- “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VÀ “TỰ DIỄN BIẾN” – MỘT QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ LẠC HẬU, PHẢN KHOA HỌC, ĐẨY LÙI SỰ PHÁT TRIỂN
Có nhiều người cho rằng, thuật ngữ “diễn biến hòa bình” được sử dụng tại Trung Quốc và sau đó mới du nhập vào Việt Nam. Nhưng chắc chắn là nó chỉ được “phát minh” sau khi Liên Xô và hàng loạt các quốc gia XHCN ở Đông Âu thoát khỏi chế độ cầm quyền của chủ nghĩa CS.
Ở Việt Nam hiện nay, trong một số văn kiện của ĐCS và trên các loại hình thông tin của họ, hàng ngày người ta rất hay nói tới vấn đề “diễn biến hòa bình”. Các “nhà ĐCS” coi vấn đề nói trên là một nguy cơ sụp đổ của chế độ CS tại Việt Nam, mà mầm mống nuôi dưỡng làm cho nguy cơ này thành hiện thực đó là: Nhà nước pháp quyền biến tướng, tham nhũng lộng hành, nhân dân không còn lòng tin vào chế độ CS nữa.
Thông thường một thuật ngữ dùng để đặt tên hoặc áp dụng cho một vấn đề nào đó, người ta thường chọn những ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, sao cho nó hàm chứa được bản chất vấn đề, nội dung, cũng như ý nghĩa của vấn đề ấy. Nhưng các cụm từ “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến” khi đọc lên người ta có cảm giác rất mơ hồ, khó hiểu! Vậy diễn biến hòa bình là gì, tại sao ĐCSVN lại sợ hãi và lo lắng về điều này một cách quá mức như vậy?
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là “diễn biến”?
Diễn biến là quá trình thay đổi về bản chất hoặc hiện tượng, trong một hiện tượng hay một sự việc cụ thể nào đó. Trình tự của diễn biến đôi khi do người ta sắp đặt, lập trình trước, nhưng cũng có nhiều trường hợp mà người ta không thể xác định được sự tuần tự trong tiến trình của nó. Trong đời sống tự nhiên, đời sống xã hội, trong nghiên cứu khoa học, và đời sống văn hóa vv.., luôn có sự diễn biến theo một quy luật xác định hoặc bất xác định nào đó.
Trong xã hội, diễn biến là một sự “vận động sống” cho phát triển. Người ta thường tìm cách làm chủ những diễn biến, lái chúng theo hướng có ích, nhưng đôi khi chúng lại vượt quá khả năng kiểm soát của con người. Bởi trong diễn biến, vì sự tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể, cho nên những tình huống mới, những sản phẩm (tinh thần, vật chất) trung gian mới, luôn xuất hiện. Chính điều này đã làm cho sự diễn biến thêm đa dạng, phong phú, hàm chứa nhiều sự bất ngờ thú vị…
Một vế thứ hai của cụm từ “diễn biến hòa bình”, đó là “hòa bình”
Thế nào là hòa bình? Câu này thật dễ, quá dễ! Nhiều người sẽ nói ngay lập tức như vậy. Nhưng thực ra hai từ “hòa bình” cũng chỉ mang tính chất tương đối. Người ta thường chỉ nghĩ rằng hòa bình là không có chiến tranh, không có cảnh đầu rơi máu chảy. Điều đó đúng nhưng chưa đủ! Trong một phạm vi nào đó thì sự hòa bình đồng nghĩa với sự bình yên, hòa thuận, đồng lòng trong đời sống cá nhân và xã hội. Nếu ai đã từng đọc tác phẩm văn học đồ sộ với khoảng trên 500 nhân vật, có tên gọi “Chiến Tranh Và Hòa Bình” của L. Tolstoy – Đại văn hào người Nga, thì sẽ nghiệm thấy điều này.
Hòa bình, dù ở bất kỳ góc độ nào đi chăng nữa, cũng là điều mà ai cũng muốn có, vùng trời nào cũng muốn có, quốc gia nào cũng muốn có. Vậy tại sao lại có những người sợ hòa bình? Cụ thể hơn là sợ những “diễn biến trong hòa bình”?
Chúng ta đã biết rằng, chủ nghĩa CS chủ trương dùng bạo lực giết chóc để làm động lực cho cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Chuyện CNCS có những lúc đã áp đảo, khuynh loát nhiều nơi trên thế giới là chuyện bình thường trên con đường diễn tiến (và diễn biến), vận động của xã hội loài người. Và chuyện CNCS sụp đổ cũng là một quy luật đào thải bình thường, khi một cái gì đó không còn ý nghĩa thực tế và nó chẳng thể mang lại điều gì tốt đẹp thì người ta phải loại bỏ nó. Giống như trường hợp người ta mua chiếc xe đạp, sau một thời gian dùng nó người dùng thấy nó vừa cọc cạch, vừa chậm chạp, tốn sức, thì người ta phải vứt chiếc xe đạp đó ra thùng rác để mua một chiếc xe hơi (nếu có điều kiện và thời cơ), vừa sạch sẽ, chạy nhanh, lại an toàn văn minh lịch sự.
