VT: Phạm Văn Thu
    70A/702.198

    58. TT.1./PT: Nguyễn Hữu Phương
    73A/702.542

    59. TT.1 /TX: Phạm Văn Lèo
    73A/702.651

    60. TT.1 /CK: Dương VănLợi
    73A/701.643

    61. TT.1 /CK: Châu Tuỳ Tuấn
    73A/702.206

    62. TT.1 /DT: Đinh Văn Thục
    71A/704.487

    HQ. 4

    HQ Th/Úy:
    Nguyễn Phúc Xá

    Tr. Khẩu 20

    HS1/VC
    : Bùi Quốc Danh

    Xạ Thủ

    Biệt-Hải

    Nguyễn Văn Vượng

    Xung Phong Tiếp Đạn

    HQ.5

    HQ Tr/Úy:
    Nguyễn Văn Đồng

    ThS/ĐT: Nguyễn Phú Hào

    TS1TP: Nguyễn Đình Quang

    HQ.16

    TS/ĐK: Xuân

    HS/QK: Nguyễn Văn Duyên

    Người-Nhái

    Tr/Úy NN: LêVăn Đơn

    Tr. Toán HS/NN: Đỗ Văn Long

    TS/NN: Đinh Hữu Từ

ooOoo

Văn Tế Anh Hùng Tử Sĩ VNCH Hoàng Sa

30 năm ngày giỗ Trận hải chiến Hoàng Sa
19 Tháng 1 Năm 1974


Đây Hoàng Sa. Đây Hoàng Sa
Trận hải chiến lẫy lừng trong lịch sử
Bảo vệ quốc gia - Vẹn toàn lãnh thổ
Vinh quang thay - Hải lực Việt oai hùng
Giữa biển khơi, bao chiến sĩ hy sinh
Máu tô thắm dệt thành trang hùng sử

Ba mươi năm xưa
Một ngày rực lửa
Trung Cộng ngang tàng
Xua chiến hạm tính nuốt trôi đảo Việt
Nào Soái Hạm, Trục Lôi, Hộ Tống
Nào Phi Tiễn Đĩnh, nào Hải Vận Hạm chở quân
Tiến ầm ầm, dậy sóng biển Đông

Hải đội xung kích Hải Quân ta
Trực chỉ Hoàng Sa
Quần đảo hoang sơ, ẩn hiện khói sương mờ
Nằm án ngữ nơi bao lơn nước Việt
Lãnh hải xa, bao đời ông cha ta trấn thủ
Bia đá rành rành, văn bản vẫn còn ghi
Thế mà nay, quân xâm lược rình mò
Giống cuồng khấu, ôm giấc mơ Nam tiến
Ta sẵn sàng nghênh chiến
Dàn đội hình quần thảo một phen
Quyết không hổ danh
Hậu duệ Ngô Quyền, Trần Quốc Tuiấn

Lực lượng ta:
Trần Khánh Dư Khu Trục Hạm
Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt Tuần Dương Hạm
Nhật Tảo Hộ Tống Hạm oai phong
Biển động sóng cuồng
Súng gầm khạc lửa
Chiến hạm địch quay cuồng bốc cháy
Bộ Tham Mưu tan xác banh thây
Đô Đốc, Tá, Úy, Hạ Sĩ Quan, Đoàn Viên
Thương vong vô số kể
Địch cố thoát vòng vây
Điên cuồng chống trả
Hộ Tống Hạm Nhật Tảo trúng pháo địch
Lửa cháy bùng thượng từng kiến trúc
Ổ súng ngả nghiêng
Đài chỉ huy tan nát

Trung Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà
Dáng dấp thư sinh - Chỉ huy quyết liệt
Dạn dầy hải nghiệp - Sói biển phong sương
Bị trọng thương, quyết theo tầu vào lòng biển

Thiếu Tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí
Trọng thương nhưng tinh thần bất khuất
Xin được chết theo tầu
Hạm trưởng lắc đầu:
''Anh phải đi
Xuồng đào thoát cần một vị chỉ huy
Hãy để một mình tôi ở lại''
Ôi khẳng khái
Những anh hùng biển cả
32 Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên đã vị quốc vong thân.
Chiến sĩ Hải Quân
Kiên cường bắn tới viên đạn cuối
Trước khi chìm vào lòng biển Mẹ mênh mông

Ngày hôm nay, 19 tháng Giêng năm 2004
Nhớ ngày các anh em đã xả thân vì Tổ Quốc
Lũ chúng tôi, bạn bè cùng trang lứa
Quân chủng Hải Quân, tình chiến hữu năm xưa
Trước bàn thờ bài vị trang nghiêm
Ba mươi năm ngày giỗ trận
Thắp nén nhang thơm tưởng niệm
Dâng ly rượu lễ chí thành
Cúi mong các bạn hiển linh
Hồn thiêng về đây chứng giám
Xin được nghiêng mình vinh danh những anh linh tử sĩ oai hùng:
Hải Quân Trung Tá Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà
Hải Quân Thiếu Tá Hạm Phó Nguyễn Thành Trí
Hải Quân Trung Úy Vũ Văn Bang
Trung Úy Cơ Khí Ngô Chí Thành
Trung Úy CK Hàng Hải Thương Thuyền Huỳnh Duy Thạch
Hải Quân Trung Úy Vũ Đình Huân
Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Đông
Hải Quân Thiếu Úy Lê Văn Đơn
Một Hải Quân Thiếu Úy vô danh
Hải Quân Thiếu Úy Nguyễn Phúc xạ
Thượng Sĩ Quản Nội Trưởng Châu
Thượng Sĩ Vận Chuyển Lễ
Trung Sĩ Cơ Khí Nguyễn Tấn Sĩ
Trung Sĩ Thám Xuất Lê Anh Dũng
Trung sĩ Điện Tử Trung
Trung Sĩ Giám Lộ Vương Thương
Trung Sĩ Quản Kho Tuấn
Trung Sĩ Trọng Pháo Nam
Hạ sĩ Vận Chuyển Lê Văn Tây
Hạ Sĩ Trọng Pháo Trứ
Hạ sĩ Trọng Pháo Hùng
Hạ sĩ Giám Lộ Ngô Văn Ơn
Hạ sĩ Vận Chuyển Trứ
Hạ Sĩ Nguyễn Thành Danh
Hạ Sĩ Quản Kho Nguyễn Văn Duyên
Hạ sĩ Đỗ Văn Long
Thủy thủ Trọng Pháo Đức
Thủy thủ Điện Tử Thanh
Thủy thủ Trọng Pháo Thi Văn Sinh
Thủy thủ Trọng Pháo Mến
Thủy thủ Cơ Khí Đinh Hoàng Mai
Và hai mươi sáu chiến hữu Hải Quân mất tích

