Friday, July 17, 2009

Một Trung Cộng ngạo mạn trịch thượng - Lê Minh

Lê Minh

Mới đây một viên chức của Tòa Lãnh sự Trung Cộng tại Melbourne đã điện thoại cho ông Richard Moore là Giám đốc của Liên hoan Phim ảnh Quốc tế ở Melbourne (Melbourne Film Festival 2009) để yêu cầu ông không cho chiếu cuốn phim “The 10 Conditions of Love“ (xin tạm dịch là “10 điều kiện của tình yêu thương”) hoặc là phải đưa ra được lý do chính đáng cho việc chiếu cuốn phim này.
: “10 điều kiện của tình yêu thương”

Ông Richard Moore cho biết vào Thứ Sáu 10/07 vừa rồi, bà Chunmei Chen, một Tham tán Văn hoá mới nhận nhiệm sở tại Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Melbourne đã liện lạc với ông qua điện thoại. Để yêu cầu ông Moore hủy bỏ việc chiếu cuốn phim “The 10 Conditions of Love” tại Liên hoan Phim ảnh Quốc tế ở Melbourne, bà Chen đã dài dòng liệt kê ra một danh sách “tội ác” mà bà Rebiya Kardeer đã gây ra. Không thuyết phục được ông Moore bỏ ý định, bà Chen còn cao ngạo thách đố ông Moore đưa ra được những lý do thuyết phục cho việc trình chiếu cuốn phim này.

Nguyên văn lời thuật lại của Richard Moore, vị Giám đốc Liên Hoan Phim Melbourne, trên đài ABC Radio:

“Tôi nhận được một cú điện thoại với cái giọng the thé của bà Chen từ Lãnh sự Trung Quốc ở Melbourne. Bà ta bảo tôi phải, thứ nhất là hủy bỏ việc trình chiếu cuốn phim; Thứ hai là tôi phải chứng minh được việc làm của chúng tôi qua việc đưa cuốn phim vào trình chiếu”.
(“I got a call from a fairly strident Miss Chen at the Chinese consulate here in Melbourne who proceeded to tell me that I should a) withdraw the film from the festival and b) that I had to justify our action including the film in the festival program”)
    China demands film festival dump Uighur documentary
    Australian Broadcasting Corporation
    Broadcast: 15/07/2009
    Reporter: Mary Gearin

    The director of the Melbourne International Film Festival says he received a call last week from a Chinese consular official, demanding that he withdraw a documentary about prominent Uighur figurehead, Rebiya Kadeer. The violent riots in the far western province of Xinjiang have brought international attention to how china is dealing with long-simmering ethnic conflicts.
    Transcript:

    TICKY FULLERTON, PRESENTER: China is facing criticism on yet another front. The violent riots in the far western province of Xinjiang have brought international attention to how China is dealing with long-simmering ethnic conflicts.
    Now it seems China is trying to exert control over how these issues are being portrayed beyond its borders. The director of the Melbourne International Film Festival says he received a call last week from a Chinese consular official demanding that he withdraw a documentary about a prominent Uyghur figurehead, Rebiya Kadeer. It's a move that some believe will backfire.
    Mary Gearin reports.

    FILM VOICEOVER: This is Rebiya Kadeer. Once the richest woman in China, twice nominated for a Nobel Prize. She thinks somebody is trying to kill her.

    MARY GEARIN, REPORTER: There's plenty of implicit drama in "The 10 Conditions of Love", a documentary on Rebiya Kadeer, the woman who's rapidly becoming the most prominent figurehead of the Uyghur people's struggle against China. But right now the spotlight is focused behind the scenes.

    When Melbourne's International Film Festival organisers published their program last week they say they heard from a very early critic.
    RICHARD MOORE, DIRECTOR, MELBOURNE FILM FESTIVAL: I got a call from a fairly strident Miss Chen at the Chinese consulate here in Melbourne who proceeded to tell me that I should a) withdraw the film from the festival and b) that I had to justify our action including the film in the festival program.

    JEFF DANIELS, DOCUMENTARY MAKER: I wasn't surprised that the Chinese Government would have an issue with my film. I was surprised that they would demand that my film not be seen at the Melbourne International Film Festival.

    RICHARD MOORE: There is no way as an independent arts organisation that I was going to sanction that and we are going to continue to screen the film. And when I expressed this opinion, Miss Chen went on to continue, to list a sort of a litany of crimes committed by Rebiya Kadeer, which ranged from so-called tax evasion, to being a terrorist.

