Dân biểu Joseph Cao (Cao Quang Ánh)
Ngô Nhân Dụng
Cuối tuần vừa qua, Dân Biểu Cao Quang Ánh là người Việt Nam nổi tiếng nhất ở nước Mỹ. Các đài truyền hình liên tục loan tin và phỏng vấn ông. Một người bạn ở xa điện thoại hỏi “Joseph Cao có phải là người Việt hay không?” Khi biết ông đúng là người Mỹ gốc Việt Nam, chị vui mừng gọi điện thoại cho các con để chia sẻ niềm vui với cả gia đình.
Ông Cao Quang Ánh là dân biểu duy nhất thuộc đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật cải tổ y tế ở Hạ Viện. Hầu hết thư độc giả gửi đến Người Việt đều khen ngợi ông là người can đảm và tỏ ý hãnh diện về một người Việt Nam như ông, mặc dù đa số người Việt ở Mỹ nghiêng về phía Cộng Hòa. Một độc giả đặt câu hỏi: Tại sao Dân Biểu Cao Quang Ánh không đổi sang đảng Dân Chủ cho rồi, khi ông bỏ phiếu ngược lại với tất cả các dân biểu khác cùng đảng? Có lẽ nhiều người Việt ở trong nước cũng đặt câu hỏi như vậy, vì không quen thuộc với nếp sống chính trị ở Mỹ.
Trả lời câu hỏi của các nhà báo, ông Cao Quang Ánh giải thích rằng ông đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật cải tổ y tế vì dự luật đó cần thiết cho đại đa số dân chúng trong đơn vị đã bầu ông làm đại diện. Ðây là lý do giản dị nhất, và rất đáng suy nghĩ.
Ở nước Mỹ, các đại biểu dân cử thường thuộc một trong hai đảng, Cộng Hòa và Dân Chủ. Họ chia sẻ với đảng mình những giá trị căn bản, thể hiện qua các chủ trương, đường lối trị quốc. Nhưng khi đắc cử, các dân biểu là đại biểu của người dân trong địa hạt, các nghị sĩ là đại biểu của người dân trong tiểu bang. Họ không là đại biểu của một đảng chính trị.
Ở mỗi viện Quốc Hội mỗi đảng có guồng máy điều hợp công tác thảo luận và bảo đảm việc bỏ phiếu của các đại biểu phù hợp với chủ trương của đảng. Guồng máy đó gồm người trưởng khối đa số hoặc thiểu số, có người phụ tá trưởng khối (nghị trường Mỹ gọi là whip) lo việc điều động, theo dõi, thảo luận, khuyến cáo và nhiều khi phải ép buộc các đại biểu thuộc đảng mình bỏ phiếu theo ý chung của đảng. Trước khi các đại biểu mỗi viện họp khoáng đại, ban lãnh đạo trong mỗi viện thường họp với họ để thông qua quyết định chung; người phó trưởng khối có bổn phận đếm cho đủ số phiếu cần thiết để ủng hộ hoặc bác bỏ một dự luật, theo đường lối chung đó.
Tuy nhiên, điều lệ các đảng chính trị ở Mỹ không bắt buộc các đại biểu phải luôn luôn biểu quyết theo chủ trương của ủy ban lãnh đạo toàn quốc. Các đại biểu khi chọn lựa bỏ phiếu trong nghị trường cũng không nhất thiết phải theo chỉ thị của ban lãnh đạo đảng mình trong mỗi viện.
Những nhà chính trị Mỹ gia nhập một đảng vì nhu cầu đoàn kết với những người cùng quan điểm với mình, nhưng nhiều khi họ chỉ chia sẻ một số lớn các giá trị và quan điểm, chứ không phải tất cả mọi chủ trương, đường lối của nhau. Ðó cũng là đặc tính của các cử tri của Mỹ khi họ ghi danh thuộc một đảng nào trong danh sách cử tri. Thí dụ một người Mỹ quyết định bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa vì ủng hộ chủ trương chống phá thai và chống hôn nhân đồng tính, nhưng có thể vẫn bất đồng ý kiến với đảng đó trong chủ trương về vấn đề di dân lậu vào nước Mỹ hoặc về môi trường sống. Cử tri này coi các giá trị về đạo lý khiến phải chống phá thai là quan trọng, còn ý kiến về vấn đề di dân hoặc sinh môi có thể tạm bỏ qua, cho nên vẫn bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa.