Nhớ chư linh xưa
Tung hoành dọc ngang - Biển Đông vùng vẫy
Lướt sóng kình ngư - Giữ gìn lãnh hải

Hỡi ơi
Nào ngờ biển Đông sóng dậy
Hải âu gẫy cánh trùng dương

Các anh đi
Để nhớ để thương
Cho mẹ, cho cha, cho vợ, cho con
Cho bạn bề các cấp
Gương tuẫn quốc, muôn đời ghi công nghiệp
Lòng hy sinh, sáng mãi đến ngàn thu

Trước bàn thờ
Đèn nến lung linh
Hương trầm ngào ngạt
Hồn linh thiêng
về chứng giám lòng thành
Con Rồng cháu Lạc hy sinh
Xứng danh Liệt Tổ, Liệt Tông
Tổ Quốc muôn đời ghi nhớ

Cung Duy Thượng Hưởng

(Trần Quán Niệm và Phạm Tứ Lang hợp soạn Ngày 1 tháng 1 năm 2004)

http://hqvnch.net/default.asp?id=909&lstid=4


Hà Văn Ngạc

Sự tranh chấp về chủ quyền của các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các sử gia và các nhà nghiên cứu về thềm lục địa trình bày rất nhiều. Gần đây nhứt là trong cuốn Ðịa lý Biển Ðông của Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, một công trình nghiên cứu tỉ mỉ, đã sưu tập những tài liệu để chứng minh chủ quyền Việt Nam không những về các hoạt động để xác nhận chủ quyền của quốc gia mà còn phân tích tỉ mỉ về các dữ kiện địa chất, thảo mộc và khí tượng để minh xác là những hải đảo trong vùng Hoàng - Trường Sa đã được tổ tiên chúng ta đặt chân tới đặt bia miếu và trong quá khứ gần đây Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp tục tham dự các hoạt đông khí tượng trên bình diện quốc tế.

Khi chính phủ bảo hộ Ðông Dương của người Pháp vào năm 1933 đã ra nghị định sát nhập hành chánh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào các tỉnh ven biển thì chỉ có duy nhứt Nhật bản phản kháng mà thôi và cũng chỉ phản kháng lấy lệ và người Pháp vẫn tiếp tục thi hành nghị định đã ban bố trong công báo Pháp. Ngay cả người Anh, những nhà hàng hải của họ đã khám phá thấy các đảo vùng Trường Sa, nhưng khi Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha ký hiệp ước bảo hộ vào năm 1862 thì họ đã không phản ứng gì.

Sự chiếm đóng quân sự của Ðài Loan trên đảo Thái Bình, của Phi Luật Tân trên đảo Loại Ta, của Trung Hoa Dân Quốc trên đảo Phú Lâm cực bắc của quần đảo Hoàng Sa chỉ vì người Pháp, trong cuộc chiến tranh Ðông Dương đã phải đương đàu ngặt nghèo với các cuộc hành quân tảo thanh cũng như phòng thủ trong đất liền nên chỉ có thể dặt quân trú phòng trên đảo Hoàng Sa mà thôi bằng khoảng một trung đội Lê dương và đã bỏ ngỏ các đảo quan trọng khác. Ðặc biệt là đảo Thái Bình của quần đảo Trường Sa dã bị quân đội Nhật cưỡng chiếm trong đệ nhị thế chiến. Khi quân Nhật đầu hàng thì Trung Hoa Dân Quốc chỉ có nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật nhưng họ đã lợi dụng tình thế bối rối lúc bấy giờ của người Pháp để chiếm cứ luôn, cùng với đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa. Riêng về đảo Phú Lâm thì khi đó chiến tranh quốc - cộng đến thời kỳ gần kết thúc tại lục địa, khiến Trung Hoa Dân Quốc đã buộc phải bỏ ngỏ một thời gian và Trung Cộng đã lấn chiếm vào giữa thập niên 50.

Vào khoảng thời gian này thì Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa còn đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh, vả lại Hải Quân còn phải tham dự các cuộc hành quân bình định của chính phủ trong sông ngòi cũng như ngoài ven biển nên các hoạt động ngoài biển khơi chỉ được hạn chế trong công cuộc tiếp tục yểm trợ sự hiện diện uqân sự trên đảo Hoàng Sa khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam và dựng bia để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đảo, đại diện cho quần đảo Trường Sa là đảo trường Sa (Spratly) mà thôi. Hơn nữa, đảo Phú Lâm lại nằm quá sát vĩ tuyến 17 nên còn nằm trong khu vực phi quân sự theo hiệp đinh Ba Lê năm 1954 mà chính phủ Việt Nam Cộng tuy không công nhận nhưng vào lúc này vẫn muốn không vi phạm.

