Tuệ Vân
Gần đây đã có một số người than van rằng “hành động đi, đừng nói nữa”. Nghe thì cũng đúng, nhưng trước khi nhắm mắt hành động thì cũng nên có câu hỏi rằng “nói có tác dụng đấu tranh hay không, nói có phải là vô ích hay không?". Nhưng muốn có giải đáp cho câu hỏi “đấu tranh bằng lời nói và đấu tranh bằng hành động có cùng mang tác dụng?” thì cần phải có một cái nền lượng giá. Cái nền lượng giá đó cần có ba yếu tố: thứ nhất là sở trường hoạt động. Thứ hai là tác dụng của việc làm. Thứ ba là ảnh hưởng tạo được.
Tại sao cần phải có cái nền lượng giá?
Cuộc sống con người luôn cần đến những sự so sánh hay lượng giá để tìm kiếm cho mình những vật thích hợp hay điều vừa ý. Chẳng hạn như chọn sách hay để đọc, chọn bạn thích hợp để quen, chọn thực phẩm có tiêu chuẩn bảo đảm sức khỏe để mua, vân vân. Càng nhiều dữ kiện để so sánh thì càng tốt. Tuy nhiên khi có quá nhiều dữ kiện mà lại không có một tiêu chuẩn chung và nền tảng để sàng lọc ra được những cái chính yếu cần thiết thì sự so sánh sẽ dễ dàng mất hướng và đi vào sai lệch. Do đó muốn có kết luận thực tế và hữu ích thì cần chọn ra những yếu tố căn bản để định giá sự việc.
Tại sao lại chọn 3 yếu tố trên làm cơ sở định giá?
Chọn lựa 3 yếu tố trên làm cơ sở định giá bởi vì con người thường sử dụng sở trường để phát huy tất cả những khả năng sẳn có vào sự tranh thủ thành công. Thực thế, sở trường một đàng mà đem sử dụng vào đàng khác thì khó có kết quả. Như người yếu mà đi làm nghề vác nặng vậy. Thứ hai là cần định giá xem việc đó có đem tới những tác động cụ thể, nghĩa là có tạo ra được những chuyển động mong muốn hay không. Thứ ba là xem coi những chuyển động sinh ra có đem tới được những ảnh hưởng tích cực cuối cùng hay không?
1. Sở trường hoạt động:
Trong môi trường sinh hoạt đối đầu CSVN, một cơ chế độc quyền đảng trị, với cả một hệ thống quyền lực chính trị và trấn áp trong tay, thì không có một tổ chức, đảng phái nào trong ngoài nước VN có thể tự nhận là có phương tiện đấu tranh hơn cộng sản. Mỗi nhóm, mỗi tổ chức, mỗi hội đoàn hay đảng phái vì thế phải dựa vào sở trường của tổ chức mình để hoạt động. Qua đó một số các phương thức đấu tranh đã được chọn lựa đưa ra. Chẳng hạn chủ trương dùng mặt trận truyền thông văn hoá để vận dụng người dân Việt Nam khắp nơi cùng đứng lên đấu tranh chấm dứt chế độ CS biến thái và xây dựng lại đất nước. Hay chủ trương đi về nước đấu tranh công khai bất bạo động với chính quyền CSVN, hay chủ trương sẵn sàng tham gia vào Quốc Hội VC, hay chủ trương hợp tác giúp chế độ CSVN sửa sai để phát triển đất nước theo chủ thuyết của cụ Phan Chu Trinh, hay kêu gọi thế giới ủng hộ để xây dựng XHDS cho CSVN, hay chọn lựa con đường từ thiện giải quyết vấn nạn xã hội dưới chế độ cộng sản và vận động người hải ngoại đóng góp tiền bạc để hỗ trợ việc làm từ thiện này vân vân … Ở đây chưa nói mỗi phương thức đúng sai ra sao, nhưng rõ ràng không thể nói truyền thông tuyên vận chỉ là nói (và vô ích?) còn làm việc từ thiện hay nhào vào sinh hoạt xã hội công dân trong chế độ CS biến thái mới là hoạt động, mới là hành động (!?). Để thấy rõ hơn, tuy nhiên cần phải có tiêu chuẩn lượng giá thứ hai, tức là:
2. Hiệu quả sự việc:
Những hành động hay lời nói mà vài thí dụ đã nêu ra ở trên, cần được đánh giá xem là có mang lại tác động cụ thể gì nơi đối tượng nhắm đến trong hành động, hay có mang lại tác dụng gì nơi người nghe hay người đọc hay không? Ở đây lời nói cần phải được hiểu là những phát biểu bằng lời hay bằng chữ.