Các đại biểu Quốc Hội cũng vậy. Họ có thể chia sẻ 70%, 80% các đường lối của đảng nào thì gia nhập đảng đó, chứ không nhất thiết phải đồng ý 100%. Cho nên, khi bỏ phiếu họ có thể cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau chứ không nhất thiết chỉ làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo đảng. Mặc khác, những người gia nhập một đảng không cần phải đưa tay tuyên thệ trung thành và vâng lệnh cấp trên, như các băng đảng du đãng hoặc mafia! Họ vẫn là những người tự do sống trong một xã hội tự do! Họ quyết định lá phiếu theo phán đoán riêng, theo tiếng gọi của lương tâm, và nhất là theo nguyện vọng cùng quyền lợi của các cử tri bầu cho họ.
Vì vậy, Nghị Sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã từng bỏ phiếu chống lại dự luật cắt giảm thuế của nguyên Tổng Thống George W. Bush cùng đảng; Nghị Sĩ Hillary Clinton thuộc đảng Dân Chủ thì bỏ phiếu ủng hộ quyết định tấn công Iraq của ông tổng thống thuộc đảng khác mình. Dân Biểu Cao Quang Ánh cũng quyết định giống như vậy khi bỏ phiếu ủng hộ dự luật cải tổ y tế tại Hạ Viện Mỹ. Ông chống phá thai, theo niềm tin của ông vào giá trị con người. Nhưng ông biết dự luật cải tổ y tế có thể đem lại những lợi ích lớn cho dân chúng trong đơn vị đã bầu ông. Vì đa số họ là những người nghèo không được hưởng những lợi ích của các chương trình bảo hiểm tư. Là đại biểu của họ tại Quốc Hội, ông phải làm theo ý nguyện của các cử tri đã ủy nhiệm cho mình, dù khi bỏ phiếu năm 2008 có nhiều người không ủng hộ ông. Khi đa số các đại biểu ở Hạ Viện đã bỏ phiếu thông qua dự luật của Dân Biểu Stupak không cho phép dùng công quỹ để trợ giúp những vụ phá thai, trong chương trình bảo hiểm y tế công cộng cũng như bảo hiểm tư, một vấn đề lương tâm của ông Cao Quang Ánh đã được giải quyết. Và khi đó, ông chỉ còn một lựa chọn, là làm theo nguyện vọng của cử tri.
Hành động của Dân Biểu Cao Quang Ánh cũng tương tự như của 39 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ bỏ phiếu chống dự luật cải tổ y tế. Phần lớn những người này đại diện cho các đơn vị bầu cử mà đa số dân chúng rất bảo thủ, trong đó có nhiều đơn vị đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị Sĩ John McCain trong cuộc bầu cử năm ngoái. Những người dân này tin tưởng vào nhiều giá trị mà đảng Cộng Hòa vẫn đề cao. Thí dụ, niềm tin vào thị trường tự do và chống các hành động can thiệp của chính phủ vào các quyết định kinh tế của tư nhân khiến họ rất nghi ngại trước ý kiến thiết lập một chương trình y tế công cộng. Thí dụ khác, những người bảo thủ về tài chánh thì chống cảnh ngân sách khiếm hụt, cho nên cũng lo ngại khi thấy chương trình cải tổ bảo hiểm y tế của đảng Dân Chủ quá tốn kém. Trước các mối lo ngại của đa số cư tri như vậy, 39 đại biểu đảng Dân Chủ đã không ngần ngại bỏ phiếu chống lại đảng của họ.
Các đại biểu Quốc Hội ở các nước có tự do bầu cử đều phải làm theo nguyện vọng của dân, chứ không làm theo chỉ thị của đảng. Họ phải dùng quyền lực của một dân biểu để tranh đấu cho những nhu cầu thiết thực của người dân đã tín nhiệm mình, trong bất cứ trường hợp nào. Trước ngày Hạ Viện bỏ phiếu, Tổng Thống Barack Obama đã tới Quốc Hội để vận động các đại biểu thuộc đảng Dân Chủ ủng hộ ông. Ông đã phải gọi điện thoại riêng cho Dân Biểu Cao Quang Ánh để xin phiếu, vì không biết chắc có bao nhiêu người thuộc đảng Dân Chủ sẽ bỏ phiếu thuận. Ðồng thời ông Obama cũng muốn chương trình cải tổ y tế của ông không phải chỉ do một đảng Dân Chủ quyết định mà có sự tham dự của cả đảng Cộng Hòa, dù chỉ có được một người là ông Cao Quang Ánh.
