Nhã Nam
Nếu ai đã đọc 2,000 ngày Trấn Thủ Củ Chi của Xuân Vũ, thì đều biết, qua tác phẩm đó ông đã nêu lên, trong những năm của thập niên 60, tình trạng thật bi đát của cục R, của lực lượng Giải Phóng Miền Nam và qua đó chúng ta thấy được, cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa do Cộng Sản Miền Bắc chủ động giải phóng Miền Nam để thống nhất đất nước, chỉ là chiêu bài hầu che dấu manh tâm của cộng sản Hà Nội là, miền Bắc vào cai trị miền Nam.
Để nhận thức được thực chất miền Bắc trị miền Nam như thế nào, hãy ngược dòng thời gian nhìn lại những nhà trí thức miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm, Dương Quỳnh Hoa, Trịnh Đình Thảo, Tôn Thất Dương Kỵ, Lê văn Hảo … trong thời gian thành lập Mặt Trận Dận Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN), họ đã vô cùng phấn khởi khi tin vào lời hứa của Lê Duẩn, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đảng sẽ để cho CPLTCHMNVN điều hành và quản trị theo thể chế dân chủ cộng hòa, song song với miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa … đến khi toàn dân yêu cầu thống nhất tổ quốc thì sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Thế nhưng khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, những nhà trí thức ngây ngô này đã trở thành những vật tế thần đáng thương, khi Trần Bửu Kiếm với tư cách đại diện ủy ban soạn thảo gởi bản dự thảo ra Hà Nội, Lê Duẩn đã phẩn nộ khi nhận được bản dự thảo kế hoạch hậu chiến của CPCHMNVN, triệu tập bộ chính trị và lật lọng nói:” Đảng ta không chấp nhận chủ nghĩa địa phương cục bộ của một số phần tử trí thức miền Nam! Đảng ta cương quyết không dung dưỡng ý thức hai thể chế trong một nước việt Nam thống nhất… phải thống nhất tổ quốc trước năm 1976. Do đó đã bức tử CPCMLTCHMNVN và sáp nhập
MTDTGPMNVN vào Mặt Trận Tổ Quốc để thống nhất đất nước theo chủ nghĩa xã hội vào cuối năm 1975.
Sự thống nhất này đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973, làm mất đi sự viện trợ của các nước tư bản cho miền Nam thời hậu chiến, và chính sự vội vã này đã không có đủ thời gian tính để chuẩn bị cho sự hội nhập của hai nền kinh tế khác biệt giữa Bắc và Nam, đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Hãy nghe lời than uất nghẹn của Nguyễn Văn Trấn trong Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội: ”Nếu đã gấp rút thống nhất về hành chánh hai miến đất nước, thì sự phát triển kinh tế đòi hỏi một sự chỉ đạo chiến lược cho sự phát triển toàn diện …. Tư tưởng địa phương chúa, miền Bắc đối với địa phương chư hầu, miền Nam đã dẫn đến hậu quả rất tai hại: cái miền Bắc xí phần với miền Nam mà cưỡng ép sự thống nhất đã phá hoại môi trường của Chính Phủ Cách Mạng Miền Nam tranh thủ sự giúp đỡ của các nước tư bản, của Asean. Cái thống nhất cùng sánh vai tiến lên xã hội chủ nghĩa, đối ngoại làm xấu đi quan hệ có thể thiết lập được, đối nội thì gây một sự sợ hãi ngay trong lớp trung lưu giàu có và trí thức.”*
