CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM:
MỘT VIÊN NGỌC QUÝ TRONG KHO TÀNG TƯ TƯỞNG,
MỘT ĐÓNG GÓP LỚN VỀ SOI SÁNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
GS Tôn Thất Thiện
Từ lúc tôi bắt đầu suy tư về tình trạng Việt Nam, vào những năm cuối giai đoạn Trung học, 1942-44, rồi qua những năm học hỏi, sưu tầm, giảng dạy ở Đai học, từ năm 1947 cho đến nay, 2009, đã 85 tuổi, hưu trí được liệt vào hạng bô lão, tôi không ngớt suy tư, sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề canh tân, cải tiến Việt Nam để đưa dân tộc ra khỏi tình trạng chậm tiến, khổ cực được dàn ra hàng ngày trước mặt mọi người.
Danh từ “canh tân” rất thông dụng trong thời Nho học còn thịnh, nay được thay thế bằng những danh từ mới như: “phát triển”, “hiện đại hoá”…. Sự thay đổi danh từ không làm thay đổi vấn đề căn bản của rất nhiều nước Á, Phi, Nam Mỹ châu, trong đó có Việt Nam, là những nước ở tình trạng chậm tiến. “Chậm tiến” là dẫm chân, thua xa về đời sống yên ổn, sung túc so với dân các nước Tây Phương, và so với tình trạng khoa học kỹ thuật của nhân loại trong giai đoạn hiện đại. Cho nên “canh tân” cũng có nghĩa là “Tây phương hoá” và “hiện đại hoá”.
Tôi đã được học hỏi ở những Đại học có tiếng là đứng hàng đầu thế giới về các môn Chính trị, Kinh tế, Xã hội học, tôi đã đọc rất nhiều sách, báo, về vấn đề phát triển; tôi đã dành rất nhiều thì giờ quan sát, suy tư về vấn đề, và cũng đạt được một số nhận xét có thể coi là chính xác, nhưng tôi không mãn nguyện, trí tôi vẫn không yên, vì tôi chưa thấy thật rõ ràng và toàn bộ giải pháp dẫn đến sự phát triển mà tôi mong muốn. Điều này cũng có nghĩa là tôi chưa tìm ra được một cách tiếp cận hiệu nghiệm để thấy con đường đó. Mãi đến năm 2004 tôi mới được cái may mắn này.
Năm 2004 là năm tôi được nghe nói đến, rồi được đọc, tác phẩm Chính Đề Việt Nam.
Trong trường hợp nào tôi đã được cái may mắn đó, tôi đã kể lại trong Đặc San về Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diêm năm 2004. Trong bài này tôi sẽ nhắm vào những điểm sau đây:
Danh từ “canh tân” rất thông dụng trong thời Nho học còn thịnh, nay được thay thế bằng những danh từ mới như: “phát triển”, “hiện đại hoá”…. Sự thay đổi danh từ không làm thay đổi vấn đề căn bản của rất nhiều nước Á, Phi, Nam Mỹ châu, trong đó có Việt Nam, là những nước ở tình trạng chậm tiến. “Chậm tiến” là dẫm chân, thua xa về đời sống yên ổn, sung túc so với dân các nước Tây Phương, và so với tình trạng khoa học kỹ thuật của nhân loại trong giai đoạn hiện đại. Cho nên “canh tân” cũng có nghĩa là “Tây phương hoá” và “hiện đại hoá”.
Tôi đã được học hỏi ở những Đại học có tiếng là đứng hàng đầu thế giới về các môn Chính trị, Kinh tế, Xã hội học, tôi đã đọc rất nhiều sách, báo, về vấn đề phát triển; tôi đã dành rất nhiều thì giờ quan sát, suy tư về vấn đề, và cũng đạt được một số nhận xét có thể coi là chính xác, nhưng tôi không mãn nguyện, trí tôi vẫn không yên, vì tôi chưa thấy thật rõ ràng và toàn bộ giải pháp dẫn đến sự phát triển mà tôi mong muốn. Điều này cũng có nghĩa là tôi chưa tìm ra được một cách tiếp cận hiệu nghiệm để thấy con đường đó. Mãi đến năm 2004 tôi mới được cái may mắn này.
Năm 2004 là năm tôi được nghe nói đến, rồi được đọc, tác phẩm Chính Đề Việt Nam.
Trong trường hợp nào tôi đã được cái may mắn đó, tôi đã kể lại trong Đặc San về Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diêm năm 2004. Trong bài này tôi sẽ nhắm vào những điểm sau đây:
- 1. nói lên phản ứng của tôi sau khi đọc hết tác phẩm này, trong tư thế là một học giả đã để nhiều thì giờ, nhiều công và tâm trí vào việc tìm hiểu vấn đề.
2. bàn về một số khía cạnh nhưng không phân tách, nhận xét về toàn bộ của tác phẩm, môt điều vượt khung cảnh của bài; thay vào đó, phần Phụ bản đăng nguyên văn chương đầu – “Bối cảnh của vấn đề” – và chương cuối – “Kết luận: trụ mà không trụ” – để giúp các độc giả không có đủ thì giờ, hoặc không quen với lối hành văn lập luận trừu tượng, hoặc không có được tác phẩm trong tay, để đọc toàn bộ tác phẩm, ít nhứt có một ý niệm khá rõ ràng về những khía cạnh của vấn đề được các tác giả bàn đến, và tóm tắt, họ chủ trương gì?
Đọc xong Chính Đề Việt Nam, tôi thấy ngay tầm quan trọng của tác phẩm và tôi đã đề xướng tái bản nó. Nhưng, lúc đó, vấn đề gặp một số trở ngại về danh tánh của tác giả. Trong phần “Phụ Giải về tái bản Chính Đề Việt Nam” trong Đặc San năm 2007, tôi có nói rằng ai là tác giả của tác phẩm cũng không quan trọng. Điều quan trọng là phổ biến rộng rãi một công trình đóng góp rất lớn của những người lãnh đạo Đệ I Cọng Hoà Việt Nam vào sự soi sáng vấn đề phát triển Việt Nam, để những ai cứu xét vấn đề có thêm dữ kiện để suy ngẫm. May thay, nay những trở ngại đó không còn nữa và tác phẩm đã được tái bản (dưới hình thức một tài liệu học tập nội bộ của những người thuộc Đệ Nhất Cộng Hoà, đúng như tác dụng nguyên thủy của nó).
Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc để đính chính một điểm: trong “Phụ Giải” tôi đã nói lầm rằng Ông Lê Văn Đồng đã là Bộ Trưởng Bộ Canh Nông năm 957; thật ra, Ông là Đổng Lý Văn Phòng Bộ Lao Động, mà Bộ Trưởng là Ông Huỳnh Hữu Nghĩa. Hai ông này đều thuộc nhóm thân hữu của ông Ngô Đình Nhu. Nhân tiện cũng để ghi nhận rằng theo “Lời Trần Tình” trong tái bản, tài liệu xuất bản năm 1964 ở Việt Nam được tái bản tại Hoa Kỳ năm 1988 “do một nhóm thân hữu đã cùng sát cánh bên nhau trong nhiều năm, trong ấy phải kể các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Văn Đồng, Phan Xứng, Đỗ La Lam, và một số thân hữu khác”, và “dù gặp muôn vàn khó khăn, nhóm chủ trương quyết định ấn hành tài liệu này nhằm khởi động sức phấn đấu của dân tộc trong giai đoạn cấp bách hiện nay”. Và để nói rõ và lớn lên một điều rất đúng đã được dân chúng Miền Nam truyền miệng rộng rãi vào khoảng năm 2007: (trong khi “Xã Hội Chủ Nghĩa” đã chết nhưng chưa chôn”) thì “Việt Nam Cộng Hòa đã chôn nhưng chưa chết”….
Đúng vậy.
Với sự phổ biến rộng rãi của tác phẩm Chính Đề Việt Nam, những tư tưởng, suy luận trong đó, và nhứt là phương pháp tiếp cận đưa đến những giải pháp rất hay được trình bày trong đó, uy tín của chế độ Đệ Nhứt Cọng Hoà và sự đóng góp của những nhà lãnh đạo của chế độ sẽ được công nhận. Đối với các nhà lãnh đạo chính trị và những nhà nghiên cứu về vấn đề chậm tiến của các quốc gia thuộc về khối gọi là “Đệ Tam Thế Giới”, tác phẩm này sẽ được coi như là một tác phẩm hết sức độc đáo, một đóng góp lớn, một viên ngọc quý trong kho tàng tư tưởng của nhân loại. Ở đây tưởng nên nhắc đến những người đóng góp lớn nhứt vào công trình này.
“Lời Trần Trình” trong tái bản của tác phẩm tiết lộ:
“Tập tài liệu bạn có trong tay là kết tụ những nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận nhằm giúp những cán bộ quốc gia nắm vững con đường phát triển dân tộc… “Một phần những đề tài này đã được thảo luận trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà,… nhất là công cuộc xây dựng tầng lớp lãnh đạo có đủ khả năng gánh vác trọng trách trong giai đọan mới cần nhiều thời gian chuẩn bị, nên lược đồ xây dựng cho tương lai dân tộc bị gián đoạn từ đó… một số chiến hữu trung kiên đã cho in tập tài liệu này, nhưng tình hình chính trị bất ổn, và chính quyền quân sự lúc đó đang bị nhiều áp lực từ nhiều phía, vì vậy tập tài liệu quí hiếm này bị coi là di sản của “chế độ cũ” nên bị chôn vùi và quên lãng.”
Nhưng tác phẩm Chính Đề Việt Nam đã không bị quên lãng. Nó xuất hiện lại, và sự xuất hiện ấy là một nhắc nhở rằng Chế Độ Việt Nam Cọng Hoà, qua thời gian, tuy đã bị chôn vùi, nhưng vẫn chưa chết. Ngày nay nó lại tỏ ra vẫn còn sống mạnh và được hãnh diện thấy những cống hiến lớn của nó cho xứ sở được càng ngày càng nhiều người ghi nhận và thẳng thắn công nhận. Trong đó, sự đóng góp về cách tiếp cận và đề xướng một giải pháp thích nghi và hữu hiệu vào vấn đề phát triển các quốc gia chậm tiến là một biểu chứng cụ thể.
Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc để đính chính một điểm: trong “Phụ Giải” tôi đã nói lầm rằng Ông Lê Văn Đồng đã là Bộ Trưởng Bộ Canh Nông năm 957; thật ra, Ông là Đổng Lý Văn Phòng Bộ Lao Động, mà Bộ Trưởng là Ông Huỳnh Hữu Nghĩa. Hai ông này đều thuộc nhóm thân hữu của ông Ngô Đình Nhu. Nhân tiện cũng để ghi nhận rằng theo “Lời Trần Tình” trong tái bản, tài liệu xuất bản năm 1964 ở Việt Nam được tái bản tại Hoa Kỳ năm 1988 “do một nhóm thân hữu đã cùng sát cánh bên nhau trong nhiều năm, trong ấy phải kể các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Văn Đồng, Phan Xứng, Đỗ La Lam, và một số thân hữu khác”, và “dù gặp muôn vàn khó khăn, nhóm chủ trương quyết định ấn hành tài liệu này nhằm khởi động sức phấn đấu của dân tộc trong giai đoạn cấp bách hiện nay”. Và để nói rõ và lớn lên một điều rất đúng đã được dân chúng Miền Nam truyền miệng rộng rãi vào khoảng năm 2007: (trong khi “Xã Hội Chủ Nghĩa” đã chết nhưng chưa chôn”) thì “Việt Nam Cộng Hòa đã chôn nhưng chưa chết”….
Đúng vậy.
Với sự phổ biến rộng rãi của tác phẩm Chính Đề Việt Nam, những tư tưởng, suy luận trong đó, và nhứt là phương pháp tiếp cận đưa đến những giải pháp rất hay được trình bày trong đó, uy tín của chế độ Đệ Nhứt Cọng Hoà và sự đóng góp của những nhà lãnh đạo của chế độ sẽ được công nhận. Đối với các nhà lãnh đạo chính trị và những nhà nghiên cứu về vấn đề chậm tiến của các quốc gia thuộc về khối gọi là “Đệ Tam Thế Giới”, tác phẩm này sẽ được coi như là một tác phẩm hết sức độc đáo, một đóng góp lớn, một viên ngọc quý trong kho tàng tư tưởng của nhân loại. Ở đây tưởng nên nhắc đến những người đóng góp lớn nhứt vào công trình này.
“Lời Trần Trình” trong tái bản của tác phẩm tiết lộ:
“Tập tài liệu bạn có trong tay là kết tụ những nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận nhằm giúp những cán bộ quốc gia nắm vững con đường phát triển dân tộc… “Một phần những đề tài này đã được thảo luận trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà,… nhất là công cuộc xây dựng tầng lớp lãnh đạo có đủ khả năng gánh vác trọng trách trong giai đọan mới cần nhiều thời gian chuẩn bị, nên lược đồ xây dựng cho tương lai dân tộc bị gián đoạn từ đó… một số chiến hữu trung kiên đã cho in tập tài liệu này, nhưng tình hình chính trị bất ổn, và chính quyền quân sự lúc đó đang bị nhiều áp lực từ nhiều phía, vì vậy tập tài liệu quí hiếm này bị coi là di sản của “chế độ cũ” nên bị chôn vùi và quên lãng.”
Nhưng tác phẩm Chính Đề Việt Nam đã không bị quên lãng. Nó xuất hiện lại, và sự xuất hiện ấy là một nhắc nhở rằng Chế Độ Việt Nam Cọng Hoà, qua thời gian, tuy đã bị chôn vùi, nhưng vẫn chưa chết. Ngày nay nó lại tỏ ra vẫn còn sống mạnh và được hãnh diện thấy những cống hiến lớn của nó cho xứ sở được càng ngày càng nhiều người ghi nhận và thẳng thắn công nhận. Trong đó, sự đóng góp về cách tiếp cận và đề xướng một giải pháp thích nghi và hữu hiệu vào vấn đề phát triển các quốc gia chậm tiến là một biểu chứng cụ thể.
Sau khi đọc xong Chính Đề Việt Nam, phản ứng đầu tiên của tôi là: “Trời! Sao mình không được biết đến tài liệu này sớm hơn! Tất cả những gì mình tìm kiếm đều có trong đó. Mình đã mất gần 50 năm – 1960-2007 – tìm kiếm những gì mà đã có người Việt Nam đã viết lên rồi”. Và chắc chắn đây cũng là trường hợp của rất nhiều người Việt Nam khác. Nói chung, Việt Nam đã mất đi 50 năm quý báu. Một phần không nhỏ vì những cuộc xáo trộn năm 1963 và những năm tiếp theo. Những tư tưởng chứa đựng trong Chính Đề Việt Nam chưa được phổ biến và áp dụng thì chế độ Cọng Hoà I bị lật đổ, với những hậu quả rất tai hại cho sự phát triển của Dân Tộc Việt Nam.