Cho đến khi kỹ thuật khai thác về dầu hỏa ngoài khơi được tiến triển thì vấn đề thềm lục địa được đặt ra, và chủ quyền của các quốc gia trên các hải đảo được chú trọng nhiều hơn. Trong kỳ hội thảo về bản đồ khu vực của Liên Hiệp Quốc cho Á Châu và Viễn Ðông lần thứ sáu (Sixth United Nations Regional Cartographic Conference For Asia And The Far East) họp tại Teheran, thủ đô Ba Tư vào tháng 10 năm 1970 và kéo dài một tháng, trong đó có các phái đoàn của các nước Ðông Nam Á như Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan), Nhật Bản, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan vân vân tham dự, Phái đoàn Việt Nam do Ðại Tá Ðoàn Văn Kiệt (Lục Quân) Giám đốc Nha Ðịa Dư quốc gia, trực thuộc Bộ Quốc phòng, hướng dẫn trong đó có một vị kỹ sư địa dư và tôi tham dự. Trong mấy ngày đầu của cuộc hội thảo, phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan, do một vị tướng 3 sao lục quân cầm đầu) đột nhiên nêu vấn đề chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi phát triển trong hội trường.

Vào thời gian này thì tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã có thành lập từ lâu Phòng Nghiên cứu hay Phòng 5, và phòng này đã thu thập được nhiều tài liệu lịch sử cũng như pháp lý về chủ quyền của quốc gia Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng vì đây là một cuộc hội thảo có tính cách hợp tác kỹ thuật do Liên Hiệp Quốc tổ chức, nên tôi đề nghị ngay với Ðại Tá Trưởng phái đoàn là phái đoàn Việt Nam sẽ thảo luận với các phái đoàn Ðông Nam Á khác để được sự ủng hộ của họ hầu phát biểu ý kiến lên hội trường là không đặt vấn đề chủ quyền quốc gia trong cuộc hội thảo nặng về kỹ thuật đồ bản này. Sau đó thì phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc đã không phản đối hay nêu thêm gì khác. Cũng cần ghi thêm ở đây là sau kỳ hội thảo tại Teheran Ba Tư, phái đoàn tham dự các cuộc hội thảo kế tiếp đều được Bộ Tư Lệnh Hải Quân đề cử sĩ quan xung vào phái đoàn. Việc nêu chủ quyền trên các hải đảo Hoàng và Trường Sa của Trung Hoa Dân Quốc (Ðài Loan) trong một cuộc hội thảo kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc đã là một chỉ dấu của một khúc quanh về tranh chấp về chủ quyền các hải đảo, các sự đối đầu sẽ không chỉ còn nằm trong phạm vi tuyên cáo và phản đối lấy lệ về ngoại giao nữa như các quốc gia trong vùng đã từng làm trước đây. Lý do quan trọng nhứt là việc thăm dò các mỏ dầu hỏa từ năm 1969 đến năm 1971 của Việt Nam cộng hòa ngoài khơi Vũng Tàu và Côn Sơn đã làm cho các lân bang chú ý kể cả Trung Công và Cộng sản miền Bắc. Chúng ta còn nhớ là trong khoảng thời gian này, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã ra tận một trong các dàn khoan để châm lửa đốt hơi dầu khánh thành sự thành công về công cuộc tìm kiếm với một trữ lượng dầu đáng kể do một công ty khảo sát địa chất Huê Kỳ tại Houston đảm trách trong một vùng khoảng 4 ngàn hải lý vuông.

Kể từ tháng chạp năm 1971 thì Việt Nam Cộng Hòa đã đặt ra vấn đề chia khu vực đặc nhượng đã hoàn tất, nhưng mãi đến tháng 7 năm 1973 việc nhượng quyền khai thác mới được công bố. Việc chậm trễ này là do nhu cầu chính trị của thời điểm này mà chính phủ Huê Kỳ đã khẩn khoản yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa trì hoãn vì vào lúc đó phong trào phản chiến đang lên cao và họ đã chúi mũi dùi vào các hoạt động của các tổ hợp liên quốc dầu hỏa tại Việt Nam và Cam Bốt. Một phần quan trọng nữa là quốc hội Huê Kỳ đã lưu ý đến thềm lục địa vùng Ðông Nam Á vì vấn đề này có liên hệ tới chính quyền của Huê Kỳ tại vùng này. Do đó vào các năm 1970-71 việc thăm dò mỏ dầu ít được quảng bá để làm dịu bớt phong trào phản chiến tại nội địa Huê Kỳ cũng như không làm phương hại tới hòa đàm Ba Lê. Cộng sản Bắc Việt cũng biết được các dự định của Việt Nam Cộng Hòa về việc đặc nhượng nhưng mãi tới tháng 6 năm 1971 mới lên tiếng phản đối. Ðương nhiên là Trung Cộng cũng đã theo dõi các tiến triển về thăm dò trong lòng biển và chú tâm nhiều về các trữ lượng dầu hỏa đáng khích lệ trong vùng Biển Ðông.