Sự lật lọng và phản bội trắng trợn này đã dấy lên mầm mống chống đối ngầm của những cán bộ cách mạng tập kết miền Nam, và Họ chỉ chực chờ cơ hội để bộc phát. Cơ hội đó đã đến, khi Mikhail Gorbachev, đề ra chương trình tái cấu trúc và chính sách cởi mở để cứu vản nền kinh tế khủng hoảng của Nga, thì tại Việt Nam Nguyễn Văn Linh sau khi lên làm Tổng Bí Thư trong những năm giữa thập niên 80 đã theo lối mòn đó, cũng hô hào cởi mở. Lồng theo chính sách cải cách và cởi mở (nửa vời) này, để thể hiện sự phản kháng của mình, những cán bộ miền Nam tập kết điển hình, Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Trà, Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu … đã tập hợp lại trong Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ (CLBNNKCC) với đặc san Truyền Thống Kháng Chiến (TTKC), họ nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào dân chủ hóa, công khai hóa, phản ánh các mặt đấu tranh đòi đổi mới theo nghị quyết đại hội 6. Đặc san này chỉ làm theo tinh thần của nghị quyết của đại hội 6, nhưng họ vẫn bị chụp mũ là biên soạn, phổ biến tài liệu có nội dung xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù đặc san TTKC bị ngưng hoạt động sau đó không lâu nhưng nhóm họ vẫn tiếp tục tranh đấu. Năng nổ nhất trong giai đoạn này là Nguyễn Hộ, chủ tịch CLBNNKCC đã trả thẻ đảng, bị đưa ra tòa, qua vụ án Nguyễn Hộ, bị quản thúc tại gia nhưng vẫn hiên ngang phản kháng cho đến ngày nhắm mắt. Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam cho rằng, CLBNNKCC là tổ chúc chống đảng sau Nhân Văn Giai Phẩm.
Dư âm chống đảng của CLBNNKCC vẫn còn chưa dứt, nhất là sau biến cố 1991 tại Nga đã kéo theo sự sụp đỗ hoàn toàn chế độ cộng sản tại Nga và tại Đông Âu, thì tại miền Bắc các cựu đảng viên cách mạng lão thành, các cựu chiến binh cao cấp, các nhà trí thức, khoa bảng Bắc, Nam: Trần Độ, Phạm Quế Dương, Bùi Tín, Vũ Tu Hiên, Trần Xuân Bách, Trần Khuê, Nguyển Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Bùi Minh Quốc, Tiêu dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đăng Quế, Nguyễn Đình Huy cùng với các lãnh tụ của các đoàn thể tôn giáo: Nguyễn Quang Vinh, Hồ Tấn Khoa, Lê Quang Liêm, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Cội, Trần Đình Ái, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sĩ, Thích Thiện Minh … và được sự hổ trợ của lực lượng người Việt hải ngoại và quốc tế, đã tiếp nối và làm mạnh hơn. Nếu CLBNNKCC chỉ đề nghị thi hành đúng đắn tinh thần nghị quyết của đại hội 6,thì ở giai đoạn này kéo dài cho đến nay, không còn hiền hòa như trước, chỉ đề nghị và yêu cầu, họ đã đi thẳng vào vấn đề, sẽ không thể có sự phát triển kinh tế để theo kịp các nước ở Đông Nam Á nếu cứ vẫn duy trì chính sách kinh tế quái dị, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó phải có sự thay đổi tận gốc rễ: muốn phát triển kinh tế phải có sự tự do về chính trị, khi đã có sự tự do chính trị thì phải có sự tự do kính tế đi kèm theo. Sau đó họ còn đi xa hơn nữa, chống tham nhũng và đòi hủy bỏ điều 4, nghĩa là đa nguyên, đa đảng.
Nhũng nhân vật chống đối và đòi hỏi quyết liệt trong giai đoạn này là, Trần Độ, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Lê Quang Liêm, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Văn Lý, Thích Tuệ Sĩ, Thích Thiện Minh …, nhất là Trần Độ, một tướng lãnh về hưu từng giữ những chức vụ quan trọng trong quân Đội và trong đảng, dù bị trù dập, hăm dọa, bắt bớ và khai trừ ra khỏi đảng nhưng ông vẫn tiếp tục tranh đấu tự do, dân chủ cho Việt Nam cho đến chết.