    MARY GEARIN: It was publicity the film festival could never have bought and the Chinese would never have wanted. Late today a brief statement was released, unsigned but from the Melbourne Chinese cultural office fax number. It didn't mention a phone call but it did name Rebiya Kadeer as having committed national security and major economic crimes and that, "facts have proven that the violent crime on July 5 in Urumqi was instigated, masterminded and directed by the world Uyghur congress, headed by Rebiya Kadeer."
    MAMTIMIN ALA, AUSTRALIAN UYGHUR ASSOCIATION: This Chinese Government is just trying to prevent Miss Rebiya Kadeer to come here to raise her voice, to tell us about the real nature of this protest and the suffering of Uyghurs in general.

    DR MICHAEL CLARKE, GRIFFITH ASIA INSTITUTE: In their attempts to vilify Rebiya Kadeer they're really putting her up on a pedestal - as this focus for Uyghur autonomy or independence movements.

    MARY GEARIN: Outside the consulate today there was tension as ABC cameras rolled from the street. The issue after all is a little sensitive.More than 140 people have been killed in the bloody riots in the last few weeks in China's far western province of Xinjiang, a serious escalation of the long-running tension between the local ethnic Uyghurs and Han Chinese.

    DR MICHAEL CLARKE: What is unusual about the latest series of riots and unrest is its ongoing nature. It seems to have a life of its own, where you have not only the initial riot by the Uyghurs but you have this sort of a spontaneous response by some of the Han Chinese residents of Urumqi seeking revenge against the Uyghurs for perpetrating the initial riots. And what's surprising is that the Chinese state hasn't been able to really put a firm lid on this.

    MARY GEARIN: Then comes a documentary from a young Australian filmmaker Jeff Daniels about the former millionaire business woman now in exile in the US.Rebiya Kadeer was once lauded by the Chinese Government as a symbol of the country's success but jailed in the late '90s, officially for terrorism. She and her supporters say for speaking out for her repressed people.She is a criminal in terms of the Chinese. She's officially broken parole conditions. Why shouldn't the Chinese Government have a say as to how she is portrayed?

    JEFF DANIELS: I believe they should. I welcome it. I've been trying to get their point of view for two-and-a-half years. I don't understand why they don't speak out publicly in a venue on news, on-camera to explain who Rebiya Kadeer is, why she is such a threat. I welcome that. Anything that would allow people to make up their own minds is exactly what a documentary film maker would like to see.

    MARY GEARIN: The Uyghurs push for independence has a long history but the region's value to the Chinese means there are high stakes at play.

    DR MICHAEL CLARKE: You have to remember Xinjiang is in a very strategic position. It borders with three of the central Asian Republic, shares a border with Afghanistan and also Pakistan, as well as Russia and Mongolia. And it also has a large mineral and oil resources - so China really sees Xinjiang, ultimately it can be an asset to the People's Republic.

    MARY GEARIN: The irony is, the more China criticises Rebiya Kadeer, the more it internationalises the issue and risks her gaining the popular appeal of other exiles like Tibet's Dalai Lama.

    DR MICHAEL CLARKE: They are almost creating Rebiya Kadeer as this figurehead for the Uyghurs which, previously they actually had not had one.

    JEFF DANIELS: The fact there was such tight control made - it swayed me towards the Uyghurs' point of view and made me want to hear their point of view more. Why was China so adamant in wanting in keeping the Uyghur s' voices down?

    MARY GEARIN: Among other things the documentary highlights the toll Rebiya Kadeer's political activity has had on her family. Four of her children are still imprisoned in China. But she won't be stopped. The 62-year-old plans to travel to Melbourne for the documentary screening in a few weeks.
“10 điều kiện của tình yêu thương” là cuốn phim như thế nào mà nhà nước Trung Cộng đặc biệt “quan tâm” đến như vậy?