Chủ nghĩa CS dám cả gan nhuộm đỏ thế giới bằng máu và nước mắt, Miền Bắc Việt Nam (1954-1975) dám “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” (Hồ Chí Minh), dám “giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ…” (Tố Hữu), để chỉ với mục đích cuối cùng là thiết lập chế độ CS trên toàn cõi Việt Nam, dù hàng hơn 3 triệu con người đã phải bỏ mạng. Nhìn lại lịch sử, liệu chế độ CS có đủ đạo đức xứng đáng lãnh đạo đất nước khi họ đã giành lấy chính quyền từ tay đồng bào Miền Nam của mình bằng vũ lực?
Vậy nếu ngay bây giờ, những con người Việt Nam làm Cách Mạng Dân Chủ cũng cả gan như chủ nghĩa CS, nhưng lại giành lấy đất nước Việt Nam từ tay của chế độ CS bằng những diễn biến trong hòa bình không đổ máu, thì họ có đáng được hoan nghênh hay không? Liệu có phải chỉ người CS mới có quyền đấu tranh, có quyền làm cách mạng, còn những người có tư tưởng phi CS thì không có quyền ấy, mặc dù họ chỉ làm cách mạng trong hòa bình?
Nếu được phép coi nhân dân Việt Nam như là cô gái đẹp, một người này muốn giành lấy bằng cách khống chế, dùng bạo lực, một người khác thì chọn con đường thuyết phục, tặng quà, thể hiện và hứa hẹn cam kết những điều tốt đẹp. Vậy trong hai người nói trên, ai là người có chính nghĩa, ai là kẻ đáng bị lên án? Và nếu trong trường hợp cô gái nọ bị rơi vào tay kẻ xấu thì tình yêu của cô ta có thực sự dành cho kẻ đã chinh phục cô bằng bạo lực hay không?
Chế độ CS ở Việt Nam hiện nay có tâm lý giống như tâm lý của một tên kẻ cướp, sau khi cướp được món đồ quý, nay bị người ta phát hiện đòi lại, thì la toáng lên là “tôi bị oan”, “tôi sắp bị cướp” hòng đánh lạc hướng của người quan tâm. Nhưng thay vì dùng bạo lực để cướp lại món đồ, người ta đang cầu cứu mọi người ủng hộ và thuyết phục bản thân tên kẻ cướp hãy trả lại tài sản ăn cướp trước khi quá muộn. Và người ta đang dẫn chứng ra đầy đủ bằng chứng rằng tên kẻ cướp này đúng là kẻ cướp, nhưng hắn vẫn khăng khăng cố thủ, cho rằng mình đúng, mình không phải là quân cướp!!!
Không những ĐCSVN lo ngại về “diễn biến hòa bình”, họ còn tưởng tượng ra một bối cảnh “tự diễn biến” trong nội bộ của họ. Vậy thì “tự diễn biến” là cái gì? Giáo sư triết học Nguyễn Đức Bình, một trong những nhà lý luận chính trị nổi cộm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh định nghĩa về “tự diễn biến” như sau:
“Tự diễn biến là nói nhận thức tư tưởng từ mặt đúng, mặt tốt, mặt vững vàng, trung kiên chuyển hóa thành mặt xấu; dù chưa phải nhưng nếu không phòng, có thể dần trở thành chống đối và bị kẻ thù lợi dụng”.
Đành rằng ông Nguyễn Đức Bình định nghĩa vấn đề tự diễn biến này là ám chỉ diễn biến trong phạm vi đảng của ông. Nhưng một người đã có nhiều năm “mài đũng quần” trên ghế nhà trường, và sau đó lại “mài” tiếp trên ghế quyền lực, chẳng lẽ ông vẫn không hiểu rằng diễn biến sẽ theo hai hướng, tốt và xấu. Ấy là chưa kể đến cách nhìn nhận của mỗi người mỗi khác về diễn biến của một sự việc, một vấn đề, đôi khi người này cho là tốt còn người khác lại cho là xấu. Quan điểm của ông Bình “tự diễn biến” nghĩa là “tự xấu”, vậy nếu nó “tự tốt” (điều này hoàn toàn có thể xảy ra) thì ông ta sẽ giải thích như thế nào?
“Vật chất không ngừng biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ hình thức này sang hình thức khác”, mà ý thức và sau đó là hành vi của con người hoàn toàn chịu sự chi phối mang tính quyết định của những vận động biến đổi vật chất. Vậy thì ông Nguyễn Đức Bình không bao giờ có thể giữ được sự bất biến của ý nghĩ, của nhận thức, vì vấn đề tự diễn biến thực ra là một quy luật muôn đời trong quá trình phát triển.