Song song với việc thăm dò dầu hỏa là công cuộc thực hiện đặt quân trú phòng trên các đảo còn bỏ trống thuộc quần đảo Trường Sa do chính Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chủ trương và nắm phần chủ độngvề mọi công tác. Công cuộc thực hiện này là kết quả của một cuộc thao dượt hạm đội vào đầu mùa hè năm 1973 do Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội lúc bấy giờ là HQ Ðại Tá Nguyễn Xuân Sơn đề xướng với sự chấp thuận của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Tôi với chức vụ là Chỉ huy trưởng Hải đội 3 (Hải đội tuần dương) đã được Tư Lệnh Hạm Ðội trao phó trách nhiệm tổ chức lực lượng và đặt kế hoạch thao dượt cũng như chương trình thám sát các hải đảo. Sau khi hòa đàm Ba Lê được ký kết, thì Hạm đội bấy giờ mới có được một số chiến hạm tạm rảnh tay với công tác tuần dương, cho nên thành phần của hải đội đặc nhiệm đã gồm các chiến hạm khiển dụng hoặc tạm hoãn biệt phái cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, trong công tác tuần phòng cận và viễn duyên. Vào những năm chiến tranh sôi động thì các chiến hạm lớn hay nhỏ không thuộc loại chuyên chở đều phải thay phiên nhau tham dự công tác tuần dương hay tuần duyên hoặc đảm trách một vài nhiệm vụ yểm trợ hải pháo tùy theo nhu cầu trong vùng công tác. Bởi vậy sự hoạt động của các chiến hạm theo từng phân đoàn hay hải đoàn ít khi được tực hiện và có thể nói là gần như không có, và nếu có thì thời gian hoạt động rất hạn hẹp. Cũng cần lạm bàn thêm tại đây là cuộc chiến tranh tiễu trừ cộng sản trong nội địa đã phải cần sự tham dự của các đơn vị Hải Quân rất nhiều vì hệ thống sông ngòi và kinh rạch từ Cửa Việt vào Miền Nam qua mũi Cà Mâu cho đến Kinh Vĩnh Tế chạy dọc theo biên giới Miên Việt từ Hà Tiên cho tới Châu Ðốc.

Thành phần của Hải Ðội dặc nhiệm thao dượt gồm có: 1 Khu trục hạm, 3 Tuần dương hạm, 1 Trợ chiến hạm, 2 Cơ xưỡng hạm. Cơ xưởng hạm HQ 802 (Hạm trưởng HQ Trung Tá Vũ Quốc Công) là soái hạm của cuộc thao dượt. HQ 801 có chở theo sinh viên Sĩ quan của Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang và một vị Hạm trưởng được tăng phái trên chiến hạm này để huấn luyện về tiếp tế ngoài khơi, vì vậy cuộc thao dượt còn là một môi trường huấn lyện trên đại dương cho các sĩ quan Hải Quân tương lai.

Hải đội đặc nhiệm thao dượt rời quân cảng Sàigòn trực chỉ đảo Trường Sa và tới đảo vào một buổi sáng. Thời tiết vào đầu mùa hè đã bắt đầu nóng nên cuộc đổ bộ lên đảo được thực hiện thật sớm vì đảo không có cây tương đối lớn khả dĩ có thể cho bóng mát để trú nắng. Công tác trên đảo gồm có dựng cờ quốc gia và xây cất một tấm bia vì tấm bi cũ đã không còn thấy, có thể là đã bị các ngư phủ của các quốc gia lân bang khi dừng chân trên đảo đã phá vỡ.

Sau khi đổ bộ lên đảo Trường Sa, hải đội thao dượt trực chỉ đảo Thái Bình, Nam Yết (phía nam đảo Thái Bình) và đảo Sơn Ca (đông Thái Bình). Ði qua đảo Nam Yết và Sơn Ca Hải đội thao dượt chỉ quan sát đảo chứ không đổ bộ và sau đó tất cả các chiến hạm đã bỏ neo phía nam đảo Thái Bình. quân trú phòng của Ðài Loan trên đảo đã phải đặt trong nhiệm sở tác chiến, nhưng sau đó họ nhận thấy quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa nên có thể họ đã an tâm. Hải đội đã liên lạc bằng quang hiệu để xin thăm viếng xã giao trên đảo và được sự đồng ý. Phía đoàn do Tư Lệnh Hạm Ðội hướng dẫn đã lên đảo vào khoảng gần trưa và đã được Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Chỉ huy trưởng quân trú phòng tiếp đón trong phòng khách của Bộ Chỉ Huy và không có cuộc đi thăm viếng trên hải đảo có thể vì lý do bảo mật của họ.

Sau khi Thái Bình, Nam Yết và Sơn Ca, Hải đội trực chỉ phía bắc hướng về hai đảo Song Tử Ðông và Song Tử Tây và ghé qua quan sát đảo Loại Ta. Ðảo Loại Ta lúc đó đã do quân đội Phi Luật Tân trú đóng, và một chòi canh đơn sơ có thể được quan sát dễ dàng từ bên ngoài. Hai đảo Song Tử Ðông và Tây tuy nhỏ nhưng rất gần nhau và có một số cây lớn có thể cho bóng mát.

Cuộc thao dượt kéo dài khoảng 1 tuần lễ, trong suốt các hải trình từ đảo này tới đảo khác, các chiến hạm tham dự đã thực tập mọi phương tiện truyền tin từ hiệu kỳ cho đến vô tuyến âm thoại, thực tập các chiến thế phòng không cho đến chống tiềm thủy đĩnh, hộ tống và tiếp tế ngoài khơi.

Sau cuộc thao dượt, vị Tư Lệnh Hạm Ðội và tôi liên lạc chặt chẽ với Chánh Võ phòng Phủ Thủ Tướng để xin cho hai chúng tôi được trình bầy về quần đảo Trường Sa. Sau khoảng một tuần lễ thì lời thỉnh cầu của chúng tôi được chấp thuận. Hai chúng tôi và một vị Hạ Sĩ quan (Thượng Sĩ VC Nguyễn Mạnh Hưởng) thuộc phòng hành quân Hải đội 3 đã đến Phủ Thủ Tướng với đầy đủ sơ đồ và kính chiếu để thuyết trình trong một buổi hội của Hội đồng nội các do chính Thủ Tướng chính phủ Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm chủ tọa và đông đảo các vị bộ trưởng. Phần thuyết trình là phần mở đầu của buổi hội vào khoảng 9 giờ sáng. Tư Lệnh Hạm Ðội, sau phần trình bầy chi tiết địa lý của các hải đảo cũng như sự chiếm đóng đã lâu ngày của Trung Hoa Dân Quốc và Phi Luật Tân, đã mạnh mẽ đề nghị Việt Nam Cộng Hòa phải có sự hiện diện quân sự trên đảo thuộc quần đảo Trường Sa như: Nam Yết, Trường Sa (Spratly) Song Tử Ðông và Song Tử Tây v.v... Ðề nghị của Hải Quân đã được toàn thể nội các tán đồng ngay mà không có thắc mắc nào được đưa ra thêm để bàn cãi. Sau phần trình bầy phái đoàn Hải Quân rút ra khỏi phòng hội để hội đồng nội các thảo luận tiếp sang các mục khác của buổi hội.

