"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu." (Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn).
Asia News: Một nhà bất đồng chính kiến vĩ đại của Trung Quốc đã so sánh hai con cọp của Sự Phát triển Châu Á và cảnh báo: phe đối lập trong nước đang gia tăng, và ngày càng quyết tâm. Ngay cả Tây phương còn thất vọng: chính sách nhân nhượng của họ với những vi phạm về nhân quyền, đã không dẫn đến bất cứ điều gì, thậm chí chẳng cả những lợi ích lớn hơn về kinh tế.
Los Angeles (AsiaNews) - Ngụy Kính Sinh, cha đẻ "của nền dân chủ" tại Trung Quốc, đã tấn công mạnh mẽ những ai nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự phát triển kinh tế mà không có nhân quyền. Và, trong một bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về nhân quyền và sự phát triển dân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam, đã vạch ra một lằn song song thú vị giữa hai nước. Dưới ách thống trị của một chế độ độc đảng, cả hai (nước) đều thiên hẳn về hướng phát triển, nhưng sự thiếu vắng của những tiếng nói mâu thuẫn đã dẫn đưa họ đến một cuộc cách mạng xã hội không thể lay chuyển được. Cùng lúc đó, thế giới tư bản, nơi đang cố gắng thu hút cả hai (nước) trong dây chuyền sản xuất, đã nhắm mắt lại trước những vi phạm nhân quyền, giờ lại thấy chính mình vướng vào cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Dưới đây là nguyên bản của sự can thiệp đã được đưa ra tại Los Angeles vào tuần trước.
Để tìm hiểu về tương lai dân chủ của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta cần phải thực hiện cuộc phân tích trên cả hai nước, cũng như hiểu được môi trường quốc tế của cả hai. Sau đó chúng ta mới có thể có thể tìm hiểu cả hai điều kiện thuận lợi và khó khăn trước đã, rồi sau đó mới định hướng cho hành động của chúng ta.
Các đặc tính xã hội hiện nay cho cả Việt Nam và Trung Quốc là mặc dù cả nước đã chuyển biến sang những nước tư bản độc quyền quan liêu, họ vẫn còn khác biệt phần nào so với Nga và Đông Âu. Sự khác biệt lớn nhất là họ vẫn còn bị trị bởi chế độ độc tài độc đảng là Đảng Cộng sản. Nếu không có sự cạnh tranh trong một hệ thống đa đảng, cả hai nước đều thiếu vắng một môi trường thoải mái hơn cho ngôn luận và các ấn phẩm mà cả Nga và Đông Âu có. Ở Việt Nam và Trung Quốc, rất khó khăn cho phe đối lập để tồn tại bên trong nước, và phe đối lập ở nước ngoài càng gặp nhiều khó khăn nhiều hơn nữa trong việc tham gia vào chính trường trong nước. Do đó, nó tạo một tình trạng khó khăn lớn lao cho chúng ta.
Các cơ quan đặc biệt của Đảng Cộng sản đã trở nên rất hiệu quả. Với kế hoạch cắt rời (người) trong (nước) với bên ngoài, họ cài cấy người của họ, làm chệch hướng đi của chúng ta, gieo rắc sự chia rẽ, ngay cả việc dẫn đưa luôn phe đối lập vào bẫy của họ. Hành động này khiến cho một biến chuyển hay cuộc cách mạng được điều hành bởi phe đối lập đoàn kết có tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch tỉ mỉ trở nên rất khó khăn. Ở giai đoạn hiện nay, hình thức chính của phe đối lập là những người dân với hành động tự phát chống lại bạo quyền và sự bóc lột cực kỳ về kinh tế. Các phương tiện truyền thông công cộng là những công cụ chính để huy động người dân. Những tổ chức bí mật truyền thống chỉ có thể hoạt động trong quy mô nhỏ. Việc huy động toàn thể người dân chỉ có thể phụ thuộc vào các công cụ truyền thông đại chúng. Đây là lý do tại sao chế độ Cộng sản Trung Quốc quan tâm rất lớn vào việc ngăn chặn các thông tin trên cả báo chí lẫn Internet.
Mặt khác, do thiếu các quyền cơ bản của con người, việc bóc lột, đàn áp bởi các nỗ lực kết hợp của cán bộ nhà nước và doanh nghiệp càng trở nên tàn tệ hơn bao giờ hết, vì thế càng dẫn đến việc chống đối mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy,những lực lượng chuyển biến của các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên chủ yếu phát xuất từ thành phần trung lưu hoặc thấp hơn. Những phương thức chuyển biến không chỉ giới hạn ở hình thức ôn hòa. Hình thức đối lập bạo động thường trở thành lực lượng chính trong việc hối thúc xã hội phải thay đổi. Ngoài ra do sự liên kết chặt chẽ của cán bộ nhà nước và các doanh nghiệp, nhà cầm quyền đã đánh mất vị thế định đoạt của mình trên các tranh chấp kinh doanh. Những tranh chấp nội bộ trong nội bộ nhà cầm quyền đã trở nên hung bạo hơn nhiều hơn tại bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào khác. Sự xuất hiện của bọn xã hội đen và dân quân tội phạm đã trở thành thông lệ mới trong việc hỗ trợ cuộc đấu tranh chính trị càng làm cho xã hội thiếu ổn định và thậm chí còn trở nên phức tạp hơn.
Trong một vài thập kỷ qua, môi trường quốc tế đã rất bất lợi cho các lực lượng đối lập của các nước như Trung Quốc và Việt Nam. Các "Mô hìnhTrung Quốc " do Đặng Tiểu Bình phát minh đã có thể mua đứt các nhà tư bản Tây phương trong cách chia sẻ lao động rẻ tiền, do đó đã gián tiếp kiểm soát chính trị và các viện nghiên cứu của Tây phương. Họ đã có thể ép các xã hội dòng chính của Tây phương phải quy hàng cho lợi ích của Đảng Cộng sản và bỏ rơi các hệ thống giá trị của họ. Điều này đã dẫn đến việc Tây phương tiếp tục truyền máu kinh tế của mình cho các nước cộng sản và áp dụng chính sách khoan nhượng và mềm mỏng trước những nhà tư bản đỏ quan liêu của đảng CS.
Trong suốt 16 năm tại chức của Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush, chính sách nhân nhượng của họ đã đạt đến cao điểm của nó. Mối quan hệ giữa các nền dân chủ Tây phương và các chế độ độc tài châu Á đã chuyển từ đối đầu, sang khoan nhượng và hợp tác. Các lực lượng đối lập ở nước ngoài của Trung Quốc và Việt Nam trở thành cái gai trong mắt của các chính trị gia của các nước dân chủ. Sử dụng từ ngữ của một học giả người Mỹ thiên tả nổi tiếng: "những nhà hoạt động dân chủ chống cộng sản không đáp ứng các dòng tư tưởng chính của Mỹ".
Tuy nhiên, hiện nay tình hình này đang thay đổi. Mặc dù chính sách khoan nhượng vẫn chiếm chủ đạo, nền kinh tế Tây phương đang trên đà suy thoái bởi việc truyền máu của mình cho các nước cộng sản trong suốt hơn một thập kỷ. Cái được gọi là lý thuyết "nền kinh tế thị trường tự do" đang thua trận trước nền kinh tế thị trường không miễn phí. Trong khi những nhà kinh doanh của cả hai phía Tây và Đông thu về mức lợi nhuận siêu phàm, người ăn lương giờ hay lương năm lại chẳng hưởng được lợi ích gì của sự phát triển kinh tế. Thay vì mở rộng, thị trường giảm mạnh, đó là nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các nước Tây phương bắt đầu nhận ra sai lầm lịch sử này và tự nhiên là sẽ có biện pháp sửa chữa mà thôi. Họ phải từ bỏ chính sách khoan nhượng của họ với chính quyền Cộng sản, và khởi động lại một cuộc đối đầu và cạnh tranh mới. Họ nên bắt đầu cuộc đối đầu của họ bằng việc bảo vệ thị trường trước đã.
Sự thay đổi này là điều kiện bên ngoài, điều có thể ép buộc hệ thống quan liêu tư bản mới của Đảng Cộng sản phải cải cách, hoặc sẽ bị sụp đổ. Thành phần đối lập ở nước ngoài có nhiệm vụ chính ngoài việc liên tục sử dụng các phương tiện truyền thông để tích cực cổ động cho nền dân chủ và tự do. Nhiệm vụ mới này, trong khi sự hợp tác với một chính sách bảo vệ thị trường của các nước dân chủ, sẽ chống lại chủ nghĩa dân tộc được huy động bởi Đảng Cộng sản một cách tự nhiên. Bởi vay mượn sức mạnh của quốc tế, chúng ta có thể thúc đẩy công cuộc cải cách của hệ thống tái phân phối, hay cuộc cách mạng chính trị tại mỗi quốc gia của chúng ta. Trận chiến mậu dịch này sẽ không có lợi cho hệ thống tư bản quan liêu; nhưng sẽ chỉ có lợi cho những người lao động ăn lương giờ và lương năm, hay những nguồn vốn tư nhân của các nước, đó là biện pháp tốt nhất để đẩy mạnh cho cuộc cách mạng dân chủ và để tránh các cuộc nổi dậy bị rối loạn.
Sau cùng, để tôi nói rõ điều này, dưới một môi trường không có các quyền tự do ngôn luận và truyền thông cơ bản, nhưng với một hệ thống kinh tế lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản quan liêu, những cái gọi là "cuộc cách mạng sắc màu của hòa bình, hợp lý và phi bạo lực" có thể chỉ là một mưu mẹo của gian dối; với những người tin vào nó nhất thì cũng chỉ là một cơn mộng tưởng không thể nhận ra được.
Asia-News
The great Chinese dissident compares the two tigers of Asian Development and warns: the domestic opposition is increasing, and is increasingly determined. Even the West is disappointed: its policy of tolerance towards human rights violations, has not led to anything, not even greater economic benefits
By Wei Jingsheng
Los Angeles (AsiaNews) – Wei Jingsheng, the “father of democracy” in China, strongly attacks those who think that we can achieve economic development without human rights. And, in a speech at a symposium on human rights and democracy development in China and Vietnam, traces an interesting parallel between the two nations. Dominated by a single party regime, they are both in full swing of development, but the absence of conflicting voices brings them inexorably towards a social revolution. At the same time, the capitalist world, which has tried to absorb both in the production chain, closing its eyes to human rights violations, finds itself in the present economic crisis. Here is the full text of the intervention, delivered in Los Angeles last week.
To learn about the democratic future of China and Vietnam, we need to make an analysis of both countries, as well as to understand the international environment of both of them. Then we could learn both favourable and disadvantaged conditions for us, thus to guide our actions.
The current social characteristic for both Vietnam and China is that although both countries have transformed into bureaucratic monopoly capitalist states, they are somehow different from Russia and Eastern Europe. The biggest difference is that they are still under the Communist Party’s one-party dictatorship. Without competition in a multi-party system, both countries lack the more relaxed environment for speech and publications that both Russia and East Europe have. In Vietnam and China, it is very hard for the opposition to survive inside the country, and the opposition overseas has much more difficulty to participate in the politics inside. Thus, it produces a big predicament for us.
The special agencies of the Communist Party have become very effective. With the disjunction of inside and outside, it plants their agents, misguides our directions, sows dissension, and even leads the opposition into its traps. This makes a transformation or revolution facilitated by a united opposition that is well organized and well planned very difficult. At the current stage, the main form of opposition is by the people on their own with their decentralized action against the tyranny and economic ultra-exploitation. The public media are the main tool to mobilize the people. Traditional secretive organizations could only have small-scale operations. The overall mobilization of the people could only depend on mass communication tools. This is why the Chinese Communist regime pays great attention to block the information of both news media and the Internet.
On the other side, due to the lack of basic human rights, the exploitation and suppression by the combined effort from the government officials and business become ever more stark, thus resulting in even stronger opposition. So the transformation forces of countries such as China, Vietnam and North Korea are mainly from the middle and lower classes. The ways of transformation are not just limited to peaceful ones. Violent opposition often becomes the main force that impels societies to change. Also due to the intimate connection of government officials and business, the government has lost its judging position over business disputes. The internal fights within the governments have become even more violent than at any other times and circumstances. The surfacing of the criminal underworld and personal military have become a new routine in assisting political struggle, thus making the society even less stable and more complicated.
In the past a few decades, the international environment has been very unfavourable to the opposition forces of countries such as China and Vietnam. The “China Model” invented by Deng XiaoPing was able to buy out the Western capitalists in the way of sharing the cheap labour, thus indirectly controlling the politics and academics of the West. It was able to force the mainstream society of the West to surrender themselves to the interests of the Communist Party and give up their value systems. This has resulted in the West continuing its economic blood transfusion to the Communist countries and taking tolerant and appeasement policies toward the new style bureaucratic capitalists of the Communist Parties. During the 16 years of US President Bill Clinton and George W. Bush, this policy of appeasement reached its peak. The relationship between the Western democracy and Asian dictatorship transformed from confrontation, to tolerance, to open cooperation. The overseas opposition forces of China and Vietnam became thorns in the eyes of the politicians of these democratic countries. Using the words of a well-known American scholar on the left: “these anti-Communist pro-democracy activists do not meet the main ideology stream of America”.
However, now the situation is changing. Although the appeasement policy still occupies the mainstream, the west economy is in recession due to its blood transfusion to the Communist countries over more than one decade. The so-called “free market economy” theory lost its battle against the not free market economy. While the business people of both West and East made super profits, the wage and salary earners did not get the benefit of the economic development. Instead of expansion, the market shrank, which is the root cause of the global economic recession. Thus, the Western countries started to realize this historic mistake and naturally will take measures to correct it. They should give up their appeasement policies with the Communist government, and restart a new confrontation and competition. They should start their confrontation from market protection first.
This change is the exterior condition that may force the new bureaucratic capitalist system of the Communist Party to reform, or to collapse. The overseas opposition has a main task beyond continuously using the media for positive mobilization of democracy and freedom. This new task, in cooperation with a market protection policy by the democratic countries, will be opposing the nationalism that will be mobilized by the Communist Party naturally. By borrowing the power from the international society, we could push for the reforms of the redistribution system, or political revolution in our own countries. This trade battle will not benefit the bureaucratic capitalism; yet will only be beneficial to the waged and salary workers and private capital of our countries, which is the best measure to push for democratic revolution and to avoid the disordered insurrection.
Finally, let me make it clear, under an environment without basic free speech and free media, yet with a matured economic system of bureaucratic capitalism, the so called “colour revolution of peace, rational and non-violence” could be only a trick of deceive; to the best is a good fantasy that cannot be realized.
WASHINGTON, D.C. – The U.S. Commission on International Religious Freedom sent the following letter to President Obama urging him to designate Vietnam as a "Country of Particular Concern."
***** January 6, 2010
President Barack Obama The White House 1600 Pennsylvania Avenue, NW Washington, D.C. 20500
Dear Mr. President:
We are writing today to respectfully ask your Administration to consider reviewing current policy regarding Vietnam. Human rights conditions in that country continue to deteriorate and the Vietnamese government has taken active steps to repress, intimidate, and imprison free speech, democracy, religious freedom, labor activists, and the lawyers who defend them. We urge the Administration to consider designating Vietnam as a “Country of Particular Concern” (CPC) under the International Religious Freedom Act of 1998 and signaling to Congress its support for quick passage of the Vietnam Human Rights Act (S. 1159/H.R. 1969). We believe these two measures will provide your Administration with the necessary tools, incentives, and funding to effectively advance U.S. interests in freedom and human rights in Vietnam.
