Phạm Văn Bản
- Nuôi tâm sinh thiên tài
Nuôi trí sinh nhân tài
Nuôi thân sinh nô tài
Người thanh niên cách mạng Lý Ðông A (1920-46) từng nhắn gởi thanh niên Việt Nam chúng ta về tinh thần học hỏi, rèn luyện bản thân để thành người hữu dụng, ích nước lợi dân. Tinh thần học hỏi đó là những đức tính cần thiết cho mỗi người thanh niên hôm nay, trang bị cho mình trên hành trình đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ của Việt Nam.
Khi tự nguyện dấn thân và phục vụ cho lý tưởng, người thanh niên phải trực diện với bao trở ngại khó khăn, với bao nỗi gian nan nguy hiểm vì rằng, “lửa thử vàng gian nan thử sức!”
Với sức sống, sức mạnh của người thanh niên thì niềm tin và lòng trung thành yêu thương dân nước là một điều chưa đủ, chưa giúp ích nước lợi dân, chưa giúp chúng ta vượt qua bao trở lực đang chờ đón. Chúng ta cần phải có một trình độ nhận thức, một khả năng hữu hiệu sao cho tương xứng, một hoạt động thích hợp với vai trò của mình, với công tác mà mình được giao phó và nhận trách nhiệm để mình hoàn thành.
Vậy muốn đáp ứng hay thỏa mãn những điều kiện về trình độ và khả năng của người thanh niên nói trên, ngoài vấn đề học hỏi ra thì không còn gì khác hơn để bàn luận.
Người thanh niên muốn làm bất cứ việc gì, muốn việc đó đạt kết qủa tốt đẹp ra sao… xin hãy bắt đầu bằng cách học hỏi. Mặt khác, bạn muốn trở thành một người cán bộ Tiên Rồng phục vụ tốt trong tổ chức cộng đồng, bạn lại càng không thể thoát khỏi qui luật huấn luyện và đào tạo hiển nhiên ấy.
Không một ai trong chúng ta, từ khi vừa lọt lòng mẹ chào đời mà đã biết hết mọi sự, biết tương lai ra sao, làm gì… Biết mình trở thành nhân tài, lãnh tụ… hay lại thành tên giặc nước hoặc kẻ sát nhân xấu xa?
Xét một vài trường hợp ngoại lệ, có thể một hài nhi do hoàn cảnh hay trường hợp được cấu tạo đặc biệt (thiên phú) và sinh ra có khối óc thông minh. Nhưng người ấy, nếu không được phát giác, không được rèn luyện, thì dù có bộ óc vạn năng người ấy cũng chỉ là kẻ bình thường suốt đời mà thôi, như Tổ Tiên từng dạy:
Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi
Viên ngọc tự nó cũng chỉ là viên đá. Nếu không được tìm ra, mang về bỏ công gọt dũa trở thành một viên ngọc quí. Thì muôn đời vẫn chỉ là cục đá tầm thường, như bao cục đá trơ trẽn nằm bên lề đường, ngổn ngang bên sườn núi, hay vất vưởng trong lòng sông.
Như thế, người thanh niên dù có bộ óc siêu việt mà không học hỏi, không rèn luyện, không thu nhận kiến thức mới thì cũng như viên đá kia chẳng dũa chẳng mài, và chỉ là một kẻ vô dụng.
Có nhiều phương pháp học hỏi, ngoài hệ thống học đường, thì người thanh niên còn có nhiều môi trường khác để giúp chúng ta học hỏi:
1. Tự Học
Tự học hỏi, nói cách khác, tự rèn luyện bản thân về hai phương diện Trí Dục và Đức Dục.
a. Về Trí Dục: Mỗi cá nhân có một trình độ và hoàn cảnh khác nhau. Người có trình độ cao thì thu nhận hiểu biết nhanh hơn người với trình độ thấp. Người ở vị trí hoàn cảnh này cần học hỏi khác hơn người có vị trí hoàn cảnh khác.