Sau đó, lệnh từ Bộ Quốc Phòng đã đến Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Cục Công Binh và Tiểu Khu Bình Tuy để thi hành việc đồn trú quân trên các đảo vùng Trường Sa. Ðảo được thực hiện trước nhất là đảo Nam Yết. Tôi được chỉ định là Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của cuộc hành quân Trần Hưng Ðạo 22 (chỉ số không chắc chắn). Vào cuối tháng 5, khi gió mùa đông nam đã nhẹ nhẹ thổi, Dương Vận Hạm HQ 504 (Hạm trưởng HQ Trung Tá Vũ Hữu San) khởi hành từ cầu Tự Do, với khoảng một trung đội công binh, xuồng cao su và vật liệu xây cất doanh trại cho một trung đội bộ binh. Sau gần 36 giờ hải hành, việc đổ bộ công binh và vật liệu xây cất cũn như nước ngọt lên đảo rất mỹ mãn và công tác xây cất được khởi sự ngay. Sau vài ngày thì có thêm Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4 (Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Nguyễn Quang Ðộ) tới tăng cường. Trong thời gian xây cất, Thuỷ Quân Lục Chiến của Trung Hoa Dân Quốc ở đảo Thái Bình có gởi một xuồng 3 người xuống gần tới các chiến hạm và khi nhận dạng được thì họ quay đầu về sau đó không có hành động gì khác.

Công cuộc xây cất doanh trại được hoàn tất trong vòng hơn 2 tuần lễ và một lễ thượng kỳ đã được tổ chức long trọng trên đảo với nhân viên hải quân, công binh và địa phương quân trú phòng. Một bảng khắc chữ bằng kim loại không rỉ sét (inox) ghi tên cuộc hành quân Trần Hưng Ðạo ... và cấp bậc, danh tánh của tôi là Chỉ Huy Trưởng cuộc hành quân cùng ngày tháng đã được gắn trên nền của kỳ đài. tin từ một cựu chiến hữu Hải quân còn ở lại quê hương cho biết là hình ảnh của bản khắc nói trên đã được Việt cộng xử dụng ít nhất là một lần trong một cuộc triển lãm tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân VNCH cũ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng và Trường Sa.

Theo nhiều phân tích gia thì trong thế kỷ 21, vùng Châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành một khu vực kinh tế rất quan trọng của thế giới, cho nên Trung Cộng không những chỉ muốn đạt tới và duy trì vai trò một siêu cường kinh tế mà còn muốn tái diễn một sức mạnh đế quốc của họ trong lịch sử đối với các nước lân bang như là thuộc quốc phải thần phục và triều cống. Trong quá khứ về trước người Trung Hoa không có khả năng để quan tâm tới biển cả nên chỉ phần lớn xâm lăng bằng đường bộ và lực lượng Hải quân của họ chỉ đủ để bảo vệ vùng ven biển và chống hải tặc hoành hành các vùng cận duyên và các cửa sông. Nhưng vai trò mới của Trung Cộng trong vùng Ðông Nam Á về kinh tế cũng như ảnh hưởng về chính trị, cộng thêm với khả năng tối tân của lực lượng hải quân nên Trung Cộng đã đặt nặng vấn đề bành trướng chủ quyền trên mặt biển như một trọng tâm trong tiến trình trở thành một siêu cường trong thế kỷ tới. Cho nên việc hoàn tất cưỡng chiếm toàn quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 bằng một lực lượng hùng hậu về hải lục không quân cũng như quân thủy bộ, và vào các năm sau 1975, các hành động lấn chiếm bằng cách đánh bật lực lượng hải quân Việt cộng để dành giựt cùng cắm dùi các hải đảo cũng như các bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa, đã chứng tỏ là các đường lối của họ đã theo đúng các chỉ đạo chiến lược bá chủ vùng Ðông Nam Á.

