Saturday, January 9, 2010

“DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI!” - Lm Nguyễn Hữu Lễ




Lm Nguyễn Hữu Lễ


Tôi xin mượn câu “DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI!” trong một bài hát khá phổ biến mà không nhớ tên tác giả để làm tựa đề cho bài khai bút đầu năm 2010. Xin chân thành cám ơn tác giả bài hát đã viết lên một câu rất phù hợp trong thời điểm lịch sử của Dân Tộc Việt Nam hiện nay. Trước tình trạng dầu xôi lửa bỏng với hiểm họa thôn tính của Bắc Phương đang gần kề câu hát “DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI!” không còn chỉ là một lời kêu gọi nhưng đã trở thành mệnh lệnh của Quốc Tổ ban ra cho đàn con dân nước Việt đang trong cơn ngủ mê.

Hiểm họa trước mắt

Nhiều người nhận định là trong thế kỷ 21 này, Trung Cộng đã ngoi lên hàng cường quốc cả về kinh tế lẫn quân sự và trở thành mối đe dọa chung cho cộng đồng thế giới. Nếu Trung Cộng trở thành mối đe doạ của thế giới thì Việt Nam là nạn nhân đầu tiên của kẻ láng giềng khổng lồ này. Trong thời gian gần đây ý đồ xâm lăng của Trung Cộng đối với Việt Nam đã hiện rõ nét qua các hành động lấn chiếm vùng biển, vùng biên giới, vùng Tây nguyên ... là những sự kiện mà không một người Việt nam chân chính nào có thể làm ngơ được. Đây không phải là lần đầu mà dân tộc Việt nam phải đặt vấn đề đối phó với mộng xâm lăng của Trung Quốc. Lịch sử nước nhà qua các triều đại còn ghi lại những lần Tàu mang quân xâm chiếm nước ta, nhưng vì gặp phải ý chí quật cường bất khuất của Dân Tộc Việt Nam nên đã phải tháo lui.

Kinh nghiệm cay đắng này không làm Trung Quốc thui chột mộng xâm lăng nhưng ngược lại càng nung đúc quyết tâm phục hận khi thời cơ đến. Và thời cơ tốt nhất đã đến khi mà Trung Quốc dựng lên được một bộ máy lãnh đạo làm tay sai tại Hà Nội. Chính chế độ Việt gian cộng sản hiện nay vì quyền lợi của cá nhân và phe nhóm đã tự biến thành một chiếc cầu rộng thênh thang cho Trung Cộng tiến vào Việt Nam để thực hiện mộng xâm lăng ngàn đời của họ. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì rồi đây Trung Cộng sẽ biến Việt Nam thành một chư hầu mà không phải tốn một viên đạn, không phải đổ một giọt máu!

Nếu ngày xưa khi Tàu mang quân sang đánh chiếm nước ta thì Triều đình đã huy động sức mạnh toàn dân chống trả và giặc đã phải tháo lui. Ngày nay lịch sử lại tái diễn, Trung Cộng lại giở trò thực hiện mộng xâm lăng nước ta trong lúc dân tộc ta lại bị chế độ Việt gian cộng sản trói tay. Đây là giai đoạn lịch sử đen tối nhất của Dân Tộc Việt Nam vì đang phải chịu cảnh một cổ hai tròng, vừa phải đối phó với Thù Trong lại vừa phải đương đầu với Giặc Ngoài. Bao lâu Thù Trong còn tồn tại thì hiểm hoạ giang sơn ta bị xâm chiếm và Dân Tộc ta bị đồng hoá bởi Giặc Ngoài là điều không thể nào trách khỏi được.

Chế độ Việt gian cộng sản với bản chất vong bản chỉ biết phục vụ cho chủ nghĩa quốc tế ngoại lai và sẵn sàng làm đầy tớ cho Trung Cộng vì quyền lợi của cá nhân và phe nhóm. Nhận biết được sự căm thù của dân chúng nên chế độ Việt gian này luôn đề cao cảnh giác và bằng mọi cách phải vô hiệu hoá sức phấn đấu của thành phần đối kháng trong Dân Tộc mà họ coi là kẻ thù của chế độ. Cách tốt nhất để chế độ độc tài tự do thao túng ngay cả việc cúi đầu dâng đất dâng biển cho Trung Cộng mà không phải gặp sự phản kháng nào, đó là làm thế nào cho người dân phải ngủ mê.

