VietCatholic News (14 Jan 2010 17:14)
Source: http://vietcatholic.net/News/Html/75673.htm
Trong lúc giáo dân Đồng Chiêm bị nạn, các giáo xứ ở Hà nội bị đe dọa, một số linh mục bị hạch hỏi vô lý... đáng lẽ trong giờ phút hiện tại, theo cách khôn ngoan thông thường mà nói thì nên "đóng cửa bảo nhau" và không nên đưa ra ý kiến nào có thể bị hiểu lầm là gây mất tình đoàn kết và chia rẽ. Tuy nhiên vấn đề sắp được nêu ra ở đây là vấn đề hệ trọng, nếu không thẳng thắn trình bầy và góp ý để sửa sai thì nó còn mang tới thiệt hại lâu dài cho tương lai của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Do vậy chúng tôi không ngại thẳng thắn phê bình và góp ý với Ban Biên Tập Website của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong một bài được phát lên mạng vào ngày 13.1.2010 với tựa đề: "Hội đồng Giám mục Việt Nam Lên tiếng hay Không lên Tiếng".
Chính phần mở đầu bài viết đã nói rõ là: "Trang tin điện tử của HĐGMVN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng? Trong bối cảnh trên và trong tinh thần hiệp thông của Năm Thánh 2010, thiết tưởng một vài suy nghĩ cần được chia sẻ để soi sáng cho nhau trong đời sống của Hội Thánh".
Như vậy không phải là Ban Biên Tập Website HĐGMVN không biết về những ý kiến và những phê bình về sự im lặng mà nhiều người đã từng thắc mắc. Tuy nhiên khi trả lời cho vấn nạn đã được nêu ở trên, tác giả bài viết nói là muốn "soi sáng" về lập trường của mình. Đọc hết bài viết thì nhiều người không thấy được soi sáng nhưng trái lại sẻ cảm thấy thất vọng vì hình như trong đó ngầm chứa một thái độ hay lối suy tư hơi có vẻ "đỉnh cao" cho mình ở trên, mà không đi sát với thực tế (haytránh né) và nhất là thiếu hẳn tinh thần mục vụ và phục vụ là hai đặc tính rất cần cho các chủ chăn mới ngày nay.
Trước đây khi chọn giám mục, Giáo hội thường coi trọng về yếu tố như đạo đức, thông minh và tài điều khiển ... trái lại ngày nay Giáo hội quan tâm nhiều hơn tới đời sống tận hiến, tinh thần phục vụ, và nhất là yếu tố người giám mục được chọn lên có biết đồng hành, yêu thương, biết đồng cảm và nâng đỡ hàng giáo sĩ và giáo dân của mình không? đó là đặc tính mục vụ. Chả thế mà khi được bổ nhiệm làm giám mục, tân giám mục phải qua Roma để tham dự lớp bồi dưỡng học biết cách là vị chủ chăn chân chính cho đoàn chiên của mình trong hoàn cảnh xã hội da diện và phức tạp ngày nay.
Đức Thánh Cha Benedictô XVI khi nghe là dân Haiti bị động đất đã gửi thư chia buồn và kêu gọi trợ giúp ngay chứ đâu cần phải phân biệt và chờ vị giám mục sở tại là người nắm rõ tình hình và giải quyết! Đó mới là người Cha có tinh thần thương yêu và đường hướng mục vụ đích thật.
Khi đưa ra lập luận rằng: "HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình". Đây là một cách đổ thừa lạc lõng trong đó tỏ ra không có một chút gì là biết đồng cảm tới những khốn khó của giáo dân trong những trường hợp cụ thể. Khi thấy "thánh giá" bị phá, giáo dân bị đánh chảy máu, linh mục bị giam cầm vô lý... thì người chủ chăn phải lên tiếng tỏ rõ lập trường là "phá thánh giá là phạm thánh", đánh đàn bà chảy máu me là "hành động dã man không thể chấp nhận", bắt bớ và cáo gian cho linh mục quản xứ mà không theo tiến trình tòa án là "những hành vi coi thường công lý và đi ngược lại nhân quyền con người". Những việc lên tiếng theo nguyên tắc như vậy luôn luôn được coi trọng và là sự hỗ trợ tinh thần chứng tỏ tình yêu thương và tinh thần mục vụ của chủ chăn, chứ đâu đã cần xét tới sự kiện đúng sai. Việc này sẽ có tòa án và công luận phê phán.
Khi nêu lên quan điểm rằng vụ đụng độ ở Đồng Chiêm là "việc tranh chấp đất đai là vấn đề xã hội" là một sự suy luận hoàn toàn sai trái và lạc lõng! Giáo dân Đồng Chiêm bảo vệ Thánh giá của họ là một việc làm của đức tin và muốn bảo vệ di sản truyền thống tổ tiên của họ. Bài viết của Ban Biên Tập cho rằng có thể nó mang sắc thái chính trị mà không muốn "đụng" vào hay cho là chuyện ở địa phương, nên không cần quan tâm. Đó cũng là đường hướng sai trái. Nếu chỉ là vần đề địa phương tại sao Đài Phát Thanh Vatican lại lên tiếng ... và còn biết bao nhiêu cơ quan ngôn luận khác lên tiếng, ngay cả quốc Hội Ba Lan cũng đã đưa ra bàn và lên án tại Quốc hội của họ!
