Tâm Nguyên
Ngày này, 34 năm về trước, cuộc chiến vừa tàn. Miền nam VN đang quay cuồng trong cơn bão lửa Kẻ thắng trân thì dương vây dũa móng để thị uy. Người baị trận thì cố nuốt xuống trăm ngàn nỗi đắng cay tủi nhục. Đây là một đoạn diễn tả những giây phút cuối cùng của Quân Y Viện Nguyễn Văn Nhứt, thị xã Vũng Tàu của Bs. N.guyễn Thanh Toại: “Khi bộ đội và cán bộ vào tiếp thu Bệnh viện từ cửa trước thì tôi và BS Khánh thay quần áo dân sư và rời Bệnh Viện bằng cửa sau. Có lẽ chúng tôi là những người cuối cùng rời Quân Y viện. Bước ra khỏi cổng, chúng tôi bùi ngùi quay laị, ngước nhìn tấm bảng đề tên: “Quân Y Viện Nguyễn Văn Nhứt”, tên người đàn anh đã anh dũng hy sinh trên mặt trận Phước Long năm nào. Bỗng dưng tôi nhớ lại bao nhiêu năm phục vụ taị Quân Y Viện Vũng Tàu, tôi và các bạn đồng nghiệp đã kề vai sát cánh, tận tuỵ săn sóc cho các chiến sĩ Quân Lực VN Cộng Hòa. Trong bỗng chốc, những giọt lệ không ngăn được từ từ rơi xuống má, xuống môi để cho tôi một hương vị mặn chát, giống như cuộc đời vô định sắp tới của tôi. Tôi ngoảnh nhìn lại Quân Y Viện lần cuối. Trên con đường hiu hắt, những thương bệnh binh cũng đang vội vã đi ra. Người khỏe dìu người yếu, người vững vàng cưu mang người tàn tật. Có người lính chân còn đang quấn băng thấm đầy máu vì mới bị cưa chân. Có người chân còn đang mang bột nặng nề. Mọi người cùng lê lết, vội vã rời Quân Y Viện. Tôi tự hỏi: Không biết họ đi về đâu và số phận họ sẽ ra sao?”
Số phận những người thương phế binh VN Cộng Hòa vẫn tiếp tục đau thương sau khi cuộc chiến chấm dứt. Việt Cộng đã cấp thời giải tỏa làng Thương phế Binh. Những chiến sĩ can trường của VNCH năm nào, vì lý tưởng tự do, đã để lai trên chiến trường một phần của thân thể, giờ đây lại là mục tiêu của đói rét và thù hận. Họ bị bắt buộc phải rời khỏi căn chung cư được cấp phát trong một thời gian ngắn nhất và bị kết tội là mang “nợ máu với nhân dân”. Có những người tật nguyền và bơ vơ, sợ hãi ra khỏi nhà với 2 bàn tay trắng. Họ tá túc dưới gầm cầu, kiếm sống bằng nghề hành khất, lê la ở các quán ăn bên đường, húp vôị những chén đồ ăn của khách ăn bỏ dở.
Đã đành là số phận của người bại trận là thiệt thòi. Nhưng những thương phế binh VN Cộng Hòa là những người thiệt thòi hơn ai hết. Họ đã dùng cả quãng đời thanh niên, làm bạn với bom đạn trong những khu rừng thiêng nước độc ở Hạ Lào, Khe Sanh, Đắc Tô, Lao Bảo… để cho những người ở hậu phương được yên ổn học hành, làm ăn. Ngày nay, trở thành tàn phế, nương thân dưới chế độ Cộng Sản, họ lại trở thành nạn nhân của thù hận và ruồng rẫy. Họ là những kẻ ăn nhờ ở đậu ngay trên quê hương mình.