Nhận định sự việc rõ ràng như thế thì chúng ta mới có thể thấy được những cái mà một số người gọi là “hành động” hay chê bai là “nói” bản chất ra sao. Và sẽ thấy chủ trương gọi là “hành động” công khai, đấu tranh bất bạo động, hợp pháp, giúp chế độ CS tốt dần lên, hay là hô hào làm từ thiện của một số tổ chức, có kết quả gì. Còn việc bị chê là “nói”, tức là sử dụng mặt trận văn hoá truyền thông để đánh bật những len lấn của CS trên các vùng đất tự do, để chỉ ra những quỷ biện, những ngụy luận, đưa ra những dữ kiện chính xác, để mọi người cùng tìm hiểu và cùng có thái độ dứt khoát với chế độ CS biến thái có tác động gì trong cuộc đấu tranh.
3. Ảnh hưởng tạo được:
Cơ sở cuối để định giá sự thành công hay hiệu quả là nhìn vào ảnh hưởng sau cùng đạt tới đối với chế độ và chính sách CS biến thái.
Thí dụ: vì “nói” qua mạng lưới thông tin điện tử cũng như trên báo chí, mà những dàn dựng tốn kém của chính trị thời cơ cũng như đối tác tài phiệt thế giới cho CS biến thái "êm xuôi" đã bể. Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Lan, Trần Khuê, Nguyễn Xuân Ngãi, Phật giáo Về nguồn, Tin Lành đăng ký, Phạm Minh Mẫn hiệp thông vân vân … đã xẹp xuống một cách thảm hại, cũng như quốc hội CSVN 2007 được thổi lên là hình thái mở đầu cho chính trị đa nguyên đa đảng.
Chỉ vắn tắt như thế thôi, chúng ta đủ thấy rằng lời than phiền “hành động đi, đừng nói nữa” một là do không theo dõi tình hình và lười suy nghĩ mà sốt ruột, hai là một lối quỷ biện để lôi người nghe nhắm mắt làm theo những việc tầm phào, mất công mất sức, lạc hướng đấu tranh và vô tình phục vụ cho những toan tính thời cơ hay CS biến thái.
Tuệ Vân
Ngày 19 tháng 3 năm 2009
Gần đây đã có một số người than van rằng “hành động đi, đừng nói nữa”. Nghe thì cũng đúng, nhưng trước khi nhắm mắt hành động thì cũng nên có câu hỏi rằng “nói có tác dụng đấu tranh hay không, nói có phải là vô ích hay không?". Nhưng muốn có giải đáp cho câu hỏi “đấu tranh bằng lời nói và đấu tranh bằng hành động có cùng mang tác dụng?” thì cần phải có một cái nền lượng giá. Cái nền lượng giá đó cần có ba yếu tố: thứ nhất là sở trường hoạt động. Thứ hai là tác dụng của việc làm. Thứ ba là ảnh hưởng tạo được.
Tại sao cần phải có cái nền lượng giá?
Cuộc sống con người luôn cần đến những sự so sánh hay lượng giá để tìm kiếm cho mình những vật thích hợp hay điều vừa ý. Chẳng hạn như chọn sách hay để đọc, chọn bạn thích hợp để quen, chọn thực phẩm có tiêu chuẩn bảo đảm sức khỏe để mua, vân vân. Càng nhiều dữ kiện để so sánh thì càng tốt. Tuy nhiên khi có quá nhiều dữ kiện mà lại không có một tiêu chuẩn chung và nền tảng để sàng lọc ra được những cái chính yếu cần thiết thì sự so sánh sẽ dễ dàng mất hướng và đi vào sai lệch. Do đó muốn có kết luận thực tế và hữu ích thì cần chọn ra những yếu tố căn bản để định giá sự việc.
Tại sao lại chọn 3 yếu tố trên làm cơ sở định giá?
Chọn lựa 3 yếu tố trên làm cơ sở định giá bởi vì con người thường sử dụng sở trường để phát huy tất cả những khả năng sẳn có vào sự tranh thủ thành công. Thực thế, sở trường một đàng mà đem sử dụng vào đàng khác thì khó có kết quả. Như người yếu mà đi làm nghề vác nặng vậy. Thứ hai là cần định giá xem việc đó có đem tới những tác động cụ thể, nghĩa là có tạo ra được những chuyển động mong muốn hay không. Thứ ba là xem coi những chuyển động sinh ra có đem tới được những ảnh hưởng tích cực cuối cùng hay không?