Không chỉ có ông Nguyễn Đức Bình, mà còn một vài những “cây” lý luận của chế độ CSVN như trung tướng - PGS.TS Lê Minh Vụ - Giám đốc Học viện Chính trị quân sự, thiếu tướng - TS Nguyễn Tiến Quốc, TS Nguyễn Văn Thế, và một vài vị phó giáo sư tiến sĩ khác như Nguyễn Vĩnh Thắng, Nguyễn Quang Phát, trong cuốn: “Phòng Chống Những Diễn Biến Hòa Bình Ở Việt Nam- Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn” (xuất bản tháng 08/2009), đã nêu ra “địa chỉ” mà chế độ CSVN cần chống “tự diễn biến” đó là 4 lĩnh vực chủ yếu: Chính trị- Xã hội, kinh tế - Đối ngoại, tư tưởng - Văn hóa, quốc phòng- An ninh.
Một người chỉ cần có trình độ nhận thức trung bình cũng có thể hiểu rằng: Muốn ổn định 4 lĩnh vực nêu trên thì chỉ cần trong sạch hóa, minh bạch hóa, dân chủ hóa, toàn dân hóa những lĩnh vực đó là xong.
Nhưng làm sao chế độ CS tại Việt Nam thực hiện được điều trên, khi về chính trị thì Đảng độc quyền, xã hội thì đạo đức xuống cấp do “thượng”- Là cán bộ ĐCS, bất chính? Về kinh tế thì manh mún lạc hậu, thiếu định hình chuẩn mực vĩ mô, nhà nước thả nổi cho hàng hóa độc hại rẻ tiền buôn lậu từ Trung Quốc tràn ngập thị trường. Mà những tay trùm buôn lậu chẳng phải ai xa lạ, hầu hết đều là vợ (hoặc chồng) con, hoặc tay chân thân cận của cán bộ các cấp thâu tóm!
Về đối ngoại thì chế độ CS của Việt Nam hạ mình quỳ gối trước ĐCS Trung Quốc, nhưng lại coi thường tiếng nói của nhiều nước dân chủ trên thế giới. Về tư tưởng, chế độ CS nhồi sọ cán bộ bằng mớ lý luận quanh co, sáo rỗng của chủ nghĩa CS biến tướng. Chắc hẳn những người như ông Nguyễn Đức Bình cố tình không hiểu rằng, những “triết lý” mà ông thường nói theo sách như một con Vẹt, đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay nữa, nó đã trở thành “chết lý” từ lâu.
Về quốc phòng – An ninh, chế độ CSVN không tăng cường bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền của quốc gia, để mặc cho ngư dân Việt Nam hứng chịu sự cướp bóc, bắn giết của hải quân Trung Quốc. Thực tế hiển hiện rõ ràng là an ninh, quân đội chỉ chăm chú bảo vệ chế độ do ĐCS cầm quyền mà bỏ quên nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Vậy thì ĐCSVN lấy gì để chống “tự diễn biến”, và chống như thế nào?
Chủ Nghĩa Cộng Sản là “ánh sáng soi đường”, là “mặt trời chân lý” vv… Đó là định nghĩa về CNCS được một vài người CS hình tượng hóa theo cách phóng đại, ngoa dụ! Nhưng nếu quả thật là CNCS thực sự tốt đẹp, nhân văn, vì vậy nó có thừa sức mạnh của chính nghĩa, thì nó đâu có sợ gì ai bôi xấu? Không những thế, nó còn có đủ sức cảm hóa các tư tưởng đối lập khác, và có thừa cơ hội làm cuộc “diễn biến hòa bình” ngược, đối với “các thế lực thù địch” và làm cho các thế lực đó “tự diễn biến”, “tự rối loạn”, thậm chí “tự tan rã” là điều chắc chắn!
“Chính nghĩa tự có tính thuyết phục, nhân nghĩa tự có tính cảm hóa”, đó là chân lý! Tại sao ĐCSVN luôn tự cho rằng họ có chính nghĩa, có nhân nghĩa, mà lại nơm nớp lo sợ bị cái xấu (?) làm cuộc cách mạng “diễn biến”, “cải biến” gì gì đó, để rồi bản thân cái gọi là “ánh sáng soi đường” và “mặt trời chân lý” của CS nói trên, trở nên tự xấu, “tự diễn biến” thì thật không thể nào hiểu nổi!
Có thể kết luận khẳng định rằng, vấn đề “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến” là những quan niệm chính trị mơ hồ mà người ta cố tình nặn ra để coi đó là lý do phải cố bảo toàn cho được chế độ CS độc tài của họ. Trên thực tế, những diễn biến, nếu có, chỉ đơn thuần là những quy luật tất yếu. Mà xét cho cùng, có những thay đổi nào đó trong nhận thức của mỗi đảng viên ĐCSVN, thì tất cả chỉ là tự họ (chính xác hơn là tại họ, do họ). Đó đơn giản chỉ là câu chuyện hết “sinh khí” trong nội tình của ĐCSVN mà thôi.