Ở hải ngoại cũng có nhiều chương trình giúp đỡ thương phế binh, nhưng tấm lòng mở rộng mà bàn tay không đủ dài để với tới mọi nơi. Những thương phế binh nghèo nhất, khổ sở nhất thì lại không được giúp đỡ vì họ không có địa chỉ nhất định, nay đây mai đó, họ ẩn náu dưới gầm cầu. Họ mù hai mắt , không có phương tiện giao tiếp với bên ngoài. Một người bạn đi VN về, kể lai chuyên của một người hành khất, di chuyển bằng 2 tay vì 2 chân không còn nữa. Anh tâm sự, anh là một trong những người leo lên treo cờ trên cổ thành Quảng Trị. Năm đó, anh mới có 23 tuổi, tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Anh bị mất 2 chân và mù 1 con mắt ở lần đụng trận kế tiếp, nơi chiến trường Bình Long. Và cuộc đời anh rạn nứt, bi thương từ phút đó.
Tôi tự hỏi, những vị tai to mặt lớn của chế độ Cộng Hòa năm xưa như Nguyễn cao Kỳ có phút nào trạnh nhớ tới những đàn em, đã từng vào sinh ra tử để bảo vệ từng tấc đất quê hương cho ông được vinh thân phì gia hay không? Ngày nay, khi ông khom lưng lau giầy cho Nguyễn Tấn Dũng hoặc Nguyễn Minh Triết, thì có khi nào ông thấy hổ thẹn vì đã phản bội lại những thương phế binh đã chiến đấu cùng chung chiến tuyến năm xưa?.
Ba mươi tư năm sau ngày tàn của cuộc chiến. “Hòa bình” đã được vãn hồi ! Hình ảnh tươi đẹp của “hòa bình” chỉ là những khẩu hiệu hoa mỹ dăng đầy ngã tư, dán kín vách tường, và chính nó lại nhắc nhở cho mọi người những cảnh đối nghịch với thực tế. Cơn bão lốc ở VN đã xoáy mạnh để thay đổi hòan cảnh, khung cảnh, và thân phận con người. Có những người, mới ngày nào còn đội nón tai bèo, đi dép râu thì hôm nay đã trở nên tư bản đỏ, xe ngựa xênh xang. Những khách sạn 5 sao sang trọng, câu lạc bộ cao cấp phục vụ từ A tới Z cho giai cấp có tiền. Xe Roll Royce Phantom trị giá cả triệu đô la, rượu VSOP chảy như suối mỗi đêm ở các chốn ăn chơi. Những sân golf xây dựng từ đất mua rẻ của dân nghèo để mua vui cho tầng lớp giàu có. Ai dám bảo rằng đảng Cộng Sản VN đấu tranh cho giai cấp vô sản?
Mặc dù đất nước VN có thay đổi như thế nào, thì cuộc đời của các thương phế binh chế độ Cộng Hòa cũng vẫn mãi mãi là tối tăm và u ám . Họ không có cách nào thay đổi được vì họ không còn năng lực, và cơ hội. Họ chỉ là những người sống bên lề xã hôị, và sẽ kéo dài cuộc đời khốn khổ cho tới giây phút cuối cùng.
Ngày 30 tháng 4, năm 1975, ngày hội tụ những tuyệt vọng và đau thương của 34 năm về trước! Thời gian qua mau như bóng câu qua cửa sổ. Hôm nay đây, những thế hệ lớn tuổi đã ra đi. Những thế hệ nhỏ tuổi thì ít ai còn quan tâm tới một giai đoạn lich sử tăm tối của VN. Chỉ còn lại một số chứng nhân của lịch sử. Họ luôn luôn tưởng nhớ tới “ngày tàn cuộc chiến” với trăm ngàn nỗi ray rứt trong tim. Và tình cảnh của những thương phế binh VN Cộng Hòa là một trong những nỗi ray rứt đớn đau nhất. Nhưng những người này đang là lý cớ cho một số những quyên góp tiền bạc ở hải ngoại mà không hiểu có tới tận tay nạn nhân, hay là chỉ đi vào túi những kẻ vô lương với lòng thương muộn mằn mới nổi, sau hơn một phần tư thế kỷ, nhân nghị quyết 36 bộ chính trị Cộng sản.