In your inaugural address, you eloquently said that those who “cling to power through corruption and deceit and the silencing of dissent…are on the wrong side of history…we will extend a hand if you are willing to unclench your fist.” Though the U.S. and Vietnam share a tragic history, the U.S. has extended substantial trade benefits, development assistance, and humanitarian project funding to Vietnam in recent years. The U.S. granted Vietnam Permanent Normal Trading Relations in December 2006, paving the way for Vietnam to join the World Trade Organization. Over the past three years, however, Vietnam has imprisoned dozens of dissidents and taken steps to silence dissent and ban independent religious and human rights organizations.
The U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) and its staff have traveled to Vietnam five times since 2003, most recently in May 2009. Sadly, it is our belief that the human rights situation in Vietnam will deteriorate even more next year in advance of the 11th National Party Congress. Additional political, economic, and political incentives are needed at this time to advance vital U.S. interests and protect human rights.
It is our belief that the CPC designation is a flexible diplomatic tool that, when used previously for Vietnam, brought about some tangible results without hindering advances on other bilateral interests. We believe it can be used now with similar results. Targeted diplomatic action, when coupled with positive political incentives and possible economic sanctions, produced real human rights improvements in Vietnam. The current policy of quiet diplomacy and increased trade has not brought about the same results.
As a senator, you worked closely with USCIRF on Vietnam. In a letter to the previous Administration, you cited numerous cases of religious freedom and human rights abuses and asked that the State Department be a “strong voice on behalf of the human rights of the Vietnamese people.”
Designating Vietnam as a CPC and signaling support for passage of the Vietnam Human Rights Act is the type of strong voice needed at this time. We hope your Administration can establish clear policies and use all available diplomatic tools to support the hopes and aspirations of the Vietnamese people for both greater freedoms and prosperity.
Sincerely yours,
Leonard Leo Chair
cc: Kurt M. Campbell, Assistant Secretary for East Asian and Pacific Affairs Michael H. Posner, Assistant Secretary for Democracy, Human Rights and Labor Samantha Power, Special Assistant to the President and Senior Director for Multilateral Affairs and Human Rights Ambassador Jeffrey A. Bader, Special Assistant to the President and Senior Director for East Asian Affairs
USCIRF is an independent, bipartisan U.S. federal government commission. USCIRF Commissioners are appointed by the President and the leadership of both political parties in the Senate and the House of Representatives. USCIRF’s principal responsibilities are to review the facts and circumstances of violations of religious freedom internationally and to make policy recommendations to the President, the Secretary of State and Congress.
To interview a USCIRF Commissioner, contact Tom Carter, Communications Director at tcarter@uscirf.gov. This e-mail address is being protected from spam bots, you need JavaScript enabled to view it , or (202) 523-3257.
Không ai có thể xóa bỏ một đoạn đời mà mình kiêu hãnh, vì thế sự ngăn cách của hai thế hệ trưởng thành sau 1954, đã từng, dù không hoàn toàn tự nguyện, tham gia vào cuộc chiến nam bắc phân tranh 1954 -1975 là một điều tự nhiên. 35 năm sau ngày đất nước thống nhất về mặt địa dư, không những sự phân cách trong lòng người vẫn còn mà đôi khi còn tiến tới sự phân tranh không kém mãnh liệt. Chính bởi thế ngay trong tập thể những người Việt bỏ nước ra đi trốn chế độ cộng sản cũng có sự phân tranh mãnh liệt giữa người Việt miền bắc và người Việt miền nam.
Trong thời gian tôi ở trại tỵ nạn Màn Dìn ở Hồng Kông (1989), trong trại có xuất bản bản tin hàng tuần. Một hôm ban lãnh đạo hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong trại mà chủ tịch là cựu thiếu tá Hùng, khóa 20 Võ Bị, hiện ở Nam Cali, cho người mời tôi tới họp khẩn. Khi tới nơi anh em cho biết trong số báo sắp ra tuần này có một bài của mấy người miền bắc chửi anh em cựu quân nhân VNCH và hỏi ý kiến tôi xem sẽ phải đối phó ra sao. Suy nghĩ một hồi tôi nói để tôi gặp ông đại diện cao ủy tỵ nạn nói chuyện với ông ta xem sao. Trong văn phòng cao ủy của trại, ngoài ông cao ủy còn thì nhân viên là thuyền nhân, trong đó có cả thuyền nhân miền bắc. Những thuyền nhân làm trên mấy văn phòng của trại hay văn phòng cao ủy đa số là thông dịch viên (interpreter). Thông dịch viên có thể nói là những “viên chức tỵ nạn cao cấp nhất” trong trại, là những người có ảnh hưởng rất lớn tới các chương trình của trại. Bởi thế mấy thông dịch viên người miền bắc mới đưa mấy bài chửi các cựu quân nhân VNCH vào tờ báo. Những thông dịch viên người miền nam không muốn (hay không dám) trực tiếp cá nhân đương đầu với mấy thông dịch viên miền bắc vì sợ đầu gấu miền bắc trả thù nên thông báo tin tức để hội cựu quân nhân có kế hoạch đối phó.
Hôm sau gặp đại diện cao ủy tỵ nạn, một thanh niên khoảng 30 tuổi người Anh, tôi đề cập tới vấn đề tờ báo thì ông cao ủy cho biết rằng Hồng Kông là xứ tự do, ngay cả cộng sản cũng được quyền hoạt động. Đã dự trù luận điểm này từ trước nên tôi lý luận rằng tôi đồng ý với ông là Hồng Kông là xứ tự do, nhưng trại tỵ nạn này là trại của những người tỵ nạn cộng sản và ngân sách của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho những nạn nhân cộng sản. Sẽ thực là vô lý khi dùng ngân sách tỵ nạn cộng sản để nuôi cán bộ cộng sản và hỗ trợ các hoạt động của họ. Họ có thể hoạt động và vận động cho cộng sản ở Hồng Kông bên ngoài trại tỵ nạn cộng sản chứ không thể ở bên trong trại tỵ nạn cộng sản này. Ông đại diện cao ủy đuối lý và phải chấp nhận cho xé bài báo đó trước khi cho phát hành. Ngoài ra tôi còn yêu cầu ông phải cho một đại diện của người tỵ nạn miền nam làm phiên dịch trong ủy ban để kiểm soát các ấn loát phẩm trước khi cho phổ biến. Ông ta đồng ý và hội cựu quân nhân đã đưa cho tôi tên một cựu sĩ quan để đưa vào làm (dĩ nhiên có lương như chúng tôi).
Trước đó trong văn phòng cao ủy tỵ nạn vẫn có mấy thông dịch viên người miền nam nhưng họ không tham gia việc biên soạn bản tin của trại. Một yêu cầu thứ ba mà hội cựu quân nhân VNCH đề nghị tôi đòi hỏi là yêu cầu Cao Ủy Tỵ Nạn sa thải hai thông dịch viên người miền bắc đó. Dĩ nhiên đòi hỏi này không được ông cao ủy chấp thuận. Ngay khi nghe yêu cầu của anh em cựu quân nhân tôi đã thấy đòi hỏi này khó được chấp thuận vì vô lý nhưng tôi vẫn đưa ra với đại diện Liên Hiệp Quốc. Sau đó, cũng chiều ý ban đại diện hội Cựu Quân Nhân VHCH, tôi đề nghị đại diện Liên Hiệp Quốc cho di chuyển hai thông dịch viên đó sang khu vực hoàn toàn chỉ có người miền bắc, đối diện với khu vực hỗn hợp nam bắc của chúng tôi. Lý luận của tôi vừa hơi có tính cách đe dọa vừa có vẻ có thiện ý xây dựng là nếu không di chuyển hai thông dịch viên đó thì tôi e rằng sẽ có đổ máu cho hai anh đó và tôi không nghĩ là tôi có thể giúp giảm căng thẳng giữa hai phe trong trại.
Vị đại diện Liên Hiệp Quốc cho biết ông không thể di chuyển hai thông dịch viên đó nhưng ông sẽ cho hai thông dịch viên đó biết nguy cơ để tự quyết định. Mấy hôm sau vị đại diện Liên Hiệp Quốc gặp tôi cho biết ông ta đã thuyết phục nhưng hai thông dịch viên đó không chịu chuyển trại. Tôi hiểu rằng đây là thái độ của hai anh thách thức người miền nam. Và tôi cũng biết ngay rằng người miền nam trong trại không đủ hung dữ để thực hiện ý muốn bằng bạo động. Với thái độ lo ngại bất an trong trại, vị đại diện Liên Hiệp Quốc thuyết phục tôi rằng, “Ông hãy bảo với người miền nam của ông đừng bạo động. Lâu nay người miền nam các ông được tiếng là tốt, có cơ hội đi tỵ nạn. Trong khi như ông biết đấy, người miền bắc đâu có cơ hội tỵ nạn như các ông. Họ là những người xấu”. Nói tới đó tôi thấy đôi mắt ông long lanh như có nước. Tôi đã cộng tác và chứng kiến lòng tốt của nhiều người ngoại quốc trong khi giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam tại Hong Kong, nhưng chính thuyền nhân Việt Nam lại chia rẽ, chém giết lẫn nhau. Đôi mắt long lanh như có nước của thanh niên trẻ người Anh này làm tôi xúc động, và hơi xấu hổ. Tôi nói với ông, tôi sẽ cố gắng nhưng tôi không bảo đảm kết quả.
Cách sống của người hai miền cũng cách biệt quá nhiều khiến chính quyền Hông Kông phải có chính sách tách biệt hai nhóm người để bảo vệ các thuyền nhân miền nam. Có lẽ trại tỵ nạn duy nhất ở Hồng Kông có một số nhỏ thuyền nhân miền bắc được cho ở chung với người miền nam trong một khu vực không có ngăn cách là trại Màn Dìn nơi tôi ở.
Trại Màn Dìn là một trại lớn có lẽ đứng thứ nhì sau trại White Head (trại Đầu Bạc). Tôi cũng nên kể thêm rằng sau này sang Mỹ, tôi mới biết trại Màn Dìn chính là trại có đoàn người khá đông từ San Jose, Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi nhà báo Đỗ Văn Trọn và ca sĩ Mai Hân, theo bà Thanh Hải, dự định vào thăm các thuyền nhân nhưng không được vào trại nên đã ngồi ở trên đường dẫn vào trại để cầu nguyện cho thuyền nhân. Trại Màn Dìn có hai khu nam bắc riêng biệt với cổng an ninh ngăn cách. Khu miền Nam có 21 căn nhà, mỗi căn chứa khoảng 200 người. Cái khu miền nam này là khu vực duy nhất tại Hồng Kông có gần một nửa là người miền bắc ở chung với người miền nam mà không có hàng rào ngăn cách. Số người miền bắc được cho ở chung này kém về số lượng nên không gây ra đe dọa cho an ninh. Tuy nhiên cũng khiến người miền nam “hơi” lo ngại.
Đầu tiên là sự lo ngại bị thuyền nhân miền bắc cướp bóc, kể cả cướp bóc những giấy tờ quan trọng cho cuộc thanh lọc tỵ nạn. Sự lo ngại của thuyền nhân miền nam sau này cũng tới cực điểm khiến trại phải kêu gọi những ai có giấy tờ hay tài sản gì quý cần đưa trại giữ hộ thì mang nộp, khi nào cần thì lên lấy lại. Tuy hướng dẫn chung như vậy nhưng chủ đích chỉ nhằm bảo vệ thuyền nhân miền nam tránh sự cướp bóc của người miền bắc. Tình hình đe dọa cướp bóc căng thẳng tới độ trại phải cho cảnh sát mang bàn tới đặt tại từng căn nhà, ra lệnh mọi người ở nguyên chỗ ở của mình, rồi những ai có giấy tờ hay tài sản quý giá mang tới bàn nạp cho cảnh sát. Điều buồn cười là tuyệt đối không có thuyền nhân miền bắc nào có giấy tờ hay tài sản gì cần gửi cảnh sát, chỉ có thuyền nhân miền nam. Ngoài tài sản, cái mà thuyền nhân miền bắc muốn cướp của người miền nam là các giấy tờ tuỳ thân và các chứng minh bị cộng sản đàn áp của họ như giấy cựu quân nhân, giấy ra trại cải tạo v...v. Lúc bấy giờ với những giấy tờ chứng minh sự đàn áp đó thuyền nhân miền nam có nhiều hy vọng đi tỵ nạn hơn cho nên thuyền nhân miền bắc vì ganh tỵ, muốn cướp để thủ tiêu các giấy tờ đó để biến cơ hội đi tỵ nạn giữa thuyền nhân hai miền giống nhau.
Chính sách rõ ràng của Hồng Kồng là tách rời các thuyền nhân miền nam ra khỏi thuyền nhân miền bắc, nên tình trạng ở chung này chỉ là tạm thời chờ cho trại Đảo Bò, một hòn đảo hoang trước kia, được xây cất thành một trại khang trang có tên là trại Tai A Châu. Khi trại Tai A Châu được hoàn tất, lập tức Hong Kong cho chuyển người miền nam ra đó. Đó là trại dành riêng cho người miền nam. Vì người miền nam được tiếng có kỷ luật nên trại Tai A Châu cho phép thuyền nhân được ra khỏi trại đi chơi trên đảo hay ra bờ biển bất cứ lúc nào, dù là ban đêm.
Công việc chuyển khoảng bốn ngàn thuyền nhân miền nam từ trại Màn Dìn ra trại Tai A Châu phải từ từ trong khoảng một tuần. Để bảo đảm an toàn, họ khoanh vùng trong trại cho di chuyển từng khu vực nhỏ. Di chuyển theo lối cuốn chiếu, khởi đầu là từ bên trong cùng. Khi được gọi tên mang hành lý đi thì cũng có người được gọi tên trước, người được gọi sau. Khoảng cách nhiều lắm chỉ mấy tiếng đồng hồ thôi, nhưng những ai chậm được gọi cũng rất hoang mang hồi hộp, chỉ sợ bị người miền bắc thừa cơ hội người miền nam còn ít tới trấn lột, cướp bóc.
Cuối cùng cũng có một gia đình người miền Trung bị lọt danh sách. Gia đình này hiện đang ở San Jose. Có lẽ vì văn phòng trại tưởng đó là gia đình miền bắc. Đây là gia đình của một cựu sĩ quan cảnh sát miền nam. Ông ta cũng là một võ sư nổi tiếng ở Huế trước 1975. Khi các thuyền nhân miền Nam khác trong khu vực nhỏ của ông được gọi đi hết rồi, ông ta sợ quá không dám trở về chỗ ở nữa. Trong khi chờ đợi, mấy anh em miền nam đưa ông ta tới chỗ tôi ở để họp về trường hợp của ông. Chúng tôi quyết định một mặt liên lạc với đại diện Liên Hiệp Quốc để cho gia đình ông ấy đi trong cùng đợt với những người đã được gọi tên, một mặt tôi bảo ông ấy cứ ở gần chỗ với tôi thì không đến nỗi nào nguy hiểm bởi vì ít ra là trên cái giường ba tầng của gia đình tôi cũng đã từng tiếp nhiều anh chị em miền bắc.
Một lần, có lẽ vào năm 1991, tất cả anh chị em miền bắc thấy cơ hội đi tỵ nạn của họ có vẻ khó khăn đã quyết định biểu tình. Ban chỉ đạo biểu tình kéo tới chỗ gia đình tôi họp để hỏi ý kiến, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cuộc biểu tình nào, nên họ không biết làm thế nào để tổ chức một cuộc biểu tình. Tôi cũng nhìn thấy một mối nguy về an ninh cho người miền nam là người miền bắc cảm thấy bực bội với người miền nam vì người miền nam thờ ơ với ý muốn biểu tình của họ. Bà vợ tôi thấy tình hình bắt đầu có vẻ hơi căng thẳng như vậy nên bảo nhỏ với tôi không nên liên hệ với công việc chuẩn bị biểu tình của người miền bắc. Vợ tôi nói, biểu tình thì người miền bắc có đánh gia đình mình đâu mà anh cần tham gia. Tôi bảo vợ tôi đừng sợ. Thứ nhất, nếu tôi không giúp họ thì ai giúp? Thứ nhì, nếu tôi không giúp họ thì thế nào cũng đi tới căng thẳng có thể đổ máu giữa hai nhóm người nam, bắc vì một bên cần biểu tình, một bên không.