Người dân trong nước ngủ mê

Nếu hiểu một cách thông thường thì ngủ là trạng thái tự nhên của cơ thể để lấy lại sức, nhất là sau khi con người trải qua thời kỳ căng thẳng về tinh thần và quá mệt nhọc về thể chất. Đa số đồng bào trong nước hiện đang ngủ mê trước thời cuộc vì họ đã quá mệt mỏi sau một cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy chục năm. Chẳng những thế, sau khi quê hương vừa im tiếng súng với sự chiến thắng của những kẻ bạo tàn, chế độ cộng sản đã theo gương Liên xô và Trung Cộng áp dụng chính sách bỏ đói để cai trị. Cả một dân tộc bị bỏ đói và bị cướp đoạt trắng tay. Trong cơn đói triền miên đó người dân không còn nghĩ gì khác hơn là tìm miếng ăn cho no bụng và ngủ mê trước thời cuộc.

Nhưng người dân đâu có được yên thân để tìm miếng ăn, họ còn bị đẩy vào cơn lốc điên đảo bởi những biện pháp như kiểm kê và tịch thu tài sản, rồi tới nào là đổi tiền, tập trung cải tạo, cưỡng bức dân đi vùng kinh tế mới, nào là đánh tư sản, hợp tác xã nông nghiệp, họp tổ dân phố, quản lý thị trường, quản lý hộ khẩu, ngăn sông cấm chợ ... Dân chúng lúc đó giống như những hạt thóc nằm trong chiếc cối xay khổng lồ đang quay tít, họ bị nhào lộn, chà sát, dập nát, có người bị nghiền tán ra như cám. Trong khi đó hệ thống công an được thiết lập như một mạng nhện bủa vây toàn thể đất nước. Một công an phụ trách 12 nóc gia, mắt công an như mắt khóm, con ong cái kiến cũng không qua lọt. Chế độ công an trị lại luôn có nhà tù và họng súng hỗ trợ. Trong hoàn cảnh đó người dân trong nước kiệt quệ cả về tinh thần lẫn thể xác và luôn sống trong nỗi sợ hãi và có nhu cầu cần phải ngủ .

Sau khi tạo điều kiện cho thế hệ lớn tuổi ngủ mê, tới khi hàng loạt chế độ cộng sản Đông Âu và cả Liên xô sụp đổ, bọn Việt cộng lo sợ dân chúng, nhất là thế hệ trẻ theo gương đó vùng lên giật sập chế độ nên chế độ đã “gây mê” giới trẻ bằng cách mớm cho họ những thú vui thời thượng như các mốt ăn mặc thời trang, nhảy nhót, phòng trà, đua xe, ca hát, thi hoa hậu .... và bao nhiêu thú vui khác. Nói tóm lại chế độ Việt gian cộng sản đã thành công trong việc biến một số đông dân Việt thành ra số người bị liệt kháng và đang ngủ mê trước những tội ác tày trời của chúng đang tàn phá quê hương. Nặng nề nhất là tội làm tay sai nối giáo cho giặc.

Đồng bào hải ngoại ngủ mê

Về phía Cộng Đồng người Việt hải ngoại mà đại đa số là những người trốn chạy chế độ cộng sản hiện đang sống trên các đất nước tự do là tiếng nói mạnh mẽ nhất để vạch trần tội ác của chế độ Việt gian cộng sản. Sau hơn 30 năm bỏ nước ra đi, cộng đồng người Việt hải ngoại trở nên giàu có và phát triển về nhiều mặt. Nhiều người rất lạc quan, gọi Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại là thành trì chống cộng kiên cố bất khả xâm phạm, là một vùng “communist-free”. Dĩ nhiên chế độ Việt cộng gian manh không dại gì nhắm mắt làm ngơ trước mối lợi kếch sù của số người Việt giàu có này mang lại. Họ phải khai thác nguồn tài chánh gần như vô tận của 3 triệu người Việt hải ngoại và dĩ nhiên mục tiêu sau cùng là phải là cho số người chuyên nghề chống đối này ngủ mê trước tội ác tày trời của chúng. Cái gọi là Nghị quyết 36 là một tính toán rất tinh vi bởi những cái đầu nham hiểm nhất của chế độ.

Có thể nói lúc đầu tất cả người Việt liều chết bỏ nước ra đi trong biến cố 30-4-1975 đều mang tâm trạng hận thù cộng sản. Nhất là khi tên thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng mạt sát những người trốn chạy chế độ bằng câu nói “ Đàn ông là đám ma cô, đàn bà là loại đĩ điếm” thì họ càng căm hận hơn bọn Việt cộng hơn. Biết như vậy nên chế độ quỉ quyệt đã phải hoạch định kế sách từng bước để tiếp cận với cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Trước tiên là kế sách “nhập thành” thật tinh vi và không ai để ý cho đến khi thức tỉnh thì quá muộn.