Thử cho rằng, sự đấu tranh của các thành phần kể trên, chẳng qua chỉ vì bị mất mát về quyền lợi của cá nhân hay của đoàn thể? Nếu quả thực như vậy, thì tại sao trong giai đoạn này lại có những người trẻ: Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phương Nam, Đỗ Nam Hải … họ là những người đã được sinh ra và lớn lên trong sự nuôi dưỡng và giáo dục của một nền văn hóa ưu việt được mệnh danh là, đỉnh cao của trí tuệ loài người, nghĩa là đã không bị ảnh hưởng chút nào đến cái nền văn hóa được gọi là “nền văn hóa đồi trụy” của Mỹ – Ngụy, nhưng vì sao họ đã quay lại 180 độ để dấn thân chống lại cái chế độ đã dạy dỗ và cưu mang họ? Phải chăng, họ đã tìm được câu trả lời cho sự dấn thân thân của mình khi nhìn về nước Nhật, từ một nước bại trận năm 1945, đất nước bị tàn phá, nhưng chỉ 30 năm sau năm 1975 dưới chế độ tự do, dân chủ nước Nhật đã trở thành một trong những cường quốc về kinh tế của thế giới. Cũng thời gian 30 năm đó, Viêt Nam thống nhất đất nước năm 1975 với tài nguyên phong phú hơn gấp bội phần, nhưng dưới chế độ cộng sản độc tài đảng trị, đến năm 2005 họ đã đưa đất nước cũng trở thành, thay vì giàu mạnh, trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới!
Cộng sản Hà Nội cũng biết được điều đó nhưng ở họ, chỉ biết quyền lợi của bè nhóm hơn là quyền lợi của đất nước, bất chấp mọi đối kháng để bám lấy quyền lực, và chính điều này đã và đang đưa họ, lâm vào trình trạng khủng hoảng nội bộ. Sự khủng hoảng này đã có từ lâu, nhưng chỉ được nổ mạnh khi Võ Nguyên Giáp, sau đó tướng Nguyễn Nam Khánh cùng với Đồng Văn Cống, Phạm Văn Xô (hai người này là thượng cấp trực tiếp của Lê Đức Anh trước đây ở chiến trường miền Nam), Nguyễn Văn Thi tố đích danh Lê Đức Anh đã khai man lý lịch, về ngày nhập đảng và cũng còn tố cáo tập đoàn Lê Đức Anh – Đỗ Mười đã sử dụng T4, Tổng Cục 2 là công cụ, để lập hồ sơ giả mạo nhằm vu khống để loại bỏ những thành phần không cùng phe, nhóm với mình. Sự khủng hoảng này càng ngày, càng đưa đến trình trạng chia rẻ trầm trọng nội bộ của cộng sản Hà Nội hơn khi Võ Văn Kiệt đăng đàn với những bức thư, chỉ trích mạnh mẽ những sai phạm của chính sách độc tài hiện hành cần phải sửa đổi, và đồng thời góp ý kiến cho kế hoạch 5 năm của đại hội đảng cộng sản lần thứ 10, ông đã nhấn mạnh, muốn phát triển kinh tế của đất nước, thì phải có dân chủ, tự do. Qua đó cho chúng ta thấy, nội bộ đảng cộng sản Hà Nội đã vỡ ra , phe Võ Nguyên Giáp với những cựu tướng lãnh hồi hưu và các nhà cách mạng lão thành cộng với Võ Văn Kiệt cùng với những cán bộ tập kết miền Nam và phe Lê Đức Anh – Đỗ Mười đang cầm quyền.
Dù đang rất bận rộn công du đây đó, Hồ Cẩm Đào đã tìm cách dành thời gian để vội vàng sang thăm Việt Nam lần thứ ba, trong cương vị người quyền lực nhất nuớc Trung Quốc vào cuối tháng 10 năm 2005, trước ngày họp hội nghị trung ương đảng lần thứ 13, để cứu vãn và thêm sức cho phe đàn em tay sai Lê Đức Anh – Đỗ Mười. Nhưng vẫn chưa yên tâm, trước ngày đại hội đảng khoảng tuần lễ, Hồ Cẩm Đào lại phái nhân vật thứ tư của bộ chính trị Giả Khánh Lâm sang để tạo thêm ảnh hưởng trong việc sắp xếp nhân sự trong bộ chính trị và chính phủ qua việc yêu cầu, đồng chí Hồ Cẩm Đào mong muốn đồng chí Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Điều này đang báo trước, sẽ có nhiều màn đấu đá và chia rẽ trầm trọng cung đình nội bộ cộng sản Hà Nội trong kỳ đại hội đảng lần thứ 10 được tổ chức vào giữa năm 2006 và sẽ kéo dài trong tương lai.
Khi đã được theo ý muốn không lâu sau đó Hồ Cẩm Đào đã cho 16 chữ vàng để thể diện tình bạn láng giềng thấm thiết: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và theo tinh thần 4 tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
Thực chất cùa 16 chữ vàng này chỉ là hình thức che dấu sau này về tình trạng chủ tớ hay nói khác đi cung cách thiên tử và chư hầu giữa Trung Quốc và Việt Nam qua nhũng việc: dù nhiều thành phần trong xã hội nhất là Võ Nguyên Giáp đã hai lần gửi thư cho bộ chính trị cảnh giác về mối tai hại khôn cùng về môi sinh cũng như yếu tố rất quan trọng về chiến lược khi cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) mà không qua một cuộc đấu thầu nào cả, nhưng cộng sản Hà Nội đã bỏ ngoài tai những ý kiến đóng góp đó mà còn cho là, đây là kế hoạch lớn của đảng! 16 chữ vàng không dừng tại đó, đã cưởng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam để sáp nhập vào huyện Nam Sa, tỉnh Hải Nam và sau đó tự ý khoanh vùng lãnh hải hình lưõi bò mà phần lớn lãnh hải Việt Nam lọt vào vùng lưỡi bò này. Từ đó những tàu, thuyền Việt Nam đánh cá trong vùng lãnh hải của mình nhưng đã bị Trung Quốc tự cho là của họ nên đã ngang nhiên bắn giết hay giam giử các ngư nhân Việt Nam để sau đó đòi tiền chuộc mạng… Với những hành động ngang ngược kể trên, cộng sản Hà Nội chỉ lên tiếng đề nghị thay vì gửi công hàm ngoại giao để quyết liệt phản đối.
Trứơc thái độ ương hèn và khiếp nhược của cộng sản Hà Nội qua việc khai thác Bauxite, Trường Sa, Hoàng Sa và vùng lãnh hải lưởi bò, nhân dân trong nước (kể cả hải ngoại) không thể chấp nhận nên họ đã biểu lộ lòng công phẩn đối với cộng sản Hà Nội và qua đó thể hiện lòng yêu nước của mình chống giặc ngoại xâm tiêu biểu: Nguyễn xuân Nghĩa, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn, sinh viên Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, nhà giáo Vũ Hùng, Blogger Mẹ Nấm, Blogger Người Buôn Gió, Phạm Ðoan Trang Cộng sản Hà Nội chẳng những đã không hổ trợ mà còn nêu lý do, đã bị bọn xấu, diễn tiến hòa bình giựt dây chống lại nhà nước để trù dập, bắt bớ, đưa ra tòa và tù tội.
Trước tình trạng bất ổn ở trong nước: một nội bộ mâu thuẫn và chia rẽ, các đoàn thể tôn giáo đòi hỏi tự do tôn giáo, các cao trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đang nở rộ trong nước và nhất là bản chất bán nước chỉ vì quyền lợi của phe nhóm.
Với tình huống đó đã đẩy tương lai của cộng sản Hà Nội sẽ đi về đâu? Câu trả lời không thể nào khác hơn là, chắc chắn sẽ đi đến tình trạng cáo chung.
Đến đây câu hỏi được đặt ra, lực lượng người Việt hải ngoại phải làm gì để hổ trợ cho Nguời Dân trong nước nổi dậy làm cuộc cách mạng để đẩy sự cáo chung đến sớm hơn.
Nhã Nam
Nếu ai đã đọc 2,000 ngày Trấn Thủ Củ Chi của Xuân Vũ, thì đều biết, qua tác phẩm đó ông đã nêu lên, trong những năm của thập niên 60, tình trạng thật bi đát của cục R, của lực lượng Giải Phóng Miền Nam và qua đó chúng ta thấy được, cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa do Cộng Sản Miền Bắc chủ động giải phóng Miền Nam để thống nhất đất nước, chỉ là chiêu bài hầu che dấu manh tâm của cộng sản Hà Nội là, miền Bắc vào cai trị miền Nam.
Để nhận thức được thực chất miền Bắc trị miền Nam như thế nào, hãy ngược dòng thời gian nhìn lại những nhà trí thức miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm, Dương Quỳnh Hoa, Trịnh Đình Thảo, Tôn Thất Dương Kỵ, Lê văn Hảo … trong thời gian thành lập Mặt Trận Dận Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN), họ đã vô cùng phấn khởi khi tin vào lời hứa của Lê Duẩn, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đảng sẽ để cho CPLTCHMNVN điều hành và quản trị theo thể chế dân chủ cộng hòa, song song với miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa … đến khi toàn dân yêu cầu thống nhất tổ quốc thì sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Thế nhưng khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, những nhà trí thức ngây ngô này đã trở thành những vật tế thần đáng thương, khi Trần Bửu Kiếm với tư cách đại diện ủy ban soạn thảo gởi bản dự thảo ra Hà Nội, Lê Duẩn đã phẩn nộ khi nhận được bản dự thảo kế hoạch hậu chiến của CPCHMNVN, triệu tập bộ chính trị và lật lọng nói:” Đảng ta không chấp nhận chủ nghĩa địa phương cục bộ của một số phần tử trí thức miền Nam! Đảng ta cương quyết không dung dưỡng ý thức hai thể chế trong một nước việt Nam thống nhất… phải thống nhất tổ quốc trước năm 1976. Do đó đã bức tử CPCMLTCHMNVN và sáp nhập
MTDTGPMNVN vào Mặt Trận Tổ Quốc để thống nhất đất nước theo chủ nghĩa xã hội vào cuối năm 1975.
Sự thống nhất này đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973, làm mất đi sự viện trợ của các nước tư bản cho miền Nam thời hậu chiến, và chính sự vội vã này đã không có đủ thời gian tính để chuẩn bị cho sự hội nhập của hai nền kinh tế khác biệt giữa Bắc và Nam, đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Hãy nghe lời than uất nghẹn của Nguyễn Văn Trấn trong Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội: ”Nếu đã gấp rút thống nhất về hành chánh hai miến đất nước, thì sự phát triển kinh tế đòi hỏi một sự chỉ đạo chiến lược cho sự phát triển toàn diện …. Tư tưởng địa phương chúa, miền Bắc đối với địa phương chư hầu, miền Nam đã dẫn đến hậu quả rất tai hại: cái miền Bắc xí phần với miền Nam mà cưỡng ép sự thống nhất đã phá hoại môi trường của Chính Phủ Cách Mạng Miền Nam tranh thủ sự giúp đỡ của các nước tư bản, của Asean. Cái thống nhất cùng sánh vai tiến lên xã hội chủ nghĩa, đối ngoại làm xấu đi quan hệ có thể thiết lập được, đối nội thì gây một sự sợ hãi ngay trong lớp trung lưu giàu có và trí thức.”*
Sự lật lọng và phản bội trắng trợn này đã dấy lên mầm mống chống đối ngầm của những cán bộ cách mạng tập kết miền Nam, và Họ chỉ chực chờ cơ hội để bộc phát. Cơ hội đó đã đến, khi Mikhail Gorbachev, đề ra chương trình tái cấu trúc và chính sách cởi mở để cứu vản nền kinh tế khủng hoảng của Nga, thì tại Việt Nam Nguyễn Văn Linh sau khi lên làm Tổng Bí Thư trong những năm giữa thập niên 80 đã theo lối mòn đó, cũng hô hào cởi mở. Lồng theo chính sách cải cách và cởi mở (nửa vời) này, để thể hiện sự phản kháng của mình, những cán bộ miền Nam tập kết điển hình, Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Trà, Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu … đã tập hợp lại trong Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ (CLBNNKCC) với đặc san Truyền Thống Kháng Chiến (TTKC), họ nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào dân chủ hóa, công khai hóa, phản ánh các mặt đấu tranh đòi đổi mới theo nghị quyết đại hội 6. Đặc san này chỉ làm theo tinh thần của nghị quyết của đại hội 6, nhưng họ vẫn bị chụp mũ là biên soạn, phổ biến tài liệu có nội dung xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù đặc san TTKC bị ngưng hoạt động sau đó không lâu nhưng nhóm họ vẫn tiếp tục tranh đấu. Năng nổ nhất trong giai đoạn này là Nguyễn Hộ, chủ tịch CLBNNKCC đã trả thẻ đảng, bị đưa ra tòa, qua vụ án Nguyễn Hộ, bị quản thúc tại gia nhưng vẫn hiên ngang phản kháng cho đến ngày nhắm mắt. Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam cho rằng, CLBNNKCC là tổ chúc chống đảng sau Nhân Văn Giai Phẩm.
Dư âm chống đảng của CLBNNKCC vẫn còn chưa dứt, nhất là sau biến cố 1991 tại Nga đã kéo theo sự sụp đỗ hoàn toàn chế độ cộng sản tại Nga và tại Đông Âu, thì tại miền Bắc các cựu đảng viên cách mạng lão thành, các cựu chiến binh cao cấp, các nhà trí thức, khoa bảng Bắc, Nam: Trần Độ, Phạm Quế Dương, Bùi Tín, Vũ Tu Hiên, Trần Xuân Bách, Trần Khuê, Nguyển Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Bùi Minh Quốc, Tiêu dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đăng Quế, Nguyễn Đình Huy cùng với các lãnh tụ của các đoàn thể tôn giáo: Nguyễn Quang Vinh, Hồ Tấn Khoa, Lê Quang Liêm, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Cội, Trần Đình Ái, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sĩ, Thích Thiện Minh … và được sự hổ trợ của lực lượng người Việt hải ngoại và quốc tế, đã tiếp nối và làm mạnh hơn. Nếu CLBNNKCC chỉ đề nghị thi hành đúng đắn tinh thần nghị quyết của đại hội 6,thì ở giai đoạn này kéo dài cho đến nay, không còn hiền hòa như trước, chỉ đề nghị và yêu cầu, họ đã đi thẳng vào vấn đề, sẽ không thể có sự phát triển kinh tế để theo kịp các nước ở Đông Nam Á nếu cứ vẫn duy trì chính sách kinh tế quái dị, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó phải có sự thay đổi tận gốc rễ: muốn phát triển kinh tế phải có sự tự do về chính trị, khi đã có sự tự do chính trị thì phải có sự tự do kính tế đi kèm theo. Sau đó họ còn đi xa hơn nữa, chống tham nhũng và đòi hủy bỏ điều 4, nghĩa là đa nguyên, đa đảng.
Nhũng nhân vật chống đối và đòi hỏi quyết liệt trong giai đoạn này là, Trần Độ, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Lê Quang Liêm, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Văn Lý, Thích Tuệ Sĩ, Thích Thiện Minh …, nhất là Trần Độ, một tướng lãnh về hưu từng giữ những chức vụ quan trọng trong quân Đội và trong đảng, dù bị trù dập, hăm dọa, bắt bớ và khai trừ ra khỏi đảng nhưng ông vẫn tiếp tục tranh đấu tự do, dân chủ cho Việt Nam cho đến chết.
Thử cho rằng, sự đấu tranh của các thành phần kể trên, chẳng qua chỉ vì bị mất mát về quyền lợi của cá nhân hay của đoàn thể? Nếu quả thực như vậy, thì tại sao trong giai đoạn này lại có những người trẻ: Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phương Nam, Đỗ Nam Hải … họ là những người đã được sinh ra và lớn lên trong sự nuôi dưỡng và giáo dục của một nền văn hóa ưu việt được mệnh danh là, đỉnh cao của trí tuệ loài người, nghĩa là đã không bị ảnh hưởng chút nào đến cái nền văn hóa được gọi là “nền văn hóa đồi trụy” của Mỹ – Ngụy, nhưng vì sao họ đã quay lại 180 độ để dấn thân chống lại cái chế độ đã dạy dỗ và cưu mang họ? Phải chăng, họ đã tìm được câu trả lời cho sự dấn thân thân của mình khi nhìn về nước Nhật, từ một nước bại trận năm 1945, đất nước bị tàn phá, nhưng chỉ 30 năm sau năm 1975 dưới chế độ tự do, dân chủ nước Nhật đã trở thành một trong những cường quốc về kinh tế của thế giới. Cũng thời gian 30 năm đó, Viêt Nam thống nhất đất nước năm 1975 với tài nguyên phong phú hơn gấp bội phần, nhưng dưới chế độ cộng sản độc tài đảng trị, đến năm 2005 họ đã đưa đất nước cũng trở thành, thay vì giàu mạnh, trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới!
Cộng sản Hà Nội cũng biết được điều đó nhưng ở họ, chỉ biết quyền lợi của bè nhóm hơn là quyền lợi của đất nước, bất chấp mọi đối kháng để bám lấy quyền lực, và chính điều này đã và đang đưa họ, lâm vào trình trạng khủng hoảng nội bộ. Sự khủng hoảng này đã có từ lâu, nhưng chỉ được nổ mạnh khi Võ Nguyên Giáp, sau đó tướng Nguyễn Nam Khánh cùng với Đồng Văn Cống, Phạm Văn Xô (hai người này là thượng cấp trực tiếp của Lê Đức Anh trước đây ở chiến trường miền Nam), Nguyễn Văn Thi tố đích danh Lê Đức Anh đã khai man lý lịch, về ngày nhập đảng và cũng còn tố cáo tập đoàn Lê Đức Anh – Đỗ Mười đã sử dụng T4, Tổng Cục 2 là công cụ, để lập hồ sơ giả mạo nhằm vu khống để loại bỏ những thành phần không cùng phe, nhóm với mình. Sự khủng hoảng này càng ngày, càng đưa đến trình trạng chia rẻ trầm trọng nội bộ của cộng sản Hà Nội hơn khi Võ Văn Kiệt đăng đàn với những bức thư, chỉ trích mạnh mẽ những sai phạm của chính sách độc tài hiện hành cần phải sửa đổi, và đồng thời góp ý kiến cho kế hoạch 5 năm của đại hội đảng cộng sản lần thứ 10, ông đã nhấn mạnh, muốn phát triển kinh tế của đất nước, thì phải có dân chủ, tự do. Qua đó cho chúng ta thấy, nội bộ đảng cộng sản Hà Nội đã vỡ ra , phe Võ Nguyên Giáp với những cựu tướng lãnh hồi hưu và các nhà cách mạng lão thành cộng với Võ Văn Kiệt cùng với những cán bộ tập kết miền Nam và phe Lê Đức Anh – Đỗ Mười đang cầm quyền.
Dù đang rất bận rộn công du đây đó, Hồ Cẩm Đào đã tìm cách dành thời gian để vội vàng sang thăm Việt Nam lần thứ ba, trong cương vị người quyền lực nhất nuớc Trung Quốc vào cuối tháng 10 năm 2005, trước ngày họp hội nghị trung ương đảng lần thứ 13, để cứu vãn và thêm sức cho phe đàn em tay sai Lê Đức Anh – Đỗ Mười. Nhưng vẫn chưa yên tâm, trước ngày đại hội đảng khoảng tuần lễ, Hồ Cẩm Đào lại phái nhân vật thứ tư của bộ chính trị Giả Khánh Lâm sang để tạo thêm ảnh hưởng trong việc sắp xếp nhân sự trong bộ chính trị và chính phủ qua việc yêu cầu, đồng chí Hồ Cẩm Đào mong muốn đồng chí Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Điều này đang báo trước, sẽ có nhiều màn đấu đá và chia rẽ trầm trọng cung đình nội bộ cộng sản Hà Nội trong kỳ đại hội đảng lần thứ 10 được tổ chức vào giữa năm 2006 và sẽ kéo dài trong tương lai.
Khi đã được theo ý muốn không lâu sau đó Hồ Cẩm Đào đã cho 16 chữ vàng để thể diện tình bạn láng giềng thấm thiết: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và theo tinh thần 4 tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
Thực chất cùa 16 chữ vàng này chỉ là hình thức che dấu sau này về tình trạng chủ tớ hay nói khác đi cung cách thiên tử và chư hầu giữa Trung Quốc và Việt Nam qua nhũng việc: dù nhiều thành phần trong xã hội nhất là Võ Nguyên Giáp đã hai lần gửi thư cho bộ chính trị cảnh giác về mối tai hại khôn cùng về môi sinh cũng như yếu tố rất quan trọng về chiến lược khi cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) mà không qua một cuộc đấu thầu nào cả, nhưng cộng sản Hà Nội đã bỏ ngoài tai những ý kiến đóng góp đó mà còn cho là, đây là kế hoạch lớn của đảng! 16 chữ vàng không dừng tại đó, đã cưởng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam để sáp nhập vào huyện Nam Sa, tỉnh Hải Nam và sau đó tự ý khoanh vùng lãnh hải hình lưõi bò mà phần lớn lãnh hải Việt Nam lọt vào vùng lưỡi bò này. Từ đó những tàu, thuyền Việt Nam đánh cá trong vùng lãnh hải của mình nhưng đã bị Trung Quốc tự cho là của họ nên đã ngang nhiên bắn giết hay giam giử các ngư nhân Việt Nam để sau đó đòi tiền chuộc mạng… Với những hành động ngang ngược kể trên, cộng sản Hà Nội chỉ lên tiếng đề nghị thay vì gửi công hàm ngoại giao để quyết liệt phản đối.
Trứơc thái độ ương hèn và khiếp nhược của cộng sản Hà Nội qua việc khai thác Bauxite, Trường Sa, Hoàng Sa và vùng lãnh hải lưởi bò, nhân dân trong nước (kể cả hải ngoại) không thể chấp nhận nên họ đã biểu lộ lòng công phẩn đối với cộng sản Hà Nội và qua đó thể hiện lòng yêu nước của mình chống giặc ngoại xâm tiêu biểu: Nguyễn xuân Nghĩa, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn, sinh viên Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, nhà giáo Vũ Hùng, Blogger Mẹ Nấm, Blogger Người Buôn Gió, Phạm Ðoan Trang Cộng sản Hà Nội chẳng những đã không hổ trợ mà còn nêu lý do, đã bị bọn xấu, diễn tiến hòa bình giựt dây chống lại nhà nước để trù dập, bắt bớ, đưa ra tòa và tù tội.
Trước tình trạng bất ổn ở trong nước: một nội bộ mâu thuẫn và chia rẽ, các đoàn thể tôn giáo đòi hỏi tự do tôn giáo, các cao trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đang nở rộ trong nước và nhất là bản chất bán nước chỉ vì quyền lợi của phe nhóm.
Với tình huống đó đã đẩy tương lai của cộng sản Hà Nội sẽ đi về đâu? Câu trả lời không thể nào khác hơn là, chắc chắn sẽ đi đến tình trạng cáo chung.
Đến đây câu hỏi được đặt ra, lực lượng người Việt hải ngoại phải làm gì để hổ trợ cho Nguời Dân trong nước nổi dậy làm cuộc cách mạng để đẩy sự cáo chung đến sớm hơn.
Nhã Nam
No comments:
Post a Comment