Ngày 29/03/2009, từ Thanh Minh Thiền Viện, Saigon, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đã ký một văn bản có tiêu đề là: “ Lời Kêu Gọi Một Tháng Biểu Tình Tại Gia Để Chống Việc Lấy Vàng Dân Tộc Đổi Nhôm Nước Ngoài”.
“Lời Kêu Gọi” có ba trọng điểm sau đây:
1. Trọng điểm thứ nhất: Sự việc CSVN mở cửa cho Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bauxite là một hành động bất chấp ý kiến phản đối của giới khoa học kỹ thuật , giới an ninh quốc phòng và của toàn dân. Về mặt kinh tế, lợi nhuận do việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên mang lại quá thấp so với chương trình xử dụng Tây Nguyên để trồng cây công nghiệp. Trồng cây công nghiệp, đất có thể tái sinh liên tục. Khai thác bauxite, đất phải chết theo qui trình: bốn tấn bauxite sản xuất một tấn nhôm, đồng thời đẩy vào môi sinh ba tấn đất đỏ.
Đây là một loại hợp chất độc hại có tác dụng tiêu hủy cây xanh, ô nhiểm nguồn nước, nhiễu loạn thời tiết…Về mặt an ninh quốc phòng, “Lời Kêu Gọi”cho rằng câu chuyện Mị Nương làm mất nỏ Thần vào tay Trọng Thủy ngày xưa đang diễn ra tại Trường Sơn ngày nay. Chẳng những mất Trường Sơn mà biển Đông, điển hình là Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã vuột khỏi tầm tay Việt Nam.
2. Trọng điểm thứ hai: mất núi, mất biển chỉ còn lại là TIẾNG DÂN. Tiếng dân nêu bật ba đòi hỏi:
- Một là yêu cầu nhà cầm quyền CS Việt Nam khẩn cấp nộp hồ sơ xác nhận thềm lục địa Việt Nam tại Ủy- Ban- Ranh- Giới- Thềm- Lục- Địa của LHQ trước ngày 13/05/2009, đúng theo đòi hỏi của luật biển 1982.
- Hai là yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy công bố cho toàn dân biết hai mật ước về lãnh thổ, lãnh hải CSVN ký với Trung Quốc các năm 1999-2000. Sự công bố này phải kèm theo những bản đồ thích nghi. Yêu cầu một là cửa ngõ mở vào yêu cầu hai.
- Ba là yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy triệu tập Đại Hội đại biểu toàn dân bao gồm chuyên gia kinh tế, khoa học, quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc trong và ngoài nước. Hội đồng này sẽ đưa ra những quyết định thích nghi đối với sự việc bauxite Tây Nguyên.
3. Trọng điểm thứ ba: nhằm gây sức ép để buộc chế độ Hà Nội phải thực thi ba đòi hỏi nói ở trọng điểm thứ hai, Hòa Thượng Thích Quảng Độ tha thiết kêu gọi trọn tháng 05/2009:
- Đồng bào Quốc Nội: biểu tình tại gia, công nhân đình công, thương buôn bãi thị, sinh viên, học sinh bãi khóa…
- Đồng bào Quốc Ngoại: ngưng du lịch Việt Nam, ngưng gửi tiền về Việt Nam, ngoại trừ trường hợp khó khăn khẩn cấp.
Lời kêu gọi vừa kể cho rằng một tháng biểu tình tại gia là hành động bất tuân dân sự. Vậy thì, bất tuân dân sự là gì?
Chủ đề bất tuân dân sự đã được một tác giả người Hoa Kỳ, ông Henry David Thoreau viết ra trong luận án “Civil Disobedience” từ năm 1849. Với thời gian, lý luận về bất tuân dân sự ngày càng trở nên rộng khắp, tinh vi và uyển chuyển hơn.
