Trần Văn Giang
* Lời mở đầu: Đây là nhận định và ý kiến cá nhân của người viết mà thôi. Đúng hay sai còn tùy hoàn cảnh, kinh nghiệm và sự thẩm định của mỗi đọc giả.
Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược” (1925) về tính tình, tư cách của người Việt Nam (nguyên văn – trang 7 tiểu mục “Người Việt Nam”) như sau: “Về đàng trí tuệ và tính tình thì người Việt nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, làm năm Đạo Thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà khi đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
Tâm địa nông nỗi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng Nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.”
Những lời nhận định về người Việt này đã cũ trên 80 năm mà chưa thấy ai lên tiếng phê phán Cụ là “không chính xác”,“sai lầm”, “thiếu công minh”, “thiên vị” hay “sỉ nhục dân tộc”!
Nhiều người còn cho là Cụ có nhiệt tâm muốn thành thật vạch ra những cái tốt và cái xấu của người mình để hậu sinh học hỏi, sửa đổi; hầu xây dựng một tương lai trong sáng và tiến bộ cho đất nước.
Đất nước vừa trải qua những biến cố nghiêm trọng, lòng người hoang mang, ngờ vực, suy tư … Người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngọai đã có rất nhiều băn khoăn nan giải về vấn đề “mình phải tự nghĩ về mình thế nào?” hoặc “mình nên trả lời thế nào về dân tộc mình trong trường hợp có người ngọai quốc hỏi?”. Trong bài nhận định này, tôi xin phép theo bước chân của cụ Trần Trọng Kim để đóng góp một vài ý kiến cá nhân có thể còn rất phiến diện. Rất mong được quý vị đọc giả chỉ giáo thêm.
Trong thời buổi này, người Việt, chẳng cần phải tự hào mà cũng chẳng cần phải tự ti. Khi được hỏi mình cứ trả lời cho đúng, đầy đủ, vừa phải, không dư thừa … là được rồi. Chối bỏ nguồn gốc của mình, hay vênh vang ngạo mạn đều hồ đồ cả - Cứ nói sự thật. Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác, cũng có cái hay cái đẹp, cũng có cái xấu xa. Tự hào, hay tự ti, là ở ngay chính con người mình. Nếu mình thật sự giỏi thì chẳng cần biết mình là dân tộc nào, thiên hạ đều phục.
Người Việt chẳng có gì mà phải tự ti. Thế giới còn có nhiều nước tệ hại, kinh sợ hơn Việt Nam nhiều: cướp bóc giữa ban ngày, đĩ điếm đứng đầy đường, dân đen bị bóc lột hành hạ tàn nhẫn hơn, chính phủ độc tài cai trị sắt máu hơn, xã hội bị phân hoá khủng khiếp hơn, tham nhũng ở nhiều nước còn tàn chi hơn … (tôi không tiện liệt kê tên các quốc gia này vì vấn đề tế nhị!) Tóm lại, chẳng có lý do gì phải tự ti mặc cảm.
Người Việt Nam cũng chẳng có gì quá đáng để tự hào. Tự hào thế nào được khi quốc gia bị bêu riếu mọi nơi là lạc hậu. Tự hào thế nào được khi quốc tế liệt kê Việt Nam trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo tận mạng, tham nhũng như ranh, dân trí đội sổ, dân chủ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Chắc chắn sẽ có người sẽ giận dữ lên tiếng nhắc nhở tôi về lịch sử vẻ vang của Việt Nam, cái tài quân sự của người Việt, đánh thắng đế quốc Mông cổ; và mới đây đánh thắng luôn một lúc 3 đế quốc. Trong vấn để chiến thắng trong lịch sử này, tôi xin dẫn một câu chuyện điển hình về đại sứ VC tại Thái Lan mới đây để quý vi suy gẫm. Đại sứ VC đã trình bày một cách tự hào về Việt nam với Quốc Vượng Thái Lan là: ”Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 3 đế quốc.”
Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời đại sứ VC là: “Nước Thái lan chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả!” (nên biết Thái Lan cũng không phải đánh nhau với quân Mông cổ!)
Lịch sử Việt nam hiện nay đã được viết dài dòng về công cuộc đấu tranh chống Pháp dành độc lập cho 25 (?) triệu dân Việt. Kết quả đưa đến việc thực dân Pháp đầu hàng sau trận Điện Biên Phủ 1954. Đồng thời, lịch sử thế giới cũng ghi lại là Thánh Gandhi của Ấn độ, dành lại độc lập cho 600 triệu dân Ấn độ mà không phải đổ một giọt máu nào. Ngay như thiên tài quân sự Tổn Tử (trong “Binh pháp Tôn Tử,” trang 4, Thiên thứ 3 “Mưu Công”) đã định nghĩa thế nào là “Quân sự giỏi” như sau (nguyên văn): “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.
Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì. Cho nên người giỏi dụng binh, thắng được địch quân mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn dành được thắng
lợi hoàn toàn.”
Như vậy, “thắng mà không phải đổ một giọt máu nào!” mới gọi là giỏi. Chứ còn phải nướng vài triệu nhân mạng để giải phóng vài chục triệu nhân mạng thì không biết phải nói hay ở chỗ nào?… Cũng nên biết thêm, thực dân Pháp mặc dù không bị thua trận ở Algeria, nhưng thực dân Pháp đã phải tự động trả độc lập cho Algeria (hoàn cảnh quốc gia này bị Pháp đô hộ giống y hệt như hoàn cảnh của Việt Nam) vì chính sách thực dân đã bị xem là lỗi thời, bị quốc tế phỉ báng.
Hiển nhiên, nhiều người ngoại quốc đã có sẵn những thành kiến về người Á châu nói chung (và người Việt Nam nói riêng) là hay ăn cắp vặt, lười biếng, ở bẩn thiếu vệ sinh thì mình cũng giải thích với họ là dân tộc nào cũng có kẻ thế này người thế khác; Hoặc gặp kẻ tán tụng dân tộc mình (phần lớn vì vấn đề thông lệ giao tế, không biết họ có thành thật hay không?) như là: “À! Anh thuộc về dân tộc vẻ vang nhất của thời đại …”. Thì cũng từ tốn cố giải thích với họ là bây giờ là thế kỷ 21 rồi, những chuyện đánh nhau không cần thiết đó đã xưa rồi, bỏ qua đi tám, lập lại cũng chẳng có ích lợi gì. Những “vẻ vang” đó không thể tự nhiên mang lại no ấm, hạnh phúc hơn cho dân tộc.