1. Sở trường hoạt động:
Trong môi trường sinh hoạt đối đầu CSVN, một cơ chế độc quyền đảng trị, với cả một hệ thống quyền lực chính trị và trấn áp trong tay, thì không có một tổ chức, đảng phái nào trong ngoài nước VN có thể tự nhận là có phương tiện đấu tranh hơn cộng sản. Mỗi nhóm, mỗi tổ chức, mỗi hội đoàn hay đảng phái vì thế phải dựa vào sở trường của tổ chức mình để hoạt động. Qua đó một số các phương thức đấu tranh đã được chọn lựa đưa ra. Chẳng hạn chủ trương dùng mặt trận truyền thông văn hoá để vận dụng người dân Việt Nam khắp nơi cùng đứng lên đấu tranh chấm dứt chế độ CS biến thái và xây dựng lại đất nước. Hay chủ trương đi về nước đấu tranh công khai bất bạo động với chính quyền CSVN, hay chủ trương sẵn sàng tham gia vào Quốc Hội VC, hay chủ trương hợp tác giúp chế độ CSVN sửa sai để phát triển đất nước theo chủ thuyết của cụ Phan Chu Trinh, hay kêu gọi thế giới ủng hộ để xây dựng XHDS cho CSVN, hay chọn lựa con đường từ thiện giải quyết vấn nạn xã hội dưới chế độ cộng sản và vận động người hải ngoại đóng góp tiền bạc để hỗ trợ việc làm từ thiện này vân vân … Ở đây chưa nói mỗi phương thức đúng sai ra sao, nhưng rõ ràng không thể nói truyền thông tuyên vận chỉ là nói (và vô ích?) còn làm việc từ thiện hay nhào vào sinh hoạt xã hội công dân trong chế độ CS biến thái mới là hoạt động, mới là hành động (!?). Để thấy rõ hơn, tuy nhiên cần phải có tiêu chuẩn lượng giá thứ hai, tức là:
2. Hiệu quả sự việc:
Những hành động hay lời nói mà vài thí dụ đã nêu ra ở trên, cần được đánh giá xem là có mang lại tác động cụ thể gì nơi đối tượng nhắm đến trong hành động, hay có mang lại tác dụng gì nơi người nghe hay người đọc hay không? Ở đây lời nói cần phải được hiểu là những phát biểu bằng lời hay bằng chữ.
Nhận định sự việc rõ ràng như thế thì chúng ta mới có thể thấy được những cái mà một số người gọi là “hành động” hay chê bai là “nói” bản chất ra sao. Và sẽ thấy chủ trương gọi là “hành động” công khai, đấu tranh bất bạo động, hợp pháp, giúp chế độ CS tốt dần lên, hay là hô hào làm từ thiện của một số tổ chức, có kết quả gì. Còn việc bị chê là “nói”, tức là sử dụng mặt trận văn hoá truyền thông để đánh bật những len lấn của CS trên các vùng đất tự do, để chỉ ra những quỷ biện, những ngụy luận, đưa ra những dữ kiện chính xác, để mọi người cùng tìm hiểu và cùng có thái độ dứt khoát với chế độ CS biến thái có tác động gì trong cuộc đấu tranh.
3. Ảnh hưởng tạo được:
Cơ sở cuối để định giá sự thành công hay hiệu quả là nhìn vào ảnh hưởng sau cùng đạt tới đối với chế độ và chính sách CS biến thái.
Thí dụ: vì “nói” qua mạng lưới thông tin điện tử cũng như trên báo chí, mà những dàn dựng tốn kém của chính trị thời cơ cũng như đối tác tài phiệt thế giới cho CS biến thái "êm xuôi" đã bể. Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Lan, Trần Khuê, Nguyễn Xuân Ngãi, Phật giáo Về nguồn, Tin Lành đăng ký, Phạm Minh Mẫn hiệp thông vân vân … đã xẹp xuống một cách thảm hại, cũng như quốc hội CSVN 2007 được thổi lên là hình thái mở đầu cho chính trị đa nguyên đa đảng.
Chỉ vắn tắt như thế thôi, chúng ta đủ thấy rằng lời than phiền “hành động đi, đừng nói nữa” một là do không theo dõi tình hình và lười suy nghĩ mà sốt ruột, hai là một lối quỷ biện để lôi người nghe nhắm mắt làm theo những việc tầm phào, mất công mất sức, lạc hướng đấu tranh và vô tình phục vụ cho những toan tính thời cơ hay CS biến thái.
Tuệ Vân
Ngày 19 tháng 3 năm 2009
No comments:
Post a Comment