Tôi phải giải thích cho người miền bắc: Mục tiêu, đối tượng và phương cách biểu tình cũng như là những việc cụ thể cần làm trước, trong và sau khi biểu tình. Tôi giải thích cho họ về mục tiêu biểu tình là đánh động dư luận qua giới truyền thông, báo chí. Đối tượng là giới truyền thông, báo chí chứ không phải ban chỉ huy trại, như vậy không có gì phải bạo động cả. Dĩ nhiên là giới truyền thông không được vào trại nhưng họ sẽ đứng trên con đường ở đỉnh núi dẫn vào trại và họ trông thấy cuộc biểu tình. Ngoài ra ban chỉ đạo biểu tình phải viết một thỉnh nguyện thư gửi cho đại diện Liên Hiệp Quốc. Thỉnh nguyện thư này cũng sẽ được chuyển ra ngoài cho giới truyền thông. Họ hỏi tôi trong lúc biểu tình thì phải làm gì. Mặc dù đã biết trước là trong đời người miền bắc chưa bao giờ biểu tình nhưng tôi vẫn thấy buồn cười trước câu hỏi này. Tôi phải nói với họ rằng đâu có làm gì ghê gớm đâu, chỉ cần kéo dài thời gian biểu tình và trong suốt thời gian đó đoàn người chỉ hô lớn những đòi hỏi thôi. Tiếp đó họ nêu vấn đề là họ sợ rằng người miền nam trong trại sẽ không tham gia biểu tình với họ. Tôi giải thích cho họ biết rằng, trong xã hội tự do, chỉ những ai có quyền lợi hay quan tâm tới vấn đề họ mới biểu tình thôi. Trong trường hợp này vì người miền nam sẽ được chấp nhận cho đi tỵ nạn hết (đó là chính sách của Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đầu của cuộc thanh lọc vào khoảng 1991) cho nên họ không có lý do gì để tham gia thì quý anh chị cũng đừng bận tâm. Nếu không có sự giải thích trước như vậy thì chắc chắn chuyện người miền bắc muốn biểu tình, người miền nam không muốn sẽ đưa tới chém giết đổ máu. Với sự giúp sức của tôi, cuộc biểu tình của anh chị em miền bắc tại trại Màn Dìn diễn ra êm đẹp, không có người miền nam tham dự nhưng không có đổ máu giữa hai bên. Trong khi ở nửa trại bên kia, số thuyền nhân miền bắc đông hơn nhưng không tổ chức biểu tình được vì không có người miền nam giúp sức góp ý. Bây giờ nghĩ lại, tôi không biết đó có phải là cuộc biểu tình đầu tiên của thuyền nhân miền bắc tại Hông Kông hay không?. Trước đó dường như thuyền nhân miền bắc chỉ biết bạo loạn chứ không biết biểu tình.
Ngày đầu tiên, 21 tháng 6-1989, cũng như mọi thuyền tỵ nạn khác, thuyền của tôi được cảnh sát Hông Kông kéo vào đậu trong bãi tỵ nạn có tên là Đảo Bò. Đây là một trong đám đảo nhỏ. Trước kia được chủ nhân dùng để nuôi heo và bò cho nên thuyền nhân chúng tôi gọi là Đảo Bò. Tên thực của đảo là Tai A Châu. Vào tháng 6/1989, đây là trại tiếp nhận đầu tiên trong khi chờ chính quyền sắp xếp đủ chỗ chứa trong đất liền. Vì số người Việt tỵ nạn tới mỗi ngày không dưới 300 người nên trong đất liền Hông Kông không xây kịp chỗ chứa. Những người mới tới thường phải ở đây khoảng 2 tuần lễ. Ngay lúc vừa được cảnh sát đưa mấy người đại diện thuyền lên bờ làm thủ tục nhập trại, tôi đã thấy thuyền cấp cứu chở đi bệnh viện một nạn nhân bị cướp bởi chính thuyền nhân khác. Sợ quá, suy nghĩ một hồi tôi quyết định liều đứng dậy yêu cầu chính quyền trại bảo vệ. Tôi nói với người mà sau này tôi biết là trung sĩ nhất thường vụ quản lý trại rằng: “Tôi là một sĩ quan miền nam, tôi có khả năng tự vệ chống lại cướp, nhưng đây là Hồng Kông, một xứ sở có luật pháp nên tôi phải tôn trọng luật pháp Hồng Kông và tôi yêu cầu được bảo vệ tránh bị cướp như trường hợp vừa rồi”. Ông ta nhìn tôi mặt lạnh như tiền. Tôi thấy “không ăn” rồi. Ngay lập tức tôi quyết định lập lại yêu cầu nhưng cố nhét làm sao để có chữ “Quân đội Hoa Kỳ” (US Army). Tôi nói tiếp, “Tôi là cựu sĩ quan liên lạc của quân đội Hoa Kỳ” và lập lại yêu cầu. Khi nghe tới chữ US Army tôi thấy mắt ông ta nhấp nháy, tôi biết là “ăn tiền”. Ông ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi bảo tôi ở lại trong khi mấy người đại diện của các thuyền kia được đưa trở lại thuyền của họ. Thực sự tôi biết có cái chức “sĩ quan liên lạc” (liason officer) là trước kia trong thời gian ở bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 1, tôi có thời gian ngắn được gửi sang bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 1/5 Cơ Giới Hoa Kỳ (1/5 Mechanized Division) để làm sĩ quan liên lạc hành quân.
Toàn bộ 25 người thuộc ba gia đình trên con thuyền của tôi được đưa vào một khu biệt lập hẳn với mấy ngàn thuyền nhân khác. Khu vực này có những dẫy chuồng heo, và thuyền nhân được cho ở trong mấy cái chuồng heo đó. Cũng giống như ở nhà quê Việt Nam, mỗi chuồng heo vuông vức mỗi cạnh khoảng 4 m. Trong đó còn dấu vết của máng ăn, rãnh nước để rửa chuồng, chỗ hốt phân heo. Cứt heo và cám heo vẫn còn. Chúng tôi phải lấy nước rửa chuồng heo để ở. Thỉnh thoảng vẫn thấy những con dòi bò cạnh chỗ nằm. Nhưng dù sao cũng hơn mấy ngàn thuyền nhân khác là chỗ này còn có mái che là mái chuồng heo. Tới nơi tôi thấy toàn bộ thuyền nhân người Việt gốc Hoa đã ở trong khu vực này. Tất cả những thuyền nhân Việt gốc Hoa đều được cho ở riêng để bảo vệ. Ngay khi vừa rời Việt Nam, giữa người Việt và người Việt gốc Hoa đã có sự chia rẽ rồi, cho dù là họ sinh đẻ đã nhiều đời tại Việt Nam. Thuyền chúng tôi là những người miền nam duy nhất được bảo vệ chung với người Việt gốc Hoa. Một kỷ niệm nho nhỏ. Chỗ chuồng heo đó là chỗ duy nhất các phái đoàn hay phóng viên báo chí tới thăm đảo có thể tới gặp thuyền nhân để làm phóng sự, phỏng vấn. Những chỗ khác toàn là rừng hoang nên các đoàn khách đâu biết đường đi mà tới thăm được. Một hôm có một cô người nhỏ nhắn, xinh xinh, trạc ba mươi tuổi tới phỏng vấn thuyền nhân. Cô ta giới thiệu là làm cho chương trình Việt Ngữ đài BBC. Tôi ngưỡng mộ lắm. Vì từ trong tù cải tạo tôi đã ước mơ được làm cho đài BBC hoặc VOA. Lúc đó chỉ là một ước mơ viển vông thôi. Nhưng đời có ai ngờ nếu mình cứ mơ những giấc mơ “viễn vông” và cố thực hiện nó thì cũng có cơ may thành đạt. Còn hơn là không mơ gì cả. Thế là 10 năm sau, 1989-1999, sau thời gian học đại học Hoa Kỳ, tôi đã trúng tuyển vào ban Việt Ngữ đài VOA và sang thủ đô Washington làm việc trong một toà building lớn có vài ngàn nhân viên ở cạnh trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.
Trên đảo ngoại trừ vài kiến trúc của chủ đảo mà cảnh sát đang xử dụng để quản lý trại không có một kiến trúc nào khác. Trừ một số nhỏ nằm trong các chuồng heo cũ, tất cả thuyền nhân phải căng lều nằm ngoài trời. Lều do trại phát. Những ngày sau đó tôi chứng kiến 100 phần trăm tất cả những thuyền nhân mới tới đảo đều bị người miền bắc cướp. Cướp khủng khiếp tới độ gần như công khai mà cảnh sát không làm gì được vì nạn nhân không dám khai báo và làm nhân chứng.
Người miền bắc chiếm đa số trong tổng cộng khoảng 6 ngàn người trên đảo. Họ tự động phân chia ra ở từng khu vực riêng rẽ: Khu Hải Phòng, khu Đồ Sơn, khu Hà Nội, khu Quảng Ninh. Dân miền bắc khác địa phương cũng không sống hợp nhất với nhau. Tôi không biết trước khi người cộng sản chiếm miền bắc năm 1954 thì người miền bắc có óc kỳ thị địa phương nặng nề như thế không. Nhóm nào đông thì nhóm đó chế ngự trại. Nhóm Quảng Ninh là đông nhất, có nghĩa là mạnh nhất. Thời gian tôi vừa tới trại thì cũng là lúc còn dư âm của anh chàng Hoa Hùng, một xếp đầu gấu người miền bắc vừa được chuyển vào đất liền. Hoa Hùng đi thì không có tay nào làm trùm của trại mà có nhiều băng nhóm nổi lên theo danh xưng địa phương. Mỗi băng nhóm hùng cứ một khu vực. Người Việt gốc Hoa, vì biết tiếng Hoa để giải thích với trại nên họ được bảo vệ ở một khu vực riêng ngay khi mới tới. Riêng người miền Nam thì không ai bảo vệ và cũng không có nhóm đầu gấu nào để đương đầu với các nhóm đầu gấu miền bắc. Người miền nam hiền quá và trở nên một cộng đồng bơ vơ giữa một xã hội không luật lệ.
Hai tuần lễ sau, khi gia đình tôi và một số người vừa được chuyển tới trại khác thì tại trại Đảo Bò xẩy ra bạo động làm rung động Hồng Kông và xấu mặt người Việt Nam. Cuộc bạo động gây ra bởi người miền bắc. Cuộc bạo động không lý do nhưng mức độ khiến các thuyền nhân người Việt gốc Hoa và miền nam ghê sợ và người Hồng Kông khinh bỉ. Người miền bắc chiếm trại, chiếm các kho thực phẩm. Cảnh sát Hồng Kông phải rút ra khỏi đảo. Kể từ lúc đó người miền bắc hoàn toàn làm chủ trên đảo và họ tự do cướp bóc, hãm hiếp.
Trong bài báo “Vietnam Refugees Riot in Hong Kong” do BARBARA BASLER, viết đặc biệt cho tờ The New York Times xuất bản ngày mùng 3 tháng 9-1989, tác giả đã viết, “HONG KONG, Sept. 2— Chủ nhật tuần trước, 1,000 người Việt nam đã bạo động trên đảo Tai A Châu, và mặc dù đã xử dụng hơi cay, một toán nhỏ cảnh sát tại đó đã không thể phục hồi được an ninh và buộc phải rút ra khỏi đảo. Sau một đêm bị tấn công, cướp bóc và 5 vụ hãm hiếp, hòn đảo, nơi có 5,500 người Việt nam bị tạm giữ, đã được cảnh sát chiếm lại khi các phi cơ trực thăng chuyển hơn 350 cảnh sát chống bạo động tới. Cảnh sát đã bắt 12 người và một người bị truy tố tội hãm hiếp. Đảo không có điện, không chỗ đi tiêu tiểu … Các thuyền nhân phải sống trong những lều tạm, giữa các đống rác và phân người … Các giới chức nói, “Trật tự hoàn toàn bị tan vỡ.”
Bản tin vắn tắt đã thấy rùng mình. Nhưng sẽ rùng mình hơn khi đã từng ở đó và may mắn được ra đi trước đó không lâu rồi được nghe chính những bạn bè, người quen của mình thuật lại ngay sau biến cố đó. Sau này mấy người miền nam kể lại với tôi rằng khi đổ quân vào tái chiếm lại đảo, cảnh sát chống bạo động và đại diện Liên Hiệp Quốc đã tìm cách cứu những người Việt gốc Hoa và người miền nam ra khỏi đảo trước. Cuộc giải cứu như giải cứu con tin bị bắt cóc. Có lẽ người đầu tiên được giải cứu là cựu thiếu tá Sơn, cựu giảng viên trường Võ Bị Đà Lạt. Lý do trại biết tới ông Sơn là vì ông làm phiên dịch cho một cơ quan thiện nguyện và cảnh sát cũng cần những người như ông để phân biệt đâu là người miền nam. Trên đường tiến vào chiếm trại, cảnh sát gọi đích danh để tìm kiếm ông Sơn và những thông dịch viên khác. Người Việt gốc Hoa thì được giải cứu hầu như toàn bộ vì họ nói được tiếng Hoa. Người miền nam thì được giải cứu ít thôi vì cảnh sát không phân biệt được ai là người miền nam, ai là người miền bắc. Chỉ những người được các phiên dịch viên như ông Sơn xác nhận, hay biết tiếng Anh để tự giới thiệu thì mới được cho lên thuyền cấp cứu rời đảo. Người miền bắc tuyệt đối không được cho lên thuyền cấp cứu.
Bản tin cho biết cảnh sát có bắt một số nghi can nhưng tôi biết rồi những người này cũng sẽ được thả ra ngay sau đó bởi vì luật lệ Hồng Kông rất là văn minh, dân chủ, muốn kết tội một người thì phải có đầy đủ bằng chứng, cần rất nhiều thời gian điều tra, với lời khai của rất nhiều nhân chứng. Thì giờ và ngân quỹ đâu mà họ điều tra và nạn nhân nào giám khai báo khi trong trại băng đảng bạn bè và thân quyến của nghi can còn đầy rẫy. Bản tin nói rằng có 5 vụ hãm hiếp. Nhưng bạn bè tôi cho biết những cuộc hãm hiếp nhiều hơn như thế nhiều lần. Họ còn nói rằng phụ nữ Việt gốc Hoa thì bị hãm hiếp gần như 100 phần trăm. Phụ nữ miền nam thì bị hiếp ít hơn. Nhưng tất cả các phụ nữ đều sợ hãi phải làm cho đầu tóc bù xù, bôi đất lấm lem lên mặt cho xấu đi. Người phụ nữ bạn với gia đình tôi trong tấm hình dưới đây đã thuật chị phải bôi mặt cho lem luốc, xấu đi hầu thoát nạn. Chị tên là Đinh Thị Thu Vân, hiện ở Hoa Kỳ.
Cuộc chiếm đảo của đầu gấu miền bắc còn man rợ hơn nữa khi mấy ngày sau cảnh sát Hồng Kông phát hiện ra sự kiện là người miền bắc còn đi “ị” cả vào mấy bồn chứa nước ăn cung cấp cho chính thuyền nhân.
Những hành động và cung cách sống như vậy khiến các người ngoại quốc cũng như viên chức Hồng Kông hoạt động trong trại đánh giá thuyền nhân miền bắc thấp hơn thuyền nhân miền nam thật nhiều.