Bất tuân là thái độ bất hợp tác của thuộc viên đối với thượng cấp, của bị trị đối với thống trị, của người dân đối với nhà cầm quyền. Hình luật qui định những việc làm bị cấm: cấm trộm cắp, cấm giết người, cấm lường gạt. Mặt khác hình luật cũng trừng phạt những việc do không làm mà thành tội: không cứu người lâm nguy, không đóng thuế, không đi quân dịch. Những “không làm” vừa kể gọi chung là bất tuân. Làm thế nào bất tuân nhưng không phạm pháp, kể cả luật pháp của chế độ độc tài? Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã ung dung đáp trả câu hỏi vừa nêu bằng liều thuốc “Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Sau đây là ý nghĩa của vô chiêu:
Về phương diện luật pháp, luật dân sự là bộ môn luật học có chủ đích giải quyết mọi va chạm giữa con người với con người bằng những giải pháp hòa hoãn. Án văn tòa dân sự chỉ dạy bồi thường, không phạt tù, không tác hại tới danh dự của cá nhân bị đơn. Ngược lại luật hình sự là bộ môn luật học có mục đích răn đe và / hoặc trừng phạt những người có ác ý gây rối an ninh trật tự xã hội, xúc phạm đến uy tín và / hoặc thân thể của người khác.
Về phương diện quân sự, nói tới quân sự là nói tới động binh, nói tới vũ khí các loại, nói tới chiến tranh. Phản diện của quân sự là dân sự.
Quan hệ giữa quân sự và dân sự chẳng khác nào hai cánh cửa có chung một bản lề. Bản lề kia đã được diễn tả trong một phương châm rất gãy gọn. “Động vi binh, tĩnh vi dân”.
Nhìn chung, dân sự là đời sống thong dong, đời sống tĩnh, đời sống không bị khống chế bởi các loại thế lực khác nhau: chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính…Đời sống “phi-khống-chế” vừa kể, chẳng khác nào hình ảnh quả lắc của đồng hồ treo tường. Quả lắc chạy qua phải hay trái. Đó là những hành động thái quá hay bất cập. Khi quả lắc chạm đường thẳng đứng kéo dài từ 12 giờ xuống 6 giờ tức là quả lắc đi vào điểm trung. Nhiều điểm trung kết thành trung đạo. Quả lắc không thể không lắc. Quả lắc không thể từ bỏ khuynh hướng tìm về trung đạo. Đó là định luật biến nhưng bất biến của Dịch Học. Từ quả lắc đồng hồ, chúng ta hãy trở về với đời sống phi-khống-chế của xã hội dân sự. Trung đạo đối với xã hội dân sự là dòng sống trên đó dân chủ, nhân quyền được tôn trọng tròn đầy.
Hiện tình lịch sử Việt Nam cho thấy xã hội đang bị khống chế bởi chế độ độc tài, tham ô, bán nước, nói chung là xã hội bị đè bẹp dưới vô số tình huống thái quá và bất cập. Muốn tìm về trung đạo, tìm về dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự không còn chọn lựa nào khác hơn là từ chối tuân hành mọi mệnh lệnh độc tài, nhất là mệnh lệnh cấm người dân không được phản đối thế lực xâm lược Bắc Kinh.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ chỉ danh hành động bất tuân kia là bất tuân xuất phát từ xã hội dân sự, gọi tắt là bất tuân dân sự. Như vây bất tuân dân sự triệt để đồng dạng với hiện tượng quả lắc đồng hồ. Hiện tượng này là sự “hình ảnh hóa” phản ứng có được do tác động của qui luât tìm về trung đạo trong Dịch Học. Phản ứng do tác động của qui luật triết học có nghĩa là con người dù muốn hay không muốn, phản ứng kia vẫn xảy ra.