Trong tư cách là một học giả chuyên nghiên cứu về vấn đề phát triển các quốc gia châm tiến, tôi không ngần ngại quả quyết rằng Chính Đề Việt Nam là tài liệu xuất sắc nhứt mà tôi đã được đọc trong suốt thời gian gần 70 năm qua. Không những nó sẽ giúp cho những người liên hệ với vấn đề phát triển các quốc gia chậm tiến thấy rõ tại sao các chương trình kế hoạch viện trợ các quốc gia này đã thất bại, mà còn cung cấp cho họ một lối tiếp cận có nhiều triển vọng thành công hơn. Riêng về Việt Nam, nó là tài liệu đầu tiên mà tôi được biết đến chỉ rõ con đường dẫn Việt Nam ra khỏi tình trạng bi đát của hơn 100 năm qua. Tác phẩm đã đặt đúng vấn đề và đã soi chiếu ánh sáng vào những yếu tố then chốt và riêng biệt của các quốc gia chậm tiến, và phân tách tường tận những yếu tố đó. Phần khác, tác phẩm cũng khảo xét tình trạng các quốc gia lớn đã thực nghiệm những chương trình phát triển, như Nga, Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, hoặc những quốc gia tương tự Việt Nam, và đưa ra những nhận xét rất hữu ích cho người Việt. Riêng về Nga, Trung Hoa, và Việt Nam những kết luận của Tùng Phong đưa ra lúc soạn tài liệu này, vào khoảng những năm 1957-1960, ngày nay, 2009, có thể nói là tiên tri.
Những điều trên đây, từ điểm quan sát 2009 nhìn lui, tôi thấy rõ, vì đó là những điều tôi đã được nghe, đọc, thấy, suy ngẫm, từ những năm 1949-1952, lúc tôi học ở Trường L.S.E. (London School of Economics). Trường này được coi là lớn hạng nhất của Liên Hiệp Anh (Commonwealth). Tuy mang tên ngắn gọn là L.S.E., nhưng tên đúng của nó là “London School of Economics and Political Science”. Thực ra, nó được coi là một trường chuyên về Xã Hội Học. Dù sao Kinh Tế/Economics cũng là môn chính trong chương trình giảng dạy của nó. Do đó nó chú tâm về môn “Economic Development” – Phát triển Kinh Tế – là một điều tự nhiên. Sự chú tâm này phản ảnh những lo âu của các giới chính trị kinh tế Tây phương trong những năm đầu sau Chiến Tranh Thế Giới II, phải đương đầu với vấn đề tái thiết và lập lại ổn định, và với những đòi hỏi cải thiện gấp rút đời sống của các quốc gia Á, Phi, Nam Mỹ. Thêm vào đó lại khởi phát một cuộc tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Nga Sô trong một chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Hậu quả của những chuyển biến trên đây là thế giới cần một sự phát triển kinh tế quy mô và nhanh chóng. Lúc đó, chỉ Hoa Kỳ có khả năng trợ giúp các quốc gia khác – đồng minh đương nhiên vì đồng chế độ, hoặc thuộc khối “không liên kết” cần lôi kéo về phía mình – vì Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất không bi tàn phá, kinh tế phát triển vượt bực để phục vụ nhu cầu không những của mình, mà của toàn thể khối Đồng minh. Phần khác, Hoa Kỳ cũng cần duy trì sản xuất kinh tế để tránh những xáo trộn do một cuộc giảm sút kinh tế lớn gây ra.
Vì những lý do nêu trên, các Đại học, các học giả trứ danh về kinh tế học, các chuyên gia kinh tế, các giới kinh tế-tài chánh, các giới truyền thông, chính trị gia, nhất là ở Hoa Kỳ, đổ xô vào việc nghiên cứu, bàn luận, đề xuất lý thuyết về phát triển. Các Chính Phủ Hoa Kỳ đưa ra những chương trình ngoại viện lớn; các kế hoạch này được Quốc Hội thông qua dễ dàng và được dân chúng ủng hộ rộng rãi.
Có hai loại ngoại viện:
Trong tư cách là một học giả chuyên nghiên cứu về vấn đề phát triển các quốc gia châm tiến, tôi không ngần ngại quả quyết rằng Chính Đề Việt Nam là tài liệu xuất sắc nhứt mà tôi đã được đọc trong suốt thời gian gần 70 năm qua. Không những nó sẽ giúp cho những người liên hệ với vấn đề phát triển các quốc gia chậm tiến thấy rõ tại sao các chương trình kế hoạch viện trợ các quốc gia này đã thất bại, mà còn cung cấp cho họ một lối tiếp cận có nhiều triển vọng thành công hơn. Riêng về Việt Nam, nó là tài liệu đầu tiên mà tôi được biết đến chỉ rõ con đường dẫn Việt Nam ra khỏi tình trạng bi đát của hơn 100 năm qua. Tác phẩm đã đặt đúng vấn đề và đã soi chiếu ánh sáng vào những yếu tố then chốt và riêng biệt của các quốc gia chậm tiến, và phân tách tường tận những yếu tố đó. Phần khác, tác phẩm cũng khảo xét tình trạng các quốc gia lớn đã thực nghiệm những chương trình phát triển, như Nga, Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, hoặc những quốc gia tương tự Việt Nam, và đưa ra những nhận xét rất hữu ích cho người Việt. Riêng về Nga, Trung Hoa, và Việt Nam những kết luận của Tùng Phong đưa ra lúc soạn tài liệu này, vào khoảng những năm 1957-1960, ngày nay, 2009, có thể nói là tiên tri.
Những điều trên đây, từ điểm quan sát 2009 nhìn lui, tôi thấy rõ, vì đó là những điều tôi đã được nghe, đọc, thấy, suy ngẫm, từ những năm 1949-1952, lúc tôi học ở Trường L.S.E. (London School of Economics). Trường này được coi là lớn hạng nhất của Liên Hiệp Anh (Commonwealth). Tuy mang tên ngắn gọn là L.S.E., nhưng tên đúng của nó là “London School of Economics and Political Science”. Thực ra, nó được coi là một trường chuyên về Xã Hội Học. Dù sao Kinh Tế/Economics cũng là môn chính trong chương trình giảng dạy của nó. Do đó nó chú tâm về môn “Economic Development” – Phát triển Kinh Tế – là một điều tự nhiên. Sự chú tâm này phản ảnh những lo âu của các giới chính trị kinh tế Tây phương trong những năm đầu sau Chiến Tranh Thế Giới II, phải đương đầu với vấn đề tái thiết và lập lại ổn định, và với những đòi hỏi cải thiện gấp rút đời sống của các quốc gia Á, Phi, Nam Mỹ. Thêm vào đó lại khởi phát một cuộc tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Nga Sô trong một chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Hậu quả của những chuyển biến trên đây là thế giới cần một sự phát triển kinh tế quy mô và nhanh chóng. Lúc đó, chỉ Hoa Kỳ có khả năng trợ giúp các quốc gia khác – đồng minh đương nhiên vì đồng chế độ, hoặc thuộc khối “không liên kết” cần lôi kéo về phía mình – vì Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất không bi tàn phá, kinh tế phát triển vượt bực để phục vụ nhu cầu không những của mình, mà của toàn thể khối Đồng minh. Phần khác, Hoa Kỳ cũng cần duy trì sản xuất kinh tế để tránh những xáo trộn do một cuộc giảm sút kinh tế lớn gây ra.
Vì những lý do nêu trên, các Đại học, các học giả trứ danh về kinh tế học, các chuyên gia kinh tế, các giới kinh tế-tài chánh, các giới truyền thông, chính trị gia, nhất là ở Hoa Kỳ, đổ xô vào việc nghiên cứu, bàn luận, đề xuất lý thuyết về phát triển. Các Chính Phủ Hoa Kỳ đưa ra những chương trình ngoại viện lớn; các kế hoạch này được Quốc Hội thông qua dễ dàng và được dân chúng ủng hộ rộng rãi.
Có hai loại ngoại viện:
- 1. viện trợ các quốc gia đồng minh cũ, thuộc Tây Âu;
2. các quốc gia chậm tiến, hoặc thuộc ảnh hưởng Hoa Kỳ, hoặc “không liên kết”.
Loại đầu là Chương Trình Marshall; loại thứ hai là “Point IV”/ Điểm thứ tư, được gọi như vậy vì đó là điểm thứ tư trong môt bài diễn văn lớn của Tổng Thống Truman năm 1947 tuyên bố quyết tâm Hoa Kỳ trợ giúp các quốc gia chậm tiến.
Chương trình Marshall không quan hệ gì đến các nước chậm tiến vì nó nhằm trợ giúp các quốc gia Tây Âu tái thiết, không thuộc về lãnh vực phát triển, nên không bàn đến ở đây. Chương trình “Point IV”/ Điểm thứ 4, trái lại, không những nói lên quyết tâm Hoa Kỳ trợ giúp các quốc gia chậm tiến phát triển, cung cấp phương tiện dồi dào, mà vạch ra cả một lý thuyết, và các phương thức thực hành cuộc phát triển này.
Những điều chứa đựng trong “Point IV”/ Điểm IV của Tổng Thống Truman này là thâu tóm quan điểm của những tư tưởng gia Hoa Kỳ về vấn đề phát triển. Theo quan niệm này, lý do chính của sự chậm tiến của các quốc gia chậm tiến là họ thiếu vốn và “know how” (kỹ thuật). Nếu các quốc gia này được cung cấp dồi dào – cho không, hay cho vay nhẹ lãi – vốn, và kỹ thuật – qua các chương trình cung cấp chuyên viên, huấn luyện người bản xứ tại chỗ hay trong các trường Đại học Hoa Kỳ – thì trong một thời gian ngắn, họ sẽ phát triển, trở nên giàu có, không bị cọng sản quyến dỗ nữa. Qua thực nghiệm sau mấy chục năm áp dụng, nó tỏ ra không hiệu nghiệm, không đạt được mục đích. Vì sai lầm.
Trước hết là về thực chất của vấn đề. Như Tùng Phong nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, muốn giải quyết một vấn đề, phải thấu triệt vấn đề đó. Vấn đề Việt Nam là một vấn đề liên quan đến cộng đồng và lãnh đạo Việt Nam: “… các biến cố xảy ra ở Việt Nam từ hơn hai mươi năm nay [1940-1960] là một ví dụ cụ thể minh xác tính cách thiết yếu của sự hiểu biết vấn đề cộng đồng cần phải giải quyết đối với đa số lãnh đạo….
“Đối tượng của quyển sách nầy là tìm xem vấn đề cần phải giải quyết của cộng-đồng Quốc-Gia Việt Nam trong thời kỳ nầy là vấn đề gì” (CĐVN, tr. 42). Và tác giả đã giải thích tường tận, chi tiết, vấn đề sống còn của Việt Nam, trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam, là phát triển để thoát khỏi tình trạng thua kém về khoa học kỹ thuật bằng một cuộc Tây phương hoá, “không e dè, không rụt rè, không ngần ngại” (CĐVN, tr. 76). Cuộc Tây phương hoá đó là “một cuộc Tây phương hóa tự ý muốn, do đó, có đường hướng và có mục đích.” Nó cũng phải là một cuộc Tây phương hoá toàn diện… nghĩa là trên lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội, và theo đó kinh tế và văn hoá. (CĐVN, tr. 144)
Về mục đích của công cuộc Tây phương hoá, Tùng Phong viết: “Chúng ta sẽ chủ động cuộc Tây phương hoá nầy và sẽ đưa nó đến một mức độ đủ cao để xã hội chúng ta tìm được những tiêu chuẩn giá trị mới khả dĩ tạo cho nó một trạng thái điều hoà mới”. (CĐVN, tr. 137)
Câu ngắn ngủi này chứa đựng những ý niệm căn bản rất độc đáo của tác phẩm. Các ý niệm này sẽ được bàn đến trong phần dưới đây: “Tây phương hoá”, “chủ động”, “mức độ cao”, “tiêu chuẩn giá trị mới”, ”trạng thái điều hoà”…. Cần nhấn mạnh rằng tác phẩm đề cập đến nhiều ý niệm độc đáo khác, nhưng không thể bàn trong bài này vì quá nhiều.
Vấn đề cần được đặt trong bối cảnh riêng biệt của nó.
Việt Nam có ba bối cảnh:
Chương trình Marshall không quan hệ gì đến các nước chậm tiến vì nó nhằm trợ giúp các quốc gia Tây Âu tái thiết, không thuộc về lãnh vực phát triển, nên không bàn đến ở đây. Chương trình “Point IV”/ Điểm thứ 4, trái lại, không những nói lên quyết tâm Hoa Kỳ trợ giúp các quốc gia chậm tiến phát triển, cung cấp phương tiện dồi dào, mà vạch ra cả một lý thuyết, và các phương thức thực hành cuộc phát triển này.
Những điều chứa đựng trong “Point IV”/ Điểm IV của Tổng Thống Truman này là thâu tóm quan điểm của những tư tưởng gia Hoa Kỳ về vấn đề phát triển. Theo quan niệm này, lý do chính của sự chậm tiến của các quốc gia chậm tiến là họ thiếu vốn và “know how” (kỹ thuật). Nếu các quốc gia này được cung cấp dồi dào – cho không, hay cho vay nhẹ lãi – vốn, và kỹ thuật – qua các chương trình cung cấp chuyên viên, huấn luyện người bản xứ tại chỗ hay trong các trường Đại học Hoa Kỳ – thì trong một thời gian ngắn, họ sẽ phát triển, trở nên giàu có, không bị cọng sản quyến dỗ nữa. Qua thực nghiệm sau mấy chục năm áp dụng, nó tỏ ra không hiệu nghiệm, không đạt được mục đích. Vì sai lầm.
Trước hết là về thực chất của vấn đề. Như Tùng Phong nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, muốn giải quyết một vấn đề, phải thấu triệt vấn đề đó. Vấn đề Việt Nam là một vấn đề liên quan đến cộng đồng và lãnh đạo Việt Nam: “… các biến cố xảy ra ở Việt Nam từ hơn hai mươi năm nay [1940-1960] là một ví dụ cụ thể minh xác tính cách thiết yếu của sự hiểu biết vấn đề cộng đồng cần phải giải quyết đối với đa số lãnh đạo….