Sau hai tuần ở Đảo Bò, gia đình tôi cùng với 1,600 người khác được chuyển tới trại Thuyền Châu. Trại này cũng vẫn là tạm thời để chờ trong đất liền xây xong trại mới. Trại Thuyền Châu gồm bốn cái phà nhỏ, mỗi cái chứa được 400 người. Vì thế thuyền nhân gọi đây là trại Phao Nổi. Diện tích dành cho mỗi gia đình thật hẹp. Gia đình tôi 6 người được một diện tích bằng một chiếc chiếu nhỏ. Chỉ đủ chỗ cho vợ chồng tôi nằm ôm thùng quần áo. 4 đứa con và cháu phải mắc võng nằm ngay sát trên mặt vợ chồng tôi. Chúng tôi sống như thế trong bốn tháng.
Các phao này được để cặp bờ một đảo rất nhỏ cách đất liền Hồng Kông một eo biển hẹp có thể bơi qua dễ dàng. Eo biển này là đường lưu thông nườm nượp của các chiếc tầu cao tốc nối liền Hông Kông và Macau. Nhưng mỗi buổi tối, đều có những toán thanh niên miền bắc bơi vào đất liền đi ăn cắp đồ ở Hồng Kông. Liên Hiệp Quốc và cảnh sát Hồng Kông biết nhưng họ khuyên răn thiếu điều muốn năn nỉ rằng: “Xin quý vị đừng bơi như thế, rất là nguy hiểm cho mạng sống của quý vị”. Thế nhưng các đầu gấu với sự hỗ trợ của chính gia đình họ đã hàng đêm thực hiện những phi vụ phạm pháp như vậy. Những vụ trấn lột diễn ra hàng ngày nhưng cảnh sát không làm gì được vì nạn nhân không dám khai báo. Đầu gấu trừng phạt nhau mỗi đêm. Chúng để đối phương đứng ở giữa, chúng đứng vòng tròn xung quanh. Kẻ thù bị đánh, đá văng từ bên này sang bên kia. Chúng không cho ai đứng xem. Nạn nhân bị đánh gần chết được trực thăng chở đi cấp cứu trong đất liền mà khi trở về trại không ai dám chỉ hung phạm.
Trong hoàn cảnh ghê gớm đó người miền nam chỉ biết im lặng chịu đựng. Ngay gia đình tôi có một thùng bìa nhỏ, trước là thùng đựng cơm hộp do trại phát, nay gia đình tôi dùng để đựng quần áo vớ vẩn (thuyền nhân còn có gì hơn ngoài mấy bộ áo quần trại tiếp tế) nhưng bọn đầu gấu tưởng gia đình tôi có vàng nên một đêm vợ tôi ngủ say chúng cũng lấy được. Nếu thức giấc mà thấy chúng ăn cắp đồ của mình thì cũng chỉ cười trừ thôi chứ la lên thì cũng chẳng có ai tiếp cứu mà không khéo chúng lại đập cho vỡ sọ.
Tình hình phân chia nam bắc trong các trại tỵ nạn ở Hông Kông trầm trọng tới độ họ đối xử với nhau như hai dân tộc khác nhau. Người miền bắc hiếp đáp người miền nam. Người miền nam khiếp sợ người miền bắc. Sau khoảng hai tháng ở trại phao nổi, trong đất liền có một số chỗ, trại xắp xếp đưa số người miền nam tách rời khỏi số miền bắc. Nhưng họ phải làm kín đáo để người miền bắc đừng bạo động. Sáng hôm chuyển trại, họ bảo tất cả các thuyền nhân mang hết đồ đạc tập trung trên sân để nghe đọc danh sách chuyển trại vào đất liền. Nghe thấy vậy ai cũng vui mừng. Trại làm rất dân chủ. Khi được gọi tên họ hỏi thuyền nhân có muốn chuyển trại không? Ai mà không muốn sớm được vào một trại nào đó trong đất liền để có cuộc sống ổn định hơn. Đến khi gọi được nửa số người rồi thì người miền bắc đã biết ngay đó là kế hoạch trại cho di chuyển người miền nam đi trại khác tách biệt với người miền bắc. Họ ngồi buồn so trong khi những người miền nam có tên được gọi đi thì tay xách nách mang khuôn mặt hí hửng.
Gia đình tôi được gọi lên sau cùng. Họ cũng hỏi tôi có muốn chuyển trại không. Tôi trả lời “Không!”. Ngay sau đó gia đình tôi mang hành trang trở lại ngồi với nhóm miền bắc để ở lại phao nổi. Nhìn thấy gia đình tôi mang đồ trở lại ngồi với toán người miền bắc, tất cả các cặp mắt đều đổ dồn về gia đình tôi. Người miền nam không hiểu tại sao gia đình tôi lại chọn ở lại. Người miền bắc thì thấy vui mừng. Ít ra họ cũng thấy đỡ cô đơn vì còn có một gia đình miền nam ở lại với họ.
Sáng hôm sau, trong chuyến tầu đầu tiên đưa nhân viên từ đất liền ra làm việc, anh cán sự xã hội Hùng trông thấy tôi còn ở trại tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng anh không dám hỏi tôi vấn đề đó giữa lúc tôi đang đứng với đông người miền bắc, anh bèn mời tôi vào văn phòng của anh đặt trong một thùng sắt chuyển hàng (container). Hùng là cựu trung úy Thủy Quân Lục Chiến Trần Như Hùng của VNCH, định cư tại Úc, tình nguyện sang phục vụ giúp dân tỵ nạn Hồng Kông. Một lần tôi hỏi Hùng tại sao lại sang tình nguyện công tác tại Hồng Kông thì Hùng làm tôi cảm động và kính trọng, “Ông hỏi thế thì coi thường tôi quá!”. Vào văn phòng, anh cẩn thận đóng kín cửa rồi hỏi tôi: “Sao ông còn ở lại?”. Tôi cho biết, tôi mà đi nữa thì số gần một ngàn rưởi thuyền nhân miền bắc này ai giúp đỡ họ, họ không nói được tiếng Anh thì trại làm sao làm việc với họ. Hùng hỏi tiếp, “Thế ông không sợ họ sao?”. Tôi trả lời, “Tôi ở lại giúp họ thì làm sao họ lại hại tôi?”. Ngày nay Hùng lấy bút hiệu Quốc Việt đang làm trưởng ban Việt Ngữ của đài phát thanh SBS Radio của chính phủ Autralia tại Melbourne. Có một lần Hùng chụp cho tôi một tấm hình tôi ngồi giữa đám thanh niên đầu gấu miền bắc. Tôi cười nói đùa, đây là tấm hình đặc biệt lắm đó nghe. Mới đây, Hùng liên lạc được với tôi và nói sẽ cố tìm lại tấm hình đó gửi cho tôi nhưng cuối cùng anh tìm không ra.
Như tôi đã trình bày, vì muốn bảo vệ người miền nam nên Hồng Kông có chính sách tách rời thuyền nhân miền nam khỏi người miền bắc. Nhưng tình hình đặc biệt thiếu người phiên dịch tại trại Thuyền Châu khiến trại phải hội ý với tôi. Thực sự ra nếu chỉ cần một người phiên dịch thì trại có thể thuê ở ngoài vào một cách dễ dàng. Nhưng qua thời gian giúp trại một cách thiện nguyện, trại biết tôi là người có thể giúp họ liên lạc với thuyền nhân miền bắc một cách hữu hiệu nên trại muốn tôi ở lại. Nhưng họ không thể bảo vệ an ninh cho tôi nên họ không giám trực tiếp yêu cầu tôi ở lại vì lỡ có chuyện gì xảy ra cho tôi thì ai chịu trách nhiệm. Trại chỉ mật bàn hỏi tôi làm cách nào để chuyển người miền nam ra đi một cách an toàn, không sợ người miền bắc có cảm tưởng bị bỏ rơi mà nổi loạn.
Đồng thời họ cho tôi biết là nếu người miền nam đi hết thì không có ai phiên dịch cho người miền bắc, họ sẽ rất khó điều hành trại. Trước tình hình đó tôi cho họ biết tôi sẵn sàng ở lại để giúp trại điều hành. Tôi nói với trại rằng người miền bắc cũng là đồng bào của tôi, tôi phải giúp họ nếu cần thiết. Cho nên toàn bộ kế hoạch di chuyển số người miền nam hôm đó hoàn toàn do tôi đề nghị. Cái kế hoạch chuyển trại mau lẹ và an toàn đó tôi học được trong nhà tù cải tạo. Mỗi lần người cộng sản di chuyển tách rời một số tù cải tạo chúng tôi đi trại khác thì họ không cho biết ai đi ai ở, và sẽ đi đâu. Họ cứ kêu tất cả mang hết hành trang lên sân ngồi chờ. Rồi ai được gọi tên thì người đó ôm hành trang đứng sang khu vực khác.
Tại trại Phao Nổi (Thuyền Châu), công việc chính thức thiện nguyện của tôi là phiên dịch bệnh xá dưới quyền của một bác sĩ trẻ người Anh. Mỗi ngày ông ấy từ trong Hồng Kông ra khám bệnh cho thuyền nhân. Bệnh xá do tổ chức Bác sĩ Không Biên Giới của Âu châu phụ trách (Medecins Sans Frontières). Các thuốc men rất tốt và đầy đủ và mỗi ngày có một chuyến tầu đưa thuyền nhân có bệnh nặng vào bệnh viện tối tân của Hồng Kông điều trị. Khi cấp cứu sẽ có tầu cao tốc hoặc trực thăng chở bệnh nhân tới bệnh viện trong đất liền. Thuyền nhân được chữa trị tại bệnh viện y hệt như mọi người Hồng Kông giầu có nhất. Có thể nói, trên mọi lãnh vực, Hồng Kông là thiên đường của người Việt tỵ nạn. Nhưng vấn đề này sẽ được đề cập tới trong một loạt bài khác. Một điều đáng xấu hổ là tất cả các trường hợp cấp cứu bằng tầu cao tốc hay trực thăng trong thời gian tôi công tác toàn là nạn nhân của những vụ đâm chém, cướp bóc của đầu gấu miền bắc.
Người miền bắc dường như cũng không quen tôn trọng luật pháp và kỷ luật. Ngày nào cũng có một đoàn dài người xếp hàng chờ khám bệnh xin thuốc, mà chỉ xin thuốc trụ sinh thôi, trong khi họ không có bệnh gì cả. Mặc dù bác sĩ đã giải thích, kêu gọi mọi người không cần xin thuốc dự trữ vì ở bệnh xá luôn luôn đủ thuốc tốt và khi cần sẽ đưa đi cấp cứu trong bệnh viện trong đất liền. Nhưng lời giải đáp, kêu gọi hàng ngày đó vẫn không hữu hiệu. Mỗi ngày hàng đoàn người vừa xếp hàng, vừa chen lấn, xô cả cửa của phòng khám khiến ngay vị bác sĩ cũng phải lúc thì đứng chèn cửa, ngăn không cho đoàn người tràn vào, lúc thì ngồi xuống khám bệnh. Tôi nói với bác sĩ là tôi không giúp gì được ông ta trong việc giữ cửa ngăn chặn sự chen lấn bạo động của thuyền nhân vì họ sẽ đánh cả tôi. Một thời gian sau, quá sức mệt mỏi bởi tình trạng vô kỷ luật của thuyền nhân miền bắc tôi phải xin bác sĩ cho tôi nghỉ việc. Mấy ngày đầu ông ấy tới làm việc vẫn kêu tôi lên giúp vì không có phiên dịch. Sau đó tôi sợ quá phải viết cho ông ấy miếng giấy như van xin, ““Please! Please!” đừng gọi tôi lên nữa vì tôi sợ quá không thể tiếp tục giúp ông được”. Sau đó ông ta phải thuê phiên dịch từ ngoài Hông Kông vào mỗi ngày.
Từ ngày cặp thuyền vào trại hoang dã là Đảo Bò cho tới khi rời khỏi trại tỵ nạn ở Bataan, Phi luật Tân, tổng cộng 3 năm 8 tháng, trong số những người hoạt động thiện nguyện lúc đầu, sau đó được Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc trả trợ cấp 180 đô Hồng Kông, tương đương 25 đô Mỹ một tháng, có thể nói tôi là người miền nam duy nhất có quan hệ thân thiết với người miền bắc. Hầu như tất cả mọi người miền nam đều tránh né người miền bắc. Có giao thiệp thì cũng chỉ là bề mặt, xã giao, thiếu cái thân tình. Riêng duy nhất tôi thì không. Tại sao vậy ? Thứ nhất, trong tận cùng suy nghĩ, tôi luôn luôn thấy rằng sự quảng giao là tấm áo giáp bảo vệ mình trong mọi tình huống. Thứ nhì, tôi là người bản chất khá cởi mở, không thành kiến. Tôi có thể và thích giao du với người của mọi miền, mọi giới khác nhau, từ dân sự tới quân đội, từ người trí thức tới những tay anh chị. Thêm nữa, tôi gốc người Hà Nội 1954 nên dễ tiếp cận với người miền bắc.
Chính nhờ lúc nào tôi cũng có mối quan hệ thân thiện với người miền bắc, được họ thương mến, kính trọng, tin tưởng, mà trong tất cả những trại tôi ở có thể nói tôi là người duy nhất giúp tránh được các xô xát có thể đưa tới đổ máu tập thể như đã từng xảy ra rất nhiều lần ở những trại khác. Đó là một đóng góp âm thầm mà không ai biết trừ bà vợ tôi. Chưa đổ máu thì làm sao mà biết ai là người đã giúp ngăn chặn những chuyện đó từ trong trứng nước. Đóng góp đó quan trọng cho một tập thể có khi tới bẩy ngàn người. Và thành thực mà nói, đóng góp đó quan trọng cho cả chính gia đình tôi. Đôi khi nghĩ lại tôi thấy cũng vui và cũng nhớ khá nhiều những anh chị em miền bắc có gắn bó tình cảm với tôi, kể cả bảo vệ tôi. Không kể những lần điện thoại thăm hỏi, tôi và vợ tôi đã một lần tới Canada thăm một gia đình miền bắc và họ còn hẹn kỳ tới trước khi sang chúng tôi nên báo trước để họ liên lạc rủ các anh chị em khác tới gặp vợ chồng tôi cho vui.
Như là một quy luật, để giải quyết những mâu thuẫn xã hội, điều hữu hiệu nhất là giải quyết sau hậu trường, dựa vào sự thân thiết cá nhân trước khi mâu thuẫn bùng nổ. Ngay cả trong chính trường quốc gia hay quốc tế, cá tính của người lãnh đạo và cảm tình họ dành được đối với quần chúng cũng làm giảm căng thẳng chính trị quốc nội và quốc tế. Mầu da và cách cư xử của tổng thống Obama đã giúp giảm căng thẳng và gia tăng thân thiện giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Phi châu và nam Mỹ đã là một ví dụ sinh động. Một khi mâu thuẫn đã nổ ra rồi thì nắm lại tình hình rất khó và chắc chắn sẽ có nhiều tổn thất. Tại trại tị nạn Bataan ở Philipines, một buổi tối một đầu gấu miền bắc gặp tôi nói rằng nghe nói tối hôm trước anh em cựu quân nhân miền nam có cuộc họp định tấn công anh em miền bắc, em muốn hỏi anh xem có đúng không. Nếu đúng như vậy thì bọn em sẽ tấn công trước. Đây là một câu hỏi nhưng cũng là một đe dọa họ mượn tôi chuyển tới anh em miền nam. Dĩ nhiên câu hỏi đó được tôi giải toả dễ dàng.
Người miền bắc dường như có thói quen hành động không theo kỷ luật. Một lần tại trại Phao Nổi, không biết làm sao mà ban chỉ huy trại mang cơm từ trong đất liền ra chậm. Gần như tất cả hơn một ngàn người miền bắc lên biểu tình ngay tức khắc. Không có người miền nam. Nhưng họ không biết cách biểu tình, mà cũng chẳng ai trong số đó biết tiếng Anh để tiếp xúc thảo luận với trại. Họ chỉ còn một cách là dàn hàng ngang ném đá tấn công ban chỉ huy trại. Ban chỉ huy trại là những người dân sự có lẽ thuộc sở xã hội. Họ không hiểu tại sao mà thuyền nhân lại dữ tợn như vậy và họ sợ quá cố thủ trong khu vực ban chỉ huy có hàng rào kẽm gai. Thấy nguy cấp tôi đi lên yêu cầu đồng bào miền bắc dừng ném đá để tôi vào thương thuyết với trại. Khi vừa thấy tôi, mấy người trong ban chỉ huy trại nói ngay: Tôi chờ ông từ nẫy tới giờ. Tôi cho ban chỉ huy trại biết là thuyền nhân họ muốn được phát cơm ngay không chậm trễ và ban chỉ huy trại đồng ý sẽ gọi máy vào đất liền yêu cầu chuyện đó. Chuyện thật đơn giản.
Không quen thuộc với pháp luật và luật lệ của trại nhưng người miền bắc quen thuộc với kỷ luật của đầu gấu, của mafia.
Trong các trại cấm (closed camp) ở Hồng Kông, trại Whitehead (Đầu Bạc) là trại lớn nhất chứa gần 30,000 người, trong đó đại đa số là thuyền nhân miền bắc. Dĩ nhiên thuyền nhân hai miền được cho ở riêng có hàng rào và các con đường ngăn cách xa nhau. Trong khu miền nam tôi không nghe nói có đầu gấu hay du đãng, ăn cướp.
Tình hình ở khu vực thuyền nhân miền bắc thì trái lại: các đầu gấu hoàn toàn cai trị. Đây là một nét rất đặc thù của cộng đồng thuyền nhân miền bắc. Chính bởi thế, tôi nghe nói, trong trại miền bắc rất là ngăn nắp, kỷ luật và sạch sẽ, cái ngăn nắp, kỷ luật của một chế độ độc tài. Trong khi trại miền nam thì rất là vô tổ chức và rác rến vứt bừa, bản chất của chế độ dân chủ. Trại có trả một trợ cấp nhỏ cho một số thuyền nhân làm lao công dọn vệ sinh hàng ngày. Nói về kỷ luật và sạch sẽ thì cảnh sát rất thích trại miền bắc. Tại những trại đó thuyền nhân không nghe lệnh đầu gấu thì nhừ đòn.
Các người miền bắc đi làm việc cho trại như thông dịch, giáo viên, vệ sinh viên v...v. đều phải đóng góp cho ban lãnh đạo thuyền nhân là các đầu gấu. Các thuyền nhân buôn bán trong trại cũng phải nạp “thuế” cho đầu gấu. Tại trại của người miền nam thì tuyệt đối không có tình trạng đầu gấu cai trị và thu thuế như thế. Đối với người miền bắc họ thấy việc điều hành trại như thế là bình thường. Một chú em đầu gấu miền bắc thuật với tôi như vậy và nói rằng, “Em hỏi anh nếu không thu tiền như thế thì làm sao trả lương cho những thằng trật tự trong trại.” Trái lại trại miền nam không cần có “trật tự viên”. Vì là đầu gấu điều hành trại nên mọi sinh hoạt đều phải theo lệnh họ. Một khi họ hô biểu tình là tất cả phải tham gia. Nhưng đã là đầu gấu cai trị thì dĩ nhiên có tình trạng bạo động tranh dành quyền lực. Tình hình đầu gấu và bạo động tràn lan trong khu vực của thuyền nhân miền bắc được mô tả trong hai bản tin dưới đây:
Trong bản tin Cảnh sát Hông Kông bố ráp trại tị nạn (Hong Kong Police Raid Refugee Camp) đăng trên tờ The Washington Post ngày 30 /12/1989, “phát ngôn viên chính phủ Timithy Li cho hay cảnh sát đã bắn hơi cay sau khi thuyền nhân Việt nam nổi lửa đốt các chăn mền và ném đá để ngăn cản không cho lục soát các vũ khí tự chế. Cảnh sát cho hay 27 thuyền nhân bị bắt cùng với hơn 700 vũ khí bị tịch thu”. Một cộng đồng biết thượng tôn luật pháp sẽ không ngăn cản cảnh sát trong hoạt động ngăn ngừa tội phạm như trong bản tin.
Bản tin ngày 20 /2/1990 cũng của tờ The Washington Post loan tải, “truyền hình chiếu cảnh cảnh sát trang bị mũ bảo hiểm và khiên, bắn hơi cay và người ta có thể thấy khói bốc lên từ những đám cháy quanh trại. (www.korchinatnc.com/HongKong) Khi đêm xuống, .... Các nhóm băng đảng thuyền nhân người Việt thù địch nhau, nhiều người từng trải qua nhiều năm chiến đấu trong quân đội, tập trung tại những khu vực riêng. Quanh trại vang lên tiếng mài bén các thanh kim loại thành các thanh kiếm và xà mâu (spears) dài, kiểu thời trung cổ. Ngày càng có bạo động hàng đêm.” Đọc bản tin thì không thấy nói gì tới người miền bắc hay miền nam mà chỉ đề cập tới người Việt nói chung. Nhưng những ai đã ở trong trại tỵ nạn Hồng Kông trong thời gian đó khi đọc bản tin này đều biết ngay đây là những trại của người miền bắc.
Trong một lần một phái đoàn khoảng hơn một chục cô thầy giáo người miền bắc từ trại tỵ nạn Whitehead sang thăm (giao lưu) có ở qua đêm tại trại Tai A Châu của người miền nam chúng tôi, các cô thầy miền bắc được đi lại thoải mái trong trại, kể cả ban đêm ra bãi biển mà không sợ hãi điều gì. Các cô thầy ngạc nhiên thích quá buột miệng, “Các anh chị ở trại này thích quá. Ở trại của chúng em không thể an ninh như thế này!”
Trong một lần khác đi cùng với phái đoàn giáo chức miền nam ở trại miền nam Tai A Châu sang thăm trại White Head của người miền bắc. Khi vừa tới trại, đoàn được dự một cuộc thuyết trình ngắn cho biết tình hình an ninh ở trại đó không được bảo đảm. Đoàn được ban quản trị trại dặn dò cẩn thận là không được lang thang vào trong trại dù là có gặp người quen. Lang thang vào trong trại có thể gặp nguy hiểm bởi đầu gấu. Đoàn chỉ được ở quanh quẩn nơi phòng dưỡng bệnh của bệnh xá thôi. Nghe vậy mọi giáo chức trong đoàn đều ớn lạnh. Khi vào phòng ở trong khu bệnh xá, tôi thấy có một thanh niên duy nhất và được bệnh xá giới thiệu là người trông nom khu vực này.
Tôi chợt nghĩ ngay tay này cũng phải là một đầu gấu có hạng đây. Anh ta sống sung túc. Có đầy đủ máy hát, loa, đài, những cái vào thời đó và nhất là trong trại tỵ nạn là thứ rất xa xỉ. Như vậy anh ta phải kiếm được khá nhiều bổng lộc với tư cách một trong các đầu gấu có hạng. Buổi tối, ngồi quây quần trên giường anh ta nói chuyện. Tôi vờ hỏi anh ta ở đây một mình không sợ đầu gấu sao thì anh ta liền nhấc tấm nệm ngay dưới chỗ anh ta ngồi để khoe hai thanh kiếm nhọn, lưỡi cong, dài khoảng 1 mét, anh ta nói, “Em phải có cái này đấy chứ!”. Sau đó anh ta vừa vấn điếu thuốc vừa hỏi chúng tôi có dùng không. Các cô thầy giáo trong đoàn sợ quá. Tôi vội chồm lên với tay lấy điếu thuốc đưa lên miệng rít một hơi. Ém khói hẳn hoi. Xong rồi từ từ nhả khói ra. Tỏ vẻ đê mê. Thực ra đây là lần đầu tiên tôi thử sì ke nên chẳng thấy hương vị gì cả: Không phê mà cũng không một chút khó chịu. Nhưng tôi giả là một tay chơi, gật gù nói với anh ta, “Đã quá! Lâu lắm mới có cái này đây!”. Các cô thầy giáo trong đoàn nhìn cách cư xử giang hồ của tôi phục lắm.
Một hôm tôi và mấy người bạn ngượng muốn độn thổ khi một thiện nguyện viên người Âu châu tới làm việc ở trại thuật với chúng tôi rằng hôm trước cô ta tới làm thiện nguyện ở trại miền bắc, mấy thuyền nhân cũng quấn quít lấy cô ấy rồi bất chợt có một thuyền nhân giựt sợi giây chuyền vàng của cô ta đeo ở cổ chân. Đứng quanh cô ấy rất đông người mà không một ai can thiệp. Tội phạm ở trại của người miền bắc có tính cách tập thể như vậy.
Trại của người miền bắc hoàn toàn khác trại của người miền nam.
So sánh với trại miền nam, trại miền bắc có sự khác biệt lớn:
- Trại miền bắc hoàn toàn do đầu gấu cai trị và dĩ nhiên bằng luật giang hồ: Đã tường thuật ở trên.
- Thuyền nhân miền bắc có thể ẩu đả chém giết nhau một cách tập thể chỉ vì một quyền lợi rất nhỏ. Tình trạng bạo động tập thể của những trại miền bắc đã được một số báo tiếng Anh mô tả. Bài báo “Vietnam Refugees Riot in Hong Kong” viết bởi BARBARA BASLER, đặc biệt cho tờ The New York Times xuất bản ngày mùng 3 tháng 9-1989, viết: “HONG KONG, Sept. 2— Trong cuộc bạo động quan trọng lần thứ nhì trong một tuần lễ, một người Việt nam bị giết ngày hôm nay và 11 người khác bị thương, khởi đầu bởi một cuộc cãi nhau về một món nợ đánh bạc ... Cảnh sát tin rằng cuộc bạo loạn ngày hôm nay bắt đầu từ một cuộc cãi vả giữa những người Việt đánh cá kết quả một trận bóng chuyền trong trại. Không ai đứng ra xác nhận danh tánh người bị giết trong cuộc bạo động.” (bài báo này được in trên trang 13 ấn bản ngày mùng 3 tháng 9-1989 của bộ The New York edition)
- Người từng ở trong trại đọc tới câu cuối của bản tin vừa nêu hiểu ngay rằng không ai dám đứng ra xác nhận danh tánh người bị giết vì sợ đầu gấu. Luật của đầu gấu, của mafia mọi nơi là “im lặng tuyệt đối, nếu không thì sẽ bị xử theo luật giang hồ”.
- Trong trại ỵị nạn của người miền bắc đầy rẫy tội phạm đủ loại.
Trên tờ The Seattle Times xuất bản ngày Chủ Nhật 15 tháng 12-1996, bài “Hong Kong Camp For Viet Refugees Is Land Of Lives In Limbo” viết bởi Kristin Huckshorn thuộc “Knight-Ridder Newspapers” viết rằng, “HONG KONG
- Một trại tỵ nạn được điều hành bởi Liên Hiệp Quốc và đông kẻ nghiện hút, tội phạm, kết hôn giả (mail-order brides) và các trẻ em bị bỏ mặc (neglected children) đã trở thành một di sản xấu xa (an ugly legacy) của truyện dài (saga) thuyền nhân người Việt … Đó là trại the Pillar Point. Bài báo viết tiếp: “Thực ra, những người tỵ nạn, hầu hết là người miền bắc, đã liên tục bị từ chối cho đi định cư trong 8 năm qua, hầu hết vì án phạt nghiện hút hay tội phạm hình sự từ tội trộm cắp nhỏ cho tới sát nhân. Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác thường ngăn cấm chấp nhận cho đi định cư những thành phần này … Hơn 90 phần trăm những người tỵ nạn đàn ông nghiện hút, hầu hết là những người dùng heroin. Những người khác là thành viên băng đảng và buôn ma túy. Hầu hết những người này được hưởng quy chế tỵ nạn trước giữa năm 1988, khi mà tất cả các thuyền nhân Việt Nam khi tới nơi thì tự động được quy chế tỵ nạn ... Thực sự ra trại này (Sek Kong) đầy bạo động và tội phạm. Nhân viên an ninh đi tuần suốt ngày, liên lạc với nhau qua máy bộ đàm cá nhân. Cảnh sát Hồng Kông thỉnh thoảng bố ráp các căn nhà với lệnh toà để tìm ma túy.
- Trại miền nam cũng có du đãng, nhưng du đãng miền nam khác đầu gấu miền bắc rõ ràng nhất ở điểm họ không được gia đình, bà con hay lối xóm hỗ trợ, vì vậy họ ít hơn, yếu hơn, bị tách rời khỏi cộng đồng và không có khả năng cai trị cộng đồng, do đó không gây được tội phạm tập thể như đầu gấu miền bắc. Trong bản tin của tờ The Washington Post ngày 30 /12/1989 trích dẫn ở trên, “… cảnh sát đã bắn hơi cay sau khi thuyền nhân Việt nam nổi lửa đốt các chăn mền và ném đá để ngăn cản không cho lục soát các vũ khí tự chế”. Nội dung này cho thấy gia đình và cộng đồng miền bắc đã hỗ trợ, và bảo vệ các đầu gấu qua hành động phi pháp là ngăn cản cảnh sát trong công tác truy lùng vũ khí để phòng ngừa tội phạm. Tình trạng này không thể có được ở cộng đồng thuyền nhân miền nam.
- Điểm khác biệt nữa giữa hai cộng đồng là trong cộng đồng người miền nam có một tập thể tương đối trí thức, so với các thành phần khác, được cộng đồng tương đối kính trọng, chấp nhận vai trò hướng dẫn cộng đồng, đó là tập thể các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Dưới sự lãnh đạo của thành phần này thì du đãng không thể tự tung tự tác như các đầu gấu trong trại miền bắc.
- Và một điểm khác biệt quan trọng là người miền nam tương đối quen sống với tinh thần thượng tôn luật pháp hơn. Luật pháp xã hội chủ nghĩahoàn toàn khác với luật pháp phương tây đã được áp dụng tại miền nam cho nên người miền bắc không có tinh thần thượng tôn luật pháp. Người miền bắc hành động theo cảm tính nhiều hơn, điều gì thấy có lợi cho bản thân là họ làm, bất kể cái hại cho cộng đồng.
Tình trạng tội phạm ở trại của người miền nam.
Bạo động, tội phạm v…v. là một hiện tượng xã hội ở mọi nơi, mọi thời, mọi sắc tộc. Nhưng tuỳ từng nền văn hoá mà hiện tượng đó có hình thái và mức độ khác nhau. Trại miền nam cũng có du đãng (miền bắc gọi là đầu gấu), nhưng hoạt động của du đãng miền nam có mức độ hạn hẹp hơn đầu gấu miền bắc rất nhiều.
Vụ hành hung người lớn nhất ở trại miền nam mà tôi biết là vụ xảy ra ở trại Tai A Châu một cựu đại úy hiệu trưởng trường trung học của trại bị du đãng đánh trọng thương và sau đó được đưa đi trại khác để bảo vệ an ninh.
Cũng có vụ xung đột giữa thanh niên người Việt gốc Hoa và thanh niên miền nam, và một vụ xung đột với cảnh sát bị cảnh sát bắn lựu đạn cay khoảng 15 phút. Tất cả tình trạng bạo động trong trại miền nam chỉ ở mức độ như vậy chứ không lan rộng sang bạo động tập thể, kéo dài hay không có trấn lột, cướp bóc, hãm hiếp và nhất là không có giết người.
Tham gia giải quyết những bạo động nhỏ và có tính cách cá nhân như thế để ngăn ngừa các bạo động tập thể trầm trọng có sự đóng góp của những người thuộc thành phần thuyền nhân lãnh đạo trại, trong đó cũng có khi có sự đóng góp của tác giả bài viết này.
Xin kể sơ hai ví dụ. Trước khi gia đình tôi được chuyển trở lại trại Tai A Châu sau khi trại này được xây cất xong, một số thanh niên miền nam và thanh niên Việt gốc Hoa ra ở trước đã xung đột với nhau khiến một tu sĩ trẻ phật giáo người miền nam bị gẫy tay. Khi gia đình tôi được chuyển ra đó, thì ngay buổi tối, một nhóm thanh niên miền trung (miền nam) khoảng 20 người, người lớn nhất khoảng trên 30 tuổi (nay tôi quên tên rồi), mời tôi sang khu họ ở là Khu D, trên tầng 3 của một trong các dẫy nhà ghép bằng sắt. Họ trình bày tình hình trong thời gian trước khi tôi tới và nói rằng “Chúng em có nghe anh sẽ qua nên chúng em chờ anh đây!” Người thanh niên ngoài 30 tuổi trưởng toán nói thêm, vũ khí chúng em đã chuẩn bị sẵn rồi. Họ muốn tôi đồng ý và lãnh đạo (?) một trận “quyết đấu” với thanh niên Việt gốc Hoa.
Tôi hơi ngạc nhiên tại sao họ lại trông chờ tôi để quyết định một chuyện thế này. Tôi chưa bao giờ chỉ huy bạo động trong trại. Tôi cũng chưa bao giờ xúi ai hay nhóm nào bạo động. Nhưng lực lượng của nhóm thanh niên miền trung này tôi biết hết nên không có gì phải lo ngại. Tôi phải giải thích với nhóm thanh niên là “chúng mình là người miền nam đi tị nạn chính trị. Nếu chúng mình đâm chém nhau thì đều mang hình ảnh xấu hết và sẽ không ai cho mình đi tỵ nạn chính trị nữa. Mọi chuyện đối với thanh niên Việt gốc Hoa anh em hãy để tôi xử trí. Chuyện xích mích giữa hai bên phải chấm dứt”. Sau đó tôi gặp mấy thanh niên có uy tín của người Việt gốc Hoa bảo họ ngăn chặn không cho thanh niên Việt gốc Hoa chặn đường đánh thanh niên miền nam là xong. Trường hợp tương tự nếu xảy ra trong trại miền bắc thì chắc chắn sẽ có quyết đấu một mất một còn ngay.
Khi hoạt động cộng đồng, có những lúc vì cộng đồng mình phải kìm hãm tự ái cá nhân để nhịn nhục, tạo dĩ hoà vi quý. Trong trại có chương trình giáo dục phổ thông và cơ sở trường học khang trang từ lớp 1 tới lớp 12 do thuyền nhân điều hành, Liên Hiệp Quốc tài trợ. Liên Hiệp Quốc cũng tài trợ một chương trình dậy tiếng Anh cho người lớn.
Tôi và anh bạn trung úy Nguyễn Cửu Hùng, hiện ở Nam Cali là hai người xây dựng nên chương trình với sự yểm trợ và chỉ đạo của một ủy viên giáo dục người Mỹ tên là Paul thuộc cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Chương trình có tới 700 học viên và gần 15 giáo viên thuyền nhân do hai chúng tôi tuyển chọn. Lúc lập chương trình thì không ai biết cách lập, nhưng khi chương trình chạy xuông sẻ thì lập tức có kẻ tới tranh dành. Chuyện thường tình ở mọi nơi, mọi thời. Một hôm tôi, anh Hùng và ông Paul đang họp thì một người tỵ nạn Việt gốc Hoa, nghe nói trước kia là cựu thông dịch viên của lực lượng đặc biệt Mỹ tự động tới ngồi cùng bàn. Lại nghe nói anh ta giỏi võ nữa chứ.
Trong trại thì ai cũng biết nhau nên chuyện đó không có gì là lạ. Trong lúc chúng tôi vừa dừng bàn thảo thì anh bạn thông dịch viên gốc Hoa này xin phát biểu ý kiến. Anh ta nói rằng, “Chúng tôi là người Việt gốc Hoa, ở trong trại cũng đông, chúng tôi không muốn chịu sự chỉ huy của người Việt trong chương trình này”. Nghe vậy, ba người chúng tôi chưng hửng. Ông “xếp” Paul của chúng tôi mặt hơi xanh nhìn anh thông dịch viên như không hiểu anh ta nói gì. Anh trung úy Hùng bạn tôi, nhị đẳng thái cực đạo, cũng ngạc nhiên nhìn anh bạn người Hoa sững sờ luôn. Riêng tôi, sau khoảng 15 giây ngạc nhiên, tôi ôm chầm lấy vai anh người Hoa và bảo với “xếp” Paul, “Anh này là bạn thân của tôi. Anh ta giỏi lắm. Tôi nghĩ ông nên trao chương trình này cho anh ta”. Đến lượt Paul lại không hiểu tôi muốn nói gì. Nhưng 5 giây sau có lẽ Paul hiểu nên bảo anh ta là ông ấy sẽ mời anh ta gặp ông ấy tại văn phòng vào tuần tới. Mọi chuyện vui vẻ. Anh người Hoa ra về.
Cuộc họp kết thúc. Hơn tuần sau gặp lại anh người Hoa, tôi hỏi anh ấy đã gặp ông Paul chưa thì anh ấy cho biết không hiểu sao chưa thấy ông Paul gọi. Tôi nghĩ thầm, “Paul là tôi đây này chứ Paul nào! Chẳng bao giờ anh được gọi đâu!”. Hôm họp, sau khi anh người Hoa đi, Paul hỏi tôi sẽ đối xử với anh ta ra sao thì tôi nói gọn, “Ông hãy quên anh ta đi! Anh ta sẽ chẳng bao giờ dám lên văn phòng đòi gặp ông để yêu sách nữa đâu”. Nếu tình huống này xảy ra tại trại miền bắc thì diễn biến và kết thúc sẽ hoàn toàn khác, không êm thắm như thế này.
Tại Hồng Kông còn có một trại mở là trại Pillar Point. Trại này chứa những thuyền nhân tới trước tháng 6/1988 là thời gian thuyền nhân Việt Nam đương nhiên được tư cách tỵ nạn. Sau thời gian này tất cả những thuyền nhân tới Hồng Kông đều bị nhốt vào trại cấm (closed camps) để chờ thủ tục thanh lọc xác định tư cách tỵ nạn tùy từng trường hợp.
Ngoài một số thuyền nhân mới được thanh lọc chấp nhận qui chế tỵ nạn đang chờ đi nước thứ ba, đại đa số thuyền nhân trong trại này là người miền bắc đã tới Hồng Kông từ trước tháng 6/1988 nhưng vẫn chưa được nước nào nhận vì là thành phần có án tù. Là một trại mở (open camp), các thuyền nhân trong trại Pillar Point được tự do ra vào. Trong trại này hầu hết là thành phần nghiện hút và tội phạm. Tôi đã một lần vào đó tìm người quen giữa ban trưa mà nhìn những thuyền nhân miền bắc trong đó cũng cảm thấy rờn rợn, không biết mình có thể bị trấn lột lúc nào. Sau đó tôi không dám bén mảng vào trong trại đó nữa.
Tình hình an ninh trong trại này được mô tả theo bản tin của AFP ngày 14/6/1999, (Riot at Vietnamese refugee camp in Hong Kong; 17 injured- http://www.catholic.org.tw/) như sau: “Bạo động trong một trại tỵ nạn người Việt tại Hồng Kông; 17 người bị thương”. Theo bản tin, cảnh sát Hồng Kông đã dùng lựu đạn cay để dẹp một cuộc bạo động trong một trại tị nạn khiến ít nhất 17 người bị thương. Khoảng 200 thuyền nhân Việt Nam đang tìm sự bảo vệ tại một đồn cảnh sát gần trại tị nạn Pillar Point cho hay họ sợ bị các thuyền nhân khác tấn công. Cảnh sát trang bị chống bạo động đã chiến đấu trong hơn một tiếng đồng hồ để dập tắt một cuộc đánh nhau giữa hàng trăm người tỵ nạn trong trại vào ngày hôm trước, Chủ Nhật 13/6/99. Cảnh sát cho hay có bốn thuyền nhận bị bắt và 17 vũ khí tự chế bị tịch thu. 11 trong 17 người bị thương được cho nhập bệnh viện trong đó có một em bé 9 tháng tuổi. Các người trong trại cho hay trại Pillar Point đã bị các nhóm băng đảng chiếm giữ. Đó là thành phần tạo ra những rối loạn. Một thuyền nhân cho biết các người trong trại bị buộc phải nạp cho các thuyền nhân đã ở trước tới 300 đô la Hông Kông, tương đương 39 đô la Mỹ để trả tiền bảo vệ.
Báo chí cũng cho hay các thuyền nhân trong trại đổ lỗi cho những phần tử nghiện hút trong trại tạo ra những bất an. Họ nói rằng các nhóm băng đảng kiểm soát đĩ điếm, cờ bạc và nghiện hút. Đồng thời từ lâu vẫn có sự thù địch giữa các thuyền nhân miền nam và miền bắc trong trại.” Bản tin không nói ai là thuyền nhân miền bắc, ai là thuyền nhân miền nam, nhưng những ai đã ở tại Hồng Kông thì đều biết nạn nhân là các thuyền nhân miền nam hay Việt gốc Hoa miền nam, còn thủ phạm là các thuyền nhân miền bắc. Chính đầu gấu miền bắc đã thu 39 đô la Mỹ tiền bảo vệ như trong bản tin.
Tại một trại chuyển tiếp khác dành để tạm thời chứa những thuyền nhân đã được cấp quy chế tỵ nạn chờ được đưa đi Phi luật tân để được các quốc gia đệ tam phỏng vấn tuyển chọn, những người miền bắc cũng trấn lột những thuyền nhân miền nam. Những người ở trại này chỉ ở tạm thời 2 tuần lễ thôi cho nên người miền nam họ nín thở qua sông để chờ ngày ra đi, không dám phản ứng gì. Thậm chí không dám kể với ai. Khi tôi hỏi thăm thì mới vỡ lẽ ra là 100 phần trăm đều bị người miền bắc trấn lột.
Không những trấn lột người tỵ nạn miền nam, người miền bắc còn ra Hồng Kông ăn cắp của người Hồng Kông, thường là của các siêu thị. Một hôm một cô gái trẻ đẹp miền bắc hỏi vợ chồng tôi, “Cô chú không đi chợ à?”. Chúng tôi thành thật trả lời là không có tiền thì cô ta giọng thản nhiên, “Đi chợ đâu cần tiền cô chú!”. Tôi ngạc nhiên giả bộ muốn đi, hỏi tiếp, thế đi chợ làm sao. Cô ta thản nhiên cho biết, “Đi ăn cắp trong các siêu thị đó mà chú!”. Cô ta còn hướng dẫn, đi thành một toán 3 , 4 người. Vào siêu thị giả bộ hỏi mua đồ lung tung. Tốt nhất là hỏi xem các tấm vải để bọn nó (người bán) phải giăng rộng tấm vải ra, như thế tấm vải sẽ che mắt nó (người Hồng Kông). Những đứa khác tha hồ mà ăn cắp.
Sau đó, mỗi khi gia đình chúng tôi đi siêu thị, tôi thấy nhân viên siêu thị đi theo bén gót. Tôi thấy nhục nhưng thông cảm với họ. Là người Việt ở Hồng Kông mình bị nhục vì hành vi ăn cắp, quậy phá của những người miền bắc trong suốt gần hai chục năm trời (tính theo thời điểm cuối năm 1992 là năm gia đình tôi được cấp quy chế tỵ nạn và ra ở trại chuyển tiếp ở Hồng Kông) kể từ khi người miền bắc ăn theo người người miền nam đặt chân “tỵ nạn” tới Hồng Kông.
Không phải khi đã tới nơi an toàn là Hồng Kông người miền bắc mới quậy phá. Trên đường vượt biên, một lần tôi dừng thuyền tại một thị xã nhỏ của Trung Quốc. Năm 1989, Trung Quốc còn nghèo lắm. Nhiều nơi còn nghèo hơn Việt Nam cộng sản nữa. Lên bờ đi vào thị xã, tôi thấy một toán thuyền nhân miền bắc hơn một chục nam, nữ, lớn bé. Có cả mấy tay thanh niên mặc quần đùi, cởi trần một cách rất là “mất dạy”, xâm trổ khắp thân mình, lang thang trong phố xá của người ta. Trong khi mình là người đang đi tỵ nạn, cần được người ta thương và giúp đỡ. Trông thấy trong một quán tạp hóa nhỏ có toán thuyền nhân người Việt nên chúng tôi cũng bước vào. Quán thì nhỏ, hàng thì ít, họ tới trước nên chúng tôi đứng chờ họ mua. Tôi thấy họ mở hết lọ này tới lọ kia hỏi chủ quán lung tung. Rồi tôi thấy bà chủ quán tiếp họ mà mặt không vui, cứ nhìn tôi lắc đầu hoài. Tới khi toán người miền bắc đi ra, không mua gì, tôi thấy bà chủ quán tiếp toán của tôi rất bình thường. Bà ấy không nói được tiếng Anh, và chúng tôi thì không nói được tiếng Tầu nhiều. Nhưng nhìn cử chỉ tôi biết là bà chủ quán như cảm thấy vừa thoát nạn khi toán người miền bắc ấy đi ra.
Người miền bắc đi vượt biên quá dễ dàng. Nếu bị bắt họ không bị tù vì tội vượt biên như người miền nam. Đường đi lại ngắn, không nguy hiểm. Nhiều khi họ lấy nguyên chiếc tầu sắt của nhà nước để chở cả trăm người trong một chuyến đi với đầy đủ thức ăn nước uống. Họ đi một cách rất an toàn. Nhiều người miền bắc kể với tôi, “Đi vượt biên mà xếp hàng như đi hành quân ấy”. Vì thế họ đến Hồng Kông rất đông. Theo trang web “Vietnamese people in Hong Kong - Wikipedia, the free encyclopedia” cao điểm vào năm 1989 có tới khỏang 300 người đổ tới Hồng Kông một ngày. Bởi vì họ đi quá dễ dàng nên tại những trại tị nạn ở Hồng Kông họ chiếm đa số. Vì thế trong suốt những năm dài có trại tị nạn ở Hồng Kông, với số đông áp đảo, tính tình hung hãn và dường như kết quả của nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa (?), người miền bắc luôn luôn làm chủ tình hình, bắt nạt, cướp bóc, trấn lột người miền nam và người Việt gốc Hoa. Đối với nội bộ địa phương với nhau thì họ cũng chia rẽ, chém giết nhau để tranh dành quyền lực. Và phe nào thắng thế trong trại cũng đều “cai trị” rất là độc đoán, áp dụng luật mafia chứ không áp dụng luật bình thường văn minh của Hồng Kông. Một lần tôi hỏi một chú em người miền bắc, được người nhà bảo lãnh đi Mỹ, “Anh thấy em hiền như thế này lúc ở trong trại thì gia đình em sống làm sao?”. Chú ấy hiền lành trả lời, “Trong trại thì em cũng phải “gấu” chứ, nếu không thì chúng nó bắt nạt chết!”
Nhưng cũng có một lần người miền nam quá uất ức phản công. Đó là lần duy nhất người miền nam thắng thế nhưng đó lại là lần gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử tỵ nạn Hồng Kông khiến dư luận Hồng Kông cũng như những người ngoại quốc thiện nguyện làm việc trong các trại tỵ nạn bàng hoàng và ghê sợ người Việt nam nói chung. Nội vụ được mô tả trong bản tin “18 người Việt thiệt mạng vì bạo động trong trại tỵ nạn” (18 Vietnamese Die in Violence at Refugee Camp-By BARBARA BASLER,-Published: Tuesday, February 4, 1992) Theo bản tin của Barbara Basler, ngày Thứ Ba, mùng 4/2/1992, nhà chức trách cho hay, mười tám thuyền nhân Việt Nam đã thiệt mạng và 128 thuyền nhân khác bị thương trong một trại tỵ nạn ở Hồng Kông vào tối thứ Hai khi các phần tử bạo động đã nổi lửa đốt một căn nhà lớn (Hut) trong một cuộc đụng độ bắt đầu từ việc tranh nhau nước nóng.
Bộ trưởng an ninh Alistair Asprey cho hay, hoả hoạn đã được gây ra bởi những người Việt nam nhét những tấm mền đang cháy qua các cửa sổ vào trong một căn nhà. Đây là cuộc tấn công cố tình nhắm vào một nhóm người trong căn nhà đó.
Nhà chức trách cho hay các người thiệt mạng trong đó có ít nhất một em nhỏ, là những thuyền nhân đã tự nguyện hồi hương và đang chờ thủ tục. Nội vụ là một thương vong lớn nhất từ trước tới nay tại trại tỵ nạn Hồng Kông, khởi đầu lúc 11 giờ trưa tại một khu vực nằm cạnh khu vực các người tự nguyện hồi hương tại trại Sek Kong. Nhà chức trách cho hay 17 trong các nạn nhân bị đốt chết cháy và một người khác bị chết sau đó tại bệnh viện. Trong số 55 người được điều trị tại bệnh viện, 7 người ở tình trạng trầm trọng. Nhà chức trách tin rằng số tử vong sẽ còn thêm. Nhà chức trách nói rằng nhiều trăm thuyền nhân tham gia trong cuộc đánh nhau giữa các băng đảng miền bắc và miền nam. Họ đánh nhau bằng các vũ khí dao kiếm tự chế. Những người thiệt mạng là người miền bắc. Ông Asprey nói rằng cuộc tranh cãi về nước nóng trong lúc xếp hàng chờ được xử dụng đã được cảnh sát ngăn chặn nhưng lại bộc phát sau đó vào buổi tối. Khi cảnh sát cố ngăn chặn vụ đánh nhau thì hàng trăm người Việt Nam từ khu vực kế cận phá hàng rào ngăn cách tham gia ẩu đả khiến cảnh sát phải rút ra ngoài và gọi tăng viện.
Sau đó có khoảng 400 cảnh sát được gọi tới giúp chấm dứt bạo động bằng cách bắn 33 quả lựu đạn cay vào trại. Lính cứu hỏa phải mất tới 90 phút mới dập tắt được ngọn lửa. Thống đốc Hồng Kông ông David Wilson, và các viên chức an ninh hàng đầu đã tới trại bằng trực thăng vào sáng hôm sau ... Thống đốc đã ra lệnh tách rời số thuyền nhân hai miền nam, bắc Việt nam này ra hai địa điểm khác nhau. Có khoảng 2000 (hai ngàn) thuyền nhân miền bắc sẽ được di chuyển sang trại khác. Hầu hết các thuyền nhân ở Hồng Kông tới từ miền bắc Việt Nam.”
Ỷ số đông, người miền bắc hiếp đáp người miền nam như thường lệ. Nhưng lần này những người bị hiếp đáp đã phản công. Những người miền trung (nam) ở trong khu vòng rào đã xô ngã hàng rào để tràn sang khu người miền bắc. Họ bao vây bên ngoài căn nhà chứa khoảng 200 người (căn nhà nào cũng chứa số người như thế), đồng thời họ lấy mền (rất nhiều, do trại phát) tẩm dầu (trong trại có dầu hôi để nấu ăn), tung vào căn nhà để đốt. Những ai từ trong nhà chạy ra đều bị họ đánh, chém hung bạo. Kết quả tử vong như bản tin đã loan. Thống đốc Hồng Kông đã chỉ thị tách rời 2,000 thuyền nhân miền bắc đi chỗ khác chính là để tránh một sự trả thù của người miền bắc.
Hôm sau, nhân viên ngoại quốc làm thiện nguyện trong trại kể chuyện đó với chúng tôi và họ kết luận, lâu nay họ tưởng người miền nam hiền và tốt, nhưng chuyện đó cho thấy người miền nam cũng như người miền bắc. Chúng tôi nghe mà không nói nổi một lời! Vợ một người bạn gốc miền trung, nên theo dõi chi tiết nội vụ, sau đó cho tôi hay trong nội vụ những người miền trung cũng tàn nhẫn quá. Số người chết và bị thương đa số là đàn bà con nít, không chạy ra được. Còn những tên đầu gấu thực sự thì hầu như chạy thoát được cả. Chị này cũng cho biết tiếp, trong thời gian sau đó, hàng ngày được chở ra bệnh viện Hồng Kông khám bệnh, những người miền trung không dám lên tiếng sợ bị nhận giọng là người miền trung sẽ bị đầu gấu miền bắc trả thù.
Vào cuối chương trình tỵ nạn, 1992, Hồng Kông chỉ chấp nhận cho những thuyền nhân được công nhận tỵ nạn tạm trú trong 2 tuần lễ để làm thủ tục đi nước thứ ba thôi. Thời gian đó chỉ đủ để cao uỷ tỵ nạn chuyển số thuyền nhân đó sang trại Bataan ở Phi luật tân trong ít nhất là 6 tháng để họ học cách sống để hội nhập vào các quốc gia phương tây, đồng thời xin quốc gia thứ ba phỏng vấn để thu nhận họ.
Tại trại Bataan lúc đó có 12 vùng, trong đó chỉ có 1 vùng là có người tỵ nạn miền bắc. Mặc dù số lượng ít ỏi như vậy nhưng họ rất đoàn kết chặt chẽ cho nên họ áp đảo được du đãng miền nam. Một lần cảnh sát Phi luật tân trong trại cùng với ông đại diện cao ủy tỵ nạn đi lùng khắp trại để tìm một người bị bắt cóc. Suốt một ngày trời tìm đôn tìm đáo, tới mãi xế chiều nhà chức trách mới giải cứu được thanh niên bị bắt cóc khỏi một căn nhà ở ngay gần văn phòng trại. Thanh niên này là một du đãng miền nam. Tối hôm trước cậu ta trấn lột chiếc đồng hồ của một thanh niên miền bắc. Thế là hôm sau đầu gấu miền bắc tập trung kéo tới tận nơi cư trú của cậu du đãng miền nam này bắt trói thúc ké, cho khoác bên ngoài một cái áo măng tô rồi hai bên có hai đầu gấu cặp cổ đi kèm cứ như là ba người bạn thân đi ngoài đường. Cuộc bắt cóc như thế vượt qua được các trạm kiểm soát từ vùng nọ sang vùng kia để rồi đem nhốt đối thủ vào trong nhà đánh cho một trận nhừ tử tới chiều mới thả. Nếu ở ngoài đời thì cậu du đãng miền nam này có thể đã bị thủ tiêu rồi.
Phương cách hoạt động của đầu gấu miền bắc cho thấy họ được gia đình hỗ trợ (bởi thế họ đông hơn), đoàn kết hơn, hành động tập thể hơn và liều mạng hơn. Gia đình miền nam không hỗ trợ khi con em họ trở thành du đãng nên số lượng du đãng miền nam không nhiều bằng miền bắc nếu hai bên có số dân cư tương tự. Hôm sau viên sĩ quan cảnh sát trưởng vùng tôi ở gặp tôi cho biết tin về vụ bắt cóc hôm trước và nói với tôi rằng, “Ông biết bắt cóc ở Phi luật tân là một tội nặng lắm. Đã vậy bọn chúng lại cả gan nhốt kẻ bị bắt cóc ở ngay gần trụ sở cảnh sát chúng tôi. Tôi thắc mắc là không biết mạng lưới của bọn chúng sâu rộng cỡ nào và bọn chúng muốn thách thức cảnh sát chúng tôi hay sao?” Tôi nói với vị cảnh sát đó rằng đó là vụ thanh toán nhau giữa hai băng ăn cướp thôi, chứ chúng không định thách thức các ông đâu. Và bọn chúng cũng không nhiều đâu. Sau đó khi ông ta hỏi tôi về phương cách đối phó, tôi đề nghị để mặc kệ cho hai nhóm thanh toán nhau, không điều tra vụ bắt cóc. Như vậy là dẹp yên được một phe. Sau đó gọi bên thắng tới nói cho biết “danh sách và mọi hoạt động đã bị cảnh sát ghi nhận rồi. Nếu muốn yên thì không được quậy phá. Nếu quậy phá thì sẽ bị bắt hết”. Giải pháp đó mang lại yên bình cho trại tỵ nạn Bataan trong thời gian 6 tháng gia đình tôi ở trại đó, trước khi đi Mỹ.
Hầu hết các thuyền nhân miền bắc không được vào Mỹ.
Theo chính sách tiếp nhận những người được quy chế tỵ nạn, tất cả những ai có thân nhân bảo lãnh đều phải được phỏng vấn trước tiên bởi quốc gia của người thân nhân nạp đơn xin bảo lãnh. Ví dụ tôi có mẹ ở Pháp đã nạp đơn bảo lãnh thì sau khi đậu thanh lọc, tôi phải được phỏng vấn trước tiên bởi nước Pháp. Và khi nước Pháp nhận thì tôi phải đi Pháp chứ không có quyền chọn lựa nước khác.
Nguyên tắc thứ nhì là tất cả những cựu quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa sau khi đậu thanh lọc đều phải được Mỹ phỏng vấn trước tiên. Khi nào Mỹ từ chối thì mới được đi phỏng vấn với các nước khác.
Nguyên tắc kế tiếp là tất cả những thuyền nhân miền bắc đều không được Mỹ nhận cho phỏng vấn, tức là Mỹ từ chối không nhận người miền bắc (dĩ nhiên trừ một số ít có thân nhân ruột thịt như cha mẹ anh chị em tại Mỹ bảo lãnh).
Đó là lý do các thuyền nhân miền bắc quy tụ đông đảo tại các nước Canada, Úc và Anh. Đặc biệt lúc đó Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh cho nên tất cả những thuyền nhân miền bắc phạm tội tại Hồng Kông nếu bị các quốc gia khác từ chối thì Anh quốc phải nhận hết trước khi trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc. Đó là lý do Anh quốc nhận nhiều thuyền nhân miền bắc có tiền sử tội phạm nhất.
Cách sống, tức là văn hóa, khó có thể thay đổi. Một cộng đồng dân chúng khi di cư (immigrate) mang theo họ tất cả nền văn hóa mà từ đó họ trưởng thành. Người miền bắc trưởng thành trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa khi di cư sang các quốc gia đông âu, qua diện lao động hay du sinh, hoặc tới Hồng Kông dưới dạng thuyền nhân, lẽ dĩ nhiên mang theo họ tất cả tính chất giả trá, lừa lọc, tham lam, bạo động, và tàn bạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Rồi từ các “căn cứ địa” đó, họ du nhập nền “văn hóa đầu gấu” tới các quốc gia thâu nhận họ như Tây Đức, Anh, Pháp, Canada và Úc. Mới đây trong thượng tuần tháng 1/2010, một bản tin của đài BBC cho biết một chiếc xe hơi đã mang bỏ bên đường xác chết của một thanh niên khiến cảnh sát Anh phải yêu cầu ai biết danh tánh của thanh niên nạn nhân hãy cung cấp cho cảnh sát. Bản tin này làm người ta nhớ lại một tin trong bài “Nam Bắc Phân Tranh sau 1975 bài số # 3” trong đó một nạn nhân thiệt mạng trong một cuộc giao tranh giữa hai nhóm đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn khiến cảnh sát Hồng Kông cũng phải yêu cầu ai biết danh tánh nạn nhân thì cung cấp cho cảnh sát. Nhưng cũng như bản tin ở Anh Quốc, không ai dám làm điều đó. Vì quy luật chung của đầu gấu là “im lặng tuyệt đối.” Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật giang hồ.
Ngay khi còn ở trại tỵ nạn, với nguyên tắc nhận người tỵ nạn như thế, tôi đã thấy trước là ba nước nhận nhiều thuyền nhân miền bắc nhất là Canada, Úc và Anh, nhất là Anh quốc, sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt tội phạm.
Canada và Mỹ gần nhau, những thuyền nhân từng ở cùng trại với nhau nay phải chia đôi Mỹ và Canada thường hay giữ liên lạc với nhau. Khoảng một năm sau khi tới Mỹ, tạm ổn định cuộc sống, tôi tìm cách bắt liên lạc với cô học trò tiếng Anh của tôi hồi ở trong trại, khi hỏi về cuộc sống thì đã được cô nói tiếng lóng cho biết là đi làm công hái cần sa rồi. Những năm sau đó theo dõi báo chí, thấy đã có mấy vụ người Việt tại Úc bị bắt vì chuyển lậu cần sa về Việt Nam. Tin tức về người Việt tại Anh quốc cũng có mức độ tội phạm tương tự.
Tại mấy nước cựu cộng sản đông Âu và Nga, những năm trước không có nạn trồng và bán cần sa nhưng có nạn buôn lậu, đặc biệt tại đông Đức là buôn lậu thuốc lá và băng đảng thanh toán nhau vì tranh dành thị trường. Sự thanh toán tàn bạo tới độ có vụ nạn nhân bị bắt cóc mang đi giết rồi chặt nhỏ thi hài ra thủ tiêu. Tất cả tình trạng tội phạm và phương cách phạm tội của người Việt tại Canada, Úc, Anh và các nước đông Âu qua tin tức báo chí làm tôi nhớ lại “văn hóa đầu gấu” của người miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông. Nền văn hóa đầu gấu của miền bắc có năm biểu hiện: Kiếm tiền bất hợp pháp bằng mọi giá, cướp bóc, thanh toán nhau, tàn bạo và chế ngự cộng đồng bằng luật giang hồ (tranh dành quyền lực). Năm biểu hiện này dường như quyện chặt lấy nhau từ trong nước ra tới hải ngoại.
Sự khác biệt văn hóa bắc nam thể hiện rõ nét qua hiện tượng ở hải ngoại, người miền bắc đi vào con đường kiếm ăn bất hợp pháp một cách tập thể, một điều không thấy trong cộng đồng người miền nam. Dĩ nhiên tội phạm thì ở đâu cũng có nhưng tội phạm tập thể, rủ nhau kéo đàn kéo lũ từ trong nước ra để làm ăn phi pháp thì chỉ có cộng đồng người miền bắc. Người miền nam vượt biên ra hải ngoại, nói chung là đông hơn người miền bắc nhiều, nhưng họ đi làm để nuôi con cái ăn học, và bản thân họ đa số cũng cắp sách trở lại trường học, cho dù khi đặt chân được tới nước ngoài, đa số tuổi khá cao, nhất là so với các thuyền nhân miền bắc.
Cho nên người miền nam ở hải ngoại đông hơn người miền bắc nhiều lần nhưng tỉ lệ phạm pháp lại thấp hơn rất nhiều lần, không gây một tai tiếng nào tại quốc gia họ định cư. Cái đặc tính ham học và làm ăn đàng hoàng có văn hóa đó đã mang lại sự kính trọng của người bản xứ. Con cái thành phần miền nam đã tạo được nhiều thành quả về học vấn và công tác, kể cả đạt được những chức vụ cao trong chính phủ nước người như là ông Đinh Việt cựu thứ trưởng bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ, Luật sư Lưu Tường Quang cựu Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia Úc Châu (SBS), ông Vũ Khanh Thanh, nghị viên tại Anh Quốc (Councillor for the London Borough of Hackney ) và còn nhiều viên chức cao cấp khác nữa.
Tóm lại người miền nam và con cái họ, chỉ sau thời gian ngắn tới trường học, họ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội mới và được người bản xứ kính nể. Trong khi con cái người miền bắc ở nước ngoài không tạo được những thành quả gây ấn tượng bằng một phần nhỏ con em miền nam. Một nhà báo nổi tiếng của miền bắc đang tị nạn chính trị tại London, một người bạn thân vong niên với tôi trong trại tù Z30D vì tội chống đảng, một lần điện thoại nói với tôi thế này: “Em biết đấy, đám miền bắc khác người miền nam. Chúng có chăm lo cho con cái đi học đâu. Ở bên này (Anh Quốc) chúng toàn làm những chuyện bất hợp pháp”. Điều buồn cười là nhà văn miền bắc này chính cống là người Hà Nội cho tới sau 1975 và là một trong vài cán bộ được đảng huấn luyện giỏi nhất miền bắc để đảm nhiệm những công tác cần trình độ cao tương đương với giới trí thức phương tây (vì an ninh cho ông ấy tôi xin miễn nêu tên).
Từ trên Những bi can người Việt liên quan đến vụ cần sa khác vẫn chưa thụ án. Người Việt trồng cần sa với quy mô lớn và đa quốc gia trong EU. Một cơ sở trồng cần sa của người Việt tại Pudapest bị cảnh sát Hungari phá hủy (nguồn: Vietinfo.eu)
Tại Canada, trình trạng tội phạm của người Việt gia tăng với tốc độ đáng sợ. Theo trang mạng Sherdog.net, bài “Vietnamese gangs stranglehold over the Canadian marijuana industry” viết rằng 95 phần trăm hoạt động trồng cần sa do cảnh sát khám phá tại Vancouver được điều hành bởi các nhóm người Việt. Bài báo viết tiếp, các nhóm trồng cần sa này là những gia đình, hợp tác với nhau để kiếm tiền... Các nhóm người Việt là những người trồng nhiều cần sa nhất trên toàn quốc ...
Việc trồng cần sa có lợi nhuận khổng lồ (tremendous profit)... Người Việt trồng cần sa đã phát triển khắp các vùng Edmonton, Calgary, Saskatoon, Winnipeg, Toronto và Montreal... Một người Canada gốc Việt hoạt động cộng đồng hàng đầu (community leader) nói rằng nhiều người bàn tán về việc các gia đình gốc Việt tham gia trồng cần sa. Ông nói nguyên văn, “Nhiều người trong số họ (người Việt) cảm thấy đó là cách dễ kiếm tiền và vì thế họ đã đi vào nghề đó..” Sự tham gia của các nhóm gia đình người Việt vào việc kinh doanh bất hợp pháp này cũng gia tăng nhiều. Trong năm 1997 số nghi can gốc Việt liên quan tới hoạt động cần sa tăng từ 2% lên tới 36%. Các ghi nhận cho thấy con số người Việt trồng cần sa là đông nhất. Những người Việt từ Âu Châu và Úc châu đang được tuyển mộ để chăm sóc cây cần sa ...
Cảnh sát tại Anh quốc cho hay 75 phần trăm cơ sở trồng cần sa bị khám phá do các nhóm băng đảng người Việt điều hành...Tại Anh Quốc cảnh sát đã lục soát từ giữa năm 2005 tới 2006, 802 cơ sở trồng cần sa tại London, trong đó 2/3 cho tới ¾ các cơ sở đó là do các băng nhóm người Việt điều hành ... Phương pháp trồng cần sa được dùng tại Canada hiện đang được lặp lại tại Anh quốc. Nhật báo The Vancouver Sun ra ngày Thứ Năm, mùng 10-12-2009 đăng bài “The RCMP's gangster 'hit list': ...” công bố ngày thứ Sáu, mùng 10-6-2005 viết rằng Nhóm băng đảng Á châu nổi tiếng nhất tại Vancouver là nhóm “Big Circle Boys-BCB). Bài báo viết tiếp, các nhóm người Việt kiểm soát 85% hoạt động trồng cần sa tại vùng Lower Mainland và hầu hết các thương vụ ma túy tại Vancouver Island, bắc Nanaimo. Thành viên nhóm BCB can dự vào những vụ giết người, cho vay nặng lãi, buôn người, thu hụi chết, cướp bóc và xuất cảng xe hơi ăn cắp sang Á châu. Các nhóm băng đảng người Việt nổi tiếng tàn nhẫn và bạo động bất chợt. Các nhóm tội phạm Á châu khác chìm hơn (more low-key) và không muốn làm cảnh sát chú ý, nhưng sẽ dùng bạo động và giết người như giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi bất hợp pháp của chúng.
Tại Úc châu, cảnh sát cho hay các tay buôn cần sa người Việt đã đi Canada để học hỏi cách trồng loại cây này. Người ta tin rằng chúng sẽ dùng kiến thức học được để trồng và bán cần sa tại Việt Nam.
Tại Anh quốc tình trạng tội phạm của người Việt miền bắc cũng được nêu đích danh. Bài Archive for March 24th ,2009, “A Viet Member of the British Empire” viết rằng, mới đây, người Việt tại Anh quốc đã nổi tiếng trên báo chí truyền thông Anh quốc do các hoạt động tội phạm trồng cần sa và buôn người.
Ngay cả người miền bắc cũng xác nhận tình trạng tội phạm của họ. Trong bài “Người Việt tại Vacsava trồng cần sa” đăng trên mạng Đàn Chim Việt ngày mùng 2 tháng 1-2009, phần góp ý, ông Nguyễn Dũng viết rằng dân Việt Nam tại Anh Quốc, phần nhiều từ Hải Phòng cũng trồng và buôn bán cần sa ma túy. Một người khác tên là Tâm thì viết, thực lòng mà nói những người Việt Nam trồng cần sa ở Anh, Canada và một vài nước khác đã bị bắt hầu hết đều là người miền bắc Việt Nam, cho dù tôi cũng là người miền bắc thì tôi cũng không thể chối cãi điều đó, nhưng xin bà con thông cảm, bởi vì sống trong một chế độ mà nhà cầm quyền chà đạp lên tất cả để giữ độc quyền cai trị, thì người dân họ cũng học theo cái xấu đó để mà tồn tại. Chính vì thế mà họ coi thường luật pháp và thượng tôn đồng tiền.
Theo ông Nguyễn Dũng, một di dân gốc bắc ở trên, người dân miền bắc học theo cái xấu của đảng “để tồn tại.” Như vậy nguyên nhân của tình trạng tội phạm của người miền bắc phải là vấn đề văn hóa chứ không phải vấn đề kinh tế. Vả lại nếu nguyên nhân của tội phạm là vấn đề kinh tế thì người di dân gốc miền nam cũng phải có mức độ và hình thức tội phạm tương tự.
Làm giầu nhanh chóng bằng mọi giá, kể cả bất hợp pháp, bạo động, đâm chém là mộng ước lớn hiện nay của cộng đồng người miền bắc hải ngoại. Nghề trồng cần sa đáp ứng mộng ước bất hợp pháp đó của người miền bắc bởi thế họ đang đua nhau tràn sang Anh quốc, bất kể mọi nguy hiểm. Trong bài “ Những bước đổi đời gian nan” của Huỳnh Tâm đăng ngày 28/10/2009 trên trang mạng Đàn Chim Việt tác giả viết “Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi lý do vì sao phải đến Anh mà không qua Đức, Bỉ hay Hà Lan. Tất cả đều nói giống nhau: “Chúng tôi đến Anh là vì nơi đó tìm kiếm việc làm dễ hơn, lương cũng cao hơn và sẽ có giấy tờ cư trú hợp pháp, cũng như nơi ăn ở đã có chủ lo hết”. Qua tìm hiểu, công việc lương cao, chủ bao là trồng cỏ hay bán sản phẩm quốc cấm, còn nữ có khả năng phải làm trong ngành buôn hương bán phấn, dịch vụ mới phát triển tại Anh quốc do người Việt làm thầu.”
Đồng thời người miền bắc đang mở một chiến dịch phổ biến trồng cần sa hầu như khắp Âu châu và cả ở Hoa Kỳ. Nhưng riêng tại Hoa kỳ lâu nay cũng có một vài âm mưu phổ biến kỹ nghệ bất hợp pháp này sang thành phố Seattle, Hoa Kỳ, kế cận thành phố Vancouver của Canada. Nhưng chiều hướng này khó thành công vì hai lý do: 1- Tại Hoa Kỳ, tội trồng cần sa bị trừng phạt nặng hơn ở Canada và Anh quốc rất nhiều. 2-Người miền bắc ở Hoa Kỳ rất ít nên họ không tìm được đồng minh như ở các quốc gia khác.
Trồng cần sa là một nghề rất hấp dẫn và một khi đã đâm đầu vào rồi thì khó bỏ, bởi vì nó quá dễ và quá có lời. Kiếm vài triệu dễ như chơi. So với một kỹ sư tại Mỹ, trung bình lương 50 ngàn đô một năm. Một đời làm việc trung bình 30 năm mới kiếm được 1 triệu rưỡi. Trừ thuế 30 phần trăm thì còn lại hơn 1 triệu. Sau khi trừ chi phí đời sống thì cuối đời còn được bao nhiêu. Nhưng đi vào trồng cần sa thì tất cả mọi người đều trở thành triệu phú trong chớp mắt. Người quen của tôi từ Việt Nam kể chuyện rằng có người trong nước mới đi xuất cảnh lao động không biết làm gì mà gửi tiền về nhà nhiều quá. Thân nhân của họ ở Việt Nam mua căn nhà bốn, năm tỉ dễ dàng như lấy tiền trong túi. Tôi bảo rằng những người xuất cảnh lao động mà nhiều tiền như thế thì chỉ có nước trồng cần sa, buôn ma túy thôi chứ làm gì có nước nào kiếm tiền dễ như thế.
Một lần sang Canada thăm một cặp vợ chồng quen trong trại tị nạn. Thấy họ sống sung túc trong một ngôi nhà khang trang mua bằng tiền mặt và đã trả hết nợ, có nghĩa là không vay ngân hàng, tôi hết sức ngạc nhiên và cũng đoán thầm nghề nghiệp của họ. Ở chơi được nửa ngày họ mới thật tình thổ lộ hết công việc. Hiện nay thì chị vợ mở tiệm nails chủ yếu chỉ để tạo bề mặt rửa tiền. Anh chồng không phải làm gì cả. Họ thú thật đã có bạc triệu. Mấy triệu thì tôi không biết và không tiện hỏi chi tiết nhưng chính miệng anh ta nói ra là “triệu”. Anh ta cho biết bây giờ đã giải nghệ. Tôi không tin, cười hỏi, “Giải nghệ thật không?”. Anh ta thú thật rằng, giải nghệ là bản thân anh ta không còn trực tiếp trồng thôi, chứ căn nhà cơ sở của anh ta vẫn còn và anh ta kêu người chăm nom rồi chia lời. Vài ba tháng anh ta tới thu vài chục ngàn đô tiền chia lợi tức.
Một năm không phải làm gì cả mà thu lợi tức bốn chuyến như thế thì cuộc sống khoẻ quá. Lợi tức hơn một bác sĩ làm việc cật lực. Anh ta bảo tôi nếu muốn thì mua một căn nhà ở Canada rồi anh ta sẽ kêu người lo giúp cho. Lúc đó tôi không phải làm gì cả mà cứ vài tháng đi du lịch sang Canada thu vài chục ngàn đô. Anh ta trình bày tiếp, trong làm ăn mọi việc tự nó sẽ hình thành một hệ thống kín từ A tới Z. Mình không phải bận tâm. Mỗi khâu đều có dịch vụ. Từ người Realtor chuyên mua nhà tới anh constructor sửa nhà để thành cơ sở trồng cần sa, tới luật sư lo về pháp lý khẩn cấp mỗi khi bị cảnh sát khám phá, đã tự nhiên trở thành một hệ thống mắt xích hoàn hảo. Khi nghe như thế thú thực lòng tôi cũng chao đảo. Huống chi là mấy người nghèo đói ở Việt Nam. (còn tiếp-Kết luận: Chia rẽ bắc nam sẽ còn kéo dài)
Nguyễn Tường Tâm
Ghi chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày 30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.
ooOoo
Zlikwidowana plantacja konopi indyjskich
Kryminalni z Piaseczna zabezpieczyli ponad 500 doniczek z krzewami konopi, z których można było uzyskać nawet do kilkudziesięciu kilogramów marihuany. Jest to jedna z największych plantacji jaką w ostatnim czasie zlikwidowano na tym terenie. Wartość zlikwidowanej plantacji wstępnie oszacowano na kilkaset tysięcy złotych.
Policjanci codziennie walczą z przestępczością narkotykową i wszelkimi jej przejawami. Poza zatrzymywaniem osób mających związek z środkami odurzającymi równie ważnym ogniwem pracy kryminalnych jest znajdowanie i eliminowanie samych narkotyków. Każda zabezpieczona przez funkcjonariuszy „działka” nigdy więcej nie trafi już na rynek.
Kryminalni w trakcie działań ukierunkowanych na zwalczanie przestępczości narkotykowej pozyskali informację dotyczącą nielegalnej uprawy konopi na terenie powiatu. Realizując działania operacyjne ujawnili nielegalną plantację konopi indyjskich. Wczoraj o 6.30 nad ranem funkcjonariusze z wydziału kryminalnego weszli na teren posesji w Tarczynie. Na parterze, piętrze i poddaszu willi policjanci zabezpieczyli ponad 500 doniczek z krzakami konopi indyjskich. Rośliny miały wysokość od kilkudziesięciu centymetrów do 1 metra. Na poddaszu budynku policjanci zabezpieczyli kilkadziesiąt zużytych doniczek oraz około metra sześciennego krzewów z których były zdjęte liście i kwiatostan. Pomieszczenia były specjalnie przystosowane do uprawy narkotyków.
Policjanci do sprawy zatrzymali mężczyznę i dwie towarzyszące mu kobiety narodowości wietnamskiej. Organizatorem całego procederu był 37-letni Phan D.H. Policjanci w chwili zatrzymania mężczyzny zabezpieczyli w jego miejscu zamieszkania około 20 gram marihuany. Narkotyki były ukryte w różnych miejscach, w opakowaniu po prezerwatywach, w plecaku, w puszce po orzeszkach, w zwoju folii aluminiowej.
Śledczy wstępnie szacują, że po odpowiedniej obróbce na rynek mogło trafić nawet kilkadziesiąt kilogramów suszu roślinnego o wartości czarnorynkowej sięgającej do kilkuset tysięcy złotych. Zatrzymany mężczyzna będzie odpowiadał za posiadanie i uprawę narkotyków. Sprawa jest rozwojowa, niewykluczone są dalsze zatrzymania.
Sáu Điều Tâm Niệm Của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.
Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn
"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.
Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".
Lý Thường Kiệt
Tiếng Hán: 南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Tiếng Hán Việt
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Trần Hưng Đạo
"Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu hạ thần"
Phan Bội Châu
SỐNG "Sống tủi làm chi đứng chật trời Sống nhìn thế giới hổ chăng ai Sống làm nô lệ cho người khiến Sống chịu ngu si để chúng cười Sống tưởng công danh, không tưởng nước Sống lo phú quý chẳng lo đời, Sống mà như thế đừng nên sống! Sống tủi làm chi đứng chật trời?
CHẾT Chết mà vì nước, chết vì dân, Chết đấng nam nhi trả nợ trần. Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc, Chết đời Tây Hán lúc tam phân Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết Chết mà vì nước, chết vì dân"
Đại Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Một Bảo Vật Lịch Sử
Công hàm bán nước của tập đoàn việt gian cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 09 năm 1958