Không phải lúc nào một vị dân biểu ở Mỹ được vị tổng thống gọi điện thoại trực tiếp “xin phiếu.” Nhân cơ hội đó, Dân Biểu Cao Quang Ánh đã buộc ông tổng thống Mỹ phải nhượng bộ ông mấy điều trong các dự án khác có lợi cho dân chúng trong đơn vị của mình. Ông Cao Quang Ánh đã yêu cầu chính phủ liên bang Mỹ phải giúp việc xây dựng lại bệnh viện trong đơn vị của ông, và miễn cho người dân vùng New Orleans khỏi phải hoàn trả các món nợ tái thiết sau cơn bão Katrina. Ðiều này chứng tỏ ông Cao Quang Ánh đã “thuộc bài” chính trị ở nghị trường nước Mỹ, bất cứ cơ hội nào cũng dùng quyền lực lá phiếu của mình để tranh đấu cho quyền lợi của dân. Ông Cao Quang Ánh biết rằng năm ngoái ông may mắn đắc cử vì người đại biểu cũ của đơn vị này bị mang tiếng về tham nhũng, và ngay trong đảng Dân Chủ của ông ta cũng nhiều người tranh cử chống lại nên chia phiếu. Ðó là một đơn vị lâu nay vẫn chỉ bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ, ông Cao Quang Ánh là đại biểu Cộng Hòa đầu tiên. Ông Cao Quang Ánh không biết là sang năm 2010 ông còn được tái cử nữa hay không. Nhưng khi đã mang danh đại biểu Quốc Hội của một địa hạt thì ông nhất định làm những điều phải và phục vụ cho các cử tri trong địa hạt của mình. Ðó là điều mọi người Việt Nam có thể hãnh diện về ông.
Ðây là một bài học về đời sống dân chủ tự do mà rất tiếc đồng bào chúng ta ở Việt Nam không được thấy trực tiếp. Các đại biểu Quốc Hội ở Việt Nam thường không bao giờ theo ý kiến của dân mà bỏ phiếu chống lại các quyết định của chính phủ Cộng Sản. Vì chính họ được đảng Cộng Sản đưa ra ứng cử, họ được đắc cử là nhờ đảng. Họ là đại biểu của đảng Cộng Sản chứ không đại diện cho dân. Chế độ độc tài nào cũng như vậy! Chỉ khi chế độ Cộng Sản Việt Nam bị sụp đổ như ở Ðông Âu 20 năm trước đây thì mới có thể thấy những tấm gương can đảm như ông Cao Quang Ánh.
Ngô Nhân Dụng
Ông Cao Quang Ánh là dân biểu duy nhất thuộc đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật cải tổ y tế ở Hạ Viện. Hầu hết thư độc giả gửi đến Người Việt đều khen ngợi ông là người can đảm và tỏ ý hãnh diện về một người Việt Nam như ông, mặc dù đa số người Việt ở Mỹ nghiêng về phía Cộng Hòa. Một độc giả đặt câu hỏi: Tại sao Dân Biểu Cao Quang Ánh không đổi sang đảng Dân Chủ cho rồi, khi ông bỏ phiếu ngược lại với tất cả các dân biểu khác cùng đảng? Có lẽ nhiều người Việt ở trong nước cũng đặt câu hỏi như vậy, vì không quen thuộc với nếp sống chính trị ở Mỹ.
Trả lời câu hỏi của các nhà báo, ông Cao Quang Ánh giải thích rằng ông đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật cải tổ y tế vì dự luật đó cần thiết cho đại đa số dân chúng trong đơn vị đã bầu ông làm đại diện. Ðây là lý do giản dị nhất, và rất đáng suy nghĩ.
Ở nước Mỹ, các đại biểu dân cử thường thuộc một trong hai đảng, Cộng Hòa và Dân Chủ. Họ chia sẻ với đảng mình những giá trị căn bản, thể hiện qua các chủ trương, đường lối trị quốc. Nhưng khi đắc cử, các dân biểu là đại biểu của người dân trong địa hạt, các nghị sĩ là đại biểu của người dân trong tiểu bang. Họ không là đại biểu của một đảng chính trị.
