Saturday, April 18, 2009

Ý Kiến Của Cựu Chiến Binh Charlie Lynn Về Triển Lãm Nambang - Mai Phương

LGT: Vụ triển lãm Nam bang bởi Casula Powerhouse Art Center ở Sydney về cuộc chiến Việt nam đã tạo nên những chỉ trích trong cộng đồng VN tại Sydney và đưa đến những cuộc biểu tình chống đối. Bài viết của Charlie Lynn, cho người đọc thấy cái nhìn của một người Úc, một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, về cuộc triển lãm này. Nhưng cái nhìn này không quan trọng.

Điều đáng chú ý là Lynn khi ghi lại những chú giải trên các bức tranh đã cho thấy sự bệnh hoạn của - những "nghệ nhân"- tác giả của những tấm tranh trưng bầy. Và qua đó sự thiên lệch không thể chối cãi của ban tuyển chọn tác phẩm trưng bầy.

---------------
    Ý Kiến Của Cựu Chiến Binh Charlie Lynn Về Triển Lãm Nambang Tại Trung Tâm Nghệ Thuật Casula Powerhouse

Bản dịch do Mai Phương
April 16, 2009

http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%C5%93B%1B^


Bộ Trưởng bộ Cựu Chiến Binh Alan Griffin khai mạc cuộc triển lãm tranh Nambang tại Casula Powerhouse Arts Centre với một thú nhận hạ thấp trình độ thưởng thức “nghệ thuật” của ông ta xuống, rằng ông ta bị chứng loạn sắc. Ông ta nói thêm ông thấy có một số những tranh ảnh trưng bầy mang tính “xúc phạm” nhưng đã bỏ qua không phê phán. “Nghệ thuật” là tùy theo cảm quan của người thưởng lãm. Tôi là một trong những người chia xẻ quan điểm này của ông Alan.

Một đám đông những người chống đối đứng vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa là một chỉ dấu sớm về sự nhận định chân thật nói trên của ông Bộ Trưởng.

Tục lệ “thui chó” thấy lạ và được nhiều người chú ý. Việc trưng bầy bức tranh của Sean Gladwell, con trai một cựu chiến binh ở VN, là một điểm nổi bật. Thân phụ của Sean là Mark một người bạn cũ của tôi và tôi thật vui được gặp lại ông sau nhiều năm cách biệt. Sau chiến tranh VN, ông ấy đã có nhiều ám ảnh cần phải xua đuổi.

Tôi sững sờ trước sự ám ảnh qua bức tranh “Người chết” của Ron Beattie. Tôi đã từng thấy cái áo khoác đó ở trên mình những cựu chiến binh Úc trong nhiều năm qua. Tôi bước qua những bức vẽ miêu tả những câu chuyện về Cộng sản miền Bắc VN và tự hỏi đó có phải đó có phải là nguyên nhân của cuộc biểu tình ngoài kia hay không? Tôi nhận thấy những bức tranh này hay hay và không thấy điều gì trong đó có thể xúc phạm. Sau này tuy nhiên tôi đã hiểu ra, những điều xúc phạm đã không ở trên những bức tranh này.

Tôi bước tới trước một bức tường rộng nhất, dễ thấy nhất, có vẻ như trưng bầy những hình ảnh hoạt hoạ về chiến tranh VN, tôi nghĩ chắc đây là những hình vẽ đem lại một chút thoải mái cho thấy tính khôi hài của những nhà đi khai phá của chúng tôi . Nhưng không! Cả bức tường là một sự trình bầy thô bạo, xúc phạm, không mảy may có tính chất hài hước, với mục đích nhục mạ John Howard.

Vậy thì những bức tranh này có liên quan quái gì tới chiến tranh VN, tôi tự hỏi? Tôi biết rằng nội dung cuộc triển lãm nói về thời hậu chiến ở VN, nhưng qua đó mà đả kích cam kết của John Howard trong cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Afghanistan thì thật là quá xa vời: “George W Bush cần một con khỉ không có khối óc, một con khỉ sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ sứ….. mi là môt tên mạt hạng, ích kỷ, tồi bại,” đó là lời ghi dưới hình vẽ John Howard đu đưa trên một cành cây, bằng một tay còn tay kia cầm trái chuối. Nhưng mà còn tệ hại hơn nữa.