Ví dụ: Một thanh niên mới bắt đầu cuộc sống sinh hoạt trong cộng đồng, chắc hẳn cần học hỏi nhiều hơn những thanh niên đã từng hoạt động cộng đồng lâu măm. Người phụ trách văn phòng cần chú tâm trau dồi kiến thức, phương pháp tổ chức, xắp xếp hồ sơ, soạn thảo và phổ biến công văn, thư tín… Trái lại, người có nhiệm vụ thường xuyên công tác bên ngoài, phải học hỏi phương pháp vận động đại chúng, kỹ thuật trình bày quan điểm, thuyết phục người đối thoại…
b. Về Đức Dục: Người thanh niên cần đặt vấn đề đạo đức vào hàng ưu tiên học hỏi, nghiên cứu đầu hạng của mình.
Biết bao cán bộ trung kiên và tài giỏi hoạt động trong tổ chức cộng đồng, nhưng chỉ vì thiếu kém đạo đức đã gây ra tác hại cho tổ chức mình, và mang lại hậu qủa thân bại danh liệt, làm ảnh hưởng xấu cho bao anh em thành viên khác.
Ðể trau dồi đạo đức, người thanh niên, nhất là thuộc hàng ngũ cán bộ cách mạng phải diệt trừ những căn bệnh nan giải, như sau:
b1. Bệnh Tự Cao Tự Đại
Có những người cán bộ trong đấu tranh và thực hành công tác tổ chức đã tạo nhiều thành tích khả quan, được anh em đề bạt lên giữ chức vụ điều hành. Nhưng rồi họ tưởng rằng đã vượt trên khả năng của mọi người mà họ thay đổi tác phong hành xử. Từ đó, sinh ra chứng phách lối kiêu căng, xem trời bằng vung, nhìn anh em mình bằng nửa con mắt. Họ đối xử với mọi người, kể cả những thành viên đã từng cộng tác lại được họ coi như hàng tay chân, thuộc hạ chớ chẳng còn tình nghĩa anh em như trước! Những việc cắt cử thành viên tới cách sắp xếp công tác nhất nhất họ đều làm theo ý mình, họ bất chấp những phản ứng hay phê bình xây dựng của tổ chức, của anh em. Nếu có ai góp ý, hay có lời khuyên nhủ thì họ lại nổi giận lôi đình, tìm cách ngụy biện hay chống trả bằng lời lẽ thô thiển, thiếu lịch sự, thiếu lễ độ… và chỉ bằng tính cách so đo hơn thua. Đó là “động ắt mòn!” Chiếc xe hoạt động quá mức cũng phải hao mòn! Huống nữa là hành xử theo lối “động tâm” mà thiếu “bình tâm” của con người gọi là động ắt mòn.
Có biết đâu, hễ núi cao thì còn có núi cao hơn, người có tài thì còn kẻ khác có tài cao hơn.
Có biết đâu, bệnh tự cao tự đại mang lại hậu qủa tạo cho người thanh niên ấy xa lìa đại chúng nhân dân, làm mất lòng anh em cùng chí hướng đang cộng tác với mình… cuối cùng họ làm tan vỡ tổ chức.
Phải biết rằng người thanh niên cán bộ, cho dù tài giỏi tới đâu, cho dù trình độ siêu việt, cho dù kiến thức vượt bậc vẫn không thể đơn phương làm được công cuộc cách mạng, nếu thiếu những người cộng tác, thiếu đại chúng nhân dân ủng hộ, tham gia.