Vấn đề hội nhập với quốc tế là một vấn đề mang tính sống còn cho sự phát triển mọi mặt của một đất nước, nhất là về kinh tế. Điều đó quan trọng đối với cả những nước giàu như Hoa Kỳ, Nhật, Italia, Anh, Pháp, chứ chưa nói gì đến những nước nghèo như Việt Nam, Lào, Campuchia. Người ta muốn gia nhập WTO để tìm kiếm lợi ích kinh tế thương mại, nhưng lại không chấp nhận hòa đồng về văn hóa, chính trị xã hội, về quan điểm quyền sống, quyền tự do của con người. Tại sao lại có chuyện phân biệt rằng: “Ở nước chúng tôi, nền văn hóa khác, mức sống chưa cao, cho nên vấn đề dân chủ cũng phải hiểu khác, thực hiện dân chủ phải có lộ trình”, những ai tuyên bố như vậy có thể công khai cái gọi là “lộ trình” ấy hay không? ĐCSVN đã dựa vào những lý lẽ rất vô lý ấy để “chống diễn biến”, “chống tự diễn biến”, thẳng tay đàn áp những tư tưởng cấp tiến trong nước lên tiếng đấu tranh giành dân chủ. Quan điểm phân biệt trên chẳng khác nào họ tự phân biệt chủng tộc của mình với các chủng tộc khác trên thế giới!
Một quốc gia chấp nhận hội nhập là một quốc gia phải biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa, đường lối phát triển kinh tế, phát triển chính trị xã hội của những nước khác. Họ không thể chỉ hội nhập về phát triển kinh tế, tài chính, còn chính trị xã hội thì ngăn chặn sự ảnh hưởng tương tác, vì tất cả các mặt của cuộc sống là không thể tách rời trong quá trình phát triển. Và cũng bởi tất cả các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội đều có những quan hệ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên nhau. Trong thời đại tiên tiến ngày nay, do trình độ dân trí ngày càng phát triển, sẽ không bao giờ có chuyện một tư tưởng chính trị nào đó có thể du nhập vào một nước theo cách “diễn biến hòa bình”, và nó chẳng thể làm cho ai đó “tự diễn biến” nếu nó không thực sự có sức mạnh thuyết phục!
Thử lấy một ví dụ: Một người kia đang ở trong ngôi nhà rách nát của mình, một người khác nói rằng, anh ta nên dỡ bỏ cái gọi là nhà ấy đi, nếu anh ta làm theo, thì có hai trường hợp xảy ra: Một là, anh ta là kẻ mất trí, nếu ngôi nhà của anh ta đang ở vừa tốt, vừa đẹp! Hai là, nhờ lời khuyến cáo, anh ta đã nhận ra nơi ở của mình thực ra nó không phải là một ngôi nhà, nó chỉ là một cái gì đó tựa như hang, ổ. Vậy nếu anh ta quyết định dỡ bỏ nó, dựng nên ngôi nhà mới, là quyền của anh ta, do anh ta. Tại sao lại đổ tội cho người đã “xúi” anh ta dỡ bỏ nhà cũ làm nhà mới. Anh chủ nhà ấy nếu không làm theo lời người khác thì có ai chém giết anh đâu, mọi việc đang diễn ra trong hòa bình cơ mà!
Như vậy chẳng có một thế lực nào đang đe dọa chế độ CSVN “bằng con đường hòa bình” như họ nói. Vấn đề là ở chỗ ĐCSVN đã tự xấu, đang tự xấu thêm và họ không bao giờ có thể tự tốt. Bản thân nhiều việc làm xấu của họ đang trực tiếp đe dọa vị thế của chính họ, đơn giản là như vậy!
Thật kỳ lạ thay, một chế độ chính trị tự thân lại không thể hiểu được mình, loay hoay trong mớ lý luận thiếu thực tế, phản khoa học, chẳng thuyết phục nổi một ai. Họ đành phải áp đặt tội lỗi cho cả sự hòa bình, coi hòa bình (và những gì diễn ra trong nó) là thù địch (!). Bản thân những người đang mang danh CS, khoác áo CS, không có năng lực để tự hiểu chính mình, vậy thì làm sao họ có khả năng để hiểu người khác! Làm sao họ có thể “tự tốt”. Càng không bao giờ họ có khả năng đưa đất nước mà họ đang tạm thời nắm quyền, đi đến bến bờ tự do, dân chủ.
