Wednesday, July 15, 2009

Tư Tưởng Bán Nước Của Hồ Chí Minh - Hồ Đinh

    TỪ DÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN ÐẢNG TỚI TƯ TƯỞNG BÁN NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
Hồ Đinh

Sau khi CS Bắc Việt cưỡng chiếm được toàn thể lãnh thổ VN vào trưa ngày 30-4-1975, ngoài sự nhuộm đỏ quê hương trong máu lệ, còn đẩy dân tộc tới địa ngục khốn nghèo, nhục nhã và mất mát hơn bất cứ một thời kỳ nào trong lịch sử, kể cả những năm tháng bị Pháp thuộc. Chính Nguyễn văn Linh, tổng bí thư đảng VC trước cảnh kinh tế suy đồi của đất nước vào thập niên 80, không còn thuốc chữa cũng như che dấu được, đã phải xưng tội với tờ Times của Mỹ ngày 21-9-1987, đồng thời ra mặt "CHÊ BAI CHỦ THUYẾT MARX-LÊNIN" là chế độ thư lại trung ương tập quyền, khiến cho dân chúng lầm than khốn đốn.

Tóm lại để chạy tội cướp của giết người cùng sự thất bại thảm thê trong thời gian thống trị và đô hộ cả nước, CSVN đã theo bước quan thầy Nga-Tàu, đem luận thuyết Lê-Marx ra làm vật tế thần để cứu đảng.

Năm 1989, các chế độ độc tài cọng sản đệ tam tại Ðông Âu lần lượt sụp đổ. Năm 1990 Ðức thống nhất, sau khi Ðông Ðức từ bỏ thiên đàng xã nghĩa và đập bỏ bức tường ô nhục Bá Linh. Cuối cùng tại Liên Xô, chẳng những chế độ cọng sản bị diệt tuyệt, mà tính đến tháng 8-1990, đã có 13 trong số 15 nước Cộng Hòa thuộc đế quốc Liên Sô, tuyên bố độc lập hoàn toàn. Cũng kể từ đó tới nay, thiên đàng xã hội chủ nghĩa chỉ còn lại bốn địa ngục môn. Ðó là Bắc Hàn, Cu Ba, Trung Cộng và Việt Cộng.. nhờ dựa vào tư bản nhất là Hoa Kỳ, để cố lội ngược thời gian, tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.. như luận cương của đệ tam quốc tế cọng sản đề ra năm 1930.

Tại VN, sau khi chủ thuyết Marx-Lenin bị nhân loại quăng vào sọt rác, đảng vội vã vơ vét lại những lời nói của Hồ cách đây hơn nửa thế kỷ và gọi đó là ‘Tư Tưởng Hồ Chí Minh’, vừa để dụ khị bọn cán bộ trung kiên già nua đang chao đảo trước cuộc đổi đời, vừa lừa gạt thế giới rằng là ‘ đảng ta độc lập, không mắc mớ gì tới chủ nghĩa LêMarx.’

Nói một cách bình dân học vụ không cần úp mở, VC khi cho Hồ Chí Minh đội nắp hòm kiếng sống lại với đảng, chẳng qua cũng chỉ mượn miệng Hồ, để nhất quyết: ‘Tiêu diệt các hình thức sở hữu không thuộc xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế riêng rẽ trở thành thuần nhất và trên hết chế độ sở hữu của toàn dân , là không ai có được của riêng vì nhà nước là chủ tất cả từ người tới của cải vật chất’. Như vậy VC ngày nay, trị nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa dẫn trên, cái thứ tư tưởng mà lúc Hồ còn sống, cũng chỉ dựa theo luận thuyết của Lenin thời đó, về các vấn đề dân tộc, thuộc địa và cũng là con đường giải phóng dân tộc VN của Hồ và Ðảng.

Trò hề kéo xác chết Hồ ra khỏi nhà mồ vĩ đại Ba Ðình, dựng lại những huyền thoại tưởng tượng, tuy có gây chút hào khí nơi bọn đảng viên VC già nua trong nước và một đám Việt gian trí thức, ăn chén đá bát, no cơm rửng mỡ nơi hải ngoại, thì cũng không thể dấu nổi ‘Sự Ngiệp Vĩ Ðại Bán Nước và làm tôi tớ cho Nga Tàu, của Cáo Hồ và đồng đảng gần tám mươi năm qua và hiện tại do Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu. ’ ’.

1. ÐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN ÐẢNG

Từ các tài liệu hiện còn lưu trữ nhất là của Ðảng VC, thì tiền thân của đảng cộng sản Việt Nam là Nhóm Tân Việt Thanh Niên Ðoàn hay Tâm Tâm Xã của Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu và Cường Ðể thành lập. Sau đó là Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội rồi Việt Nam Kách Mệnh Ðồng Chí Hội, lung tung danh xưng, như chính con người Nguyễn Tất Thành, xác chỉ một mà tên thì có hằng trăm. Thật ra các tổ chức trên đều dựa vào tên tuổi có sẳn của Tâm Tâm Xã, để Hồ lấy đó thu hút và dụ dỗ các thanh niên yêu nước đang lạc lỏng trên con đường chống Pháp tại hải ngoại. Quyết định mọi sự đều do một tổ chức bí mật của Hồ đứng sau lưng, tức là Ðoàn Cọng Sản gồm những thành phần thân tín tuyển chọn, mà trong tài liệu của Ban Phương Ðông gọi là Việt Nam Kách Mệnh Hội (viết theo chữ của Nguyễn Ái Quốc).

Xưa nay hầu hết những người Quốc Gia dấn thân, dù là ai chăng nữa cũng phải tự mưu sinh kiếm sống để hoạt động sinh tồn. Vì thế họ dễ bị thất bại hay dang dở nữa chừng, điển hình là Việt Nam Cộng Hòa qua cuộc chiến ngăn chống cọng sản quốc tế từ năm 1955-1975, đã phải bõ dở cuộc chiến thắng gần kề, vì không còn phương tiện tự tồn khi bi Hoa Kỳ phản bội và tháo chạy.

Trái lại VC, nhất là Hồ Chí Minh từ lúc bán thân cho đệ tam cọng sản quôc tế, thì không hề lo tới chuyện ăn sống. Liên Xô lúc đó qua chủ trương xuất cảng chủ nghĩa Tam Vô khắp thế giới, nên đã vơ vét hết tài nguyên của đất nước mình, để vung tiền mua chuộc người theo, nhất là với Trung Hoa ÐANG ÐÓI NGHÈO, LẠC HẬU VÀ BỊ Tây Phương-Nhật Bổn ức chế.

Lý Thụy tức Hồ Chí Minh may mắn lọt vào kho vàng, vừa yên ổn múa may trên đất Tàu lại có hậu phương LX to lớn yểm trợ, thì sao không khuyến dụ được những thanh niên yêu nước lúc đó, đang sống bơ vơ thiếu thốn và đầy hiểm nguy trên đất Tàu, Nhật, Thái và khắp Âu Châu. Bởi vậy người Quốc Gia chỉ với tấm lòng yêu nước nồng nàn, thì thất bại trước giặc cướp, cũng đâu có gì là lạ.