Hãy nghe một nữ sinh viên Việt Nam du học (bây giờ còn được gọi là du sinh) ở Singapore (Tân Gia Ba) đã tâm sự như sau: “Em chả dám bàn về chính chị chính em gì hết. Bởi vì bố mẹ
bảo em là con gái không nên xen vào chuyện làng chuyện nước”!
Năm 2001, cả giòng họ nhà em chắt mót lắm mới đủ tiền cho em đi Singapore du học tự túc. Thời gian mới qua em rất bất ngờ vì người dân bên đó hòa đồng và mến khách còn hơn cả cái kiểu tiếp khách của các bác trong các chương trình du lịch bên mình nhiều lắm. Em có một cô bạn gái người Singapore bên đấy. Hôm nọ, cô ấy rủ em đến nhà mấy người bạn Singapore chơi. Cô ấy lại dặn em là ‘khi người ta hỏi thì đừng bảo là người Việt Nam nhá!’ Em ức lắm và vì tự ái dân tộc nữa nên đến lúc mấy người kia hỏi em cứ nghênh mặt lên và trả lời ngay: ‘I am Vietnamese.’ Úi giời ơi! Sau câu trả lời ấy thái độ của cả nhóm thay đổi ngay. Cả buổi chẳng có ma nào hỏi han gì đến em câu nào nữa. Khi về cô bạn kia mới giải thích cho biết phụ nữ Singapore rất có ác cảm với phụ nữ Việt Nam bởi vì 80% phụ nữ Việt Nam qua Singapore đều làm … hết. Họ không muốn thân với em vì sợ em sẽ cướp chồng họ.
Đấy! Các bác cho em lời khuyên là có nên nghênh mặt bảo mình là người Việt Nam nữa không???”
Chúng ta nên buồn năm phút!! Hay nên tự hào năm phút?! Nghiêm chỉnh mà nói cho nhau nghe, hay để dạy dỗ con cái thôi là Việt Nam có nhiều cái rất đẹp và đáng tự hào. Bởi vì một cô gái xấu xí đến đâu, nếu nhìn kỹ vẫn tìm thấy một vài nét đặc biệt. Chẳng hạn cái thông minh cũng có thể làm mờ các khuyết điểm khác đi. Đất nước không thể vì một nền kinh tế chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói, bị đè đầu cưỡi cổ triền miên mà người dân phải cho rằng mình đành chịu đựng một sự nhục nhã. Lịch sử Việt Nam dài hơn 4000 năm thì 60 hay 100 năm đâu có nghĩa lý gì. Nếu phải so sánh với các nước khác trên thế giới thì vấn đề lạc hậu, xuống dốc như thế này phải làm các ông lãnh đạo cảm thấy xấu họ mới đúng. Người dân đen không có gì phải xấu hổ cả. Kể cả cô em gái du học ở Singapore!
Ở hoàn cảnh nào cũng vậy. Không ai muốn vạch áo cho người xem lưng. Nhưng phải nói cho nhau nghe là ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo không hề để ý gì đến văn hóa Việt Nam; cho nên nền văn hóa cứ thế mà tụt dốc phi mã. Các lãnh tụ “siêu việt”, “kiệt xuất” hoang tưởng chỉ có một cách, một phương thức một bài duy nhất dùng để phô trương, tự hào về Việt Nam là “chiến thắng vinh quang”; ngoài ra không có một thực chất hay một khả năng nào có thể dùng để xây dựng, phát triển dân giầu nước mạnh được. Nhật Bản sau 30 năm bại trận, từ đống tro tàn, không tài nguyên … trở thành một siêu cường của thế giới. Việt Nam sau 30 năm chiến thắng vinh quang, với tài nguyên dồi dào … vẫn không làm nổi một cái đinh ốc cho ra hồn. Hoang tưởng là ở chỗ đó.
Ở ngọai quốc, khi nói đến Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến các vấn đề “nghèo”, “cộng sản”, “vòng lẩn quẩn cộng sản - nghèo …” tòan những cái “negative values”; chứ chẳng thấy “vinh quang” ở đâu cả? … Không hiểu dân tộc Việt Nam mắc nợ gì với CS mà CS cứ đeo dính dân tộc mình hoài vậy? (nên biết trên thế giới có trên 193 quốc gia – kể cả Vatican City - nhưng chỉ còn vỏn vẹn có 4 dân tộc “anh hùng” vẫn còn mắc nợ CS thôi!?)
Mỗi người có quan điểm chiến lược khác nhau; Có mức độ kỳ vọng khác nhau. Nhưng tôi nhìn nhận là người Việt có một số ưu điểm như sau:
1. Chịu được gian khổ (bị đô hộ trên 1000 năm vẫn sống; ăn “bobo,” khoai sắn độn dài dài vẫn sống; bị tù đày dài dài vẫn sống; nhịn đói 10 - 20 ngày trên biển vẫn sống, …)
2. Tương đối dễ hòa và hội nhập với nền văn hóa dị biệt của nước người
3. Tương đối chăm chỉ so với một số dân tộc khác
4. Tương đối thông minh (không ngu quá!)
Chỉ có cái điểm “chịu đựng” là coi bộ nổi bật. Ba điểm còn lại cũng còn lờ mờ, khó nói, không rõ cho lắm! Nhưng mà dân tộc nào chả thế! Không chịu đựng được thì đã họ tự sát hết từ lâu rồi còn gì. Mà đâu có thấy dân tộc nào tự tử ào ào một lúc chỉ vì khổ quá đâu?
Nói về “văn hoá lưu vong” dường như chỉ có Do thái và Việt Nam có. Nhưng so sánh Do thái và Việt nam có vẻ không công bằng. Dân Do thái bỏ đất đai ra đi vì bị các áp lực tôn giáo (Hồi giáo) và chủng tộc (Ả rập) ở Địa trung hải quá mạnh. Nếu ở lại họ sẽ bị tiêu diệt, bị xóa sổ. Dân Việt Nam bỏ đất nước ra đi bởi vì chính trị của người chính người Việt Nam chứ không phải vì áp lực của lân bang (hãy xem lại lịch sử thấy là dù Tầu có đánh mạnh đến đâu đi nữa, thì người Việt vẫn bám lấy đất và chiến đấu đến cùng!) Cái giống nhau là dân Do thái và dân Việt sống rải rác ở nhiều quốc gia Âu châu vẫn nhất là ở Hoa kỳ. Bây giờ hãy nhìn dân Do thái và dân Việt lưu vòng trên đất Mỹ.
Chúng ta tìm thấy rất nhiều chuyện để học từ dân Do thái.
Người Do thái ở Mỹ không phải là những người “… bài bác nhạo chế nhau … thường thì nhút nhát … hay khiếp sợ … tâm địa nông nổi hay làm liều … không kiên nhẫn … hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài … hiếu danh vọng … thích chơi bời, mê cờ bạc … Kiêu ngạo và hay nói khoác … (nguyên văn lời của cụ Trần Trọng Kim đã viết ở phần trên!)” như dân Việt lưu vong. Ngược lại, dân Do thái (lưu vong) gián tiếp chỉ huy mọi chính sách của Mỹ: người Do thái gần như hoàn toàn kiểm soát nhiều lãnh vực quan trọng nhất trong sinh hoạt kinh tế (nhà băng, thị trường chứng khoán ...) và khoa học (giáo sư đại học, khoa học khảo cứu gia, bác học …) và quan trọng nhất là hoàn toàn kiểm soát “media” (truyền thông, báo chí, kỹ nghệ phim ảnh, truyền hình ...) ở Hoa Kỳ, Chỉ riêng với vấn để truyền thông (“media”) này, người Do thái đã dùng nó để hướng dư luận và quan điểm của dân Mỹ và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách lãnh đạo đối nội cũng như đối ngoại của Hoa kỳ theo các chiều hướng có lợi cho quốc gia Do thái. Vì vậy, Do thái chỉ có khoảng 3 triệu dân vẫn đánh thắng một cách rất dễ dàng các liên minh quân sự của Ả Rập có đến trên 100 triệu! Người Do thái lưu vong không cần phải lên tiếng tự hào về dòng giống Do thái của họ.
Các dân tộc khác sống trên đất Mỹ phải tự nhiên nể và sợ họ là đằng khác!
Dân Việt lưu vong không có cái gì phải xấu hổ về sự lưu vong của mình. Có xấu hổ hay không là những các nỗ lực khoe khang hoang tưởng, phỉ báng lẫn nhau, ném bùn vào mặt nhau, đâm sau lưng nhau ở hải ngoại. Dân Việt Nam lưu vong mình nên cố gắng nhìn bài học lưu vong của dân Do thái để xây dựng một niềm tự hào, một sức mạnh lưu vong riêng cho chính mình.
Lúc nào cũng ra rả chiến thắng này, chiến thắng nọ; nhưng nhìn lại xem ai? phe nào, là những người thực sự chịu đau khổ. Thực tế cho thấy “kẻ thua” thì ngoài một số ít chết (tỷ lệ số chết quá nhỏ so với dân và quân Việt bị chết!) chẳng thương tổn gì gọi là quá đáng cả. Họ vẫn là cường quốc, vẫn mạnh giỏi. Còn nước Việt Nam dân số đứng thứ 13 trên thế giới, với diện tích thuộc hàng trung vẫn bị coi là “nhược tiểu” (hãy xem nước Đức với diện tích và dân số như Việt Nam mà không bao giờ bị xem là nhược tiểu!) mà lại có về hài lòng! Tự sướng tự rên! Tự hào! Không biết lấy ở đâu ra? Tại sao chúng ta không làm cho mình thật mạnh để không nước nào dám xâm lấn, dám xâm lăng, dám cai trị chúng ta? Chúng ta tự hào thông minh, nhưng đó chỉ là cái thông minh vặt. Chúng ta dùng những “thành tích” nổi bật của một số nhỏ người Việt ở nước ngoài để cho rằng Việt Nam giỏi, nhưng đó chỉ là cái “tâm lý nhược tiểu.” Chúng ta phải dùng những cái “không phải của mình” để “tự khen;” đem những lời khen “ngoại giao” của người ngoại quốc để “tự thỏa mãn” cái tâm lý nhược tiểu của mình. Những người được đào tạo tài giỏi ở nước ngoài là nhờ “tài của nước ngoài” chứ không phải cái “tài của nước mình,” chưa đáng được dùng để gọi là “tự hào dân tộc.” Phải chờ đến lúc có du sinh ngọai quốc nài nỉ, nộp đơn xin được đến “du học” ở Việt Nam để học cái tài của nước Việt mình thì mới tính đến chuyện “tự hào” cũng chưa muộn!
Nếu chúng ta không suy gẫm kỹ lưỡng và đánh giá cho đúng con người mình, không dám nhìn thẳng vào sự yếu kém chung của mình, mà chỉ nhìn vào một vài “thành tích nổi bật lẻ tẻ” rồi tự hào, từ mãn thì đến muôn năm nữa vẫn không thoát ra khỏi cái thân phận nhược tiểu. Như vậy có một vấn để quan trọng thấy rõ không chối cãi được là vấn đề “lãnh đạo” (kể cả loại lãnh đạo “sắt máu” như Hitler của Đức quốc xã!). Lãnh đạo sáng suốt sẽ đưa đất nước vượt lên các yếu kém lạc hậu, các chèn ép của quốc tế. Thật là buồn, nếu chưa muốn nói là một sự sỉ nhục phải là công dân dưới chế độ CS, đã và đang phải chấp nhận những kẻ không ra gì lãnh đạo mình. Đó là cái lãnh đạo thiếu đạo đức, lãnh đạo đang hủy họai đạo đức, đang hủy hoại truyền thống tốt lành của xã hội Việt Nam; lãnh đạo dốt nát, độc ác, lãnh đạo lừa dối hành hạ dân lành. Ở Việt Nam bây giờ sự dối trả là căn bản cho mọi sinh hoạt của xã hội. Dối trá từ việc học hành, thi cử, việc làm, sản xuất cho đến thái độ cư xử với những người chung quanh với một đất nước như vậy thì chỉ còn có các bác thật “anh hùng” và thật “kiệt xuất” mới dám có “can đảm” cảm thấy tự hào vì nó.