“Đối tượng của quyển sách nầy là tìm xem vấn đề cần phải giải quyết của cộng-đồng Quốc-Gia Việt Nam trong thời kỳ nầy là vấn đề gì” (CĐVN, tr. 42). Và tác giả đã giải thích tường tận, chi tiết, vấn đề sống còn của Việt Nam, trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam, là phát triển để thoát khỏi tình trạng thua kém về khoa học kỹ thuật bằng một cuộc Tây phương hoá, “không e dè, không rụt rè, không ngần ngại” (CĐVN, tr. 76). Cuộc Tây phương hoá đó là “một cuộc Tây phương hóa tự ý muốn, do đó, có đường hướng và có mục đích.” Nó cũng phải là một cuộc Tây phương hoá toàn diện… nghĩa là trên lĩnh vực quân sự, chính trị, xã hội, và theo đó kinh tế và văn hoá. (CĐVN, tr. 144)
Về mục đích của công cuộc Tây phương hoá, Tùng Phong viết: “Chúng ta sẽ chủ động cuộc Tây phương hoá nầy và sẽ đưa nó đến một mức độ đủ cao để xã hội chúng ta tìm được những tiêu chuẩn giá trị mới khả dĩ tạo cho nó một trạng thái điều hoà mới”. (CĐVN, tr. 137)
Câu ngắn ngủi này chứa đựng những ý niệm căn bản rất độc đáo của tác phẩm. Các ý niệm này sẽ được bàn đến trong phần dưới đây: “Tây phương hoá”, “chủ động”, “mức độ cao”, “tiêu chuẩn giá trị mới”, ”trạng thái điều hoà”…. Cần nhấn mạnh rằng tác phẩm đề cập đến nhiều ý niệm độc đáo khác, nhưng không thể bàn trong bài này vì quá nhiều.
Vấn đề cần được đặt trong bối cảnh riêng biệt của nó.
Việt Nam có ba bối cảnh:
- 1. tình hình chính trị thế giới,
2. các nước trong thế giới đang ứng phó với một thử thách tương tự,
3. các Quốc-Gia thuộc về một khối văn hoá với Việt Nam: các nước láng giềng ở Đông-Á và Đông-Nam-Á (CĐVN, tr. 43).
Cuối cùng là phương thức nghiên cứu. Về điểm này, tính chất vô tư và khoa học của công trình nghiên cứu cần được bảo đảm, nên tác giả Tùng Phong đã cương quyết chọn vị trí lịch sử, vì “thực tế lịch sử không có thể phủ nhận được. Và trên nền tảng vững chắc đó mới có thể lấy óc khoa học mà suy luận không sợ phạm vào những lỗi lầm căn bản”. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ tác giả đứng vào các vị trí triết lý, tôn giáo, và lý thuyết vì “đó là những lĩnh vực mà sự đối chọi giữa hai chủ trương trái ngược có thể kéo dài vô cùng tận”. Bất cứ trong lãnh vực nào – chính trị, văn hoá và kinh tế – “sự nhận xét phân tách và suy luận của tác giả đều căn cứ trên những sự kiện lịch sử và để một bên các lý thuyết … để tránh tất cả những sự biện luận không thiết thực và do đó không thích hợp với mục đích của quyển sách” (CĐVN, tr. 45-46).
Cách tiếp cận nêu trên cần thiết để bảo đảm sự lựa chọn những giải pháp thích nghi cho việc thực hiện những mục đích mong muốn. Những mục đích này minh định do vị trí của Việt Nam trong thế giới ngày nay, vừa trong lãnh vực địa dư, vừa trong lãnh vực tiến hoá chung của nhân loại. Cùng với những điều kiện nội bộ riêng cho Việt Nam, các điểm này chi phối mọi đường lối chính trị của chúng ta “ít lắm là vài thế kỷ” (CĐVN, tr. 68).
Những mục đích tùy thuộc vị trí quốc tế hiện tại của Việt Nam do các điểm sau đây minh định:
Những mục đích tùy thuộc vị trí quốc tế hiện tại của Việt Nam do các điểm sau đây minh định:
- 1. Việt Nam là một nước nhỏ kém mở mang;
2. Theo truyền thống văn hoá, Việt Nam thuộc vào xã hội Đông Á;
3. Việt Nam thuộc vào khối các nước Á Châu vừa thoát khỏi ách thực dân Đế quốc;
4. Việt Nam phải cần Tây phương hoá như tất cả các nước không thuộc khối Tây phương để
1. Tồn tại, bảo vệ độc lập,
2. Phát triển đời sống kinh tế hầu xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. (CĐVN, – nt -)
Trong nhãn quan của Tùng Phong, trong hai mục đích này, “Độc lập không phải là mục đích chính”. Phải độc lập vì độc lập là “điều kiện tiên quyết và thiết yếu khẩn thiết để thực hiện cho được cuộc Tây phương hoá. Có độc lập, chúng ta mới chủ động được vận mạng của chúng ta và lãnh đạo được cuộc Tây phương hoá mà sự thành hay bại quyết định tương lai của chúng ta trong mấy thế kỷ sắp tới đây” (CĐVN, tr. 158).
Vấn đề chính của Dân Tộc Việt Nam là vấn đề phát triển, và cuộc phát triển đó thực hiện qua một cuộc Tây phương hoá. Sự thành bại của cuộc Tây phương hoá này quyết định tương lai của Việt Nam, không những gần, mà trong mấy thế kỷ sắp đến. Cho nên vấn đề được bàn đến trong Chính Đề Việt Nam là vấn đề phát triển – Tây phương hoá. Vấn đề độc lâp được bàn đến, và rất chi tiết, như là một vấn đề dính liền với nguy cơ tái lệ thuộc Trung Hoa nếu Việt Nam chọn con đường cộng sản trong công cuộc phát triển.
Theo Tùng Phong “công cuộc phát triển Dân Tộc bằng cách Tây phương hoá là một công cuộc liên hệ đến sự sống còn của Dân Tộc… một sự kiện lịch sử dĩ nhiên, không thể tránh được, và ngoài công cuộc phát triển ấy ra, Dân Tộc chúng ta không còn một lối thoát thứ hai” (CĐVN, tr. 134-35).
Khái niệm “Tây phương hoá” là khái niệm then chốt của tác phẩm này nên chúng ta cần minh định nghĩa của danh từ và nội dung của khái niệm để tránh ngộ nhận. Danh từ “Tây phương hoá” – “Westernization” (theo Anh văn), hay “Occidentalisation” (theo Pháp văn) – là một danh từ thông dụng trong giới học giả và báo chí Tây phương trong những năm trước 1950. Nhưng các giới chính trị, trí thức Á Đông, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Hoa, chống việc sử dụng danh từ này vì họ cho rằng nếu Á Đông thua kém Tây phương về kỹ thuật khoa học họ lại hơn Tây phương về phương diện triết lý, tinh thần, và nếu họ muốn kỹ nghệ hoá họ không muốn mang luôn văn hoá Tây phương. Do đó, một danh từ khác, trung lập hơn, được dùng. Đó là “hiện đại hoá”. Cho nên, trong bài này, “Tây phương hoá” nên hiểu là “hiện đại hoá”. Thật ra, danh từ này rất sát nghĩa khái niệm “Tây phương hoá” của Tùng Phong.
“Tây phương hoá”, theo Tùng Phong, là thế nào?
“Tây phương hoá là việc thâu nhận các kỹ thuật, lối suy luận và nhiều tập quán của Âu-Mỹ, không làm cho chúng ta mất được bản chất của Dân Tộc… Bản chất Dân Tộc chúng ta sẽ bộc lộ ra trong các sáng tạo của chúng ta, và phương pháp sáng tạo của chúng ta, khi nào chúng ta đã chủ động được các phương tiện và phương pháp sáng tạo Tây phương. Và đây là mục đích chính của công cuộc Tây phương hoá mà chúng ta đang theo đuổi…; chúng ta cần phải dốc hết nỗ lực vào công cuộc ấy, không e dè, không rụt rè, không ngần ngại” (CĐVN, tr. 76).
Hai điểm then chốt trong ý niệm trên là ta phải chủ động công cuộc Tây phương hoá, và phải đi đến mức sáng tạo. Cuộc Tây phương hoá này phải là một cuộc Tây phương hoá tự ý, không ép buộc, vì “nếu chúng ta không tự ý Tây phương hoá, thì trước hết ta sẽ mất chủ quyền định đoạt vận mạng của Dân Tộc chúng ta. Sau đó cuộc Tây phương hoá vẫn sẽ thực hiện đối với chúng ta, nhưng không phải chúng ta lãnh đạo và hướng dẫn. Một cuộc Tây phương hoá không được hướng dẫn sẽ mang đến sự tan rã của xã hội chúng ta… Như vậy, giữa hai thái độ tự ý Tây phương hoá và bắt buộc Tây phương hoá thế nào cũng phải lựa chọn thái độ tự ý Tây phương hoá” (CĐVN, tr. 166).
Điểm thứ hai, đi đến mức sáng tạo, một mức cao, cũng là một đặc điểm của cuộc Tây phương hoá mà Tùng Phong chủ trương. Theo ông, “công cuộc Tây phương hoá chỉ hữu hiệu khi nào thực hiện đúng đến mức độ cao” (CĐVN, tr.. 153).
Thế nào là “mức độ cao”? Ông ta giải thích:
“Tây phương hoá đến mức độ cao có nghĩa là Tây phương hoá đến khi nào chúng ta chế ngự được khả năng sáng tạo khoa học của Tây phương. Cho đến khi nào chưa ra khỏi giai đoạn hấp thụ khoa học và kỹ thuật Tây phương, thì chúng ta vẫn chưa thoát lên đến mức độ cao. Chỉ khi nào chúng ta sử dụng được, chẳng những là khoa học và kỹ thuật Tây phương, mà lại còn cả phương tiện sáng tạo khoa học và kỹ thuật, thì chúng ta mới đạt đến mức độ đủ cao trong công cuôc Tây phương hoá… Chỉ khi nào các chuyên viên của chúng ta, sau khi hấp thụ được các kỹ thuật và khoa học của ngành mình, lại ý thức rõ rệt rằng chỉ vừa bước đi qua một giai đoạn sơ khởi, và còn cần nỗ lực để đạt đến chỗ chế ngự được khả năng sáng tạo trong ngành của mình, thì lúc bấy giờ cuộc Tây phương hoá của chúng ta mới đi đúng đường và có hy vọng thành công” (CĐVN, tr, 172)
“Chế ngự khả năng sáng tạo” là một ý niệm trừu tượng, tế nhị, có thể gây hiểu lầm rằng “Tây phương hoá” đồng nghĩa với làm mất “bản sắc Dân Tộc”. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ở đoạn sau. Ở đây cần nhấn mạnh rằng Tùng Phong rất ý thức điều này, nên ông ta đã đưa ra những giải thích rất chi tiết và rõ ràng. Ông viết:
“Một cuộc Tây phương hoá, đến mức độ cao, chỉ thực hiện được khi nào sự hấp thụ kỹ thuật Tây phương được thành tựu đến mức độ người hấp thụ chế ngự kỹ thuật đó, để đến phiên mình sáng tạo. Và muốn chế ngự được kỹ thuật đó, trước tiên phải thấu triệt được những nguyên lý của khả năng sáng tạo và luyện được cách sử dụng khả năng đó” (CĐVN, tr. 463-464).
Có một quan niệm thông thường cho rằng Tây phương mạnh nhờ khoa học của họ, và nếu chúng ta học được khoa học của họ thì chúng ta cũng mạnh như họ. Nhưng, thật ra, nếu chúng ta học được khoa học của Tây phương thì chúng ta cũng chưa mạnh bằng Tây phương. Bởi vì: “khoa học cũng như tất cả các sáng tạo của Tây phương là những hiện tượng nhìn thấy được của kỹ thuật Tây phương, chớ chưa phải là kỹ thuật của Tây phương. Các sáng tạo kỹ thuật là sóng, nhưng chính kỹ thuật mới là gió. “Kỹ thuật Tây phương đẻ ra khoa học, chớ không phải khoa học đẻ ra kỹ thuật. Như vậy thì sự thâu thập khoa học chưa đủ để giúp cho người thâu thập chế ngự được kỹ thuật Tây phương.” (- nt-)
Vậy nguyên do của khả năng sáng tạo của kỹ thuật Tây phương là cái gì?
Tùng Phong cho rằng câu hỏi này “vô cùng quan trọng cho công cuộc Tây phương hoá”. Có trả lời được, chúng ta mới thoả mãn được một điều kiện của công cuộc Tây phương hoá đến mức đô đủ cao. Điều kiện thứ hai là thực hiện được những điểm mà câu hỏi sẽ nêu lên: (- nt -)
Và giải đáp mà Tùng Phong đưa ra là một giải đáp có thể nói là độc đáo, mới, mà riêng tôi, xin thú thực là chưa hề được nghe nói đến: kỹ thuật Tây phương hùng mạnh nhờ hai đức tính, xin nhấn mạnh đức tính, vô cùng quý báu:
Vấn đề chính của Dân Tộc Việt Nam là vấn đề phát triển, và cuộc phát triển đó thực hiện qua một cuộc Tây phương hoá. Sự thành bại của cuộc Tây phương hoá này quyết định tương lai của Việt Nam, không những gần, mà trong mấy thế kỷ sắp đến. Cho nên vấn đề được bàn đến trong Chính Đề Việt Nam là vấn đề phát triển – Tây phương hoá. Vấn đề độc lâp được bàn đến, và rất chi tiết, như là một vấn đề dính liền với nguy cơ tái lệ thuộc Trung Hoa nếu Việt Nam chọn con đường cộng sản trong công cuộc phát triển.
Theo Tùng Phong “công cuộc phát triển Dân Tộc bằng cách Tây phương hoá là một công cuộc liên hệ đến sự sống còn của Dân Tộc… một sự kiện lịch sử dĩ nhiên, không thể tránh được, và ngoài công cuộc phát triển ấy ra, Dân Tộc chúng ta không còn một lối thoát thứ hai” (CĐVN, tr. 134-35).
Khái niệm “Tây phương hoá” là khái niệm then chốt của tác phẩm này nên chúng ta cần minh định nghĩa của danh từ và nội dung của khái niệm để tránh ngộ nhận. Danh từ “Tây phương hoá” – “Westernization” (theo Anh văn), hay “Occidentalisation” (theo Pháp văn) – là một danh từ thông dụng trong giới học giả và báo chí Tây phương trong những năm trước 1950. Nhưng các giới chính trị, trí thức Á Đông, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Hoa, chống việc sử dụng danh từ này vì họ cho rằng nếu Á Đông thua kém Tây phương về kỹ thuật khoa học họ lại hơn Tây phương về phương diện triết lý, tinh thần, và nếu họ muốn kỹ nghệ hoá họ không muốn mang luôn văn hoá Tây phương. Do đó, một danh từ khác, trung lập hơn, được dùng. Đó là “hiện đại hoá”. Cho nên, trong bài này, “Tây phương hoá” nên hiểu là “hiện đại hoá”. Thật ra, danh từ này rất sát nghĩa khái niệm “Tây phương hoá” của Tùng Phong.
“Tây phương hoá”, theo Tùng Phong, là thế nào?
“Tây phương hoá là việc thâu nhận các kỹ thuật, lối suy luận và nhiều tập quán của Âu-Mỹ, không làm cho chúng ta mất được bản chất của Dân Tộc… Bản chất Dân Tộc chúng ta sẽ bộc lộ ra trong các sáng tạo của chúng ta, và phương pháp sáng tạo của chúng ta, khi nào chúng ta đã chủ động được các phương tiện và phương pháp sáng tạo Tây phương. Và đây là mục đích chính của công cuộc Tây phương hoá mà chúng ta đang theo đuổi…; chúng ta cần phải dốc hết nỗ lực vào công cuộc ấy, không e dè, không rụt rè, không ngần ngại” (CĐVN, tr. 76).