Báo Tuổi Trẻ phát hành ngày 18 tháng tư 98 tại Sàigòn có đăng tải cuộc phỏng vấn của Ðài phát thanh quốc tế Pháp (RFI), Bà Mônich Sơmiliê Giăngdrô (nguyên văn), giáo sư Luật Ðại Học Ðường Paris đã khẳng định là việc Trung Cộng chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, vì những tài liệu lịch sử cho thấy quần đảo thuộc về Việt Nam. Bà cũng đề cập đến các dẫn chứng lịch sử từ thế kỷ 17 và thời vua Minh Mạng. Về phía Trung Cộng, tuy họ nói có những tài liệu xưa hơn cả tài liệu của Việt Nam, nhưng lại chưa đưa ra được văn bản nào đáng tin cậy để chứng minh. Ðài RFI cũng nêu tờ Minh Báo của Hồng Kông (ngày 4-4) tiết lộ Trung Cộng có kế hoạch biến một đảo thuộc Hoàng Sa thành một trung tâm du lịch như Hawaii với khách sạn và nhà hàng và một giới hữu trách ở đảo Hải Nam xác nhận là trong vài năm tới sẽ bắt đầu tổ chức du lịch trên quần đảo Hoàng Sa. Ðài RFI nhận xét kế hoạch này cho thấy Bắc Kinh vẫn không từ bỏ tham vọng lấn chiếm lãnh thổ dần từng bước không những tại biên giới trên bộ mà còn ở vùng biển. Bộ Ngoại giao cộng sản VN đã kịch liệt lên án kế hoạch này và khẳng định là mọi hành động trái phép của ngoại quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN. Cũng nên ghi thêm l38 đây là Trung Cộng và Việt cộng đã có tới 10 vòng hội đàm nhưng vẫn chưa giải quyết xong vấn đề Hoàng Trường Sa và cả biên giới trên bộ. Báo Tuổi Trẻ cũng tố cáo là bằng việc xây cất cơ sở hành chánh và với kế hoạch xây khu du lịch để đón du khách, Bắc Kinh đã sáng tạo ra ảo tưởng là quần đảo này vĩnh viễn thuộc về Trung Cộng. Không những thế, ngày 21 tháng 5 vừa qua Trung Cộng lại thêm một lần nữa xác nhận chủ quyền trên các đảo Trường Sa. Phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Trung Cộng nói: Trung Cộng có chủ quyền không thể chối cãi ở Trường Sa và các vùng biển lân cận và còn nói thêm là các tầu Trung Cộng có những hoạt động khảo cứu khoa học bình thường ở vùng nói trên hồi gần đây là vấn đề hoàn toàn nằm trong lãnh hải của họ. Trong khi đó thì Bộ Ngoại Giao của Việt cộng nói chiếc tầu nghiên cứu khoa học của Trung Cộng đã hoạt động sâu trong thềm lục địa Việt Nam từ tháng 4 năm nay.

Mặc dầu Việt Nam và Trung Cộng đã có hơn 10 cuộc thương thảo về chủ quyền các hải đảo và lẫn cả biên giới trên bộ, nhưng đến nay vẫn chưa có một kết quả cụ thể nào và đượng nhiên chúng ta sẽ còn thấy nhiều phen gay go xẩy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng trong tương lai nhất là Việt Nam và Thái Lan đã chia phần biển để tìm kiếm dầu trong vịnh Thái Lan sau khi đã đạt tới một sự thỏa thuận về lằn ranh khai thác trên mặt biển.

Hà Văn Ngạc
Jun. 15/98
ooOoo
    Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại nói về Hải chiến Hoàng Sa


Nhân lễ Tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa sẽ được cử hành nhiều nơi như Dallas, Texas; San Diego, CA; Nam Cali, Bắc Cali, Paris, Pháp; Melbourne, Úc … để vinh danh những chiến sĩ Hải Quân và các quân cán chính khác (Địa phương Quân …) đã anh dũng hy sinh bảo vệ từng tấc đất quê hương, Tuyết Mai xin gởi đến quý vị bài phỏng vấn Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PĐĐ HVK Thoại), người trực tiếp ra lệnh khai hỏa, tấn công Tàu chiến Hải Quân Trung Cộng ở Quầnđảo Hoàng Sa. Đây là một trận chiến vô cùng hùng anh, oanh liệt thể hiện tinh thần anh dũng của chiến sĩ áo trắng nói riêng, của dân tộc VN nói chung, sẳn sàng hy sinh để chống ngoại xâm trong lịch sử VN cận đại.

Lúc đó, năm 1974, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng duyên hải của Quân khu I, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Cựu Phó Đề Đốc HVK Thoại đã nhận báo cáo tình hình có thuyền bè Trung Cộng xuất hiện ở vùng đảo này từ đầu và đã trực tiếp trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Chính Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là người trực tiếp nhận thủ bút từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh đối phó với tình trạng xâm nhập bất hợp pháp của Trung Cộng và cũng chính Cựu Phó Đế Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh cho Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc, Sĩ quan Chỉ huy chiến thuật khai hỏa trong trận Hải chiến Hoàng Sa.

Kính mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Tuyết Mai và Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại vể diễn tiến trận Hải chiến Hoàng Sa, bắt đầu khoảng 10 giờ sáng ngày 19 Tháng Giêng, 1974 và kéo dài hơn ba mươi phút.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc (khi nói chuyện TM gọi Phó Đề Đốc là Đô Đốc cho ngắn gọn) giới thiệu sơ qua về Quần đảo Hoàng Sa. Trước 1974 Trung Cộng có hành động nào gây chiến ở vùng đảo này không?

PĐĐ HVK THOẠI: Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có đài khí tượng quốc tế với bốn nhân viên làm việc. Hai mươi bốn Địa Phương Quân thuộc tỉnh Quảng Nam trú đóng trên bốn đảo, họ di chuyển bằng xuồng cao su. Theo tôi biết thì trước năm 1974 không có sự đụng chạm nào đáng kể với Trung Cộng. Đến đầu năm 1974 Trung Cộng thấy Mỹ rút quân ra khỏi Miền Nam thì họ có kế hoạch xâm chiếm rõ ràng, như cấm cờ hay ồ ạt đổ bộ một số người lên đảo. Khi chúng ta bắt đầu dùng biện pháp đối phó thì họ đưa hạm đội rất mạnh mẽ ra đây.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc khi Đô Đốc được tin có tàu lạ trong vùng lãnh hải của chúng ta, Đô Đốc có trình lên Tổng Thống Thiệu, lúc đó Tổng Thống Thiệu đang ở đâu ?