Người nghệ sĩ này rõ ràng loạn trí. Người phụ trách cuộc triển lãm đã sai lầm khi để cái cảm tính xúc phạm của tác giả được trưng bày ra như một “nghệ phẩm”.

Một trưng bày khác diễn tả một chiến binh Hoa Kỳ tại VN cũng mang tính xúc phạm như vậy. “Anh ta đi tới đó, lột hết quần áo của cô ta, dùng dao nhọn, cắt từ cửa mình của cô lên cao ngang mức nhũ hoa, móc hết các bộ đồ lòng ra khỏi bụng cô gái, và ném ra xa. Sau đó anh ta cúi xuống lột từng miếng da trên thân thể cô gái, rồi bỏ mặc cô ta ở đó … như một dấu hiệu của một điều gì hay một cái gì đó.”

“Dừng lại một phút.” tôi tự nhủ: “Thế còn sự tàn bạo của CS đối với miền Nam VN thì sao?” Trong khi sự tàn bạo của người Mỹ được phanh phui từng chi tiết ghê sợ trong các cuộc điều tra công khai về tội ác chiến tranh. Thì cộng sản chỉ thản nhiên bắn chết các người tố cáo. Đó là điều khác biệt căn bản giữa chế độ cộng sản và chế độ dân chủ.

Sự tàn bạo của CS đã được che dấu trong cuộc triển lãm này. Bây giờ tôi bắt đầu hiểu được những lý do của sự tụ tập chống đối của những người biểu tình bên ngoài.

Những “trại học tập cải tạo” của CS cũng là những hậu quả chiến tranh trầm trọng cho bao nhiêu người VN đang sinh sống tại Úc. Một số người sau khi “tốt nghiệp” các trại tù cải tạo này đã mang hằn những vết sẹo trên thân thể và trong tâm hồn do những năm tháng bị tra tấn và bị tẩy não trong trại tập trung. Những người này cảm thấy cuộc trưng bày tranh ảnh [Nam Bang] đã phản bội lại họ.

Trở lại vấn đề John Howard. Nếu họ đả kích John Howard thì họ nghĩ sao về Gough Whitlam?

Tài liệu giấy tờ trong những năm gần đây đã phanh phui những điều Whitlam đã làm để lấy lòng chính quyền CS miền Bắc. Whitlam không cho phép các người tỵ nạn hay các thuyền nhân nhập cư vào Úc. Ông ta cũng phản bội ngay cả các nhân viên VN đã phục vụ trong tòa Đại Sứ của chúng ta: “Những nhân viên VN phục vụ trong tòa đại Sứ Úc được các hiệp hội thuộc đại sứ quán Úc xác định là không ở trong tình trạng nguy hiểm, do đó “không”, xin nhắc lại lần nữa là “không” được phép nhập cư vào Úc.” Đó là những lời lẽ bỉ ổi được Whitlam gửi đi trước ngày Saigon thất thủ.

Nếu không có Malcolm Frazer và John Howard thì đã không có Cộng Đồng VN tại Úc. Cũng không có những tranh ảnh về thời hậu chiến VN để cho các nghệ nhân VN triển lãm hôm nay. Đây là điều đã không được mô tả ra ra trong cuộc triển lãm Nambang.

Tôi không phải là một nhà phê bình nghệ thuật và cố gắng giữ cho đầu óc cởi mở với cuộc triển lãm và để hiểu nó muốn nói gì. Tôi ra về với ấn tượng rất mạnh là cuộc triển lãm này còn hơn là một diễn đàn để nhửng người “ ghét Howard” và thích CS xì ra cái những sự giận dữ méo mó của họ.

