Nguyễn Thị Bé Bảy
Sau khi xem “Sự thật về Hồ Chí Minh” trong you tube được đưa lên các diễn đàn điện tử, chúng tôi xin có những ý kiến như sau :
1. Về ‘’Phong trào Cải Cách Ruộng Đất ”
Trong đề mục này, có phần phỏng vấn Dương Thu Hương, Dương Thu Hương nói rằng:
“ Ngay trước cổng nhà tôi là một người bị chết treo năm cải cách ruộng đất và lúc 8 tuổi, tôi đã phải theo các em học sinh để chứng kiến các cuộc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự đặt cổ vào đường ray. Khi tôi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau. Tôi thấy hình ảnh những người chết đó và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp.”
Trong khi đó, ở quyển “ Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương ”, trang 193, Dương Thu Hương xác nhận lý lịch qua cuộc phỏng vấn do Nguyên Linh Giang thực hiện và đăng trên báo Lao Động ngày 28/08/89:
(trích)
- PV: Có người hỏi tôi: “ Có phải Dương Thu Hương viết Những Thiên Đường Mù là con gia đình địa chủ ?”
- DTH : (Cười): Bố tôi là đội trưởng đội giảm tô. Cũng may là ông cụ không giết oan ai.
(ngưng trích)
Để có thể hình dung ra một Đội Trưởng Đội Giảm Tô trong phong trào Cải Cách Ruộng Đất, xin mời quí vị nghe học giả Hoàng Văn Chí mô tả trong quyển Từ Thực Dân Tới Cộng Sản, trang 221-222:
(trích)
Cộng sản thực hiện Cải Cách Ruộng Đất bằng hai chiến dịch liên tiếp: chiến dịch Giảm Tô vào những năm 1953 và 1954, và chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đích thực vào những năm 1954 và 1956 ....
Cả hai chiến dịch Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất đích thực đều nhằm một mục đích tức là tiêu diệt toàn bộ giai cấp địa chủ để tiến tới việc thành lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn. Cả hai chiến dịch đều áp dụng một chiến thuật duy nhất, và chiến dịch thứ nhất và chiến dịch thứ nhì chỉ khác nhau ở mức độ tàn bạo và ở các loại tài sản tịch thu của các địa chủ. Nói một cách rõ hơn thì chiến dịch thứ nhất cốt tiêu diệt sơ bộ những phần tử có máu mặt ở nông thôn mà cộng sản gọi là những “ phản động chính” và tịch thu tiền bạc, nữ trang hoặc châu báu, tức là những của nổi mà họ dấu diếm hoặc giao cho quyến thuộc cất giữ. Chiến dịch thứ hai nhắm vào những người có đủ bát ăn, mệnh danh là “ phản động phụ ”....
Chiến Dịch Giảm Tô:
Vài tháng sau cuộc “ Đấu tranh Chính trị” chấm dứt, một đoàn cán bộ đã được huấn luyện tại Trung Quốc giả dạng làm nông dân bí mật tới làng. Nhờ tổ đảng địa phương mách mối, họ làm quen với một vài cố nông túng bấn nhất trong làng, và xin cho cư ngụ trong nhà. Họ thực hành một chính sách gọi là “ ba cùng”, nghĩa là cùng làm việc với chủ nhà (mà không lấy công), cùng ăn với chủ nhà (nhưng góp phần mình), và cùng ngủ một giường với chủ nhà. Nếu chủ nhà có vợ, như trường hợp thông thường, thì một nữ cán bộ tới ngủ cùng với bà vợ, và một nam cán bộ ngủ với ông chồng.
Họ ở như vậy trong ba tháng. Anh nông dân rất hài lòng vì bỗng dưng có người giúp việc công không. Họ làm đủ mọi công việc, cầy bừa hoặc gặt gái, tùy theo vụ. Họ quét nhà, trông trẻ và trò chuyện luôn mồm. Họ tìm hiểu đời tư của chủ nhà, rất chăm chú nghe và tỏ vẻ thông cảm mỗi khi chủ nhân kể cho nghe một cảnh cực khổ của mình. Chẳng bao lâu, người dân chất phát coi họ là đồng tình đồng cảm với mình và có bao nhiêu tâm sự “ to nhỏ ” với họ cho kỳ hết. Họ chịu khó nghe và giảng giải cho anh thấy rõ nguyên nhân của mọi nỗi khổ của đời anh. Tỉ dụ trường hợp của một anh nông dân bị vợ bỏ, đi lấy chồng khác, thì cán bộ giải thích ngay rằng: “ Giá anh không bị tên địa chủ độc ác ấy bóc lột thì anh đâu đến nỗi túng thiếu. Anh đã sắm cho chị ấy đủ thứ thì việc gì chị ấy lại nỡ bỏ anh !” Tóm lại, theo cán bộ thì mọi khổ đau mà anh nông dân đã phA 3i chịu đều xuất phát từ sự bóc lột tàn bạo của bọn địa chủ lang sói. Đấy chính là điều mà họ cố nhồi vào óc mấy anh bần cố nông đã chứa họ trong nhà.
Sau đó họ bầy vẽ cho nông dân biết rằng chỉ có một phương pháp duy nhất để cải thiện đời sống của mình là tin theo chính sách của Đảng, đứng vùng lên tiêu diệt cho hết bọn địa chủ cường hào ác bá trong làng. Công tác tích cực nhồi sọ này tiếp diễn mỗi ngày đến 18 giờ, cho tới khi người nông dân trước kia hiền lành ngoan ngoãn, nay sẵn sàng đứng dậy chống lại chủ đất của mình. Người nông dân được giác ngộ này được gọi là cái “ rễ ”, và công tác kể trên được gọi là“bắt rễ”.
Tới giai đoạn này, người cán bộ chấm dứt mọi hành vi xách động của mình trong làng, và từ đó chỉ ở miệt trong nhà mà anh đã “ ba cùng ”. Từ đấy cán bộ chỉ hành động qua cái rễ của anh, mà anh cấp dưỡng tiền nong và dùng làm gián điệp thường xuyên. Anh cổ động cái “rễ” mà ta tạm gọi là A đi kết nạp B, rồi đến lượt B đi kết nạp C, và cứ thế mãi. Công việc này gọi là “xâu chuỗi ”; và B, C, D ... được gọi là “ cốt cán”...
Sau vài ba tháng hoạt động như vậy, người cán bộ thu thập được đầy đủ chi tiết về cái làng mà anh phụ trách, để đích thân báo cáo trước một phiên họp bí mật của Đoàn Cải Cách Ruộng Đất trong tỉnh. Tại đây, sau khi tham khảo ý kiến của Đoàn, anh cán bộ đề nghi qui định thành phần cho tất cả dân làng, đặc biệt là thành phần địa chủ, và gán cho người nào những “ tội” gì?
Tới lúc đó Đội cải Cách Ruộng Đất mới ra mắt công khai, Ủy ban hành chính xã và chi bộ Đảng ở xã tức thì bị giải tán. “ Đội ” đứng lên điều khiển mọi công việc trong làng, cắt cử một đội công an mới gồm toàn nông dân cốt cán và ra lệnh phong tỏa làng. Thường thường mỗi làng ở Băùc Việt có một lũy tre xanh bao quanh và có hai cổng. Họ đóng cổng lại, canh gate suốt ngày đêm và không cho ai ra vào nếu không có giấy phép của Đội Cải cách Ruộng đất. Đội liên lạc với Đoàn bằng một đường dây điện thoại mới dựng lên. Khách bộ hành hể thấy hàng cột tre còn đang xanh mang dây điện thoại là biết ngay trong làng nào đó ở phía đầu dây đang có đấu tố khủng khiếp. Người nào khôn hồn hãy tránh ngay đường dây ấy, nếu không có thể bị tai bay vạ gió, nguy hiểm đến tính mạng không chừng.
Chiến dịch chính thức mở đầu như vậy và được thực hiện làm sáu bước liên tiếp, mà bước cuối cùng là “ phiên xử án ”.
... Cải cách Ruộng đất còn một hình thức khác cần phải nói tới là chính sách “ cô lập địa chủ ”. Số người chết vì chính sách nầy còn đông gấp mười số người bị Tòa án Nhân dân Đặc biệt kêu án tử hình.
.... Mọi cuộc đấu tổ chức ngoài trời, thường là sân banh, hay tốt hơn là trên sườn đồi ..... Trên tầng cao nhất của khán đài treo ba bức ảnh khổng lồ, Hồ Chí Minh ở giữa, Malenkov bên phải và Mao Trạch Đông bên trái, trên mỗi chân dung lãnh tụ có cờ mỗi nước. Hai bên khán đài là những biểu ngữ rất lớn mang những khẩu hiệu như “ Phóng tay phát động quần chúng đấu tranh giảm tô (hoặc đấu tranh cải cách ruộng đất) và đả đảo tên địa chủ. Việt gian, phản động, cường hào, gian ác ...”
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mọi cuộc họp đều được tổ chức về đêm để tránh máy bay oanh tạc. Những cuộc đấu tố giữa trời đều được đốt sáng bằng đuốc, lửa khói cao ngất từng mây, tạo nên một quang cảnh quái đản, một cảnh tượng trong ác mộng. Người tham dự có cảm tưởng đang chứng kiến một cảnh quỷ sứ đương hành hạ những vong hồn rơi xuống địa ngục.
Khán đài soi sáng bằng đèn điện. Đôi khi có máy phát điện nhỏ nhưng thường là di-na-mô xe đạp. Bốn năm chiếc xe đạp buộc phía sau khán đài, mỗi chiếc có người đạp luôn chân. Cán bộ Đội Cải Cách Ruộng Đất nấp phía sau khán đài để nhắc và ra lệnh cho chủ tọa đoàn. Đôi khi có cố vấn Tàu mặc quần áo Việt cùng ngồi với họ ...
(trích rải rác từ trang 229-279)
Đấy là hình ảnh của những ông cán bộ trong Đội Giảm Tô hay Đội Cải Cách Ruộng Đất mà bố của Dương Thu Hương là Đội trưởng.
Lúc ấy, người dân tại các vùng bị đấu tố đã đặt ra câu: “Nhất Đội, Nhì Trời”, nghĩa là quyền lực của cán bộ trong Đội Giảm Tô hay Đội Cải Cách còn lớn hơn ông Trời !!!
Nhưng Dương Thu Hương đã khẳng định: “Cũng may là ông cụ không giết oan ai” !
Như vậy, tức là những người bị đấu tố và bị kết án tử hình tại những nơi do bố của Dương Thu Hương phụ trách đều đáng tội chết cả !
Kính thưa Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, ông Trần Quốc Bảo và ông Chu Lynh,
Tổng hợp những lời nói của Dương Thu Hương về Cải Cách Ruộng Đất, cho thấy người đàn bà này không đáng tin, không đáng được xem là “một nhân chứng sống” của Cải Cách Ruộng Đất, một phong trào đã giết hại hàng trăm ngàn người.
Về con số người bị giết hại, cũng không thể tin vào tài liệu của đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng chỉ có 172.008 người bị giết !
Trong quyển Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, cụ Hoàng Văn Chí viết: “Cho tới nay chưa một ai có thể ước lượng được số người chết trong hai chiến dịch long trời lở đất này (đấy là danh từ chính thức của cộng sản khi đề cập đến Cải Cách Ruộng Đất) nhưng theo lời của những người vượt tuyến vào Sàigòn năm 1957 thì khắp các vùng nông thôn Bắc Việt, nhân dân mang toàn khăn tang trắng. Điều này rất dễ hiểu vì ngoài những người bị Tòa án Nhân dân Đặc biệt lên án xử tử và hành quyết công khai còn vô số những người chết trong các trại giam và những người tự tử ngay sau khi bị vu là địa chủ. Số người tự tử và chết trong trại giam đã nhiều, nhưng chưa thấm vào đâu với số bố mẹ, con cái địa chủ chết đói vì chính sách bao vây kinh tế. Đấy chẳng qua chỉ là kết quả thực tế của phương châm: Thà giết mười người vô tội còn hơn để thoát một kẻ thù ”. Đấy là chính sách của đảng Lao động, áp dụng trong Cải Cách Ruộng Đất ...” (ngưng trích)
Nếu theo ước tính của cụ Hoàng Văn Chí, số người chết vì chính sách bao vây kinh tế, cô lập đ ịa chủ nhiều gấp 10 lần con số bị Toà án Nhân Dân chính thức kêu án, thì con số đó phải lên đến :
172.008 x 10 = 1,720.080 (một triệu bảy trăm hai mươi ngàn không trăm tám mươi người ) !
2. Về “ Sửa Sai ”
Trong DVD “ Sự Thật Hồ Chí Minh ”, chiến dịch Sửa Sai được diễn giải rằng:
“Cuộc cách mạng được gọi là long trời lở đất đượ c chấm dứt vào mùa thu năm 1956, với 170 ngàn người bị đấu tố đến chết; đảng cộng sản đã chịu nhận sai lầm và tiến hành Sửa Sai.”
Trong khi đó, cụ Hoàng văn Chí cho biết:
“ Sửa Sai là một chiến dịch, một bộ phận của chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Như vậy, có nghĩa là định tâm Sửa Sai đã có từ trước khi phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất. Các độc giả chắc còn nhớ, ngay từ đầu năm 1953, cộng sản đã phát động một chiến dịch gọi là Đấu Tranh Chính Trị để dọn đường cho chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, nghĩa là để chuyển dần từ một trạng thái bình thường đến một trạng thái khủng bố. Bây giờ là lúc cộng sản làm ngược lại. Sau ba năm khủng khiếp, cộng sản muốn bình thường hóa tình hình trở lại. Vì vậy nên mới có chiến dịch Sửa Sai. ” (TTDĐCS, trang 283)
Kính thưa Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, ông Trần Quốc Bảo, ông Chu Lynh,
Như vậy Sửa Sai không có nghĩa là cộng sản Việt Nam chịu nhận ra sai lầm của họ trong Cải Cách Ruộng Đất ! Vì Cải Cách Ruộng Đất được tiến hành với mục đích “ tiêu diệt toàn bộ giai cấp địa chủ để tiến tới việc thành lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn.”
(TTDĐCS, trang 222)
1. Về ‘’Phong trào Cải Cách Ruộng Đất ”
Trong đề mục này, có phần phỏng vấn Dương Thu Hương, Dương Thu Hương nói rằng:
“ Ngay trước cổng nhà tôi là một người bị chết treo năm cải cách ruộng đất và lúc 8 tuổi, tôi đã phải theo các em học sinh để chứng kiến các cuộc đấu đá địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự đặt cổ vào đường ray. Khi tôi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau. Tôi thấy hình ảnh những người chết đó và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp.”
Trong khi đó, ở quyển “ Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương ”, trang 193, Dương Thu Hương xác nhận lý lịch qua cuộc phỏng vấn do Nguyên Linh Giang thực hiện và đăng trên báo Lao Động ngày 28/08/89:
(trích)
- PV: Có người hỏi tôi: “ Có phải Dương Thu Hương viết Những Thiên Đường Mù là con gia đình địa chủ ?”
- DTH : (Cười): Bố tôi là đội trưởng đội giảm tô. Cũng may là ông cụ không giết oan ai.
(ngưng trích)
Để có thể hình dung ra một Đội Trưởng Đội Giảm Tô trong phong trào Cải Cách Ruộng Đất, xin mời quí vị nghe học giả Hoàng Văn Chí mô tả trong quyển Từ Thực Dân Tới Cộng Sản, trang 221-222:
(trích)
Cộng sản thực hiện Cải Cách Ruộng Đất bằng hai chiến dịch liên tiếp: chiến dịch Giảm Tô vào những năm 1953 và 1954, và chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất đích thực vào những năm 1954 và 1956 ....
Cả hai chiến dịch Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất đích thực đều nhằm một mục đích tức là tiêu diệt toàn bộ giai cấp địa chủ để tiến tới việc thành lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn. Cả hai chiến dịch đều áp dụng một chiến thuật duy nhất, và chiến dịch thứ nhất và chiến dịch thứ nhì chỉ khác nhau ở mức độ tàn bạo và ở các loại tài sản tịch thu của các địa chủ. Nói một cách rõ hơn thì chiến dịch thứ nhất cốt tiêu diệt sơ bộ những phần tử có máu mặt ở nông thôn mà cộng sản gọi là những “ phản động chính” và tịch thu tiền bạc, nữ trang hoặc châu báu, tức là những của nổi mà họ dấu diếm hoặc giao cho quyến thuộc cất giữ. Chiến dịch thứ hai nhắm vào những người có đủ bát ăn, mệnh danh là “ phản động phụ ”....
Chiến Dịch Giảm Tô:
Vài tháng sau cuộc “ Đấu tranh Chính trị” chấm dứt, một đoàn cán bộ đã được huấn luyện tại Trung Quốc giả dạng làm nông dân bí mật tới làng. Nhờ tổ đảng địa phương mách mối, họ làm quen với một vài cố nông túng bấn nhất trong làng, và xin cho cư ngụ trong nhà. Họ thực hành một chính sách gọi là “ ba cùng”, nghĩa là cùng làm việc với chủ nhà (mà không lấy công), cùng ăn với chủ nhà (nhưng góp phần mình), và cùng ngủ một giường với chủ nhà. Nếu chủ nhà có vợ, như trường hợp thông thường, thì một nữ cán bộ tới ngủ cùng với bà vợ, và một nam cán bộ ngủ với ông chồng.
Họ ở như vậy trong ba tháng. Anh nông dân rất hài lòng vì bỗng dưng có người giúp việc công không. Họ làm đủ mọi công việc, cầy bừa hoặc gặt gái, tùy theo vụ. Họ quét nhà, trông trẻ và trò chuyện luôn mồm. Họ tìm hiểu đời tư của chủ nhà, rất chăm chú nghe và tỏ vẻ thông cảm mỗi khi chủ nhân kể cho nghe một cảnh cực khổ của mình. Chẳng bao lâu, người dân chất phát coi họ là đồng tình đồng cảm với mình và có bao nhiêu tâm sự “ to nhỏ ” với họ cho kỳ hết. Họ chịu khó nghe và giảng giải cho anh thấy rõ nguyên nhân của mọi nỗi khổ của đời anh. Tỉ dụ trường hợp của một anh nông dân bị vợ bỏ, đi lấy chồng khác, thì cán bộ giải thích ngay rằng: “ Giá anh không bị tên địa chủ độc ác ấy bóc lột thì anh đâu đến nỗi túng thiếu. Anh đã sắm cho chị ấy đủ thứ thì việc gì chị ấy lại nỡ bỏ anh !” Tóm lại, theo cán bộ thì mọi khổ đau mà anh nông dân đã phA 3i chịu đều xuất phát từ sự bóc lột tàn bạo của bọn địa chủ lang sói. Đấy chính là điều mà họ cố nhồi vào óc mấy anh bần cố nông đã chứa họ trong nhà.
Sau đó họ bầy vẽ cho nông dân biết rằng chỉ có một phương pháp duy nhất để cải thiện đời sống của mình là tin theo chính sách của Đảng, đứng vùng lên tiêu diệt cho hết bọn địa chủ cường hào ác bá trong làng. Công tác tích cực nhồi sọ này tiếp diễn mỗi ngày đến 18 giờ, cho tới khi người nông dân trước kia hiền lành ngoan ngoãn, nay sẵn sàng đứng dậy chống lại chủ đất của mình. Người nông dân được giác ngộ này được gọi là cái “ rễ ”, và công tác kể trên được gọi là“bắt rễ”.
Tới giai đoạn này, người cán bộ chấm dứt mọi hành vi xách động của mình trong làng, và từ đó chỉ ở miệt trong nhà mà anh đã “ ba cùng ”. Từ đấy cán bộ chỉ hành động qua cái rễ của anh, mà anh cấp dưỡng tiền nong và dùng làm gián điệp thường xuyên. Anh cổ động cái “rễ” mà ta tạm gọi là A đi kết nạp B, rồi đến lượt B đi kết nạp C, và cứ thế mãi. Công việc này gọi là “xâu chuỗi ”; và B, C, D ... được gọi là “ cốt cán”...
Sau vài ba tháng hoạt động như vậy, người cán bộ thu thập được đầy đủ chi tiết về cái làng mà anh phụ trách, để đích thân báo cáo trước một phiên họp bí mật của Đoàn Cải Cách Ruộng Đất trong tỉnh. Tại đây, sau khi tham khảo ý kiến của Đoàn, anh cán bộ đề nghi qui định thành phần cho tất cả dân làng, đặc biệt là thành phần địa chủ, và gán cho người nào những “ tội” gì?
Tới lúc đó Đội cải Cách Ruộng Đất mới ra mắt công khai, Ủy ban hành chính xã và chi bộ Đảng ở xã tức thì bị giải tán. “ Đội ” đứng lên điều khiển mọi công việc trong làng, cắt cử một đội công an mới gồm toàn nông dân cốt cán và ra lệnh phong tỏa làng. Thường thường mỗi làng ở Băùc Việt có một lũy tre xanh bao quanh và có hai cổng. Họ đóng cổng lại, canh gate suốt ngày đêm và không cho ai ra vào nếu không có giấy phép của Đội Cải cách Ruộng đất. Đội liên lạc với Đoàn bằng một đường dây điện thoại mới dựng lên. Khách bộ hành hể thấy hàng cột tre còn đang xanh mang dây điện thoại là biết ngay trong làng nào đó ở phía đầu dây đang có đấu tố khủng khiếp. Người nào khôn hồn hãy tránh ngay đường dây ấy, nếu không có thể bị tai bay vạ gió, nguy hiểm đến tính mạng không chừng.
Chiến dịch chính thức mở đầu như vậy và được thực hiện làm sáu bước liên tiếp, mà bước cuối cùng là “ phiên xử án ”.
... Cải cách Ruộng đất còn một hình thức khác cần phải nói tới là chính sách “ cô lập địa chủ ”. Số người chết vì chính sách nầy còn đông gấp mười số người bị Tòa án Nhân dân Đặc biệt kêu án tử hình.
.... Mọi cuộc đấu tổ chức ngoài trời, thường là sân banh, hay tốt hơn là trên sườn đồi ..... Trên tầng cao nhất của khán đài treo ba bức ảnh khổng lồ, Hồ Chí Minh ở giữa, Malenkov bên phải và Mao Trạch Đông bên trái, trên mỗi chân dung lãnh tụ có cờ mỗi nước. Hai bên khán đài là những biểu ngữ rất lớn mang những khẩu hiệu như “ Phóng tay phát động quần chúng đấu tranh giảm tô (hoặc đấu tranh cải cách ruộng đất) và đả đảo tên địa chủ. Việt gian, phản động, cường hào, gian ác ...”
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mọi cuộc họp đều được tổ chức về đêm để tránh máy bay oanh tạc. Những cuộc đấu tố giữa trời đều được đốt sáng bằng đuốc, lửa khói cao ngất từng mây, tạo nên một quang cảnh quái đản, một cảnh tượng trong ác mộng. Người tham dự có cảm tưởng đang chứng kiến một cảnh quỷ sứ đương hành hạ những vong hồn rơi xuống địa ngục.
Khán đài soi sáng bằng đèn điện. Đôi khi có máy phát điện nhỏ nhưng thường là di-na-mô xe đạp. Bốn năm chiếc xe đạp buộc phía sau khán đài, mỗi chiếc có người đạp luôn chân. Cán bộ Đội Cải Cách Ruộng Đất nấp phía sau khán đài để nhắc và ra lệnh cho chủ tọa đoàn. Đôi khi có cố vấn Tàu mặc quần áo Việt cùng ngồi với họ ...
(trích rải rác từ trang 229-279)
Đấy là hình ảnh của những ông cán bộ trong Đội Giảm Tô hay Đội Cải Cách Ruộng Đất mà bố của Dương Thu Hương là Đội trưởng.
Lúc ấy, người dân tại các vùng bị đấu tố đã đặt ra câu: “Nhất Đội, Nhì Trời”, nghĩa là quyền lực của cán bộ trong Đội Giảm Tô hay Đội Cải Cách còn lớn hơn ông Trời !!!
Nhưng Dương Thu Hương đã khẳng định: “Cũng may là ông cụ không giết oan ai” !
Như vậy, tức là những người bị đấu tố và bị kết án tử hình tại những nơi do bố của Dương Thu Hương phụ trách đều đáng tội chết cả !
Kính thưa Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, ông Trần Quốc Bảo và ông Chu Lynh,
Tổng hợp những lời nói của Dương Thu Hương về Cải Cách Ruộng Đất, cho thấy người đàn bà này không đáng tin, không đáng được xem là “một nhân chứng sống” của Cải Cách Ruộng Đất, một phong trào đã giết hại hàng trăm ngàn người.
Về con số người bị giết hại, cũng không thể tin vào tài liệu của đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng chỉ có 172.008 người bị giết !
Trong quyển Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, cụ Hoàng Văn Chí viết: “Cho tới nay chưa một ai có thể ước lượng được số người chết trong hai chiến dịch long trời lở đất này (đấy là danh từ chính thức của cộng sản khi đề cập đến Cải Cách Ruộng Đất) nhưng theo lời của những người vượt tuyến vào Sàigòn năm 1957 thì khắp các vùng nông thôn Bắc Việt, nhân dân mang toàn khăn tang trắng. Điều này rất dễ hiểu vì ngoài những người bị Tòa án Nhân dân Đặc biệt lên án xử tử và hành quyết công khai còn vô số những người chết trong các trại giam và những người tự tử ngay sau khi bị vu là địa chủ. Số người tự tử và chết trong trại giam đã nhiều, nhưng chưa thấm vào đâu với số bố mẹ, con cái địa chủ chết đói vì chính sách bao vây kinh tế. Đấy chẳng qua chỉ là kết quả thực tế của phương châm: Thà giết mười người vô tội còn hơn để thoát một kẻ thù ”. Đấy là chính sách của đảng Lao động, áp dụng trong Cải Cách Ruộng Đất ...” (ngưng trích)
Nếu theo ước tính của cụ Hoàng Văn Chí, số người chết vì chính sách bao vây kinh tế, cô lập đ ịa chủ nhiều gấp 10 lần con số bị Toà án Nhân Dân chính thức kêu án, thì con số đó phải lên đến :
172.008 x 10 = 1,720.080 (một triệu bảy trăm hai mươi ngàn không trăm tám mươi người ) !
2. Về “ Sửa Sai ”
Trong DVD “ Sự Thật Hồ Chí Minh ”, chiến dịch Sửa Sai được diễn giải rằng:
“Cuộc cách mạng được gọi là long trời lở đất đượ c chấm dứt vào mùa thu năm 1956, với 170 ngàn người bị đấu tố đến chết; đảng cộng sản đã chịu nhận sai lầm và tiến hành Sửa Sai.”
Trong khi đó, cụ Hoàng văn Chí cho biết:
“ Sửa Sai là một chiến dịch, một bộ phận của chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Như vậy, có nghĩa là định tâm Sửa Sai đã có từ trước khi phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất. Các độc giả chắc còn nhớ, ngay từ đầu năm 1953, cộng sản đã phát động một chiến dịch gọi là Đấu Tranh Chính Trị để dọn đường cho chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, nghĩa là để chuyển dần từ một trạng thái bình thường đến một trạng thái khủng bố. Bây giờ là lúc cộng sản làm ngược lại. Sau ba năm khủng khiếp, cộng sản muốn bình thường hóa tình hình trở lại. Vì vậy nên mới có chiến dịch Sửa Sai. ” (TTDĐCS, trang 283)
Kính thưa Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, ông Trần Quốc Bảo, ông Chu Lynh,
Như vậy Sửa Sai không có nghĩa là cộng sản Việt Nam chịu nhận ra sai lầm của họ trong Cải Cách Ruộng Đất ! Vì Cải Cách Ruộng Đất được tiến hành với mục đích “ tiêu diệt toàn bộ giai cấp địa chủ để tiến tới việc thành lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn.”
(TTDĐCS, trang 222)
3. Thảm sát tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968
DVD Sự Thật Hồ Chí Minh đã đưa ra những câu hỏi với cộng sản:
“Ai ? Bằng cách nào ? và Tại sao ? đã giết hàng ngàn người Huế ?...”
Thiết tưởng, những câu hỏi này đã được giải đáp bằng rất nhiều tài liệu, của VNCH cũng như của cộng sản.
Nhưng một điều quan trọng cần phải được nói đến là : vụ thảm sát tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968 không thể xảy ra nếu không có sự tiếp tay của thành phần CS nằm vùng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm v…v…(và những “người bạn”, những “đồng chí ” của những tên nằm vùng này, trong đó phải kể đến Trịnh Công Sơn, Đinh Cường.....) .
Chính những tên CS nằm vùng này đã chỉ điểm, bắt bớ, tập trung và giết chết đồng bào tại Huế bằng nhiều cách: bắn, đập đầu, chôn sống ....
Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đã bị đồng bào ở Huế kêu đích danh là “ những tên đao phủ thành phố Huế ” !
Nhưng một điều quan trọng cần phải được nói đến là : vụ thảm sát tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968 không thể xảy ra nếu không có sự tiếp tay của thành phần CS nằm vùng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm v…v…(và những “người bạn”, những “đồng chí ” của những tên nằm vùng này, trong đó phải kể đến Trịnh Công Sơn, Đinh Cường.....) .
Chính những tên CS nằm vùng này đã chỉ điểm, bắt bớ, tập trung và giết chết đồng bào tại Huế bằng nhiều cách: bắn, đập đầu, chôn sống ....
Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đã bị đồng bào ở Huế kêu đích danh là “ những tên đao phủ thành phố Huế ” !
Giải khăn sô cho Hếu Mậu Thân 1968
Thế nhưng, DVD Sự Thật Hồ Chí Minh lại còn hỏi “Ai ” đã giết đồng bào Huế, đồng bào Huế bị giết “ bằng cách nào? và “ tại sao? ” họ bị giết ?
Thật là một thiếu sót lớn, nếu không biết ai là thủ phạm, và những ai đã tiếp tay vô cùng đắc lực trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế !
Phải biết chính thành phần nằm vùng này đã góp phần vào “ chiến thắng ” của quân xâm lăng cộng sản quốc tế do CS Bắc Việt làm tay sai, đã gieo tang tóc, gây băng hoại, và phá nát giang sơn Việt Nam !
Kính thưa Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, ông Trần Quốc Bảo và ông Chu Lynh,
Chúng tôi chỉ xin đóng góp vài ý kiến rất thô thiển đối với vài vấn đề chính yếu trong DVD Sự Thật Hồ Chí Minh, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm “ sự thật ”.
Kính mong linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và quý ông Trần Quốc Bảo, Chu Lynh không phật lòng.
Thật là một thiếu sót lớn, nếu không biết ai là thủ phạm, và những ai đã tiếp tay vô cùng đắc lực trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế !
Phải biết chính thành phần nằm vùng này đã góp phần vào “ chiến thắng ” của quân xâm lăng cộng sản quốc tế do CS Bắc Việt làm tay sai, đã gieo tang tóc, gây băng hoại, và phá nát giang sơn Việt Nam !
Kính thưa Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, ông Trần Quốc Bảo và ông Chu Lynh,
Chúng tôi chỉ xin đóng góp vài ý kiến rất thô thiển đối với vài vấn đề chính yếu trong DVD Sự Thật Hồ Chí Minh, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm “ sự thật ”.
Kính mong linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và quý ông Trần Quốc Bảo, Chu Lynh không phật lòng.
Trân trọng kính chào quý vị,
Nguyễn thị Bé Bảy
Springfield, Virginia
Ngày 21 tháng 7 năm 2009
No comments:
Post a Comment