Ở mỗi viện Quốc Hội mỗi đảng có guồng máy điều hợp công tác thảo luận và bảo đảm việc bỏ phiếu của các đại biểu phù hợp với chủ trương của đảng. Guồng máy đó gồm người trưởng khối đa số hoặc thiểu số, có người phụ tá trưởng khối (nghị trường Mỹ gọi là whip) lo việc điều động, theo dõi, thảo luận, khuyến cáo và nhiều khi phải ép buộc các đại biểu thuộc đảng mình bỏ phiếu theo ý chung của đảng. Trước khi các đại biểu mỗi viện họp khoáng đại, ban lãnh đạo trong mỗi viện thường họp với họ để thông qua quyết định chung; người phó trưởng khối có bổn phận đếm cho đủ số phiếu cần thiết để ủng hộ hoặc bác bỏ một dự luật, theo đường lối chung đó.
Tuy nhiên, điều lệ các đảng chính trị ở Mỹ không bắt buộc các đại biểu phải luôn luôn biểu quyết theo chủ trương của ủy ban lãnh đạo toàn quốc. Các đại biểu khi chọn lựa bỏ phiếu trong nghị trường cũng không nhất thiết phải theo chỉ thị của ban lãnh đạo đảng mình trong mỗi viện.
Những nhà chính trị Mỹ gia nhập một đảng vì nhu cầu đoàn kết với những người cùng quan điểm với mình, nhưng nhiều khi họ chỉ chia sẻ một số lớn các giá trị và quan điểm, chứ không phải tất cả mọi chủ trương, đường lối của nhau. Ðó cũng là đặc tính của các cử tri của Mỹ khi họ ghi danh thuộc một đảng nào trong danh sách cử tri. Thí dụ một người Mỹ quyết định bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa vì ủng hộ chủ trương chống phá thai và chống hôn nhân đồng tính, nhưng có thể vẫn bất đồng ý kiến với đảng đó trong chủ trương về vấn đề di dân lậu vào nước Mỹ hoặc về môi trường sống. Cử tri này coi các giá trị về đạo lý khiến phải chống phá thai là quan trọng, còn ý kiến về vấn đề di dân hoặc sinh môi có thể tạm bỏ qua, cho nên vẫn bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa.
Các đại biểu Quốc Hội cũng vậy. Họ có thể chia sẻ 70%, 80% các đường lối của đảng nào thì gia nhập đảng đó, chứ không nhất thiết phải đồng ý 100%. Cho nên, khi bỏ phiếu họ có thể cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau chứ không nhất thiết chỉ làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo đảng. Mặc khác, những người gia nhập một đảng không cần phải đưa tay tuyên thệ trung thành và vâng lệnh cấp trên, như các băng đảng du đãng hoặc mafia! Họ vẫn là những người tự do sống trong một xã hội tự do! Họ quyết định lá phiếu theo phán đoán riêng, theo tiếng gọi của lương tâm, và nhất là theo nguyện vọng cùng quyền lợi của các cử tri bầu cho họ.
Vì vậy, Nghị Sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã từng bỏ phiếu chống lại dự luật cắt giảm thuế của nguyên Tổng Thống George W. Bush cùng đảng; Nghị Sĩ Hillary Clinton thuộc đảng Dân Chủ thì bỏ phiếu ủng hộ quyết định tấn công Iraq của ông tổng thống thuộc đảng khác mình. Dân Biểu Cao Quang Ánh cũng quyết định giống như vậy khi bỏ phiếu ủng hộ dự luật cải tổ y tế tại Hạ Viện Mỹ. Ông chống phá thai, theo niềm tin của ông vào giá trị con người. Nhưng ông biết dự luật cải tổ y tế có thể đem lại những lợi ích lớn cho dân chúng trong đơn vị đã bầu ông. Vì đa số họ là những người nghèo không được hưởng những lợi ích của các chương trình bảo hiểm tư. Là đại biểu của họ tại Quốc Hội, ông phải làm theo ý nguyện của các cử tri đã ủy nhiệm cho mình, dù khi bỏ phiếu năm 2008 có nhiều người không ủng hộ ông. Khi đa số các đại biểu ở Hạ Viện đã bỏ phiếu thông qua dự luật của Dân Biểu Stupak không cho phép dùng công quỹ để trợ giúp những vụ phá thai, trong chương trình bảo hiểm y tế công cộng cũng như bảo hiểm tư, một vấn đề lương tâm của ông Cao Quang Ánh đã được giải quyết. Và khi đó, ông chỉ còn một lựa chọn, là làm theo nguyện vọng của cử tri.
Hành động của Dân Biểu Cao Quang Ánh cũng tương tự như của 39 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ bỏ phiếu chống dự luật cải tổ y tế. Phần lớn những người này đại diện cho các đơn vị bầu cử mà đa số dân chúng rất bảo thủ, trong đó có nhiều đơn vị đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị Sĩ John McCain trong cuộc bầu cử năm ngoái. Những người dân này tin tưởng vào nhiều giá trị mà đảng Cộng Hòa vẫn đề cao. Thí dụ, niềm tin vào thị trường tự do và chống các hành động can thiệp của chính phủ vào các quyết định kinh tế của tư nhân khiến họ rất nghi ngại trước ý kiến thiết lập một chương trình y tế công cộng. Thí dụ khác, những người bảo thủ về tài chánh thì chống cảnh ngân sách khiếm hụt, cho nên cũng lo ngại khi thấy chương trình cải tổ bảo hiểm y tế của đảng Dân Chủ quá tốn kém. Trước các mối lo ngại của đa số cư tri như vậy, 39 đại biểu đảng Dân Chủ đã không ngần ngại bỏ phiếu chống lại đảng của họ.
Các đại biểu Quốc Hội ở các nước có tự do bầu cử đều phải làm theo nguyện vọng của dân, chứ không làm theo chỉ thị của đảng. Họ phải dùng quyền lực của một dân biểu để tranh đấu cho những nhu cầu thiết thực của người dân đã tín nhiệm mình, trong bất cứ trường hợp nào. Trước ngày Hạ Viện bỏ phiếu, Tổng Thống Barack Obama đã tới Quốc Hội để vận động các đại biểu thuộc đảng Dân Chủ ủng hộ ông. Ông đã phải gọi điện thoại riêng cho Dân Biểu Cao Quang Ánh để xin phiếu, vì không biết chắc có bao nhiêu người thuộc đảng Dân Chủ sẽ bỏ phiếu thuận. Ðồng thời ông Obama cũng muốn chương trình cải tổ y tế của ông không phải chỉ do một đảng Dân Chủ quyết định mà có sự tham dự của cả đảng Cộng Hòa, dù chỉ có được một người là ông Cao Quang Ánh.
Không phải lúc nào một vị dân biểu ở Mỹ được vị tổng thống gọi điện thoại trực tiếp “xin phiếu.” Nhân cơ hội đó, Dân Biểu Cao Quang Ánh đã buộc ông tổng thống Mỹ phải nhượng bộ ông mấy điều trong các dự án khác có lợi cho dân chúng trong đơn vị của mình. Ông Cao Quang Ánh đã yêu cầu chính phủ liên bang Mỹ phải giúp việc xây dựng lại bệnh viện trong đơn vị của ông, và miễn cho người dân vùng New Orleans khỏi phải hoàn trả các món nợ tái thiết sau cơn bão Katrina. Ðiều này chứng tỏ ông Cao Quang Ánh đã “thuộc bài” chính trị ở nghị trường nước Mỹ, bất cứ cơ hội nào cũng dùng quyền lực lá phiếu của mình để tranh đấu cho quyền lợi của dân. Ông Cao Quang Ánh biết rằng năm ngoái ông may mắn đắc cử vì người đại biểu cũ của đơn vị này bị mang tiếng về tham nhũng, và ngay trong đảng Dân Chủ của ông ta cũng nhiều người tranh cử chống lại nên chia phiếu. Ðó là một đơn vị lâu nay vẫn chỉ bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ, ông Cao Quang Ánh là đại biểu Cộng Hòa đầu tiên. Ông Cao Quang Ánh không biết là sang năm 2010 ông còn được tái cử nữa hay không. Nhưng khi đã mang danh đại biểu Quốc Hội của một địa hạt thì ông nhất định làm những điều phải và phục vụ cho các cử tri trong địa hạt của mình. Ðó là điều mọi người Việt Nam có thể hãnh diện về ông.
Ðây là một bài học về đời sống dân chủ tự do mà rất tiếc đồng bào chúng ta ở Việt Nam không được thấy trực tiếp. Các đại biểu Quốc Hội ở Việt Nam thường không bao giờ theo ý kiến của dân mà bỏ phiếu chống lại các quyết định của chính phủ Cộng Sản. Vì chính họ được đảng Cộng Sản đưa ra ứng cử, họ được đắc cử là nhờ đảng. Họ là đại biểu của đảng Cộng Sản chứ không đại diện cho dân. Chế độ độc tài nào cũng như vậy! Chỉ khi chế độ Cộng Sản Việt Nam bị sụp đổ như ở Ðông Âu 20 năm trước đây thì mới có thể thấy những tấm gương can đảm như ông Cao Quang Ánh.
Ngô Nhân Dụng
No comments:
Post a Comment