Viết tới đây tôi nhớ lại một câu chuyện “Dân thành Ninivê chống quỷ” mà tôi đọc trong Nguyệt San Hiệp Nhứt một tờ báo của giáo phận Vĩnh Long vào thời xa xưa. Câu chuyện lấy bối cảnh của thành Ninivê trong Cựu Uớc và chuyện này khá vui và đầy ý nghĩa nên tôi chỉ đọc một lần còn nhớ mãi, hôm nay tôi muốn kể lại để kính tặng đồng bào hải ngoại.

Chuyện kể thế này, ngày nọ có tin là một đàn quỉ đang trên đường hướng về thành Ninivê. Nghe tin này dân trong thành hoảng sợ và nhốn nháo cả lên, vì ai cũng sợ quỷ . Trước tình trạng đó, các bô lão và những người khôn ngoan triệu tập dân chúng đến cuộc họp để tìm phương chống quỷ. Dân chúng bầu lên một Ủy Ban Chống Quỷ gồm những người có uy tín và có kinh nghiệm về quỷ.

Việc đầu tiên, Ủy Ban Chống Quỉ phổ biến cho dân chúng biết là quỷ rất khó nhận diện. Quỷ cũng sinh hoạt nói năng giống như người, chỉ có một điểm duy nhất khác với người là khi bước đi chân quỷ không chạm đất . Vì thế mọi người phải đề cao cảnh giác trong việc phân biệt người với quỷ. Nếu hồ nghi thì hãy cúi sát mặt đất quan sát. Tiếp đến Ủy Ban ra lệnh tu sửa lại tường thành và phân công các tráng đinh trang bị gậy gộc để ban đêm thay phiên nhau canh gác cổng thành. Vừa tan cuộc họp, dân thành Ninivê xông ra đường với một khí thế chưa từng thấy. Người khiêng đá, kẻ đốn cây, người mài dao kẻ chọn gậy ... lo việc chống quỷ.

Đêm đầu tiên, thành Ninivê được canh gác cẩn thận chưa từng có. Sau nửa đêm đàn quỷ kéo đến và thấy cổng thành được canh gác cẩn thận nên chúng không dám vào, nhưng rút lui ra ngoài ẩn nấp và ... tính quỷ kế.

Qua đêm thứ hai, thứ ba, rồi thứ tư, thứ năm, thứ sáu và vài đêm tiếp theo vẫn không có gì xảy ra. Không một lần nào toán “xung kích” phải đụng độ giao tranh với quỉ. Họ bắt đầu thấy nản và tay chân cảm thấy ngứa ngái. Sau 10 đêm, các phiên canh gác trở thành nặng nề và các “dũng sĩ” cảm thấy khổ sở và mắt mở không lên khi canh gác. Trong khi đó dân thành có nhiều người bắt đầu có thói quen thỉnh thoảng cúi người sát mặt đất nhìn qua liếc lại.

Tin đồn có người “chân không chạm đất” được loan truyền nhanh chóng và người dân bắt đầu nghi ngại nhau bằng cách quan sát người khác, để ý coi khi bước đi chân họ có chạm đất hay không. Từ đó hiện tượng cúi sát mặt đất để quan sát càng lúc càng phổ biến. Một thời gian sau cách nói “chân không chạm đất” là những tiếng phổ thông nhất dân thành Ninivê dùng để triệt hạ những người mình không ưa hoặc vì tư thù.

Nhận thấy kế sách mua thời gian để ru ngủ chiến sĩ và tạo nghi ngờ trong dân chúng đã thành công, bầy quỷ bèn tung ra “quỷ kế” sau cùng. Một đêm giá lạnh, trong khi một số “dũng sĩ” trong các toán xung kích đang quấn chăn ngủ gà ngủ gật, bọn quỷ từ bên ngoài thành nhẹ nhàng ném vào mỗi nhóm một vài hòn đá. Những dũng sĩ đang ngái ngủ giật mình thức giấc, nhìn qua ngó lại không thấy ai, tưởng là toán bên cạnh ném đá muốn chọc tức mình. Họ bèn gọi nhau dậy và kéo qua hỏi tội toán kế bên, thế là một trận ẩu đả xảy ra. Đêm đó các “dũng sĩ” chiến đấu vô cùng ác liệt vì đây là lúc họ mới thực sự được giao tranh và có cơ hội để xử dụng những thế võ mà họ đã dày công tập luyện trong chiến dịch chống quỷ. Nhưng rất tiếc là không phải giao tranh với quỷ mà là giao tranh với các toán bạn. Kết quả, người nằm chết, kẻ bị thương nằm la liệt. Trong lúc các toán xung kích đang mải mê quần thảo để triệt hạ nhau thì bầy quỷ ngang nhiên đi vào thành. Có vài dũng sĩ bị thương cố mở mắt ra nhìn thấy bầy quỉ ung dung bước qua, chân của chúng không chạm đất!