Bệnh tự cao tự đại, còn làm cho người cán bộ coi thường kẻ thù. Họ chỉ nhìn thấy khuyết điểm của địch, rồi nảy sinh tự mãn, phế bỏ tinh thần học hỏi rèn luyện bản thân, dẫn mình vào bước đường thoái hóa và thất bại.
b2. Bệnh Tự Ti Mặc Cảm
Tự ti mặc cảm là con bệnh tự cho mình là thua kém người khác mà sinh ra do dự, nhút nhát, thụ động, không dám quyết định về bất cứ vấn đề gì. Ðang khi thi hành công tác, họ lại không có sáng kiến nên thành qủa thâu đạt cũng nhỏ nhoi, nhiều khi thất bại. Vì không tiên liệu, không lượng định được phương hướng để chiến thắng kẻ thù, họ chỉ thấy địch mạnh ta yếu, lực lượng địch đông đảo mà của ta thì ít ỏi nên đâm ra khiếp nhược, sợ giặc mà bỏ chạy.
Nên nhớ rằng tất cả mọi tổ chức đấu tranh đã phải khởi sự bằng nhóm người nhỏ bé, dần dà con số mới tăng theo thời gian và hoạt động để tạo ra thành tích, thành lực lượng hùng mạnh, có “dấu chỉ” để thành công. Kết qủa việc tổ chức thành công phải do nhiều yếu tố như lãnh đạo, tổ chức, đào tạo cán bộ, vận động đại chúng đóng góp, yểm trợ.
Nếu cho rằng ngày hôm nay chúng ta thực sự kém người, nhưng trong tương lai bằng nhờ vào tinh thần học hỏi rèn luyện bản thân liên tục thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt hơn người.
Vậy phải dứt bỏ căn bệnh tự ti mặc cảm, người thanh niên mới có tinh thần cầu tiến, hoàn thành công tác được giao phó, đáp ứng nhu cầu đóng góp theo vai trò và khả năng của mình.
2. Học Hỏi Trong Các Lớp Huấn Luyện Và Những Buổi Hội Thảo
Các tổ chức thường có những lớp huấn luyện định kỳ cho cán bộ các cấp, các ngành nhằm mục đích đào tạo chuyên viên có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công tác. Các tổ chức cũng có những phiên họp thường xuyên, hay bất thường để tổng kết tình hình công tác, phổ biến đường hướng chủ trương, và đề ra những công tác kế tiếp.
Ðây cũng là những dịp tốt cho người cán bộ học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức của mình. Cũng là cơ hội để chúng ta gặp gỡ tìm ra những người bạn bè cùng chí hướng, hầu kiểm thảo, nhận định tình hình địch bạn, trao đổi rút tỉa những kinh nghiệm thành bại trong công tác.
Người thanh niên không nên và không thể thiếu vắng với những dịp học hỏi quí báu đang sẵn có trong cộng đồng, hoặc trên diễn đàn của nhiều tổ chức.
3. Học Hỏi Từ Đại Chúng
Trên đường công tác đấu tranh, người thanh niên phải luôn luôn hòa mình với đại chúng để lắng nghe dư luận của họ, thành khẩn đón nhận những ý kiến, những phê bình xây dựng. Nên nhớ rằng trong tập thể đại chúng có nhiều người tài giỏi, mà vì lý do này hay lý do khác họ chưa gia nhập vào hàng ngũ của tổ chức chúng ta. Phải tìm cách chúng ta đến với họ, nếu như chưa thuyết phục được họ gia nhập vào tổ chức, thì cũng học hỏi được nơi họ nhiều điều bổ ích cho công tác của tổ chức chúng ta.
Không một tổ chức nào, nhất là tổ chức cách mạng mà có thể thành công nếu không tranh thủ được đại chúng hưởng ứng tham gia, không thu phục được nhân tâm.
4. Học Hỏi Từ Tiền Nhân
Trong suốt chiều dài lịch sử, có biết bao bài học thành bại của tiền nhân để soi sáng cho chúng ta trên con đường đấu tranh phục quốc.
Một Ðinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận để dẹp tan 12 sứ quân thống nhất sơn hà. Một Lê Lợi trải qua bao năm nằm gai nếm mật mới đánh đuổi được giặc Minh. Một Trần Hưng Ðạo qua hội nghị Diên Hồng phá tan đại quân Nguyên Mông từng chiến thắng toàn cầu Âu Á. Một Trần Bình Trọng bất khuất hiên ngang “ta làm quỷ nước Nam hơn làm vua đất Bắc”…
Mặt khác lại có, một Lê Chiêu Thống hèn nhát “cõng rắn cắn gà nhà!” Một Khải Ðịnh cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp! Một Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản rước quan thày Trung Quốc vào bán đất bán biển, dẫn đưa dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ là những chứng tích lịch sử rõ ràng trước mắt, mà người thanh niên chúng ta thời nay không thể quên để học hỏi từ sách vở, từ những lời tường thuật của những bậc lão thành, các nhà học gỉa hay các chứng nhân lịch sử hiện tại.
Trước những sự kiện ngạo mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh vịnh thơ nhạo báng tổ tiên tiền nhân và so tài với đức thánh Trần Hưng Đạo, thì người thanh niên Lý Đông A ngày đó đã đưa ra một nhận định, “Người mình thường xấc xược mỗi khi nhắc tới tổ tiên!” Và có lẽ câu nói này đã nghiệm ứng với những người Cộng Sản, bởi từ khởi thủy lập đảng họ đã không đặt ra “Tinh Thần Học Hỏi” như ý nghĩa trọng đại của bài viết này.
Vậy công cuộc Diệt Cộng Cứu Nước ngày nay rất cam go, khó khăn và nguy hiểm. Chúng ta phải thực tế nhìn nhận rằng Cộng Sản có lối ngụy biện tinh vi, lừa bịp được dân chúng trắng trợn, và từng lừa đảo được nhiều người, nhiều lần. Người Cộng Sản lại có những thủ đoạn sắt máu, dùng bạo lực làm khiếp đảm các đối thủ. Muốn chiến thắng giặc cộng, muốn giải cứu dân nước, người thanh niên Việt Nam chúng ta cần học hỏi, rèn luyện bản thân thường xuyên và liên tục, đạt tài năng trong Tinh Thần Học Hỏi.
Phạm Văn Bản
Khi tự nguyện dấn thân và phục vụ cho lý tưởng, người thanh niên phải trực diện với bao trở ngại khó khăn, với bao nỗi gian nan nguy hiểm vì rằng, “lửa thử vàng gian nan thử sức!”
Với sức sống, sức mạnh của người thanh niên thì niềm tin và lòng trung thành yêu thương dân nước là một điều chưa đủ, chưa giúp ích nước lợi dân, chưa giúp chúng ta vượt qua bao trở lực đang chờ đón. Chúng ta cần phải có một trình độ nhận thức, một khả năng hữu hiệu sao cho tương xứng, một hoạt động thích hợp với vai trò của mình, với công tác mà mình được giao phó và nhận trách nhiệm để mình hoàn thành.
Vậy muốn đáp ứng hay thỏa mãn những điều kiện về trình độ và khả năng của người thanh niên nói trên, ngoài vấn đề học hỏi ra thì không còn gì khác hơn để bàn luận.
Người thanh niên muốn làm bất cứ việc gì, muốn việc đó đạt kết qủa tốt đẹp ra sao… xin hãy bắt đầu bằng cách học hỏi. Mặt khác, bạn muốn trở thành một người cán bộ Tiên Rồng phục vụ tốt trong tổ chức cộng đồng, bạn lại càng không thể thoát khỏi qui luật huấn luyện và đào tạo hiển nhiên ấy.
Không một ai trong chúng ta, từ khi vừa lọt lòng mẹ chào đời mà đã biết hết mọi sự, biết tương lai ra sao, làm gì… Biết mình trở thành nhân tài, lãnh tụ… hay lại thành tên giặc nước hoặc kẻ sát nhân xấu xa?