Cái óai oăm ở đây là hình như là người dân Việt Nam ở trong nước chưa cảm thấy có nhu cầu cần thiết để thay đổi chế độ và đòi hỏi thêm quyền chính trị. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, người Việt Nam mình giỏi “chịu đựng” mà!. Ừ thì chịu đựng nghèo, chịu đựng đói khổ đã đành; nay thậm chí còn giỏi chịu đựng cả sự sỉ nhục! Chưa có nhu cầu thay đổi, thì đào đâu ra động lực thay đổi. Không có động lực thì cũng kể như cứ việc thong thả nằm yên theo kiểu “con rùa lật ngửa” cho nó được việc! Cho qua ngày qua tháng! Muốn đi đến chỗ “có động lực” thì phải có một bộ máy giáo dục, thông tin hữu hiệu để giải thích cho mọi người hiểu tại sao cần phải có sự thay đổi (Nên biết “Lãnh đạo cũng giống như tã lót. Nó cần phải được thay thường xuyên – vì chung một lý do!) và thay đổi sẽ đem lại cho họ và con cháu họ những ích lợi gì. Nói tóm lại, đây là một chuyện to tát phải làm. Rất tiếc công việc này còn to tát hơn vì CS đã biến một khối 83 triệu người Việt thành mù, điếc và câm từ khuya rồi. Người có can đảm đi khai sáng họ sẽ bị lên án là “phản động”!. Người muốn đi chữa bệnh nan y (Mù câm và điếc) sẽ phải trả giá rất đắt như bị tù đày, bị bao vây an sinh. Thành ra, chỉ còn một giải pháp tiêu cực là đợi cho tham nhũng đến cùng cực, sự suy sụp đạo đức xã hội đến tột đỉnh thì CS sẽ tự nó hủy diệt nó! Cái giá của sự chờ đợi này có thể con đắt hơn mấy lần đi tù, bị bao vây kinh tế mà rất ít người biết.
Đôi khi mình cũng cần soi gương, không phải để tự ti hay tự hào, mà để tự đặt câu hỏi cho mình. Tự hỏi mình là tại sao người Việt thông minh mà dân tộc mình vẫn phải chịu nghèo đói; tại sao người Việt chăm chỉ mà vẫn còn người Việt đi làm thuê làm mướn với lương rẻ mạt ở những quốc gia cũng chẳng hơn Việt Nam bao nhiêu như Mã lai, Ba lan, Hung gia lợi …; Có lẽ vì vì chúng ta không dám chấp nhận sự thật, vẫn ngủ quên trên chiến thắng; vẫn coi thường những dân tộc khác mà không biết là họ khôn ngoan hơn mình.
Đôi khi cũng nên nhìn vào gương để thấy mình còn may mắn vì nước Việt Nam mình ít ra chưa biến thành một Tây tạng hay một Đài loan thứ hai. Cứ đem cái quá khứ vẻ vang của dân tộc ra mà tự hào thì cái hiện tại chỉ càng làm cho mình đau lòng thêm. Hãy nhìn các anh hùng dân tộc đã đứng lên chiến đấu dành độc lập cho đất nước. Nếu chỉ mấy ông ấy đứng lên một mình không thôi thì có lẽ đã bị Tầu hay Tây (hay Mỹ) nó mượn chỗ đội nón từ khuya rồi. Làm quái gì mà có được “chiến tích thần kỳ”. Các ông ấy phải cần có sự hy sinh vô bờ vô bến của dân ngu khu đen nữa chứ!!! Lãnh đạo đến; rồi lãnh đạo lại đi (hoặc bị tiêu diệt!) Nhưng dân thì muôn đời vẫn còn. Cổ nhân đã nói : “Quân nhất thời; Dân vạn đại”! là vậy. Dân tộc và nước Việt Nam đã bị vùi dập nhiều rồi; không đáng phải bị lãnh đạo (bất xứng) vùi dập thêm.
Lời Kết:
Trước khi muốn chạy, thì phải tập đi cái đã. Dù có muốn hay không, dù đã sửa sắc đẹp toàn diện rồi, mình cũng vẫn là người Việt Nam, điều đó không thể chối cãi được. Câu hỏi đơn giản là mình có tự hào về bản thân mìnkhông? Nếu mình không có tự hào cá nhân thì cũng chưa nên bàn đến tự hào dân tộc.
Tự hào thì có nhiều thứ lắm. Lịch sử liệt kê ra hai loại tự hào là
- Thành quả quân sự (chiến tranh
- Chiến tranh lại được chia ra làm hai loại: chiến tranh tự vệ và chiến tranh xâm lược mà ông cha mình gọi là “mở màng bỏ cõi!”).
Oái oăm là cả người tự vệ lẫn người xâm lược cùng tự hào một lượt. Người xâm lược tự hào về sức mạnh. Xâm lược thành công nhanh chóng trong một thời gian ngắn được xem như một niềm tự hào, một chiến tích vẻ vang. Người đấu tranh tự vệ giữ nước tự hào về sự kiên cường, bất khuất, anh dũng.
- Thành qủa xây dựng:
Các nước giàu mạnh tân tiến ngoài cái tự hào chiến tranh họ còn tự hào về các công trình xây dựng lớn lao, nền kinh tế khoa học kỹ thuật vượt bực góp phần vào sự phát triển chung của thế giới. Nhưng thật buồn là Việt Nam ta, cho đến nay chỉ có một cái tự hào về chiến tranh thôi! Tự hào chiến tranh cuối cùng là chiến thắng trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước!” Cái chiến tranh này xẩy ra đúng vào lúc thế giới đang ở giai đoạn chiến tranh lạnh (giữa “Tây Phương và Nga sô” hay là “Thế giới Tự do và Cộng Sản quốc tế”) thì chỉ riêng có một mình Việt Nam là nhào đầu vào chiến tranh nóng thôi! Việt Nam thắng trận có nên tự hào không? Có lẽ có! Nhưng đó là tự hào của người Cộng sản chứ không phải là tự hào của “Tổ quốc Việt Nam”.
“Giặc Mỹ” đến giúp Nam Hàn tự do đánh nhau với CS Bắc Hàn trước khi có chiến tranh nóng ở Việt Nam. Bây giờ là năm 2007, chiến tranh nóng Việt Nam đã nguội ngơ rồi! Dân tộc Việt Nam đã trở thành “dân tộc anh hùng rồi”! Bắc Hàn và Nam Hàn đã đồng ý chia lãnh thổ từ lâu rồi; “Đế quốc Mỹ” vẫn còn có quân đội đóng ở Nam Hàn. Đã có ai thấy là “đế quốc Mỹ” cướp một tấc đất nào của Nam Hàn không? “Đế quốc Mỹ” còn ở đó giúp Nam Hàn tự do phát triển thành một sức mạnh kinh tế giầu có nhất ở Á châu mà nhiều con gái nước Việt anh hùng muốn sang làm cô dâu! (Không thấy có cô gái Việt Nam nào muốn sang làm cô dâu ở Bắc Hàn anh hùng cả! Lạ nhỉ!!!)
Trần Văn Giang
* Lời mở đầu: Đây là nhận định và ý kiến cá nhân của người viết mà thôi. Đúng hay sai còn tùy hoàn cảnh, kinh nghiệm và sự thẩm định của mỗi đọc giả.
Cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo lỗi lạc, một học giả danh tiếng và cũng là vị Thủ Tướng đầu tiên của Việt Nam, đã viết trong bộ sử “Việt Nam Sử Lược” (1925) về tính tình, tư cách của người Việt Nam (nguyên văn – trang 7 tiểu mục “Người Việt Nam”) như sau: “Về đàng trí tuệ và tính tình thì người Việt nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, làm năm Đạo Thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà khi đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.
Tâm địa nông nỗi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma tin quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng Nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.”
Những lời nhận định về người Việt này đã cũ trên 80 năm mà chưa thấy ai lên tiếng phê phán Cụ là “không chính xác”,“sai lầm”, “thiếu công minh”, “thiên vị” hay “sỉ nhục dân tộc”!
Nhiều người còn cho là Cụ có nhiệt tâm muốn thành thật vạch ra những cái tốt và cái xấu của người mình để hậu sinh học hỏi, sửa đổi; hầu xây dựng một tương lai trong sáng và tiến bộ cho đất nước.
Đất nước vừa trải qua những biến cố nghiêm trọng, lòng người hoang mang, ngờ vực, suy tư … Người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngọai đã có rất nhiều băn khoăn nan giải về vấn đề “mình phải tự nghĩ về mình thế nào?” hoặc “mình nên trả lời thế nào về dân tộc mình trong trường hợp có người ngọai quốc hỏi?”. Trong bài nhận định này, tôi xin phép theo bước chân của cụ Trần Trọng Kim để đóng góp một vài ý kiến cá nhân có thể còn rất phiến diện. Rất mong được quý vị đọc giả chỉ giáo thêm.
Trong thời buổi này, người Việt, chẳng cần phải tự hào mà cũng chẳng cần phải tự ti. Khi được hỏi mình cứ trả lời cho đúng, đầy đủ, vừa phải, không dư thừa … là được rồi. Chối bỏ nguồn gốc của mình, hay vênh vang ngạo mạn đều hồ đồ cả - Cứ nói sự thật. Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác, cũng có cái hay cái đẹp, cũng có cái xấu xa. Tự hào, hay tự ti, là ở ngay chính con người mình. Nếu mình thật sự giỏi thì chẳng cần biết mình là dân tộc nào, thiên hạ đều phục.
Người Việt chẳng có gì mà phải tự ti. Thế giới còn có nhiều nước tệ hại, kinh sợ hơn Việt Nam nhiều: cướp bóc giữa ban ngày, đĩ điếm đứng đầy đường, dân đen bị bóc lột hành hạ tàn nhẫn hơn, chính phủ độc tài cai trị sắt máu hơn, xã hội bị phân hoá khủng khiếp hơn, tham nhũng ở nhiều nước còn tàn chi hơn … (tôi không tiện liệt kê tên các quốc gia này vì vấn đề tế nhị!) Tóm lại, chẳng có lý do gì phải tự ti mặc cảm.
Người Việt Nam cũng chẳng có gì quá đáng để tự hào. Tự hào thế nào được khi quốc gia bị bêu riếu mọi nơi là lạc hậu. Tự hào thế nào được khi quốc tế liệt kê Việt Nam trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo tận mạng, tham nhũng như ranh, dân trí đội sổ, dân chủ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Chắc chắn sẽ có người sẽ giận dữ lên tiếng nhắc nhở tôi về lịch sử vẻ vang của Việt Nam, cái tài quân sự của người Việt, đánh thắng đế quốc Mông cổ; và mới đây đánh thắng luôn một lúc 3 đế quốc. Trong vấn để chiến thắng trong lịch sử này, tôi xin dẫn một câu chuyện điển hình về đại sứ VC tại Thái Lan mới đây để quý vi suy gẫm. Đại sứ VC đã trình bày một cách tự hào về Việt nam với Quốc Vượng Thái Lan là: ”Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 3 đế quốc.”
Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời đại sứ VC là: “Nước Thái lan chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả!” (nên biết Thái Lan cũng không phải đánh nhau với quân Mông cổ!)
Lịch sử Việt nam hiện nay đã được viết dài dòng về công cuộc đấu tranh chống Pháp dành độc lập cho 25 (?) triệu dân Việt. Kết quả đưa đến việc thực dân Pháp đầu hàng sau trận Điện Biên Phủ 1954. Đồng thời, lịch sử thế giới cũng ghi lại là Thánh Gandhi của Ấn độ, dành lại độc lập cho 600 triệu dân Ấn độ mà không phải đổ một giọt máu nào. Ngay như thiên tài quân sự Tổn Tử (trong “Binh pháp Tôn Tử,” trang 4, Thiên thứ 3 “Mưu Công”) đã định nghĩa thế nào là “Quân sự giỏi” như sau (nguyên văn): “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.
Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì. Cho nên người giỏi dụng binh, thắng được địch quân mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất định phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn dành được thắng
lợi hoàn toàn.”
Như vậy, “thắng mà không phải đổ một giọt máu nào!” mới gọi là giỏi. Chứ còn phải nướng vài triệu nhân mạng để giải phóng vài chục triệu nhân mạng thì không biết phải nói hay ở chỗ nào?… Cũng nên biết thêm, thực dân Pháp mặc dù không bị thua trận ở Algeria, nhưng thực dân Pháp đã phải tự động trả độc lập cho Algeria (hoàn cảnh quốc gia này bị Pháp đô hộ giống y hệt như hoàn cảnh của Việt Nam) vì chính sách thực dân đã bị xem là lỗi thời, bị quốc tế phỉ báng.
Hiển nhiên, nhiều người ngoại quốc đã có sẵn những thành kiến về người Á châu nói chung (và người Việt Nam nói riêng) là hay ăn cắp vặt, lười biếng, ở bẩn thiếu vệ sinh thì mình cũng giải thích với họ là dân tộc nào cũng có kẻ thế này người thế khác; Hoặc gặp kẻ tán tụng dân tộc mình (phần lớn vì vấn đề thông lệ giao tế, không biết họ có thành thật hay không?) như là: “À! Anh thuộc về dân tộc vẻ vang nhất của thời đại …”. Thì cũng từ tốn cố giải thích với họ là bây giờ là thế kỷ 21 rồi, những chuyện đánh nhau không cần thiết đó đã xưa rồi, bỏ qua đi tám, lập lại cũng chẳng có ích lợi gì. Những “vẻ vang” đó không thể tự nhiên mang lại no ấm, hạnh phúc hơn cho dân tộc.