Ðể đạt mục đích nhuộm đỏ quê hương, đầu tiên là phải có thực lực và Nguyễn Ái Quốc đã trồng người và những cây người mọc rể từ Tâm Tâm Xã có trước như Lê Thiết Hùng, Lê Quang Ðạt, Trương văn Lệnh, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Phú. Tóm lại, tất cả đều là người Việt bằng xương thịt nhưng tim óc do Liên Xô tưới trồng với nhiệm vụ duy nhất ‘quảng bá tư tưởng Mac-Lê’ trên quê hương Việt Nam.

Và tấn thảm kịch VN được bắt đầu từ ngày 21-06-1925, khi Hồ qua tổ chức Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội, đem tư tưởng Lenin từ Nga về VN truyền bá, qua các báo Thanh Niên, Lính kách mệnh, Công Nông, Tiền Phong. Cơ sở cộng sản đầu tiên được thành lập trong nước là Kỳ Bộ Nghệ-Tỉnh vào năm 1926, do Lê Huy Lập làm Bí thư. Kế tiếp mới tới Hải Phòng, Hà Nội và sau rốt là Nam Kỳ.

Tuy nhiên dù được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ tiền bạc, phương tiện nhưng lúc đó không có bao nhiêu người biết Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội hay Nguyễn Ái Quốc là gì. Trái lại khắp nước, mọi người nô nức gia nhập các đảng phái Quốc Gia vừa được thành lập như Việt Nam Quốc Dân Ðảng của nhóm Nguyễn Thái Học ra đời tại Bắc Kỳ năm 1927. Tại Trung Kỳ có Việt Nam Cách Mạng Ðảng hay Tân Việt Ðảng. Trong Nam, mọi người theo Ðảng Lập Hiến và Cao Ðài giáo. Ðảng Cộng Sản bấy giờ chẳng những bị dân chúng tẩy chay, mà còn bị Mật Thám Pháp ruồng bố, nên rốt cục các cán bộ đầu nảo như Phạm văn Ðồng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng văn Hoan phải trốn sang Xiêm La, Tàu hay bị bắt.

Cũng trong năm 1925, việc Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, rồi bí mật giải về Hà Nội hiện nay vẫn còn là một nghi án, mặc dù đa số tài liệu trong và ngoài nước, đều xác quyết do Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh cùng Lâm Ðức Thụ, bán đứng cho thực dân, để nhận số tiền thưởng rất lớn lúc đó, lên tới 150.000 phật lăng. Cũng tại Quảng Châu, theo tin tình báo của Pháp ngày 18-10-1926, bác ‘Hồ’ cưới một nữ hộ sinh Tàu trong đảng CS Trung Hoa tên Tăng Tuyết Minh làm vợ. Sau này vào tháng 5-1991, báo Nhân Dân và Tuổi Trẻ của VC mới chịu đăng tin xác nhận là ‘bác’ cũng có vợ như mọi người, chứ không hề còn trinh hay trai tơ như báo chí của đảng ta đã phổ biến từ trước, chỉ vì muốn bảo mật trong thời gian ‘ bác ‘ chống ‘ Mỹ-Ngụy ‘ cứu nước.

Tại Trung Hoa đầu năm 1925, Tôn Dật Tiên qua đời đột ngột, khiến nội bộ TH Quốc Dân Ðảng phân hoá trầm trọng vì tranh giành quyền lực. Trong lúc đó đảng CS Trung Hoa, từ phong trào Ngũ Tứ ngày 4-5-1919, của 3000 sinh viên biểu tình chống Hội Quốc Liên, bắt Tàu cắt nhượng Tô Giới Ðức cho Nhật Bổn. Trong phong trào này, hàng lãnh đạo có nhiều người Mácxít tả phái như Trần Ðộc Tú, Trương Thái Lôi, Lý Ðại Chiêu đã giúp cho đảng bành trướng rất nhanh, tới tháng 7-1921 khắp nước đã có hơn 60.000 đảng viên hoạt động. Rồi ngày 30-05-1925, toàn quốc phát động phong trào Ngũ Táp, đình công bãi thị, khiến Nhật, Anh, Pháp tại các tô giới thẳng tay đàn áp, đe doạ trầm trọng tình trạng an ninh khắp nước. Ðể cứu vãn tình hình, trong tháng 3-1927 Tưởng Giới Thạch từ miền Nam xua quân lên Bắc, mượn danh đánh Nhật, bất thần tiêu diệt toàn bộ cơ sở của đảng cọng sản Tàu tại Bắc Bình, Thượng Hải, treo cổ lãnh tụ Lý Ðại Chiêu.

Khắp nơi, quân Quốc Dân Ðảng xuống tay tiêu diệt trọn vẹn từ cơ sở tới chi nhánh, đảng bộ.. khiến cộng đảng chỉ còn đường trốn chạy. Tính đến tháng 12-1927 hơn 40.000 đảng viên cọng sản Trung Hoa đã bị Tưởng Giới Thạch bắt giết, khiến Chu Ðức, Mao Trạch Ðông phải chạy về vùng nông thôn tỉnh Giang Tây cố thủ. Tại Quảng Châu, trụ sở đảng Việt Nam Kách Mệnh của Hồ bị tàn phá. Hồ Tùng Mậu bi bắt, các thanh niên Việt Nam đang theo học tại trường Võ Bị Hoàng Phố bi giam lỏng để thanh lọc. Borodin bị gọi về Liên Xô, còn Hồ thì trốn theo cánh quân Trung Cộng tới Sa Ðầu để về Nga Sô Viết. Tóm lại giai đoạn đi thực tế đễ trở thành một chuyên viên cọng sản, Hồ đã hoàn thành và cũng kể từ đó, chỉ còn có một bổn phận duy nhất ‘tiếp tục trung thành, hữu dụng cho đế quốc Liên Xô và mưu đồ độc chiếm ngai vàng cho mình’.

Theo tài liệu cho biết, trước khi Hồ Chí Minh qua nhân vật Lý Thụy tới Quảng Châu để phụ tá Toàn Quyền Liên Xô là Boradin, thì tại đây đã có tổ chức Tâm Tâm Xã thuộc VN Quang Phục Hội, do Phan Bội Châu và Cường Ðể thành lâp. Trong nhóm đa số gồm nhiều thanh niên yêu nước trí thức, phần lớn sinh trưởng tại Nghệ An và Hà Tỉnh, trong đó có Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong. Chính Phan Bội Châu đã can thiệp với Tưởng Giới Thạch, lúc đó là Giám Ðốc Chỉ Huy trưởng Trường Sĩ Quan Hoàng Phố, thu nhận các thanh niên VN vào học. Do trên Lê Hồng Phong đã được nhập học tại đây từ tháng 7/1924.

Năm 1925, Hồ và Lâm Ðức Thụ bán Phan Bội Châu cho Pháp, đồng thời tiếm trọn tổ chức Tâm Tâm Xã lúc đó như rắn mất đầu, bằng tiền bạc, khuyến dụ đưa những thanh niên yêu nước chân thành trong trắng, bước vào con đường nhuộm đỏ VN, cũng như giúp xác, máu, đưa Hồ lên đài danh vọng. Do trên, vào tháng 10/1926, Lý Thụy bí mật đưa nhiều thanh niên như Lê Hồng Phong, Trần văn Giàu ... sang học tại trường Phương Ðông Lenin ở Liên Xô. Trước đây không ai biết trường này đã dạy những gì nhưng theo lời Nguyễn Hữu Dung, thì tại đây Lê Hồng Phong được học đủ thứ, qua một thời gian dài từ tháng 10/1926 cho tới năm 1931, mới tốt nghiệp. Theo đó thì Phong đã trải qua các khóa Lý luận quân sự không quân tại Leningrad, lớp phi công tại Borisglevsk, trước khi chính thức vào học các khóa 2 và 3 tại trường Phương Ðông mà Hồ đã học khóa trước.

Cũng nhờ khoe, mà chúng ta biết thêm được chuyên có nhiều đảng viên CSVN đã cầm súng bảo vệ cho LX, khi nước này bi Ðức tấn công ngày 21/6/1941. Vì vậy ngày 12/12/1985 nhân dịp kỹ niệm 40 năm LX chiến thắng Dức Quốc Xã, đích thân E.C.Ligachov, Ủy viên Bộ Chính Trị Cọng đảng LX, đã ký sắc lệnh truy tặng huân chương chiến tranh vệ quốc hạng nhất cho 5 VC đã thí mạng bảo vệ Mạc Tư Khoa khi bị Ðức tấn công. Ðó là Vương Thúc Chính, Lý Nam Thanh, Lý thúc Chắt, Lý Anh Tạo đã được Lý Thụy gởi từ Quảng Châu tới Nga, trong lúc họ chỉ được 12,13 tuổi. Ngày 14/8/1941, Liên Xô thành lập Lữ Ðoàn Bộ Binh Cơ Giới, gồm toàn cán bộ cọng sản chư hầu đang có mặt ở đây, trong đó có VC, để bảo vệ thủ đô. Ngày 7/11/1941, Lữ Ðoàn này được lệnh ra tiền tuyến, đối mặt với quân Ðức và sau đó không có một người sống sót. Hiện cuộc tìm kiếm những oan hồn lãng tử VC tại Nga chưa chấm dứt nhưng Ðảng ta đã rất lấy làm vinh dự có 12 đồng chí VN, noi theo bước chân lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc, đã xã thân phục vụ tốt cho nước tổ Liên Xô.

Thời gian này trong nước cũng xảy ra nhiều biến cố thật quan trọng. Năm 1925 vua Khải Ðịnh mất, đồng thời với cái chết của Phan Chu Trinh tại Sài Gòn và vụ án Phan Bội Châu làm xôn xao cả nước. Ngày 8/1/1926 Ðông Cung Thái Tử Vĩnh Thụy lên ngôi Hoàng Ðế An Nam, lấy hiệu là Bảo Ðại, tiếp tục quyền hành của một ông vua bù nhìn, chỉ lo nhiệm vụ xuân thu nhị kỳ tế cúng và ký sắc lệnh phong thần cho các làng xã. Việc nước đã có người Pháp chủ trì qua đám đại thần ‘nghị gật’ trong cái ‘cơ mật viện’ triều mạt Nguyễn. Thể chế chính trị kỳ lạ này, được Pháp gọi là ‘nền quân chủ lập hiến An Nam’. Sau đó Hoàng Ðế trở lại Paris tiếp tục chuyện học, còn nước non thì mặc cho đế quốc Pháp lo liệu. Nhờ vậy nhà vua đã nói và viết tiếng Tây còn thông thạo hơn tiếng Việt mẹ đẻ của mình.

Ngày 23/11/1925, Pháp mở phiên tòa đại hình tại Hà Nội để xử Phan Bội Châu. Ngay tức khắc, cả nước từ nam tới trung-bắc, hầu như tất cả mọi người, mọi đảng phái từ Phục Việt, Thanh Niên cho tới nhóm Jeune của Phạm Quỳnh đều nhất loạt đứng lên tranh đấu cho nhà ái quốc, khiến cho thực dân phải nhượng bộ, ân xá cho Sào Nam, chỉ bắt ông phải sống tại Huế, qua sự kiểm soát gắt gao của Chánh Sở mật thám Trung Kỳ là Léon Sogny.

Từ đó cụ sống ẩn dật bên lề lịch sử cho tới lúc qua đời vào năm 1940, nhưng ngọn lửa đấu tranh và tiếng thơm của người chí sĩ, đã được các thế hệ em, con thay nhau tiếp nối, làm rạng danh ông ngàn đời trong dòng sử Việt. Tại Sài Gòn, Phan Chu Trinh bệnh nặng và mất ngày 26/03/1926. Theo nhận xét của các sử gia, con đường đấu tranh của ông lúc còn sinh tiền, chỉ để chống lại chế độ quân chủ nhưng tôn thờ nước Pháp làm thầy để học hỏi. Tuy vậy, quốc dân VN vẫn kính trọng những người yêu nước, và toàn quốc đã tổ chức Lễ Quốc Táng Phan Chu Trinh ngày 04/04/1926 tại Sài Gòn, trong sự đàn áp của thực dân Pháp nhưng tất cả đều vô vọng, chứng tỏ tinh thần quốc gia yêu nước của người Việt thế hệ mới, đang đối mặt công khai chống lại giặc cướp, sau 60 năm bị đô hộ.

Ðây cũng là niềm tự hào của một dân tộc, có truyền thống lâu đời về sự đánh đuổi ngoại xâm và cũng từng ngang dọc một thời khắp miền nam Á Châu, khiến cho Trung Hoa cũng phải kiêng dè nể sợ. Cho nên chuyện khôi phục lại đất nước sớm muộn cũng phải có, đó là tâm nguyện và ý chí của người đương thời, giống như chúng ta hôm nay cũng đang hoài vọng.

Trong lúc đó, nền kinh tế VN hoàn toàn do thực dân Pháp và một thiểu số người Âu nắm giữ. Sự giàu sang sung sướng hoàn toàn thuộc về giai cấp nắm quyền, bao gồm Pháp, quan lại Nam triều, các đại gia đình điền chủ thương gia đã đầu hàng Pháp và bọn Hoa kiều tập trung tại Sài Gòn-Chợ Lớn và các thành phố, toa rập với Pháp, độc quyền lúa gạo cùng hệ thống mua bán hàng tạp hóa, trong đó có cá mắm và các sản phẩm nội hóa, kể luôn nhà đất, dịch vụ chuyên chở. Người Việt hoàn toàn chỉ là hạng tiểu tốt, nô dịch làm công cho bọn chúng mà thôi. Thêm vào đó là hiện tương chia rẽ người ba kỳ, qua cái chính sách thâm độc phân chia nước VN gần như ba quốc gia riêng biệt với đia giới, ngân sách và luật pháp mỗi vùng. Từ năm 1920, đại đa số nông dân cả nước chỉ làm công cho chủ, nhiều người nghèo cực ở Bắc và Trung Kỳ phải bỏ xứ vào Nam hay sang Cao Miên, Tân Ðảo làm phu đồn điền cao su, trà, sở đường mía cho thực dân Pháp.

Tóm lại qua chế độ nô lệ cướp bóc dã man này, bất cứ gia đình nào dù là nông dân, làm biển, lao động cũng đều lâm vào cảnh nợ lút đầu, rốt cục phải trắng tay vì nợ nần, lãi xuất quá cao của bọn chủ điền, chủ đất, chủ nhà người Ấn-Hoa-Pháp kiều và đám nhà giàu bản xứ, trong đó có bọn đầu nậu, chủ nhân ông của những người làm nghề hạ bạc nghèo cực trên đầu sóng ngọn gió ngoài biển cả. Báo chí cũng bắt đầu phát triển khắp ba kỳ với các ấn phẩm tiền phong bằng Việt Ngữ như Lục Tỉnh Tân Văn, Ðông Pháp Thời Báo, Trung Lập, Thần Chung, Thực Nghiệp Dân Báo, Nam Phong, Hữu Thanh, Tiếng Dân. Ngoài ra còn có vài tờ báo phụ nữ như Phụ Nữ Tân Vân, Phụ Nữ Thời Ðàm. Trường học cũng phát triển nhất là các trường tư vì trường công ít lại thi tuyển rất khó khăn nhưng quan trọng nhất vẫn là trường Pháp-Nam được mở hầu hết tại các tỉnh, thị, giúp một số lớn tầng lớp thanh thiếu niên trên con đường tân học, sau khi các khóa thi cuối cùng của Khổng Hán kết thúc năm 1919.

Trong giai doạn này, đạo Thiên Chúa với hai hệ phái La Mã và Tin Lành bước vào thời kỳ vàng son và phát triển mạnh. Năm 1929, theo thống kê VN đã có gần 2 triệu giáo dân với 10 giáo phận. Tài sản và quyền lực của các Hội Thánh mênh mông vô tận, đến nổi nhà cầm quyền Pháp cũng không biết đâu mà lường. Hầu hết các giám mục tại địa phận là người Pháp hay Tây Ban Nha.

Trong lúc đó các tôn giáo cổ truyền của người Việt như Phật-Khổng-Lão cũng bắt đầu hồi phục, rầm rộ nhất là các Hội nghiên cứu Phật Giáo, gia đình Phật tử, Hội Khổng Học, Khai Trí Tiến Ðức. Tại Nam Kỳ, hình thành Giáo Phái Cao Ðài hay Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, tín đồ có cả người Pháp, ảnh hưởng lan rộng tới Nam Vang và Ba Lê. Do trên Pháp bất đầu theo dõi giáo phái này, theo lệnh của Thống Ðốc Nam Kỳ là Le Fol. Các Hộ Pháp Lê văn Trung, Phạm Công Tắc bị giám sát, lệnh cấm xây cất thánh thất tại Nam Kỳ có hiệu lực năm 1929, cũng như cấm truyền đạo tại Trung Kỳ. Năm 1931, Bắc Kỳ và Cao Mên cũng cấm đạo Cao Ðài.

Từ những biến chuyển trên, công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cũng bước vào một lối rẽ quan trọng với hai khuynh hướng chính trị: Hợp tác và chống Pháp bằng võ lực. Phái hợp tác chủ trương ‘Pháp-Việt đề huề’ hay như Phan Chu Trinh khi còn sống ‘thờ người Pháp làm bậc thầy để cầu tiến bộ’ đứng đầu có Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long... chỉ mong chủ Pháp nhả cho một chút quyền hạn. Cũng thuộc nhóm này, có Nguyễn An Ninh, Phan văn Trường theo gương Phan Châu Trinh, đòi thêm phần bãi bỏ chế độ quân chủ, đồng thời cải thiện tình trạng xã hội, giáo dục, luật pháp.

Nguyễn An Ninh phát hành tờ báo bằng tiếng Pháp tại Việt Nam ‘La Cloche Fêlée’ tức Chuông Rè’, được coi như tờ báo đầu tiên của người Việt, công khai đối lập với Pháp. Khuynh hướng chống Pháp bằng võ lực, bắt đầu từ phong trào Văn Thân, Cần Vương được nối tiếp bởi Phan Bội Châu, Cường Ðể và Nguyễn Hải Thần qua Việt Nam Quang Phục Hội rồi Việt Nam Cách Mệnh Ðảng hay Phục Việt do Lê Huân thành lập tại Côn Ðảo. Từ tháng 7/1925, đảng đổi tên là Hưng Nam, hoạt động tại Nghệ An, quy tụ nhiều thành phần ưu tú gồm công chức, sinh viên thời đó như Ðào Duy Anh, Tôn Quang Phiệt, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Vịnh. Tiếc thay Ðảng yêu nước đã bị Nguyễn Ái Quốc khuyến dụ và trở thành công cụ cho đảng cọng sản cùng Hồ vào năm 1929, sau khi lãnh tụ Lê Huân chết trong tù ngục tỉnh Nghệ An.

Trong giai đoạn này, nổi bật hơn hết vẫn là Việt Nam Quốc Dân Ðảng, được thành lập ngày 24/12/1927 do hai lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu tại miền Bắc, theo khuynh hướng Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên. Cuối năm 1928, đảng bành trướng mạnh khắp nước với hơn 100 chi bộ và 1500 đảng viên. Nhiều cán bộ đảng hoạt động trong quân đội Pháp. Nhưng sau vụ tên Pháp kiều Horne Bazin, giám đốc công ty mộ phu đồn điền cao su bị ám sát tại Hà Nội ngày 17/2/1929, Pháp bắt đầu triệt hạ Việt Nam Quốc Dân Dảng, nhiều cán bộ cao cấp bị bắt, chỉ có Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu trốn thoát nên đầu năm 1930 đã ra lệnh Tổng Khởi Nghĩa.

Lúc này Nguyễn Ái Quốc an vị tại Liên Xô tuy Ðệ Tam Quốc Tế Cọng Sản hay Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội vẫn hoạt động tại Việt Nam nhưng chỉ là cái bóng mờ trước Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Hưng Nam và Cao Ðài giáo. Rồi vì ganh tỵ, tranh chấp, cọng sản đã giở thủ đoạn VIỆT GIAN, rãi truyền đơn hay báo cáo mật, để mật thám Pháp , giúp VC triệt hạ các đảng phái Quốc Gia đang chống giặc.

Tại Liên Xô, Stalin lên kế quyền Lenin gây cảnh huynh đệ tương tàn. Ngày 14/11/1927 đã trục xuất Trotsky và Zinoviev là hai đồng chí của Lenin ra khỏi đảng cọng sản Nga, đồng thời đày họ tới Tây Bá Lợi Á rồi tháng 1/1929, Trotsky bị trục xuất khỏi Liên Xô. Từ đó, Stalin ban lệnh tiến tới ‘xã hội chủ nghĩa’ mà thí điểm đầu tiên là nước Nga. Nguyễn Ái Quốc được lệnh công tác tại Bá Linh, sau khi đề nghị Trần Phú làm Bí thư nhóm VC đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời xin cho Lê Hồng Phong vào học tại Viện thợ thuyền Ðông Phương. Ðầu năm 1928, Nguyễn Ái Quốc được lệnh trở lại hoạt động tại Ðông Nam Á, địa bàn lần này là Xiêm La.

Theo Hoàng văn Hoan cho biết là Hồ đã có mặt ở đây vào tháng 6/1928. Những bi danh có trước như Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy nay đổi lại là Mr Tho, Nam Sơn và Thầu Chín. Giữa lúc Hồ đang thi hành quốc tế vận, thì đảng cộng sản trong nước qua Nghị quyết hành động của Ðại Hội Quốc Tế Cọng Sản lần thứ VI năm 1928, đã tách thành 5 nhóm cùng những hiềm khích bùng nổ lớn. Nói chung từ tháng 9/1929 Việt Nam Kách Mệnh Thanh Niên Hội coi như tan rã, Quốc phải xin lệnh Stalin cho mình giải quyết. Ðầu năm 1930, Quốc tới Hồng Kông để hàn gắn tranh chấp nội bộ, giữa hai đảng Dông Dương Cọng sản đảng và An Nam cọng sản đảng. Cuối cùng Quốc đưa lệnh của Bộ Phương Ðông, khiến hai phe đồng ý hợp nhất thành một, đó là ‘Ðảng Cọng Sản Việt Nam’, do Trần Phú (1904- 1931) được Liên Xô chỉ định là Tổng Bí Thư đầu tiên.

Hai cuộc nổi dậy của VN Quốc Dân Ðảng vào dịp Tết Canh Ngọ (1930) và các cuộc biểu tình bạo động của giới lao công và nông dân, từ tháng 6/1930 tới giữa năm 1931, dù thất bại nhưng cũng đã gây chấn động khắp nước và lan tới Pháp, mở màn cho cao trào đấu tranh của người Việt, dù thực dân tại Ðông Dương cố đánh dẹp. Ngày 26-1-1930 tại hội nghị Phú Thọ, đảng trưởng Nguyễn Thái Học, quyết định tổng khởi nghĩa, trong đêm giao thừa tết Canh Ngọ. Ông tuyên bố ‘không thành công thì thành nhân’, chứ không thể sống mãi đời nô lệ nhục nhã dưới gót giầy nô lệ ngoại bang.

Cuộc chiến đã thất bại vì nghĩa binh không đủ thực lực chống với giặc Pháp có đầy đủ phương tiện chiến tranh. Làng Vĩnh Bảo trong tỉnh Hải Dương bị bom của Pháp san bằng, hầu hết cán bộ trong đảng bị bắt. Ngày 17-6-1930, Ðảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí lên đoạn đầu đài tại Yên Bái. Ông và các anh hùng đã chết nhưng khí tiết và danh dự luôn là ngọn đuốc soi sáng tâm hồn các thế hệ trong dòng sử Việt. Cũng từ đó, qua ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa trên, cộng với hoàn cảnh kinh tế khủng hoảng, đã tạo nên tình trạng rối loạn khắp nước. Lợi dụng cơ hội trên, Trần Phú và cán bộ đảng VC, sách động dân chúng biểu tình chống phá Pháp khắp nơi nhưng rầm rộ nhất là tại Nghệ An, khiến cho hằng trăm người bị Pháp bắn chết.

Cũng trong giai đoạn hỗn loạn này, lần đầu tiên tại VN, cán bộ cọng sản quốc tế, đã rập khuôn Trung Cộng, biến biểu tình thành du kích chiến, tổ chức các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi gọi là Sô Viết tại hai huyện Nam Ðàn và Thanh Chương. Nên sau này mới có danh từ Sô Viết Nghệ Tĩnh. Hậu quả của cuộc xúi bậy này, làm cho Toàn Quyền Ðông Dương Pasquer cho lệnh bắn giết thẳng tay bằng phi cơ giội bom làng mạc, song song với cuộc tảo thanh của Lính Lê Dương, gây nên cảnh tang tóc chưa từng có cho những lương dân vô tội, trước cảnh dao thớt đoạn trường. Loạn lạc kéo dài tới nửa năm 1931, khi cán cộng đầu sỏ không còn và nạn đói khắp nơi, mới tàn lụn.

Ngày 10/10/1931 tại Cửu Long-Hương Cảng, Trần Phú mở hội nghị Trung Ương Ðảng lần thứ 1, ngoài việc gián tiếp chỉ trích sự bất tài của Nguyễn Ái Quốc, còn đổi tên VN cọng sản đảng thành Ðông Dương Cọng sản đảng. Do trên Quốc không tới tham dự dù cũng còn chỉ huy Chi Nhánh Bộ Phương Ðông của Sô Viết tại Hồng Kông. Từ đây trước âm mưu tài trợ của Stalin cho các đảng cọng sản địa phương làm loạn, đã khiến thực dân Tây Phương liên kết với nhau, để chống đỡ.

Vì vậy Cục Phương Nam do Hồ chỉ huy cùng thủ hạ đang hoạt động tại VN, bị mật thám các nước lùng bắt dữ dội. Tháng 4/1931 Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn thị Vịnh bị Anh bắt tại Hồng Kông. Trong nước Trần Phú chết trong tù. Ðây cũng chỉ là cuộc tắm máu khởi đầu (1930-1931) của Quốc Tế Cọng Sản, vì phía sau còn có một hậu phương vĩ đại, chịu chung tiền bạc, vũ khí và bạo lực, để đạt dược thắng lợi cuối cùng, là nhuộm đỏ cả thế giới, trong đó có Ðông Dương.

Chúng ta biết, năm 1931 Nguyễn Ái Quốc chết trong ngục vì nghiện thuốc phiện. Ðây là một trong những chuyện dài không đoạn kết. Nhưng dù là chết thật hay giả, thì cũng kể từ đó, Hồ bị xuống giá, chỉ trích là bọn thời cơ. Tập sách Ðường Kách Mệnh, dùng làm kim chỉ nam cho cán bộ VN Kách Mệnh Thanh niên Hội, của Hồ được coi là thứ dỏm, sặc mùi quốc gia, tiểu tư sản. Tháng 12/1934, Hồ bị ngay chính cơ quan ngoại vi của Ðảng Cọng Sản Ðông Dương, chỉ trích nặng nề trên tờ báo đảng là Bôn-sơ-vic.

Các lãnh tụ Nga cũng không tha Nguyễn Ái Quốc, kết tội nhiều điểm trong đó nặng nhất là hành vi coi thường, không làm đúng lệnh chủ nhân Quốc Tế Cọng Sản đã ban ra. Nói chung theo sử liệu, thì cả Lê Hồng Phong, Trần Văn Giàu và nhất là Tổng Bí Thư Trần Phú, đều không nể nang Nguyễn Ái Quốc. Ðiều này có thể chứng minh là từ năm 1931, khi Trần Phú về làm Tổng Bí Thư ÐDCS đảng, mọi báo cáo đều thỉnh thị trực tiếp với Bộ Phương Ðông tại Mạc Tư Khoa, mà không thèm qua văn phòng của Quốc tại Hồng Kông. Một điều mai mỉa khác là Liên Xô lúc nào cũng coi Ðông Dương, chỉ là một tỉnh của Pháp, kể cả đảng cọng sản Ðông Dương cũng coi là một thành phần phụ thuộc vào đảng cọng sản Pháp.

Về Á Châu, Stalin chỉ coi trọng Trung Cộng mà thôi, dù có đặt Ban Phương Nam do Nguyễn Ái Quốc phụ trách tại Quảng Châu để lo Ðông Dương và vùng Nam Á, thực chất chỉ là lý thuyết hay cái bóng mờ. Cũng vì lẽ đó, nên Mao Trạch Ðông đã chê biếm đảng CSVN như là ‘một thứ đống bụi, chổi chưa quét tới’.

Tóm lại không như nhiều người tưởng, xưa nay Quốc Tế Cọng Sản chỉ coi Nguyễn Ái Quốc chỉ là một cán bộ ngoại vi hạng trung, có hay không cũng chẳng hề hấn gì, mặc dù khi Lenin còn sống, Hồ đã làm thơ ca tụng như mặt trời của nhân loại. Ðau khổ hơn nữa từ sau năm 1930, Liên Xô đã có trong tay hơn 50 cán bộ VC, vừa trẻ lại có học thức và con tim thép máu của Stalin. Quan trọng hơn hết, là vây cánh của Hồ đều thuộc phe Zinoviev vừa bị loại bỏ khỏi Quốc Tế Cọng Sản, nên chuyện Hồ bị thanh trừng một cách bí mật suốt năm năm tại Nga, là điều không tránh được.. Năm 1936 do tình hình thế giới biến chuyển, tại Pháp chính phủ Bình Dân của liên minh Léon Blum và Jacques Doriot cầm quyền. Rồi Trung Nhật đại chiến, khiến cho trùm đỏ Stalin cũng thay đổi phần nào sắt máu.

Do trên tình hình sinh hoạt chính trị tại VN lại có cơ hội bừng dậy. Vì các đảng phái Quốc Gia chỉ có lòng yêu nước, nên vẫn gặp đầy khó khăn. Trái lại Quốc Tế Cọng Sản lại được Liên Xô cung cấp tiền vàng vô hạn định, đồng thời gởi về nước tới tấp những cán bộ người Việt nhưng đã được thay óc và tim, để biến thành những con người máy chỉ biết có cách mạng vô sản và chủ nghĩa mà thôi. Trong giai đoạn này, Ban Phương Nam do Lê Hồng Phong lãnh đạo, thế Nguyễn Ái Quốc đã bị khai tử. Lúc này Hà Huy Tập làm Tổng Bí Thư Ðông Dương Cộng Sản đảng, còn Hồ Nam Trần Văn Giàu được lệnh về Nam tổ chức lại đảng.

Tóm lại từ năm 1934, Ban lãnh đạo ngoại vi của VC, dời về Ma Cau và tập hợp lại gần như đầy đủ các thành phần có trước trong Tâm Tâm Xã, kể cả Cô Duy, tức Nguyễn thị Minh Khai. Tháng 7-1936, Nga ra lệnh cho Lê Hồng Phong đua Ban Phương Nam, tức là cơ quan lãnh đạo tối cao của VC về Nam Kỳ hoạt động. Trong năm 1936, đảng Bình Dân Pháp đã ra lệnh phóng thích hàng ngàn tù nhân chính trị VN, trong đó phần lớn là cán bộ cọng sản như Phạm văn Ðồng, Nguyễn văn Cừ, Hạ Bá Cang, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh.

Nhờ vậy đảng cọng sản Ðông Dương đã phục hồi nhanh chóng và liên kết với các thành phần tả phái không cọng sản, thành lập Mặt Trận Dân Chủ Ðông Dương, trong đó có Ðặng Xuân Khu (Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp, Phạm văn Ðồng, Trần Huy Liệu. Nhưng chưa được bao lâu thì Stalin ra lệnh cho nhóm Stalinist tức Ðông Dương cọng đảng, đệ tam quốc tế, phải cắt đứt liên hệ với phe Ðệ tứ cọng sản hay là nhóm Trốt-kít của Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu.. ở Sài Gòn. Tại miền Trung, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi Bình Ðịnh đã bắt đầu có Tỉnh Ủy lâm thời. Riêng kinh đô Huế từ năm 1937, VC hoạt động bán công khai qua tờ báo L’épi du Riz (Nhành lúa), do VC cao cấp HẢI TRIỀU Nguyễn Khoa Văn chủ biên. Lợi dụng những cuộc đấu tranh hợp pháp, từ năm 1939 cán bộ Quốc Tế Cọng Sản tại Ðông Dương, ra sức tổ chức và phát triển các nghiệp đoàn lao động bất hợp lệ, nông hội cùng nhiều hội đoàn bô lão, thanh niên, phụ nữ, đánh giày, bán báo, bình dân giáo dục... lúc đó, khắp nước đã có trên 1000 cán bộ chính thức. Tóm lại trong giai đoạn này, cộng sản đệ tam phát triển mạnh nhất là tại Việt Bắc với nhiều cơ sở, còn có cả một tiểu đội du kích do Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm chỉ huy tại Cao Bằng.

Thế chiến thứ 2 bùng nổ, tại Ðông Dương vào đầu năm 1940, Pháp lại thẳng tay càn quét và gần như toàn thể đảng viên VC, trong đó có hầu hết các cán bộ từ Bộ Phương Ðông về. Ðúng lúc đó thì Nguyễn Tất Thành qua bí danh Thiếu Tá Hồ Quang, xuất hiện tại Quảng Tây và Côn Minh, trong sứ mạng điều khiển Ban Hải Ngoại của đảng. Lần tái xuất này, ‘bác’ lại gặp hên, vì hầu hết các ‘đảng chúa’ trong nước đều nằm rọ. Hồ chợp cơ hội tuyển cán bộ mới, để làm hậu thuẫn cho mình sau này, qua mộng bước lên ngai vàng An Nam vào tháng 9-1945. Trong giai đoạn này, Hồ ngoài cái tên Trần Vượng, còn là Thiếu Tá Hồ Quang của Ðệ Bát lộ quân, do Diệp Kiếm Anh chỉ huy, đồng thời cũng chỉ đạo Ban Hải Ngoại của Phùng Chí Kiên.

2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Căm thù xã hội vì cha là Nguyễn Sinh Sắc uống rượu đánh chết ngươi, nên bị bãi quan tại Binh Ðịnh. Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết sống nhờ qua sự đùm bọc của Hồ Tá Bang, Trương Gia Mô và mấy người con của Nguyễn Thông một thời gian ngắn. Năm 1911, Thành sang Pháp nhờ làm bồi trên tàu Latouche Tréville.

Sau khi gia nhập đảng cọng sản Pháp, tháng 5-1923 Nguyễn Ái Quốc (tên mới của Nguyễn tất Thanh) sang Nga và bắt đầu một cuộc đổi đời về vật chất, cũng như được quan thầy Nga huấn luyện dạy dỗ, trở thành một điệp viên cọng sản quốc tế. Rồi Hồ được lưu lại công tác tại Bộ Phương Ðông, phụ trách vấn đề các nước thuộc địa. Theo Hồng Hà, lúc đó Hồ được ở trong khách sạn Luych, lương tháng bảy Tchervonetz, tương đương với bảy chục đồng Rúp vàng hoặc 50 gam vàng. Trong lúc đó, tại Nga nạn đói đang diễn ra thê thảm, khắp cả nước giặc giã loạn lạc triền miên. Thế nhưng đảng cọng sản Nga lại cưng chiều Hồ, với thực phẩm ê hề, tiền nong đầy đủ, và chỗ ở thì đông vui nhất.

Hèn chi Hồ đã sớm trở thành tên phản quốc số một của thời đại, suốt đời chỉ biết trung kiên và phục vụ cho chủ mà thôi. Chính nơi thiên đàng này, Hồ cho biết là mình đã được giác ngộ, hạnh phúc nên đã coi đây mới chính là quê hương và tổ quốc đích thực của mình. Cũng tại đây, trong ngày quốc tế Lao Ðộng 1-5-1924, Hồ theo lệnh thượng cấp, đến nói chuyện trước đám đông trong cuộc biểu tình, dưới một biểu ngữ màu đỏ, để tang cho LêNin. Cũng theo Hồng Hà, Hồ đã hứa là sẽ đem Lá Cờ Búa Liềm của Liên Xô, cũng như chủ nghĩa xã hội của Ðệ Tam Cọng Sản Quốc Tế, về cấm tại tổ quốc VN và Y đã thực hiện đúng lời cam kết trước vong linh của LêNin.

Từ bản chất mặc cảm đói nghèo, Hồ xuất đương qua động cơ thúc đẩy là kiếm sống và vươn lên trong xã hội, nên chúng ta sẽ không lấy làm lạ về chuyện Hồ nộp đơn xin vào học miễn thi tại trường thuộc địa Pháp hay xin Khâm Sứ Trung Kỳ cho cha là Nguyễn Sinh Sắc một chức quan nhỏ, để kiếm cơm nuôi miệng. Sống ở Nga trong suốt thời kỳ biến động, trời long đất lở, có lúc tưởng chừng chế độ Bonsovich sẽ bị tan tành. Nhưng chính hoàn cảnh đó, lại trở thành thân quen , đáp ứng đầy đủ ý thức nô lệ của một con người ôm đấy khát vọng, đã dạy cho Hồ những mô thức xã hội tương lai, rập khuôn theo Liên Xô, qua vấn đề thiếu nhi và nghệ thuật khủng bố của KGB.Thật vậy ở Liên Xô, thiếu nhi ngay từ thuở nhỏ, đã được đảng giáo dục và huấn luyên biết căm thù, yêu, ghét theo mệnh lệnh.

Ðây là chuyện mà Hồ thích nhất và đã đem nó về trồng người tại VN. Về sau chính đó là thủ phạm trong mọi tội ác, mà đầu tiên là vụ án ‘ cải cách ruộng đất’ long trời lở đất tại đất Bắc, khi Hồ làm chúa nơi này. Sau tới là việc đem cấy ý niêm hận thù và đấu tranh giai cấp , được coi như kim chỉ nam trong đạo lý cách mạng. Chính hai chủ trượng độc hại này trong tư tưởng Hồ Chí Minh suốt tám chục năm qua, đã phá vỡ truyền thống tu thân, trị quốc và đạo đức ngàn đời của quốc dân Hồng Lạc, khiến băng hoại xã hội, gia đình và nhân cách của con người VN, từ khi đảng cong sản , được Hồ đem từ Liên Xô về.

Cũng kể từ đó, người Việt sống dưới chế độ cọng sản miền Bắc và cả nước từ sau tháng 4-1975, theo đề cương văn hóa, được đảng giáo dục , cách yêu, cách ghét, cách sống và làm việc, đã không còn là một con người, mà là những công cụ phản ảnh chính sách của đảng. Tóm lại, chính Hồ đã làm cho văn hoá và lịch sử VN vong thân, từ khi Y chính thức trở thành một tên nô lệ chủ nghĩa ngoại bang. Cũng vì vậy mà nay dù to mồm lắm miệng nói đổi mới, với cảnh phồn hoa giả tạo khắp phố phường, nhưng trong tận cùng, người dân nhất là ngư, nông, tầng lớp lao động ở mọi miền đất nước, đời sống tinh thần và vật chất , có hơn gì thời Pháp thuộc ? người vẩn nguyên là thân phận của trâu, ngựa, có khác chăng khi trước kẻ cưỡi, người chăn là thực dân da trắng, ngày nay, chủ được thay thế là những tên tư bản đỏ mà sự bốc lột bạo tàn, gấp trăm ngìn lần kẻ thù xưa củ. Ðó cũng là nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo.

Ta biết Hồ ra khỏi nước từ năm 1911 và sau đó gần 20 năm, chỉ sống ở các nước Âu Châu và năm 1930 được Liên Xô chỉ thị về Hồng Kông, lúc đó là một thuộc địa của Anh quốc, để thống nhất ba đảng cọng sản thành một, theo quốc tế cọng sản. Ðiều này cho thấy đảng Việt Cộng, không hề có chủ quyền ngay đến việc đặt một cai tên theo ý mình, cũng bị chủ Liên Xô gay gắt lên án và phê bình. Ðây là bằng chứng, do chính Hồ thố lộ, trong bức thư đề ngày 27-2-1930 khi gửi cho đảng cọng sản Pháp., rằng là Y không biết mình là ai ? cọng sản Pháp, VN, quốc tế cọng sản hay cọng sản LX tại Ðông Phương Bộ ?

Tại VN vào những năm của thập niên 20, xã hội tuy đang trong thời kỳ Pháp thuộc , nhưng hoàn toàn không giống Liên Xô dưới chủ trương ‘ vô sản hóa kiểu Bônsôvich ố Stalinnit’, mà nhu cầu của Stalin lúc đó, là phải loại bỏ những thành phần trí thức, tiểu tư sản , công nông có học.. từng theo LêNin, trong cuộc cách mạng tháng 10-1917. Nhưng do nhu cầu đạt lòng tin của chủ, Hồ Chí Minh nhân danh quốc tế cọng sản, ra lệnh cho VC , thi hành chủ trương ‘ Vô sản hóa rập khuông, theo kiểu Stalinnit ‘ thì quả là tư tưởng Hồ Chí Minh siêu tuyệt.. Do trên, khi Hồ kêu gọi lập đảng VC, Y đã tuyên bố thẳng thừng :’ đảng cọng sản VN là đảng vô sản ‘ thế nhưng giờ đây, các chóp bu trong đảng đều là những tỷ phú tư bản , có tên trong tóp những người giàu nhất thế giới đương thời.

Tóm lại đây chỉ là những nét khái quát về một phần đời hoạt động của Hồ, trong quốc tế cọng sản, qua những thay đổi theo thời gian của VC. Nhưng từ đó cho ta thấy cái được gọi là khuynh hướng dân tộc trong lòng đảng cọng sản VN, chỉ là một ảo vọng vì dưới lăng kính lịch sử, không hề có thể xảy ra. Tất cả giờ đây đã gần như hiện nguyên hình, xác nhận Hồ cùng đảng cọng sản VN,Ô chỉ là quan hệ chủ tớ, trong một giai đoạn mà Nga-Tàu bành trướng chủ nghĩa khắp Ðông Nam Á và cũng từ đó, qua cái gọi là tư tưởng HCM, đã nói lên sự nghiệp vĩ đại làm tay sai và bán nước cho ngoại bang của Hồ và đảng VC trong suốt 80 năm qua.

Và kết quả gần một thế kỷ theo đuổi xã hội chủ nghĩa, nhưng thiên đàng vẫn biệt tích, trong khi địa ngục đỏ nơi chốn trần gian vẫn hằng hằng , chôn kín người người trong nghèo đói, lạc hậu và chiến tranh thì không bao giờ thây dứt. Kết quả người nghèo càng thêm nghèo, giai câp xã hôi càng có cơ hội nảy sinh, để người trắng trợn làm khổ và bốc lột người như hiện trang tại VN ngày nay. Cũng vì quan niêm khoán trắng cuộc đời, gia đình và vận mệnh của quốc gia dân tộc mình cho cấp lãnh đạo, mà VN ngày nay sau khi cởi được ách nô lệ của ngoại bang, lại đắm chìm trong địa ngục cọng sản và mất nước vào tay Tàu đỏ.

Tám năm kháng Pháp cam go máu lệ, để đạt đưọc những chiến thắng lẫy lừng tại Bắc Sơn, Sông Lô, Ðiện Biên Phủ, kết thúc 80 năm đô hộ của giặc Pháp, là xương máu chung của toàn dân cả nước. Rốt cục đồng bào và các đảng phái Quốc Gia, cũng chỉ làm viên gạch lót đường, để Hồ và đảng VC tới Geneve, thò bút ký vào văn kiện, lãnh nữa phần đất nước vào năm 1954, dùng làm căn cứ địa, cho xã hôi chủ nghia Nga-Tàu có phương tiện bành trướng xuống phương Nam.

Rồi thì Hồ theo gót Mao ba bước nhảy vọt, tiến hành chủ nghĩa Marx-LêNin, qua ba lần cải cách ruộng đất, mục đích để tiêu diệt tận gốc rễ những thành phần xã hội, bị kết tôi là phú nông, địa chủ, trí thức và tiểu tư sản, dù rằng trong cuộc kháng chiến vừa qua, chính họ là nhửng người đã góp phần lớn xướng máu , để Hồ và đảng có sự nghiệp. Tất cả đều nằm trong cái được gọi là biện chứng pháp duy vật sử quan, do đảng đề ra là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến lên xã hội chủ nghĩa. Kết quả trong những cuộc tắm máu đồng bào, đã có hơn triệu người ở mền Bắc và bắc Trung Phần, gục chết vì đấu tố, phần lớn do chính thân nhân hay gia đình của họ gây nên. Hung thủ trong thảm trạng này, chính là Hồ Chí Minh và cái đám người trồng , trong cái tư tưởng mà Hồ học được từ LX, đem về cấy , chẳng những tại VN mà còn trên đất Chùa Tháp. Cảnh giết người không gớm tay của Pol Pot và Khờ Mer đỏ, sau năm 1975, chỉ là bản sao hay là sự tái diễn của lịch sử , mà chúng đã học được từ Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Hà Nội.

D.Pike trong cuốn sách viết về HCM, dẫn chứng rằng tư tưởng của đương sự, tuy có tính cách huyền thoại nhưng đó là một sự gian lận cần thiết, để cọng sản đạt được chiến thắng. Thật ra Pike viết sách, qua nguồn sử liệu do chính VC cung cấp , chỉ biết có cái tốt mà không bao giờ ngờ tới những xấu xa bẩn thỉu tàn bạo của Hồ, đã bị che lấp hay thần thoại hoá, cả đến sự Hồ có vợ con , cũng bị dấu diếm, tới năm 1991 mới bị khai quật một phần.

Sau năm 1975, VC say men chiến thắng và sự tự tin vào thứ khoa học giả tưởng của những đỉnh cao trí tuệ loài vượn khỉ, đã dẫn dắt cả dân tộc vào con đường tự tôn u mê, biến đất nước thành nếp sống cổ đại, ngăn chận mọi bước tiến hóa, để chỉ còn có một lối quẩn quanh thần bí, đó là con đường chạy theo cái gọi la tư tưởng HCM đã quá lỗi thời, lạc hậu.. nhưng nhờ dối trá và cưỡng bức, mà trở thành nếp sống cho cá nhân cán bộ và nhu cầu của đảng , trở thành thứ thể chế hoá, không có không được. Tóm lại, từ thời Hồ tới ngày nay trong chế độ cọng sản, dối trá không chỉ là bệnh tật của cá nhân, mà trở thành của lãnh đạo từ nhỏ tới lớn .

Vấn đề lớn nhất của đảng hiện nay, là làm cách nào giữ vững đưọc ghế ngồi chỉ còn có ba chân, hơn là sự cần thiết của lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Cho nên dù đảng có muốn trì níu quyền lực, bằng cách lôi trong nấm tro than tàn lụn, vực dậy hình ảnh hay tư tưởng gì gì đó của lãnh tụ Hồ Chí Minh, thì cũng đã lở tàu, không còn được như cũ nữa. Thời cai trị người dân cả nước bằng chế độ khu vực công an, tem phiếu thực phẩm đã lổi thời. Cũng càng không thể bưng bít, cướp giật, làm càn trong thời đại điện toán. Cho nên nói theo sử quan, vương quyền của VC ngày nay, ở ngoài mắt nhắm mắt mở nhìn vào, tưởng to lớn, quyền lực cùng mình, thật ra chỉ là một cơn mộng dữ dội, sau 30 năm tác quái làm oai, chỉ tội nghiệp cho người dân miền Bắc, mang niềm đau khắc khoải, mở miệng lại mắt quai, vì trót dấn thân vào tội lỗi, mang tội danh thiên cổ, khi biết mình chỉ là công cụ, giúp kẻ cướp làm giàu, trên máu xương của đồng bào.

Thân phận của người VN là thế đó, người dân sống trong vùng đất thắng hay bại trận đều đói nheo và cũng bị miễn cưỡng phải phục tùng đảng và lãnh tụ. Quyền được làm người , chỉ là sự bình thường trong thế giới văn minh của nhân loại. Nhưng VC qua chiến thắng, luôn tự coi mình là giai cấp ưu việt theo kinh điển Mác Xít, khoắc hình dạng quái gở khác người hiện thực, với quyền hành sinh sát trong tay, một mình một chợ , ngả nghiêng cùng với bóng của chính mình, đi hoài trên con đường hoang tưởng, mang nhiều danh xưng.. Sự lố bịch ngu xuẩn trong bao năm, đã tạo nên một dạng VC phi nhân ngày nay, mù đui đi hoài trong đường hầm ngỏ cụt, vậy mà vẫn huênh hoang , nói là đi trong thế giới nhân bản. Ngày nay, bức màn sắt đã vén, HCM cũng bị đội mồ sống lại, cho nên những sử gia chân chính, phải có lương tâm và bổn phận xác nhận sự thật ,để viết lại lịch sử VN. HCM cũng như đảng VC, trong tiến trình lịch sử, cũng là những sự kiện bình thường, cũng có tốt xấu và nhân tính, cho nên phải được lột trần, để không còn mù mù mịt mịt, khiến cho ta không biết đâu mà mò. Cũng chính vì điểm này, cho nên cũng đừng lấy làm lạ, khi VC đem xác HCM vào giam lỏng trong nhà mồ Ba Ðình và sau rốt, vực xác Hồ ngồi dậy, để nhặt những gì mà Y đã phán. Có vậy mọi tội lỗi sau này, nếu trời đất bỗng dưng nổi cơn gió bụi, làm một cuộc đổi đời, thì VC đã có lý do chạy mang, và bảo đó là tư tưởng HCM chỉ đạo.

Thảm ghê cho cả một thế hệ , chỉ vì bị tư tưởng HCM mê hoặc, mà một đời phải tủi thân, ăn năn không đủ. Còn đất nước và dân tộc Việt cũng bị ‘ tư tưởng HCM và đảng cộng sản ‘ liên tục bán đứng cho Tàu đỏ, mà nay ai cũng cắn răng nuốt hận trố mắt đứng nhìn..

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 7-2009
Mường Giang


No comments:

Post a Comment