Friday, July 10, 2009

Siêu Gián Điệp “Mỹ Nhân Kế”

Source: Lượm trên NET

Tứ đại mỹ nhân của nước Tàu, Tây Thi,
Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền,
Dương Quý Phi
Đọc chuyện đời xưa để suy gẫm việc một số uỷ viên Trung Ương Đảng Việt Cộng bị TC gài độ mỹ nữ. Bị thâu hình và quay phim, để bây giờ phải riu ríu nghe lời quan thầy Bắc Kinh.

Tây Thi đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của nước Tàu, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi.

Đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân, Tây Thi là nữ gián điệp tình dục đầu tiên và nổi tiếng nhất trong lịch sử Nước Tàu, được Việt Vương Câu Tiễn đánh sang nước Ngô nhằm mê hoặc Ngô Vương Phù Sai ... Kết quả, Phù Sai mất nước, phải tự sát. Tây Thi hoàn thành sứ mệnh, vẻ vang trở về cố quốc.

Năm 494 trước Công Nguyên, nước Việt (ngày nay là Thượng Hải, Bắc Chiết Giang và Nam Giang Tô) bị nước Ngô đánh bại, phải cầu hòa. Việt Vương Câu Tiễn phải sang nước Ngô làm con tin trong 3 năm. Nhẫn nhịn chịu nhục, Việt Vương Câu Tiễn tìm mọi cách lấy lòng Ngô Vương Phù Sai.

Chuyện kể rằng một lần Ngô Vương Phù Sai bị bệnh, Việt Vương Câu Tiễn đến thăm, không ngần ngại nếm phân và nước tiểu của Ngô Vương Phù Sai. Thất kinh, Ngô Vương Phù Sai tròn mắt hỏi Việt Vương Câu Tiễn sao lại làm thế ... Việt Vương Câu Tiễn đã trả lời rằng: “Thần nếm phân và nước tiểu là có thể đoán được bệnh tình. Nếu có vị ngọt, tức là bệnh tình nặng lên. Nếu có vị đắng, tức là bệnh tình đang thuyên giảm. Phân và nước tiểu của bệ hạ có vị đắng, chắc chắn bệ hạ sắp khỏi”.

Cảm thấy kỳ quái, Ngô Vương Phù Sai muốn khảo nghiệm liền bảo một hoàng tử nếm thử phân và nước tiểu. Thấy hoàng tử nhăn mặt, Ngô Vương Phù Sai than rằng: “Thân như cha con mà cũng không bằng tình của Câu Tiễn”, từ đó càng tín nhiệm Câu Tiễn, không lâu sau thì thả Câu Tiễn về nước ...

Trở về cố quốc, bề ngoài Việt Vương Câu Tiễn giả vờ tuân phục, đều đặn triều cống, nhưng bên trong vẫn nuôi chí phục thù, trọng dụng 2 đại thần là Phạm Lãi và Văn Chủng, cùng bàn kế tiêu diệt nước Ngô, bí mật luyện tập quân đội, tích trữ quân lương, đoàn kết dân chúng. Văn Chủng còn đưa ra 9 kế sách diệt Ngô, trong đó có việc nắm chắc nhược điểm của Ngô Vương Phù Sai là hoang dâm, hiếu sắc.

Để làm việc này, Việt Vương Câu Tiễn đã phải cất công cử người tìm mỹ nữ trong cả nước. Tây Thi là người con gái đẹp nhất trong số mỹ nữ mà Việt Vương Câu Tiễn triều cống sang nước Ngô. Tương truyền, Tây Thi đẹp đến nỗi khi nàng nhăn mặt, đàn ông vẫn như bị hút hồn. Không chỉ vậy, sắc đẹp của nàng còn khiến những đàn cá nhìn thấy bóng nàng soi xuống mặt sông say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Chính tích “Tây Thi trầm ngư” bắt nguồn từ việc này.

Ở nước Ngô, Tây Thi tìm mọi cách lôi kéo Ngô Vương Phù Sai bỏ bê chính sự, hưởng lạc. Ngô Vương Phù Sai chẳng thể cưỡng lại sự quyến rũ của người đẹp, ngày đêm chỉ nghĩ tới việc làm người đẹp thỏa mãn. Những lầu, những đài liên tục được dựng lên, không chỉ ngốn mất của ngân khố bộn tiền mà còn khiến nhân dân cực khổ trăm bề.

Trung thần nước Ngô là Ngũ Tử Tư liên tục can gián, nhưng Ngô Vương Phù Sai đều bỏ ngoài tai, thậm chí còn buộc Ngũ Tử Tư phải tự sát. Trước khi chết, Ngũ Tử Tư yêu cầu được treo đầu ở cổng thành để có thể nhìn quân nước Việt tiến đánh, tiêu diệt nước Ngô như thế nào.

Lời nói của Ngũ Tử Tư quả nhiên ứng nghiệm. Năm 473 trước Công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn xuất binh đánh nước Ngô. Ngô Vương Phù Sai thất bại, cầu hòa. Việt Vương Câu Tiễn không chấp nhận. Ngô Vương Phù Sai đành phải tự sát. Trước lúc lâm chung, Ngô Vương Phù Sai dặn những người xung quanh rằng: “Sau khi ta chết hãy lấy một tấm khăn phủ lên mặt ta bởi khi xuống dưới suối vàng, ta chẳng còn mặt mũi nào nhìn Ngũ Tử Tư nữa”.

Nước Ngô bị tiêu diệt, Tây Thi hoàn thành sứ mệnh của một nữ nhi yếm thắm đối với Tổ quốc, vẻ vang trở về nước Việt. Tuy nhiên, sau khi Tây Thi trở về nước Việt, số phận ra sao, hiện vẫn chưa có được sự thống nhất. Có người bảo Tây Thi và Phạm Lãi đã về quê sống ẩn dật. Tây Thi vốn là tình nhân của Phạm Lãi, nhưng vì nghiệp lớn cứu quốc đã hi sinh tình yêu và tuổi thanh xuân. Nước Ngô không còn, hai người có cơ hội gần nhau.

Phạm Lãi đã nói với Tây Thi rằng: “Câu Tiễn, con người này có thể chung hoạn nạn, nhưng không thể cùng hưởng sự an lạc. Khi thỏ chết, người ta cũng giết chó săn. Chúng ta không thể ngồi đó đợi nguy hiểm, chi bằng hãy cùng nhau cao chạy xa bay”. Hai người, sau đó đã lên thuyền ngao du thỏa chí thuyền quyên. Tương truyền, Phạm Lãi sau này chuyển sang làm ăn buôn bán và phát tài lớn, Tây Thi trở thành một “phu nhân” giàu có.

Cũng có người nói rằng, Tây Thi về nước Việt hôm trước, tối hôm sau đã bị Việt Vương Câu Tiễn gọi vào cung “hầu vua ngủ”. Việt Vương Câu Tiễn nói với Tây Thi rằng: “Phù Sai thỏa thê với nàng, tại sao ta lại không được nhỉ?” ...

Tây Thi, cuối cùng, vẫn là một công cụ thỏa mãn nhục dục ... Nhưng việc Tây Thi ở bên Việt Vương Câu Tiễn đã bị hoàng hậu coi là một mối họa không thể để lâu. Bà ta đã gọi Tây Thi đến, sai người dìm chết.

Vài sự kiện dẫn đến CSVN bán nước

Sau vụ CSVN bán nước cho TC, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy. Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và Bí Mật Đã Được Bật Mí và sau đây là những diễn biến về cuộc Bán Nước như sau:

1. Lê Khả Phiêu bị TC gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm TC năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần TC gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 01/1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30/12/1999.

2. Ngày 31/12/1999 phái đoàn TC cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất.

3. Ngày 25/12/2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang TC, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất. TC nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tầng Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan .

4. Bộ Trưởng TC Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viếng thăm nước nầy. Ngày 26/07/2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 0647 giờ sang Thái Lan gặp Bộ Trưởng Ngoại giao TC tại khách sạn Shangri-Hotel Bangkok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Viet Nam cắt 24 ngàn Km2 vùng biển cho TQ. Ngày 28/07 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.

5. Sau 2 tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26/09/2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoan mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen đảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi đêm sang TC vào tháng 04/2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nồng Đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư đảng CSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị TC 'đòi nợ cũ'. Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc ... Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói : TC đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh ... nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị 'chích thuốc'. Khải cuối đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh vì không nghe lời đàn anh ...

6. Vào ngày 24/12/2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến TC gặp tình báo của TC là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao TC. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam).. Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt 'Beibu Bay' đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6 % của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam. Kết Quả cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56 % Vịnh Bắc Việt và mất đi 16 ngàn sq Km vùng vịnh cho TC.

7. Ngày 25/12/2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo TC. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho TC được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ usd được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. Đảng CSTQ chỉ thị cho đảng CSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001.

8. Ngày 26/12/2000 vào lúc 1400 giờ, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân (QTNN). Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16 ngàn km2 vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn đảng CSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện TC đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên TC dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng ... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh ! Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongj. Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.

9. Ngày 26/02/2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang TC để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn TC đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỷ usd.

No comments:

Post a Comment