Xét một vài trường hợp ngoại lệ, có thể một hài nhi do hoàn cảnh hay trường hợp được cấu tạo đặc biệt (thiên phú) và sinh ra có khối óc thông minh. Nhưng người ấy, nếu không được phát giác, không được rèn luyện, thì dù có bộ óc vạn năng người ấy cũng chỉ là kẻ bình thường suốt đời mà thôi, như Tổ Tiên từng dạy:
Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi
Viên ngọc tự nó cũng chỉ là viên đá. Nếu không được tìm ra, mang về bỏ công gọt dũa trở thành một viên ngọc quí. Thì muôn đời vẫn chỉ là cục đá tầm thường, như bao cục đá trơ trẽn nằm bên lề đường, ngổn ngang bên sườn núi, hay vất vưởng trong lòng sông.
Như thế, người thanh niên dù có bộ óc siêu việt mà không học hỏi, không rèn luyện, không thu nhận kiến thức mới thì cũng như viên đá kia chẳng dũa chẳng mài, và chỉ là một kẻ vô dụng.
Có nhiều phương pháp học hỏi, ngoài hệ thống học đường, thì người thanh niên còn có nhiều môi trường khác để giúp chúng ta học hỏi:
1. Tự Học
Tự học hỏi, nói cách khác, tự rèn luyện bản thân về hai phương diện Trí Dục và Đức Dục.
a. Về Trí Dục: Mỗi cá nhân có một trình độ và hoàn cảnh khác nhau. Người có trình độ cao thì thu nhận hiểu biết nhanh hơn người với trình độ thấp. Người ở vị trí hoàn cảnh này cần học hỏi khác hơn người có vị trí hoàn cảnh khác.
Ví dụ: Một thanh niên mới bắt đầu cuộc sống sinh hoạt trong cộng đồng, chắc hẳn cần học hỏi nhiều hơn những thanh niên đã từng hoạt động cộng đồng lâu măm. Người phụ trách văn phòng cần chú tâm trau dồi kiến thức, phương pháp tổ chức, xắp xếp hồ sơ, soạn thảo và phổ biến công văn, thư tín… Trái lại, người có nhiệm vụ thường xuyên công tác bên ngoài, phải học hỏi phương pháp vận động đại chúng, kỹ thuật trình bày quan điểm, thuyết phục người đối thoại…
b. Về Đức Dục: Người thanh niên cần đặt vấn đề đạo đức vào hàng ưu tiên học hỏi, nghiên cứu đầu hạng của mình.
Biết bao cán bộ trung kiên và tài giỏi hoạt động trong tổ chức cộng đồng, nhưng chỉ vì thiếu kém đạo đức đã gây ra tác hại cho tổ chức mình, và mang lại hậu qủa thân bại danh liệt, làm ảnh hưởng xấu cho bao anh em thành viên khác.
Ðể trau dồi đạo đức, người thanh niên, nhất là thuộc hàng ngũ cán bộ cách mạng phải diệt trừ những căn bệnh nan giải, như sau:
b1. Bệnh Tự Cao Tự Đại
Có những người cán bộ trong đấu tranh và thực hành công tác tổ chức đã tạo nhiều thành tích khả quan, được anh em đề bạt lên giữ chức vụ điều hành. Nhưng rồi họ tưởng rằng đã vượt trên khả năng của mọi người mà họ thay đổi tác phong hành xử. Từ đó, sinh ra chứng phách lối kiêu căng, xem trời bằng vung, nhìn anh em mình bằng nửa con mắt. Họ đối xử với mọi người, kể cả những thành viên đã từng cộng tác lại được họ coi như hàng tay chân, thuộc hạ chớ chẳng còn tình nghĩa anh em như trước! Những việc cắt cử thành viên tới cách sắp xếp công tác nhất nhất họ đều làm theo ý mình, họ bất chấp những phản ứng hay phê bình xây dựng của tổ chức, của anh em. Nếu có ai góp ý, hay có lời khuyên nhủ thì họ lại nổi giận lôi đình, tìm cách ngụy biện hay chống trả bằng lời lẽ thô thiển, thiếu lịch sự, thiếu lễ độ… và chỉ bằng tính cách so đo hơn thua. Đó là “động ắt mòn!” Chiếc xe hoạt động quá mức cũng phải hao mòn! Huống nữa là hành xử theo lối “động tâm” mà thiếu “bình tâm” của con người gọi là động ắt mòn.
Có biết đâu, hễ núi cao thì còn có núi cao hơn, người có tài thì còn kẻ khác có tài cao hơn.
Có biết đâu, bệnh tự cao tự đại mang lại hậu qủa tạo cho người thanh niên ấy xa lìa đại chúng nhân dân, làm mất lòng anh em cùng chí hướng đang cộng tác với mình… cuối cùng họ làm tan vỡ tổ chức.
Phải biết rằng người thanh niên cán bộ, cho dù tài giỏi tới đâu, cho dù trình độ siêu việt, cho dù kiến thức vượt bậc vẫn không thể đơn phương làm được công cuộc cách mạng, nếu thiếu những người cộng tác, thiếu đại chúng nhân dân ủng hộ, tham gia.
Bệnh tự cao tự đại, còn làm cho người cán bộ coi thường kẻ thù. Họ chỉ nhìn thấy khuyết điểm của địch, rồi nảy sinh tự mãn, phế bỏ tinh thần học hỏi rèn luyện bản thân, dẫn mình vào bước đường thoái hóa và thất bại.
b2. Bệnh Tự Ti Mặc Cảm
Tự ti mặc cảm là con bệnh tự cho mình là thua kém người khác mà sinh ra do dự, nhút nhát, thụ động, không dám quyết định về bất cứ vấn đề gì. Ðang khi thi hành công tác, họ lại không có sáng kiến nên thành qủa thâu đạt cũng nhỏ nhoi, nhiều khi thất bại. Vì không tiên liệu, không lượng định được phương hướng để chiến thắng kẻ thù, họ chỉ thấy địch mạnh ta yếu, lực lượng địch đông đảo mà của ta thì ít ỏi nên đâm ra khiếp nhược, sợ giặc mà bỏ chạy.
Nên nhớ rằng tất cả mọi tổ chức đấu tranh đã phải khởi sự bằng nhóm người nhỏ bé, dần dà con số mới tăng theo thời gian và hoạt động để tạo ra thành tích, thành lực lượng hùng mạnh, có “dấu chỉ” để thành công. Kết qủa việc tổ chức thành công phải do nhiều yếu tố như lãnh đạo, tổ chức, đào tạo cán bộ, vận động đại chúng đóng góp, yểm trợ.
Nếu cho rằng ngày hôm nay chúng ta thực sự kém người, nhưng trong tương lai bằng nhờ vào tinh thần học hỏi rèn luyện bản thân liên tục thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt hơn người.
Vậy phải dứt bỏ căn bệnh tự ti mặc cảm, người thanh niên mới có tinh thần cầu tiến, hoàn thành công tác được giao phó, đáp ứng nhu cầu đóng góp theo vai trò và khả năng của mình.
2. Học Hỏi Trong Các Lớp Huấn Luyện Và Những Buổi Hội Thảo
Các tổ chức thường có những lớp huấn luyện định kỳ cho cán bộ các cấp, các ngành nhằm mục đích đào tạo chuyên viên có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công tác. Các tổ chức cũng có những phiên họp thường xuyên, hay bất thường để tổng kết tình hình công tác, phổ biến đường hướng chủ trương, và đề ra những công tác kế tiếp.
Ðây cũng là những dịp tốt cho người cán bộ học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức của mình. Cũng là cơ hội để chúng ta gặp gỡ tìm ra những người bạn bè cùng chí hướng, hầu kiểm thảo, nhận định tình hình địch bạn, trao đổi rút tỉa những kinh nghiệm thành bại trong công tác.
Người thanh niên không nên và không thể thiếu vắng với những dịp học hỏi quí báu đang sẵn có trong cộng đồng, hoặc trên diễn đàn của nhiều tổ chức.
3. Học Hỏi Từ Đại Chúng
Trên đường công tác đấu tranh, người thanh niên phải luôn luôn hòa mình với đại chúng để lắng nghe dư luận của họ, thành khẩn đón nhận những ý kiến, những phê bình xây dựng. Nên nhớ rằng trong tập thể đại chúng có nhiều người tài giỏi, mà vì lý do này hay lý do khác họ chưa gia nhập vào hàng ngũ của tổ chức chúng ta. Phải tìm cách chúng ta đến với họ, nếu như chưa thuyết phục được họ gia nhập vào tổ chức, thì cũng học hỏi được nơi họ nhiều điều bổ ích cho công tác của tổ chức chúng ta.
Không một tổ chức nào, nhất là tổ chức cách mạng mà có thể thành công nếu không tranh thủ được đại chúng hưởng ứng tham gia, không thu phục được nhân tâm.
4. Học Hỏi Từ Tiền Nhân
Trong suốt chiều dài lịch sử, có biết bao bài học thành bại của tiền nhân để soi sáng cho chúng ta trên con đường đấu tranh phục quốc.
Một Ðinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận để dẹp tan 12 sứ quân thống nhất sơn hà. Một Lê Lợi trải qua bao năm nằm gai nếm mật mới đánh đuổi được giặc Minh. Một Trần Hưng Ðạo qua hội nghị Diên Hồng phá tan đại quân Nguyên Mông từng chiến thắng toàn cầu Âu Á. Một Trần Bình Trọng bất khuất hiên ngang “ta làm quỷ nước Nam hơn làm vua đất Bắc”…
Mặt khác lại có, một Lê Chiêu Thống hèn nhát “cõng rắn cắn gà nhà!” Một Khải Ðịnh cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp! Một Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản rước quan thày Trung Quốc vào bán đất bán biển, dẫn đưa dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ là những chứng tích lịch sử rõ ràng trước mắt, mà người thanh niên chúng ta thời nay không thể quên để học hỏi từ sách vở, từ những lời tường thuật của những bậc lão thành, các nhà học gỉa hay các chứng nhân lịch sử hiện tại.
Trước những sự kiện ngạo mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh vịnh thơ nhạo báng tổ tiên tiền nhân và so tài với đức thánh Trần Hưng Đạo, thì người thanh niên Lý Đông A ngày đó đã đưa ra một nhận định, “Người mình thường xấc xược mỗi khi nhắc tới tổ tiên!” Và có lẽ câu nói này đã nghiệm ứng với những người Cộng Sản, bởi từ khởi thủy lập đảng họ đã không đặt ra “Tinh Thần Học Hỏi” như ý nghĩa trọng đại của bài viết này.
Vậy công cuộc Diệt Cộng Cứu Nước ngày nay rất cam go, khó khăn và nguy hiểm. Chúng ta phải thực tế nhìn nhận rằng Cộng Sản có lối ngụy biện tinh vi, lừa bịp được dân chúng trắng trợn, và từng lừa đảo được nhiều người, nhiều lần. Người Cộng Sản lại có những thủ đoạn sắt máu, dùng bạo lực làm khiếp đảm các đối thủ. Muốn chiến thắng giặc cộng, muốn giải cứu dân nước, người thanh niên Việt Nam chúng ta cần học hỏi, rèn luyện bản thân thường xuyên và liên tục, đạt tài năng trong Tinh Thần Học Hỏi.
Phạm Văn Bản
No comments:
Post a Comment