Hãy nghe một nữ sinh viên Việt Nam du học (bây giờ còn được gọi là du sinh) ở Singapore (Tân Gia Ba) đã tâm sự như sau: “Em chả dám bàn về chính chị chính em gì hết. Bởi vì bố mẹ
bảo em là con gái không nên xen vào chuyện làng chuyện nước”!
Năm 2001, cả giòng họ nhà em chắt mót lắm mới đủ tiền cho em đi Singapore du học tự túc. Thời gian mới qua em rất bất ngờ vì người dân bên đó hòa đồng và mến khách còn hơn cả cái kiểu tiếp khách của các bác trong các chương trình du lịch bên mình nhiều lắm. Em có một cô bạn gái người Singapore bên đấy. Hôm nọ, cô ấy rủ em đến nhà mấy người bạn Singapore chơi. Cô ấy lại dặn em là ‘khi người ta hỏi thì đừng bảo là người Việt Nam nhá!’ Em ức lắm và vì tự ái dân tộc nữa nên đến lúc mấy người kia hỏi em cứ nghênh mặt lên và trả lời ngay: ‘I am Vietnamese.’ Úi giời ơi! Sau câu trả lời ấy thái độ của cả nhóm thay đổi ngay. Cả buổi chẳng có ma nào hỏi han gì đến em câu nào nữa. Khi về cô bạn kia mới giải thích cho biết phụ nữ Singapore rất có ác cảm với phụ nữ Việt Nam bởi vì 80% phụ nữ Việt Nam qua Singapore đều làm … hết. Họ không muốn thân với em vì sợ em sẽ cướp chồng họ.
Đấy! Các bác cho em lời khuyên là có nên nghênh mặt bảo mình là người Việt Nam nữa không???”
Chúng ta nên buồn năm phút!! Hay nên tự hào năm phút?! Nghiêm chỉnh mà nói cho nhau nghe, hay để dạy dỗ con cái thôi là Việt Nam có nhiều cái rất đẹp và đáng tự hào. Bởi vì một cô gái xấu xí đến đâu, nếu nhìn kỹ vẫn tìm thấy một vài nét đặc biệt. Chẳng hạn cái thông minh cũng có thể làm mờ các khuyết điểm khác đi. Đất nước không thể vì một nền kinh tế chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói, bị đè đầu cưỡi cổ triền miên mà người dân phải cho rằng mình đành chịu đựng một sự nhục nhã. Lịch sử Việt Nam dài hơn 4000 năm thì 60 hay 100 năm đâu có nghĩa lý gì. Nếu phải so sánh với các nước khác trên thế giới thì vấn đề lạc hậu, xuống dốc như thế này phải làm các ông lãnh đạo cảm thấy xấu họ mới đúng. Người dân đen không có gì phải xấu hổ cả. Kể cả cô em gái du học ở Singapore!
Ở hoàn cảnh nào cũng vậy. Không ai muốn vạch áo cho người xem lưng. Nhưng phải nói cho nhau nghe là ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo không hề để ý gì đến văn hóa Việt Nam; cho nên nền văn hóa cứ thế mà tụt dốc phi mã. Các lãnh tụ “siêu việt”, “kiệt xuất” hoang tưởng chỉ có một cách, một phương thức một bài duy nhất dùng để phô trương, tự hào về Việt Nam là “chiến thắng vinh quang”; ngoài ra không có một thực chất hay một khả năng nào có thể dùng để xây dựng, phát triển dân giầu nước mạnh được. Nhật Bản sau 30 năm bại trận, từ đống tro tàn, không tài nguyên … trở thành một siêu cường của thế giới. Việt Nam sau 30 năm chiến thắng vinh quang, với tài nguyên dồi dào … vẫn không làm nổi một cái đinh ốc cho ra hồn. Hoang tưởng là ở chỗ đó.
Ở ngọai quốc, khi nói đến Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến các vấn đề “nghèo”, “cộng sản”, “vòng lẩn quẩn cộng sản - nghèo …” tòan những cái “negative values”; chứ chẳng thấy “vinh quang” ở đâu cả? … Không hiểu dân tộc Việt Nam mắc nợ gì với CS mà CS cứ đeo dính dân tộc mình hoài vậy? (nên biết trên thế giới có trên 193 quốc gia – kể cả Vatican City - nhưng chỉ còn vỏn vẹn có 4 dân tộc “anh hùng” vẫn còn mắc nợ CS thôi!?)
Mỗi người có quan điểm chiến lược khác nhau; Có mức độ kỳ vọng khác nhau. Nhưng tôi nhìn nhận là người Việt có một số ưu điểm như sau:
1. Chịu được gian khổ (bị đô hộ trên 1000 năm vẫn sống; ăn “bobo,” khoai sắn độn dài dài vẫn sống; bị tù đày dài dài vẫn sống; nhịn đói 10 - 20 ngày trên biển vẫn sống, …)
2. Tương đối dễ hòa và hội nhập với nền văn hóa dị biệt của nước người
3. Tương đối chăm chỉ so với một số dân tộc khác
4. Tương đối thông minh (không ngu quá!)
Chỉ có cái điểm “chịu đựng” là coi bộ nổi bật. Ba điểm còn lại cũng còn lờ mờ, khó nói, không rõ cho lắm! Nhưng mà dân tộc nào chả thế! Không chịu đựng được thì đã họ tự sát hết từ lâu rồi còn gì. Mà đâu có thấy dân tộc nào tự tử ào ào một lúc chỉ vì khổ quá đâu?
Nói về “văn hoá lưu vong” dường như chỉ có Do thái và Việt Nam có. Nhưng so sánh Do thái và Việt nam có vẻ không công bằng. Dân Do thái bỏ đất đai ra đi vì bị các áp lực tôn giáo (Hồi giáo) và chủng tộc (Ả rập) ở Địa trung hải quá mạnh. Nếu ở lại họ sẽ bị tiêu diệt, bị xóa sổ. Dân Việt Nam bỏ đất nước ra đi bởi vì chính trị của người chính người Việt Nam chứ không phải vì áp lực của lân bang (hãy xem lại lịch sử thấy là dù Tầu có đánh mạnh đến đâu đi nữa, thì người Việt vẫn bám lấy đất và chiến đấu đến cùng!) Cái giống nhau là dân Do thái và dân Việt sống rải rác ở nhiều quốc gia Âu châu vẫn nhất là ở Hoa kỳ. Bây giờ hãy nhìn dân Do thái và dân Việt lưu vòng trên đất Mỹ.
Chúng ta tìm thấy rất nhiều chuyện để học từ dân Do thái.
Người Do thái ở Mỹ không phải là những người “… bài bác nhạo chế nhau … thường thì nhút nhát … hay khiếp sợ … tâm địa nông nổi hay làm liều … không kiên nhẫn … hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài … hiếu danh vọng … thích chơi bời, mê cờ bạc … Kiêu ngạo và hay nói khoác … (nguyên văn lời của cụ Trần Trọng Kim đã viết ở phần trên!)” như dân Việt lưu vong. Ngược lại, dân Do thái (lưu vong) gián tiếp chỉ huy mọi chính sách của Mỹ: người Do thái gần như hoàn toàn kiểm soát nhiều lãnh vực quan trọng nhất trong sinh hoạt kinh tế (nhà băng, thị trường chứng khoán ...) và khoa học (giáo sư đại học, khoa học khảo cứu gia, bác học …) và quan trọng nhất là hoàn toàn kiểm soát “media” (truyền thông, báo chí, kỹ nghệ phim ảnh, truyền hình ...) ở Hoa Kỳ, Chỉ riêng với vấn để truyền thông (“media”) này, người Do thái đã dùng nó để hướng dư luận và quan điểm của dân Mỹ và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách lãnh đạo đối nội cũng như đối ngoại của Hoa kỳ theo các chiều hướng có lợi cho quốc gia Do thái. Vì vậy, Do thái chỉ có khoảng 3 triệu dân vẫn đánh thắng một cách rất dễ dàng các liên minh quân sự của Ả Rập có đến trên 100 triệu! Người Do thái lưu vong không cần phải lên tiếng tự hào về dòng giống Do thái của họ.
Các dân tộc khác sống trên đất Mỹ phải tự nhiên nể và sợ họ là đằng khác!
Dân Việt lưu vong không có cái gì phải xấu hổ về sự lưu vong của mình. Có xấu hổ hay không là những các nỗ lực khoe khang hoang tưởng, phỉ báng lẫn nhau, ném bùn vào mặt nhau, đâm sau lưng nhau ở hải ngoại. Dân Việt Nam lưu vong mình nên cố gắng nhìn bài học lưu vong của dân Do thái để xây dựng một niềm tự hào, một sức mạnh lưu vong riêng cho chính mình.
Lúc nào cũng ra rả chiến thắng này, chiến thắng nọ; nhưng nhìn lại xem ai? phe nào, là những người thực sự chịu đau khổ. Thực tế cho thấy “kẻ thua” thì ngoài một số ít chết (tỷ lệ số chết quá nhỏ so với dân và quân Việt bị chết!) chẳng thương tổn gì gọi là quá đáng cả. Họ vẫn là cường quốc, vẫn mạnh giỏi. Còn nước Việt Nam dân số đứng thứ 13 trên thế giới, với diện tích thuộc hàng trung vẫn bị coi là “nhược tiểu” (hãy xem nước Đức với diện tích và dân số như Việt Nam mà không bao giờ bị xem là nhược tiểu!) mà lại có về hài lòng! Tự sướng tự rên! Tự hào! Không biết lấy ở đâu ra? Tại sao chúng ta không làm cho mình thật mạnh để không nước nào dám xâm lấn, dám xâm lăng, dám cai trị chúng ta? Chúng ta tự hào thông minh, nhưng đó chỉ là cái thông minh vặt. Chúng ta dùng những “thành tích” nổi bật của một số nhỏ người Việt ở nước ngoài để cho rằng Việt Nam giỏi, nhưng đó chỉ là cái “tâm lý nhược tiểu.” Chúng ta phải dùng những cái “không phải của mình” để “tự khen;” đem những lời khen “ngoại giao” của người ngoại quốc để “tự thỏa mãn” cái tâm lý nhược tiểu của mình. Những người được đào tạo tài giỏi ở nước ngoài là nhờ “tài của nước ngoài” chứ không phải cái “tài của nước mình,” chưa đáng được dùng để gọi là “tự hào dân tộc.” Phải chờ đến lúc có du sinh ngọai quốc nài nỉ, nộp đơn xin được đến “du học” ở Việt Nam để học cái tài của nước Việt mình thì mới tính đến chuyện “tự hào” cũng chưa muộn!
Nếu chúng ta không suy gẫm kỹ lưỡng và đánh giá cho đúng con người mình, không dám nhìn thẳng vào sự yếu kém chung của mình, mà chỉ nhìn vào một vài “thành tích nổi bật lẻ tẻ” rồi tự hào, từ mãn thì đến muôn năm nữa vẫn không thoát ra khỏi cái thân phận nhược tiểu. Như vậy có một vấn để quan trọng thấy rõ không chối cãi được là vấn đề “lãnh đạo” (kể cả loại lãnh đạo “sắt máu” như Hitler của Đức quốc xã!). Lãnh đạo sáng suốt sẽ đưa đất nước vượt lên các yếu kém lạc hậu, các chèn ép của quốc tế. Thật là buồn, nếu chưa muốn nói là một sự sỉ nhục phải là công dân dưới chế độ CS, đã và đang phải chấp nhận những kẻ không ra gì lãnh đạo mình. Đó là cái lãnh đạo thiếu đạo đức, lãnh đạo đang hủy họai đạo đức, đang hủy hoại truyền thống tốt lành của xã hội Việt Nam; lãnh đạo dốt nát, độc ác, lãnh đạo lừa dối hành hạ dân lành. Ở Việt Nam bây giờ sự dối trả là căn bản cho mọi sinh hoạt của xã hội. Dối trá từ việc học hành, thi cử, việc làm, sản xuất cho đến thái độ cư xử với những người chung quanh với một đất nước như vậy thì chỉ còn có các bác thật “anh hùng” và thật “kiệt xuất” mới dám có “can đảm” cảm thấy tự hào vì nó.
Cái óai oăm ở đây là hình như là người dân Việt Nam ở trong nước chưa cảm thấy có nhu cầu cần thiết để thay đổi chế độ và đòi hỏi thêm quyền chính trị. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, người Việt Nam mình giỏi “chịu đựng” mà!. Ừ thì chịu đựng nghèo, chịu đựng đói khổ đã đành; nay thậm chí còn giỏi chịu đựng cả sự sỉ nhục! Chưa có nhu cầu thay đổi, thì đào đâu ra động lực thay đổi. Không có động lực thì cũng kể như cứ việc thong thả nằm yên theo kiểu “con rùa lật ngửa” cho nó được việc! Cho qua ngày qua tháng! Muốn đi đến chỗ “có động lực” thì phải có một bộ máy giáo dục, thông tin hữu hiệu để giải thích cho mọi người hiểu tại sao cần phải có sự thay đổi (Nên biết “Lãnh đạo cũng giống như tã lót. Nó cần phải được thay thường xuyên – vì chung một lý do!) và thay đổi sẽ đem lại cho họ và con cháu họ những ích lợi gì. Nói tóm lại, đây là một chuyện to tát phải làm. Rất tiếc công việc này còn to tát hơn vì CS đã biến một khối 83 triệu người Việt thành mù, điếc và câm từ khuya rồi. Người có can đảm đi khai sáng họ sẽ bị lên án là “phản động”!. Người muốn đi chữa bệnh nan y (Mù câm và điếc) sẽ phải trả giá rất đắt như bị tù đày, bị bao vây an sinh. Thành ra, chỉ còn một giải pháp tiêu cực là đợi cho tham nhũng đến cùng cực, sự suy sụp đạo đức xã hội đến tột đỉnh thì CS sẽ tự nó hủy diệt nó! Cái giá của sự chờ đợi này có thể con đắt hơn mấy lần đi tù, bị bao vây kinh tế mà rất ít người biết.
Đôi khi mình cũng cần soi gương, không phải để tự ti hay tự hào, mà để tự đặt câu hỏi cho mình. Tự hỏi mình là tại sao người Việt thông minh mà dân tộc mình vẫn phải chịu nghèo đói; tại sao người Việt chăm chỉ mà vẫn còn người Việt đi làm thuê làm mướn với lương rẻ mạt ở những quốc gia cũng chẳng hơn Việt Nam bao nhiêu như Mã lai, Ba lan, Hung gia lợi …; Có lẽ vì vì chúng ta không dám chấp nhận sự thật, vẫn ngủ quên trên chiến thắng; vẫn coi thường những dân tộc khác mà không biết là họ khôn ngoan hơn mình.
Đôi khi cũng nên nhìn vào gương để thấy mình còn may mắn vì nước Việt Nam mình ít ra chưa biến thành một Tây tạng hay một Đài loan thứ hai. Cứ đem cái quá khứ vẻ vang của dân tộc ra mà tự hào thì cái hiện tại chỉ càng làm cho mình đau lòng thêm. Hãy nhìn các anh hùng dân tộc đã đứng lên chiến đấu dành độc lập cho đất nước. Nếu chỉ mấy ông ấy đứng lên một mình không thôi thì có lẽ đã bị Tầu hay Tây (hay Mỹ) nó mượn chỗ đội nón từ khuya rồi. Làm quái gì mà có được “chiến tích thần kỳ”. Các ông ấy phải cần có sự hy sinh vô bờ vô bến của dân ngu khu đen nữa chứ!!! Lãnh đạo đến; rồi lãnh đạo lại đi (hoặc bị tiêu diệt!) Nhưng dân thì muôn đời vẫn còn. Cổ nhân đã nói : “Quân nhất thời; Dân vạn đại”! là vậy. Dân tộc và nước Việt Nam đã bị vùi dập nhiều rồi; không đáng phải bị lãnh đạo (bất xứng) vùi dập thêm.
Lời Kết:
Trước khi muốn chạy, thì phải tập đi cái đã. Dù có muốn hay không, dù đã sửa sắc đẹp toàn diện rồi, mình cũng vẫn là người Việt Nam, điều đó không thể chối cãi được. Câu hỏi đơn giản là mình có tự hào về bản thân mìnkhông? Nếu mình không có tự hào cá nhân thì cũng chưa nên bàn đến tự hào dân tộc.
Tự hào thì có nhiều thứ lắm. Lịch sử liệt kê ra hai loại tự hào là
- Thành quả quân sự (chiến tranh
- Chiến tranh lại được chia ra làm hai loại: chiến tranh tự vệ và chiến tranh xâm lược mà ông cha mình gọi là “mở màng bỏ cõi!”).
Oái oăm là cả người tự vệ lẫn người xâm lược cùng tự hào một lượt. Người xâm lược tự hào về sức mạnh. Xâm lược thành công nhanh chóng trong một thời gian ngắn được xem như một niềm tự hào, một chiến tích vẻ vang. Người đấu tranh tự vệ giữ nước tự hào về sự kiên cường, bất khuất, anh dũng.
- Thành qủa xây dựng:
Các nước giàu mạnh tân tiến ngoài cái tự hào chiến tranh họ còn tự hào về các công trình xây dựng lớn lao, nền kinh tế khoa học kỹ thuật vượt bực góp phần vào sự phát triển chung của thế giới. Nhưng thật buồn là Việt Nam ta, cho đến nay chỉ có một cái tự hào về chiến tranh thôi! Tự hào chiến tranh cuối cùng là chiến thắng trong cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước!” Cái chiến tranh này xẩy ra đúng vào lúc thế giới đang ở giai đoạn chiến tranh lạnh (giữa “Tây Phương và Nga sô” hay là “Thế giới Tự do và Cộng Sản quốc tế”) thì chỉ riêng có một mình Việt Nam là nhào đầu vào chiến tranh nóng thôi! Việt Nam thắng trận có nên tự hào không? Có lẽ có! Nhưng đó là tự hào của người Cộng sản chứ không phải là tự hào của “Tổ quốc Việt Nam”.
“Giặc Mỹ” đến giúp Nam Hàn tự do đánh nhau với CS Bắc Hàn trước khi có chiến tranh nóng ở Việt Nam. Bây giờ là năm 2007, chiến tranh nóng Việt Nam đã nguội ngơ rồi! Dân tộc Việt Nam đã trở thành “dân tộc anh hùng rồi”! Bắc Hàn và Nam Hàn đã đồng ý chia lãnh thổ từ lâu rồi; “Đế quốc Mỹ” vẫn còn có quân đội đóng ở Nam Hàn. Đã có ai thấy là “đế quốc Mỹ” cướp một tấc đất nào của Nam Hàn không? “Đế quốc Mỹ” còn ở đó giúp Nam Hàn tự do phát triển thành một sức mạnh kinh tế giầu có nhất ở Á châu mà nhiều con gái nước Việt anh hùng muốn sang làm cô dâu! (Không thấy có cô gái Việt Nam nào muốn sang làm cô dâu ở Bắc Hàn anh hùng cả! Lạ nhỉ!!!)
Trần Văn Giang
No comments:
Post a Comment