Ben Stocking,
Associated Press Cymbidium,
X-Cafe chuyển ngữ
Đà Nẵng, Việt Nam – Ngày Miền Nam thất thủ, Lê Bá Hùng (LBH), một cậu bé lên 5, di tản cùng với 400 người tỵ nạn chen chúc trên một chiếc thuyền đánh cá chật chội. 34 năm sau, cậu bé này trở về quê hương trong một tình huống không ai ngờ – hạm trưởng của một khu trục hạm Hoa Kỳ.
Hôm thứ Bảy, Hạm Trưởng LBH điều khiển chiếc khu trục hạm Hoa Kỳ Lassen cập bến Đà Nẵng, quê của “China Beach”, nơi mà ngày xưa binh sĩ Mỹ dùng làm nơi dưỡng quân sau các cuộc hành quân trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến này đã chấm dứt vào ngày 30 tháng Tư, 1975, ngày Sài Gòn bị quân cộng sản Miền Bắc Việt Nam đánh chiếm.
Đó cũng là ngày LBH và gia đình khởi đầu một cuộc hành trình vô định trên một chiếc thuyền đánh cá được lèo lái bởi cha của LBH, một sĩ quan chỉ huy của hải quân Miền Nam Việt Nam. Họ được chiếc tàu hải quân Hoa Kỳ Barbour County cứu vớt ngoài khơi, đưa đến một căn cứ Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân, rồi đến một trại tỵ nạn ở California, và sau cùng đến định cư tại tiểu bang Virginia, nơi đó họ xây dựng lại cuộc đời.
LBH trở về trên chiếc Lassen, một khu trục hạm dài 155 mét giá 800 triệu đô la, được trang bị hỏa tiễn tầm xa Tomahawk và một thủy thủ đoàn 300 người. Chiếc Lassen cùng với chiếc USS Blue Ridge, một soái hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, đang hoàn tất những đợt thăm viếng hữu nghị cuối cùng đến Việt Nam bắt đầu từ năm 2003 khi chiếc USS Vandergriff ghé thăm TP HCM, ngày xưa là Sài Gòn.
Hạm trưởng LBH tuyên bố sau khi đặt chân lên bờ hôm thứ Bảy “Tôi nghĩ sẽ có ngày trở lại nhưng thật tình là tôi đã không dự đoán là trở về với cương vị hạm trưởng của một tàu chiến Hoa Kỳ. Đây là một vinh dự cá nhân cao quý”. Ông ta chập chững nói vài chữ tiếng Việt “Tôi tự hào là người Mỹ, nhưng tôi cũng rất tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi.”
Hôm thứ Bảy, Hạm Trưởng LBH điều khiển chiếc khu trục hạm Hoa Kỳ Lassen cập bến Đà Nẵng, quê của “China Beach”, nơi mà ngày xưa binh sĩ Mỹ dùng làm nơi dưỡng quân sau các cuộc hành quân trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến này đã chấm dứt vào ngày 30 tháng Tư, 1975, ngày Sài Gòn bị quân cộng sản Miền Bắc Việt Nam đánh chiếm.
Đó cũng là ngày LBH và gia đình khởi đầu một cuộc hành trình vô định trên một chiếc thuyền đánh cá được lèo lái bởi cha của LBH, một sĩ quan chỉ huy của hải quân Miền Nam Việt Nam. Họ được chiếc tàu hải quân Hoa Kỳ Barbour County cứu vớt ngoài khơi, đưa đến một căn cứ Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân, rồi đến một trại tỵ nạn ở California, và sau cùng đến định cư tại tiểu bang Virginia, nơi đó họ xây dựng lại cuộc đời.
LBH trở về trên chiếc Lassen, một khu trục hạm dài 155 mét giá 800 triệu đô la, được trang bị hỏa tiễn tầm xa Tomahawk và một thủy thủ đoàn 300 người. Chiếc Lassen cùng với chiếc USS Blue Ridge, một soái hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, đang hoàn tất những đợt thăm viếng hữu nghị cuối cùng đến Việt Nam bắt đầu từ năm 2003 khi chiếc USS Vandergriff ghé thăm TP HCM, ngày xưa là Sài Gòn.
Hạm trưởng LBH tuyên bố sau khi đặt chân lên bờ hôm thứ Bảy “Tôi nghĩ sẽ có ngày trở lại nhưng thật tình là tôi đã không dự đoán là trở về với cương vị hạm trưởng của một tàu chiến Hoa Kỳ. Đây là một vinh dự cá nhân cao quý”. Ông ta chập chững nói vài chữ tiếng Việt “Tôi tự hào là người Mỹ, nhưng tôi cũng rất tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi.”
Những chuyến thăm viếng này tiêu biểu cho những cố gắng của Hoa Mỳ và Việt Nam để phát triển mối quan hệ giữa hai bên để làm quân bình thế lực Trung Quốc trong vùng, mà không làm bất bình người hàng xóm khổng lồ phương bắc.
Thẳng về phía Đông Đà Nẵng là quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc và Việt Nam đang có vấn đề tranh cãi sôi nổi về chủ quyền, đó cũng là nơi Trung Quốc đã đánh bật quân đội miền Nam vào năm 1974. Hai bên cũng đang tranh chấp về Trường Sa, một chuỗi đảo được xem là có khối lượng dự trữ dầu hỏa và khí đốt đáng kể.
LBH lớn lên ở Huế, một thành phố ở bờ biển miền trung cách Đà Nẵng khoảng 105 kí lô mét về hướng bắc, nơi ông vẫn còn nhiều họ hàng. Ông trở về một xứ sở đã thay đổi rất nhiều so với những ngày tháng chiến tranh.
Dọc theo bờ biển Đà Nẵng nơi mà các quân lính Hoa Kỳ đã thường bơi lội và lướt sóng, các khách sạn hạng sang như Hyatt và Marriott đang mọc lên. Du khách đổ dồn về vùng này để có thể chơi một vài đường banh ở sân gôn được thiết kế bởi tay gôn thượng hạng Colin Montgomerie.
Thẳng về phía Đông Đà Nẵng là quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc và Việt Nam đang có vấn đề tranh cãi sôi nổi về chủ quyền, đó cũng là nơi Trung Quốc đã đánh bật quân đội miền Nam vào năm 1974. Hai bên cũng đang tranh chấp về Trường Sa, một chuỗi đảo được xem là có khối lượng dự trữ dầu hỏa và khí đốt đáng kể.
LBH lớn lên ở Huế, một thành phố ở bờ biển miền trung cách Đà Nẵng khoảng 105 kí lô mét về hướng bắc, nơi ông vẫn còn nhiều họ hàng. Ông trở về một xứ sở đã thay đổi rất nhiều so với những ngày tháng chiến tranh.
Dọc theo bờ biển Đà Nẵng nơi mà các quân lính Hoa Kỳ đã thường bơi lội và lướt sóng, các khách sạn hạng sang như Hyatt và Marriott đang mọc lên. Du khách đổ dồn về vùng này để có thể chơi một vài đường banh ở sân gôn được thiết kế bởi tay gôn thượng hạng Colin Montgomerie.
Mối giao hảo giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng thay đổi rất nhiều từ khi hai cựu thù bình thường hoá quan hệ vào năm 1995. Giao thương giữa hai nước tăng vọt và liên hệ ngoại giao, quân sự của hai bên cũng trở nên gần gũi hơn.
Biểu tượng sâu sắc của sự quan hệ đang đổi thay có thể được nhận thấy ở nơi không xa chỗ LBH đặt chân lên bờ. Đó là một căn cứ không quân ngày xưa nơi mà quân đội Hoa Kỳ từng lưu trữ, pha trộn và bơm thuốc khai quang Da Cam lên máy bay. Quân đội Hoa Kỳ rải thuốc Da Cam chứa đựng độc tố dioxin để quân đội Cộng Sản Bắc Việt Nam không có chỗ trú ẩn. Cả hai quốc gia đang hoạt động với nhau để dẹp chất dioxin khỏi căn cứ, chất này tồn tại trong đất sau cả chục năm.
Nhưng vẫn có dấu hiệu của những cản trở, buổi lễ chào mừng những thủy thủ Hoa Kỳ bị đình trệ hai tiếng trong khi hai bên bàn cãi cách dương quốc kỳ của hai quốc gia trên soái hạm Blue Ridge.
Sĩ quan chỉ huy dân sự vụ Jeff Davis của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ nói bên Hoa Ký muốn treo hai quốc kỳ ở trên boong chính, trong khi bên Việt Nam muốn thượng kỳ ở cột cờ. Rốt cuộc, họ treo lên cột cờ.
Khi LBH rời Việt Nam vào năm 1975, chỉ có bốn trong tám người con thoát được. Số con còn lại kẹt ở Việt Nam cho đến khi được đoàn tụ với gia đình vào năm 1983. LBH không nhớ nhiều về chuyến đi ba ngày trên tàu đánh cá, chấm dứt sau khi họ cạn lương thực, nước uống và nhiên liệu.
Nhưng ông còn nhớ một cách sâu sắc những hình ảnh của người cha gương mẫu, ông Lê Bá Thông, hiện nay đã 69 tuổi và chưa bao giờ trở lại Việt Nam. Sau khi gia đình định cư ở bắc Virginia, ông Thông làm việc trong một siêu thị, đi từ chức người gói hàng cho đến vị trí quản lý.
LBH nói “Tôi lúc nào cũng muốn trở thành một người như cha tôi. Ông luôn luôn kiên trì và đã vượt qua nhiều thử thách.”
Biểu tượng sâu sắc của sự quan hệ đang đổi thay có thể được nhận thấy ở nơi không xa chỗ LBH đặt chân lên bờ. Đó là một căn cứ không quân ngày xưa nơi mà quân đội Hoa Kỳ từng lưu trữ, pha trộn và bơm thuốc khai quang Da Cam lên máy bay. Quân đội Hoa Kỳ rải thuốc Da Cam chứa đựng độc tố dioxin để quân đội Cộng Sản Bắc Việt Nam không có chỗ trú ẩn. Cả hai quốc gia đang hoạt động với nhau để dẹp chất dioxin khỏi căn cứ, chất này tồn tại trong đất sau cả chục năm.
Nhưng vẫn có dấu hiệu của những cản trở, buổi lễ chào mừng những thủy thủ Hoa Kỳ bị đình trệ hai tiếng trong khi hai bên bàn cãi cách dương quốc kỳ của hai quốc gia trên soái hạm Blue Ridge.
Sĩ quan chỉ huy dân sự vụ Jeff Davis của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ nói bên Hoa Ký muốn treo hai quốc kỳ ở trên boong chính, trong khi bên Việt Nam muốn thượng kỳ ở cột cờ. Rốt cuộc, họ treo lên cột cờ.
Khi LBH rời Việt Nam vào năm 1975, chỉ có bốn trong tám người con thoát được. Số con còn lại kẹt ở Việt Nam cho đến khi được đoàn tụ với gia đình vào năm 1983. LBH không nhớ nhiều về chuyến đi ba ngày trên tàu đánh cá, chấm dứt sau khi họ cạn lương thực, nước uống và nhiên liệu.
Nhưng ông còn nhớ một cách sâu sắc những hình ảnh của người cha gương mẫu, ông Lê Bá Thông, hiện nay đã 69 tuổi và chưa bao giờ trở lại Việt Nam. Sau khi gia đình định cư ở bắc Virginia, ông Thông làm việc trong một siêu thị, đi từ chức người gói hàng cho đến vị trí quản lý.
LBH nói “Tôi lúc nào cũng muốn trở thành một người như cha tôi. Ông luôn luôn kiên trì và đã vượt qua nhiều thử thách.”
Nguồn: Ben Stocking,
Associated Press Cymbidium,
X-Cafe chuyển ngữ
No comments:
Post a Comment