Một trong những nguyên tắc hàng đầu của hình luật là nguyên tắc cấm tòa án hình sự không được phép trừng phạt người dân về một tội mà đương sự không có quyết ý phạm pháp. Nhà báo từ chối khai trước tòa nguồn gốc của một bản tin không vì nhà báo này muốn chống lại tòa án mà chỉ vì đương sự quyết tâm tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của ký giả. Đó là hồ sơ hình sự điển hình của trường hợp thiếu quyết ý phạm pháp. Cũng vậy, bất tuân dân sự không nhằm tạo bất ổn xã hội mà chỉ là phản ứng tự nhiên của những công dân chịu tác động bởi qui luật tìm về trung-đạo-dân-chủ-nhân-quyền của Dịch Học.
Nói ngắn và gọn: bất tuân dân sự là một hành động nằm ngoài sự chi phối cùa hình luật. Bất tuân dân sự là một hành động hợp pháp. Nhân quyền hiểu theo nghĩa bao la nhất, sâu và cao nhất là quyền của mỗi cá nhân đựoc tham dự vào hành động bất tuân dân sự nhằm đưa đẩy xã hội nhiễu nhương trở về với trạng thái hiền hòa và hạnh phúc của trung đạo.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tích cực làm cho lịch sử Việt Nam hanh thông bằng một chương trình hành động xây dựng trên hai yếu tố: Thế hành động và lực hành động:
1. Thế hành động: Bất tuân dân sự là thế hợp pháp vì nó hoàn toàn không có ý chí phạm pháp. Bất tuân dân sự là thế hợp lòng dân vì nó nhẫn nại nhưng cương quyết đẩy xã hội Việt Nam về hướng trung đạo. Từ đó, Bất tuân dân sự là thế chính nghĩa.
2. Lực hành động: Thế chính nghĩa thuyết phục và hấp dẫn quần chúng. Quần chúng là cội nguồn của lực hành động. Lực hành động sẽ trở thành lực bất động nếu không có phương pháp hành động đi kèm. Phương pháp hành động của Đại Lão Hòa Thượng Quảng Độ là: trọn tháng 05/2009, quốc nội biểu tình tại gia, quốc ngoại không du lịch, không gửi tiền về Việt Nam.
Câu hỏi cần đặt ra là: Với thế và lực như đã trình bày liệu chừng chương trình Bất Tuân Dân Sự có dẫn đến thành công hay không? Thế thắng hay thế bại trong dòng lịch sử không thể ngắn gọn như đáp số của một bài toán cộng. Muốn khảo sát để có thể xác định kẻ thắng người bại trong trận đấu giữa Bất Tuân Dân Sự và chế độ Hà Nội, người khảo sát cần phải lý luận bằng lịch sử quan. Thực tiễn đời sống và lý luận triết học đã nêu bật lịch-sử-quan-lấy-Con-Người-làm-tiền-đề-triết-học.
Lịch sử quan này khẳng định: Thế và lực phục vụ dân chủ nhân quyền chắc chắn phải thắng. Trên con đường tiến tới thắng lợi cuối cùng, tùy theo tình hình quốc nội và quốc tế, Bất Tuần Dân Sự cần rất nhiều cụ thể hóa và biến hóa. Luận về lẽ thắng bại của Bất Tuân Dân Sự dẫn tới ba suy nghĩ căn bản sau đây:
1. Bất Tuân Dân Sự có Thế, có Lực.
2. Bất Tuân Dân Sự đang đi đúng xu thế của lịch sử.
3. Trên con đường tiến tới thắng lợi dứt điểm, Bất Tuân Dân Sự đã và đang du nhập và phát triển tính Tây Tạng vào công cuộc đòi hỏi dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Tính Tây Tạng là lời bộc bạch rằng: trong đấu tranh, con người phải biết xem ý chí phản kháng bất công quan trọng hơn lẽ thành, bại. Không thể có thắng lợi nếu không có ý chí phản kháng. Ý chí phản kháng là dấu hiệu mạnh mẽ nhất, cao cấp nhất của nhân cách.
Ba suy nghĩ vừa trình bày là sự khẳng quyết Bất Tuân Dân Sự sẽ thắng. Bất Tuân Dân Sự là một công trình tim óc tuyệt hảo được Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ mang cống hiến cho dòng sử Việt trong thời kỳ đất nước lâm nguy.