PĐĐ HVK THOẠI: Đêm 16 Tháng 1, trong công tác Hải quân thường lệ, tôi được báo cáo có nhiều ngư thuyền lạ và có dấu hiệu của một vài hoạt động trên đảo. Lúc đó tôi đang dùng cơm với Tổng Thống Thiệu và một số tướng lãnh ở Mỹ Khê, Đà Nẳng. Tôi có trình cho Tư Lệnh Quân Khu I , tức là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, cũng có mặt tại bữa cơm đó. Trung Tướng Trưởng bảo tôi tới trình ngay với Tổng Thống Thiệu. Tổng Thống Thiệu ra lệnh tôi sáng ngày mai tức 17 Tháng 1đến Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải để thuyết trình rồi Tổng Thống Thiệu sẽ cho chỉ thị.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc trong cuốn “Can Trường Trong Chiến Bại”. Đô Đốc có kể Tổng Thống Thiệu viết thủ bút trong vòng 15 phút, ra lệnh Hải QuânVN đối phó với tình hình căn thẳng với Trung Cộng ở quần đảo Hoàng Sa. Theo Đô Đốc Tổng Thống Thiệu có cân nhắc kỹ trước khi ra lệnh đối đầu với Trung Cộng, Hải quân TC rất hùng mạnh.

PĐĐ HKV THOẠI: Tổng Thống đã nghe tôi tường trình tình hình đêm trước, tôi tin chắc là Tổng Thống đã suy nghĩ kỹ. Sáng hôm sau, trong vòng 45 phút, trước khi quyết định, Tổng Thống có hỏi rất nhiều câu hỏi, và có bàn với các vị tướng lãnh hiện diện trước khi lấy giấy mực ra viết thủ bút cho tôi thi hành. Hơn nữa tôi cũng xin nhắc lại là quyết định của Tổng Thống không phải cho nổ súng để tấn công, tiêu diệt hạm đội của Trung Cộng. Chỉ thị của Tổng Thống là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm lạ ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng. Tổng Thống chỉ thị là làm thế nào để chứng minh cái chủ quyền quốc gia của chúng ta trên các hải đảo bằng mọi biện pháp ôn hòa. Nếu họ không tuân lệnh thì bắt buộc mình phải dùng võ lực để mời họ ra. Trước khi cho nổ súng chúng tôi cũng đã cho chiến hạm của chúng tôi đuổi họ ra, nhưng sự khiêu khích của họ càng ngày càng nhiều hơn, cho nên Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc có bàn với tôi là phải đi tới quyết định “ khai hỏa”.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc như vậy thì trận chiến Hoàng Sa lúc đầu dự tính chỉ đuổi những ngư thuyền và chiến hạm ra khỏi lãnh hải, chứ không dự tính trước sẽ có một cuộc hành quân, một trận hải chiến dữ dội giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng?.

PĐĐ HVK THOẠI: Không, không. Tôi nhấn mạnh là không có một cuộc hành quân gì cả. Hôm 18/1 tôi có ra lệnh bằng giấy trắng mực đen cho Đại Tá Hà Văn Ngạc có thể thi hành nhiệm vụ có giấy tờ, nhưng đó không phải là cuộc hành quân mà chỉ là việc làm rất là thường xuyên.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc nói rõ những sự kiện trước khi quyết định khai hỏa, lúc đó Đô Đốc ở đâu?

PĐĐ HVK THOẠI: Lúc đó tôi đang ở Đà Nẳng.Trước khi khai hỏa , Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc cũng đã trình cho tôi rất chi tiết mọi hành động, mọi sự di chuyển của chiến hạm Trung Cộng cũng như của các ngư thuyền cùng mọi chuyện xảy ra trên đảo. Tôi đã ra lệnh mỗi chiến hạm cho một toán đổ bộ lên đảo để thám sát, cho nên chúng tôi nắm rất vững tình hình. Trước khi khai hỏa thì Đại Tá Ngạc có nói với tôi rằng, sự khiêu khích đã đến cái độ thế nào rồi cũng phải nổ súng. Nếu để Trung Cộng nổ súng trước thì bên HQVN sẽ bị thiệt hại nặng nề vì chiến hạm của họ rất tối tân, trong lúc chiến hạm của HQVN to và chậm, lúc đó sẽ không xoay xở kịp. Đại Tá Ngạc có bàn với tôi và tôi đồng ý là khi tình hình không thể nào làm khác được thì chúng ta phải nổ súng trước, và chúng ta nổ súng đồng loạt thì địch phải phân tán hải pháo của họ ra.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc lực lượng hai bên lúc đó như thế nào?

PĐĐ HVK THOẠI: Không kể những ngư thuyền có trang bị vũ khí, lúc đầu họ có hai chiến hạm lớn, sau có tăng viện thêm hai chiếc là bốn, cho thấy rõ ràng là họ còn một lực lượng trừ bị, sẳn sàng tăng cường trong vài giờ . Về phía Việt Nam thì có hai chiến hạm và mất cả ngày mới có thêm hai chiến hạm nữa là bốn chiến hạm. Khi giao chiến thì mỗi bên có bốn chiến hạm.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc diễn tiến trận chiến như thế nào?

PĐĐ HVK THOẠI: Buổi chiều 18 Tháng 1, khi bên HQVN đã ra dấu hiệu bật đèn cũng như ra nhiều dấu hiệu để mời họ ra, Tàu Trung Cộng đã không ra khỏi lãnh hải mà có hành động gây hấn như dọa nạt, chỉa súng vô chiến hạm HQVN và chạy rất gần. Lúc đầu HQ VN làm theo chỉ thị của Tổng Thống, nghĩa là ôn hòa mời họ đi ra, nhưng họ nhất dịnh không chịu ra. Cho đến sáng ngày 19 Tháng 1, 1974 tình hình rất căn thẳng, không thể kéo dài hơn được nữa thì trên soái hạm HQVN Đại Tá Ngạc ra lệnh khai hỏa và chiến hạm Trung Cộng phản pháo, bắn trả lại. Sau đó chiến hạm Trung Cộng thấy Nhật Tảo nhỏ nhất và chạy chậm nhất vì hư một máy nên Trung Cộng đã dồn hải pháo vào chiếc Nhật Tảo, chiếc này chìm trong thời gian rất ngắn. Hạm trường là Thiếu Tá Ngụy Văn Thà đã hy sinh theo chiến hạm.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc là người ra lệnh cho Đại Tá Ngạc khai hỏa?

PĐĐ HVK THOẠI: Đại tá Ngạc có đề nghị rằng “Tới lúc nào đó thì phải nổ súng, vì họ không chịu ra, mình phải dùng võ lực theo chỉ thị của Tổng Thống Thiệu, tức là vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội”. Tôi có nói với Đại Tá Ngạc: "Khi nào ông sẳn sàng thì khai hỏa”. Lúc các chiến hạm ở trong vị thế không thuận lợi thì Đại Tá Ngạc cho khai hỏa. Khi nổ súng thì tôi có nghe trong máy truyền tin, lúc đó khoảng 10 giờ sáng ngày 19 Tháng 1, 1974.

TUYẾT MAI: Thưa theo Đô Đốc, chúng ta không có chuẩn bị, không có kế hoạch trước, lúc đó HQVN có kêu cứu với các Cố Vấn Mỹ?

PĐĐ HKV THOẠI: Trong cương vị của cấp chỉ huy tôi đã biết và tôi phải biết là HK sẽ không tham dự cuộc chiến dù nguy kịch đến đâu. Đó là điều tôi đã biết trước, tuy nhiên tôi cũng có điện thoại về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, để hỏi vị trí của Đệ Thất Hạm Đội của HK thì được biết là lúc nào họ cũng hoạt động vùng biển Đông. Bộ Tư Lệnh cho biết Đệ Thất Hạm Đội có mặt tại đó. Tôi không hy vọng họ tham gia, nhưng tôi cần họ cứu vớt người trên biển. Khi sự việc xảy ra rồi, không có chiến hạm nào của Mỹ đến cứu vớt.

TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc sự thiệt hại của hai bên, cũng như HQVN hy sinh như thế nào?

PĐĐ HVK THOẠI: Sau nửa tiếng đồng hồ giao tranh thì hai bên đều rút lui vì hai bên đều thiệt hại nặng cả. Bên HQVN chiếc Nhật Tảo bị chìm, tử thương 58 người (đa số thuộc chiến hạm Nhật Tảo và số còn lại thì gồm có hai người nhái trên đảo). Mỗi chiến hạm có một số bị tử thương. Phía Trung Cộng cũng bị thiệt hại nặng nề, một chiếc bị chìm, về nhân mạng có một số sĩ quan cao cấp bị tử thương , thành ra không thể nói bên nào chiến thắng hay chiến bại . Tuy nhiên tôi được tin từ Cố Vấn HK cho biết một lực lượng hùng hậu gồm 17 chiến hạm khác từ Hải Nam đang hướng về hướng Hoàng Sa, trong đó có 13 chiến hạm với bốn chiếc tiềm thủy đỉnh loại tàu ngầm .

Với một lực lượng như vậy , tôi biết mình không thể nào đối đầu được. Bên HQVN có tăng cường thêm hai chiếc nữa tức là sáu chiếc, nhưng khi hai chiếc sau đang trên đường tới thì Cố Vấn Hoa Kỳ cho biết nếu mà thêm hai chiến hạm VN tham chiến thì sẽ có phi cơ phản lực của Trung Cộng từ đảo Hải Nam đến dội bom. Tôi nghĩ, nếu bên Trung Cộng dùng phi cơ phản lực để dội bom, mà phi cơ VN không ra tham chiến được thì các chiến hạm VN sẽ bị lâm nguy, nên tôi cho các hạm đội trở về.

TUYẾT MAI: Mỗi quân binh chủng có những trận chiến lẫy lừng làm cho người lính rất hãnh diện về tinh thần chiến đấu anh dũng của quân binh chủng mình, có lẽ trận Hải chiến Hoàng Sa là niềm hãnh diện của những “Chiến sĩ áo trắng”. Quân chủng Hải Quân đã chọn ngày 19 /1 làm ngày tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ HQ đã hy sinh. Đây cũng là ngày để ung đúc, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Quân chủng HQ.

PĐĐ HVK THOẠI: Vâng, tôi thấy đó là chuyện phải làm để vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc. Tổ chức những lễ vinh danh hay lập tượng đài để tưởng nhớ là điều phải làm . Từ năm 1975 luôn có tổ chức ngày giỗ ở Saigon. Sau 1975 rải rác nhiều nơi trên toàn thế giới, nơi nào có Hải Quân đều có tổ chức ngày giỗ để tưởng nhớ đến những tử sĩ. Chúng tôi cũng tìm gia đình của những chiến hữu đã hy sinh trong trận Hoàng Sa để giúp đỡ, và ở San Diego cũng cố gắng xây đài tử sĩ Hoàng Sa.

TUYẾT MAI: Để kết thúc cuộc nói chuyện này, kính xin Đô Đốc nói vài lời cuối cùng.

PĐĐ HVK THOẠI: Ngày nào tôi còn sống, tôi vẫn nhớ tới những chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa. Có một điều chắc chắn là đối với thế hệ mai sau, sự hy sinh đó không phải là sự hy sinh oan uổng. Chúng ta sẽ tìm mọi cách để đòi lại những hải đảo đó. Đây là một nỗi đau buồn cho một số gia đình HQ nhưng cũng là niềm hãnh diện chung cho dân Việt Nam. Đây là một hành động rất anh hùng của các chiến sĩ Hải Quân, tôi mong nhân dân Việt Nam, những thế hệ mai sau sẽ nhớ mãi.

Tuyết Mai


















Danh Sách Anh-Hùng Tử-Sĩ Hoàng-Sa
http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsach.htm


No comments:

Post a Comment