|
Mời quý vị xem một đoạn video của Bộ quốc phòng HK, nói về Chiến Tranh Việtnam, Iraq. Đoạn video này nói về Trung Tá Lương Trung Việt, vị sĩ quan trẻ này đã không cầm được nước mắt khi được phỏng vấn trong đoạn nhắc tới quê hương ....!
Hiện nay Trung tá Lương Trung Việt đã là Đại Tá Chỉ Huy trưởng Lữ Đoàn biệt cách dù Mỹ đang tham chiến tại Iraq và Aganistan (dưới quyền ông khoảng 10.000 quân nhân Mỹ).
Người ta tự hỏi rằng, một người xa quê hương khi chưa trưởng thành và là một cấp chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, một đơn vị nổi tiếng vào sinh ra tử lại không cầm được nước mắt khi nhớ đến những áp bức, bất công trên quê hương.
Trong khi đó biết bao thanh niên trí thức Việtnam ngay trong lòng đất mẹ lại dửng dưng. Có phải việt gian csVN đã thuần hóa thanh niên trí thức thành những người vô cảm ?!
Hiện nay Trung tá Lương Trung Việt đã là Đại Tá Chỉ Huy trưởng Lữ Đoàn biệt cách dù Mỹ đang tham chiến tại Iraq và Aganistan (dưới quyền ông khoảng 10.000 quân nhân Mỹ).
Người ta tự hỏi rằng, một người xa quê hương khi chưa trưởng thành và là một cấp chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, một đơn vị nổi tiếng vào sinh ra tử lại không cầm được nước mắt khi nhớ đến những áp bức, bất công trên quê hương.
Trong khi đó biết bao thanh niên trí thức Việtnam ngay trong lòng đất mẹ lại dửng dưng. Có phải việt gian csVN đã thuần hóa thanh niên trí thức thành những người vô cảm ?!
Còn những trí thức hải ngoại mang căn cước TỴ NẠN CỘNG SẢN mà lại ÔM CHÂN bọn thái thú việt gian csVN.
Trung Tá Lương Xuân Việt, sĩ quan chỉ huy tại Iraq, vẫn giữ tâm hồn Việt Nam
"Đi lính là phục vụ Đất nước một cách chính trực và hữu ích"
WESTMINSTER, California (NV) - Trong ngày nghỉ ở nhà, ông có thể dạo đàn guitar, ngâm nga hát một bài tình ca hoặc đọc một cuốn sách viết bằng tiếng Việt. Ngoài mặt trận, ông cầm súng lùng bắt những người vũ trang, hô to những mệnh lệnh bằng tiếng Anh. Người đa năng này là Trung Tá Lương Xuân Việt, một tiểu đoàn trưởng thuộc binh chủng Nhảy Dù của quân đội Hoa Kỳ.
Từ một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải di tản ra khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng Tư 1975, theo đoàn người tị nạn cộng sản đến nước Mỹ, hơn ba thập niên sau ông Việt đã chỉ huy cả ngàn quân nhân tại mặt trận Iraq. Đời binh nghiệp của ông khởi đầu từ cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là từ một người cha mà ông rất ngưỡng mộ.
Trong gần hai thập niên phục vụ trong quân đội, Trung Tá Việt, 42 tuổi, đã trú đóng tại nhiều nơi như Colorado, Haiti, Bosnia, Kosovo, từng giữ an ninh tại New Orleans sau ngày bão Katrina, và tham chiến tại Iraq vào năm ngoái.
“Tôi đã có mặt tại Iraq 15 tháng,” Trung Tá Việt trả lời nhật báo Người Việt vào ngày Thứ Năm, 21 Tháng Hai.
“Tôi được giao nhiệm vụ hoạt động trong một vùng có diện tích rộng 3,600 cây số vuông. Thành phố Samarra thuộc vùng kiểm soát của chúng tôi,” ông cho biết.
Samarra nằm khoảng 80 dặm về phía Bắc thủ đô Baghdad. Nơi đây có các nhóm nổi dậy thuộc phái Sunni hoạt động rất mạnh chống lính Mỹ và quân đội Iraq.
Đúng hai năm trước, vào ngày 22 Tháng Hai, 2006, những người Al-Qaeda quá khích đã đột nhập, gài chất nổ, phá sập mái vòm vàng tại ngôi đền Al-Askari. Đây là đền thiêng liêng hàng thứ ba của người Hồi Shiite trên thế giới. Sự phá hoại đưa đến những vụ tấn công đẫm máu giữa người Shiite và người Sunni kéo dài trong hai năm qua.
Trung Tá Lương Xuân Việt và các quân nhân của ông đến Samarra sau khi Đền Vòm Vàng bị nổ. Ông Việt đã chỉ huy Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 505, Lữ Đoàn 3 Tác Chiến, Sư Đoàn 82 Nhảy Dù. Dưới quyền của ông là 850 lính nhảy dù, cộng thêm 300 quân nhân từ các đơn vị yểm trợ như quân cảnh, công binh, thiết giáp, đội tháo gỡ mìn. “Lực lượng của tôi đã có khoảng 1,250 quân nhân.”
“Nhiệm vụ của chúng tôi là đánh bại các nhóm nổi dậy trong vùng Samarra, trợ giúp chính quyền địa phương phục hồi những dịch vụ căn bản như điện, nước, rác, y tế, vân vân,” Trung Tá Việt kể.
“Chúng tôi đạt khá nhiều thành quả tại Samarra. Lính nhảy dù chúng tôi thường xuyên hành quân phản công chống Al-Qaeda. Chúng tôi đã phá vỡ trên một chục ổ khủng bố, tịch thu một số lớn tài liệu tình báo, dẹp tan các nhóm lãnh đạo Al-Qaeda cấp địa phương, bắt giữ trên 1,000 tên khủng bố, giúp người Iraq thành lập bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia để tăng cường an ninh tại Samarra, tạo phương tiện cho nỗ lực xây lại Đền Vòm Vàng, phục hồi Samarra và mang lại một cuộc sống dễ thở hơn cho người Iraq.”
Mang lại một cuộc sống bình an cho người khác là một trong các mục tiêu trong đời của Trung Tá Lương Xuân Việt trong một hành trình xuất phát từ Việt Nam, một đất nước cũng bị chiến tranh tàn phá như Iraq. Ông Việt chào đời tại Biên Hòa, sống với cha mẹ ở Sài Gòn trước năm 1975 và trong vùng Los Angeles sau khi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông lớn lên trong một gia đình gồm có tám anh chị em.
Người có ảnh hưởng lớn nhất trong đời của Trung Tá Việt chính là thân phụ của ông. “Đời binh nghiệp luôn luôn là nguồn cảm hứng cho tôi, phần lớn vì tôi ngưỡng mộ và kính nể cha tôi cũng như các chú bác đã đi lính,” ông Việt tâm sự.
“Tôi muốn bắt chước cha tôi, sống với tinh thần trách nhiệm, danh dự, đất nước. Tôi vẫn nhớ những hình ảnh cha tôi xông pha vào chiến trận (trong) bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến mà ông rất hãnh diện, (với) sự tự tin, lòng yêu nước, và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước.
“Khi còn bé, tôi từng ao ước được phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Đáng tiếc là ước mơ của tôi bị tan vỡ theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
“Thế nhưng tại quê hương mới này, ngọn lửa phục vụ vẫn bừng cháy trong tôi. Tôi rất biết ơn trước những gì mà đất nước Hoa Kỳ đã mang đến cho tôi và hàng ngàn người tị nạn.
“Mục tiêu duy nhất của tôi trong tinh thần phục vụ đất nước vĩ đại này là đóng góp trong công cuộc bảo vệ tự do và lối sống của chúng ta.”
Tinh thần phục vụ tại chiến trường Iraq của Trung Tá Lương Xuân Việt đã được báo chí Mỹ ghi nhận.
Trong một bài đăng trên trang tin điện tử của tuần báo Time ngày 26 Tháng Sáu, 2007, ký giả Mark Kukis đã viết về sự có mặt của ông Việt tại mặt trận Samarra:
“Làng Binat al Hasan đã vắng vẻ một cách kỳ lạ khi các quân nhân Hoa Kỳ bước xuống từ bốn chiếc trực thăng trong một cuộc hành quân trước khi trời sáng. Trong vài phút sau khi trực thăng đáp xuống, khoảng 75 lính nhảy dù Mỹ và một nhóm quân nhân Iraq đã trải rộng trong một ngôi làng nằm ở sa mạc khoảng 15 dặm về phía Đông Nam Samarra. Các quân nhân đã lùng kiếm trong từng căn nhà mà không thấy ai.
“Trung Tá Việt Lương, chỉ huy trưởng của lực lượng Hoa Kỳ trong vùng Samarra, nói rằng những vụ bạo động do quân nổi dậy gây ra đã gia tăng đáng kể. [...]Ông Lương cho biết lúc trước Samarra và vùng nông nghiệp ở chung quanh chỉ có chừng hai vụ tấn công mỗi ngày. Giờ đây mỗi ngày có đến năm hoặc sáu vụ tấn công.
“Trong một lần hành quân mới đây ở ngoại ô Samarra, quân đội Hoa Kỳ đã bắt 14 người bị tình nghi là quân nổi dậy. Họ đầu hàng khi thấy trực thăng đáp xuống từ trên bầu trời đêm. Cũng có những đêm không bắt được ai tại những ngôi làng bụi bặm. ‘Bất cứ ngôi làng êm ả nào cũng có thể trở thành nơi ẩn náu hoặc điểm hẹn của quân nổi dậy,’ ông Lương nói. ‘Những kẻ xấu không thật sự biết có giới hạn.’”
Cũng trong ngày 26 Tháng Sáu, 2007, đài CNN có một mẩu tin liên quan đến ông Việt tại chiến địa Samarra. Bản tin đó được viết như sau:
“Trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN, Trung Tá Việt Lương đã so sánh chiến thuật và động lực của Việt Cộng (trong cuộc chiến Việt Nam) và lực lượng nổi dậy tại Iraq hiện nay. 'Vài chú bác của tôi nay đã trên 60 tuổi vẫn thường viết email cho tôi bằng tiếng Việt Nam. Họ nhắc cho tôi biết về những gì tôi cần để ý tại Iraq' ông kể. 'Quân nổi dậy tại Iraq đang dùng những chiến thuật tương tự (như Việt Cộng).'
“Trung Tá Lương cho biết quân nổi dậy thường ẩn náu trong những ngôi đền để không bị lính Mỹ tấn công. Ông cũng nhận thấy quân nổi dậy luôn trà trộn vào thường dân để không bị quân đội Hoa Kỳ tấn công với hỏa lực của họ. Ông Lương cũng nhận thấy động lực của quân nổi dậy không khác quân du kích cộng sản là bao nhiêu. Ông Lương nói, ‘Tinh thần yêu nước là điều mà bạn không thể coi thường. Người ta có thể chiến đấu và chết cho tinh thần này.’
Nhắc đến giai đoạn rời Việt Nam vào năm 1975, bản tin của CNN có viết thêm: “Ông Lương đã rơi lệ khi nhớ đến cha của ông, một quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó cha của ông đang giúp cho phi đạo tại Sài Gòn được thông trống, để phi cơ của quân đội Hoa Kỳ có thể đáp xuống. Ông Lương kể, 'Lúc đó tôi được thấy một đội trực thăng CH53 hùng tráng đáp xuống như những thiên thần từ trên trời đến cứu chúng tôi.'”
Cha của Trung Tá Việt là ông Lương Xuân Đương, nguyên là thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị thiếu tá thuộc binh chủng “Cọp Biển” này đã qua đời tại California vào năm 1997.
Ngoài công tác tại Iraq, ông Việt cũng hãnh diện khi nhắc đến một sứ mạng khác mà đơn vị của ông từng thực hiện tại New Orleans. Tiểu đoàn của ông là đơn vị tiên phong của Sư Đoàn Dù 82 được gởi đến tiểu bang bị bão.
“Tôi đã có một kinh nghiệm độc đáo trong vụ bão Katrina,” ông nói với nhật báo Người Việt. “Là một đơn vị tác chiến, chúng tôi thường chỉ chú trọng đến sứ mạng tác chiến. Khi được gởi đến New Orleans để hỗ trợ cho cơ quan FEMA, chúng tôi bị rơi vào tình trạng thực hiện những công việc ngoài khả năng của mình.
“Làm việc với nhiều cơ quan cấp liên bang, tiểu bang và địa phương không phải là sở trường của chúng tôi. Về mặt đó thì công tác tại New Orleans đã phức tạp hơn những gì chúng tôi đối phó ngoài trận địa.
“Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng tôi đã tạo được sự khác biệt rất lớn và đã có thể trợ giúp những đồng bào Hoa Kỳ.”
Trung Tá Việt đã tốt nghiệp bằng cử nhân trong môn Sinh-Hóa Học tại trường University of Southern California. Ông cũng đậu bằng tiến sĩ Khoa Học và Nghệ Thuật Quân Sự.
WESTMINSTER, California (NV) - Trong ngày nghỉ ở nhà, ông có thể dạo đàn guitar, ngâm nga hát một bài tình ca hoặc đọc một cuốn sách viết bằng tiếng Việt. Ngoài mặt trận, ông cầm súng lùng bắt những người vũ trang, hô to những mệnh lệnh bằng tiếng Anh. Người đa năng này là Trung Tá Lương Xuân Việt, một tiểu đoàn trưởng thuộc binh chủng Nhảy Dù của quân đội Hoa Kỳ.
Từ một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải di tản ra khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng Tư 1975, theo đoàn người tị nạn cộng sản đến nước Mỹ, hơn ba thập niên sau ông Việt đã chỉ huy cả ngàn quân nhân tại mặt trận Iraq. Đời binh nghiệp của ông khởi đầu từ cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là từ một người cha mà ông rất ngưỡng mộ.
Trong gần hai thập niên phục vụ trong quân đội, Trung Tá Việt, 42 tuổi, đã trú đóng tại nhiều nơi như Colorado, Haiti, Bosnia, Kosovo, từng giữ an ninh tại New Orleans sau ngày bão Katrina, và tham chiến tại Iraq vào năm ngoái.
“Tôi đã có mặt tại Iraq 15 tháng,” Trung Tá Việt trả lời nhật báo Người Việt vào ngày Thứ Năm, 21 Tháng Hai.
“Tôi được giao nhiệm vụ hoạt động trong một vùng có diện tích rộng 3,600 cây số vuông. Thành phố Samarra thuộc vùng kiểm soát của chúng tôi,” ông cho biết.
Samarra nằm khoảng 80 dặm về phía Bắc thủ đô Baghdad. Nơi đây có các nhóm nổi dậy thuộc phái Sunni hoạt động rất mạnh chống lính Mỹ và quân đội Iraq.
Đúng hai năm trước, vào ngày 22 Tháng Hai, 2006, những người Al-Qaeda quá khích đã đột nhập, gài chất nổ, phá sập mái vòm vàng tại ngôi đền Al-Askari. Đây là đền thiêng liêng hàng thứ ba của người Hồi Shiite trên thế giới. Sự phá hoại đưa đến những vụ tấn công đẫm máu giữa người Shiite và người Sunni kéo dài trong hai năm qua.
Trung Tá Lương Xuân Việt và các quân nhân của ông đến Samarra sau khi Đền Vòm Vàng bị nổ. Ông Việt đã chỉ huy Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 505, Lữ Đoàn 3 Tác Chiến, Sư Đoàn 82 Nhảy Dù. Dưới quyền của ông là 850 lính nhảy dù, cộng thêm 300 quân nhân từ các đơn vị yểm trợ như quân cảnh, công binh, thiết giáp, đội tháo gỡ mìn. “Lực lượng của tôi đã có khoảng 1,250 quân nhân.”
“Nhiệm vụ của chúng tôi là đánh bại các nhóm nổi dậy trong vùng Samarra, trợ giúp chính quyền địa phương phục hồi những dịch vụ căn bản như điện, nước, rác, y tế, vân vân,” Trung Tá Việt kể.
“Chúng tôi đạt khá nhiều thành quả tại Samarra. Lính nhảy dù chúng tôi thường xuyên hành quân phản công chống Al-Qaeda. Chúng tôi đã phá vỡ trên một chục ổ khủng bố, tịch thu một số lớn tài liệu tình báo, dẹp tan các nhóm lãnh đạo Al-Qaeda cấp địa phương, bắt giữ trên 1,000 tên khủng bố, giúp người Iraq thành lập bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia để tăng cường an ninh tại Samarra, tạo phương tiện cho nỗ lực xây lại Đền Vòm Vàng, phục hồi Samarra và mang lại một cuộc sống dễ thở hơn cho người Iraq.”
Mang lại một cuộc sống bình an cho người khác là một trong các mục tiêu trong đời của Trung Tá Lương Xuân Việt trong một hành trình xuất phát từ Việt Nam, một đất nước cũng bị chiến tranh tàn phá như Iraq. Ông Việt chào đời tại Biên Hòa, sống với cha mẹ ở Sài Gòn trước năm 1975 và trong vùng Los Angeles sau khi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông lớn lên trong một gia đình gồm có tám anh chị em.
Người có ảnh hưởng lớn nhất trong đời của Trung Tá Việt chính là thân phụ của ông. “Đời binh nghiệp luôn luôn là nguồn cảm hứng cho tôi, phần lớn vì tôi ngưỡng mộ và kính nể cha tôi cũng như các chú bác đã đi lính,” ông Việt tâm sự.
“Tôi muốn bắt chước cha tôi, sống với tinh thần trách nhiệm, danh dự, đất nước. Tôi vẫn nhớ những hình ảnh cha tôi xông pha vào chiến trận (trong) bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến mà ông rất hãnh diện, (với) sự tự tin, lòng yêu nước, và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước.
“Khi còn bé, tôi từng ao ước được phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Đáng tiếc là ước mơ của tôi bị tan vỡ theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
“Thế nhưng tại quê hương mới này, ngọn lửa phục vụ vẫn bừng cháy trong tôi. Tôi rất biết ơn trước những gì mà đất nước Hoa Kỳ đã mang đến cho tôi và hàng ngàn người tị nạn.
“Mục tiêu duy nhất của tôi trong tinh thần phục vụ đất nước vĩ đại này là đóng góp trong công cuộc bảo vệ tự do và lối sống của chúng ta.”
Tinh thần phục vụ tại chiến trường Iraq của Trung Tá Lương Xuân Việt đã được báo chí Mỹ ghi nhận.
Trong một bài đăng trên trang tin điện tử của tuần báo Time ngày 26 Tháng Sáu, 2007, ký giả Mark Kukis đã viết về sự có mặt của ông Việt tại mặt trận Samarra:
“Làng Binat al Hasan đã vắng vẻ một cách kỳ lạ khi các quân nhân Hoa Kỳ bước xuống từ bốn chiếc trực thăng trong một cuộc hành quân trước khi trời sáng. Trong vài phút sau khi trực thăng đáp xuống, khoảng 75 lính nhảy dù Mỹ và một nhóm quân nhân Iraq đã trải rộng trong một ngôi làng nằm ở sa mạc khoảng 15 dặm về phía Đông Nam Samarra. Các quân nhân đã lùng kiếm trong từng căn nhà mà không thấy ai.
“Trung Tá Việt Lương, chỉ huy trưởng của lực lượng Hoa Kỳ trong vùng Samarra, nói rằng những vụ bạo động do quân nổi dậy gây ra đã gia tăng đáng kể. [...]Ông Lương cho biết lúc trước Samarra và vùng nông nghiệp ở chung quanh chỉ có chừng hai vụ tấn công mỗi ngày. Giờ đây mỗi ngày có đến năm hoặc sáu vụ tấn công.
“Trong một lần hành quân mới đây ở ngoại ô Samarra, quân đội Hoa Kỳ đã bắt 14 người bị tình nghi là quân nổi dậy. Họ đầu hàng khi thấy trực thăng đáp xuống từ trên bầu trời đêm. Cũng có những đêm không bắt được ai tại những ngôi làng bụi bặm. ‘Bất cứ ngôi làng êm ả nào cũng có thể trở thành nơi ẩn náu hoặc điểm hẹn của quân nổi dậy,’ ông Lương nói. ‘Những kẻ xấu không thật sự biết có giới hạn.’”
Cũng trong ngày 26 Tháng Sáu, 2007, đài CNN có một mẩu tin liên quan đến ông Việt tại chiến địa Samarra. Bản tin đó được viết như sau:
“Trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN, Trung Tá Việt Lương đã so sánh chiến thuật và động lực của Việt Cộng (trong cuộc chiến Việt Nam) và lực lượng nổi dậy tại Iraq hiện nay. 'Vài chú bác của tôi nay đã trên 60 tuổi vẫn thường viết email cho tôi bằng tiếng Việt Nam. Họ nhắc cho tôi biết về những gì tôi cần để ý tại Iraq' ông kể. 'Quân nổi dậy tại Iraq đang dùng những chiến thuật tương tự (như Việt Cộng).'
“Trung Tá Lương cho biết quân nổi dậy thường ẩn náu trong những ngôi đền để không bị lính Mỹ tấn công. Ông cũng nhận thấy quân nổi dậy luôn trà trộn vào thường dân để không bị quân đội Hoa Kỳ tấn công với hỏa lực của họ. Ông Lương cũng nhận thấy động lực của quân nổi dậy không khác quân du kích cộng sản là bao nhiêu. Ông Lương nói, ‘Tinh thần yêu nước là điều mà bạn không thể coi thường. Người ta có thể chiến đấu và chết cho tinh thần này.’
Nhắc đến giai đoạn rời Việt Nam vào năm 1975, bản tin của CNN có viết thêm: “Ông Lương đã rơi lệ khi nhớ đến cha của ông, một quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó cha của ông đang giúp cho phi đạo tại Sài Gòn được thông trống, để phi cơ của quân đội Hoa Kỳ có thể đáp xuống. Ông Lương kể, 'Lúc đó tôi được thấy một đội trực thăng CH53 hùng tráng đáp xuống như những thiên thần từ trên trời đến cứu chúng tôi.'”
Cha của Trung Tá Việt là ông Lương Xuân Đương, nguyên là thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị thiếu tá thuộc binh chủng “Cọp Biển” này đã qua đời tại California vào năm 1997.
Ngoài công tác tại Iraq, ông Việt cũng hãnh diện khi nhắc đến một sứ mạng khác mà đơn vị của ông từng thực hiện tại New Orleans. Tiểu đoàn của ông là đơn vị tiên phong của Sư Đoàn Dù 82 được gởi đến tiểu bang bị bão.
“Tôi đã có một kinh nghiệm độc đáo trong vụ bão Katrina,” ông nói với nhật báo Người Việt. “Là một đơn vị tác chiến, chúng tôi thường chỉ chú trọng đến sứ mạng tác chiến. Khi được gởi đến New Orleans để hỗ trợ cho cơ quan FEMA, chúng tôi bị rơi vào tình trạng thực hiện những công việc ngoài khả năng của mình.
“Làm việc với nhiều cơ quan cấp liên bang, tiểu bang và địa phương không phải là sở trường của chúng tôi. Về mặt đó thì công tác tại New Orleans đã phức tạp hơn những gì chúng tôi đối phó ngoài trận địa.
“Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng tôi đã tạo được sự khác biệt rất lớn và đã có thể trợ giúp những đồng bào Hoa Kỳ.”
Trung Tá Việt đã tốt nghiệp bằng cử nhân trong môn Sinh-Hóa Học tại trường University of Southern California. Ông cũng đậu bằng tiến sĩ Khoa Học và Nghệ Thuật Quân Sự.
|
Trong thời gian trú đóng tại Fort Carson, Colorado đầu thập niên 1990, ông Việt đã gặp bà Quyên Kimberly Lau ở Denver. Vài năm sau họ thành hôn, nay có ba con gồm có một gái, hai trai: Ashley Thu Diễm, 13 tuổi; Brandon Xuân Huy, 10 tuổi; và Justin Xuân Quốc, 7 tuổi. Gia đình ông đang sống tại Fort Bragg, North Carolina.
“Quyên là một người vợ của lính, biết quên mình để lo cho chồng con,” ông Việt nói về vợ. “Sự hỗ trợ bền bỉ của vợ đã giúp tôi có thể chú trọng đến công việc của mình và đạt được thành quả trong những gì tôi làm.”
Mặc dù dành nhiều thời giờ cho quân đội, ông Việt cũng có những thú vui khác.
“Tôi mê thể thao, vẫn chạy bộ rất nhiều,” ông nói. “Tôi cũng thưởng thức văn chương và âm nhạc. Tôi rất thích đọc thơ và tiểu thuyết Việt Nam, cũng như sách Mỹ viết về lịch sử. Tôi từng tập chơi vĩ cầm trong thời thơ ấu, thế nhưng sau này tôi chơi đàn guitar. Tôi yêu thích những bài tình ca của Phạm Duy, Vũ Thành An, vân vân. Những ca khúc này nhắc cho tôi nhớ rằng tâm hồn tôi vẫn thật sự là một tâm hồn Việt Nam.”
Trung Tá Việt đã khuyến khích giới trẻ Mỹ gốc Việt hãy gia nhập quân đội. “Không phải ai cũng có thể đi lính,” ông nói. “Tuy vậy, đối với nhiều người, đi lính là phục vụ đất nước một cách chính trực và hữu ích.”
Sau khi phục vụ tại Iraq, Trung Tá Lương Xuân Việt đã được đưa vào danh sách các sĩ quan được đề bạt lên cấp Đại tá.
“Tôi mong một ngày kia tôi được chỉ huy một lữ đoàn,” ông nói. “Ao ước của tôi là có khả năng để tạo ảnh hưởng tốt đến cho nhiều người, mang đến khác biệt trong đời sống. Ở một cấp chỉ huy cao hơn thì tôi có cơ hội được thực hiện niềm ao ước đó.”
“Quyên là một người vợ của lính, biết quên mình để lo cho chồng con,” ông Việt nói về vợ. “Sự hỗ trợ bền bỉ của vợ đã giúp tôi có thể chú trọng đến công việc của mình và đạt được thành quả trong những gì tôi làm.”
Mặc dù dành nhiều thời giờ cho quân đội, ông Việt cũng có những thú vui khác.
“Tôi mê thể thao, vẫn chạy bộ rất nhiều,” ông nói. “Tôi cũng thưởng thức văn chương và âm nhạc. Tôi rất thích đọc thơ và tiểu thuyết Việt Nam, cũng như sách Mỹ viết về lịch sử. Tôi từng tập chơi vĩ cầm trong thời thơ ấu, thế nhưng sau này tôi chơi đàn guitar. Tôi yêu thích những bài tình ca của Phạm Duy, Vũ Thành An, vân vân. Những ca khúc này nhắc cho tôi nhớ rằng tâm hồn tôi vẫn thật sự là một tâm hồn Việt Nam.”
Trung Tá Việt đã khuyến khích giới trẻ Mỹ gốc Việt hãy gia nhập quân đội. “Không phải ai cũng có thể đi lính,” ông nói. “Tuy vậy, đối với nhiều người, đi lính là phục vụ đất nước một cách chính trực và hữu ích.”
Sau khi phục vụ tại Iraq, Trung Tá Lương Xuân Việt đã được đưa vào danh sách các sĩ quan được đề bạt lên cấp Đại tá.
“Tôi mong một ngày kia tôi được chỉ huy một lữ đoàn,” ông nói. “Ao ước của tôi là có khả năng để tạo ảnh hưởng tốt đến cho nhiều người, mang đến khác biệt trong đời sống. Ở một cấp chỉ huy cao hơn thì tôi có cơ hội được thực hiện niềm ao ước đó.”
Hoàng Mai Đạt
No comments:
Post a Comment