Nguyễn Ðạt Thịnh |
“Bắt khẩn cấp” cũng là một cụm từ của Việt Cộng tôi mới được nghe lần thứ nhất khi chúng loan tin “bắt khẩn cấp” luật sư Lê Công Ðịnh. Tôi đề nghị chúng đừng “bắt từ từ” mà cũng phải bắt khẩn cấp giáo sư Phan Huy Lê vì ông này “chửi” bọn đầu xỏ Việt Cộng quá nặng.
Ông Lê viết, “Quan lại tham nhũng là giặc, là sâu mọt của dân” và “Nạn giặc giã, cướp bóc cũng từ đó mà sinh ra” và “chống tham nhũng như chống giặc là mệnh lệnh, là lương tâm của người đứng đầu bộ máy nhà nước. Đây thực sự là bước tiến lớn, một quan điểm đúng đắn để xây dựng một nhà nước hùng mạnh”. Ông Lê còn viết, “không thể để giặc ngoài thôn tính, phá hoại quốc gia thì cũng không thể để giặc “tham nhũng” hủy hoại và tàn phá quốc gia. Điều kiên tiên quyết tiếp theo phải là biện pháp thực hiện.”
Sở dĩ ông Lê không bị Việt Cộng bắt là nhờ ông biết che dù: ông đem vua Minh Mạng ra đỡ, ông nói ông không nói, chính vua Minh Mạng nói, ông chỉ ghi lại.
Nhưng trước khi vua Minh Mạng được nói trong bài của ông Lê thì VietnamNet nói là “Ở Úc, cảnh sát bắt đầu một cuộc điều tra quy mô, liên quan đến cáo buộc “công ty Securency của họ đã chi tiền hoa hồng cho một đại lý ở Việt Nam”. Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Việt Nam hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Huỳnh Ngọc Sỹ về hành vi “cho thuê nhà” thay vì “nhận hối lộ”. Như vậy, vụ án của PCI không những chưa kết thúc mà còn đặt ra nhiều thách thức.
Huỳnh Ngọc Sỹ là quan chức đầu tiên bị bắt giam và PCI là vụ án đầu tiên được khởi tố kể từ khi có những dấu hiệu tham nhũng liên quan tới các quan chức Việt Nam được cảnh sát nước ngoài phát hiện. Năm 2006, Thuỵ Sĩ tìm ra dấu hiệu Siemens chuyển hơn 5 tỉ đồng vào một tài khoản ở Singapore của một người được nói là “quan chức Việt Nam”. Năm 2008, ba Việt kiều ở Mỹ bị truy tố vì “hối lộ 150 ngàn đôla để bán được các thiết bị cho một dự án ở Vũng Tàu”. Từ đó đến nay, không hề có bất cứ thông tin nào từ cơ quan điều tra Việt Nam về hai vụ án có dấu hiệu liên quan đến tham nhũng ấy.
Rất có thể là cơ quan điều tra đã không thể thu thập đủ chứng cứ “theo pháp luật Việt Nam”. Dân chúng không thể đòi hỏi một “Nhà nước pháp quyền” bỏ tù ai đó mà không đảm bảo về bằng chứng. Tuy nhiên, khi có những vụ việc mà cảnh sát nước ngoài có thể tìm được những bằng chứng hiển nhiên mà cảnh sát Việt Nam bó tay thì dân chúng không thể không bày tỏ mong muốn Nhà nước nỗ lực nhiều hơn nữa.
Tham nhũng không chỉ tạo ra hình ảnh xấu cho quốc gia, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh cho nền kinh tế mà, tại hội nghị Trung ương 3, tháng 7.2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh còn cho rằng: “Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ”.
Vụ “Lê Công Định” cho thấy, cơ quan an ninh Việt Nam có đủ năng lực để phát hiện từ trong trứng nước các hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam, không chỉ xảy ra ở trong nước mà ở bất cứ chỗ nào bên ngoài biên giới. Lực lượng an ninh, trước “nguy cơ” mà Tổng bí thư Nông Đức Mạnh chỉ ra, nên được huy động sức mạnh cho cả mục tiêu chống tham nhũng, trong những lĩnh vực mà cảnh sát không đặt chân tới được. Khi có những thương vụ lớn, sử dụng nguồn ngân sách quốc gia, lực lượng an ninh hoàn toàn có thể nhắm sự “quan tâm đặc biệt” vào các nhân vật có liên quan: các mối liên hệ; những tài khoản cá nhân; những căn nhà họ mua ở nước ngoài; ai trả cho những chuyến du lịch, trước, trong và sau khi hợp đồng được ký…”
Nhiều độc giả có thể thắc mắc hỏi nguyên nhân nào khiến ông Lê và VietnamNet liều mạng nhắm mắt mó dái ngựa như vậy.
Trong nước đang có cơ hội thi đua viết kế hoạch chống tham nhũng; 3 cơ quan tổ chức cuộc thi này là Ngân Hàng Thế Giới, UNDP (United Nation Development Plan - Kế hoạch phát triển của Liên Hiệp Quốc), và sở Thanh Tra Việt Cộng.
Vỉ nhận tiền của hai cơ quan quốc tế, Việt Cộng không thể không cho sở Thanh Tra của chúng tham dự công cuộc bài trừ tham nhũng.
Hội đồng sẽ chọn 20 đề án có giá trị nhất để thử nghiệm; mỗi dự án được cấp 15,000 mỹ kim kinh phí thử nghiệm. Chỉ những dự án hội đủ 4 tiêu chuẩn sau đây mới được chọn: một là phải có tính cách sáng tạo, không lập lại những biện pháp đã có sẵn; hai là dự án phài khả thi, không viển vông, ảo tuởng; ba là giải pháp phải có tính cách bền vững, làm sạch guồng máy cai trị của Việt Cộng lâu dài, chứ không chỉ sạch vài tháng biểu diễn rồi đâu lại vào đó; và bốn là phải có tính cách nhân rộng, nghĩa là giải pháp có thể thực hiện ở mọi làng, mọi tỉnh, mọi cơ quan, công sở.
Ðọc xong 4 điều kiện của những giải pháp được chấm tôi bật cười vì cái ngây thơ của mấy bác Liên Hiệp Quốc; chỉ cần viết lên nhũng sự thật tầm thuòng nhất như giáo sư Phan Huy Lê viết như: cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan, hoặc, nhà dột từ nóc dột xuống, … mà cũng đã có thể đủ để bị bắt khẩn cấp rồi thì làm gì có biện pháp nào có tính cách “khả thi”.
Tôi xin dự thi với giải pháp đơn giản nhất: trả lá phiếu lại cho cử tri là giải quyết 95% nạn tham nhũng; 5% còn lại không giải quyết được là những vụ đánh cắp tiền của ngân sách mua vé máy bay trốn đi thăm mèo của ông Thống Ðốc S. Carolina.
Nhưng giải pháp tôi đề nghị cũng lại bất khả thi vì bầu cử tự do là chống cộng, và chống cộng là đụng đến Hiến Pháp điều 4 của Vẹm.
Nguyễn Ðạt Thịnh
No comments:
Post a Comment