Đó là một cuốn phim do nhà làm phim người Úc, Jeff Deniels thực hiện. Cuốn phim nói về bà Rebiya Kadeer, là lãnh tụ của tổ chức Tân Cương Hồi giáo World Uyghur Congress (WUC), năm nay 62 tuổi. Gần 20 năm trước bà đã là một doanh gia thành công và nổi tiếng, và trở thành người nữ triệu phú đầu tiên ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà còn giữ nhiều chức vụ nhà nước tại vùng lãnh thổ Tân Cương, thành viên của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Hoa, và năm 1995 được chính phủ Trung Quốc cử đi tham dự Hội nghị Phụ Nữ Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức

Sau khi chồng bà, một giáo sư, trở thành tù nhân chính trị thì bà cũng bắt đầu mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích nhà nước Trung Quốc về các chính sách đối với người Tân Cương. Năm 1999, bà bị bắt vì tội “tiết lộ bí mật nhà nước” và bị xử 8 năm tù.

Liên tiếp những năm sau đó, Hoa Kỳ cùng các nước Tây phương đã liên tục làm áp lực buộc Trung Quốc trả tự do cho bà. Tháng 3 năm 2005, bà được trả tự do và đi định cư tại Hoa Kỳ, đoàn tụ với chồng và 5 con. Bà Kadeer có tất cả 11 người con, nhưng hiện nay có đến 4 người con vẫn còn trong tù tại Trung Quốc.

Chính những điều mắt thấy tai nghe, và kinh nghiệm ở bản thân, đã thôi thúc bà phải đấu tranh cho quyền làm người của dân tộc ngay trên quê hương mình. Tuy bị dằn vặt với số phận của 4 người con còn lại trong nhà tù tại Trung Quốc, nhưng bà đã can đảm vượt qua tình yêu thương đối với các con mình để đặt tình yêu quê hương dân tộc lên trên hết, tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh. Đó cũng là một trong “10 điều kiện của tình yêu thương” mà bà phải cân nhắc và cũng là nội dung của cuốn phim này.

Bà trở thành một biểu tượng đấu tranh của người Hồi giáo Tân Cương, từng lãnh giải Nhân quyền Rafto, hai lần được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình, và đương nhiên bà là cái gai trong mắt của nhà nước Trung Cộng. Mới đây, chính phủ Trung Cộng đã vu cáo là bà đứng đằng sau vụ bạo loạn ở Tân Cương.

Có lẽ vì quen với cách hành xử độc tài và trịch thượng mà nhà nước Trung Cộng đã quên rằng các tổ chức như Liên hoan Phim ảnh Quốc tế ở Melbourne cũng chỉ là những tổ chức nghệ thuật tư nhân, hoạt động độc lập, không chịu bất cứ những áp lực chính trị nào từ chính phủ nước sở tại, cũng như quốc tế. Việc một Tham tán Văn hóa mới nhận nhiêm sở, lên tiếng thay cho nhà nước Trung Cộng, rõ ràng là một thông điệp mới mà Trung Cộng muốn gởi đến công chúng Úc cũng như quốc tế. Đây là một sự can thiệp thô bạo vào đời sống văn hóa của một quốc gia khác.

Tiến sĩ LLoyd, chủ tịch văn phòng Sydney của tổ chức PEN Quốc tế cho rằng việc nhà nước Trung Quốc toan tính kiểm duyệt việc trình chiếu phim ở Melbourne là điều đáng lo ngại và bà cũng “chúc mừng Ông Moore đã không ngã nghiêng trước áp lực này”.

Australian Writers Condemn China’s Censorship Attempt
Posted by C.A. Yeung on 16 July, 2009

The Sydney affiliate of International PEN issued a statement to condemn China’s latest attempt to force the organiser of the Melbourne Film Festival to remove The Ten Conditions of Love from its 2009 program. Sydney PEN also appealed for the imminent release of Chinese PEN member Liu Xiaobo and Uighur PEN centre member Iham Tohti. Liu Xiaobo has been formally arrested in June after in detention for more than six months and is now awaiting trial. Iham Tohti has disappeared and is believed to have been detained for blogging about the Urumqi riot.

Trailer of The Ten Conditions of Love

Sydney PEN’s statement reads:

Sydney PEN condemns censorship attempt; congratulates Melbourne Film Festival

Sydney PEN, the influential body of writers and readers devoted to freedom of expression, has congratulated the Melbourne International Film Festival for its firm stance against Chinese attempts to censor its 2009 festival program.

Melbourne International Film Festival director, Richard Moore, revealed this week how an official from the Chinese Consulate in Melbourne telephoned him, demanding he withdraw the documentary, The 10 Conditions of Love, from his festival this month. The film profiles the Uighur businesswoman and leader in exile, Rebiya Kadeer. The Chinese government describes Kadeer as a terrorist and blames her for instigating the deadly ethnic riots in Xinjiang this month.

Sydney PEN president, Virginia Lloyd, condemned the Chinese Consulate’s attempt to censor the festival. “We congratulate Mr Moore for holding firm against this objectionable pressure,” she said.

Dr Lloyd said China’s harsh stance on free speech in its own country was well documented, with 47 writers currently imprisoned there because of their writing and political views – more than any other country in the world. However, for Chinese diplomatic staff to demand censorship of free speech within Australia was a disturbing development, she said. Such attempts must be vigorously rejected.

Dr Lloyd said the attempt to censor the Melbourne screening of the documentary was of deep concern.

“In Australia we are extremely fortunate to enjoy a high degree of free expression. However, attempts are often made to curtail this, in overt and subtle ways. We must be vigilant against censorship in all its forms, and vocal in demanding that our freedom of expression be protected,” said Dr Lloyd.

“Working with our colleagues at International PEN, our members seek the release of many imprisoned Chinese writers. Currently these include the leading writer, dissident and literary critic, Liu Xiaobo, who after six months in detention without charge or trial was formally arrested in Beijing on June 23 and charged with ‘inciting subversion of state power’. Along with human rights organisations around the world, we are calling for Liu Xiaobo’s immediate release.”

PEN is also deeply concerned by the detention of Uighur writer, academic and member of the Uighur PEN Centre, Iham Tohti, who was reportedly arrested in Beijing on 6 July 2009. He had spoken out on the ethnic unrest which broke out in Urumqi on 5 July.

Mấy tuần qua người dân Úc cũng đã được thấy thái độ trịch thượng của Trung Cộng qua vụ việc bắt giam Stern Hu, một công dân Úc gốc Hoa, là Giám đốc văn phòng đại diện ở Thượng Hải của tập đoàn khoáng sản Rio Tinto cùng với 5 nhân viên khác. Những người này bị bắt vì tội hối lộ và “tiết lộ bí mật nhà nước” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà nước Trung Quốc. Điều đáng nói là cách hành xử của nhà nước Trung Cộng qua con đường ngoại giao rất tồi tệ, vì trong suốt thời gian giam giữ, các viên chức ngoại giao Úc chỉ được thăm viếng 1 lần, mà chính phủ Úc cũng không nhận được thêm tin tức gì về cáo trạng ngoài việc vào các trang mạng ở Trung Quốc để ... dò tin!

Mặc cho phía đối lập yêu cầu, mặc cho công chúng Úc lên tiếng, và gần đây là các viên chức chính phủ Úc, kể cả thủ tướng Kevin Rudd lên tiếng, nhưng Bắc Kinh vẫn im lặng một cách trịch thượng. Vì quá bực tức với thái độ này, hôm Thứ Tư vừa qua, thủ tướng Úc đã phát biểu rằng:

“Đương nhiên nước Úc có những quyền lợi sâu sắc trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng tôi cũng xin nhắc các bạn rằng, Trung Quốc cũng có những quyền lợi sâu sắc trong mối quan hệ với Úc và các đối tác thương mại khác trên khắp thế giới”.

(“Australia of course has significant economic interests with its relationship with China, but I also remind our Chinese friends that China too has significant economic interests at stake in its relationship with Australia and with its other commercial partners around the world”)

http://au.news.yahoo.com/a/-/latest/5727233/rudd-ups-the-ante-in-china-row/

Rudd ups the ante in China row
ABC July 15, 2009, 1:17 pm

Prime Minister Kevin Rudd has warned China the world will be watching how it handles the case of detained Rio Tinto executive Stern Hu.

Speaking in Sydney today, Mr Rudd said he wanted to remind China that its economic relationship with Australia is a two-way street.

Mr Hu, an Australian citizen, has been held in Shanghai for 10 days on suspicion of industrial espionage and bribing iron-ore company officials in China.

His detention comes amid tense negotiatons with Australia and China over iron-ore price negotiations.

It has has also sparked speculation that China is unhappy with Australia over the collapse of a deal between Rio Tinto and Chinese state-owned mining company Chinalco.

Chinese officials have refused to bow to repeated requests by the Government for more information regarding the allegations Mr Hu faces.

Mr Rudd said governments and corporations across the world would be taking a keen interest in the fate of Mr Hu.

"Australia of course has significant economic interests with its relationship with China, but I also remind our Chinese friends that China too has significant economic interests at stake in its relationship with Australia and with its other commercial partners around the world," he said.

"A range of foreign governments and corporations will be watching this case with interest and will be watching it very closely, and they will be drawing their own conclusions as to how it is conducted."

Mr Rudd also said that Australian officials in Beijing and Shanghai had made about 20 representations to Chinese officials to try and seek more information about the case.

But he reiterated that it was a complex case that would take "some time" to resolve saying that Australia's consular agreement with China over these matters is limiting the demands the Government can make.

He also hit back at Opposition claims that the Government has not been quick enough to act.

"We will not be distracted by glib suggestions that there is some sort of quick fix to a complex case such as this," he said.

Opposition Leader Malcolm Turnbull is unrelenting in his call for Mr Rudd to personally speak with the Chinese President about Mr Hu.

"I'm very concerned about the signal that Kevin Rudd is sending by not calling his counterpart," he said.

Mr Rudd has spent the past two days in Sydney in "extensive briefings" with Government officials over Mr Hu's case.

Last night he revealed that while in Italy last week he raised the matter with a Chinese Government minister.

Đáp lại những đòi hỏi chính đáng này, hôm nay Tân Cương, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ những than phiền của chính phủ Úc, và lớn lối cho rằng chính phủ Úc đã “làm ồn ào” (“making noise”) vụ việc.

http://au.news.yahoo.com/a/-/latest/5732120/stop-making-noise-china-gets-tough-on-hu/

'Stop making noise': China gets tough on Hu

ABC
July 17, 2009, 7:24 am

China's Government has dismissed Australia's complaints about the case of detained Rio Tinto executive Stern Hu as simply "making noise".

Speaking in Beijing, spokesman Qin Gang said criticism from Australia would not influence China's handling of the case, and also made comments which would again suggest that his Government has already determined that Mr Hu is guilty.

Mr Qin began last night's press conference on a philosophical note as he was asked for the latest on the detention of Mr Hu and three other Rio Tinto employees who are accused of industrial espionage.

He responded by wishing foreign companies great prosperity and said China wanted them to make a lot of money.

But he added: "I'd also like to quote a traditional Chinese saying which says; 'A man with noble characteristics who loves money should make it by honourable means'."

By "honourable means" Qin Gang said China requires companies to act in good faith and to have strong business ethics - that they should not behave "sneakily".

If that sounded like has already made up its mind that Mr Hu and the other Rio Tinto staff are guilty, he went on to make that point even more clearly.

"The actions of the Rio Tinto staff have caused losses to China's interests. I believe Stern Hu and Rio Tinto are fully aware of this," he said.

The Rio Tinto staff are reportedly accused of bribing local iron and steel industry personnel to get sensitive information relating to China's bottom line in iron ore price negotiations.

Some in Australia have criticised China for not charging the men, not informing Rio Tinto or the Australian Government what the allegations are, not allowing their families to see them, and for not allowing them access to a lawyer.

It seems China does not appreciate this criticism.

"I've noticed that, in Australia recently, some people have been making noise about this case. This is an interference in China's judicial sovereignty," said Mr Qin.

"It cannot change any of the objective facts, nor can it have any influence on our relevant Chinese authorities which are dealing with the case according to our law."

Mr Qin said that China attaches great importance to economic co-operation with Australia but he said that Beijing firmly opposes anyone deliberately stirring up this matter.

He said it would not be in Australia's interests to do so.

Đã không đáp ứng những đòi hỏi chính đáng trong cách hành xử ngoại giao, Tần Cương còn lớn lối “dạy” công chúng Úc rằng “Tôi thấy là gần đây ở Úc, có một số người đã làm ồn ào vụ việc này. Đây là một sự can thiệp vào hệ thống tư pháp của Trung Quốc. Làm như vậy cũng chẳng thay đổi được sự việc, mà cũng chẳng ảnh hưởng đến quyết đinh của các cơ quan công quyền xử lý vụ việc theo luật lệ của chúng tôi”.

Chưa hết, để trả đũa lời phát biểu của thủ tướng Úc cách đây vài hôm, Tần Cương còn thách thức rằng “Úc cũng chẳng có lợi lộc gì nếu làm ồn ào vụ việc”.

Đúng là những thái độ ngạo mạn trong cung cách hành xử ngoại giao và giao thiệp quốc tế.

Lê Minh
Úc Châu, ngày 17/07/2009


No comments:

Post a Comment