Dĩ nhiên HĐGMVN vẫn nên tiếp tục sứ mạng cao cả là muốn tiếp tục tìm đường hướng "cần phải xây dựng xã hội theo định hướng phát triển toàn diện. Phát triển con người toàn diện là phát triển cả về thể lý, tri thức lẫn đạo đức và tinh thần" cho xã hội Việt Nam, thế nhưng không vì thế mà xa vời với thực tế, không còn cảm thông được những đớn đau của những người tấp cổ bé miệng, mất đi tình nghĩa cha con "con ngựa đau cã tầu không ăn cỏ", mất đi tính hiệp thông mà đề tài Năm Thánh 2010 nêu rõ về sứ mạng của Giáo hội Việt Nam là: "Mầu nhiệm -- Hiệp thông -- Sứ vụ".
Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hành sử đúng với trách nhiệm lãnh đạo và định hướng của mình, một khi nhìn nhận ra được rằng đoàn chiên của mình còn đang thiếu những nhân quyền căn bản, còn đang bị chèn ép và bị đàn áp đủ cách, còn chưa có tự do tín ngưỡng. Hội đồng không những phải nói lên lên những bất công và tệ nạn của xã hội, nhưng còn phải tích cực đồng hành với anh em linh mục và giáo dân của mình, biết dấn thân đòi hỏi cho bằng được "những nhân quyền, phẩm giá làm người và làm con cái của Chúa".
Chỉ khi nào tích cực và biết dấn thân -- không sợ cường quyền, không sợ thế lực trần gian lôi cuốn -- và lúc đó, trong khí thế được thúc đẩy bởi quyền lực thiêng liêng được trao ban từ trên xuống, "HĐGMVN lên tiếng và đưa ra những định hướng căn bản nhằm góp phần xây dựng xã hội, một xã hội vì con người và một xã hội phát triển toàn diện" thì lúc đó tiếng nói tinh thần của mình mới có chất lượng và mới thực sự được đón nhận cách nồng nhiệt.
Công Luận
Source: http://vietcatholic.net/News/Html/75673.htm
Trong lúc giáo dân Đồng Chiêm bị nạn, các giáo xứ ở Hà nội bị đe dọa, một số linh mục bị hạch hỏi vô lý... đáng lẽ trong giờ phút hiện tại, theo cách khôn ngoan thông thường mà nói thì nên "đóng cửa bảo nhau" và không nên đưa ra ý kiến nào có thể bị hiểu lầm là gây mất tình đoàn kết và chia rẽ. Tuy nhiên vấn đề sắp được nêu ra ở đây là vấn đề hệ trọng, nếu không thẳng thắn trình bầy và góp ý để sửa sai thì nó còn mang tới thiệt hại lâu dài cho tương lai của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Do vậy chúng tôi không ngại thẳng thắn phê bình và góp ý với Ban Biên Tập Website của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong một bài được phát lên mạng vào ngày 13.1.2010 với tựa đề: "Hội đồng Giám mục Việt Nam Lên tiếng hay Không lên Tiếng".
Chính phần mở đầu bài viết đã nói rõ là: "Trang tin điện tử của HĐGMVN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng? Trong bối cảnh trên và trong tinh thần hiệp thông của Năm Thánh 2010, thiết tưởng một vài suy nghĩ cần được chia sẻ để soi sáng cho nhau trong đời sống của Hội Thánh".
Như vậy không phải là Ban Biên Tập Website HĐGMVN không biết về những ý kiến và những phê bình về sự im lặng mà nhiều người đã từng thắc mắc. Tuy nhiên khi trả lời cho vấn nạn đã được nêu ở trên, tác giả bài viết nói là muốn "soi sáng" về lập trường của mình. Đọc hết bài viết thì nhiều người không thấy được soi sáng nhưng trái lại sẻ cảm thấy thất vọng vì hình như trong đó ngầm chứa một thái độ hay lối suy tư hơi có vẻ "đỉnh cao" cho mình ở trên, mà không đi sát với thực tế (haytránh né) và nhất là thiếu hẳn tinh thần mục vụ và phục vụ là hai đặc tính rất cần cho các chủ chăn mới ngày nay.
Trước đây khi chọn giám mục, Giáo hội thường coi trọng về yếu tố như đạo đức, thông minh và tài điều khiển ... trái lại ngày nay Giáo hội quan tâm nhiều hơn tới đời sống tận hiến, tinh thần phục vụ, và nhất là yếu tố người giám mục được chọn lên có biết đồng hành, yêu thương, biết đồng cảm và nâng đỡ hàng giáo sĩ và giáo dân của mình không? đó là đặc tính mục vụ. Chả thế mà khi được bổ nhiệm làm giám mục, tân giám mục phải qua Roma để tham dự lớp bồi dưỡng học biết cách là vị chủ chăn chân chính cho đoàn chiên của mình trong hoàn cảnh xã hội da diện và phức tạp ngày nay.
Đức Thánh Cha Benedictô XVI khi nghe là dân Haiti bị động đất đã gửi thư chia buồn và kêu gọi trợ giúp ngay chứ đâu cần phải phân biệt và chờ vị giám mục sở tại là người nắm rõ tình hình và giải quyết! Đó mới là người Cha có tinh thần thương yêu và đường hướng mục vụ đích thật.
Khi đưa ra lập luận rằng: "HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình". Đây là một cách đổ thừa lạc lõng trong đó tỏ ra không có một chút gì là biết đồng cảm tới những khốn khó của giáo dân trong những trường hợp cụ thể. Khi thấy "thánh giá" bị phá, giáo dân bị đánh chảy máu, linh mục bị giam cầm vô lý... thì người chủ chăn phải lên tiếng tỏ rõ lập trường là "phá thánh giá là phạm thánh", đánh đàn bà chảy máu me là "hành động dã man không thể chấp nhận", bắt bớ và cáo gian cho linh mục quản xứ mà không theo tiến trình tòa án là "những hành vi coi thường công lý và đi ngược lại nhân quyền con người". Những việc lên tiếng theo nguyên tắc như vậy luôn luôn được coi trọng và là sự hỗ trợ tinh thần chứng tỏ tình yêu thương và tinh thần mục vụ của chủ chăn, chứ đâu đã cần xét tới sự kiện đúng sai. Việc này sẽ có tòa án và công luận phê phán.
Khi nêu lên quan điểm rằng vụ đụng độ ở Đồng Chiêm là "việc tranh chấp đất đai là vấn đề xã hội" là một sự suy luận hoàn toàn sai trái và lạc lõng! Giáo dân Đồng Chiêm bảo vệ Thánh giá của họ là một việc làm của đức tin và muốn bảo vệ di sản truyền thống tổ tiên của họ. Bài viết của Ban Biên Tập cho rằng có thể nó mang sắc thái chính trị mà không muốn "đụng" vào hay cho là chuyện ở địa phương, nên không cần quan tâm. Đó cũng là đường hướng sai trái. Nếu chỉ là vần đề địa phương tại sao Đài Phát Thanh Vatican lại lên tiếng ... và còn biết bao nhiêu cơ quan ngôn luận khác lên tiếng, ngay cả quốc Hội Ba Lan cũng đã đưa ra bàn và lên án tại Quốc hội của họ!
Dĩ nhiên HĐGMVN vẫn nên tiếp tục sứ mạng cao cả là muốn tiếp tục tìm đường hướng "cần phải xây dựng xã hội theo định hướng phát triển toàn diện. Phát triển con người toàn diện là phát triển cả về thể lý, tri thức lẫn đạo đức và tinh thần" cho xã hội Việt Nam, thế nhưng không vì thế mà xa vời với thực tế, không còn cảm thông được những đớn đau của những người tấp cổ bé miệng, mất đi tình nghĩa cha con "con ngựa đau cã tầu không ăn cỏ", mất đi tính hiệp thông mà đề tài Năm Thánh 2010 nêu rõ về sứ mạng của Giáo hội Việt Nam là: "Mầu nhiệm -- Hiệp thông -- Sứ vụ".
Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ hành sử đúng với trách nhiệm lãnh đạo và định hướng của mình, một khi nhìn nhận ra được rằng đoàn chiên của mình còn đang thiếu những nhân quyền căn bản, còn đang bị chèn ép và bị đàn áp đủ cách, còn chưa có tự do tín ngưỡng. Hội đồng không những phải nói lên lên những bất công và tệ nạn của xã hội, nhưng còn phải tích cực đồng hành với anh em linh mục và giáo dân của mình, biết dấn thân đòi hỏi cho bằng được "những nhân quyền, phẩm giá làm người và làm con cái của Chúa".
Chỉ khi nào tích cực và biết dấn thân -- không sợ cường quyền, không sợ thế lực trần gian lôi cuốn -- và lúc đó, trong khí thế được thúc đẩy bởi quyền lực thiêng liêng được trao ban từ trên xuống, "HĐGMVN lên tiếng và đưa ra những định hướng căn bản nhằm góp phần xây dựng xã hội, một xã hội vì con người và một xã hội phát triển toàn diện" thì lúc đó tiếng nói tinh thần của mình mới có chất lượng và mới thực sự được đón nhận cách nồng nhiệt.
Công Luận
No comments:
Post a Comment