Charlie Lynn
Cựu chiến binh cuộc chiến VN.
PO Box 303
Camden 2570
Charlie@kokodatreks.com.au

Bản dịch do Mai Phương
----------------------------------------
    Nambang Exhibition – Casula Powerhouse Arts Centre
Feedback by Charlie Lynn

Veterans Affairs Minister Alan Griffin opened the Nambang exhibition at the Casula Powerhouse Arts Centre with a self-deprecating remark about his understanding of ‘art’ which was not helped by a slight colour-blindness affliction. He did add that he found some of the displays ‘confronting’ but passed no judgement. ‘Art’ is in the mind of the beholder. I was one of many who shared his sentiments.

A large rally of protesters waving Republic of Vietnam flags was an early indication of the veracity of the Ministers observations.

The traditional ‘burning of the dog’ was interesting and well received. Viewing a display by the son of a Vietnam Veteran, Sean Gladwell, was a highlight. His father Mark, is an old friend and it was great to catch up with him after many years. He had many demons to fight after the war.

I was transfixed on the haunting Image of a Dead Man by Ron Beattie. I have seen that jacket on many vets over the years. I moved past the paintings depicting the communist North Vietnamese stories and wondered if that was what the protest rally was about. I found them interesting and saw found nothing in them that could offend.
I later realised it was what they didn’t depict that was offensive.

I then moved up to the largest, most visible wall that seemed to display cartoons of the war – a bit of light relief depicting our Diggers humour in Vietnam no doubt. Wrong. The entire wall was a crude, humourless, offensive display against John Howard.

What the hell has this got to do with the Vietnam War I thought? I knew the exhibition was about the aftermath of Vietnam but lampooning John Howard’s commitment to the war against terrorism in Iraq and Afghanistan is a long bow. ‘George W Bush needed an ape without a brain. An ape who would sell his soul to the devil himself . . . you miserable bastard selfish prick’ captioned a farting John Howard swinging from a tree with one hand and holding a banana in the other. It got worse.

The artist was obviously deranged. The curator erred by allowing his offensive bile to be displayed as ‘art’.

Another display depicting the American soldier in Vietnam was equally ‘confronting’. ‘He went over there, ripped her clothes off, and took a knife and cut her vagina almost all the way up, just about to her breast, and pulled her organs out, completely out of her cavity, and threw them away. Then he stooped and knelt over and commenced to peel every bit of skin off her body and left her there . . . as a sign of something or other’.

‘Wait a minute’, I thought. ‘What about the atrocities committed by the Communists against the South Vietnamese? ‘ While American atrocities are revealed in all their gory detail during public investigations into war crimes, Communists just shoot the whistleblower. It’s a fundamental difference between communist and democratic societies.
The Communist atrocities had been airbrushed from the exhibition. Now I was beginning to understand the reasons behind the rally outside.

Communist ‘re-education camps’ are also serious aftermath of the war for many Vietnamese living in Australia. A number of ‘graduates’ bearing the physical and emotional scars of years of torture and brainwashing in these camps feel betrayed by the exhibition.

So back to John Howard. If they were going to lampoon him, what about about Gough Whitlam?

Cabinet papers released over recent years reveal the extent to which Whitlam went to appease the Communist government in North Vietnam. Whitlam would not allow Vietnamese refugees or ‘boat people’ to come to Australia. He even betrayed the Vietnamese who worked for our embassy. "Locally engaged [Vietnamese] embassy staff are not to be regarded as endangered by their Australian embassy associations and therefore should not, repeat not, be granted entry to Australia," was the shameful instruction he sent just before the fall of Saigon.

After Whitlam’s sacking Liberal Prime Minister Malcolm Fraser reversed that inhumane decision and provided safe-haven for thousands of Vietnamese refugees, or ‘asylum seekers’ in today’s parlance. John Howard was a key member of the Fraser cabinet when that decision was made.

If it was not for Malcolm Fraser and John Howard there would not be a Vietnamese community in Australia. There would not be any ‘aftermath’ from the Vietnamese artists to display. This is not depicted in the Nam Bang exhibition.

I am not at art critic and I tried to be keep an open mind about the exhibition and what it was supposed to represent. I left with the strong feeling that it was little more than a platform for ‘Howard haters’ and communist sympathisers to vent their twisted spleens.

Charlie Lynn
Vietnam Veteran
PO Box 303
Camden 2570
Charlie@kokodatreks.com.au

No comments:

Post a Comment