Món quà giao lưu tình cảm

Sự hăng hái chống cộng của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, mặc dù đa số chỉ bằng lời nói và qua các cuộc biểu tình, nhưng cũng bất lợi cho bộ mặt gian ác của chế độ Việt cộng nên chế độ có nhu cầu phải cho cộng đồng này im tiếng trong cơn ngủ mê. Một ngày đẹp trời đồng bào Việt Nam hải ngoại sững sờ khi bất thần nhận được món quà đặc biệt của chế độ Việt gian cộng sản gởi ra tặng. Món quà đó là một danh hiệu cao quý và đầy yêu thương “Núm ruột xa ngàn dậm”. Ôi! Cái tên nghe qua nó thân thương và đầy tình nghĩa thế nào! Từ nay cái tên “tục” mà trước kia tên thủ tướng Phạm Văn Đồng lả một kẻ tục tằn thô lỗ dùng để nhục mạ đồng bào hải ngoại “Đàn ông là đám ma cô, đàn bà là hạng đĩ điếm” đã bị lui vào dĩ vãng. Món quà hậu hĩnh này của Việt cộng đã làm cho một số người Việt hải ngoại ngất ngây vì sung sướng! Không ngờ cuộc đời tỵ nạn lại được một bước thăng hoa như thế.

Sau đó chế độ gởi ra hàng loạt lời kêu gọi Việt Kiều Yêu Nước mang tiền về góp phần xây dựng quê hương, từ đó bộ mặt Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản bắt đầu có sự thay đổi. Một số người xưa nay rất hăng hái hoan hô đả đảo trong các cuộc biểu tình chống cộng, từ nay e dè trong lời nói. Nhiều người bắt đầu né tránh các cuộc biểu tình, nếu kẹt quá phải đi biểu tình thì cố lẩn tránh đừng bị chụp hình đưa lên báo. Từ khi có phong trào Việt Kiều Yêu Nước về thăm quê hương, một số khá đông người Việt hải ngoại bắt đầu ngủ mê trước những hành vi tội ác tày trời của chế độ Việt cộng.

Những “Núm ruột xa ngàn dặm” này ngủ mê là thượng sách vì mặc dù là mang danh Việt Kiều Yêu Nước mang tiền về xây dựng quê hương nhưng sau khi bước xuống máy bay còn phải qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Tại đây hành khách phải làm thủ tục nhập cảnh khá rườm rà. Riêng thành phần Việt kiều về nước không được phép quên hai thủ tục bất thành văn nhưng rất qua trọng, một là kẹp đôla vào passport khi trình giấy tờ, hai là phải chứng tỏ là mình bị tật đui, điếc và câm trước tội ác tày trời của chế độ Việt cộng.

Liều thuốc an thần

Mặc dù một số “Núm ruột xa ngàn đậm” đã ngủ mê vì có nhu cầu về Việt Nam, nhưng số người không có nhu cầu này vẫn tiếp tục chửi bới, vẫn tuyên truyền nói xấu chế độ và Việt cộng cần phải cho họ ngủ. Đối với thành phần này không thể áp dụng biện pháp hành hạ cho mệt để họ phải ngủ như người trong nước. Cũng không thể bắt chẹt tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất như các Việt Kiều yêu Nước, nhưng cuối cùng chế độ cũng tìm ra được một liều thuốc tiên làm cho lớp người này phải ngủ, liều thuốc đó có tên “Tôi không làm chính trị”. Bất cứ ai chỉ cần ngậm liều thuốc này vào mồm sẽ ngủ mê trước hành động tội ác của chế độ Việt gian cộng sản.

Điều bất hạnh cho dân tộc là có nhiều người không đủ trình độ để hiểu cho thấu đáo hết ý nghĩa của hai chữ Chính Trị. Trong đầu óc nông cạn của họ, Chính Trị chỉ là đơn thuần là một thứ gì dơ bẩn đồng nghĩa với những âm mưu đen tối của những vụ ám sát, đảo chánh, giết người... Cũng có người ngậm liều thuốc “Tôi không làm chính trị” vào mồm để che giấu cho sự hèn nhát và biện minh cho thái độ vô trách nhiệm của mình.

Những người này không hiểu, hoặc cố tình không muốn hiểu, khía cạnh cao cả khác của hai chữ Chính Trị. Chính trị là một nghệ thuật cai dân trị quốc mang lại hạnh phúc cho người dân. Chính trị còn là việc tranh đấu cho công bằng xã hội , loại trừ sự gian dối lưu manh lừa đảo của kẻ nắm quyền. Chính trị còn là hành động lên án sự bất công, tranh đấu cho lẽ phải và sự thật. Chính trị là hành động anh dũng thách thức bạo quyền khi lên tiếng bênh vực cho quyền tự do của con người bị chế độ vô nhân tước đoạt ... và còn bao nhiêu nghĩa cao đẹp khác của hai chữ Chính trị.

Liều thuốc an thần “Tôi không làm chính trị” được phổ biến khá rộng rãi trong nhiều nhiều thành phần và nhiều giới khác nhau. Có người sau khi ngậm liều thuốc an thần này vào mồm đã trở thành những chiếc loa có công xuất cao để phê bình chỉ trích và “đâm sau lưng” những ai dám lên tiếng tố cáo tội ác tày trời của chế độ Việt gian cộng sản! Điều đáng nói ở đây là trong khi có nhiều người sợ hai chữ Chính Trị như sợ hủi thì chế độ Việt gian lại có kế hoạch tinh vi để đào tạo thế hệ làm chính trị chuyên nghiệp ngay từ lúc mới có trí khôn để tiếp tục nắm giử vai trò đè đầu cưỡi cổ Dân Tộc. Nào là “cháu ngoan bác Hồ”, nào là thiếu nhi quàng khăn đỏ, nào là học tập “tư tưởng và đạo đức của bác Hồ”, nào là đoàn thanh niên cộng sản, nào là phấn đấu vào đảng ...

Kế hoạch nhồi nhét Chính Trị này không chỉ trong các buổi học tập chyên môn mà cũng được lồng vào trong chương trình giáo dục ngay từ cấp mẫu giáo. Trong thời cả miền Bắc đói, các cán bộ Việt cộng chia nhau đi vào các trường mẫu giáo và tiểu học để diễn màn kịch như sau. Cán bộ vào lớp bảo các em chắp tay cầu Chúa ban cho bánh mì, cầu mãi không thấy bánh. Kế đến cầu với Phật, đợi mãi cũng chẳng thấy bánh đâu. Bấy giờ cán bộ bảo các em cầu với Bác và đảng, một lúc sau có mấy bao bánh mì đưa tới phân phát cho các em. Cán bộ kết luận: Chúa, Phật đều vô nghĩa, chỉ có Bác và đảng mới thương các cháu. Câu chuyện nghe thật ngô nghê, nhưng lại có tác dụng rất mạnh trong tâm trí trẻ con: trên đời này không ai thương dân bằng Bác và đảng!

Trong khi các em thiếu nhi miền Nam chỉ biết học toán cộng đại loại như “5 quả trứng cộng với 6 quả trứng, tổng cộng là bao nhiêu quả trứng?” thì bọn cán bộ Việt cộng tuyên truyền nhồi nhét vào đầu trẻ con miền Bắc cách học toán đố như sau: “Trong tuần rồi du kích Đồng Hới bắn rơi 3 máy bay Mỹ, bắt sống 2 giặc lái, du kích Hải Phòng bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống 2 giặc lái. Hỏi tổng cộng trong tuần qua du kích ta bắn hạ bao nhiêu máy bay Mỹ và bắt sống được bao nhiêu giặc lái?” Một bài toán đố đơn giản như vậy, ngoài việc giúp các em biết cộng các con số còn nhồi được vào đầu óc thơ ngây của trẻ em 3 điều: một là du kích ta có thể bắn hạ máy bay Mỹ; hai là máy bay Mỹ giết dân ta nên phải căm thù Mỹ; ba là giặc lái là những tên ác ôn phải trừng trị. Ngoài ra hình ảnh các “du kích ta” nhỏ tí ti như con chuột nhắt mà trói tay tên “giặc lái Mỹ ” khổng lồ là một hình ảnh hào hùng, các em chỉ mong lớn lên cho nhanh để được đi làm du kích bắn hạ máy bay Mỹ và trói tay "giặc lái”!

Điều này cũng dễ hiểu vì không ai dám đụng chạm tới hai chữ Chính Trị thì chế độ Việt gian không còn lựa chọn nào khác hơn là phải huấn luyện một lớp người làm chính trị chuyên nghiệp để tiếp tục cha truyền con nối vai trò đè đầu cưỡi cổ Dân Tộc!

Mong chờ lãnh tụ

Nhiều người hiện nay vẫn đang khoanh tay ngồi chờ lãnh tụ xuất hiện để lãnh đạo cuộc vùng lên của Dân Tộc và họ sẽ bước theo. Cũng chính vì biết được niềm khát vọng đó mà trong thời gian qua xuất hiện một vài lãnh tụ “tự phong” và đã lôi kéo được một số người, nhất là những kẻ mong được có một tước hiệu kèm theo với tên tuổi quá đơn điệu của mình. Nhiều người được phong ban chức tước và trở thành tai to mặt lớn trong Cộng Đồng. Đồng bào đang chờ đợi những việc làm ích quốc lợi dân của các “lãnh tụ” và quần thần, nhưng cuối cùng rồi chẳng có gì xảy ra và mọi việc đâu lại vào đó, chỉ có các cơ sở in danh thiếp là hưởng được chút lợi.

Có lẽ tới lúc này đồng bào chúng ta học được bài học là không hề có một lãnh tụ từ trời rơi xuống, cũng không thể có một lãnh tụ do Mỹ, Anh, Pháp...dựng lên, lại càng không thể có một lãnh tụ tự sắm tuồng cho mình. Xin đồng bào đừng phí công ngồi chờ lãnh tụ xuất hiện để rồi thời gian và tuổi đời qua đi mà không đóng góp được gì cho đại cuộc cứu nguy Dân Tộc. Ngày nay sẽ không có lãnh tụ nào cả mà chỉ có những con người kiên trì làm việc trong âm thầm và từng bước phục hồi lại niềm tin đã bị sứt mẻ trong lòng dân tộc. Ngày nay chỉ có những con người chứng tỏ được tính lương thiện, lòng quyết tâm và khả năng thực hiện những việc làm cụ thể trong tầm tay. Ngày nay chỉ có những con người dám mạnh dạn đứng lên nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử trong hoàn cảnh cực kỳ nguy khốn này của Dân Tộc.

Lời kêu gọi thống thiết: “ĐẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI” đang vang rền khắp nơi. Hãy để mệnh lệnh này của Quốc Tổ ngấm sâu vào từng mạch máu của giòng giống Việt Nam anh hùng. Một khi kẻ trước người sau đáp lại lời kêu gọi đó và cuối cùng muôn người như một đồng lòng chỗi dậy sau cơn ngủ mê và quyết tâm đứng lên để hợp lực dẹp bỏ Nội Thù và chống Ngoại Xâm, lúc đó sẽ tìm thấy một lực lượng lãnh đạo từ trong lòng Dân Tộc mà ra.

Giờ của lịch sử đã điểm

Mặc dù chế độ Việt gian đã dùng hết mọi thủ đoạn để ru ngủ dân tộc, nhưng Dân Tộc Việt Nam hào hùng còn biết bao nhiêu người thành tâm thiện chí quyết tâm cởi bỏ ách thống trị của chế độ bạo tàn và muốn noi gương các bậc tiền nhân trong việc đoàn kết chống ngoại xâm. Lịch sử cho thấy Dân Tộc Việt Nam khi gặp cơn quốc biến luôn có khuynh hướng hợp lòng chung sức để đối phó. Khi phải đương đầu chống ngoại xâm chính là lức sức mạnh ý chí của dân tộc cộng với bản năng sinh tồn được khơi dậy và cháy bùng lên một cách mãnh liệt nhất. Trong hoàn cảnh dầu xôi lửa bỏng trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Cộng hiện nay, một lần nữa lời kêu gọi “DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI” được vang lên và sức mạnh của ý chí và bản năng sinh tồn của Dân Tộc Việt Nam anh hùng được mang ra thử thách.

Nếu muốn bảo tồn được đất đai sông núi của tổ tiên để lại, nếu muốn duy trì được bản sắc của nòi giống Việt, nếu duy trì được văn hoá phong tục và ngôn ngữ của dân tộc khỏi bị Hán hóa, nếu muốn nước Việt Nam yêu quý của chúng ta không trở thành một tỉnh bang của Trung Quốc trong tương lai thì Dân Tộc Việt Nam không còn lựa chọn nào khác hơn là muôn người như một phải lên tiếng đáp lại mệnh lệnh khẩn thiết của Quốc Tổ “DẬY MÀ ĐI”.
    DẬY MÀ ĐI để đánh thức những thành phần dân tộc còn đang ngủ mê vì thủ đọan “gây mê” của chế độ Việt gian cộng sản.

    DẬY MÀ ĐI để mạnh dạn bước ra khỏi phạm vi của tôn giáo và phe nhóm mình mà nghĩ tới quyền lợi tối thượng của dân tộc.

    DẬY MÀ ĐI để tìm gặp và bắt tay chung sức với những con người Việt nam chân chính cũng đang trăn trở trước vận mệnh của Dân Tộc và muốn đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào đại cuộc để tranh đấu vì tương lai giống nòi.

    DẬY MÀ ĐI để khi soi gương không phải hỗ thẹn với tiền nhân với bao anh hùng liệt nữ đã hy sinh xương máu trong cuộc chiến dựng nước và giử nước.

    DẬY MÀ ĐI để khỏi phải bị mang tiếng hèn của hạng “giá áo túi cơm” chỉ biết lo vinh thân phì gia, chỉ biết sống để hưởng thụ và vui chơi trong khi bao nhiêu người giờ này đang bị nhốt trong tù cộng sản vì dám tranh đấu cho dân tộc.

    DẬY MÀ ĐI để mỗi người một tay quyết tâm tháo gỡ guồng máy cai trị của bọn Việt gian do Trung Cộng dựng lên để nối giáo cho giặc trong âm mưu xâm chiếm nước ta
Và cuối cùng hãy DẬY MÀ ĐI để cùng với toàn dân quyết tâm bảo vệ Giang Sơn và Dân Tộc Việt Nam không bị rơi vào tay kẻ thù đến từ phương Bắc.

Dân Tộc Việt Nam chiến đấu không vì hận thù nhưng Dân Tộc Việt Nam anh hùng này quyết tâm chiến đấu vì lẽ sống còn của Dân Tộc.

Auckland ngày 1 tháng Giêng 2010
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
ooOoo
    "Dậy Mà Đi" của Việt cộng
-----Original Message-----
From: hnt
To: nnguyenkhalat@aol.com
Sent: Sat, Jan 9, 2010 6:31 pm

Tôn Thất Lập 1974
Bài thơ Dậy Mà Đi của Tố Hữu làm năm 1941 in trong tập thơ Từ Ấy, xuất bản năm 1946. Tôn Thất Lập lấy bốn câu đầu tiên của bài thơ này để phổ nhạc thành bài hát Dậy Mà Đi và ký tên là Nguyễn Xuân Tân. Nguyễn Xuân Tân cũng là bút hiệu của Tôn Thất Lập khi cộng tác với tờ báo đối lập Hành Trình, xuất bản ở Sài Gòn vào thập niên 60. Hành Trình bị rút giấy phép và đóng cửa, rồi báo Đất Nước ra đời nối tiếp Hành Trình. Dậy Mà Đi được Tôn Thất Lập sáng tác khoảng năm 1966 hay 67, thời gian biến động chính trị ở miền Nam, trước khi xảy ra biến cố Mậu Thân, quân cộng sản miền Bắc tiến hành cuộc Tổng Công Kích xâm lăng vào các thành phố Miền Nam trong những ngày Tết hưu chiến đầu năm.

Tôn Thất Lập hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam và là Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam.

Bài thơ Dậy Mà Đi của nhà thơ cộng sản Tố Hữu, nguyên văn như sau:
    Dậy mà đi! Dậy mà đi!
    Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi ?
    Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
    Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần ?
    Huống đường đi còn lắm bước gian truân
    Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
    Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
    Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
    Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
    Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
    Thua ván này, ta đem bầy ván khác,
    Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
    Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công
    Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
    Một lần ngã là một lần bớt dại
    Để thêm khôn một chút nữa trong người.
    Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo ơi!
    (Tháng 5-1941)
Tôn Thất Lập đã phổ thành bài hát, với lời như sau:
    Dậy mà đi. Dậy mà đi.
    Ai chiến thắng không hề chiến bại?
    Ai nên khôn không khốn một lần?
    Dậy mà đi. Dậy mà đi.
    Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!

    Đừng tiếc nữa can chi khóc mãi.
    Dậy mà đi núi sông đang chờ.
    Dậy mà đi. Dậy mà đi.
    Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!

    Bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà.
    Bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà.
    Dậy mà đi. Dậy mà đi.
    Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi
Bài hát Dậy Mà Đi đã được lực lượng hoạt động nội thành của cộng sản Việt Nam khai thác mạnh mẽ, thổi lên cùng với các phong trào khuấy rối xã hội miền Nam như phong trào sinh viên đòi đại học tự trị; phụ nữ "đòi quyền sống"; Phật Giáo đòi "hòa bình"; Công Giáo đòi cải thiện chế độ lao tù; chính trị gia đòi đối lập, báo chí đòi tự do ngôn luận,... rồi chống tham nhũng, chống độc tài, chống xâm lược và chống tay sai,... Sau lưng các phong trào "hòa bình" ấy là các cán bộ cộng sản thuộc Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, hay còn gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam; do đảng CSVN dựng lên. Mặt Trận này thành lập Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, là chiêu bài lường gạt nhân dân Việt Nam và thế giới. Cuối cùng, cộng sản miền Bắc đã cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực, vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Tôn Thất Lập đích thị là 1 cán bộ tuyên huấn cộng sản

Tôn Thất Lập là sinh viên khóa 3 Sư Phạm thuộc đại học Huế, là một cán bộ hoạt động nội thành. Cuối thập niên 60, Tôn Thất Lập được đưa vào Sài Gòn với lý do lấy vài lớp ở trường Luật, nhưng mục tiêu là để tăng cường cho sinh hoạt tại Sài Gòn của phong trào SinhViên Tranh Đấu, với Hội Liên Hiệp Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Giải Phóng làm hậu thuẫn. Hội này là do Đoàn Thanh Niên cộng sản HCM đẻ ra để thu nạp đoàn viên trước khi đưa vào thành đảng viên cộng sản. Cùng thời với Tôn Thất Lập là các sinh viên Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Phạm Xuân Tể, Trần Luyến, Nguyễn Minh Triết ... (Nguyễn Minh Triết là chủ tịch nhà nước CSVN hiện nay.) Rồi Tôn Thất Lập vào bưng, được đưa ra Hà Nội dự khóa huấn luyện tuyên huấn, sau đó trở về phục vụ trong Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Năm 1974, Tôn Thất Lập được đưa sang Pháp và hoạt động cùng với sinh viên theo cộng sản ở thành phố Paris, và xâm nhập Tổng Hội Sinh Viên Paris.

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 Tôn Thất Lập trở về nước, tiếp tục hoạt động trong ngành tuyên huấn, hội Âm Nhạc Giải Phóng và Hội Nhạc Sĩ Việt Nam cho đến hôm nay.

Những lời ca mang toàn ý nghĩa phục vụ đường lối tiến hành chiếm miền Nam bằng vũ trang của Cộng sản nằm trong nhạc của Tôn Thất Lập, là người rất thuần bản chất cộng sản. Cao điểm là bài hát "Hát Cho Dân Tôi Nghe" được sáng tác vào năm 1967, Hát Cho Dân Tôi Nghe cũng là tên gọi phong trào của thanh niên cộng sản vào cuối thập niên 60 đầu 70:
    Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào.
    Hát cho đêm thiên thu, lửa cháy bên trại giặc thù.
    Hát âm u trong đêm, muôn cánh tay đang dậy lên.
    Hát cho anh công nhân, xiềng xích như mây tan hoang.
    Hát cho anh nông dân, bỏ cày theo tiếng loa vang.
Tôn Thất Lập thôi thúc thanh niên miền Nam xuống đường chống chính phủ: "Sinh viên học sinh phải chọn văn nghệ làm vũ khí đấu tranh", với chiêu bài "chống Mỹ cứu nước". Sang đến Paris, Tôn thất Lập mang theo công tác gieo mầm "chống Mỹ" trong giới sinh viên Việt Nam ở Âu Châu, hòa nhập với phong trào phản chiến lan tràn khắp nơi trên thế giới. Bên trong Việt Nam là một xã hội rối bời do những hoạt động khuấy rối của đảng cộng sản Việt Nam, bên ngoài là làn sóng phản đối chiến tranh do cộng sản quốc tế yểm trợ, cuối cùng miền Nam mất vào tay cộng sản.

Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đến lúc cần đến sự tiếp tay của thanh niên và trí thức hải ngoại trở về "xây dựng tổ quốc", "đồng hành với dân tộc", nên một lần nữa lại đưa các cán bộ tuyên huấn ra hải ngoại. Bắt đầu từ cuối thập niên 90, Tôn Thất Lập cùng với đoàn giao lưu văn hóa đã lên đường sang Âu Châu phát động phong trào "Về Nguồn", "xây dựng Tổ Quốc", "xóa bỏ hận thù",... Ở quê nhà, bài hát Dậy Mà Ði lại được vang lên khắp nơi. Các cán bộ xung kích thời "kháng chiến chống Mỹ" lại được sử dụng như một mũi xung kích mới, là cất lên "lời réo gọi của Tổ Quốc",... Năm 2001, dĩa hát Dậy Mà Ði được xuất bản với những bài hát được sáng tác thời sinh viên xuống đường chống chính phủ miền Nam. Phong trào hát lại những bài hát này được phổ biến tích cực cho đến hôm nay, đảng lặp lại không khí "Hát Cho Ðồng Bào Tôi Nghe" qua các chương trình văn nghệ "Ðêm Nhạc Tôn Thất Lập", "Những Bài Ca Không Quên",... Tháng Tư năm 2005, các "chiến sĩ xung kích" của thập niên 60, 70 đã họp mặt tại Huế và Sài Gòn với Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, Tôn Thất Lập, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Miên Ðức Thắng,... Sang đến năm 2006, 2007 cũng có nhiều chương trình văn nghệ trên sân khấu đại học, truyền hình, truyền thanh,... tiếp tục diễn ra và Dậy Mà Ði được sử dụng rất nhiều.



No comments:

Post a Comment