Đỗ Thái Nhiên
“Lời Kêu Gọi” có ba trọng điểm sau đây:
1. Trọng điểm thứ nhất: Sự việc CSVN mở cửa cho Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bauxite là một hành động bất chấp ý kiến phản đối của giới khoa học kỹ thuật , giới an ninh quốc phòng và của toàn dân. Về mặt kinh tế, lợi nhuận do việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên mang lại quá thấp so với chương trình xử dụng Tây Nguyên để trồng cây công nghiệp. Trồng cây công nghiệp, đất có thể tái sinh liên tục. Khai thác bauxite, đất phải chết theo qui trình: bốn tấn bauxite sản xuất một tấn nhôm, đồng thời đẩy vào môi sinh ba tấn đất đỏ.
Đây là một loại hợp chất độc hại có tác dụng tiêu hủy cây xanh, ô nhiểm nguồn nước, nhiễu loạn thời tiết…Về mặt an ninh quốc phòng, “Lời Kêu Gọi”cho rằng câu chuyện Mị Nương làm mất nỏ Thần vào tay Trọng Thủy ngày xưa đang diễn ra tại Trường Sơn ngày nay. Chẳng những mất Trường Sơn mà biển Đông, điển hình là Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã vuột khỏi tầm tay Việt Nam.
2. Trọng điểm thứ hai: mất núi, mất biển chỉ còn lại là TIẾNG DÂN. Tiếng dân nêu bật ba đòi hỏi:
- Một là yêu cầu nhà cầm quyền CS Việt Nam khẩn cấp nộp hồ sơ xác nhận thềm lục địa Việt Nam tại Ủy- Ban- Ranh- Giới- Thềm- Lục- Địa của LHQ trước ngày 13/05/2009, đúng theo đòi hỏi của luật biển 1982.
- Hai là yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy công bố cho toàn dân biết hai mật ước về lãnh thổ, lãnh hải CSVN ký với Trung Quốc các năm 1999-2000. Sự công bố này phải kèm theo những bản đồ thích nghi. Yêu cầu một là cửa ngõ mở vào yêu cầu hai.
- Ba là yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy triệu tập Đại Hội đại biểu toàn dân bao gồm chuyên gia kinh tế, khoa học, quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc trong và ngoài nước. Hội đồng này sẽ đưa ra những quyết định thích nghi đối với sự việc bauxite Tây Nguyên.
3. Trọng điểm thứ ba: nhằm gây sức ép để buộc chế độ Hà Nội phải thực thi ba đòi hỏi nói ở trọng điểm thứ hai, Hòa Thượng Thích Quảng Độ tha thiết kêu gọi trọn tháng 05/2009:
- Đồng bào Quốc Nội: biểu tình tại gia, công nhân đình công, thương buôn bãi thị, sinh viên, học sinh bãi khóa…
- Đồng bào Quốc Ngoại: ngưng du lịch Việt Nam, ngưng gửi tiền về Việt Nam, ngoại trừ trường hợp khó khăn khẩn cấp.
Lời kêu gọi vừa kể cho rằng một tháng biểu tình tại gia là hành động bất tuân dân sự. Vậy thì, bất tuân dân sự là gì?
Chủ đề bất tuân dân sự đã được một tác giả người Hoa Kỳ, ông Henry David Thoreau viết ra trong luận án “Civil Disobedience” từ năm 1849. Với thời gian, lý luận về bất tuân dân sự ngày càng trở nên rộng khắp, tinh vi và uyển chuyển hơn.
Bất tuân là thái độ bất hợp tác của thuộc viên đối với thượng cấp, của bị trị đối với thống trị, của người dân đối với nhà cầm quyền. Hình luật qui định những việc làm bị cấm: cấm trộm cắp, cấm giết người, cấm lường gạt. Mặt khác hình luật cũng trừng phạt những việc do không làm mà thành tội: không cứu người lâm nguy, không đóng thuế, không đi quân dịch. Những “không làm” vừa kể gọi chung là bất tuân. Làm thế nào bất tuân nhưng không phạm pháp, kể cả luật pháp của chế độ độc tài? Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã ung dung đáp trả câu hỏi vừa nêu bằng liều thuốc “Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Sau đây là ý nghĩa của vô chiêu:
Về phương diện luật pháp, luật dân sự là bộ môn luật học có chủ đích giải quyết mọi va chạm giữa con người với con người bằng những giải pháp hòa hoãn. Án văn tòa dân sự chỉ dạy bồi thường, không phạt tù, không tác hại tới danh dự của cá nhân bị đơn. Ngược lại luật hình sự là bộ môn luật học có mục đích răn đe và / hoặc trừng phạt những người có ác ý gây rối an ninh trật tự xã hội, xúc phạm đến uy tín và / hoặc thân thể của người khác.
Về phương diện quân sự, nói tới quân sự là nói tới động binh, nói tới vũ khí các loại, nói tới chiến tranh. Phản diện của quân sự là dân sự.
Quan hệ giữa quân sự và dân sự chẳng khác nào hai cánh cửa có chung một bản lề. Bản lề kia đã được diễn tả trong một phương châm rất gãy gọn. “Động vi binh, tĩnh vi dân”.
Nhìn chung, dân sự là đời sống thong dong, đời sống tĩnh, đời sống không bị khống chế bởi các loại thế lực khác nhau: chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính…Đời sống “phi-khống-chế” vừa kể, chẳng khác nào hình ảnh quả lắc của đồng hồ treo tường. Quả lắc chạy qua phải hay trái. Đó là những hành động thái quá hay bất cập. Khi quả lắc chạm đường thẳng đứng kéo dài từ 12 giờ xuống 6 giờ tức là quả lắc đi vào điểm trung. Nhiều điểm trung kết thành trung đạo. Quả lắc không thể không lắc. Quả lắc không thể từ bỏ khuynh hướng tìm về trung đạo. Đó là định luật biến nhưng bất biến của Dịch Học. Từ quả lắc đồng hồ, chúng ta hãy trở về với đời sống phi-khống-chế của xã hội dân sự. Trung đạo đối với xã hội dân sự là dòng sống trên đó dân chủ, nhân quyền được tôn trọng tròn đầy.
Hiện tình lịch sử Việt Nam cho thấy xã hội đang bị khống chế bởi chế độ độc tài, tham ô, bán nước, nói chung là xã hội bị đè bẹp dưới vô số tình huống thái quá và bất cập. Muốn tìm về trung đạo, tìm về dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự không còn chọn lựa nào khác hơn là từ chối tuân hành mọi mệnh lệnh độc tài, nhất là mệnh lệnh cấm người dân không được phản đối thế lực xâm lược Bắc Kinh.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ chỉ danh hành động bất tuân kia là bất tuân xuất phát từ xã hội dân sự, gọi tắt là bất tuân dân sự. Như vây bất tuân dân sự triệt để đồng dạng với hiện tượng quả lắc đồng hồ. Hiện tượng này là sự “hình ảnh hóa” phản ứng có được do tác động của qui luât tìm về trung đạo trong Dịch Học. Phản ứng do tác động của qui luật triết học có nghĩa là con người dù muốn hay không muốn, phản ứng kia vẫn xảy ra.
Một trong những nguyên tắc hàng đầu của hình luật là nguyên tắc cấm tòa án hình sự không được phép trừng phạt người dân về một tội mà đương sự không có quyết ý phạm pháp. Nhà báo từ chối khai trước tòa nguồn gốc của một bản tin không vì nhà báo này muốn chống lại tòa án mà chỉ vì đương sự quyết tâm tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của ký giả. Đó là hồ sơ hình sự điển hình của trường hợp thiếu quyết ý phạm pháp. Cũng vậy, bất tuân dân sự không nhằm tạo bất ổn xã hội mà chỉ là phản ứng tự nhiên của những công dân chịu tác động bởi qui luật tìm về trung-đạo-dân-chủ-nhân-quyền của Dịch Học.