Tâm Nguyên
Ngày này, 34 năm về trước, cuộc chiến vừa tàn. Miền nam VN đang quay cuồng trong cơn bão lửa Kẻ thắng trân thì dương vây dũa móng để thị uy. Người baị trận thì cố nuốt xuống trăm ngàn nỗi đắng cay tủi nhục. Đây là một đoạn diễn tả những giây phút cuối cùng của Quân Y Viện Nguyễn Văn Nhứt, thị xã Vũng Tàu của Bs. N.guyễn Thanh Toại: “Khi bộ đội và cán bộ vào tiếp thu Bệnh viện từ cửa trước thì tôi và BS Khánh thay quần áo dân sư và rời Bệnh Viện bằng cửa sau. Có lẽ chúng tôi là những người cuối cùng rời Quân Y viện. Bước ra khỏi cổng, chúng tôi bùi ngùi quay laị, ngước nhìn tấm bảng đề tên: “Quân Y Viện Nguyễn Văn Nhứt”, tên người đàn anh đã anh dũng hy sinh trên mặt trận Phước Long năm nào. Bỗng dưng tôi nhớ lại bao nhiêu năm phục vụ taị Quân Y Viện Vũng Tàu, tôi và các bạn đồng nghiệp đã kề vai sát cánh, tận tuỵ săn sóc cho các chiến sĩ Quân Lực VN Cộng Hòa. Trong bỗng chốc, những giọt lệ không ngăn được từ từ rơi xuống má, xuống môi để cho tôi một hương vị mặn chát, giống như cuộc đời vô định sắp tới của tôi. Tôi ngoảnh nhìn lại Quân Y Viện lần cuối. Trên con đường hiu hắt, những thương bệnh binh cũng đang vội vã đi ra. Người khỏe dìu người yếu, người vững vàng cưu mang người tàn tật. Có người lính chân còn đang quấn băng thấm đầy máu vì mới bị cưa chân. Có người chân còn đang mang bột nặng nề. Mọi người cùng lê lết, vội vã rời Quân Y Viện. Tôi tự hỏi: Không biết họ đi về đâu và số phận họ sẽ ra sao?”
Số phận những người thương phế binh VN Cộng Hòa vẫn tiếp tục đau thương sau khi cuộc chiến chấm dứt. Việt Cộng đã cấp thời giải tỏa làng Thương phế Binh. Những chiến sĩ can trường của VNCH năm nào, vì lý tưởng tự do, đã để lai trên chiến trường một phần của thân thể, giờ đây lại là mục tiêu của đói rét và thù hận. Họ bị bắt buộc phải rời khỏi căn chung cư được cấp phát trong một thời gian ngắn nhất và bị kết tội là mang “nợ máu với nhân dân”. Có những người tật nguyền và bơ vơ, sợ hãi ra khỏi nhà với 2 bàn tay trắng. Họ tá túc dưới gầm cầu, kiếm sống bằng nghề hành khất, lê la ở các quán ăn bên đường, húp vôị những chén đồ ăn của khách ăn bỏ dở.
Đã đành là số phận của người bại trận là thiệt thòi. Nhưng những thương phế binh VN Cộng Hòa là những người thiệt thòi hơn ai hết. Họ đã dùng cả quãng đời thanh niên, làm bạn với bom đạn trong những khu rừng thiêng nước độc ở Hạ Lào, Khe Sanh, Đắc Tô, Lao Bảo… để cho những người ở hậu phương được yên ổn học hành, làm ăn. Ngày nay, trở thành tàn phế, nương thân dưới chế độ Cộng Sản, họ lại trở thành nạn nhân của thù hận và ruồng rẫy. Họ là những kẻ ăn nhờ ở đậu ngay trên quê hương mình.