Hai điểm then chốt trong ý niệm trên là ta phải chủ động công cuộc Tây phương hoá, và phải đi đến mức sáng tạo. Cuộc Tây phương hoá này phải là một cuộc Tây phương hoá tự ý, không ép buộc, vì “nếu chúng ta không tự ý Tây phương hoá, thì trước hết ta sẽ mất chủ quyền định đoạt vận mạng của Dân Tộc chúng ta. Sau đó cuộc Tây phương hoá vẫn sẽ thực hiện đối với chúng ta, nhưng không phải chúng ta lãnh đạo và hướng dẫn. Một cuộc Tây phương hoá không được hướng dẫn sẽ mang đến sự tan rã của xã hội chúng ta… Như vậy, giữa hai thái độ tự ý Tây phương hoá và bắt buộc Tây phương hoá thế nào cũng phải lựa chọn thái độ tự ý Tây phương hoá” (CĐVN, tr. 166).
Điểm thứ hai, đi đến mức sáng tạo, một mức cao, cũng là một đặc điểm của cuộc Tây phương hoá mà Tùng Phong chủ trương. Theo ông, “công cuộc Tây phương hoá chỉ hữu hiệu khi nào thực hiện đúng đến mức độ cao” (CĐVN, tr.. 153).
Thế nào là “mức độ cao”? Ông ta giải thích:
“Tây phương hoá đến mức độ cao có nghĩa là Tây phương hoá đến khi nào chúng ta chế ngự được khả năng sáng tạo khoa học của Tây phương. Cho đến khi nào chưa ra khỏi giai đoạn hấp thụ khoa học và kỹ thuật Tây phương, thì chúng ta vẫn chưa thoát lên đến mức độ cao. Chỉ khi nào chúng ta sử dụng được, chẳng những là khoa học và kỹ thuật Tây phương, mà lại còn cả phương tiện sáng tạo khoa học và kỹ thuật, thì chúng ta mới đạt đến mức độ đủ cao trong công cuôc Tây phương hoá… Chỉ khi nào các chuyên viên của chúng ta, sau khi hấp thụ được các kỹ thuật và khoa học của ngành mình, lại ý thức rõ rệt rằng chỉ vừa bước đi qua một giai đoạn sơ khởi, và còn cần nỗ lực để đạt đến chỗ chế ngự được khả năng sáng tạo trong ngành của mình, thì lúc bấy giờ cuộc Tây phương hoá của chúng ta mới đi đúng đường và có hy vọng thành công” (CĐVN, tr, 172)
“Chế ngự khả năng sáng tạo” là một ý niệm trừu tượng, tế nhị, có thể gây hiểu lầm rằng “Tây phương hoá” đồng nghĩa với làm mất “bản sắc Dân Tộc”. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ở đoạn sau. Ở đây cần nhấn mạnh rằng Tùng Phong rất ý thức điều này, nên ông ta đã đưa ra những giải thích rất chi tiết và rõ ràng. Ông viết:
“Một cuộc Tây phương hoá, đến mức độ cao, chỉ thực hiện được khi nào sự hấp thụ kỹ thuật Tây phương được thành tựu đến mức độ người hấp thụ chế ngự kỹ thuật đó, để đến phiên mình sáng tạo. Và muốn chế ngự được kỹ thuật đó, trước tiên phải thấu triệt được những nguyên lý của khả năng sáng tạo và luyện được cách sử dụng khả năng đó” (CĐVN, tr. 463-464).
Có một quan niệm thông thường cho rằng Tây phương mạnh nhờ khoa học của họ, và nếu chúng ta học được khoa học của họ thì chúng ta cũng mạnh như họ. Nhưng, thật ra, nếu chúng ta học được khoa học của Tây phương thì chúng ta cũng chưa mạnh bằng Tây phương. Bởi vì: “khoa học cũng như tất cả các sáng tạo của Tây phương là những hiện tượng nhìn thấy được của kỹ thuật Tây phương, chớ chưa phải là kỹ thuật của Tây phương. Các sáng tạo kỹ thuật là sóng, nhưng chính kỹ thuật mới là gió. “Kỹ thuật Tây phương đẻ ra khoa học, chớ không phải khoa học đẻ ra kỹ thuật. Như vậy thì sự thâu thập khoa học chưa đủ để giúp cho người thâu thập chế ngự được kỹ thuật Tây phương.” (- nt-)
Vậy nguyên do của khả năng sáng tạo của kỹ thuật Tây phương là cái gì?
Tùng Phong cho rằng câu hỏi này “vô cùng quan trọng cho công cuộc Tây phương hoá”. Có trả lời được, chúng ta mới thoả mãn được một điều kiện của công cuộc Tây phương hoá đến mức đô đủ cao. Điều kiện thứ hai là thực hiện được những điểm mà câu hỏi sẽ nêu lên: (- nt -)
Và giải đáp mà Tùng Phong đưa ra là một giải đáp có thể nói là độc đáo, mới, mà riêng tôi, xin thú thực là chưa hề được nghe nói đến: kỹ thuật Tây phương hùng mạnh nhờ hai đức tính, xin nhấn mạnh đức tính, vô cùng quý báu:
- 1. chính xác về lý trí,
2. ngăn nắp và minh bạch trong tổ chức.
Tùng Phong nhấn mạnh rằng hai đức tính này là hai đức tính của văn minh cố Hy Lạp và La Mã. Nó là nguồn sinh lực của kỹ thuật Tây phương. Nó có trước mọi phát minh khoa học và đã phát sinh ra khoa học. Và nó phải có nếu ta muốn đạt đến mức độ sáng tạo như Tây phương. Một sự thu thập khoa học Tây phương dù có mười phần kết quả cũng vẫn chưa giúp cho ta chế ngự được kỹ thuật Tây phương. “Một công cuộc Tây phương hoá chỉ chú trọng vào sự thu thập khoa học Tây phương sẽ mãi mãi là một cuộc Tây phương hoá không đúng mức, và cộng đồng nào chỉ nhắm vào mục đích thu thập khoa học Tây phương thì, mãi mãi, sẽ lệ thuộc vào các sáng tạo kỹ thuật của Tây phương, và không khi nào lên đến mức độ sáng tạo như Tây phương.” (CĐVN, tr. 468).
Vấn đề đã trở nên rất rõ: nếu chúng ta muốn chế ngự được kỹ thuật Tây phương chúng ta phải rèn luyện để có được hai đức tính:
Vấn đề đã trở nên rất rõ: nếu chúng ta muốn chế ngự được kỹ thuật Tây phương chúng ta phải rèn luyện để có được hai đức tính:
- 1. Chính xác về lý trí.
2. Ngăn nắp và minh bạch trong tổ chức.
Muốn rèn luyện hai đức tính trên đây, “chúng ta phải chỉnh đốn đời sống hằng ngày cho ngăn nắp và minh bạch, và ngôn ngữ của chúng ta cũng phải được chỉnh đốn cho ngăn nắp và minh bạch…. ;đời sống hằng ngày của chúng ta, và ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta sẽ trở thành những dụng cụ sắc bén để giúp cho chúng ta rèn luyện chính xác về lý trí và ngăn nắp và minh bạch trong tổ chức. Và ngôn ngữ đã chỉnh đốn lại trở thành một khí cụ suy luận để chúng ta soi thấu vũ trụ vật chất và vũ trụ tinh thần” (CĐVN, tr. 468).
Về vấn đề Tây phương hoá có làm mất bản sắc Dân Tộc, “mất quốc hồn quốc túy” hay không, Tùng Phong nói:
“Các Dân Tộc Tây phương đều sử dụng một kỹ thuật và tôn sùng một khoa học như nhau. Tất cả đều có một lối suy luận lấy sự chính xác của lý trí làm nền tảng. Và tất cả đều sống trong một khuôn khổ minh chiết như nhau – sự sinh sống và ăn mặc đều như nhau – thế mà họ vẫn khác nhau trong sáng tác. Như vậy là bản chất Dân Tộc họ vẫn giữ…. Biết như thế rồi chúng ta mới thấy tánh cách vô ích của sự nơm nớp lo sợ mất quốc hồn và quốc túy…” CĐVN, tr. 76)
Phần khác,
“… nếu thực sự một cuộc Tây phương hoá tự ý và có lãnh đạo không làm tan rã xã hội lại có thể làm mất bản chất Dân Tộc, thì chúng ta có thể quả quyết rằng một cuộc Tây phương hoá bắt buôc và không hướng dẫn, [không làm] tan rã xã hội, chắc chắn sẽ làm mất mười lần hơn bản chất Dân Tộc của chúng ta.” (CĐVN, tr. 166)
Về vấn đề Tây phương hoá có làm mất bản sắc Dân Tộc, “mất quốc hồn quốc túy” hay không, Tùng Phong nói:
“Các Dân Tộc Tây phương đều sử dụng một kỹ thuật và tôn sùng một khoa học như nhau. Tất cả đều có một lối suy luận lấy sự chính xác của lý trí làm nền tảng. Và tất cả đều sống trong một khuôn khổ minh chiết như nhau – sự sinh sống và ăn mặc đều như nhau – thế mà họ vẫn khác nhau trong sáng tác. Như vậy là bản chất Dân Tộc họ vẫn giữ…. Biết như thế rồi chúng ta mới thấy tánh cách vô ích của sự nơm nớp lo sợ mất quốc hồn và quốc túy…” CĐVN, tr. 76)
Phần khác,
“… nếu thực sự một cuộc Tây phương hoá tự ý và có lãnh đạo không làm tan rã xã hội lại có thể làm mất bản chất Dân Tộc, thì chúng ta có thể quả quyết rằng một cuộc Tây phương hoá bắt buôc và không hướng dẫn, [không làm] tan rã xã hội, chắc chắn sẽ làm mất mười lần hơn bản chất Dân Tộc của chúng ta.” (CĐVN, tr. 166)
Trong những trang trên đây, ta thấy tác giả đề cập rất nhiều đến những danh từ như: “xã hội”, “nỗ lực”, “rèn luyện”, “chế ngự “, “chỉnh đốn”, “đức tính”, “lý trí”, “suy luận”… Đây là những danh từ mang ý niệm trừu tượng thuộc về lãnh vực văn hoá. Điều này nói lên sự khác biệt căn bản của lối tiếp cận vấn đề của Tùng Phong với lối tiếp cận kinh tế, thống kê, chính trị của những học giả, chuyên gia chủ trương Point IV/Điểm 4 về vấn đề phát triển. Lối tiếp cận của Tùng Phong là một lối tiếp cận chú tâm vào các khía cạnh xã hội và tâm lý, nghĩa là văn hoá. Đây là một lối tiếp cận đòi hỏi môt sự thấu triệt hoàn cảnh và tâm lý của dân tộc muốn phát triển, một điều rất khó khăn và đòi hỏi nơi người nghiên cứu, cũng như nơí người thực hành, những kiến thức rất sâu rộng, và một khả năng dùng linh tính mà tâm lý học gọi là “introspection”, một khả năng mà người ngoại quốc không có, mà ít người bản xứ dùng đến trong việc nghiên cứu vì cho rằng nó “không khoa học”. Nhưng, nếu phối hợp với kỹ thuật ở mức độ cao, như đã trình bày ở trên, nó là lối tiếp cận hữu hiệu nhất, và đưa đến sự phát giác những giải pháp độc đáo và thích nghi nhứt, như ta sẽ thấy dưới đây.
Mục tiêu của Tây Phương hóa là phát triển, và, như đã nói ở trên, phát triển để có điều kiện bảo đảm sự tồn tại và độc lập, và xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Công cuộc chính của phát triển là xây dựng lại xã hội Việt Nam sau 80 năm thống trị của người Pháp.
Cuộc thống trị đó đã để lại một di sản mà ngay nay dân Việt đang còn phải mang những hậu quả rất tai hại: Ba gánh nặng nhứt là:
Mục tiêu của Tây Phương hóa là phát triển, và, như đã nói ở trên, phát triển để có điều kiện bảo đảm sự tồn tại và độc lập, và xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Công cuộc chính của phát triển là xây dựng lại xã hội Việt Nam sau 80 năm thống trị của người Pháp.
Cuộc thống trị đó đã để lại một di sản mà ngay nay dân Việt đang còn phải mang những hậu quả rất tai hại: Ba gánh nặng nhứt là:
- 1. một công cuộc hoá Tây phương bắt buộc,
2 một xã hội tan rã,
3 một sự gián đoạn trong vấn đề lãnh đạo.
Công cuộc Tây phương hoá bắt buộc làm cho chúng ta mất tin tưởng vào các giá trị tiêu chuẩn cũ, và miễn cưỡng thâu thâp nền văn minh mới. Vận mạng của chúng ta không phải do chúng nắm. Vì vậy, cuộc Tây phương hoá mà chúng ta phải chịu đựng từ môt thế kỷ nay là “một cuộc Tây phương hoá bắt buộc, không mục đích, không được hướng dẫn.” Dân chúng bị lôi cuốn vào một phong trào Tây phương hoá, “mà không hiểu Tây phương hoá để làm gì, Tây phương hoá đến mức nào là đủ, và Tây phương hoá sao là đúng.” (CĐVN, tr. 268).
Tình trạng trên đây đã dẫn dắt đến sự tan rã của xã hội của chúng ta. Các giá trị tiêu chuẩn cũ đã mất hết hiệu lực, mà các tiêu chuẩn mới thì không có. Do đó, tín hiệu tập hợp các phần tử đã mất. “Đó là một điều vô cùng bất hạnh” vì chính là lúc này, lúc ta cần nhiều nỗ lực liên tục của toàn dân và nhiều hy sinh lớn lao của mọi người, “sự có một tín hiệu tập hợp vô cùng cần thiết để toàn dân trông vào và tin tưởng, mới có đủ nghị lực mà cung cấp cố gắng trong một hoàn cảnh khổ hạnh”. (- nt -)
Về vấn đề lãnh đạo, chúng ta đã lâm vào một sự gián đoạn lãnh đạo ”đến một trình độ trầm trọng nhứt”. Sự chuyển quyền không thực hiện được giữa lớp người trước và lớp người sau. Các bí mật [bí quyết] Quốc gia và bí mật [bí quyết] lãnh đạo đều mất. Thuật lãnh đạo không truyền lại được.
Người lãnh đạo không có đủ, di sản dĩ vãng không bảo tồn được, văn khố thất lạc và bị cướp bóc. (- nt -) Đặc biệt là sự thiếu hụt lãnh đạo này có môt ảnh hưởng tai hại: sự điều hoà giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo để bảo đảm một trạng thái thăng bằng cần thiết cho sự ổn định và tiến lên của xã hội không còn nữa.
Tái lập sự thăng bằng này là nhiệm vụ chính trong công cuộc phát triển, và nó được Tùng Phong cứu xét rất tường tận. Những tư tưởng rất mới mẻ, độc đáo và sáng suốt về vấn đề này là những đóng góp lớn vào sự soi sáng vấn đề phát triển của các nước chậm tiến.
Theo nhận xét, rất đúng, của Tùng Phong, xã hội gồm hai khối: thiểu số lãnh đạo, và đa số chịu lãnh đạo. Xã hội nào cũng có mâu thuẫn nội bộ, giữa những nhu cầu cá nhân và những nhu cầu của cộng đồng, giữa những nhu cầu ngắn hạn và những nhu cầu dài hạn của cộng đồng, giữa những mức độ đóng góp hy sinh mà lãnh đạo thấy cần và đa số chịu lãnh đạo chịu chấp nhận…. Những mâu thuẫn này phải được điều hoà thì xã hội mới ổn định và tiến được. Tùng Phong đã phân tách vấn đề một cách chi tiết như sau:
“Một cộng đồng trong toàn bộ gồm nhiều phần tử cá nhân hợp thành, chia làm hai khối, thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo. Thiểu số lãnh đạo có trách nhiệm với vận mạng của cộng đồng.
“Cộng đồng có tồn tại mới bảo đảm được phát triển của cá nhân. Cộng đồng tồn tại nhờ cố gắng và hy sinh của cá nhân, tình nguyện hay cưỡng bách, đóng góp. Nhưng lý do của cuộc sống là sự thoả mãn ước vọng của cá nhân.
“Nói một cách khác lý do của cuộc sống là lý do cá nhân. Mà điều kiện của cuộc sống là điều kiện cộng đồng. Vì thế cho nên, ngay trong bản chất đã có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của cộng đồng và quyền lợi của cá nhân trong cộng đồng. Một mâu thuẫn như thế thuộc vào loại mâu thuẫn lúc nào cũng có ở trong nội tâm của mọi phối hợp sáng tạo giữa hai lực lượng tương phản.
“Cứu cánh của sự lãnh đạo là thực hiện một trạng thái điều hoà tuyệt đối giữa hai hình thức của một sự thăng bằng đồng tiến, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ dựa nhau và kích thích nhau để tiến, thì toàn thể cộng đồng sẽ tiến triển. Nếu sự điều hoà được thực hiện dưới hình thức một sự thăng bằng tỉnh chỉ, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ đóng khung và kềm giữ nhau, toàn thể cộng đồng sẽ mất đà tiến và trở thành trụ đóng. Nếu sự điều hoà không được thực hiện, cộng đồng sẽ tan vỡ.” (CĐVN, tr. 18)
Những mâu thuẫn giữa hai quyền lợi cá nhân và cộng đồng có khi nặng, khi nhẹ. Trong những thời kỳ bình thường, cộng đồng không đứng trước một thử thách khó khăn, và không đòi hỏi sự đóng góp nhiều của cá nhân. Nhưng cũng có những thời kỳ mà cộng đồng phải đương đầu với một cuộc thử thách nghiêm trọng, và sự sống còn của cộng đồng đòi hỏi nhưng sự đóng góp to tát. Ngoài sự bảo vệ trật tự xã hội còn phải quy tụ những phương tiện vật chất và nhân sự vượt quá thông thường để đưa cộng đồng lướt qua các trở lực.
Sự mâu thuẫn khi nào cũng có. Nhưng trong trường hợp trầm trọng, trạng thái điều hòa rất khó thực hiện, sự tan vỡ của cộng đồng có thể đến bất cứ lúc nào, và, trong thực tế, nó trở thành một vấn đề cho lãnh đạo vì “sự mâu thuẫn giữa hai quyền lợi cộng đồng và cá nhân sẽ biến hình thành sự mâu thuẫn giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đao, vì thiểu số lãnh đạo, nhân danh cộng đồng đòi hỏi sự đóng góp của đa số chịu lãnh đạo” (CĐVN, tr. 19)
Sự mâu thuẫn càng ác liệt nếu đại đa số không có ý thức cộng đồng và không hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng. Trường hợp này dễ xảy ra trong các cộng đồng nghèo nàn về vật chất và ấu trĩ trong tổ chức. Đa số chịu lãnh đạo không được cộng đồng bảo đảm cho những cần thiết tối thiểu và sơ đẳng nên không có lý do tâm lý để biết đến cộng đồng, và mãi bận tâm giải quyết các vấn đề của đời sống hàng ngày, không có thì giờ để hiểu biết vấn đề của cộng đồng.
Ở đây ta thấy rõ tầm quan trọng của lãnh đạo và sự tham gia tự ý của đại đa số. Trong thời kỳ bình thường có thể cưỡng bách đại đa số tôn trọng luật lệ của cộng đồng. Nhưng trong thời kỳ thử thách, uy tín vững chắc của một lãnh tụ, hay sự cưỡng bách bằng võ lực không thay thế được sự đóng góp có ý thức vào nhu cầu của cộng đồng. Điều kiện thiết yếu để thực hiện sự tự giác đóng góp như vậy là “đa số chịu lãnh đạo phải ý thức cộng đồng và hiểu biết vấn đề cần giải quyết cần phải giải quyết của cộng đồng”. Và có như vậy thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo mới “điều hoà và tạo cho cộng đồng sinh lực cần thiết để vượt qua các thử thách quyết liệt đang đợi chờ.” (CĐVN, tr. 20)
Cần nhấn mạnh ở đây rằng sự đa số chịu lãnh đạo cũng phải ý thức vấn đề của công đồng rất quan trọng vì như vậy nó mở rộng địa bàn xoay xở của thiểu số lãnh đạo cho họ tránh được nhiều lỗi lầm chiến thuật do sự tranh đấu gay go gây ra. Nhờ đó mà sự phối hợp giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo sẽ không sứt mẻ, và của các quyết định chiến thuật không mất hữu hiệu.
Qua những điều vừa trinh bày ở trên, ta thấy Tùng Phong coi vấn đề lãnh đạo là chính yếu, và, thực ra, Chính Đề Việt Nam là một tài liệu được soạn đặc biệt như là một tài liệu học tập để huấn luyện cán bộ cao cấp của chế độ về nghệ thuật trở thành những người “lãnh đạo xứng danh”. Tuy nhiên, như ta đã thấy, tài liệu này có một tầm quan trọng vượt xa không những chế độ Cọng Hoà I, mà ngay cả Việt Nam: nó có giá trị một tài liệu học tập quý báu cho cán bộ các nước chậm tiến muốn hiện đại hoá.
Những nhận xét trên đây cho thấy rằng, đối với người lãnh đạo “xứng danh”, các vấn đề tổ chức và giáo dục quần chúng cũng rất hệ trong. Nó cũng được Tùng Phong soi sáng, nhưng ta không thể bàn đến trong khung khổ của bài này.
Vấn đề then chốt kế tiếp cần được soi sáng, sau khi đã được thấy rõ vấn đề chính của Việt Nam, lối tiếp cận hữu hiệu, và một giải pháp thích nghi để giải quyết vấn đề, là vấn đề lựa chọn dụng cụ để thực hiện giải pháp đó: vấn đề “khung cảnh chính trị.”
Tình trạng trên đây đã dẫn dắt đến sự tan rã của xã hội của chúng ta. Các giá trị tiêu chuẩn cũ đã mất hết hiệu lực, mà các tiêu chuẩn mới thì không có. Do đó, tín hiệu tập hợp các phần tử đã mất. “Đó là một điều vô cùng bất hạnh” vì chính là lúc này, lúc ta cần nhiều nỗ lực liên tục của toàn dân và nhiều hy sinh lớn lao của mọi người, “sự có một tín hiệu tập hợp vô cùng cần thiết để toàn dân trông vào và tin tưởng, mới có đủ nghị lực mà cung cấp cố gắng trong một hoàn cảnh khổ hạnh”. (- nt -)
Về vấn đề lãnh đạo, chúng ta đã lâm vào một sự gián đoạn lãnh đạo ”đến một trình độ trầm trọng nhứt”. Sự chuyển quyền không thực hiện được giữa lớp người trước và lớp người sau. Các bí mật [bí quyết] Quốc gia và bí mật [bí quyết] lãnh đạo đều mất. Thuật lãnh đạo không truyền lại được.
Người lãnh đạo không có đủ, di sản dĩ vãng không bảo tồn được, văn khố thất lạc và bị cướp bóc. (- nt -) Đặc biệt là sự thiếu hụt lãnh đạo này có môt ảnh hưởng tai hại: sự điều hoà giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo để bảo đảm một trạng thái thăng bằng cần thiết cho sự ổn định và tiến lên của xã hội không còn nữa.
Tái lập sự thăng bằng này là nhiệm vụ chính trong công cuộc phát triển, và nó được Tùng Phong cứu xét rất tường tận. Những tư tưởng rất mới mẻ, độc đáo và sáng suốt về vấn đề này là những đóng góp lớn vào sự soi sáng vấn đề phát triển của các nước chậm tiến.
Theo nhận xét, rất đúng, của Tùng Phong, xã hội gồm hai khối: thiểu số lãnh đạo, và đa số chịu lãnh đạo. Xã hội nào cũng có mâu thuẫn nội bộ, giữa những nhu cầu cá nhân và những nhu cầu của cộng đồng, giữa những nhu cầu ngắn hạn và những nhu cầu dài hạn của cộng đồng, giữa những mức độ đóng góp hy sinh mà lãnh đạo thấy cần và đa số chịu lãnh đạo chịu chấp nhận…. Những mâu thuẫn này phải được điều hoà thì xã hội mới ổn định và tiến được. Tùng Phong đã phân tách vấn đề một cách chi tiết như sau:
“Một cộng đồng trong toàn bộ gồm nhiều phần tử cá nhân hợp thành, chia làm hai khối, thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo. Thiểu số lãnh đạo có trách nhiệm với vận mạng của cộng đồng.
“Cộng đồng có tồn tại mới bảo đảm được phát triển của cá nhân. Cộng đồng tồn tại nhờ cố gắng và hy sinh của cá nhân, tình nguyện hay cưỡng bách, đóng góp. Nhưng lý do của cuộc sống là sự thoả mãn ước vọng của cá nhân.
“Nói một cách khác lý do của cuộc sống là lý do cá nhân. Mà điều kiện của cuộc sống là điều kiện cộng đồng. Vì thế cho nên, ngay trong bản chất đã có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của cộng đồng và quyền lợi của cá nhân trong cộng đồng. Một mâu thuẫn như thế thuộc vào loại mâu thuẫn lúc nào cũng có ở trong nội tâm của mọi phối hợp sáng tạo giữa hai lực lượng tương phản.
“Cứu cánh của sự lãnh đạo là thực hiện một trạng thái điều hoà tuyệt đối giữa hai hình thức của một sự thăng bằng đồng tiến, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ dựa nhau và kích thích nhau để tiến, thì toàn thể cộng đồng sẽ tiến triển. Nếu sự điều hoà được thực hiện dưới hình thức một sự thăng bằng tỉnh chỉ, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ đóng khung và kềm giữ nhau, toàn thể cộng đồng sẽ mất đà tiến và trở thành trụ đóng. Nếu sự điều hoà không được thực hiện, cộng đồng sẽ tan vỡ.” (CĐVN, tr. 18)
Những mâu thuẫn giữa hai quyền lợi cá nhân và cộng đồng có khi nặng, khi nhẹ. Trong những thời kỳ bình thường, cộng đồng không đứng trước một thử thách khó khăn, và không đòi hỏi sự đóng góp nhiều của cá nhân. Nhưng cũng có những thời kỳ mà cộng đồng phải đương đầu với một cuộc thử thách nghiêm trọng, và sự sống còn của cộng đồng đòi hỏi nhưng sự đóng góp to tát. Ngoài sự bảo vệ trật tự xã hội còn phải quy tụ những phương tiện vật chất và nhân sự vượt quá thông thường để đưa cộng đồng lướt qua các trở lực.
Sự mâu thuẫn khi nào cũng có. Nhưng trong trường hợp trầm trọng, trạng thái điều hòa rất khó thực hiện, sự tan vỡ của cộng đồng có thể đến bất cứ lúc nào, và, trong thực tế, nó trở thành một vấn đề cho lãnh đạo vì “sự mâu thuẫn giữa hai quyền lợi cộng đồng và cá nhân sẽ biến hình thành sự mâu thuẫn giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đao, vì thiểu số lãnh đạo, nhân danh cộng đồng đòi hỏi sự đóng góp của đa số chịu lãnh đạo” (CĐVN, tr. 19)
Sự mâu thuẫn càng ác liệt nếu đại đa số không có ý thức cộng đồng và không hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng. Trường hợp này dễ xảy ra trong các cộng đồng nghèo nàn về vật chất và ấu trĩ trong tổ chức. Đa số chịu lãnh đạo không được cộng đồng bảo đảm cho những cần thiết tối thiểu và sơ đẳng nên không có lý do tâm lý để biết đến cộng đồng, và mãi bận tâm giải quyết các vấn đề của đời sống hàng ngày, không có thì giờ để hiểu biết vấn đề của cộng đồng.
Ở đây ta thấy rõ tầm quan trọng của lãnh đạo và sự tham gia tự ý của đại đa số. Trong thời kỳ bình thường có thể cưỡng bách đại đa số tôn trọng luật lệ của cộng đồng. Nhưng trong thời kỳ thử thách, uy tín vững chắc của một lãnh tụ, hay sự cưỡng bách bằng võ lực không thay thế được sự đóng góp có ý thức vào nhu cầu của cộng đồng. Điều kiện thiết yếu để thực hiện sự tự giác đóng góp như vậy là “đa số chịu lãnh đạo phải ý thức cộng đồng và hiểu biết vấn đề cần giải quyết cần phải giải quyết của cộng đồng”. Và có như vậy thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo mới “điều hoà và tạo cho cộng đồng sinh lực cần thiết để vượt qua các thử thách quyết liệt đang đợi chờ.” (CĐVN, tr. 20)
Cần nhấn mạnh ở đây rằng sự đa số chịu lãnh đạo cũng phải ý thức vấn đề của công đồng rất quan trọng vì như vậy nó mở rộng địa bàn xoay xở của thiểu số lãnh đạo cho họ tránh được nhiều lỗi lầm chiến thuật do sự tranh đấu gay go gây ra. Nhờ đó mà sự phối hợp giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo sẽ không sứt mẻ, và của các quyết định chiến thuật không mất hữu hiệu.
Qua những điều vừa trinh bày ở trên, ta thấy Tùng Phong coi vấn đề lãnh đạo là chính yếu, và, thực ra, Chính Đề Việt Nam là một tài liệu được soạn đặc biệt như là một tài liệu học tập để huấn luyện cán bộ cao cấp của chế độ về nghệ thuật trở thành những người “lãnh đạo xứng danh”. Tuy nhiên, như ta đã thấy, tài liệu này có một tầm quan trọng vượt xa không những chế độ Cọng Hoà I, mà ngay cả Việt Nam: nó có giá trị một tài liệu học tập quý báu cho cán bộ các nước chậm tiến muốn hiện đại hoá.
Những nhận xét trên đây cho thấy rằng, đối với người lãnh đạo “xứng danh”, các vấn đề tổ chức và giáo dục quần chúng cũng rất hệ trong. Nó cũng được Tùng Phong soi sáng, nhưng ta không thể bàn đến trong khung khổ của bài này.
Vấn đề then chốt kế tiếp cần được soi sáng, sau khi đã được thấy rõ vấn đề chính của Việt Nam, lối tiếp cận hữu hiệu, và một giải pháp thích nghi để giải quyết vấn đề, là vấn đề lựa chọn dụng cụ để thực hiện giải pháp đó: vấn đề “khung cảnh chính trị.”
Vấn đề “khung cảnh chính trị” là vấn đề tìm cho Việt Nam “một chính thể thích nghi cho Dân Tộc”. Chính thể đó “không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được quy định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của Dân Tộc….” Đặt vấn đề như vây là xét vấn đề phát triển từ góc đô địa lý chính trị và văn hoá, một lối tiếp cận vấn đề phát triển mới và độc đáo.
Một điều độc đáo và mới nữa là trong sự tìm một con đuờng thích nghi cho sự phát triển Việt Nam, Tùng Phong chú tâm vào nguy cơ Việt Nam bị xâm lăng, và đặc biệt nguy cơ bị lệ thuộc Trung Hoa. Trong sự cứu xét kỹ vấn đề này ông đã đưa ra những cảnh báo có tính cách tiên tri, vì tuy đưa ra cách đây 50 năm, ngày nay nó đang xảy ra ngay dưới mắt chúng ta.
Tùng Phong đặt sự phân tách vấn đề trên hai dữ kiện:
Một điều độc đáo và mới nữa là trong sự tìm một con đuờng thích nghi cho sự phát triển Việt Nam, Tùng Phong chú tâm vào nguy cơ Việt Nam bị xâm lăng, và đặc biệt nguy cơ bị lệ thuộc Trung Hoa. Trong sự cứu xét kỹ vấn đề này ông đã đưa ra những cảnh báo có tính cách tiên tri, vì tuy đưa ra cách đây 50 năm, ngày nay nó đang xảy ra ngay dưới mắt chúng ta.
Tùng Phong đặt sự phân tách vấn đề trên hai dữ kiện:
- 1. hoàn cảnh địa dư lịch sử của Việt Nam, và
2. tình trạng nội bộ của Việt Nam.
Ngay trong trang mở đầu của tác phẩm, ông đã đặt vấn đề như sau:
“Việt Nam là một nước nhỏ – về dân số, về lãnh thổ, về kinh tế kém phát triển, về phần đóng góp vào văn minh nhân loại. Cho nên lúc nào cũng bị các nước lớn chi phối, lúc nào cũng sống dưới sự đe dọa liên tục của ngoại xâm, và “và lúc này hơn lúc nào hết, nạn ngoại xâm vẫn đe dọa Dân Tộc Việt Nam”. (CĐVN, tr. 13) Ở một đoạn dưới Tùng Phong cảnh báo:
“bao giờ yếu tố đó chưa thay đổi thì họa xâm lăng vẫn còn”.(CĐVN, tr. 236).
Nói đến “địa dư” là nói đến sự kiện Việt Nam nằm sát biên giới Trung Hoa. Nói đến “tình trạng nội bộ của chúng ta” là nói đến tình trạng Bắc Việt đã chọn con đường Cộng Sản, nghĩa là chế độ Độc tài Đảng trị như Trung Hoa.
Phương pháp Độc tài Đảng trị là một phương pháp hấp dẫn đối với nhiều người lãnh đạo khi có một chương trình vĩ đại cần được thực hiện trong một thời gian ngắn vì nó dưạ trên căn bản chặt hết các dây liên hệ của từng cá nhân bất cứ dưới hình thức gia đình, xã hội, tôn giáo và văn hoá, và thay vào đó bằng những liên hệ duy nhứt với một Đảng chính trị duy nhứt nắm chính quyền. Nó biến mỗi cá nhân thành ra một bộ phận rất dễ sai khiến, dễ uốn nắn của bộ máy khổng lồ nhiều khả năng nhưng cũng dễ xử dụng trong tay người lãnh đạo. (CĐVN, tr. 302-304)
Nhưng, về phần miền Nam thì Tùng Phong quả quyết: nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng “chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt” (CĐVN, tr.244-245).
Lý do của thái độ dứt khoát trên đây là một chế độ Độc tài Đảng trị không thể đưa đến một trạng thái điều hoà mới trong đó tiêu chuẩn mới sống chung với tiêu chuẩn cũ, “vì [nó] phủ nhận quyền tư hữu, bài trừ tôn giáo, vân vân, đã nhân danh quyền lợi của cộng đồng mà bóp chết cá nhân, do đó tiêu diệt trạng thái thăng bằng đồng tiến căn bản trong một cộng đồng, giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cộng đồng. Trạng thái thăng bằng biến mất, vì hai lực lượng tương phản không còn để tạo ra một cuộc phối hợp sáng tạo. Sinh lực sáng tạo không có thì sự tiến hoá trong tương lai của cộng đồng không bảo đảm” (CĐVN, tr. 305).
Không có một quốc gia Tây phương nào thực hiện phát triển bằng Độc tài Đảng trị. Ngay cả Nga Sô cũng phải từ bỏ chế độ đó và trở về với những giá trị tiêu chuẩn có tính cách di sản của nhân loại. Bài học của Nga Sô chứng minh rằng phương pháp Độc tài Đảng trị Cộng Sản không thế nào bảo đảm được sự thành công của một công cuộc phát triển Dân Tộc toàn diện. Nó đòi hỏi phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn, và đả phá tận nền tảng Mác-Lê. Lãnh đạo Nga Sô không muốn vậy, nhưng “thực tế lịch sử đã dồn họ vào cái thế không làm sao không thay đổi được”. Điều nhận xét nay được đưa ra năm 1960, 40 năm trước khi khối cộng sản tan rã, và Liên Bang Nga Sô và Đảng Cộng Sản Liên Sô bị giải thể….
Trong bối cảnh trên đây, câu hỏi được đặt ra là: sau khi độc lập đã khai phục, Dân Tộc chuyển qua giai đoạn phát triển, đường lối Cộng Sản còn thích hợp hay không? Giải đáp cho câu hỏi này liên quan đến sự bang giao giữa Trung Hoa và Việt Nam.
Về phía Trung Hoa, Tùng Phong nhận xét:
“Trong quá khứ, ngay những lúc ta chiến thắng Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng khôn ngoan hoà thuận với Trung Quốc và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng điều mà Trung Quốc muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống Trung hoa, suốt thời gian gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như tạm mất” (CĐVN, tr. 235)
Tùng Phong nhắc lại rằng trong 900 năm (939-1840) Trung Hoa đã bẩy lần toan chiếm Việt Nam.
“Một hành đông liên tục như vậy nhứt định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế định: lưu vực sông Hồng Hà là đường thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa. Đã như vậy, ngay từ bây giờ [1960], ý định của Trung Hoa vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần…” (CĐCV, tr. 235)
Thế còn dữ kiện Trung Cộng ủng hộ viện trợ cho Việt Nam, và đặc biệt đã giúp Việt Nam thắng trong trận Điện Biên Phủ? Tùng Phong giải thích: “Trung Cộng đã viện trợ cho Bắc Việt vì, trong hoàn cảnh phát triển nghiêm khắc của họ, họ phải nỗ lực vận động một mặt trận đồng minh thế giới làm hậu thuẫn cho chương trình phát triển của họ. Vả lại ta phải tự hỏi: họ đã gíúp khí giới kỹ thuật và phương tiện cho Việt Nam chiến thắng vì họ thân Việt Nam hay vì họ bài Mỹ, và khi viện trợ như vậy họ coi Việt Nam là một đồng chí Cộng Sản hay là một phần đất cũ xưa kia, và nay sắp gần được gồm thâu vào lãnh thổ của họ”?( – nt–)
Với cuộc phát triển đang thực hiện “nước Tàu của Mao Trạch Đông còn cần dùng con đường ra biển “hơn cả các triều đại trước đây của Trung Hoa”. Viện trợ cho Bắc Việt, trên quan điểm đó, là để dành quyền sử dụng con đường ra biển ‘khi thời cơ đến” (CĐCN, tr.29). Cho nên “Đối với Dân Tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp” (CĐVN, tr. 286)..
Những nhận xét trên đây được đưa ra vào khoảng năm 1960. Ngày nay, 50 năm sau, trong bối cảnh Trung Hoa cưỡng chiếm các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, hải phận Vịnh Bắc Việt, v.v…, nó nói lên sự sáng suốt của những người lãnh đạo Cọng Hoà I, và sự thất thiệt lớn lao cho xứ sở do sự mất những người lãnh đạo này do những biến cố năm 1963 gây nên.
“Việt Nam là một nước nhỏ – về dân số, về lãnh thổ, về kinh tế kém phát triển, về phần đóng góp vào văn minh nhân loại. Cho nên lúc nào cũng bị các nước lớn chi phối, lúc nào cũng sống dưới sự đe dọa liên tục của ngoại xâm, và “và lúc này hơn lúc nào hết, nạn ngoại xâm vẫn đe dọa Dân Tộc Việt Nam”. (CĐVN, tr. 13) Ở một đoạn dưới Tùng Phong cảnh báo:
“bao giờ yếu tố đó chưa thay đổi thì họa xâm lăng vẫn còn”.(CĐVN, tr. 236).
Nói đến “địa dư” là nói đến sự kiện Việt Nam nằm sát biên giới Trung Hoa. Nói đến “tình trạng nội bộ của chúng ta” là nói đến tình trạng Bắc Việt đã chọn con đường Cộng Sản, nghĩa là chế độ Độc tài Đảng trị như Trung Hoa.
Phương pháp Độc tài Đảng trị là một phương pháp hấp dẫn đối với nhiều người lãnh đạo khi có một chương trình vĩ đại cần được thực hiện trong một thời gian ngắn vì nó dưạ trên căn bản chặt hết các dây liên hệ của từng cá nhân bất cứ dưới hình thức gia đình, xã hội, tôn giáo và văn hoá, và thay vào đó bằng những liên hệ duy nhứt với một Đảng chính trị duy nhứt nắm chính quyền. Nó biến mỗi cá nhân thành ra một bộ phận rất dễ sai khiến, dễ uốn nắn của bộ máy khổng lồ nhiều khả năng nhưng cũng dễ xử dụng trong tay người lãnh đạo. (CĐVN, tr. 302-304)
Nhưng, về phần miền Nam thì Tùng Phong quả quyết: nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng “chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt” (CĐVN, tr.244-245).
Lý do của thái độ dứt khoát trên đây là một chế độ Độc tài Đảng trị không thể đưa đến một trạng thái điều hoà mới trong đó tiêu chuẩn mới sống chung với tiêu chuẩn cũ, “vì [nó] phủ nhận quyền tư hữu, bài trừ tôn giáo, vân vân, đã nhân danh quyền lợi của cộng đồng mà bóp chết cá nhân, do đó tiêu diệt trạng thái thăng bằng đồng tiến căn bản trong một cộng đồng, giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cộng đồng. Trạng thái thăng bằng biến mất, vì hai lực lượng tương phản không còn để tạo ra một cuộc phối hợp sáng tạo. Sinh lực sáng tạo không có thì sự tiến hoá trong tương lai của cộng đồng không bảo đảm” (CĐVN, tr. 305).
Không có một quốc gia Tây phương nào thực hiện phát triển bằng Độc tài Đảng trị. Ngay cả Nga Sô cũng phải từ bỏ chế độ đó và trở về với những giá trị tiêu chuẩn có tính cách di sản của nhân loại. Bài học của Nga Sô chứng minh rằng phương pháp Độc tài Đảng trị Cộng Sản không thế nào bảo đảm được sự thành công của một công cuộc phát triển Dân Tộc toàn diện. Nó đòi hỏi phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn, và đả phá tận nền tảng Mác-Lê. Lãnh đạo Nga Sô không muốn vậy, nhưng “thực tế lịch sử đã dồn họ vào cái thế không làm sao không thay đổi được”. Điều nhận xét nay được đưa ra năm 1960, 40 năm trước khi khối cộng sản tan rã, và Liên Bang Nga Sô và Đảng Cộng Sản Liên Sô bị giải thể….
Trong bối cảnh trên đây, câu hỏi được đặt ra là: sau khi độc lập đã khai phục, Dân Tộc chuyển qua giai đoạn phát triển, đường lối Cộng Sản còn thích hợp hay không? Giải đáp cho câu hỏi này liên quan đến sự bang giao giữa Trung Hoa và Việt Nam.
Về phía Trung Hoa, Tùng Phong nhận xét:
“Trong quá khứ, ngay những lúc ta chiến thắng Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng khôn ngoan hoà thuận với Trung Quốc và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng điều mà Trung Quốc muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống Trung hoa, suốt thời gian gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như tạm mất” (CĐVN, tr. 235)
Tùng Phong nhắc lại rằng trong 900 năm (939-1840) Trung Hoa đã bẩy lần toan chiếm Việt Nam.
“Một hành đông liên tục như vậy nhứt định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế định: lưu vực sông Hồng Hà là đường thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa. Đã như vậy, ngay từ bây giờ [1960], ý định của Trung Hoa vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần…” (CĐCV, tr. 235)
Thế còn dữ kiện Trung Cộng ủng hộ viện trợ cho Việt Nam, và đặc biệt đã giúp Việt Nam thắng trong trận Điện Biên Phủ? Tùng Phong giải thích: “Trung Cộng đã viện trợ cho Bắc Việt vì, trong hoàn cảnh phát triển nghiêm khắc của họ, họ phải nỗ lực vận động một mặt trận đồng minh thế giới làm hậu thuẫn cho chương trình phát triển của họ. Vả lại ta phải tự hỏi: họ đã gíúp khí giới kỹ thuật và phương tiện cho Việt Nam chiến thắng vì họ thân Việt Nam hay vì họ bài Mỹ, và khi viện trợ như vậy họ coi Việt Nam là một đồng chí Cộng Sản hay là một phần đất cũ xưa kia, và nay sắp gần được gồm thâu vào lãnh thổ của họ”?( – nt–)
Với cuộc phát triển đang thực hiện “nước Tàu của Mao Trạch Đông còn cần dùng con đường ra biển “hơn cả các triều đại trước đây của Trung Hoa”. Viện trợ cho Bắc Việt, trên quan điểm đó, là để dành quyền sử dụng con đường ra biển ‘khi thời cơ đến” (CĐCN, tr.29). Cho nên “Đối với Dân Tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp” (CĐVN, tr. 286)..
Những nhận xét trên đây được đưa ra vào khoảng năm 1960. Ngày nay, 50 năm sau, trong bối cảnh Trung Hoa cưỡng chiếm các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, hải phận Vịnh Bắc Việt, v.v…, nó nói lên sự sáng suốt của những người lãnh đạo Cọng Hoà I, và sự thất thiệt lớn lao cho xứ sở do sự mất những người lãnh đạo này do những biến cố năm 1963 gây nên.
Những điều vừa trình bày trên đây cho phép trả lời một cách dứt khoát câu hỏi: ngày nay, đường lối Cộng Sản còn thích hợp không? Giải đáp là: Không. Không những đúng cho thời gian 1960, mà hiện nay, 2009, lại còn đúng hơn nữa. Nhưng điều quan trọng là ta phải hiểu cho thật rõ: tại sao, như Tùng Phong giải thích dưới đây.
Chủ trương Cộng Sản chẳng những không giải quyết được vấn đề của Quốc Gia Việt Nam trong thời kỳ này [1960] của cộng đồng, mà lại “sẽ đưa Dân Tộc vào một con đường đen tối cho nhiều thế hệ tương lai” (CĐVN, tr.27) và “sự gắn liền vận mạng của chúng ta vào vận mạng Trung Cộng là một hành động di hại cho Dân Tộc” (CĐVN, tr. 290).
Tùng Phong nhận xét: mối liên hệ giữa Cộng Sản Việt Nam với Trung Quốc làm “tái hiện dũng mãnh”, sau một trăm năm vắng mặt, “ký ức thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta”, và cảnh báo:
“Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa sự tồn tại của Dân Tộc…”
“Sở dĩ ngày nay [1960], sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt Nam bị Bắc Việt thôn tính, thì sự thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian” (CĐVN, tr. 301).
Ngày nay, năm 2009, những cảnh báo trên đây không còn là cảnh báo nữa, mà đã thành hiện thực: sự thôn tính Nam Việt bởi Bắc Việt đã mở đường cho Trung Quốc thôn tính toàn Việt Nam.
Tùng Phong viết: “Các nhà lãnh đạo phía Bắc vẫn chưa nhận thức được nguy cơ đang đe dọa Dân Tộc và những ngày đen tối của chúng ta vẫn còn tiếp tục” vì “những người lãnh đạo này đang còn say mê thuyết Cộng Sản và đương nhiên đưa nó lên hàng một chân lý” trong khi Nga Sô và Trung Cộng chỉ coi nó là một phương tiện. Đưa một phương tiện của người lên làm chân lý của mình là mặc nhiên hạ mình xuống thấp hơn một bực đối với các lãnh tụ cộng sản quốc tế, “và tự biến mình thành một thứ nô lệ trí thức cho người sai khiến”. Vì vậy cho nên, trong nhiều hành động chính trị của các nhà lãnh đạo phía Bắc “lý thuyết được để lên trên quyền lợi Dân Tộc” (CĐVN, tr. 290).
Vì sự lệ thuộc về lý thuyết, các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh quyền lợi Dân Tộc Việt Nam cho quyền lợi của Dân Tộc Trung Hoa. Nếu đặt quyền lợi của Dân Tộc trên hết, “thì không có lý do gì để binh vực sự gắn liền vận mạng công cuộc phát triển của chúng ta với vận mạng công cuộc phát triển của Trung Cộng” (CĐVN, tr. 338).
Tùng Phong nói: ”sự gắn liền vận mạng của chúng ta vào vận mạng Trung Cộng là một hành động di hại cho Dân Tộc”. (CĐVN, tr. 290) Sự áp dụng các phương pháp huy động nhân lực Trung Cộng vào trường hợp Việt Nam, mặc dầu hoàn cảnh phát triển của chúng ta không hề đòi hỏi những phương tiện như vậy, là “làm sống lại tâm lý thuộc quốc gần như đã chết trong thế kỷ, của những người tự ty mặc cảm trước “Trung Hoa vĩ đại”, lúc nào cũng xem Việt Nam là “một Trung Hoa con con” (CĐVN, tr. 342). Nếu Trung Hoa diễn tuồng trên sân khấu 100 m2, Việt Nam cũng phải diễn cùng một tấn tuồng trên 1 m2. “Ngày nay, vì nước Tàu thi hành phương pháp Độc tài Đảng trị kinh khủng một cách rộng lớn, thì Bắc Việt cũng phải thi hành phương pháp Độc tài Đảng trị kinh khủng một cách nho nhỏ” (- nt -)
Sự quy phục thuyết Cộng Sản “sẽ đương nhiên biến sự đe doạ thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam thành thực tế…”; các nhà lãnh đạo Cộng Sản áp dụng phương pháp Độc tài Đảng trị ở Việt Nam “sẽ đương nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam” vì phương pháp đó “sẽ suy nhược hoá sức đề kháng của Dân Tộc đối với kẻ xâm lăng” (CĐVN, tr. 373).
“Trong tình thế chính trị chúng ta được mục kích, sự quy phục thuyết Cộng Sản của các nhà lãnh đạo Bắc Việt tự nó là một sự thần phục Trung Cộng, như các triều đại xưa của chúng ta thần phục Trung Hoa…” (CĐVN, tr. 374).
“Sự quy phục lý thuyết Cộng Sản sẽ đương nhiên gắn liền vận mạng công cuộc phát triển Dân Tộc chúng ta vào vận mạng công cuộc phát triển của Trung Hoa… Như vậy có nghĩa là “chúng ta tự ý bỏ công cuộc phát triển của chúng ta” ( – nt – )
Sự lệ thuộc trên đây là một lệ thuộc nặng nề của Việt Nam đối với văn hoá Tàu. Từ ngày lập quốc, cách đây hơn một ngàn năm, sự chi phối của Trung Hoa đối với Việt Nam nặng nề đến đỗi tâm lý thuộc quốc bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống của Dân Tộc.
Tâm lý này xuất phát từ hai sự kiện: tự ty mặc cảm đối với “Trung Hoa vĩ đại”, và sự lệ thuộc của ta đối với văn hoá Tàu. Những lời ca tụng “Trung Hoa vĩ đại” của miền Bắc, những điệu âm thanh Trung Cộng của đài phát thanh Hà Nội, những điệu vũ nữ hoà bình, và những y phục theo Tàu đều là “những biểu lộ thiết thực của một sự lệ thuộc văn hoá càng ngày càng sâu đậm của miền Bắc đối với Trung Cộng” bởi vì “các nhà lãnh đạo miền Bắc đã chấp nhận một sự lệ thuộc tư tưởng” (CĐVN, tr. 375).
Mà cũng vì lệ thuộc chủ nghĩa Cọng Sản mà cuộc chiến đấu dành độc lập của chúng ta tiêu hao bao sinh lực Dân Tộc, mà xảy ra tình trạng chia đôi đất nước, mà chiến tranh tàn phá cái vốn nhân lực và tài nguyên của chúng từ hai mươi năm nay. (CĐVN, tr. 376). Từ mười năm nay [1954] Bắc Việt chưa thực hiện được những mục tiêu đáng kể, trong khi các thực hiện của Nam Việt đều bị du kích quân Bắc Việt phá hoại. Bao nhiêu sinh lực của Dân Tộc đã bị phí phạm.
Tùng Phong nhận xét rằng: “Chưa có một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức những điều kiện trên. Thư lại chính trị miền Bắc vẫn còn đang ca tụng như những chân lý những giá trị tiêu chuẩn và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ” (CĐVN, tr.287). Và cũng vì các lý do trên đây, Tùng Phong nói, “chúng ta có thể quả quyết rằng các nhà lãnh đạo phía Bắc chưa nhận thức nguy cơ đang đe dọa Dân Tộc, và những ngày đen tối của chúng ta vẫn còn tiếp tục” (CĐVN, tr. 217).
Những nhận xét và cảnh báo trên đây là những nhận xét và cảnh báo thốt ra năm 1960. Những gì xảy ra từ 1975 chứng tỏ rằng tình hình càng ngày càng trầm trọng hơn thêm, và lại còn đen tối hơn là Tùng Phong đã dự đoán. Ngày nay, 2009, Trung Hoa không những đe dọa sự tồn tại của Việt Nam, mà đang thực sự thôn tính Việt Nam. Nhân danh xã hội chủ nghĩa và cách mạng thế giới Cộng Sản Trung Hoa đả cỡi lưng Cộng Sản Việt Nam bành trướng ách thống trị của Trung Hoa qua vĩ tuyến 17, bao luôn Cao Nguyên Nam Phần, xuống tận Cà Mau.
Năm 1960, Tùng Phong còn hy vọng rằng “sự tồn tại miền Nam là một bảo đảm cho Dân Tộc thoát khỏi ách thống trị Trung Cộng, vừa là bảo đảm cho cơ hội phát triển của chúng ta, và vừa là một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Bắc Việt khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho Dân Tộc…; sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của Dân Tộc.” (CĐVN, tr. 301-302).
Không may cho Dân Tộc Việt Nam, hy vọng lớn trên đây đã không thành. Cuộc đảo chánh tháng 11, năm 1963, và những sự xáo trộn nó gây ra, tạo ra một tình trạng miền Nam vô chính phủ, vô lãnh đạo, sinh lực sút giảm; đồng thời những xáo trộn do những lực lượng phản chiến Hoa Kỳ áp lực chính phủ Mỹ phải bỏ rơi Việt Nam, tạo ra một tình trạng hỗn loạn, suy sụp, tạo điều kiện cho Cộng Sản chiến thắng và thôn tính miền Nam. Đặc biệt là lúc đó, họ càng tin là họ đã đúng đường. Nhưng, ngày nay, sau những gì đã xảy ra từ lúc Cộng Sản xâm chiếm miến Nam, càng ngày càng rõ rằng những gì Tùng Phong nói lên trên đây trong Chính Đề Việt Nam là đúng: sự mất còn của miền Nam là một bảo đảm cho Dân Tộc thoát khỏi ách thống trị Trung Cộng, vừa là lối thoát cho các nhà lãnh đạo Bắc Việt khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho Dân Tộc.
Điều vừa nêu lên giúp làm sáng tỏ một vấn đề đã làm dư luận bàn tán nhiều năm 1963, và trong thờì gian qua, vẫn còn được nhiều người đề cập đến. Năm 1963 có những tin đồn rằng ông Ngô Đình Nhu (Tùng Phong) liên lạc với Cọng Sản. Điều này nay đã được những người thân cận xác nhận. Nhưng điều quan trọng nhất – để làm gì – thì ngoài ông Nhu ra, không ai biết ông Nhu và những người bên kia bàn gì với nhau. Nay ông Nhu đã mất, điều này vẩn chưa được soi sáng vì không có, và không còn nhân chứng, trừ anh Cao Xuân Vỹ; mà chính anh Cao Xuân Vỹ cũng không được biết.
Chủ trương Cộng Sản chẳng những không giải quyết được vấn đề của Quốc Gia Việt Nam trong thời kỳ này [1960] của cộng đồng, mà lại “sẽ đưa Dân Tộc vào một con đường đen tối cho nhiều thế hệ tương lai” (CĐVN, tr.27) và “sự gắn liền vận mạng của chúng ta vào vận mạng Trung Cộng là một hành động di hại cho Dân Tộc” (CĐVN, tr. 290).
Tùng Phong nhận xét: mối liên hệ giữa Cộng Sản Việt Nam với Trung Quốc làm “tái hiện dũng mãnh”, sau một trăm năm vắng mặt, “ký ức thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta”, và cảnh báo:
“Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa sự tồn tại của Dân Tộc…”
“Sở dĩ ngày nay [1960], sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt Nam bị Bắc Việt thôn tính, thì sự thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian” (CĐVN, tr. 301).
Ngày nay, năm 2009, những cảnh báo trên đây không còn là cảnh báo nữa, mà đã thành hiện thực: sự thôn tính Nam Việt bởi Bắc Việt đã mở đường cho Trung Quốc thôn tính toàn Việt Nam.
Tùng Phong viết: “Các nhà lãnh đạo phía Bắc vẫn chưa nhận thức được nguy cơ đang đe dọa Dân Tộc và những ngày đen tối của chúng ta vẫn còn tiếp tục” vì “những người lãnh đạo này đang còn say mê thuyết Cộng Sản và đương nhiên đưa nó lên hàng một chân lý” trong khi Nga Sô và Trung Cộng chỉ coi nó là một phương tiện. Đưa một phương tiện của người lên làm chân lý của mình là mặc nhiên hạ mình xuống thấp hơn một bực đối với các lãnh tụ cộng sản quốc tế, “và tự biến mình thành một thứ nô lệ trí thức cho người sai khiến”. Vì vậy cho nên, trong nhiều hành động chính trị của các nhà lãnh đạo phía Bắc “lý thuyết được để lên trên quyền lợi Dân Tộc” (CĐVN, tr. 290).
Vì sự lệ thuộc về lý thuyết, các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh quyền lợi Dân Tộc Việt Nam cho quyền lợi của Dân Tộc Trung Hoa. Nếu đặt quyền lợi của Dân Tộc trên hết, “thì không có lý do gì để binh vực sự gắn liền vận mạng công cuộc phát triển của chúng ta với vận mạng công cuộc phát triển của Trung Cộng” (CĐVN, tr. 338).
Tùng Phong nói: ”sự gắn liền vận mạng của chúng ta vào vận mạng Trung Cộng là một hành động di hại cho Dân Tộc”. (CĐVN, tr. 290) Sự áp dụng các phương pháp huy động nhân lực Trung Cộng vào trường hợp Việt Nam, mặc dầu hoàn cảnh phát triển của chúng ta không hề đòi hỏi những phương tiện như vậy, là “làm sống lại tâm lý thuộc quốc gần như đã chết trong thế kỷ, của những người tự ty mặc cảm trước “Trung Hoa vĩ đại”, lúc nào cũng xem Việt Nam là “một Trung Hoa con con” (CĐVN, tr. 342). Nếu Trung Hoa diễn tuồng trên sân khấu 100 m2, Việt Nam cũng phải diễn cùng một tấn tuồng trên 1 m2. “Ngày nay, vì nước Tàu thi hành phương pháp Độc tài Đảng trị kinh khủng một cách rộng lớn, thì Bắc Việt cũng phải thi hành phương pháp Độc tài Đảng trị kinh khủng một cách nho nhỏ” (- nt -)
Sự quy phục thuyết Cộng Sản “sẽ đương nhiên biến sự đe doạ thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam thành thực tế…”; các nhà lãnh đạo Cộng Sản áp dụng phương pháp Độc tài Đảng trị ở Việt Nam “sẽ đương nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam” vì phương pháp đó “sẽ suy nhược hoá sức đề kháng của Dân Tộc đối với kẻ xâm lăng” (CĐVN, tr. 373).
“Trong tình thế chính trị chúng ta được mục kích, sự quy phục thuyết Cộng Sản của các nhà lãnh đạo Bắc Việt tự nó là một sự thần phục Trung Cộng, như các triều đại xưa của chúng ta thần phục Trung Hoa…” (CĐVN, tr. 374).
“Sự quy phục lý thuyết Cộng Sản sẽ đương nhiên gắn liền vận mạng công cuộc phát triển Dân Tộc chúng ta vào vận mạng công cuộc phát triển của Trung Hoa… Như vậy có nghĩa là “chúng ta tự ý bỏ công cuộc phát triển của chúng ta” ( – nt – )
Sự lệ thuộc trên đây là một lệ thuộc nặng nề của Việt Nam đối với văn hoá Tàu. Từ ngày lập quốc, cách đây hơn một ngàn năm, sự chi phối của Trung Hoa đối với Việt Nam nặng nề đến đỗi tâm lý thuộc quốc bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống của Dân Tộc.
Tâm lý này xuất phát từ hai sự kiện: tự ty mặc cảm đối với “Trung Hoa vĩ đại”, và sự lệ thuộc của ta đối với văn hoá Tàu. Những lời ca tụng “Trung Hoa vĩ đại” của miền Bắc, những điệu âm thanh Trung Cộng của đài phát thanh Hà Nội, những điệu vũ nữ hoà bình, và những y phục theo Tàu đều là “những biểu lộ thiết thực của một sự lệ thuộc văn hoá càng ngày càng sâu đậm của miền Bắc đối với Trung Cộng” bởi vì “các nhà lãnh đạo miền Bắc đã chấp nhận một sự lệ thuộc tư tưởng” (CĐVN, tr. 375).
Mà cũng vì lệ thuộc chủ nghĩa Cọng Sản mà cuộc chiến đấu dành độc lập của chúng ta tiêu hao bao sinh lực Dân Tộc, mà xảy ra tình trạng chia đôi đất nước, mà chiến tranh tàn phá cái vốn nhân lực và tài nguyên của chúng từ hai mươi năm nay. (CĐVN, tr. 376). Từ mười năm nay [1954] Bắc Việt chưa thực hiện được những mục tiêu đáng kể, trong khi các thực hiện của Nam Việt đều bị du kích quân Bắc Việt phá hoại. Bao nhiêu sinh lực của Dân Tộc đã bị phí phạm.
Tùng Phong nhận xét rằng: “Chưa có một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức những điều kiện trên. Thư lại chính trị miền Bắc vẫn còn đang ca tụng như những chân lý những giá trị tiêu chuẩn và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ” (CĐVN, tr.287). Và cũng vì các lý do trên đây, Tùng Phong nói, “chúng ta có thể quả quyết rằng các nhà lãnh đạo phía Bắc chưa nhận thức nguy cơ đang đe dọa Dân Tộc, và những ngày đen tối của chúng ta vẫn còn tiếp tục” (CĐVN, tr. 217).
Những nhận xét và cảnh báo trên đây là những nhận xét và cảnh báo thốt ra năm 1960. Những gì xảy ra từ 1975 chứng tỏ rằng tình hình càng ngày càng trầm trọng hơn thêm, và lại còn đen tối hơn là Tùng Phong đã dự đoán. Ngày nay, 2009, Trung Hoa không những đe dọa sự tồn tại của Việt Nam, mà đang thực sự thôn tính Việt Nam. Nhân danh xã hội chủ nghĩa và cách mạng thế giới Cộng Sản Trung Hoa đả cỡi lưng Cộng Sản Việt Nam bành trướng ách thống trị của Trung Hoa qua vĩ tuyến 17, bao luôn Cao Nguyên Nam Phần, xuống tận Cà Mau.
Năm 1960, Tùng Phong còn hy vọng rằng “sự tồn tại miền Nam là một bảo đảm cho Dân Tộc thoát khỏi ách thống trị Trung Cộng, vừa là bảo đảm cho cơ hội phát triển của chúng ta, và vừa là một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Bắc Việt khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho Dân Tộc…; sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của Dân Tộc.” (CĐVN, tr. 301-302).
Không may cho Dân Tộc Việt Nam, hy vọng lớn trên đây đã không thành. Cuộc đảo chánh tháng 11, năm 1963, và những sự xáo trộn nó gây ra, tạo ra một tình trạng miền Nam vô chính phủ, vô lãnh đạo, sinh lực sút giảm; đồng thời những xáo trộn do những lực lượng phản chiến Hoa Kỳ áp lực chính phủ Mỹ phải bỏ rơi Việt Nam, tạo ra một tình trạng hỗn loạn, suy sụp, tạo điều kiện cho Cộng Sản chiến thắng và thôn tính miền Nam. Đặc biệt là lúc đó, họ càng tin là họ đã đúng đường. Nhưng, ngày nay, sau những gì đã xảy ra từ lúc Cộng Sản xâm chiếm miến Nam, càng ngày càng rõ rằng những gì Tùng Phong nói lên trên đây trong Chính Đề Việt Nam là đúng: sự mất còn của miền Nam là một bảo đảm cho Dân Tộc thoát khỏi ách thống trị Trung Cộng, vừa là lối thoát cho các nhà lãnh đạo Bắc Việt khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho Dân Tộc.
Điều vừa nêu lên giúp làm sáng tỏ một vấn đề đã làm dư luận bàn tán nhiều năm 1963, và trong thờì gian qua, vẫn còn được nhiều người đề cập đến. Năm 1963 có những tin đồn rằng ông Ngô Đình Nhu (Tùng Phong) liên lạc với Cọng Sản. Điều này nay đã được những người thân cận xác nhận. Nhưng điều quan trọng nhất – để làm gì – thì ngoài ông Nhu ra, không ai biết ông Nhu và những người bên kia bàn gì với nhau. Nay ông Nhu đã mất, điều này vẩn chưa được soi sáng vì không có, và không còn nhân chứng, trừ anh Cao Xuân Vỹ; mà chính anh Cao Xuân Vỹ cũng không được biết.
Nay, chỉ còn tôi là người nhân chứng duy nhứt.
Nhưng tôi chỉ làm nhân chứng những điều sau đây do chính ông Nhu đã tiết lộ trong một cuộc họp báo với ký giả ngoại quốc vào cuối tháng 9, năm 1963. Tôi là thông dịch viên trong buổi họp báo đó, (xin xem hình kèm) và tôi đã nghe và thông dịch hai điều sau đây:
- 1. Ông đã tiếp Trần Độ ngay “trong phòng này”, văn phòng của ông, nơi mà ông đang tiếp các ký giả,
2. Trần Độ có hỏi ông: “Nếu chúng tôi buông súng thì Việt Nam sẽ thế nào?”
- 1. Ông Nhu đã có tiếp xúc với phía Cộng Sản;
2. Ông Nhu đã có đề cập đến vấn đề phía Cộng Sản ngưng chiến.
Với những lý luận gì? Nay Chính Đề Việt Nam – ta nên nhớ rằng tác phẩm này được hoàn tất vào năm 1962 – cho phép ta nghĩ rằng Ông Nhu đã nói với phía bên kia như sau:
1. Chuyên chế Độc tài Đảng trị không thể chấp nhận được, và khư khư ôm lấy thuyết Cộng Sản, như các nhà lãnh đạo miền Bắc đang làm, là sai, vì nó không thich nghi với hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam và không giải quyết được vấn đề phát triển/hiện đại hoá của Dân Tôc Việt Nam được.
2 Áp dụng thuyết Cộng Sản là thần phục Trung Hoa, tái lập sự lệ thuôc của Dân Tộc Việt Nam đối với Trung Hoa như dưới các triều xưa, và tạo điều kiện cho Trung Hoa xâm chiếm Việt Nam.
3. Sự tồn tại của miền Nam là một lối thoát cho lãnh đạo miền Bắc khỏi mang tiếng là đã hy sinh quyền lợi của Dân Tôc Việt Nam, và phục vụ quyền lợi Trung Hoa.
Như ta đã thấy ở đoạn trên, Ông Nhu than phiền rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc đã mù quáng không chịu bỏ thuyết Cộng Sản, vẫn cho đó là chân lý, nhất quyết “trụ” với giải pháp Độc tài Đảng trị, và quy phục Trung Cộng.
Đó là năm 1962. Bây giờ, năm 2009, tình trạng lại trầm trọng và khẩn trương hơn. Và không biết bao giờ lại mới có cơ hội, và một sự lãnh đạo sáng suốt để bảo đảm công cuộc phát triển để giải quyết vấn đề đặt ra cho Dân Tộc Việt Nam từ một ngàn năm: “cởi bỏ cho Dân Tộc tâm lý thuộc quốc đối với Trung Hoa”, như Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ đã làm. (CĐVN, tr. 342)
Dù sao, ngày nay, với Chính Đề Việt Nam, lối tiếp cận và giải pháp đã có; ngoài hai điều kiện vừa nêu trên, chỉ cần một điều kiện căn bản hơn cả, mà Tùng Phong đưa ra trong phần kết thúc tác phẩm. Đó là:
“Trong tình hình chính trị thế giới hiện nay, và trong trình độ tiến hoá của nhân loại hiện nay, các vấn đề Dân Tộc Việt Nam, trong thời kỳ này, chỉ có thể tìm ra được một giải đáp nếu chúng ta trụ vào vị trí Dân Tộc”. (CĐVN, tr. 503)
Và Tùng Phong kết luận với một lời nhắc và hai lời kêu gọi.
Lời nhắc đề cập đến một thực tế mà ta không thể phủ nhận được. Đó là dưới áp lực của nhân khẩu, Trung Hoa phải bành trướng. Sự bành trướng này đã mở màn. “Nếu chúng ta không thức tỉnh thì một trong những nạn nhân đầu tiên của sự bành trướng nói trên sẽ là chúng ta. Chỉ tưởng tượng đến viễn ảnh đó cũng đủ làm cho chúng ta khủng khiếp.”
Và hai lời kêu gọi, một lời hướng về miền Nam, và một lời hướng về miền Bắc:
1. “công cuộc chống sự xâm lăng của miền Bắc không lúc nào khẩn thiết cho cộng đồng Dân Tộc Việt Nam bằng trong lúc này hết”
2. “chúng ta mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hoá của Dân Tộc, không nên tiếp tục sự trụ-đóng vào phương tiện Cộng Sản nữa”. (CĐVN, tr. 505-506)
Ngày nay, miền Nam không còn nữa, mà Tùng Phong cũng không còn nữa, nhưng lời nhắc và những lời kêu gọi trên lại còn thích hợp hơn lúc nào hết.
Viết cho Đặc San
Vào dịp Lễ Tưởng Niệm Tống Thống Ngô Đình Diệm
Tháng 11, năm 2009
Phụ bản Chính Đề Việt Nam:
Độc giả nào muốn có toàn bộ tác phẩm để đọc,
Xin liên lạc với Anh Đỗ Như Điện
405 Ranger Road, Fallbrook, CA 92028-8482
E-Mail: donhudien@yahoo. com
ĐT: 858-337-7049
1. Chuyên chế Độc tài Đảng trị không thể chấp nhận được, và khư khư ôm lấy thuyết Cộng Sản, như các nhà lãnh đạo miền Bắc đang làm, là sai, vì nó không thich nghi với hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam và không giải quyết được vấn đề phát triển/hiện đại hoá của Dân Tôc Việt Nam được.
2 Áp dụng thuyết Cộng Sản là thần phục Trung Hoa, tái lập sự lệ thuôc của Dân Tộc Việt Nam đối với Trung Hoa như dưới các triều xưa, và tạo điều kiện cho Trung Hoa xâm chiếm Việt Nam.
3. Sự tồn tại của miền Nam là một lối thoát cho lãnh đạo miền Bắc khỏi mang tiếng là đã hy sinh quyền lợi của Dân Tôc Việt Nam, và phục vụ quyền lợi Trung Hoa.
Như ta đã thấy ở đoạn trên, Ông Nhu than phiền rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc đã mù quáng không chịu bỏ thuyết Cộng Sản, vẫn cho đó là chân lý, nhất quyết “trụ” với giải pháp Độc tài Đảng trị, và quy phục Trung Cộng.
Đó là năm 1962. Bây giờ, năm 2009, tình trạng lại trầm trọng và khẩn trương hơn. Và không biết bao giờ lại mới có cơ hội, và một sự lãnh đạo sáng suốt để bảo đảm công cuộc phát triển để giải quyết vấn đề đặt ra cho Dân Tộc Việt Nam từ một ngàn năm: “cởi bỏ cho Dân Tộc tâm lý thuộc quốc đối với Trung Hoa”, như Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ đã làm. (CĐVN, tr. 342)
Dù sao, ngày nay, với Chính Đề Việt Nam, lối tiếp cận và giải pháp đã có; ngoài hai điều kiện vừa nêu trên, chỉ cần một điều kiện căn bản hơn cả, mà Tùng Phong đưa ra trong phần kết thúc tác phẩm. Đó là:
“Trong tình hình chính trị thế giới hiện nay, và trong trình độ tiến hoá của nhân loại hiện nay, các vấn đề Dân Tộc Việt Nam, trong thời kỳ này, chỉ có thể tìm ra được một giải đáp nếu chúng ta trụ vào vị trí Dân Tộc”. (CĐVN, tr. 503)
Và Tùng Phong kết luận với một lời nhắc và hai lời kêu gọi.
Lời nhắc đề cập đến một thực tế mà ta không thể phủ nhận được. Đó là dưới áp lực của nhân khẩu, Trung Hoa phải bành trướng. Sự bành trướng này đã mở màn. “Nếu chúng ta không thức tỉnh thì một trong những nạn nhân đầu tiên của sự bành trướng nói trên sẽ là chúng ta. Chỉ tưởng tượng đến viễn ảnh đó cũng đủ làm cho chúng ta khủng khiếp.”
Và hai lời kêu gọi, một lời hướng về miền Nam, và một lời hướng về miền Bắc:
1. “công cuộc chống sự xâm lăng của miền Bắc không lúc nào khẩn thiết cho cộng đồng Dân Tộc Việt Nam bằng trong lúc này hết”
2. “chúng ta mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hoá của Dân Tộc, không nên tiếp tục sự trụ-đóng vào phương tiện Cộng Sản nữa”. (CĐVN, tr. 505-506)
Ngày nay, miền Nam không còn nữa, mà Tùng Phong cũng không còn nữa, nhưng lời nhắc và những lời kêu gọi trên lại còn thích hợp hơn lúc nào hết.
Viết cho Đặc San
Vào dịp Lễ Tưởng Niệm Tống Thống Ngô Đình Diệm
Tháng 11, năm 2009
Phụ bản Chính Đề Việt Nam:
Độc giả nào muốn có toàn bộ tác phẩm để đọc,
Xin liên lạc với Anh Đỗ Như Điện
405 Ranger Road, Fallbrook, CA 92028-8482
E-Mail: donhudien@yahoo. com
ĐT: 858-337-7049
No comments:
Post a Comment