Truyện Đông Chu liệt quốc, hồi thứ hai mươi ba, chép: “ Vệ Ý công lên ngôi đã chín năm trời, tính rất lười biếng, chẳng thiết gì đến chính sự, chỉ thích chơi một giống chim gọi là chim hạc. Giống chim này tính ưa sạch sẽ, hình dung rất thanh nhã, tiếng kêu đã hay, dáng múa cũng khéo. Thấy Vệ Ý công thích chơi hạc, người nước Vệ đua nhau đem hạc đến tiến. Ai tiến hạc cũng được nhà vua trọng thưởng. Thành ra trong cung nuôi đầy hạc, kể hàng mấy trăm con.
Vệ Ý công lại thưởng phẩm hàm và cấp lương bổng cho hạc. Con nào đẹp thì được ăn lộc quan đại phu. Mỗi khi Vệ Ý công đi chơi đâu, lại cho mấy cổ xe lớn chở chim hạc đi dàn ở phía trước mặt, gọi là hạc tướng quân. Những người nuôi hạc đều được ăn lương. Triều đình phải thu thuế của dân thật nặng, để có đủ tiền cấp lương cho hạc.
Quan Đại phu là Thạch Kỳ vốn có tiếng là người trung thực, cùng với Ninh Tốc cầm quyền chính nước Vệ. Hai người vẫn can Vệ Ý công luôn mà Vệ Ý công không nghe.
Bắc Địch là một nước cường thịnh. Vua Bắc Địch tên là Sưu man xưa nay vẫn có ý muốn xâm phạm các nước ở Trung Quốc. Nghe tin vua Vệ ham chơi hay bỏ bê triều chính, quốc sự suy yếu nên đem quân đánh nước Vệ.
Vệ Ý công đang đi chơi với hạc, nghe báo có quân Bắc Địch đến đánh, giật mình kinh sợ, tức khắc hạ lệnh gọi quân để đi đánh giặc. Dân nước Vệ bỏ trốn cả, không ai dám ra lính.
Vệ Ý công sai quan tư đồ đi bắt. Trong một lúc bắt được hơn trăm người đem về tra hỏi:
Vì cớ gì mà các ngươi dám trốn lính?
Dân nước Vệ nói:
Chúa công dùng một giống vật cũng đủ đánh nổi quân Bắc Địch, cần gì phải dùng đến chúng tôi.
Vệ Ý công hỏi:
Vật gì mà đánh nổi quân giặc?
Dân nước Vệ nói:
Chim hạc!
Vệ Ý công hỏi:
Chim hạc thì đánh giặc thế nào được?
Dân nước Vệ nói:
Chim hạc đã không đánh giặc được thì là một loài vô dụng, nay chúa công bỏ những người hữu dụng mà nuôi những loài vô dụng, bởi thế cho nên dân chúng tôi không phục.
Vệ Ý công nói:
Nay ta đã biết tội! Ta xin theo ý dân mà đuổi hết chim hạc đi!
Thach Kỳ nói:
Xin chúa công làm ngay cho! Tôi e bây giờ đã muộn lắm rồi.
Vệ Ý công tức khắc sai người đi xua đuổi chim hạc. Bấy giờ dân mới chịu ra lính thì quân Bắc Địch đã kéo đến đất Huỳnh Trạch.
Vệ Ý công cùng quan đại tướng là Cừ Khổng đem quân đi đánh giặc. Trong khi đi đường quân sĩ đều oán Vệ Ý công, ta thán nhiều lắm. Có người làm một bài ca rằng:
“Hạc được ăn lương, dân phải cày ruộng! Hạc được ngồi xe, dân phải vác giáo! Quân giặc gớm ghê thay, quân ta chín chết một sống! Nay hạc đi đâu, để ta khổ sở!”
Vệ Ý công thấy quân sĩ hát như vậy, có ý buồn rầu. Quan đại tướng là Cừ Khổng lại quá nghiêm khắc, bởi vậy quân sĩ càng đem lòng tức giận. Quân Vệ vốn không có lòng đánh giặc nên khi bị phục binh của giặc đổ ra quá mạnh tức thì bỏ chạy cả. Vệ Ý công và Cừ Khổng bị quân giặc vây kín mấy vòng.
Cừ Khổng nói với Vệ Ý công rằng:
Bây giờ nguy cấp lắm rồi, xin bỏ cờ đại bái xuống và chúa công phải thay đổi trang phục mới có thể chạy thoát được.
Vệ Ý công thở dài mà than rằng:
Quân nước Vệ có lòng cứu ta thì lấy cờ đại bái làm dấu tích, nếu không thì bỏ cờ đại bái cũng vô ích! Thôi thì ta cũng liều một chết, để tạ lại lòng dân nước Vệ mà thôi.
Chốc sau, quân Bắc Địch kéo đến, Vệ Ý công và Cừ Khổng đều bị hại cả.
Quân Bắc Địch thừa thắng kéo vào kinh thành nước Vệ, chém giết nhân dân nhiều lắm, bao nhiêu của cải, vàng bạc thóc lúa, lấy sạch cả, lại phá hại cả thành quách rồi thu quân về nước.
An Nam dị sử thời cận kim chép:
Mùa Thu năm Ất Dậu, Hồ Chí Minh cướp ngôi nhà Nguyễn.
Hồ Chí Minh trước có tên là Nguyễn Tất Thành, con ông Nguyễn Sinh Sắc làm huyện lệnh ở tỉnh Bình Định, thường uống rượu say, lỡ tay đánh chết người nên bị triều đình bắt tội và cách chức. Quê nội của Tất Thành ở làng Kim Liên (tục gọi là làng Sen) rất nghèo khổ. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải đi làm thuê, cấy rẽ. Quần áo không có đủ mặc phải đóng khố nên làng còn có tên là Đai Khố.
Vào đời ông, dòng họ ông đa số đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê. Cũng có mấy người tham gia làm cách mạng chống Phú Lãng Sa. Mấy năm sau, cha chết, Tất Thành phải tha phương cầu thực lưu lạc sang Phú Lãng Sa rồi sang tận bên Tàu kiếm ăn qua ngày, lại nói quá lên là đi tìm đường cứu nước.
Khi trưởng thành, Tất Thành biết được ông nội mình chính là Hồ Sĩ Tạo chứ không phải là Nguyễn Sinh Nhậm. Nhậm chỉ là người đổ vỏ ốc cho Tạo vì vậy Nguyễn Tất Thành lấy lại họ Hồ đổi tên là Chí Minh.
Hoàng đế Mao Trạch Đông ở phương Bắc có dã tâm muốn nuốt xứ An Nam từ lâu, nên thu nhận họ Hồ làm đệ tử chân truyền với mục đích sau này, dạy cho học thuyết “Thế giới đại đồng”, chủ trương Chủ nghĩa Xã hội cộng sản, xóa bỏ ranh giới quốc gia. Lại ban cho lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa để về nước An Nam hiệu lệnh đồng đảng trong mưu đồ soán nghịch. Lúc bấy giờ, đại kỳ của Giáo chủ Mao màu đỏ chỉ có một sao vàng lớn và bốn sao vàng nhỏ bao quanh, nằm ở góc trái phía trên đầu cán cờ. (Đại kỳ này Mao dùng từ năm Kỷ Sửu đến bây giờ, nay có thêm cái sao thứ năm, chắc sẽ dành cho xứ An Nam sắp thần phục làm chư hầu?)
Thừa lúc quân Nhật đầu hàng, Mao lén đưa Hồ về nước dùng thủ đoạn của Tào Tháo rất nham hiểm cướp chính quyền, buộc vua Bảo Đại phải thoái vị, nhường ngai vàng cho mình. Sau đó, Hồ bí mật ám toán hết các lãnh tụ của những đảng phái khác đã cộng tác với mình trong kháng chiến đánh đuổi giặc Phú Lãng Sa.
Vua Bảo Đại chạy vào đất Sài Côn, phía Nam, sắc phong quan Thượng Thư Bộ lại (đã từ quan từ năm Nhâm Thân) là Ngô Đình Diệm chức Thủ tướng thay mình, lập ra Nam triều để chống lại quân phản nghịch.
Ngày Mậu Dần, tháng Tân Mùi, năm Giáp Ngọ, các cường quốc có liên quan quyền lợi kinh tế, chính trị, quân sự… với nước An Nam như Phú Lãng Sa, Huê Kỳ, Anh Cát Lợi, Nga La Sát, Trung Hoa, có cả hai tiểu quốc Miên và Lèo cũng tham dự, hội nhau ở đất Giơ Neo cùng ăn thề, nói là để buộc nước Phú Lãng Sa trao trả độc lập cho nước An Nam, kỳ thật chỉ để xâu xé nước An Nam ra làm hai, lấy sông Bến Hải làm ranh giới, chia nhau quyền lợi. Nước Nga La Sát và Trung Hoa giành phía Bắc, Phú Lãng Sa và Huê Kỳ giữ phía Nam.
Trong ngày các cường quốc hạ bút ký Hiệp Định phân hai đất nước, đại diện cho miền Bắc là Phạm văn Đồng do Hồ Chí Minh cử đi đã mừng vui hớn hở vì bất ngờ đạt được thắng lợi ngoài mong muốn. Ngược lại, đại diện cho miền Nam là ông Trần văn Đỗ đã ôm mặt khóc thảm, đau buồn vì đất nước bị chia phân.
Ngày hôm sau,Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rũ cả miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ sự chống đối việc chia cắt đất nước.
Hai mươi năm sau, ngày Bính Ngọ, tháng Canh Thìn, năm Ất Mão, cả triệu Bắc quân của hậu duệ Hồ là Duẫn với sự giúp đở hùng hậu binh lực về khí giới và phương tiện chiến tranh của hai đại cường quốc trong Khối Cộng sản Cờ đỏ là Nga La sát và Trung Hoa cùng đám chư hầu Đông Âu, đã vượt sông Bến Hải vào cướp luôn miền Nam.
Cách đó ba năm trước, năm Nhâm Tý, Minh chủ của Liên minh Tự Do là Hoàng đế Huê Kỳ, Rít Sa - Ních Xông, một đồng minh lớn và thân thiết của miền Nam cùng hiệp lực chống quân Cờ đỏ hơn mười năm, đã tráo trở, bí mật lẻn sang Trung Quốc mật nghị với Tể Tướng Chu Ân Lai, giao miền Nam cho Trung Quốc để Trung Quốc nhường ảnh hưởng xứ Nga La Sát cho mình. Huê Kỳ và Trung Quốc bắt tay nhau trên bàn cờ quốc tế.
Sau mật ước, Huê Kỳ rút hết quân về nước và không chi viên khí giới lương thảo cho miền Nam nữa. Quân dân miền Nam đã phải chiến đấu trong đơn độc, thiếu thốn mọi phương tiện chiến đấu từ viên đạn đến gói cơm khô để ngăn chận giặc Cờ đỏ xâm lăng liên tục đánh phá và xâm nhập vào lãnh thổ miền Nam. Miền Nam vẫn can trường, bền bỉ trong một cuộc chiến không cân sức.
Ngày Bính Ngọ, tháng Canh Thìn, năm Ất Mão, giặc Cờ đỏ đem hàng trăm chiến xa, trọng pháo từ Tây nguyên tràn vào tận kinh đô Sài Côn.
Đại vương Dương văn Minh mới được truyền ngôi có ba ngày, sợ giặc hung tàn sẽ đốt phá cung điện, nhà cửa và đại sát dân lành nên phải tuyên bố trao quyền cho giặc Cờ đỏ trong êm thắm và hạ lịnh cho binh lính buông khí giới đầu hàng vô điều kiện.
Ngày hôm đó, trời sầu đất thảm, mưa như trút đổ, nhiều tướng lãnh, quan binh miền Nam đã cùng nhau tự ải tại bản doanh chứ không chịu nhục đầu hàng quân giặc.
Nhà Hồ tóm thâu giang sơn về một mối, thống nhất từ Bắc vô Nam, nhưng chỉ thống nhất được trên địa lý còn lòng dân thì không thể vì chính sách cai trị của Hồ quá tàn bạo và ác độc khiến cho dân cả nước chỉ vì ghê sợ mà đành phải cúi đầu nghe theo chớ tâm không phục.
Nhà Hồ chỉ đánh được thành, chiếm được đất chứ không chiếm được lòng dân nên vì vậy không thể nói là chiến thắng được.
Từ khi Hồ Chí Minh soán ngôi cho tới khi thống nhất đất nước, bề ngoài giả danh là một nước Cách Mạng Độc Lập Dân chủ Cộng Hòa nhưng bề trong thực chất thiết lập một triều đại phong kiến, quan liêu hơn xưa gấp bội. Một nhà nước độc đảng, độc tài, độc trị nhưng lại lệ thuộc Bắc triều. Nhất cử nhất động đều răm rắp tuân theo chỉ thị của Thiên triều.
Cách thức truyền ngôi cũng theo cách của Thiên triều, nghĩa là cha truyền con nối dưới hình thức bịp bợm, dối lừa người dân là “Đảng cử dân bầu”.
Những năm đầu mới lên ngôi, theo lệnh của Mao, Hồ cho phát động ngay chính sách “Cải cách ruộng đất” tuyên truyền là lấy ruộng của địa chủ chia cho nông dân. Dân nghèo nghe thấy thế mừng lắm, ùn ùn kéo nhau theo “Đội cải cách” của Đảng Cờ đỏ sai phái xuống nông thôn để đi đấu tố. Những người có đôi ba mẫu ruộng do ông cha để lại đều bị qui là địa chủ, bị giết chết. Người bị giết oan lến đến mấy vạn. Ruộng đất lấy được đem chia cho nông dân mỗi người mấy sào. Chưa được bao lâu, Đảng lại tóm thâu trong tay bằng hình thức “Hợp tác xã” nói dối là nông dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Ngày xưa thời phong kiến, nông dân còn có chút ruộng riêng tư của mình để lại cho con cháu làm của thừa tự hương hỏa. Ngày nay, dưới thời Hồ, nông dân trắng tay.
Giới nho sĩ rất bất bình về chính sách tham lam tàn bạo này của Đảng đã cùng nhau lên tiếng can ngăn, chỉ trích những sai trái của triều đình, liền bị Đảng kết tội “chống Đảng”. Tất cả nho sĩ trong nhóm “Nhân văn” có cả trăm người đều bị đày đến nơi ma thiêng nước độc, gọi là đi “cải tạo tư tưởng” mục đích là để cho chết dần, chết mòn trong đói khát và bệnh tật.
Ngoài nhóm “Nhân văn” ra, những “đồng chí” cùng trong Đảng nhưng có khuynh hướng thân với nước Nga La Sát, có tinh thần cấp tiến hơn, cũng lên tiếng khuyên can triều đình nên suy nghĩ lại chính sách cai trị thì cũng bị Đảng gán cho tội “xét lại” và xem bọn “xét lại” này còn nguy hiểm hơn bọn “Nhân văn” nhiều, nên đã ra tay dập tắt từ trong trứng nước bằng khủng bố, đàn áp rất dã man. Nhóm “xét lại” bị bắt, bị giết rất nhiều. Có một số đã phải trốn ra nước ngoài sống lưu vong suốt đời.
Từ đó nội bộ Đảng Cờ đỏ và triều đình chia thành nhiều phe cánh, đấu đá, tàn sát nhau rất ác liệt, tàn khốc để tranh quyền lực và quyền lợi.
Khi cưỡng chiếm được miền Nam, Bắc Bộ phủ cho thi hành chính sách đốt sách, cầm tù hơn trăm vạn nho sĩ và binh lính miền Nam. Cướp tài sản người dân bằng biện pháp “đánh tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp”, đổi tiền, đuổi người Hoa ra biển, đuổi người dân lên “kinh tế mới” để lấy nhà cửa chia nhau ở.
Thêm vào đó là chính sách kinh tế tập trung, ngăn sông cấm chợ, bao cấp quan liêu đã gây nên nạn tham quan ô lại lan tràn khắp nước đã làm cho dân trong nước đói khổ lầm than đến mức cùng cực. Đạo lý luân thường suy đồi, sa đọa xuống tận đáy vực thẳm.
Vì vậy, tuy đã đặt nền cai trị sắt máu hơn sáu chục năm mà chính trị trong nước vẫn chưa ổn định được. Tiếng huyên truyền bất mãn trong dân chúng vẫn cứ rỉ tai nhau những điều mà triều đình Hồ kết tội là “phản động” là “diễn tiến hòa bình” và luôn phập phồng lo sợ bị dân chúng nổi lên lật đổ. Nhiều vụ lùng xét, truy tìm để bắt những ai bị nghi là có ý đòi hỏi dân chủ, tự do nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, … xảy ra liên miên khiến tình hình trong nước luôn rối ren, hoảng loạn.
Ở chợ, môt ngày có tới ba bốn lần dân chúng bị giật mình, hoảng hốt bỏ cả hàng bán để chạy trốn, tránh nạn bắt lầm.
Người bị bắt nhốt vào tù nhiều lắm, hàng ngàn, hàng vạn tính không xuể. Nhà tù được dựng lên càng lúc càng nhiều, nhiều hơn cả trường học và bệnh xá cộng lại.
Tuy nhiên, những người đấu tranh cho tự do lại càng nổi lên nhiều hơn trước. Nhóm này bị bắt thì có nhóm khác xuất hiện thay thế để tiếp tục đấu tranh.
Lại nữa, dân oan bị cường quyền địa phương cướp đất, cướp nhà, giờ đã không còn sợ triều đình như xưa, đã hè nhau đứng lên đội đơn đi kiện, gây nên phong trào chống đối rầm rộ từ Nam tới Bắc.
Triều đình Hồ lo lắm không biết phải dùng biện pháp gì để “ổn định chính trị” trong nước. Muốn dùng bạo lực kiểu phát xít chuyên chính “uy quyền ở đầu nòng súng” thì cái gương Thiên An Môn ở Thiên triều còn sờ sờ trước mắt nên không dám. Còn kiểu “bàng môn tả đạo” như ám toán, thủ tiêu, cho đi mò tôm như “Bác Hồ” đã làm đối với các lãnh tụ đảng phái trước kia thì lại sợ con mắt của thế giới soi mói vào.
Dùng bạo lực không hiệu quả, triều đình xoay qua biện pháp ru ngủ nhân dân bằng cách tổ chức nhiều cuộc vui chơi để lôi cuốn bọn thanh niên vào vòng đam mê trụy lạc mà quên đi lòng yêu nước và ý chí đấu tranh.
Những cuộc thi sắc đẹp, hoa hậu được tổ chức từ quận, huyện lên tới tỉnh, rộng khắp cả nước. Rồi hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu thế giới … triều đình cũng đều xin cho nước mình được đăng cai tổ chức, mặc cho sự tốn kém khổng lồ vô bổ. Người dân bị ru ngủ cứ đổ xô đi xem, quên hết những nhiễu nhương xã hội. Thực chất, đàng sau những cuộc thi hoa hậu, người mẫu đó là bọn đầu nậu tuyển lựa gái đẹp phục vụ cho các quan lại và đại gia. Nạn mại dâm được ngầm cho phép hành nghề bán công khai không cần phải có nghị quyết của Đảng. Triều đình còn tổ chức thể thao thi đua đá bóng rầm rộ từ trong nước ra đến các nước lân cận để cho thanh niên suốt ngày miệt mài cổ võ hoan hô mà quên thực tại nghèo đói lạc hậu.
Tiền thuế của dân đóng góp đã bị đem đổ vào chính sách ru ngủ này lên đến nhiều ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Nguy hại ghê gớm hơn cả là triều đình đã cho xây dựng nhiều nhà máy bia, rượu khắp các tỉnh và bí mật tung ra nhiều loại nha phiến độc hại để đầu độc thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh trong say sưa và nghiện ngập, khiến bọn chúng tiêu tan hết khả năng chống đối.
Nhưng dù triều đình của đảng Cờ đỏ có dùng đến chính sách bá đạo như vậy cũng không thể nào tiêu diệt hết những người có tâm huyết với tiền đồ dân tộc. Nhiều đảng cứu nước đã bí mật ra đời. Nhiều truyền đơn chống đối triều đình đã xuất hiện khắp nơi, ngày càng nhiều …
Tể tướng hoạn lợn Đỗ Mười lên chức Tổng bí thư, truyền chức lại cho Võ văn Kiệt. Kiệt vừa lên thay, hung hăng ký ngay lệnh “Tam thập Nhất” cho phép bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ là “khác chính kiến” với triều đình mà không cần chứng cớ. Người bị bắt giam vào ngục tối nhiều vô số, vẫn không diệt được cái gốc nổi loạn trong dân.
Kiệt lui về sau hậu trường, nhường ghế lại cho Phan văn Khải. Khải ngồi ghế mấy năm cũng bất lực, tình hình ngày càng thêm bất ổn. Khải đề cử tay chân thân tín của mình là Dũng tự Ba Dũng lên thay.
Dũng mồ côi cha, ngày xưa còn nhỏ đã nổi tiếng hung ác, không chịu học hành, suốt ngày dắt chó chạy vô núi săn bắt thú nhỏ để ăn thịt rồi theo bọn lưu manh côn đồ đang có án tội đi trốn, để làm liên lạc tin tức trong chuyện bất lương, cướp của giết người.
Sau ngày giặc Cờ đỏ gồm thâu cả nước, Ba Dũng bỗng nhiên thành người hiền tài của triều đình. Chỉ có mấy năm mà từ một trung sĩ y tá trở thành một trung tá y sĩ rồi chẳng mấy chốc đã trở thành Tể tướng của một nước. Có người hiểu rõ căn nguyên bảo rằng đó là hột giống của tướng Chí Thanh đánh rơi trong lúc làm nhiệm vụ tuyển và đưa “đồng nữ” ra Bắc phục vụ hộ lý cho“Bác”. Trên đường vượt Trường Sơn lâu ngày, tướng Chí Thanh đã “hộ lý” trước “Bác” nên đã có những giọt máu rơi vãi dọc đường. Ngoài Ba Dũng ra còn có Chí Vịnh cũng là em cùng cha khác mẹ. Chí Vịnh cũng được “ơn trên” ưu tiên đặc cách vào chức vụ trọng yếu của triều đình nắm giữ ngành Đô sát, có quyền sinh sát trong tay. Cả hai anh em đều kề cận với con “Bác” là họ Nông ở trên tột đỉnh triều đình. Trứng rồng lại nở ra rồng. Con vua dù rơi rớt ở dưới cống vẫn cứ là vua.
Vừa nắm quyền tể tướng, Ba Dũng lập tức đem kinh nghiệm thuở nhỏ thường chơi với chó biết rõ đặc tính và công dụng của chó đem áp dụng vào cách trị dân bèn cho họp nội các lại phán rằng:
- Đám dân đen ngoan cố phản động cũng giống như là loại thỏ, chồn, mang, mển yếu đuối và hèn luôn nhát gan sợ chết mà thôi. Muốn tìm bắt, tiêu diệt tận hang ổ của chúng, không gì hơn là dùng chó để săn đuổi.
Phán xong, Dũng ra chỉ thị cho bộ hạ tuyển chọn người có khả năng huấn luyên chó để thành lập Bộ Chó. (Nói dễ nghe một chút là Bộ Khuyển) Rất đông đảo người và chó được tuyển dụng. Bộ Khuyển được ưu đãi đặc biệt về quyền lợi còn hơn cả Bộ Nhân mấy bậc.
Nhắc lại, ngay từ đầu lúc thành lập triều đình An Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chế độ “chuyên chính vô sản” này cũng đã dùng chó săn trong việc lùng bắt giới nho sĩ và những kẻ đi “chệch hướng” với đảng rồi, nhưng chỉ kín đáo trong bóng tối thôi.
Từ đó, trong dân chúng ai có chó tốt, chó hung dữ, chó săn, chó đánh mùi, chó ngao, cả chó lác, chó má cũng đều đem cung hiến để lãnh thưởng. Có cả người không có chó cũng tình nguyện làm chó săn để phục vụ triều đình nữa.
Chó được phân chia ra làm nhiều loại, đặt tên y như người như: Chó Giao thông, Chó Cơ động, Chó Phòng cháy, Chó an ninh … Mỗi thứ chó mặc sắc phục khác nhau. Có chó mặc áo vàng, có chó mặc áo xanh …và có loại chó không mặc sắc phục để lẫn lộn trong dân để đánh hơi cho dễ. Mỗi loại tùy chức năng khác nhau để ban bỗng lộc và công việc.
Ví dụ như:
Chó có tiếng sủa bậy, sủa lâu không khản tiếng, khàn hơi, cho điều sang ngành truyền thông để làm báo và truyền hình. Ưu tiên cung ứng đầy đủ cho báo Hà Nội Mới, báo Công An Nhân dân, Công An thành phố và đài tuyền hình VTV1.
Chó có khả năng đánh hơi từ xa được cho vào Bộ Thông tin Tuyên truyền giúp hai ông Ngưu Doãn sục sạo kẻ phản động trong “Lưới nhện toàn cầu”.
Chó có tài ngồi dai suốt ngày không mỏi mệt, không lơ là chểnh mảng công vụ thì cho ngồi canh gác trước cửa các nhà dân chủ, bất đồng chính kiến.
Chó chuyên cắn trộm thì cho đi rông ngoài đường, “đón lỏng” đám người “hay có ý kiến ý cò” với triều đình để đớp vài phát vào mông cho chừa cái tật lắm mồm.
Chó có tài sủa hùa thì cho đi theo các quan lớn trong triều, mỗi bầy dăm con, để sủa hùa theo lời quan mỗi khi phán ra cho có khí thế.
Chó săn loại bẹc giê chuyên chăn cừu trên đồng cỏ thì dành cho nghiệp vụ chống biểu tình, trợ lực Nhân Khuyển trong việc đàn áp đám văn nghệ sĩ và sinh viên học sinh xuống đường.
Chó ngao là loài thính mũi đặc biệt được ngầm phái đi sâu, luồn xa vào quần chúng để ngửi ra bọn “diễn tiến hòa bình” và “hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Còn các thứ chó má, chó lác, chó ghẻ được xếp chung vào hạng thứ bét là loài cẩu trệ thì cho đi ngậm phân tươi có trộn dầu nhớt, mắm tôm, đêm đêm đem bỏ trước cửa nhà những người tranh đấu bằng ngòi viết. Vân vân và vân vân.
Kể từ khi Tể tướng Dũng cho thành lập Bộ Khuyển và đích thân chỉ huy, thì đám quân chó cậy có chủ lớn bao che đã làm lắm điều lộng hành, ngang ngược. Chúng muốn cắn, muốn xé ai đều tùy tiện. Có lúc cắn chết cả người. Dân chúng bị chúng ức hiếp cắn càn, lắm khi đang ngồi ăn trong nhà cũng bị chúng xông vào cướp lấy thức ăn … có đưa đơn khiếu kiện nhưng đều vô ích. Chủ của chúng luôn bênh chúng và vất đơn vào giỏ rác.
Người dân vừa bị chó quấy nhiễu lại vừa đóng thuế nặng cho triều đình có đủ tiền để nuôi chúng cho béo nên lòng oán hận ngút trời.
Nhưng oán hận nhiều nhất vẫn là binh lính. Khi chinh chiến thì lính chịu khổ, chịu chết, chó vẫn ung dung ở đàng sau an lành. Trận chiến ở biên giới phía Bắc chống quân bành trướng Bắc kinh, lính chết cả vạn, chó vẫn không sướt da một con. Trận chiến “vì quốc tế vô sản” ở Cam Bố Điạ, lính lại chết hơn vạn nữa, chó vẫn không rụng một cọng lông. Nhưng chó vẫn cứ được biệt đãi vì chó bảo vệ được ngai vàng của triều đình.
Quân bành trướng Bắc kinh vẫn luôn luôn thèm muốn giang sơn nước An Nam nên nhiều lấn tìm cách xâm lấn bờ cõi.
Trong trận chiến biên giới năm Kỷ Mùi và trận hải chiến Hoàng Sa năm Mậu Thìn binh lính vì phẫn hận triều đình đối xử tệ bạc với mình, chỉ chăm lo cho chó nên không có lòng đánh giặc khi thấy giặc vừa tràn tới đã bỏ chạy. Hai lần thua to vua tôi đều run sợ.
Triều đình Hồ muốn giữ vững ngai vàng muôn năm nên xin dâng đất cầu hòa, đã phải cắt đất biên giới từ ải Nam Quan cho đến thác Bản Giốc, ngoài biển thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dâng cho Tàu để tránh khỏi bị hỏi tội.
Được đàng chân lân đàng đầu, Bắc kinh nhận thấy triều đình An Nam toàn là bọn hèn nhát, ngu dốt lại quá tham lam chỉ lo vơ vét tài sản và sẵn sàng “bán nước cầu vinh” nên muốn xâm lấn thêm bờ cõi. Bọn chúng cho phát họa một trận chiến qui mô đầy đủ chi tiết hải lục không quân và bộ binh sẽ tấn công An Nam bất ngờ để dạy “bài học thứ hai” nếu An Nam tráo trở, không trung thành với Đại Hán, với khẩu hiệu “một trận chiến là yên” rồi thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thông toàn cầu.
Triều đình Bắc Bộ phủ được tin giật mình kinh sợ lập tức ra lịnh bắt lính để chuẩn bị đi đánh giặc. Dân nước An Nam bỏ trốn, không ai chịu ra lính.
Tể tướng Dũng sai quan phụ trách Bộ Khuyển đi bắt. Trong một lúc bắt được hơn trăm người đem về tra hỏi:
- Vì cớ gì mà các ngươi trốn lính?
Dân đáp:
- Ngài Tể tướng chỉ cần dùng một giống vật cũng đủ đánh nổi quân bành trướng, cần gì dùng đến lũ chúng tôi.
- Vật gì mà đánh nổi được quân giặc?
- Chó săn!
- Chó săn thì đánh giặc thế nào được?
- Chó săn đã không đánh giặc được là loài vô dụng, nay Tể tướng bỏ người hữu dụng mà nuôi dưỡng loài vô dụng, bởi thế dân chúng tôi không phục. Tể tướng có thể bỏ tù chúng tôi chứ chúng tôi nhất định không ra lính.
Tể tướng Dũng bí quá, cùng triều đình họp nhau thương nghị. Hoàng đế Nông Đức Mạnh vốn là con rơi của Hồ Chí Minh, rất ngu si và bạc nhược nhưng lại hám quyền, ngồi làm vì trong tám năm mà nói được mỗi một câu “Bỏ điều bốn là tự sát”, chỉ biết run sợ chứ không nghĩ ra được kế sách nào. Tả vương Nguyễn Minh Triết lại càng tệ hại hơn nữa, vừa ngu vừa bần, khi chu du sang nước Huê Kỳ để chiêu dụ bọn tư bản đổ tiền sang An Nam làm ăn lại mở miệng khoe con gái nước mình vừa rẻ vừa ngon, làm cho dân An Nam tị nạn ở đó xấu hổ, nhục nhã tím cả mặt, ngồi thừ mặt ra hồi lâu mới nói “các đồng chí muốn sao thì tui nhất trí làm vậy”.
Ba Dũng tuy là dân du kích, ít học nhưng tính tình nóng nảy, bộc trực, thấy hai thằng “ngợm” đến giờ phút lâm nguy, thập tử nhất sinh như vậy mà không làm được cái đếch gì bèn nổi giận, sẵn giọng to tiếng:
- Lâu này bọn Tàu khựa vẫn lăm le đòi đất Tây nguyên, nay trước tình hình nguy ngập lửa cháy đến trôn rồi, tui muốn dâng cho chúng bốn tỉnh Tây nguyên là yên bốn cõi, các đồng chí có “quyết” không?
Hai Ngài Mạnh và Triết như đang chết đuối giữa dòng, nghe Ba Dũng đưa ra “sáng kế” cứu tinh như vậy cả hai mừng quá lật đật đưa cả hai tay lên trời miệng hô to:
Quyết! Tui quyết! Thủ Dũng muôn năm! Đồng chí Dũng muôn năm!
Ngày Kỷ Hợi, tháng Canh Tuất, năm Đinh Hợi, Thủ Dũng ký Quyết định số 167 dâng bốn tỉnh Tây nguyên cho Trung Quốc nói thác ra là hai nước Việt –Trung hợp tác khai thác nhôm và tuyên bố rằng đó là “chủ trương lớn của đảng và Nhà nước”.
Cựu đại thần là tướng Giáp đã 99 tuổi, gần đất xa trời, nghe tin vội vàng dâng sớ can ngăn, phân tích rằng đó là vị trí chiến lược tối quan trọng, Tàu chiếm được hành lang Tây nguyên thì coi như là đã chiếm được nước An Nam rồi. Thêm mười nhà khoa học, bác học, học sĩ đều dâng sớ kể rõ mọi sự nguy hại về lâu dài của môi trường sinh thái, dân cư, văn hóa … dưới hạ nguồn sông Cửu Long sẽ bị hủy diệt vì chất độc do khai thác quặng mỏ Bô xít sinh ra, lợi bất cập hại.
Tất cả những bản điều trần can ngăn đó đều bị triều đình Hồ bỏ ngoài tai vì nó có đúng mấy đi nữa cũng không giúp ích trong việc giữ được ngai báu cho mình. Thà mất nước còn hơn mất đảng.
Trung Quốc lấy được Tây Nguyên mà không tốn một giọt máu, một mũi tên, viên đạn, lấy làm mừng rỡ, cho đó thắng lợi lớn nhất từ xưa đến nay bèn đặt tiệc lớn ăn mừng, mời toàn bộ các quan An Nam đến để khao thưởng.
Bộ ba Nông, Triết, Dũng cùng khúm núm trước bệ rồng tung hô vạn tuế Thiên triều, xong đọc lời chúc mừng Đại Hán đã thành công trong việc mở mang bờ cõi.
Hoàng đế Hồ Cẩm Đào mặt rồng hớn hở, rất đẹp dạ, hài lòng, đích thân ban cho “tứ hảo”: láng giềng tốt - bạn bè tốt - đồng chí tốt - đối tác tốt.Vua tôi Bắc Bộ phủ cùng bái lậy tạ ơn rồi cùng nhau trống rung cờ phất, tấu nhạc inh ỏi, cung thỉnh “bảng hạnh kiểm” về nước. Đoạn ra lệnh cho nhân dân tổ chức ăn mừng thắng lợi, nhà nhà phải treo cờ và đốt trầm hương thơm để tỏ lòng tôn kính biết ơn Thiên triều. Lại thêm: Ai trái lệnh hoặc phát ngôn bừa bãi sẽ bị nghiêm trị theo luật hình.
Trung Quốc ngay sau đó đã hối hả đem nhân công hơn sáu vạn vào đất Tây Nguyên lập thành làng xóm để ở và tàn phá hết tất cả rừng cà phê và trà của dân An Nam để khai thác quặng bô xít.
Kể từ đó, nước An Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc hoàn toàn.
Nền an ninh quốc gia luôn bị đe dọa bởi quân bành trướng Bắc kinh. Phía Bắc giáp biên giới, quân Tàu rãi dài suốt bảy tỉnh, tất cả cao điểm đều bị quân Tàu chiếm đóng. Ngoài biển Đông, trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cờ Trung Quốc bay phấp phới trên các công sự chiến đấu được xây cất kiên cố, tàu chiến Trung Quốc thường trực tuần tra. Trên Tây nguyên, quân Trung Quốc giả dạng thường dân đi khai thác mỏ. Chỉ cần có lệnh tác chiến là sáu vạn dân công sẽ trở thành sáu vạn binh lính thiện chiến.
An Nam ở vào thế ba gọng kìm vây hãm như vậy chỉ sớm muộn đưa tay chịu trói.
Lá đại kỳ đỏ của Trung Quốc vừa mới thêm một ngôi sao vàng nhỏ nữa bao quanh ngôi sao lớn. Ngôi sao nhỏ đó sẽ tượng trưng cho một chư hầu mới đang thần phục. Tuy Trung Quốc Đại Hán không nói rõ chư hầu đó là nước nào, nhưng dân An Nam đều đau đớn nhục nhã, ngậm đắng nuốt cay, hiểu được rằng nước An Nam lại một lần nữa bị con cháu họ Hồ Quí Ly thứ hai “mãi quốc cầu vinh”, cam tâm quì gối, cúi đầu làm nộ lệ cho ngoại bang.
An Nam lại bị Bắc thuộc một lần nữa, lần thứ năm. Sinh linh An Nam lại đồ thán.
Từ đó những tổ chức phục quốc trong và ngoài nước của người An Nam yêu nước lại nổi lên khắp nơi để đánh đuổi quân ngoại xâm.
Nước An Nam lại bắt đầu trường kỳ kháng chiến gian khổ của trăm năm trước.
Người đời nay đọc đến đoạn này vừa cảm thán cho dân tộc điêu linh vừa căm tức cho lũ Việt gian cõng rắn cắn gà nhà, trợn mắt, bậm môi, nghiến răng bình rằng:
Vệ Ý công nước Vệ vì mê chơi chim hạc đến nỗi giang sơn bị quân Bắc Địch xâm lăng giày xéo nhưng giờ phút chót cũng còn biết lắng nghe lời dân mà tỉnh ngộ, đuổi hết chim hạc đi, rồi đem thân mình ra trận liều chết với quân giặc để tạ tội với muôn dân. Hành động và nhân cách của Vệ Ý công vẫn đáng được cho người đời sau ngưỡng mộ.
So với bọn vua quan triều đình họ Hồ nước An Nam lúc nắm quyền bính chỉ biết hà hiếp dân, tham lam vơ vét của cải cho đầy túi tham, lúc giặc vây ba bề, bốn phía đã không chịu nghe lời của dân mà lại ôm chặt lấy bầy chó săn cốt chỉ để bảo vệ ngai vàng, cuối cùng đám chó săn cũng không giúp được gì đành phải đem đất nước dâng cho giặc để cầu an bản thân thì nhân cách bọn chúng thua xa Vệ Ý công lắm lắm. Bọn phản quốc này đáng tội chém ngang lưng cả chín họ và ghi vào sử sách để cho người đời phỉ nhổ muôn đời.
Nguyễn Thanh Ty
Vệ Ý công lại thưởng phẩm hàm và cấp lương bổng cho hạc. Con nào đẹp thì được ăn lộc quan đại phu. Mỗi khi Vệ Ý công đi chơi đâu, lại cho mấy cổ xe lớn chở chim hạc đi dàn ở phía trước mặt, gọi là hạc tướng quân. Những người nuôi hạc đều được ăn lương. Triều đình phải thu thuế của dân thật nặng, để có đủ tiền cấp lương cho hạc.
Quan Đại phu là Thạch Kỳ vốn có tiếng là người trung thực, cùng với Ninh Tốc cầm quyền chính nước Vệ. Hai người vẫn can Vệ Ý công luôn mà Vệ Ý công không nghe.
Bắc Địch là một nước cường thịnh. Vua Bắc Địch tên là Sưu man xưa nay vẫn có ý muốn xâm phạm các nước ở Trung Quốc. Nghe tin vua Vệ ham chơi hay bỏ bê triều chính, quốc sự suy yếu nên đem quân đánh nước Vệ.
Vệ Ý công đang đi chơi với hạc, nghe báo có quân Bắc Địch đến đánh, giật mình kinh sợ, tức khắc hạ lệnh gọi quân để đi đánh giặc. Dân nước Vệ bỏ trốn cả, không ai dám ra lính.
Vệ Ý công sai quan tư đồ đi bắt. Trong một lúc bắt được hơn trăm người đem về tra hỏi:
Vì cớ gì mà các ngươi dám trốn lính?
Dân nước Vệ nói:
Chúa công dùng một giống vật cũng đủ đánh nổi quân Bắc Địch, cần gì phải dùng đến chúng tôi.
Vệ Ý công hỏi:
Vật gì mà đánh nổi quân giặc?
Dân nước Vệ nói:
Chim hạc!
Vệ Ý công hỏi:
Chim hạc thì đánh giặc thế nào được?
Dân nước Vệ nói:
Chim hạc đã không đánh giặc được thì là một loài vô dụng, nay chúa công bỏ những người hữu dụng mà nuôi những loài vô dụng, bởi thế cho nên dân chúng tôi không phục.
Vệ Ý công nói:
Nay ta đã biết tội! Ta xin theo ý dân mà đuổi hết chim hạc đi!
Thach Kỳ nói:
Xin chúa công làm ngay cho! Tôi e bây giờ đã muộn lắm rồi.
Vệ Ý công tức khắc sai người đi xua đuổi chim hạc. Bấy giờ dân mới chịu ra lính thì quân Bắc Địch đã kéo đến đất Huỳnh Trạch.
Vệ Ý công cùng quan đại tướng là Cừ Khổng đem quân đi đánh giặc. Trong khi đi đường quân sĩ đều oán Vệ Ý công, ta thán nhiều lắm. Có người làm một bài ca rằng:
“Hạc được ăn lương, dân phải cày ruộng! Hạc được ngồi xe, dân phải vác giáo! Quân giặc gớm ghê thay, quân ta chín chết một sống! Nay hạc đi đâu, để ta khổ sở!”
Vệ Ý công thấy quân sĩ hát như vậy, có ý buồn rầu. Quan đại tướng là Cừ Khổng lại quá nghiêm khắc, bởi vậy quân sĩ càng đem lòng tức giận. Quân Vệ vốn không có lòng đánh giặc nên khi bị phục binh của giặc đổ ra quá mạnh tức thì bỏ chạy cả. Vệ Ý công và Cừ Khổng bị quân giặc vây kín mấy vòng.
Cừ Khổng nói với Vệ Ý công rằng:
Bây giờ nguy cấp lắm rồi, xin bỏ cờ đại bái xuống và chúa công phải thay đổi trang phục mới có thể chạy thoát được.
Vệ Ý công thở dài mà than rằng:
Quân nước Vệ có lòng cứu ta thì lấy cờ đại bái làm dấu tích, nếu không thì bỏ cờ đại bái cũng vô ích! Thôi thì ta cũng liều một chết, để tạ lại lòng dân nước Vệ mà thôi.
Chốc sau, quân Bắc Địch kéo đến, Vệ Ý công và Cừ Khổng đều bị hại cả.
Quân Bắc Địch thừa thắng kéo vào kinh thành nước Vệ, chém giết nhân dân nhiều lắm, bao nhiêu của cải, vàng bạc thóc lúa, lấy sạch cả, lại phá hại cả thành quách rồi thu quân về nước.
An Nam dị sử thời cận kim chép:
Mùa Thu năm Ất Dậu, Hồ Chí Minh cướp ngôi nhà Nguyễn.
Hồ Chí Minh trước có tên là Nguyễn Tất Thành, con ông Nguyễn Sinh Sắc làm huyện lệnh ở tỉnh Bình Định, thường uống rượu say, lỡ tay đánh chết người nên bị triều đình bắt tội và cách chức. Quê nội của Tất Thành ở làng Kim Liên (tục gọi là làng Sen) rất nghèo khổ. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải đi làm thuê, cấy rẽ. Quần áo không có đủ mặc phải đóng khố nên làng còn có tên là Đai Khố.
Vào đời ông, dòng họ ông đa số đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê. Cũng có mấy người tham gia làm cách mạng chống Phú Lãng Sa. Mấy năm sau, cha chết, Tất Thành phải tha phương cầu thực lưu lạc sang Phú Lãng Sa rồi sang tận bên Tàu kiếm ăn qua ngày, lại nói quá lên là đi tìm đường cứu nước.
Khi trưởng thành, Tất Thành biết được ông nội mình chính là Hồ Sĩ Tạo chứ không phải là Nguyễn Sinh Nhậm. Nhậm chỉ là người đổ vỏ ốc cho Tạo vì vậy Nguyễn Tất Thành lấy lại họ Hồ đổi tên là Chí Minh.
Hoàng đế Mao Trạch Đông ở phương Bắc có dã tâm muốn nuốt xứ An Nam từ lâu, nên thu nhận họ Hồ làm đệ tử chân truyền với mục đích sau này, dạy cho học thuyết “Thế giới đại đồng”, chủ trương Chủ nghĩa Xã hội cộng sản, xóa bỏ ranh giới quốc gia. Lại ban cho lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa để về nước An Nam hiệu lệnh đồng đảng trong mưu đồ soán nghịch. Lúc bấy giờ, đại kỳ của Giáo chủ Mao màu đỏ chỉ có một sao vàng lớn và bốn sao vàng nhỏ bao quanh, nằm ở góc trái phía trên đầu cán cờ. (Đại kỳ này Mao dùng từ năm Kỷ Sửu đến bây giờ, nay có thêm cái sao thứ năm, chắc sẽ dành cho xứ An Nam sắp thần phục làm chư hầu?)
Thừa lúc quân Nhật đầu hàng, Mao lén đưa Hồ về nước dùng thủ đoạn của Tào Tháo rất nham hiểm cướp chính quyền, buộc vua Bảo Đại phải thoái vị, nhường ngai vàng cho mình. Sau đó, Hồ bí mật ám toán hết các lãnh tụ của những đảng phái khác đã cộng tác với mình trong kháng chiến đánh đuổi giặc Phú Lãng Sa.
Vua Bảo Đại chạy vào đất Sài Côn, phía Nam, sắc phong quan Thượng Thư Bộ lại (đã từ quan từ năm Nhâm Thân) là Ngô Đình Diệm chức Thủ tướng thay mình, lập ra Nam triều để chống lại quân phản nghịch.
Ngày Mậu Dần, tháng Tân Mùi, năm Giáp Ngọ, các cường quốc có liên quan quyền lợi kinh tế, chính trị, quân sự… với nước An Nam như Phú Lãng Sa, Huê Kỳ, Anh Cát Lợi, Nga La Sát, Trung Hoa, có cả hai tiểu quốc Miên và Lèo cũng tham dự, hội nhau ở đất Giơ Neo cùng ăn thề, nói là để buộc nước Phú Lãng Sa trao trả độc lập cho nước An Nam, kỳ thật chỉ để xâu xé nước An Nam ra làm hai, lấy sông Bến Hải làm ranh giới, chia nhau quyền lợi. Nước Nga La Sát và Trung Hoa giành phía Bắc, Phú Lãng Sa và Huê Kỳ giữ phía Nam.
Trong ngày các cường quốc hạ bút ký Hiệp Định phân hai đất nước, đại diện cho miền Bắc là Phạm văn Đồng do Hồ Chí Minh cử đi đã mừng vui hớn hở vì bất ngờ đạt được thắng lợi ngoài mong muốn. Ngược lại, đại diện cho miền Nam là ông Trần văn Đỗ đã ôm mặt khóc thảm, đau buồn vì đất nước bị chia phân.
Ngày hôm sau,Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rũ cả miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ sự chống đối việc chia cắt đất nước.
Hai mươi năm sau, ngày Bính Ngọ, tháng Canh Thìn, năm Ất Mão, cả triệu Bắc quân của hậu duệ Hồ là Duẫn với sự giúp đở hùng hậu binh lực về khí giới và phương tiện chiến tranh của hai đại cường quốc trong Khối Cộng sản Cờ đỏ là Nga La sát và Trung Hoa cùng đám chư hầu Đông Âu, đã vượt sông Bến Hải vào cướp luôn miền Nam.
Cách đó ba năm trước, năm Nhâm Tý, Minh chủ của Liên minh Tự Do là Hoàng đế Huê Kỳ, Rít Sa - Ních Xông, một đồng minh lớn và thân thiết của miền Nam cùng hiệp lực chống quân Cờ đỏ hơn mười năm, đã tráo trở, bí mật lẻn sang Trung Quốc mật nghị với Tể Tướng Chu Ân Lai, giao miền Nam cho Trung Quốc để Trung Quốc nhường ảnh hưởng xứ Nga La Sát cho mình. Huê Kỳ và Trung Quốc bắt tay nhau trên bàn cờ quốc tế.
Sau mật ước, Huê Kỳ rút hết quân về nước và không chi viên khí giới lương thảo cho miền Nam nữa. Quân dân miền Nam đã phải chiến đấu trong đơn độc, thiếu thốn mọi phương tiện chiến đấu từ viên đạn đến gói cơm khô để ngăn chận giặc Cờ đỏ xâm lăng liên tục đánh phá và xâm nhập vào lãnh thổ miền Nam. Miền Nam vẫn can trường, bền bỉ trong một cuộc chiến không cân sức.
Ngày Bính Ngọ, tháng Canh Thìn, năm Ất Mão, giặc Cờ đỏ đem hàng trăm chiến xa, trọng pháo từ Tây nguyên tràn vào tận kinh đô Sài Côn.
Đại vương Dương văn Minh mới được truyền ngôi có ba ngày, sợ giặc hung tàn sẽ đốt phá cung điện, nhà cửa và đại sát dân lành nên phải tuyên bố trao quyền cho giặc Cờ đỏ trong êm thắm và hạ lịnh cho binh lính buông khí giới đầu hàng vô điều kiện.
Ngày hôm đó, trời sầu đất thảm, mưa như trút đổ, nhiều tướng lãnh, quan binh miền Nam đã cùng nhau tự ải tại bản doanh chứ không chịu nhục đầu hàng quân giặc.
Nhà Hồ tóm thâu giang sơn về một mối, thống nhất từ Bắc vô Nam, nhưng chỉ thống nhất được trên địa lý còn lòng dân thì không thể vì chính sách cai trị của Hồ quá tàn bạo và ác độc khiến cho dân cả nước chỉ vì ghê sợ mà đành phải cúi đầu nghe theo chớ tâm không phục.
Nhà Hồ chỉ đánh được thành, chiếm được đất chứ không chiếm được lòng dân nên vì vậy không thể nói là chiến thắng được.
Từ khi Hồ Chí Minh soán ngôi cho tới khi thống nhất đất nước, bề ngoài giả danh là một nước Cách Mạng Độc Lập Dân chủ Cộng Hòa nhưng bề trong thực chất thiết lập một triều đại phong kiến, quan liêu hơn xưa gấp bội. Một nhà nước độc đảng, độc tài, độc trị nhưng lại lệ thuộc Bắc triều. Nhất cử nhất động đều răm rắp tuân theo chỉ thị của Thiên triều.
Cách thức truyền ngôi cũng theo cách của Thiên triều, nghĩa là cha truyền con nối dưới hình thức bịp bợm, dối lừa người dân là “Đảng cử dân bầu”.
Những năm đầu mới lên ngôi, theo lệnh của Mao, Hồ cho phát động ngay chính sách “Cải cách ruộng đất” tuyên truyền là lấy ruộng của địa chủ chia cho nông dân. Dân nghèo nghe thấy thế mừng lắm, ùn ùn kéo nhau theo “Đội cải cách” của Đảng Cờ đỏ sai phái xuống nông thôn để đi đấu tố. Những người có đôi ba mẫu ruộng do ông cha để lại đều bị qui là địa chủ, bị giết chết. Người bị giết oan lến đến mấy vạn. Ruộng đất lấy được đem chia cho nông dân mỗi người mấy sào. Chưa được bao lâu, Đảng lại tóm thâu trong tay bằng hình thức “Hợp tác xã” nói dối là nông dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Ngày xưa thời phong kiến, nông dân còn có chút ruộng riêng tư của mình để lại cho con cháu làm của thừa tự hương hỏa. Ngày nay, dưới thời Hồ, nông dân trắng tay.
Giới nho sĩ rất bất bình về chính sách tham lam tàn bạo này của Đảng đã cùng nhau lên tiếng can ngăn, chỉ trích những sai trái của triều đình, liền bị Đảng kết tội “chống Đảng”. Tất cả nho sĩ trong nhóm “Nhân văn” có cả trăm người đều bị đày đến nơi ma thiêng nước độc, gọi là đi “cải tạo tư tưởng” mục đích là để cho chết dần, chết mòn trong đói khát và bệnh tật.
Ngoài nhóm “Nhân văn” ra, những “đồng chí” cùng trong Đảng nhưng có khuynh hướng thân với nước Nga La Sát, có tinh thần cấp tiến hơn, cũng lên tiếng khuyên can triều đình nên suy nghĩ lại chính sách cai trị thì cũng bị Đảng gán cho tội “xét lại” và xem bọn “xét lại” này còn nguy hiểm hơn bọn “Nhân văn” nhiều, nên đã ra tay dập tắt từ trong trứng nước bằng khủng bố, đàn áp rất dã man. Nhóm “xét lại” bị bắt, bị giết rất nhiều. Có một số đã phải trốn ra nước ngoài sống lưu vong suốt đời.
Từ đó nội bộ Đảng Cờ đỏ và triều đình chia thành nhiều phe cánh, đấu đá, tàn sát nhau rất ác liệt, tàn khốc để tranh quyền lực và quyền lợi.
Khi cưỡng chiếm được miền Nam, Bắc Bộ phủ cho thi hành chính sách đốt sách, cầm tù hơn trăm vạn nho sĩ và binh lính miền Nam. Cướp tài sản người dân bằng biện pháp “đánh tư sản”, “cải tạo công thương nghiệp”, đổi tiền, đuổi người Hoa ra biển, đuổi người dân lên “kinh tế mới” để lấy nhà cửa chia nhau ở.
Thêm vào đó là chính sách kinh tế tập trung, ngăn sông cấm chợ, bao cấp quan liêu đã gây nên nạn tham quan ô lại lan tràn khắp nước đã làm cho dân trong nước đói khổ lầm than đến mức cùng cực. Đạo lý luân thường suy đồi, sa đọa xuống tận đáy vực thẳm.
Vì vậy, tuy đã đặt nền cai trị sắt máu hơn sáu chục năm mà chính trị trong nước vẫn chưa ổn định được. Tiếng huyên truyền bất mãn trong dân chúng vẫn cứ rỉ tai nhau những điều mà triều đình Hồ kết tội là “phản động” là “diễn tiến hòa bình” và luôn phập phồng lo sợ bị dân chúng nổi lên lật đổ. Nhiều vụ lùng xét, truy tìm để bắt những ai bị nghi là có ý đòi hỏi dân chủ, tự do nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, … xảy ra liên miên khiến tình hình trong nước luôn rối ren, hoảng loạn.
Ở chợ, môt ngày có tới ba bốn lần dân chúng bị giật mình, hoảng hốt bỏ cả hàng bán để chạy trốn, tránh nạn bắt lầm.
Người bị bắt nhốt vào tù nhiều lắm, hàng ngàn, hàng vạn tính không xuể. Nhà tù được dựng lên càng lúc càng nhiều, nhiều hơn cả trường học và bệnh xá cộng lại.
Tuy nhiên, những người đấu tranh cho tự do lại càng nổi lên nhiều hơn trước. Nhóm này bị bắt thì có nhóm khác xuất hiện thay thế để tiếp tục đấu tranh.
Lại nữa, dân oan bị cường quyền địa phương cướp đất, cướp nhà, giờ đã không còn sợ triều đình như xưa, đã hè nhau đứng lên đội đơn đi kiện, gây nên phong trào chống đối rầm rộ từ Nam tới Bắc.
Triều đình Hồ lo lắm không biết phải dùng biện pháp gì để “ổn định chính trị” trong nước. Muốn dùng bạo lực kiểu phát xít chuyên chính “uy quyền ở đầu nòng súng” thì cái gương Thiên An Môn ở Thiên triều còn sờ sờ trước mắt nên không dám. Còn kiểu “bàng môn tả đạo” như ám toán, thủ tiêu, cho đi mò tôm như “Bác Hồ” đã làm đối với các lãnh tụ đảng phái trước kia thì lại sợ con mắt của thế giới soi mói vào.
Dùng bạo lực không hiệu quả, triều đình xoay qua biện pháp ru ngủ nhân dân bằng cách tổ chức nhiều cuộc vui chơi để lôi cuốn bọn thanh niên vào vòng đam mê trụy lạc mà quên đi lòng yêu nước và ý chí đấu tranh.
Những cuộc thi sắc đẹp, hoa hậu được tổ chức từ quận, huyện lên tới tỉnh, rộng khắp cả nước. Rồi hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu thế giới … triều đình cũng đều xin cho nước mình được đăng cai tổ chức, mặc cho sự tốn kém khổng lồ vô bổ. Người dân bị ru ngủ cứ đổ xô đi xem, quên hết những nhiễu nhương xã hội. Thực chất, đàng sau những cuộc thi hoa hậu, người mẫu đó là bọn đầu nậu tuyển lựa gái đẹp phục vụ cho các quan lại và đại gia. Nạn mại dâm được ngầm cho phép hành nghề bán công khai không cần phải có nghị quyết của Đảng. Triều đình còn tổ chức thể thao thi đua đá bóng rầm rộ từ trong nước ra đến các nước lân cận để cho thanh niên suốt ngày miệt mài cổ võ hoan hô mà quên thực tại nghèo đói lạc hậu.
Tiền thuế của dân đóng góp đã bị đem đổ vào chính sách ru ngủ này lên đến nhiều ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Nguy hại ghê gớm hơn cả là triều đình đã cho xây dựng nhiều nhà máy bia, rượu khắp các tỉnh và bí mật tung ra nhiều loại nha phiến độc hại để đầu độc thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh trong say sưa và nghiện ngập, khiến bọn chúng tiêu tan hết khả năng chống đối.
Nhưng dù triều đình của đảng Cờ đỏ có dùng đến chính sách bá đạo như vậy cũng không thể nào tiêu diệt hết những người có tâm huyết với tiền đồ dân tộc. Nhiều đảng cứu nước đã bí mật ra đời. Nhiều truyền đơn chống đối triều đình đã xuất hiện khắp nơi, ngày càng nhiều …
Tể tướng hoạn lợn Đỗ Mười lên chức Tổng bí thư, truyền chức lại cho Võ văn Kiệt. Kiệt vừa lên thay, hung hăng ký ngay lệnh “Tam thập Nhất” cho phép bắt giam bất cứ ai bị nghi ngờ là “khác chính kiến” với triều đình mà không cần chứng cớ. Người bị bắt giam vào ngục tối nhiều vô số, vẫn không diệt được cái gốc nổi loạn trong dân.
Kiệt lui về sau hậu trường, nhường ghế lại cho Phan văn Khải. Khải ngồi ghế mấy năm cũng bất lực, tình hình ngày càng thêm bất ổn. Khải đề cử tay chân thân tín của mình là Dũng tự Ba Dũng lên thay.
Dũng mồ côi cha, ngày xưa còn nhỏ đã nổi tiếng hung ác, không chịu học hành, suốt ngày dắt chó chạy vô núi săn bắt thú nhỏ để ăn thịt rồi theo bọn lưu manh côn đồ đang có án tội đi trốn, để làm liên lạc tin tức trong chuyện bất lương, cướp của giết người.
Sau ngày giặc Cờ đỏ gồm thâu cả nước, Ba Dũng bỗng nhiên thành người hiền tài của triều đình. Chỉ có mấy năm mà từ một trung sĩ y tá trở thành một trung tá y sĩ rồi chẳng mấy chốc đã trở thành Tể tướng của một nước. Có người hiểu rõ căn nguyên bảo rằng đó là hột giống của tướng Chí Thanh đánh rơi trong lúc làm nhiệm vụ tuyển và đưa “đồng nữ” ra Bắc phục vụ hộ lý cho“Bác”. Trên đường vượt Trường Sơn lâu ngày, tướng Chí Thanh đã “hộ lý” trước “Bác” nên đã có những giọt máu rơi vãi dọc đường. Ngoài Ba Dũng ra còn có Chí Vịnh cũng là em cùng cha khác mẹ. Chí Vịnh cũng được “ơn trên” ưu tiên đặc cách vào chức vụ trọng yếu của triều đình nắm giữ ngành Đô sát, có quyền sinh sát trong tay. Cả hai anh em đều kề cận với con “Bác” là họ Nông ở trên tột đỉnh triều đình. Trứng rồng lại nở ra rồng. Con vua dù rơi rớt ở dưới cống vẫn cứ là vua.
Vừa nắm quyền tể tướng, Ba Dũng lập tức đem kinh nghiệm thuở nhỏ thường chơi với chó biết rõ đặc tính và công dụng của chó đem áp dụng vào cách trị dân bèn cho họp nội các lại phán rằng:
- Đám dân đen ngoan cố phản động cũng giống như là loại thỏ, chồn, mang, mển yếu đuối và hèn luôn nhát gan sợ chết mà thôi. Muốn tìm bắt, tiêu diệt tận hang ổ của chúng, không gì hơn là dùng chó để săn đuổi.
Phán xong, Dũng ra chỉ thị cho bộ hạ tuyển chọn người có khả năng huấn luyên chó để thành lập Bộ Chó. (Nói dễ nghe một chút là Bộ Khuyển) Rất đông đảo người và chó được tuyển dụng. Bộ Khuyển được ưu đãi đặc biệt về quyền lợi còn hơn cả Bộ Nhân mấy bậc.
Nhắc lại, ngay từ đầu lúc thành lập triều đình An Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chế độ “chuyên chính vô sản” này cũng đã dùng chó săn trong việc lùng bắt giới nho sĩ và những kẻ đi “chệch hướng” với đảng rồi, nhưng chỉ kín đáo trong bóng tối thôi.
Từ đó, trong dân chúng ai có chó tốt, chó hung dữ, chó săn, chó đánh mùi, chó ngao, cả chó lác, chó má cũng đều đem cung hiến để lãnh thưởng. Có cả người không có chó cũng tình nguyện làm chó săn để phục vụ triều đình nữa.
Chó được phân chia ra làm nhiều loại, đặt tên y như người như: Chó Giao thông, Chó Cơ động, Chó Phòng cháy, Chó an ninh … Mỗi thứ chó mặc sắc phục khác nhau. Có chó mặc áo vàng, có chó mặc áo xanh …và có loại chó không mặc sắc phục để lẫn lộn trong dân để đánh hơi cho dễ. Mỗi loại tùy chức năng khác nhau để ban bỗng lộc và công việc.
Ví dụ như:
Chó có tiếng sủa bậy, sủa lâu không khản tiếng, khàn hơi, cho điều sang ngành truyền thông để làm báo và truyền hình. Ưu tiên cung ứng đầy đủ cho báo Hà Nội Mới, báo Công An Nhân dân, Công An thành phố và đài tuyền hình VTV1.
Chó có khả năng đánh hơi từ xa được cho vào Bộ Thông tin Tuyên truyền giúp hai ông Ngưu Doãn sục sạo kẻ phản động trong “Lưới nhện toàn cầu”.
Chó có tài ngồi dai suốt ngày không mỏi mệt, không lơ là chểnh mảng công vụ thì cho ngồi canh gác trước cửa các nhà dân chủ, bất đồng chính kiến.
Chó chuyên cắn trộm thì cho đi rông ngoài đường, “đón lỏng” đám người “hay có ý kiến ý cò” với triều đình để đớp vài phát vào mông cho chừa cái tật lắm mồm.
Chó có tài sủa hùa thì cho đi theo các quan lớn trong triều, mỗi bầy dăm con, để sủa hùa theo lời quan mỗi khi phán ra cho có khí thế.
Chó săn loại bẹc giê chuyên chăn cừu trên đồng cỏ thì dành cho nghiệp vụ chống biểu tình, trợ lực Nhân Khuyển trong việc đàn áp đám văn nghệ sĩ và sinh viên học sinh xuống đường.
Chó ngao là loài thính mũi đặc biệt được ngầm phái đi sâu, luồn xa vào quần chúng để ngửi ra bọn “diễn tiến hòa bình” và “hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Còn các thứ chó má, chó lác, chó ghẻ được xếp chung vào hạng thứ bét là loài cẩu trệ thì cho đi ngậm phân tươi có trộn dầu nhớt, mắm tôm, đêm đêm đem bỏ trước cửa nhà những người tranh đấu bằng ngòi viết. Vân vân và vân vân.
Kể từ khi Tể tướng Dũng cho thành lập Bộ Khuyển và đích thân chỉ huy, thì đám quân chó cậy có chủ lớn bao che đã làm lắm điều lộng hành, ngang ngược. Chúng muốn cắn, muốn xé ai đều tùy tiện. Có lúc cắn chết cả người. Dân chúng bị chúng ức hiếp cắn càn, lắm khi đang ngồi ăn trong nhà cũng bị chúng xông vào cướp lấy thức ăn … có đưa đơn khiếu kiện nhưng đều vô ích. Chủ của chúng luôn bênh chúng và vất đơn vào giỏ rác.
Người dân vừa bị chó quấy nhiễu lại vừa đóng thuế nặng cho triều đình có đủ tiền để nuôi chúng cho béo nên lòng oán hận ngút trời.
Nhưng oán hận nhiều nhất vẫn là binh lính. Khi chinh chiến thì lính chịu khổ, chịu chết, chó vẫn ung dung ở đàng sau an lành. Trận chiến ở biên giới phía Bắc chống quân bành trướng Bắc kinh, lính chết cả vạn, chó vẫn không sướt da một con. Trận chiến “vì quốc tế vô sản” ở Cam Bố Điạ, lính lại chết hơn vạn nữa, chó vẫn không rụng một cọng lông. Nhưng chó vẫn cứ được biệt đãi vì chó bảo vệ được ngai vàng của triều đình.
Quân bành trướng Bắc kinh vẫn luôn luôn thèm muốn giang sơn nước An Nam nên nhiều lấn tìm cách xâm lấn bờ cõi.
Trong trận chiến biên giới năm Kỷ Mùi và trận hải chiến Hoàng Sa năm Mậu Thìn binh lính vì phẫn hận triều đình đối xử tệ bạc với mình, chỉ chăm lo cho chó nên không có lòng đánh giặc khi thấy giặc vừa tràn tới đã bỏ chạy. Hai lần thua to vua tôi đều run sợ.
Triều đình Hồ muốn giữ vững ngai vàng muôn năm nên xin dâng đất cầu hòa, đã phải cắt đất biên giới từ ải Nam Quan cho đến thác Bản Giốc, ngoài biển thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dâng cho Tàu để tránh khỏi bị hỏi tội.
Được đàng chân lân đàng đầu, Bắc kinh nhận thấy triều đình An Nam toàn là bọn hèn nhát, ngu dốt lại quá tham lam chỉ lo vơ vét tài sản và sẵn sàng “bán nước cầu vinh” nên muốn xâm lấn thêm bờ cõi. Bọn chúng cho phát họa một trận chiến qui mô đầy đủ chi tiết hải lục không quân và bộ binh sẽ tấn công An Nam bất ngờ để dạy “bài học thứ hai” nếu An Nam tráo trở, không trung thành với Đại Hán, với khẩu hiệu “một trận chiến là yên” rồi thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thông toàn cầu.
Triều đình Bắc Bộ phủ được tin giật mình kinh sợ lập tức ra lịnh bắt lính để chuẩn bị đi đánh giặc. Dân nước An Nam bỏ trốn, không ai chịu ra lính.
Tể tướng Dũng sai quan phụ trách Bộ Khuyển đi bắt. Trong một lúc bắt được hơn trăm người đem về tra hỏi:
- Vì cớ gì mà các ngươi trốn lính?
Dân đáp:
- Ngài Tể tướng chỉ cần dùng một giống vật cũng đủ đánh nổi quân bành trướng, cần gì dùng đến lũ chúng tôi.
- Vật gì mà đánh nổi được quân giặc?
- Chó săn!
- Chó săn thì đánh giặc thế nào được?
- Chó săn đã không đánh giặc được là loài vô dụng, nay Tể tướng bỏ người hữu dụng mà nuôi dưỡng loài vô dụng, bởi thế dân chúng tôi không phục. Tể tướng có thể bỏ tù chúng tôi chứ chúng tôi nhất định không ra lính.
Tể tướng Dũng bí quá, cùng triều đình họp nhau thương nghị. Hoàng đế Nông Đức Mạnh vốn là con rơi của Hồ Chí Minh, rất ngu si và bạc nhược nhưng lại hám quyền, ngồi làm vì trong tám năm mà nói được mỗi một câu “Bỏ điều bốn là tự sát”, chỉ biết run sợ chứ không nghĩ ra được kế sách nào. Tả vương Nguyễn Minh Triết lại càng tệ hại hơn nữa, vừa ngu vừa bần, khi chu du sang nước Huê Kỳ để chiêu dụ bọn tư bản đổ tiền sang An Nam làm ăn lại mở miệng khoe con gái nước mình vừa rẻ vừa ngon, làm cho dân An Nam tị nạn ở đó xấu hổ, nhục nhã tím cả mặt, ngồi thừ mặt ra hồi lâu mới nói “các đồng chí muốn sao thì tui nhất trí làm vậy”.
Ba Dũng tuy là dân du kích, ít học nhưng tính tình nóng nảy, bộc trực, thấy hai thằng “ngợm” đến giờ phút lâm nguy, thập tử nhất sinh như vậy mà không làm được cái đếch gì bèn nổi giận, sẵn giọng to tiếng:
- Lâu này bọn Tàu khựa vẫn lăm le đòi đất Tây nguyên, nay trước tình hình nguy ngập lửa cháy đến trôn rồi, tui muốn dâng cho chúng bốn tỉnh Tây nguyên là yên bốn cõi, các đồng chí có “quyết” không?
Hai Ngài Mạnh và Triết như đang chết đuối giữa dòng, nghe Ba Dũng đưa ra “sáng kế” cứu tinh như vậy cả hai mừng quá lật đật đưa cả hai tay lên trời miệng hô to:
Quyết! Tui quyết! Thủ Dũng muôn năm! Đồng chí Dũng muôn năm!
Ngày Kỷ Hợi, tháng Canh Tuất, năm Đinh Hợi, Thủ Dũng ký Quyết định số 167 dâng bốn tỉnh Tây nguyên cho Trung Quốc nói thác ra là hai nước Việt –Trung hợp tác khai thác nhôm và tuyên bố rằng đó là “chủ trương lớn của đảng và Nhà nước”.
Cựu đại thần là tướng Giáp đã 99 tuổi, gần đất xa trời, nghe tin vội vàng dâng sớ can ngăn, phân tích rằng đó là vị trí chiến lược tối quan trọng, Tàu chiếm được hành lang Tây nguyên thì coi như là đã chiếm được nước An Nam rồi. Thêm mười nhà khoa học, bác học, học sĩ đều dâng sớ kể rõ mọi sự nguy hại về lâu dài của môi trường sinh thái, dân cư, văn hóa … dưới hạ nguồn sông Cửu Long sẽ bị hủy diệt vì chất độc do khai thác quặng mỏ Bô xít sinh ra, lợi bất cập hại.
Tất cả những bản điều trần can ngăn đó đều bị triều đình Hồ bỏ ngoài tai vì nó có đúng mấy đi nữa cũng không giúp ích trong việc giữ được ngai báu cho mình. Thà mất nước còn hơn mất đảng.
Trung Quốc lấy được Tây Nguyên mà không tốn một giọt máu, một mũi tên, viên đạn, lấy làm mừng rỡ, cho đó thắng lợi lớn nhất từ xưa đến nay bèn đặt tiệc lớn ăn mừng, mời toàn bộ các quan An Nam đến để khao thưởng.
Bộ ba Nông, Triết, Dũng cùng khúm núm trước bệ rồng tung hô vạn tuế Thiên triều, xong đọc lời chúc mừng Đại Hán đã thành công trong việc mở mang bờ cõi.
Hoàng đế Hồ Cẩm Đào mặt rồng hớn hở, rất đẹp dạ, hài lòng, đích thân ban cho “tứ hảo”: láng giềng tốt - bạn bè tốt - đồng chí tốt - đối tác tốt.Vua tôi Bắc Bộ phủ cùng bái lậy tạ ơn rồi cùng nhau trống rung cờ phất, tấu nhạc inh ỏi, cung thỉnh “bảng hạnh kiểm” về nước. Đoạn ra lệnh cho nhân dân tổ chức ăn mừng thắng lợi, nhà nhà phải treo cờ và đốt trầm hương thơm để tỏ lòng tôn kính biết ơn Thiên triều. Lại thêm: Ai trái lệnh hoặc phát ngôn bừa bãi sẽ bị nghiêm trị theo luật hình.
Trung Quốc ngay sau đó đã hối hả đem nhân công hơn sáu vạn vào đất Tây Nguyên lập thành làng xóm để ở và tàn phá hết tất cả rừng cà phê và trà của dân An Nam để khai thác quặng bô xít.
Kể từ đó, nước An Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc hoàn toàn.
Nền an ninh quốc gia luôn bị đe dọa bởi quân bành trướng Bắc kinh. Phía Bắc giáp biên giới, quân Tàu rãi dài suốt bảy tỉnh, tất cả cao điểm đều bị quân Tàu chiếm đóng. Ngoài biển Đông, trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cờ Trung Quốc bay phấp phới trên các công sự chiến đấu được xây cất kiên cố, tàu chiến Trung Quốc thường trực tuần tra. Trên Tây nguyên, quân Trung Quốc giả dạng thường dân đi khai thác mỏ. Chỉ cần có lệnh tác chiến là sáu vạn dân công sẽ trở thành sáu vạn binh lính thiện chiến.
An Nam ở vào thế ba gọng kìm vây hãm như vậy chỉ sớm muộn đưa tay chịu trói.
Lá đại kỳ đỏ của Trung Quốc vừa mới thêm một ngôi sao vàng nhỏ nữa bao quanh ngôi sao lớn. Ngôi sao nhỏ đó sẽ tượng trưng cho một chư hầu mới đang thần phục. Tuy Trung Quốc Đại Hán không nói rõ chư hầu đó là nước nào, nhưng dân An Nam đều đau đớn nhục nhã, ngậm đắng nuốt cay, hiểu được rằng nước An Nam lại một lần nữa bị con cháu họ Hồ Quí Ly thứ hai “mãi quốc cầu vinh”, cam tâm quì gối, cúi đầu làm nộ lệ cho ngoại bang.
An Nam lại bị Bắc thuộc một lần nữa, lần thứ năm. Sinh linh An Nam lại đồ thán.
Từ đó những tổ chức phục quốc trong và ngoài nước của người An Nam yêu nước lại nổi lên khắp nơi để đánh đuổi quân ngoại xâm.
Nước An Nam lại bắt đầu trường kỳ kháng chiến gian khổ của trăm năm trước.
Người đời nay đọc đến đoạn này vừa cảm thán cho dân tộc điêu linh vừa căm tức cho lũ Việt gian cõng rắn cắn gà nhà, trợn mắt, bậm môi, nghiến răng bình rằng:
Vệ Ý công nước Vệ vì mê chơi chim hạc đến nỗi giang sơn bị quân Bắc Địch xâm lăng giày xéo nhưng giờ phút chót cũng còn biết lắng nghe lời dân mà tỉnh ngộ, đuổi hết chim hạc đi, rồi đem thân mình ra trận liều chết với quân giặc để tạ tội với muôn dân. Hành động và nhân cách của Vệ Ý công vẫn đáng được cho người đời sau ngưỡng mộ.
So với bọn vua quan triều đình họ Hồ nước An Nam lúc nắm quyền bính chỉ biết hà hiếp dân, tham lam vơ vét của cải cho đầy túi tham, lúc giặc vây ba bề, bốn phía đã không chịu nghe lời của dân mà lại ôm chặt lấy bầy chó săn cốt chỉ để bảo vệ ngai vàng, cuối cùng đám chó săn cũng không giúp được gì đành phải đem đất nước dâng cho giặc để cầu an bản thân thì nhân cách bọn chúng thua xa Vệ Ý công lắm lắm. Bọn phản quốc này đáng tội chém ngang lưng cả chín họ và ghi vào sử sách để cho người đời phỉ nhổ muôn đời.
Nguyễn Thanh Ty
No comments:
Post a Comment