Ở hải ngoại cũng có nhiều chương trình giúp đỡ thương phế binh, nhưng tấm lòng mở rộng mà bàn tay không đủ dài để với tới mọi nơi. Những thương phế binh nghèo nhất, khổ sở nhất thì lại không được giúp đỡ vì họ không có địa chỉ nhất định, nay đây mai đó, họ ẩn náu dưới gầm cầu. Họ mù hai mắt , không có phương tiện giao tiếp với bên ngoài. Một người bạn đi VN về, kể lai chuyên của một người hành khất, di chuyển bằng 2 tay vì 2 chân không còn nữa. Anh tâm sự, anh là một trong những người leo lên treo cờ trên cổ thành Quảng Trị. Năm đó, anh mới có 23 tuổi, tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Anh bị mất 2 chân và mù 1 con mắt ở lần đụng trận kế tiếp, nơi chiến trường Bình Long. Và cuộc đời anh rạn nứt, bi thương từ phút đó.
Tôi tự hỏi, những vị tai to mặt lớn của chế độ Cộng Hòa năm xưa như Nguyễn cao Kỳ có phút nào trạnh nhớ tới những đàn em, đã từng vào sinh ra tử để bảo vệ từng tấc đất quê hương cho ông được vinh thân phì gia hay không? Ngày nay, khi ông khom lưng lau giầy cho Nguyễn Tấn Dũng hoặc Nguyễn Minh Triết, thì có khi nào ông thấy hổ thẹn vì đã phản bội lại những thương phế binh đã chiến đấu cùng chung chiến tuyến năm xưa?.
Ba mươi tư năm sau ngày tàn của cuộc chiến. “Hòa bình” đã được vãn hồi ! Hình ảnh tươi đẹp của “hòa bình” chỉ là những khẩu hiệu hoa mỹ dăng đầy ngã tư, dán kín vách tường, và chính nó lại nhắc nhở cho mọi người những cảnh đối nghịch với thực tế. Cơn bão lốc ở VN đã xoáy mạnh để thay đổi hòan cảnh, khung cảnh, và thân phận con người. Có những người, mới ngày nào còn đội nón tai bèo, đi dép râu thì hôm nay đã trở nên tư bản đỏ, xe ngựa xênh xang. Những khách sạn 5 sao sang trọng, câu lạc bộ cao cấp phục vụ từ A tới Z cho giai cấp có tiền. Xe Roll Royce Phantom trị giá cả triệu đô la, rượu VSOP chảy như suối mỗi đêm ở các chốn ăn chơi. Những sân golf xây dựng từ đất mua rẻ của dân nghèo để mua vui cho tầng lớp giàu có. Ai dám bảo rằng đảng Cộng Sản VN đấu tranh cho giai cấp vô sản?
Mặc dù đất nước VN có thay đổi như thế nào, thì cuộc đời của các thương phế binh chế độ Cộng Hòa cũng vẫn mãi mãi là tối tăm và u ám . Họ không có cách nào thay đổi được vì họ không còn năng lực, và cơ hội. Họ chỉ là những người sống bên lề xã hôị, và sẽ kéo dài cuộc đời khốn khổ cho tới giây phút cuối cùng.
Ngày 30 tháng 4, năm 1975, ngày hội tụ những tuyệt vọng và đau thương của 34 năm về trước! Thời gian qua mau như bóng câu qua cửa sổ. Hôm nay đây, những thế hệ lớn tuổi đã ra đi. Những thế hệ nhỏ tuổi thì ít ai còn quan tâm tới một giai đoạn lich sử tăm tối của VN. Chỉ còn lại một số chứng nhân của lịch sử. Họ luôn luôn tưởng nhớ tới “ngày tàn cuộc chiến” với trăm ngàn nỗi ray rứt trong tim. Và tình cảnh của những thương phế binh VN Cộng Hòa là một trong những nỗi ray rứt đớn đau nhất. Nhưng những người này đang là lý cớ cho một số những quyên góp tiền bạc ở hải ngoại mà không hiểu có tới tận tay nạn nhân, hay là chỉ đi vào túi những kẻ vô lương với lòng thương muộn mằn mới nổi, sau hơn một phần tư thế kỷ, nhân nghị quyết 36 bộ chính trị Cộng sản.
Tâm Nguyên
No comments:
Post a Comment