Những cái gọi là quan niệm (hay quan điểm) về “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, là những sản phẩm trí tuệ không có thực tế, nó thể hiện sự mất phương hướng trong lý luận, cũng như trong tư duy chính trị. Những “sản phẩm” ấy, mang nặng tính ngụy biện, cố tình che giấu sự thối nát kém cỏi của người trong cuộc, và nó là hệ quả tất yếu của một tư tưởng thật ra là không tưởng, đó là tư tưởng Cộng Sản!!!
Ở Việt Nam hiện nay, trong một số văn kiện của ĐCS và trên các loại hình thông tin của họ, hàng ngày người ta rất hay nói tới vấn đề “diễn biến hòa bình”. Các “nhà ĐCS” coi vấn đề nói trên là một nguy cơ sụp đổ của chế độ CS tại Việt Nam, mà mầm mống nuôi dưỡng làm cho nguy cơ này thành hiện thực đó là: Nhà nước pháp quyền biến tướng, tham nhũng lộng hành, nhân dân không còn lòng tin vào chế độ CS nữa.
Thông thường một thuật ngữ dùng để đặt tên hoặc áp dụng cho một vấn đề nào đó, người ta thường chọn những ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, sao cho nó hàm chứa được bản chất vấn đề, nội dung, cũng như ý nghĩa của vấn đề ấy. Nhưng các cụm từ “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến” khi đọc lên người ta có cảm giác rất mơ hồ, khó hiểu! Vậy diễn biến hòa bình là gì, tại sao ĐCSVN lại sợ hãi và lo lắng về điều này một cách quá mức như vậy?
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là “diễn biến”?
Diễn biến là quá trình thay đổi về bản chất hoặc hiện tượng, trong một hiện tượng hay một sự việc cụ thể nào đó. Trình tự của diễn biến đôi khi do người ta sắp đặt, lập trình trước, nhưng cũng có nhiều trường hợp mà người ta không thể xác định được sự tuần tự trong tiến trình của nó. Trong đời sống tự nhiên, đời sống xã hội, trong nghiên cứu khoa học, và đời sống văn hóa vv.., luôn có sự diễn biến theo một quy luật xác định hoặc bất xác định nào đó.
Trong xã hội, diễn biến là một sự “vận động sống” cho phát triển. Người ta thường tìm cách làm chủ những diễn biến, lái chúng theo hướng có ích, nhưng đôi khi chúng lại vượt quá khả năng kiểm soát của con người. Bởi trong diễn biến, vì sự tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể, cho nên những tình huống mới, những sản phẩm (tinh thần, vật chất) trung gian mới, luôn xuất hiện. Chính điều này đã làm cho sự diễn biến thêm đa dạng, phong phú, hàm chứa nhiều sự bất ngờ thú vị…
Một vế thứ hai của cụm từ “diễn biến hòa bình”, đó là “hòa bình”
Thế nào là hòa bình? Câu này thật dễ, quá dễ! Nhiều người sẽ nói ngay lập tức như vậy. Nhưng thực ra hai từ “hòa bình” cũng chỉ mang tính chất tương đối. Người ta thường chỉ nghĩ rằng hòa bình là không có chiến tranh, không có cảnh đầu rơi máu chảy. Điều đó đúng nhưng chưa đủ! Trong một phạm vi nào đó thì sự hòa bình đồng nghĩa với sự bình yên, hòa thuận, đồng lòng trong đời sống cá nhân và xã hội. Nếu ai đã từng đọc tác phẩm văn học đồ sộ với khoảng trên 500 nhân vật, có tên gọi “Chiến Tranh Và Hòa Bình” của L. Tolstoy – Đại văn hào người Nga, thì sẽ nghiệm thấy điều này.
Hòa bình, dù ở bất kỳ góc độ nào đi chăng nữa, cũng là điều mà ai cũng muốn có, vùng trời nào cũng muốn có, quốc gia nào cũng muốn có. Vậy tại sao lại có những người sợ hòa bình? Cụ thể hơn là sợ những “diễn biến trong hòa bình”?
Chúng ta đã biết rằng, chủ nghĩa CS chủ trương dùng bạo lực giết chóc để làm động lực cho cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Chuyện CNCS có những lúc đã áp đảo, khuynh loát nhiều nơi trên thế giới là chuyện bình thường trên con đường diễn tiến (và diễn biến), vận động của xã hội loài người. Và chuyện CNCS sụp đổ cũng là một quy luật đào thải bình thường, khi một cái gì đó không còn ý nghĩa thực tế và nó chẳng thể mang lại điều gì tốt đẹp thì người ta phải loại bỏ nó. Giống như trường hợp người ta mua chiếc xe đạp, sau một thời gian dùng nó người dùng thấy nó vừa cọc cạch, vừa chậm chạp, tốn sức, thì người ta phải vứt chiếc xe đạp đó ra thùng rác để mua một chiếc xe hơi (nếu có điều kiện và thời cơ), vừa sạch sẽ, chạy nhanh, lại an toàn văn minh lịch sự.
Chủ nghĩa CS dám cả gan nhuộm đỏ thế giới bằng máu và nước mắt, Miền Bắc Việt Nam (1954-1975) dám “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” (Hồ Chí Minh), dám “giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ…” (Tố Hữu), để chỉ với mục đích cuối cùng là thiết lập chế độ CS trên toàn cõi Việt Nam, dù hàng hơn 3 triệu con người đã phải bỏ mạng. Nhìn lại lịch sử, liệu chế độ CS có đủ đạo đức xứng đáng lãnh đạo đất nước khi họ đã giành lấy chính quyền từ tay đồng bào Miền Nam của mình bằng vũ lực?
Vậy nếu ngay bây giờ, những con người Việt Nam làm Cách Mạng Dân Chủ cũng cả gan như chủ nghĩa CS, nhưng lại giành lấy đất nước Việt Nam từ tay của chế độ CS bằng những diễn biến trong hòa bình không đổ máu, thì họ có đáng được hoan nghênh hay không? Liệu có phải chỉ người CS mới có quyền đấu tranh, có quyền làm cách mạng, còn những người có tư tưởng phi CS thì không có quyền ấy, mặc dù họ chỉ làm cách mạng trong hòa bình?
Nếu được phép coi nhân dân Việt Nam như là cô gái đẹp, một người này muốn giành lấy bằng cách khống chế, dùng bạo lực, một người khác thì chọn con đường thuyết phục, tặng quà, thể hiện và hứa hẹn cam kết những điều tốt đẹp. Vậy trong hai người nói trên, ai là người có chính nghĩa, ai là kẻ đáng bị lên án? Và nếu trong trường hợp cô gái nọ bị rơi vào tay kẻ xấu thì tình yêu của cô ta có thực sự dành cho kẻ đã chinh phục cô bằng bạo lực hay không?
Chế độ CS ở Việt Nam hiện nay có tâm lý giống như tâm lý của một tên kẻ cướp, sau khi cướp được món đồ quý, nay bị người ta phát hiện đòi lại, thì la toáng lên là “tôi bị oan”, “tôi sắp bị cướp” hòng đánh lạc hướng của người quan tâm. Nhưng thay vì dùng bạo lực để cướp lại món đồ, người ta đang cầu cứu mọi người ủng hộ và thuyết phục bản thân tên kẻ cướp hãy trả lại tài sản ăn cướp trước khi quá muộn. Và người ta đang dẫn chứng ra đầy đủ bằng chứng rằng tên kẻ cướp này đúng là kẻ cướp, nhưng hắn vẫn khăng khăng cố thủ, cho rằng mình đúng, mình không phải là quân cướp!!!
Không những ĐCSVN lo ngại về “diễn biến hòa bình”, họ còn tưởng tượng ra một bối cảnh “tự diễn biến” trong nội bộ của họ. Vậy thì “tự diễn biến” là cái gì? Giáo sư triết học Nguyễn Đức Bình, một trong những nhà lý luận chính trị nổi cộm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh định nghĩa về “tự diễn biến” như sau:
“Tự diễn biến là nói nhận thức tư tưởng từ mặt đúng, mặt tốt, mặt vững vàng, trung kiên chuyển hóa thành mặt xấu; dù chưa phải nhưng nếu không phòng, có thể dần trở thành chống đối và bị kẻ thù lợi dụng”.
Đành rằng ông Nguyễn Đức Bình định nghĩa vấn đề tự diễn biến này là ám chỉ diễn biến trong phạm vi đảng của ông. Nhưng một người đã có nhiều năm “mài đũng quần” trên ghế nhà trường, và sau đó lại “mài” tiếp trên ghế quyền lực, chẳng lẽ ông vẫn không hiểu rằng diễn biến sẽ theo hai hướng, tốt và xấu. Ấy là chưa kể đến cách nhìn nhận của mỗi người mỗi khác về diễn biến của một sự việc, một vấn đề, đôi khi người này cho là tốt còn người khác lại cho là xấu. Quan điểm của ông Bình “tự diễn biến” nghĩa là “tự xấu”, vậy nếu nó “tự tốt” (điều này hoàn toàn có thể xảy ra) thì ông ta sẽ giải thích như thế nào?
“Vật chất không ngừng biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ hình thức này sang hình thức khác”, mà ý thức và sau đó là hành vi của con người hoàn toàn chịu sự chi phối mang tính quyết định của những vận động biến đổi vật chất. Vậy thì ông Nguyễn Đức Bình không bao giờ có thể giữ được sự bất biến của ý nghĩ, của nhận thức, vì vấn đề tự diễn biến thực ra là một quy luật muôn đời trong quá trình phát triển.
Không chỉ có ông Nguyễn Đức Bình, mà còn một vài những “cây” lý luận của chế độ CSVN như trung tướng - PGS.TS Lê Minh Vụ - Giám đốc Học viện Chính trị quân sự, thiếu tướng - TS Nguyễn Tiến Quốc, TS Nguyễn Văn Thế, và một vài vị phó giáo sư tiến sĩ khác như Nguyễn Vĩnh Thắng, Nguyễn Quang Phát, trong cuốn: “Phòng Chống Những Diễn Biến Hòa Bình Ở Việt Nam- Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn” (xuất bản tháng 08/2009), đã nêu ra “địa chỉ” mà chế độ CSVN cần chống “tự diễn biến” đó là 4 lĩnh vực chủ yếu: Chính trị- Xã hội, kinh tế - Đối ngoại, tư tưởng - Văn hóa, quốc phòng- An ninh.
Một người chỉ cần có trình độ nhận thức trung bình cũng có thể hiểu rằng: Muốn ổn định 4 lĩnh vực nêu trên thì chỉ cần trong sạch hóa, minh bạch hóa, dân chủ hóa, toàn dân hóa những lĩnh vực đó là xong.
Nhưng làm sao chế độ CS tại Việt Nam thực hiện được điều trên, khi về chính trị thì Đảng độc quyền, xã hội thì đạo đức xuống cấp do “thượng”- Là cán bộ ĐCS, bất chính? Về kinh tế thì manh mún lạc hậu, thiếu định hình chuẩn mực vĩ mô, nhà nước thả nổi cho hàng hóa độc hại rẻ tiền buôn lậu từ Trung Quốc tràn ngập thị trường. Mà những tay trùm buôn lậu chẳng phải ai xa lạ, hầu hết đều là vợ (hoặc chồng) con, hoặc tay chân thân cận của cán bộ các cấp thâu tóm!
Về đối ngoại thì chế độ CS của Việt Nam hạ mình quỳ gối trước ĐCS Trung Quốc, nhưng lại coi thường tiếng nói của nhiều nước dân chủ trên thế giới. Về tư tưởng, chế độ CS nhồi sọ cán bộ bằng mớ lý luận quanh co, sáo rỗng của chủ nghĩa CS biến tướng. Chắc hẳn những người như ông Nguyễn Đức Bình cố tình không hiểu rằng, những “triết lý” mà ông thường nói theo sách như một con Vẹt, đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay nữa, nó đã trở thành “chết lý” từ lâu.
Về quốc phòng – An ninh, chế độ CSVN không tăng cường bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền của quốc gia, để mặc cho ngư dân Việt Nam hứng chịu sự cướp bóc, bắn giết của hải quân Trung Quốc. Thực tế hiển hiện rõ ràng là an ninh, quân đội chỉ chăm chú bảo vệ chế độ do ĐCS cầm quyền mà bỏ quên nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Vậy thì ĐCSVN lấy gì để chống “tự diễn biến”, và chống như thế nào?
Chủ Nghĩa Cộng Sản là “ánh sáng soi đường”, là “mặt trời chân lý” vv… Đó là định nghĩa về CNCS được một vài người CS hình tượng hóa theo cách phóng đại, ngoa dụ! Nhưng nếu quả thật là CNCS thực sự tốt đẹp, nhân văn, vì vậy nó có thừa sức mạnh của chính nghĩa, thì nó đâu có sợ gì ai bôi xấu? Không những thế, nó còn có đủ sức cảm hóa các tư tưởng đối lập khác, và có thừa cơ hội làm cuộc “diễn biến hòa bình” ngược, đối với “các thế lực thù địch” và làm cho các thế lực đó “tự diễn biến”, “tự rối loạn”, thậm chí “tự tan rã” là điều chắc chắn!
“Chính nghĩa tự có tính thuyết phục, nhân nghĩa tự có tính cảm hóa”, đó là chân lý! Tại sao ĐCSVN luôn tự cho rằng họ có chính nghĩa, có nhân nghĩa, mà lại nơm nớp lo sợ bị cái xấu (?) làm cuộc cách mạng “diễn biến”, “cải biến” gì gì đó, để rồi bản thân cái gọi là “ánh sáng soi đường” và “mặt trời chân lý” của CS nói trên, trở nên tự xấu, “tự diễn biến” thì thật không thể nào hiểu nổi!
Có thể kết luận khẳng định rằng, vấn đề “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến” là những quan niệm chính trị mơ hồ mà người ta cố tình nặn ra để coi đó là lý do phải cố bảo toàn cho được chế độ CS độc tài của họ. Trên thực tế, những diễn biến, nếu có, chỉ đơn thuần là những quy luật tất yếu. Mà xét cho cùng, có những thay đổi nào đó trong nhận thức của mỗi đảng viên ĐCSVN, thì tất cả chỉ là tự họ (chính xác hơn là tại họ, do họ). Đó đơn giản chỉ là câu chuyện hết “sinh khí” trong nội tình của ĐCSVN mà thôi.
Vấn đề hội nhập với quốc tế là một vấn đề mang tính sống còn cho sự phát triển mọi mặt của một đất nước, nhất là về kinh tế. Điều đó quan trọng đối với cả những nước giàu như Hoa Kỳ, Nhật, Italia, Anh, Pháp, chứ chưa nói gì đến những nước nghèo như Việt Nam, Lào, Campuchia. Người ta muốn gia nhập WTO để tìm kiếm lợi ích kinh tế thương mại, nhưng lại không chấp nhận hòa đồng về văn hóa, chính trị xã hội, về quan điểm quyền sống, quyền tự do của con người. Tại sao lại có chuyện phân biệt rằng: “Ở nước chúng tôi, nền văn hóa khác, mức sống chưa cao, cho nên vấn đề dân chủ cũng phải hiểu khác, thực hiện dân chủ phải có lộ trình”, những ai tuyên bố như vậy có thể công khai cái gọi là “lộ trình” ấy hay không? ĐCSVN đã dựa vào những lý lẽ rất vô lý ấy để “chống diễn biến”, “chống tự diễn biến”, thẳng tay đàn áp những tư tưởng cấp tiến trong nước lên tiếng đấu tranh giành dân chủ. Quan điểm phân biệt trên chẳng khác nào họ tự phân biệt chủng tộc của mình với các chủng tộc khác trên thế giới!
Một quốc gia chấp nhận hội nhập là một quốc gia phải biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa, đường lối phát triển kinh tế, phát triển chính trị xã hội của những nước khác. Họ không thể chỉ hội nhập về phát triển kinh tế, tài chính, còn chính trị xã hội thì ngăn chặn sự ảnh hưởng tương tác, vì tất cả các mặt của cuộc sống là không thể tách rời trong quá trình phát triển. Và cũng bởi tất cả các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội đều có những quan hệ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên nhau. Trong thời đại tiên tiến ngày nay, do trình độ dân trí ngày càng phát triển, sẽ không bao giờ có chuyện một tư tưởng chính trị nào đó có thể du nhập vào một nước theo cách “diễn biến hòa bình”, và nó chẳng thể làm cho ai đó “tự diễn biến” nếu nó không thực sự có sức mạnh thuyết phục!
Thử lấy một ví dụ: Một người kia đang ở trong ngôi nhà rách nát của mình, một người khác nói rằng, anh ta nên dỡ bỏ cái gọi là nhà ấy đi, nếu anh ta làm theo, thì có hai trường hợp xảy ra: Một là, anh ta là kẻ mất trí, nếu ngôi nhà của anh ta đang ở vừa tốt, vừa đẹp! Hai là, nhờ lời khuyến cáo, anh ta đã nhận ra nơi ở của mình thực ra nó không phải là một ngôi nhà, nó chỉ là một cái gì đó tựa như hang, ổ. Vậy nếu anh ta quyết định dỡ bỏ nó, dựng nên ngôi nhà mới, là quyền của anh ta, do anh ta. Tại sao lại đổ tội cho người đã “xúi” anh ta dỡ bỏ nhà cũ làm nhà mới. Anh chủ nhà ấy nếu không làm theo lời người khác thì có ai chém giết anh đâu, mọi việc đang diễn ra trong hòa bình cơ mà!
Như vậy chẳng có một thế lực nào đang đe dọa chế độ CSVN “bằng con đường hòa bình” như họ nói. Vấn đề là ở chỗ ĐCSVN đã tự xấu, đang tự xấu thêm và họ không bao giờ có thể tự tốt. Bản thân nhiều việc làm xấu của họ đang trực tiếp đe dọa vị thế của chính họ, đơn giản là như vậy!
Thật kỳ lạ thay, một chế độ chính trị tự thân lại không thể hiểu được mình, loay hoay trong mớ lý luận thiếu thực tế, phản khoa học, chẳng thuyết phục nổi một ai. Họ đành phải áp đặt tội lỗi cho cả sự hòa bình, coi hòa bình (và những gì diễn ra trong nó) là thù địch (!). Bản thân những người đang mang danh CS, khoác áo CS, không có năng lực để tự hiểu chính mình, vậy thì làm sao họ có khả năng để hiểu người khác! Làm sao họ có thể “tự tốt”. Càng không bao giờ họ có khả năng đưa đất nước mà họ đang tạm thời nắm quyền, đi đến bến bờ tự do, dân chủ.
Những cái gọi là quan niệm (hay quan điểm) về “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, là những sản phẩm trí tuệ không có thực tế, nó thể hiện sự mất phương hướng trong lý luận, cũng như trong tư duy chính trị. Những “sản phẩm” ấy, mang nặng tính ngụy biện, cố tình che giấu sự thối nát kém cỏi của người trong cuộc, và nó là hệ quả tất yếu của một tư tưởng thật ra là không tưởng, đó là tư tưởng Cộng Sản!!!
Lê Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment