Chiều thứ 7 (7/11) tuần qua hai tàu chiến Mỹ thuộc Hạm Đội 7 là USS Lassen và USS Blue Ridge cập cảng Tiên Sa - Đà Nẵng và đã neo lại nơi này trong chuyến thăm viếng kéo dài 3 ngày. Điều đặc biệt so với những lần tàu hải quân Mỹ ghé thăm trước đây là vị chỉ huy chiến hạm USS Lassen lại là một người Mỹ gốc Việt còn rất trẻ: trung tá hạm trưởng Lê Bá Hùng, sinh ra và lớn lên ở Huế và khi lên 5 tuổi đã phải cùng gia đình chạy trốn chế độ cộng sản vào ngay hôm sau ngày Sàigòn sụp đổ 1/5/1975.
Nay cũng bằng con đường biển ấy anh đã quay lại nơi mình ra đi 34 năm trước nhưng không phải bằng “con thuyền nhỏ bé tẻo teo” cùng tâm trạng trốn chạy, mà đường đường là một chỉ huy của chiến hạm hiện đại. Và điều quan trọng hơn cả theo chúng tôi là việc anh đã được đón tiếp trọng thị bởi chính hậu duệ của những người đã từng gây ra bao khốn khó cho dân chúng trước kia, khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.
Làm sao anh Lê Bá Hùng có được chuyến trở về ‘thần kỳ’như vậy trong khi còn không ít người cùng cảnh ngộ vẫn còn là chuyện chỉ thấy trong mơ? Và động lực nào giúp nhà nước VN mạnh dạn cho phép một thuyền nhân, nạn nhân của họ được quay trở lại quê hương trong tư cách đặc biệt như vậy?
Có một sự thực hiển nhiên là mấy năm gần đây ngày càng có thêm nhiều tên tuổi người gốc Việt tham gia chính trường, quân đội nhiều nước trên thế giới và việc này có nguồn gốc từ việc đã có hàng triệu người phải bỏ nước ra đi là các thế hệ cha mẹ họ sau biến cố 30/4/1975. Nhưng nói thế không có nghĩa Việt kiều các nước phải ‘mang ơn’ những chính sách hà khắc, một thời của Csvn qua việc bắt binh lính, công chức Sàigòn đi học tập cải tạo trong nhiều năm liền như một sự trả thù, trục xuất gia đình họ ra khỏi thành phố dưới chiêu bài “đi xây dựng vùng kinh tế mới” mà thực hất là đem con bỏ chợ, rồi cấm tiểu thương buôn bán qua hai lần đánh tư sản, v.v... khiến nhiều người vì không chịu nổi mà phải bỏ nước ra đi, mà là để khẳng định ngược lại, chính những sự thành đạt vượt trội hơn hẳn của họ so với những người cùng tuổi nhưng vì kém may mắn hơn đã phải học hành trong môi trường nhồi nhét của Csvn là những bằng chứng sống động về sự mù quáng và điên rồ của nhà nước Csvn thời ấy, và ngay cả đến cả bây giờ vẫn chưa có nhiều thay đổi..
Chuyến ra đi của cha con anh Lê Bá Hùng 34 năm trước nhà cầm quyền Csvn có thể đã không hay biết, vì thời điểm ấy cả nước đã có đến hàng vạn gia cảnh như anh. Nhưng nay trên cương vị là chỉ huy một chiến hạm hiện đại trị giá những 800 triệu USD, phạm vi hoạt động lại trong vùng biển mà thời gian gần đây hải quân VN vì quá yếu kém nên đã bị ‘đàn anh’ TQ bắt nạt chèn ép ra mặt, chuyến trở về của anh chắc chắn đã có nhiều điều khiến các quan chức VN phải cân nhắc, suy tính. Và trong tình hình quan hệ Việt –Mỹ “ngày càng tốt đẹp” như đánh giá của nhiều người hiện nay, có vẻ như chuyến trở về vừa rồi của trung tá Lê Bá Hùng trên chiến hạm USS-Lassen là kết quả của một sự dàn xếp đầy cân nhắc giữa Mỹ và VN trong nỗ lực hợp tác để ngăn cản sự ‘lộng hành’ của hải quân TQ, khi nhớ lại rằng vị chỉ huy gốc Việt còn rất trẻ này chỉ vừa mới vừa được thăng chức hạm trưởng vào tháng 4 năm nay.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự quan tâm của hải quân Mỹ đối với chuyến trở về của hạm trưởng Lê Bá Hùng ra sao khi hình ảnh của anh cùng các bài viết như “Lassen arrives in Vietnam”, “Vietnamese born U.S. commander and crew of 300 spread the spirit of cooperation throughout Vietnam”, “Vietnamese-born U.S. commander humbled at the opportunity to visit his birthplace after more than three decades” chiếm lĩnh gần hết trang chủ của hạm đội 7 và hôm qua 11/11 BBC Vietnamese lại vừa mới đưa tin VN đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo qua hội nghị mới nhất diễn ra hôm thứ Ba 10/11 tại Hà Nội.
Trong bối cảnh như vậy, nếu không vì mục tiêu đối phó với TQ thật khó có thể lý giải vì sao nhà nước VN lại dễ dàng chấp nhận một việc tưởng chừng rất khó xử đối với họ khi phải chào đón đứa con của một “sĩ quan ngụy quân Sàigòn” năm xưa, trừ phi sự ‘chịu đựng’ này là một sự đánh đổi lấy bức thông điệp nhắn gởi đến các ‘đồng chí’ phương Bắc là đừng ép chuyện hải đảo với VN trở nên quá ‘khó xử’ cho những sĩ quan Mỹ gốc Việt như thuyền trưởng Lê Bá Hùng, cũng như nhiều người lính Mỹ cũng gốc Việt như anh. Không khó lắm để chúng ta nhận ra tâm trạng khá e dè của Csvn như muốn để TQ ‘tự hiểu’ lấy thông điệp này, qua việc một mặt họ cho phép chiếc USS Lassen cập cảng Đà Nẵng giao lưu thân thiện với hải quân VN nhưng mặt khác lại không muốn dân chúng chú ý đến sự hiện diện của nó, khi chỉ cho phép duy nhất tờ Tuổi Trẻ xuất bản ở miền Nam được đưa ra bản tin ngắn khoảng trên 300 từ hôm 7/11 “Hai chiến hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng trong 4 ngày” (vì chẳng lẽ không có lấy nổi một tờ báo nào đưa tin nữa thì coi kỳ quá!) trong khi hơn 699 tờ báo lớn nhỏ khác còn lại kể cả tờ Vietnamnet đều không được phép nhắc đến cái tên ‘Lê Bá Hùng’ cũng như chiếc chiến hạm do anh chỉ huy. Ngoài ra, nhà nước còn tráo trở gọi Hạm Trưởng Lê Bá Hùng là người Di Dân, chứ không dám nói thật ông là người Tỵ Nạn cộng sản.
Dẫu sao trên đây cũng chỉ là những suy đoán ngoại trừ một điều chúng ta có thể khẳng định chắc như ‘đinh đóng cột’ ngay từ bây giờ, đó là anh Lê Bá Hùng đã ‘ra đi trong nước mắt và đã trở về trong vinh quang’ sau 34 năm.
Trải nghiệm ra đi - trở về này hơn hai ngàn năm trước chúng ta cũng đã thấy được ghi chép qua câu thánh vịnh “Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125, 6) thì chắc chắn phải có nhiều điều quí giá đáng để suy gẫm…
Với nhà nước Csvn chuyến trở về oai phong và hoành tráng của trung tá hạm trưởng USS-Lassen Lê Bá Hùng, một người gốc Việt chính hiệu ‘con nai vàng’ sự suy gẫm ấy chính là bài học ‘đắt giá’ cho các nhà lãnh đạo Csvn cần phải nhìn lại cách cai trị đất nước còn nhiều độc đoán như hiện nay, nếu họ không muốn các thế hệ đàn em họ mai sau lại phải tiếp tục lâm vào tình thế rất cần sự giúp đỡ của hải quân Mỹ đó có chiếc chiến hạm USS-Lassen và trung tá gốc Việt Lê Bá Hùng để bảo vệ hải đảo trong nhưng lại cảm thấy quá ‘khó ăn khó nói’ như hiện nay.
Nay cũng bằng con đường biển ấy anh đã quay lại nơi mình ra đi 34 năm trước nhưng không phải bằng “con thuyền nhỏ bé tẻo teo” cùng tâm trạng trốn chạy, mà đường đường là một chỉ huy của chiến hạm hiện đại. Và điều quan trọng hơn cả theo chúng tôi là việc anh đã được đón tiếp trọng thị bởi chính hậu duệ của những người đã từng gây ra bao khốn khó cho dân chúng trước kia, khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.
Làm sao anh Lê Bá Hùng có được chuyến trở về ‘thần kỳ’như vậy trong khi còn không ít người cùng cảnh ngộ vẫn còn là chuyện chỉ thấy trong mơ? Và động lực nào giúp nhà nước VN mạnh dạn cho phép một thuyền nhân, nạn nhân của họ được quay trở lại quê hương trong tư cách đặc biệt như vậy?
Có một sự thực hiển nhiên là mấy năm gần đây ngày càng có thêm nhiều tên tuổi người gốc Việt tham gia chính trường, quân đội nhiều nước trên thế giới và việc này có nguồn gốc từ việc đã có hàng triệu người phải bỏ nước ra đi là các thế hệ cha mẹ họ sau biến cố 30/4/1975. Nhưng nói thế không có nghĩa Việt kiều các nước phải ‘mang ơn’ những chính sách hà khắc, một thời của Csvn qua việc bắt binh lính, công chức Sàigòn đi học tập cải tạo trong nhiều năm liền như một sự trả thù, trục xuất gia đình họ ra khỏi thành phố dưới chiêu bài “đi xây dựng vùng kinh tế mới” mà thực hất là đem con bỏ chợ, rồi cấm tiểu thương buôn bán qua hai lần đánh tư sản, v.v... khiến nhiều người vì không chịu nổi mà phải bỏ nước ra đi, mà là để khẳng định ngược lại, chính những sự thành đạt vượt trội hơn hẳn của họ so với những người cùng tuổi nhưng vì kém may mắn hơn đã phải học hành trong môi trường nhồi nhét của Csvn là những bằng chứng sống động về sự mù quáng và điên rồ của nhà nước Csvn thời ấy, và ngay cả đến cả bây giờ vẫn chưa có nhiều thay đổi..
Chuyến ra đi của cha con anh Lê Bá Hùng 34 năm trước nhà cầm quyền Csvn có thể đã không hay biết, vì thời điểm ấy cả nước đã có đến hàng vạn gia cảnh như anh. Nhưng nay trên cương vị là chỉ huy một chiến hạm hiện đại trị giá những 800 triệu USD, phạm vi hoạt động lại trong vùng biển mà thời gian gần đây hải quân VN vì quá yếu kém nên đã bị ‘đàn anh’ TQ bắt nạt chèn ép ra mặt, chuyến trở về của anh chắc chắn đã có nhiều điều khiến các quan chức VN phải cân nhắc, suy tính. Và trong tình hình quan hệ Việt –Mỹ “ngày càng tốt đẹp” như đánh giá của nhiều người hiện nay, có vẻ như chuyến trở về vừa rồi của trung tá Lê Bá Hùng trên chiến hạm USS-Lassen là kết quả của một sự dàn xếp đầy cân nhắc giữa Mỹ và VN trong nỗ lực hợp tác để ngăn cản sự ‘lộng hành’ của hải quân TQ, khi nhớ lại rằng vị chỉ huy gốc Việt còn rất trẻ này chỉ vừa mới vừa được thăng chức hạm trưởng vào tháng 4 năm nay.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự quan tâm của hải quân Mỹ đối với chuyến trở về của hạm trưởng Lê Bá Hùng ra sao khi hình ảnh của anh cùng các bài viết như “Lassen arrives in Vietnam”, “Vietnamese born U.S. commander and crew of 300 spread the spirit of cooperation throughout Vietnam”, “Vietnamese-born U.S. commander humbled at the opportunity to visit his birthplace after more than three decades” chiếm lĩnh gần hết trang chủ của hạm đội 7 và hôm qua 11/11 BBC Vietnamese lại vừa mới đưa tin VN đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo qua hội nghị mới nhất diễn ra hôm thứ Ba 10/11 tại Hà Nội.
Trong bối cảnh như vậy, nếu không vì mục tiêu đối phó với TQ thật khó có thể lý giải vì sao nhà nước VN lại dễ dàng chấp nhận một việc tưởng chừng rất khó xử đối với họ khi phải chào đón đứa con của một “sĩ quan ngụy quân Sàigòn” năm xưa, trừ phi sự ‘chịu đựng’ này là một sự đánh đổi lấy bức thông điệp nhắn gởi đến các ‘đồng chí’ phương Bắc là đừng ép chuyện hải đảo với VN trở nên quá ‘khó xử’ cho những sĩ quan Mỹ gốc Việt như thuyền trưởng Lê Bá Hùng, cũng như nhiều người lính Mỹ cũng gốc Việt như anh. Không khó lắm để chúng ta nhận ra tâm trạng khá e dè của Csvn như muốn để TQ ‘tự hiểu’ lấy thông điệp này, qua việc một mặt họ cho phép chiếc USS Lassen cập cảng Đà Nẵng giao lưu thân thiện với hải quân VN nhưng mặt khác lại không muốn dân chúng chú ý đến sự hiện diện của nó, khi chỉ cho phép duy nhất tờ Tuổi Trẻ xuất bản ở miền Nam được đưa ra bản tin ngắn khoảng trên 300 từ hôm 7/11 “Hai chiến hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng trong 4 ngày” (vì chẳng lẽ không có lấy nổi một tờ báo nào đưa tin nữa thì coi kỳ quá!) trong khi hơn 699 tờ báo lớn nhỏ khác còn lại kể cả tờ Vietnamnet đều không được phép nhắc đến cái tên ‘Lê Bá Hùng’ cũng như chiếc chiến hạm do anh chỉ huy. Ngoài ra, nhà nước còn tráo trở gọi Hạm Trưởng Lê Bá Hùng là người Di Dân, chứ không dám nói thật ông là người Tỵ Nạn cộng sản.
Dẫu sao trên đây cũng chỉ là những suy đoán ngoại trừ một điều chúng ta có thể khẳng định chắc như ‘đinh đóng cột’ ngay từ bây giờ, đó là anh Lê Bá Hùng đã ‘ra đi trong nước mắt và đã trở về trong vinh quang’ sau 34 năm.
Trải nghiệm ra đi - trở về này hơn hai ngàn năm trước chúng ta cũng đã thấy được ghi chép qua câu thánh vịnh “Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125, 6) thì chắc chắn phải có nhiều điều quí giá đáng để suy gẫm…
Với nhà nước Csvn chuyến trở về oai phong và hoành tráng của trung tá hạm trưởng USS-Lassen Lê Bá Hùng, một người gốc Việt chính hiệu ‘con nai vàng’ sự suy gẫm ấy chính là bài học ‘đắt giá’ cho các nhà lãnh đạo Csvn cần phải nhìn lại cách cai trị đất nước còn nhiều độc đoán như hiện nay, nếu họ không muốn các thế hệ đàn em họ mai sau lại phải tiếp tục lâm vào tình thế rất cần sự giúp đỡ của hải quân Mỹ đó có chiếc chiến hạm USS-Lassen và trung tá gốc Việt Lê Bá Hùng để bảo vệ hải đảo trong nhưng lại cảm thấy quá ‘khó ăn khó nói’ như hiện nay.
Sàigòn, 12/11/2009
Alfonso Hoàng Gia Bảo
Pictures source: http://www.nytimes.com/slideshow/2009/11/10/world/20091110VIETNAM_index.html
Hạm trưởng Lê Bá Hùng từ khu trục hạm USS Lassen bước chân lên bờ tại cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng
Hạm trưởng Lê Bá Hùng: "Trở về Việt Nam sau 35 năm trong tư cách chỉ huy của một tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ là một niềm vinh dự lớn lao".
Hạm trưởng Lê Bá Hùng trên khoang tàu của khu trục hạm USS Lassen
Người dân địa phương đón mừng, trò chuyện cùng Hạm trưởng Lê Bá Hùng tại Huế, quê quán của ông, nơi mà 4 anh chị em khác của ông bị kẹt lại sau khi hầu hết cả gia đình ông đã di tản vào năm 1975
Lê Bá Hùng chỉ biết rất ít tiếng Việt cũng như quá khứ của thân phụ và gia đình mình
Gặp lại người thân trong gia đình
Một tấm hình cũ của gia đình trong đó có cha mẹ của Hạm trưởng Lê Bá Hùng trước khi họ rời bỏ Việt Nam
Hạm trưởng Lê Bá Hùng thăm và cầu nguyện ở mộ phần tổ tiên gia đình
No comments:
Post a Comment