Nói ngắn và gọn: bất tuân dân sự là một hành động nằm ngoài sự chi phối cùa hình luật. Bất tuân dân sự là một hành động hợp pháp. Nhân quyền hiểu theo nghĩa bao la nhất, sâu và cao nhất là quyền của mỗi cá nhân đựoc tham dự vào hành động bất tuân dân sự nhằm đưa đẩy xã hội nhiễu nhương trở về với trạng thái hiền hòa và hạnh phúc của trung đạo.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tích cực làm cho lịch sử Việt Nam hanh thông bằng một chương trình hành động xây dựng trên hai yếu tố: Thế hành động và lực hành động:
1. Thế hành động: Bất tuân dân sự là thế hợp pháp vì nó hoàn toàn không có ý chí phạm pháp. Bất tuân dân sự là thế hợp lòng dân vì nó nhẫn nại nhưng cương quyết đẩy xã hội Việt Nam về hướng trung đạo. Từ đó, Bất tuân dân sự là thế chính nghĩa.
2. Lực hành động: Thế chính nghĩa thuyết phục và hấp dẫn quần chúng. Quần chúng là cội nguồn của lực hành động. Lực hành động sẽ trở thành lực bất động nếu không có phương pháp hành động đi kèm. Phương pháp hành động của Đại Lão Hòa Thượng Quảng Độ là: trọn tháng 05/2009, quốc nội biểu tình tại gia, quốc ngoại không du lịch, không gửi tiền về Việt Nam.
Câu hỏi cần đặt ra là: Với thế và lực như đã trình bày liệu chừng chương trình Bất Tuân Dân Sự có dẫn đến thành công hay không? Thế thắng hay thế bại trong dòng lịch sử không thể ngắn gọn như đáp số của một bài toán cộng. Muốn khảo sát để có thể xác định kẻ thắng người bại trong trận đấu giữa Bất Tuân Dân Sự và chế độ Hà Nội, người khảo sát cần phải lý luận bằng lịch sử quan. Thực tiễn đời sống và lý luận triết học đã nêu bật lịch-sử-quan-lấy-Con-Người-làm-tiền-đề-triết-học.
Lịch sử quan này khẳng định: Thế và lực phục vụ dân chủ nhân quyền chắc chắn phải thắng. Trên con đường tiến tới thắng lợi cuối cùng, tùy theo tình hình quốc nội và quốc tế, Bất Tuần Dân Sự cần rất nhiều cụ thể hóa và biến hóa. Luận về lẽ thắng bại của Bất Tuân Dân Sự dẫn tới ba suy nghĩ căn bản sau đây:
1. Bất Tuân Dân Sự có Thế, có Lực.
2. Bất Tuân Dân Sự đang đi đúng xu thế của lịch sử.
3. Trên con đường tiến tới thắng lợi dứt điểm, Bất Tuân Dân Sự đã và đang du nhập và phát triển tính Tây Tạng vào công cuộc đòi hỏi dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Tính Tây Tạng là lời bộc bạch rằng: trong đấu tranh, con người phải biết xem ý chí phản kháng bất công quan trọng hơn lẽ thành, bại. Không thể có thắng lợi nếu không có ý chí phản kháng. Ý chí phản kháng là dấu hiệu mạnh mẽ nhất, cao cấp nhất của nhân cách.
Ba suy nghĩ vừa trình bày là sự khẳng quyết Bất Tuân Dân Sự sẽ thắng. Bất Tuân Dân Sự là một công trình tim óc tuyệt hảo được Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ mang cống hiến cho dòng sử Việt trong thời kỳ đất nước lâm nguy.
Đỗ Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment