Trong bốn người liên quan tới việc xuất dương, chỉ có Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh ra đi năm 1911, là tự nhận mình tìm đường cứu nước. Trước đó, qua bộ máy tuyên truyền của đảng và chính Hồ viết sách để ca tụng và huyền thoại cuộc đời mình, làm cho nhiều người nhẹ dạ không muốn tin cũng phải gật đầu chấp nhận, vì biết đâu mà mò. Nhưng vào tháng 2-1983, hai sử gia VN, tiến sĩ Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu, đã công bố khắp thế giới, một tài liệu vô cùng quan trọng, tìm thấy tại văn khố Pháp duy nhất nói tới giai đoạn 1911 của Nguyễn Tất Thành.
Ðó là hai lá thư xin nhập học Trường Thuộc Ðịa (Ecole Coloniale) viết ngày 15-9-1911 và một lá viết tại New York ngày 15-12-1912 gởi Khâm sứ Trung Kỳ. Ðiều này chứng tỏ rằng Nguyễn Tất Thành, bỏ nước ra đi chỉ với mục đích tìm đường làm quan để giải quyết chuyện cơm ăn áo mặc của riêng mình, chứ không hề có ý định cứu nước giúp dân như Trần Dân Tiên từng viết sách ca tụng.
Ngoài ra những bí mật đã được bật mí, theo đó mới biết được gần suốt cuộc đời của Hồ, hầu như sống bằng nghề tình báo KGB, phục vụ cho quyền lợi của đệ tam quốc tế mà thôi. Nên người ngoài cũng không lấy làm lạ trước những sự kiện của đảng Cọng Sản Ðông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, địa vị của Hồ Chí Minh từ năm 1930 cho tới cuối năm 1944 trong đảng rất mù mịt, không chiếm được một ưu thế nào, vì Hồ thật sự đâu có làm gì. Cũng theo sử liệu, lãnh đạo đảng lúc đó là những tên tuổi Ðặng Xuân Khu, Nguyễn văn Cừ, Lê Ðức Thọ, Văn Tiến Dũng cho nên mãi tới hội nghị đảng lần thứ VIII, họ Hồ vẫn chưa có một danh vị đảng. Theo Lê Quảng Ba viết trong Hồi ký Ðầu Nguồn, tiếng nói của nhóm cán bộ lưu vong tại hang Pắc Pó trong thời gian 1941-1944, Hồ Chí Minh từ Nậm Quang chính thức dời về đóng trụ ở biên giới Hoa-Việt, để dạy lớp cán bộ. Lớp học kết thúc ngày 26-1-1941 nhưng đã bế tắc vì Hồ không đủ uy tín để tổ chức được một chiến khu nào tại miền xuôi. Bởi vậy mới thấy tới ngày 22-12-1944, Võ Nguyên Giáp mới lập được Ðội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, tại rừng Trần Hưng Ðạo, Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, chỉ được 34 người, hầu hết la dânợ Nùng, Thổ bản địa.
Nhưng Hồ là người may mắn, từ thuở nhỏ đã được các quí nhân tại Phan Thiết như Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang làm vang danh tại trường Dục Thanh. Sau đó qua Pháp, được Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền góp chữ và uy tín, đưa Bồi Ba, tức Nguyễn Tất Thành bước vào con đường chính trị, báo chí thế giới qua danh xưng của nhóm là Nguyễn Ái Quốc mà Hồ nhận riêng là của mình.
Ðó là hai lá thư xin nhập học Trường Thuộc Ðịa (Ecole Coloniale) viết ngày 15-9-1911 và một lá viết tại New York ngày 15-12-1912 gởi Khâm sứ Trung Kỳ. Ðiều này chứng tỏ rằng Nguyễn Tất Thành, bỏ nước ra đi chỉ với mục đích tìm đường làm quan để giải quyết chuyện cơm ăn áo mặc của riêng mình, chứ không hề có ý định cứu nước giúp dân như Trần Dân Tiên từng viết sách ca tụng.
Ngoài ra những bí mật đã được bật mí, theo đó mới biết được gần suốt cuộc đời của Hồ, hầu như sống bằng nghề tình báo KGB, phục vụ cho quyền lợi của đệ tam quốc tế mà thôi. Nên người ngoài cũng không lấy làm lạ trước những sự kiện của đảng Cọng Sản Ðông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, địa vị của Hồ Chí Minh từ năm 1930 cho tới cuối năm 1944 trong đảng rất mù mịt, không chiếm được một ưu thế nào, vì Hồ thật sự đâu có làm gì. Cũng theo sử liệu, lãnh đạo đảng lúc đó là những tên tuổi Ðặng Xuân Khu, Nguyễn văn Cừ, Lê Ðức Thọ, Văn Tiến Dũng cho nên mãi tới hội nghị đảng lần thứ VIII, họ Hồ vẫn chưa có một danh vị đảng. Theo Lê Quảng Ba viết trong Hồi ký Ðầu Nguồn, tiếng nói của nhóm cán bộ lưu vong tại hang Pắc Pó trong thời gian 1941-1944, Hồ Chí Minh từ Nậm Quang chính thức dời về đóng trụ ở biên giới Hoa-Việt, để dạy lớp cán bộ. Lớp học kết thúc ngày 26-1-1941 nhưng đã bế tắc vì Hồ không đủ uy tín để tổ chức được một chiến khu nào tại miền xuôi. Bởi vậy mới thấy tới ngày 22-12-1944, Võ Nguyên Giáp mới lập được Ðội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, tại rừng Trần Hưng Ðạo, Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, chỉ được 34 người, hầu hết la dânợ Nùng, Thổ bản địa.
Nhưng Hồ là người may mắn, từ thuở nhỏ đã được các quí nhân tại Phan Thiết như Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang làm vang danh tại trường Dục Thanh. Sau đó qua Pháp, được Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền góp chữ và uy tín, đưa Bồi Ba, tức Nguyễn Tất Thành bước vào con đường chính trị, báo chí thế giới qua danh xưng của nhóm là Nguyễn Ái Quốc mà Hồ nhận riêng là của mình.
Rồi từ hang Pắc Pó trở lại Tàu, may mắn bị quân Trung Hoa Quốc Gia bắt. Từ đó qua bảo đãm của Nguyễn Hải Thần cùng Vũ Hồng Khanh trong Việt Nam Quốc Dân Ðảng, với chủ tướng Trương Phát Khuê, họ Hồ chính thức sắm thêm vai gián điệp tình báo cho quân đội Ðồng Minh tại Ðệ Tứ Chiến Khu Hoa Nam, sau khi được trả tự do ngày 16-3-1945, theo như tài liệu của Michael Maclear viết trong ‘The Ten Thousand Day War Việt Nam (1945-1975), xuất bản tại New York năm 1981.
Cũng từ đó, qua vai trò điệp viên tình báo quốc tế thuộc các cơ quan KGB, Trung Cộng, Trung Hoa Dân Quốc, rồi do Charles Fenn giới thiệu, lại trở thành điệp viên chính thức của OSS tức là Office of Strategic Services, tiền thân của cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ ( CIA), làm việc dưới quyền Thiếu Tá Mỹ Archimedes Patti, đặc trách chiến trường Ðông Dương. Nhờ đó, Hồ bước qua hết các xác chết cản đường trong đảng, để mùa thu tháng chín 1945, nghênh ngang võng lọng về Hà Nội nhận chức và đọc diễn văn. Ðó là tất cả quá trình xuất dương cứu nước của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, một huyền thoại (?)mà bao chục năm qua, thiên hạ vẫn không ngớt viết, nói về cuộc đời của một tên quốc tặc ‘ trước sau, nhỏ lớn ‘ đã và đang cùng với đồng bọn ‘ rước voi Nga-Tàu ‘ về dầy xéo cướp chiếm công khai non nước Việt, mà hiện nay cả thế giới, ai cũng đều thấy rõ.
Từ câu chuyện nhục nhã trên, nhiều người đã thở dài khi nghĩ rằng, phải chi Nguyễn Tất Thành lúc đó, được thực dân Pháp nhận vào trường Thuộc Ðịa, thì với bản chất bất lương như vậy, cùng lắm Hồ chỉ là một tham quan Việt gian làm tay sai cho Pháp mà thôi. Nhờ đó đất nước và dân tộc Việt Nam ngày nay có thể đã thoát được nổi trường hận cùng khốn tận tuyệt dưới bàn tay tàn độc cũa một Hồ Chí Minh làm tay sai cho các thế lực quốc tế, từ Liên Xô, Trung Cộng, Pháp, Tàu Trắng và Hoa Kỳ. Năm 1932 danh xưng Nguyễn Ái Quốc được khai tử trong nhà tù Hồng Kông, để thay thế vào cái tên Hồ Chí Minh (với công luận : đó là một người Tàu được nhập vai HCN thật đã chết) . Chuyện thật giả, đúng sai cho tới giờ này chỉ có trời mới biết, chứ mặt thật thì ai cũng chỉ dựa vào sách báo để ghi lại mà thôi.
Cũng từ đó, qua vai trò điệp viên tình báo quốc tế thuộc các cơ quan KGB, Trung Cộng, Trung Hoa Dân Quốc, rồi do Charles Fenn giới thiệu, lại trở thành điệp viên chính thức của OSS tức là Office of Strategic Services, tiền thân của cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ ( CIA), làm việc dưới quyền Thiếu Tá Mỹ Archimedes Patti, đặc trách chiến trường Ðông Dương. Nhờ đó, Hồ bước qua hết các xác chết cản đường trong đảng, để mùa thu tháng chín 1945, nghênh ngang võng lọng về Hà Nội nhận chức và đọc diễn văn. Ðó là tất cả quá trình xuất dương cứu nước của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, một huyền thoại (?)mà bao chục năm qua, thiên hạ vẫn không ngớt viết, nói về cuộc đời của một tên quốc tặc ‘ trước sau, nhỏ lớn ‘ đã và đang cùng với đồng bọn ‘ rước voi Nga-Tàu ‘ về dầy xéo cướp chiếm công khai non nước Việt, mà hiện nay cả thế giới, ai cũng đều thấy rõ.
Từ câu chuyện nhục nhã trên, nhiều người đã thở dài khi nghĩ rằng, phải chi Nguyễn Tất Thành lúc đó, được thực dân Pháp nhận vào trường Thuộc Ðịa, thì với bản chất bất lương như vậy, cùng lắm Hồ chỉ là một tham quan Việt gian làm tay sai cho Pháp mà thôi. Nhờ đó đất nước và dân tộc Việt Nam ngày nay có thể đã thoát được nổi trường hận cùng khốn tận tuyệt dưới bàn tay tàn độc cũa một Hồ Chí Minh làm tay sai cho các thế lực quốc tế, từ Liên Xô, Trung Cộng, Pháp, Tàu Trắng và Hoa Kỳ. Năm 1932 danh xưng Nguyễn Ái Quốc được khai tử trong nhà tù Hồng Kông, để thay thế vào cái tên Hồ Chí Minh (với công luận : đó là một người Tàu được nhập vai HCN thật đã chết) . Chuyện thật giả, đúng sai cho tới giờ này chỉ có trời mới biết, chứ mặt thật thì ai cũng chỉ dựa vào sách báo để ghi lại mà thôi.
1. NGUYỄN TẤT THÀNH, CON NGƯỜI TRĂM MẶT
Nhiều năm sau ngày ‘bác’ lên ngai Chủ Tịch nhà nước, người ta mới biết được cái tên Hồ Chí Minh, chỉ là một trong hằng trăm tên của Nguyễn Sinh Cung hay anh thanh niên thầy giáo Nguyễn Tất Thành, đã có một thời gian dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết, trước khi rời Bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, qua Pháp tìm đường cứu nước. Theo các sử gia cũng như các nhà biên khảo nghiên cứu trong và ngoài nước, thì cho tới nay vẫn chưa ai biết hết tất cả các bí danh của Nguyễn Tất Thành. Trước đó, căn cứ vào tài liệu của Liên Xô, thì ‘bác’ có chừng 19 tên. Năm 1982, nhà biên khảo Huỳnh kim Khánh nói ‘người’ có 32 bí danh. Một tác giả Việt Nam khác kiểm kê được 76 tên của Hồ. Nói chung, không riêng gì tên họ, mà cả ngày sinh và tên cúng cơm cũng vô cùng bí mật, không biết đâu mà mò. Quả thật đây là một con người có nhiều tên nhất trên trái đất, từ cổ tới kim, đông sang tây. Do không biết chính xác tên khai sinh khi lọt lòng mẹ là Côn, Cuông hay Cung, vì vậy ta thấy sách vở đã chọn cái tên Nguyễn Tất Thành như là một điểm tựa, nhất là sau năm 1983, ba cái đơn của ‘bác’ bị phát giác.
Trong số 100 tên, có lẽ cái tên ‘Nguyễn Ái Quốc’ xuất hiện lần đầu tiên tại Paris là sôi động và đã gây ra không biết bao nhiêu tranh cãi, từ ấy cho đến bây giờ, vẫn chưa chấm dứt. Ai cũng biết, nói láo và bịa chuyện là bệnh nan y của người cọng sản, nhất là trong rừng sử sách của đảng, nhằm thần thánh hóa lãnh tụ ‘Hồ Chí Minh’. Gạt bỏ những huyền thoại của đảng viết về Bồi Ba, theo các nhà viết sử cho biết tới nay, họ vẫn còn rất mù mờ về giai đoạn của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1919, ngoài ba chi tiết công khai: đó là Thành làm công trên tàu Latouche-Tréville của hãng Ðầu Ngựa, sống tại nước Anh thời đệ nhất thế chiến (1914-1918) và có mặt tại Pháp qua cái tên Nguyễn Ái Quốc trên . Người đã vậy, tên cũng vậy, do đó các nhà viết sử cận đại, cũng đành vậy, nghĩa là cứ cho rằng ngày 19-5 là ngày sinh của Nguyễn Tất Thành. Có như vậy, hằng năm thiên hạ mới có dịp ‘ đào mồ cuốc mã tên đại phản quốc ‘ để rửa hận cho quốc dân VN, nhất là trong giai đoạn ‘ quốc phá gia vong ‘ hiện tại, ngụy quyền cộng sản Hà Nội qua Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng .. đã công khai bán dân tộc và đất nước Việt cho Tàu đỏ.
Nhiều năm sau ngày ‘bác’ lên ngai Chủ Tịch nhà nước, người ta mới biết được cái tên Hồ Chí Minh, chỉ là một trong hằng trăm tên của Nguyễn Sinh Cung hay anh thanh niên thầy giáo Nguyễn Tất Thành, đã có một thời gian dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết, trước khi rời Bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, qua Pháp tìm đường cứu nước. Theo các sử gia cũng như các nhà biên khảo nghiên cứu trong và ngoài nước, thì cho tới nay vẫn chưa ai biết hết tất cả các bí danh của Nguyễn Tất Thành. Trước đó, căn cứ vào tài liệu của Liên Xô, thì ‘bác’ có chừng 19 tên. Năm 1982, nhà biên khảo Huỳnh kim Khánh nói ‘người’ có 32 bí danh. Một tác giả Việt Nam khác kiểm kê được 76 tên của Hồ. Nói chung, không riêng gì tên họ, mà cả ngày sinh và tên cúng cơm cũng vô cùng bí mật, không biết đâu mà mò. Quả thật đây là một con người có nhiều tên nhất trên trái đất, từ cổ tới kim, đông sang tây. Do không biết chính xác tên khai sinh khi lọt lòng mẹ là Côn, Cuông hay Cung, vì vậy ta thấy sách vở đã chọn cái tên Nguyễn Tất Thành như là một điểm tựa, nhất là sau năm 1983, ba cái đơn của ‘bác’ bị phát giác.
Trong số 100 tên, có lẽ cái tên ‘Nguyễn Ái Quốc’ xuất hiện lần đầu tiên tại Paris là sôi động và đã gây ra không biết bao nhiêu tranh cãi, từ ấy cho đến bây giờ, vẫn chưa chấm dứt. Ai cũng biết, nói láo và bịa chuyện là bệnh nan y của người cọng sản, nhất là trong rừng sử sách của đảng, nhằm thần thánh hóa lãnh tụ ‘Hồ Chí Minh’. Gạt bỏ những huyền thoại của đảng viết về Bồi Ba, theo các nhà viết sử cho biết tới nay, họ vẫn còn rất mù mờ về giai đoạn của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1919, ngoài ba chi tiết công khai: đó là Thành làm công trên tàu Latouche-Tréville của hãng Ðầu Ngựa, sống tại nước Anh thời đệ nhất thế chiến (1914-1918) và có mặt tại Pháp qua cái tên Nguyễn Ái Quốc trên . Người đã vậy, tên cũng vậy, do đó các nhà viết sử cận đại, cũng đành vậy, nghĩa là cứ cho rằng ngày 19-5 là ngày sinh của Nguyễn Tất Thành. Có như vậy, hằng năm thiên hạ mới có dịp ‘ đào mồ cuốc mã tên đại phản quốc ‘ để rửa hận cho quốc dân VN, nhất là trong giai đoạn ‘ quốc phá gia vong ‘ hiện tại, ngụy quyền cộng sản Hà Nội qua Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng .. đã công khai bán dân tộc và đất nước Việt cho Tàu đỏ.
+ Nguyễn Ái Quốc và nhóm Trinh-Trường-Truyền:
Trước khi Nguyễn Tất Thành xuất dương, thì Phan Chu Trinh và con là Phan Chu Dật mới 8 tuổi, đã tới Pháp ngày 1-4-1911 với trợ cấp của Chính Phủ Ðông Dương. Từ năm 1912, Phan Chu Trinh kết thân với Phan văn Trường đang theo học Tiến Sĩ Luật tại Paris, nên dọn về ngôi biệt thự của Trường tại số 6 đường Villa des Gobellins. Từ năm 1912, Hồ đã bắt được liên lạc với Phan Chu Trinh tại Pháp qua thư từ, vì hai người đã quen biết nhau từ ngày còn ở Việt Nam, nên Thành vẫn gọi Trinh là ‘Hy Mã Nghị Bá Ðại Nhân’.
Trong lúc đó tại Việt Nam từ năm 1911-1919, có nhiều biến cố thật quan trọng đã xảy ra. Trước hết là Ðề Thám, lãnh tụ cuối cùng trong phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi xướng xuất năm 1885, đã bị Lương Tam Kỳ giết chết ngày 10-2-1913. Cũng năm này, vào ngày 17-1 tại Huế, tên Khâm Sứ Trung Kỳ là Georger Mahé đã khai quật lăng vua Tự Ðức để cướp vàng bạc châu báu. Sự việc được báo chí như tờ Le Courrier d’ Haiphong và dư luận cả nước chống đối và nguyền rủa dữ dội bọn thực dân và đám quan lại Việt Nam bất lương vô liêm sĩ. Ngày 12-4, tại Thái Bình, các đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu và Cường Ðể, đã ám sát tên Tuần Phủ chó săn Nguyễn Duy Hàn.
Những biến cố bi thảm trên, đã khiến cho Phan Chu Trinh bên Pháp cũng lên tiếng chỉ trích thực dân, kể luôn Toàn Quyền Ðông Dương là Sarraut , người đang cưu mang giúp đở cha con ông. Tại Trung Hoa, vì nhận tiền của Pháp nên Tổng Ðốc Lưỡng Quảng là Long Tế Quang đã bắt giam Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng từ năm 1914 tới năm 1917 mới thả. Vì những biến cố đã xảy ra, ngay khi Ðức tuyên chiến với Pháp ngày 3-8-1914, nhà cầm quyền Ba Lê vin vào đó để bắt giữ và phân tán những yếu nhân trong Hội Ái Quốc Ðông Dương, do Trinh và Trường thành lập. Ngày 15-9-1914, Pháp bắt giam Phan Chu Trinh và Phan văn Trường tại ngục Santé mãi tới tháng 2-1916 mới phóng thích. Từ đó người Pháp cũng cắt đứt trợ cấp cho cha con ông, khiến lâm vào cảnh nghèo đói, nên cả hai mắc phải bệnh lao phổi nặng. Tháng 3-1921, Dật chết tại Bắc Kỳ.
Từ đầu năm 1919, đại chiến lần thứ 1 đã kết thúc trong sự bại trận của phe trục Ðức, Áo, Hung, Thổ và Bảo Gia Lợi. Kinh đô Paris của Pháp trở thành nơi tụ hội của các thế lực quốc tế. Tổng Thống Hoa Kỳ là Woodrow Wilson đưa ra chủ thuyết ‘Tự Tri’ và đề xuất việc thành lập Hội Quốc Liên, rất được các nước nhược tiểu ủng hộ.
Tại Nga, do Nga Hoàng Nicholas II (1894-1917), đứng về phe Ðồng Minh chống Ðức, nên nước này đã tích cực yểm trợ Nikolai V.I. Lenin (1870-1924) lật đổ vương triều. Ngày 7-11-1917, Lenin và Leon Trotsky đứng chung thành lập chế độ Bolshevik, hay còn gọi là cuộc Cách Mạng tháng mười, mở màn cho cảnh núi sông xương máu trong dòng lịch sử nhân loại, có cả Việt Nam, từ đó cho tới nay vẫn chưa chấm dứt. Tháng 3-1919 Lenin lập Ðệ Tam Quốc Tế Cọng Sản để xuất cảng chủ nghĩa vô thần, vô sản khắp năm châu.
Ðây là miếng mồi béo bở mà Lenin, trùm đỏ vừa mới nổi lên, dẫn dụ các dân tộc bị trị khắp Á Châu từ Trung Ðông, Ấn Ðộ, Trung Á, tới Trung Hoa và Ðông Dương, lũ lượt kéo về thánh địa Viện Thợ Thuyền Ðông Dương tại Mạc Tư Khoa, để học tập con đường cách mạng vô sản chuyên chính, đánh gục tư bản, tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đàng xã hội chủ nghĩa. Trong nước, nhiều cuộc bạo động chống Pháp kháp nước, quan trọng nhất là vụ khởi nghĩa của vua Duy Tân cùng các chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân tại Huế ngày 3/5/1916. Sau đó là cuộc biểu tình của Phan Xích Long tại Sài Gòn tháng 11-1916 và đặc biệt nhất là sự chiếm đóng tỉnh Thái Nguyên của Ðội Cấn, Lương Ngọc Quyến, Trần Trung Lập vào năm 1917 dù thất bại, nhưng vẫn mang nhiều khích lệ tới tuyệt đại dân chúng Việt Nam đang sống lầm than khổ ải dưới ách nô lệ của giặc Pháp.
Trong giai đoạn trăm hoa đua nở, Nguyễn Tất Thành bỗng nổi lên như cồn trong giới cách mạng vô sản Pháp, qua bản ‘thỉnh nguyện thư đòi nhân quyền’ năm 1919, ký tên Nguyễn Ái Quốc, mà công án tới nay đã quy cho Hồ là cướp công của ba nhân vật đã sáng tạo: Phan Chu Trinh, Phan văn Trường và Nguyễn Thế Truyền. Nội dung bản thỉnh nguyện gồm 8 điểm, do một nhóm người An Nam yêu nước chung viết, được tờ báo L’Humanité của đảng Xã Hội Pháp, đăng ngày 18-6-1919 với dụng ý chính trị, dù thực chất chẳng có gì đặc biệt, nếu đem so sánh với sự đòi hỏi người Pháp phải trao trả độc lập hay ít nhất để Việt Nam tự trị của Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể sống lưu vong và Vua Duy Tân đang bị cầm giam ngoài hải đảo.
Dù gì chăng nữa thì đây cũng là một cơ hội vàng ròng với Hồ, vì ít nhiều tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc, đại diện cho nhóm người An Nam yêu nước trên đất Pháp, cũng được nhóm người Việt qua Tây đánh Ðức, hồi hương mang về phổ biến trong dư luận lúc đó. Mặt khác, qua chiến thắng của đảng Bolchevik Nga, khiến đảng xã hội Pháp hầu như nghiêng về Ðệ Tam Quốc Tế, vô tình giúp anh thanh niên Nguyễn Tất Thành lúc đó, đang thất nghiệp phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của Phan Chu Trinh, bỗng được các chính khách tả phái Pháp chú ý vì tính chất vô sản chuyên chính, nên đã giúp Hồ thoát cảnh chết đói, bằng cách cử ‘bác’ tới học ở Viện Thợ Thuyền Ðông Phương năm 1923. Từ đó Hồ qua bí danh Nguyễn Ái Quốc chính thức là một đảng viên của đệ tam quốc tế cộng sản.
+ Vụ Án Nguyễn Ái Quốc:
Về vụ án lịch sử Nguyễn Tất Thành biếm xưng tên gọi của nhóm Nguyễn Ái Quốc, khi Hồ sống tại Pháp từ 1911-1923, cũng đã được tranh cãi sôi nổi giữa cơ quan tuyên truyền của đảng và nguồn dư luận trong cũng như ngoài nưóc. Ðọc ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh-tiểu sử và sự nghiệp’ do đảng ấn hành, tuyên bố là tất cả những bài viết và tranh vẽ trên báo Le Paria số 1, đều của Nguyễn Ái Quốc sáng tạo.
Ta biết tờ Le Paria hay ‘Người Cùng Khổ’ do Hội Liên Hiệp Thuộc Ðịa chủ trương, từ số 1 đến số 12 đều do J.B Meyrat làm quản lý. Các số khác từ số 13 về sau do G.Sarotte và Léopol Mesnard chịu trách nhiệm, đặc biệt số 1 ra ngày 1-4-1922 không có một bài nào của Nguyễn Ái Quốc. Vậy mà Ban Nghiên Cứu Lịch Sử của Trung Ương Ðảng VC, dám tuyên bố ‘bác’, tức là đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm quản lý tờ báo này. Ngoài ra cũng trên tờ Le Paria, có nhiều bài viết hay tranh vẽ ký tên Nguyễn Le Patriote, là biệt danh của Nguyễn Thế Truyền và các sinh viên trong Hội Ái Quốc An Nam, thế nhưng Ðảng vẫn tỉnh bơ nhận bừa đó là sản phẩm của Nguyễn Ái Quốc.
Riềng bài viết ‘Lên Án Chủ Nghĩa Thực Dân’ được đánh giá là một tài liệu tranh đấu trác tuyệt về nội dung cũng như hình thức. Theo nhận xét, thì lúc đó các nhân vật đấu tranh sống ở Paris, chỉ có Luật Sư Tiến Sĩ Phan văn Trường và Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền mới có đủ khả năng Pháp ngữ cũng như tư tưởng nhận thức để viết được một bài văn tranh đấu nẩy lửa hùng biện như vậy. Còn Nguyễn Tất Thành mặc dù có sống giang hồ khắp nơi từ 1911-1922 nhưng dù sao trình độ học vấn cũng giới hạn, chỉ viết ba lá đơn xin nhập học mà còn phạm nhiều lỗi chánh tả và văn phạm, thì không thể nào là tác giả của kiệt tác trên. Phương chi, phóng đại vốn là nghề của đảng, tâng bốc để bác vang danh với đời lại càng thêm thần thông quảng đại hơn.
Bởi vậy ngày nay, trước những khám phá về việc hoàn toàn bịa đặt một Nguyễn Tất Thành, đại thiên tài, từ một anh thanh niên giáo viên quèn tại một trường làng mang tên Dục Thanh tói nổi nhiều người sinh đẽ tại chỗ cũng không biết đó là cái quỹ quái gì, một bồi Ba trên tàu viễn dương, đùng một cái nhảy phóc lên làm ông quản lý một tờ báo nổi tiếng, phát hành 5000 số một kỳ, lại còn kiêm thêm họa sĩ và nhà văn... cho tới khi ‘bác’ sang Nga và Tàu từ năm 1923, vậy mà vẫn cứ làm quản lý và viết bài cho báo này tại Pháp cho tới khi báo đình bản.
Tất cả đều do Trần Dân Tiên dựng đứng câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc, để thần thánh hóa Hồ Chí Minh, mà cả ba tên đều là Nguyễn Tất Thành. Sự thật ngày nay cho biết, Nguyễn Ái Quốc là tên gọi chung của nhóm người viết trên tờ Người Cùng Khổ (Le Paria), gồm có Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và trong suốt 38 số báo ấn hành, không có một bài nào hay tranh vẽ của Nguyễn Tất Thành nhưng chàng đã láu cá nhận vơ cái tên chung của nhóm là Nguyễn Ái Quốc. Sau đó được cơ quan tuyên truyền của đảng CS hợp thức hoá ‘sáng lập và linh hồn hay quản lý báo’.
Chưa hết, căn cứ theo sử liệu ta biết từ năm 1923-1946, Hồ đã rời Paris đi Mạc Tư Khoa, Tàu. TRong thời gian đó, vào tháng 1/1926 tại Paris đã xuất hiện tờ Việt Nam Hồn bằng chữ quốc ngữ, thỉnh thoảng có các bài bằng Hán và Pháp Ngữ. Từ tháng 9-1929 lại đổi tên là Phục Quốc, do cơ quan ngôn luận của dảng Việt Nam Ðộc Lập tại Pháp ấn hành. Trong một vài số báo, có bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện lịch sử minh bạch như vậy mà đảng vẫn thản nhiên viết là năm 1923, ‘bác’ tại Pháp trong khi thành lập tờ ‘Người Cùng khổ’ đã kiêm nhiệm thêm tờ ‘Việt Nam Hồn’. Những sự thật thì không ai có thể thêm bớt, bóp méo hay xuyên tạc được. Cho nên những lố lăng về huyền thoại Hồ Chí Minh, ngày nay rốt cục đã trở thành những trận cười trong dân gian, dù nó tồn tại hay bị sóng đời vùi dập.
+ Nguyễn Ái Quốc, điệp viên ngoại hạng của cộng sản quốc tế:
Ngày 15-10-1923, Nguyễn Ái Quốc đại diện cho đảng CS Pháp, tham dự Ðại Hội Nông Dân Quốc Tế, tổ chức tại Mạc Tư Khoa. Cũng kể từ đó, Hồ thoát xác thành một con người cọng sản quốc tế, chỉ biết phục vụ cho nền vô sản chuyên chính mà thôi. Ðể thưởng công, ngoài sự cho báo đảng đánh bóng tên tuổi, chính phủ Liên Xô còn cho Quốc ở lại phục vụ trong thánh địa Ðông Phương, một tổ chức mặt nổi là của Quốc tế Cọng Sản nhưng bên trong được Cơ Quan Tình Báo Nga (Intercenter Mainburo) bảo trợ. Theo tổ chức, Ban Phương Ðông lúc đó gồm ba khu vực: Miền Tây Trung Hoa, trụ sở tại Chita thuộc Mông Cổ. Miền Viễn Ðông có trụ sở tại Hải Sâm Uy, phụ trách các nước Mãn Châu, Cao Ly, Nhật Bản và Khu Ðông Nam trụ sở tại Thượng Hải, gồm miền Hoa Nam và các nước Ðông Nam Á đang là thuộc địa. Ngày 22-1-1924, Lénin chết, Nguyễn Ái Quốc đã làm thơ đăng trên tờ Pravda, khóc thương nức nở và thề trước linh cửu cha già quốc tế, là sẽ biến đau thương thành hành động. Hãy đọc bài thơ của Tố Hửu khóc cha non Staline, để biết được nổi bi thương cùng tận của ‘ bác ‘ lúc đó đối với cha già LêNin :
‘Stalin ! Stalin,
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Stalin
ông Stalin ôi. ông Stalin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
thương cha, thương mẹ, thương chồng
thương mình thương một, thương ông thương mười.’
(Ðời đời nhớ ông ,Tố Hữu).
Mặc dù tài liệu Ðảng dấu chuyện Hồ xuất thân từ trường Stalin nhưng mới đây thư khố Nga giải mật, bật mí cho ta biết là gần hết cán bộ cao cấp của đảng VC , trong đó có Nguyễn Ái Quốc, đều xuất phát từ lò ‘Viện Thợ Thuyền Ðông Phương’. Trường này được Lenin thành lập ngày 21-4-1921, để huấn luyện các cán bộ cọng sản vùng Châu Á, nên gọi là Viện Phương Ðông. Sau khi tốt nghiệp, những học viên sẽ trở thành cán bộ cách mạng vô sản chuyên chính về mặt lý thuyét cũng như hoạt động móc nối, tuyên truyền và thu thập tin tức từ quần chúng. Tháng 8-1924 Hồ được Ðệ Tam Cọng Sản Quốc Tế, phong chức ‘Uỷ Viên Ban Phương Ðông’, phụ trách Cục Phương Nam coi toàn vùng Ðông Nam Á. Ðể che mắt mật thám Tây Phương, Hồ trở thành ‘Lou’, đặc phái viên của hãng Thông Tấn Nga Rosta, kiêm thư ký, thông ngôn cho phái đoàn Borodin của Liên Xô, tại Quảng Châu, qua bí danh Lý Thụy.
Trước khi Hồ tới, Borodin đã móc nối được cả hai phe Trung Hoa Quốc Dân Ðảng của Tôn Văn, Tưởng Giới Thạch và Ðảng CS. Trung Hoa ngồi lại với nhau, dưới ảnh hưởng của Liên Xô. Do trên, có một số cán bộ cao cấp của Ðảng CS. Trung Hoa như Mao Trạch Ðông đã được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Quốc Dân Ðảng. Trường Võ Bị Hòang Phố, do Nga bảo trợ khai giảng ngày 15-6-1924 do Tưởng Giới Thạch làm Giám Ðốc, còn Chu Ân Lai phụ trách chính tri. Nhưng một biến cố cực kỳ quan trọng đã xảy ra tại Quảng Châu, trong buổi lể kỷ niệm lần thứ 13 cách mạng Tân Hợi (10-10-1911), làm nhiều người cả hai phe thương vong, đồng thời đã khiến Tôn Dật Tiên tỉnh mộng, nên ông bỏ lên Bắc Kinh để hợp bàn chuyện thống nhất đất nước và kêu gọi tình hữu nghị Hoa-Nhật, khiến Liên Xô thất vọng vì kế hoạch bị đổ vỡ nửa chừng.
Khi Lý Thụy, một tên mới của Nguyễn Tất Thành tới Quảng Châu, thì ở đây đã có nhiều người Việt sinh sống, phần lớn làm viêc trong Sa Ðiện tô giới Pháp, hai khu vực được ngăn cách bằng con sông Châu Giang. Nhờ các quan địa phương như Hồ Hán Dân rất có cảm tình với người Việt, nên đã giúp đỡ những chính khách lưu vong bị Pháp săn đuổi phải chạy sang Tàu trốn lánh như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật cho tới Phan Bội Châu. Theo Niên Biểu, thì Sào Nam và Cường Ðể đã lập Việt Nam Quang Phục Hội tại đây, trong đó có nhóm Tâm Tâm Xã của một số thanh niên Việt Nam yêu nước. Tâm Tâm Xã gồm 9 đảng viên, đa số là người Nghệ An, có học thức, chủ trương bạo động gồm Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Sơn. Mùa thu 1924, Phan Bội Châu và Nguyễn Hải Thần đã yêu cầu Tưởng Giới Thạch, lúc đó là Giám Ðốc trường Võ bị Hoàng Phố, thu nhận các sinh viên Việt Nam vào thụ huấn và được ông chấp thuận.
Do cảm tình và cũng nhận thấy giữa hai đảng cách mạng Việt Nam và Trung Hoa Dân Quốc lúc đó, đều có chung mục đích, đánh đuổi giặc xâm lăng ra khỏi đất nước mình, nên Phan Bội Châu đã đổi danh xưng Việt Nam Quang Phục Hội, thành Việt Nam Quốc Dân Ðảng và uỷ cho Hồ Tùng Mậu phổ biến trong nước. Ðây cũng là giai đoạn mà các sử gia dày công tìm kiếm về mối liên hệ giữa cụ Phan Bội Châu và Lý Thụy, dẫn tới nghi án Hồ Chí Minh cùng Lâm Ðức Thụ bán đứng Phan Bội Châu cho Pháp bắt tại tô giới Thương Hải năm 1925, mà sử liệu đã nhắc tới.
Theo niên biểu Phan Bội Châu, cho thấy Sào Nam có gặp Nguyễn Ái Quốc đôi ba lần và trùm cọng sản Lý Thụy đã nhắc cụ thay đổi đảng cương Việt Nam Quốc Dân Ðảng, thời gian khi Hồ ở Tàu cuối năm 1924. Cũng năm này, Phạm Hồng Thái, một đảng viên của Việt Nam Quang Phục Hội, nhân Toàn Quyền Ðông Dương là Martial Merlin (1923-1925), ghé Sa Diện, sau khi từ Nhật Bổn về Hà Nội. Phạm Hồng Thái đã giả làm một phóng viên nhà báo, mang bom vào tận phòng ăn cũa tên giặc Pháp, quyết giết kẻ xâm lăng nhưng bom nổ chỉ làm Merlin bị thương nhẹ, trong lúc có 4 tuỳ tùng chết và 4 người khác bị thương. Xong nhiệm vụ, người chiến sĩ thoát thân nhưng vì con sông Châu Giang trước mặt. Cuối cùng ông cũng đền xong nợ nước và sau đó được chính người Trung Hoa, trân trọng cho ông được nghìn thu bên cạnh 72 liệt sĩ trong cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, trên Hoàng Thạch Cương, khói hương miên viễn. Tên thực dân thoát chết nhưng cũng vỡ mật lại càng căm hận người Việt Nam yêu nước, còn thế giới thì chấn động và kính phục cháu con Hồng Lạc, bất khuất anh hùng.
2. HUYỀN THOẠI NGUYỄN ÁI QUỐC CHẾT TRONG NHÀ TÙ HỒNG KÔNG (1932):
Cũng trong chuyện dài về Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh, huyền thoại đáng kể nhất là vụ Nguyễn Ái Quốc chết trong nhà tù Hồng Kông vào cuối năm 1932, vì nghiện thuốc phiện và bị bệnh lao. Vụ này trước sau, từ Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp cho tới cơ quan tuyên truyền của VC, đều nói là do Pháp phao tin để làm hạ uy tín Hồ. Riêng vợ luật sư Frank Loseby, người được Cọng Sản Quốc Tế mướn để biện hộ cho Hồ, sau năm 1969 khi ‘bác’ chết, đã nói tin đó là có thật, và do chính chồng bà ta tung ra, để đánh lạc hướng mật thám Pháp.
Cuối cùng, theo các sử gia, việc Nguyễn Ái Quốc ‘giả chết’ đều theo ý Liên Xô, nhằm phục vụ nhu cầu chính trị. Với Nga, Nguyễn Ái Quốc chết mới có cơ hội đưa các cán bộ khác lên thay thế và gầy dựng lại đảng VC đã bị tan tác. Với Tây Phương, khai tử con người cọng sản quốc tế chuyên nghiệp, để một bí danh mới của Nguyễn Tất Thành là HỒ CHÍ MINH , đóng vai điệp viên tam trùng, đang cần thiết tại mặt trận Viễn Ðông sắp tới. Tất cả đều nằm trong vòng bí mật và có lẽ chẳng bao giờ tình báo Nga, chịu mở hồ sơ vụ trên, dù Hồ đã chết thật từ lâu rồi.
Nhưng mới đây báo chí Trung Cộng lại tung tin ‘ Việc Hồ Chí Minh ‘ chết trong nhà tù Hồng Kông là thật. Vì kể từ đó TC mới đem một người Tàu chánh hiệu vào ‘ thế vai ‘ của HCM, đồng thời còn cài thêm vài trăm người cùng bọn vào đảng , qua tên VN.. mà hậu quả ngày nay từ Trung Ương Ðảng xuống tới các Tỉnh Ủy, hầu hết đều là Tàu .. nên đâu có gì lạ trước việc CSVN đã chính thức bán nước cho giặc, hiện đã trở thành ‘ một tỉnh hay khu tự trị ‘ thuộc lảnh thổ Trung Hoa như Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương.
Nay qua dòng thế sự, góp nhặt những chuyện đời, để rồi tọc mạch kể lại cho thế gian vui. Nguyễn Du đã ôm bộ ngực gầy xương giữa trời lộng gió, trên đỉnh Hồng Lĩnh nhưng muôn đời sau, người ta vẫn tìm đến với thi nhân, để cùng cảm thông chung manh áo lạnh. Ðường vào lịch sử Hồng Lạc cũng vậy vì sự hưng thịnh, tồn vong, thảo khấu hay là chính thống, đều không qua khỏi những dòng chữ đá trên bia sử.
Cho nên ngày nay, ta đọc câu chuyện sử về người trăm mặt Nguyễn Tất Thành, cũng chẳng qua chỉ đọc lại những câu chuyện kể về vận nước, mệnh ngươi, khen chê, xưng tụng. Xuôi nam hay ngược bắc, trong gió ngàn bay, nhìn ra biển lộng, đâu đâu cũng thấy chiến thuyền của chúa Nguyễn căng buồm lướt sóng hay vó ngựa chân voi dồn dập của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ danh trấn non sông. Nhưng rồi ngao ngán biết bao, khi lạc đường vào lịch sử, để phải đọc những huyền thoại gian dối của ‘bác’, làm cho hồn vừa giận vừa cười.
Quả thật, trong dòng lịch sử VN, lôi hết những tên đại gian hùng giết vua phế chúa như Trần Thủ Ðộ, Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung, Trịnh Kiểm, Trương Phúc Loan, Phan Khắc Hoè.. đem so sánh, thì chỉ bằng một cọng râu lơ thơ của Hồ mà thôi. Cũng nhờ những câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc giả chết hay sự bặt tin của Lý Thụy, mãi cho tới khi sắp mở màn thế chiến thứ hai, Nguyễn Tất Thành mới được tái sinh qua cái tên Hồ Chí Minh từ năm 1939 cho tới bây giờ, chung cuộc chỉ là một màn kịch, diễn về một con người tầm thường nhưng được nổi nhờ cơ duyên và sự phô trương vô tiền khoáng hậu.
Hiện nay các sử gia đều đặt nghi vấn, về câu hỏi là tại sao đồng loạt các cán bộ cao cấp của Ðông Dương Cong sản đảng từ Mạc Tu Khoa về, trong đó có Lê Hồng Phong tự dưng bị lộ, và kẻ chỉ điểm theo mật thám Pháp là một liên lạc người Hoa? Một điều khác cũng rất quan trọng, đó là tài chính dùng nuôi quân, nhưng Hồ đã ôm trọn khiến cho Hoàng văn Hoan, Vũ Anh và nhiều kẻ khác, đói đến độ phải nhờ vào người Quốc Gia mà sống.
Ðây cũng chỉ là một phần nhỏ, tóm lược về cuộc đời của Nguyễn Tất Thành, qua huyền thoại ‘xuất dương’ tìm đường cứu nước, một con người trăm tên, trăm mặt, thay đổi hình dạng và thủ đoạn chính trị, đâu có khác gì loài tắc kè xanh xanh đỏ đỏ. Ðó mới chính là ‘sự thật về cuộc đời Hồ Chí Minh‘, một chuyện dài không bao giờ kết thúc dù chế độ CSVN có bị giật xập..
Viết từ Xóm Cồn Hạ uy Di
Tháng 7-2009
Trước khi Nguyễn Tất Thành xuất dương, thì Phan Chu Trinh và con là Phan Chu Dật mới 8 tuổi, đã tới Pháp ngày 1-4-1911 với trợ cấp của Chính Phủ Ðông Dương. Từ năm 1912, Phan Chu Trinh kết thân với Phan văn Trường đang theo học Tiến Sĩ Luật tại Paris, nên dọn về ngôi biệt thự của Trường tại số 6 đường Villa des Gobellins. Từ năm 1912, Hồ đã bắt được liên lạc với Phan Chu Trinh tại Pháp qua thư từ, vì hai người đã quen biết nhau từ ngày còn ở Việt Nam, nên Thành vẫn gọi Trinh là ‘Hy Mã Nghị Bá Ðại Nhân’.
Trong lúc đó tại Việt Nam từ năm 1911-1919, có nhiều biến cố thật quan trọng đã xảy ra. Trước hết là Ðề Thám, lãnh tụ cuối cùng trong phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi xướng xuất năm 1885, đã bị Lương Tam Kỳ giết chết ngày 10-2-1913. Cũng năm này, vào ngày 17-1 tại Huế, tên Khâm Sứ Trung Kỳ là Georger Mahé đã khai quật lăng vua Tự Ðức để cướp vàng bạc châu báu. Sự việc được báo chí như tờ Le Courrier d’ Haiphong và dư luận cả nước chống đối và nguyền rủa dữ dội bọn thực dân và đám quan lại Việt Nam bất lương vô liêm sĩ. Ngày 12-4, tại Thái Bình, các đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu và Cường Ðể, đã ám sát tên Tuần Phủ chó săn Nguyễn Duy Hàn.
Những biến cố bi thảm trên, đã khiến cho Phan Chu Trinh bên Pháp cũng lên tiếng chỉ trích thực dân, kể luôn Toàn Quyền Ðông Dương là Sarraut , người đang cưu mang giúp đở cha con ông. Tại Trung Hoa, vì nhận tiền của Pháp nên Tổng Ðốc Lưỡng Quảng là Long Tế Quang đã bắt giam Phan Bội Châu và Mai Lão Bạng từ năm 1914 tới năm 1917 mới thả. Vì những biến cố đã xảy ra, ngay khi Ðức tuyên chiến với Pháp ngày 3-8-1914, nhà cầm quyền Ba Lê vin vào đó để bắt giữ và phân tán những yếu nhân trong Hội Ái Quốc Ðông Dương, do Trinh và Trường thành lập. Ngày 15-9-1914, Pháp bắt giam Phan Chu Trinh và Phan văn Trường tại ngục Santé mãi tới tháng 2-1916 mới phóng thích. Từ đó người Pháp cũng cắt đứt trợ cấp cho cha con ông, khiến lâm vào cảnh nghèo đói, nên cả hai mắc phải bệnh lao phổi nặng. Tháng 3-1921, Dật chết tại Bắc Kỳ.
Từ đầu năm 1919, đại chiến lần thứ 1 đã kết thúc trong sự bại trận của phe trục Ðức, Áo, Hung, Thổ và Bảo Gia Lợi. Kinh đô Paris của Pháp trở thành nơi tụ hội của các thế lực quốc tế. Tổng Thống Hoa Kỳ là Woodrow Wilson đưa ra chủ thuyết ‘Tự Tri’ và đề xuất việc thành lập Hội Quốc Liên, rất được các nước nhược tiểu ủng hộ.
Tại Nga, do Nga Hoàng Nicholas II (1894-1917), đứng về phe Ðồng Minh chống Ðức, nên nước này đã tích cực yểm trợ Nikolai V.I. Lenin (1870-1924) lật đổ vương triều. Ngày 7-11-1917, Lenin và Leon Trotsky đứng chung thành lập chế độ Bolshevik, hay còn gọi là cuộc Cách Mạng tháng mười, mở màn cho cảnh núi sông xương máu trong dòng lịch sử nhân loại, có cả Việt Nam, từ đó cho tới nay vẫn chưa chấm dứt. Tháng 3-1919 Lenin lập Ðệ Tam Quốc Tế Cọng Sản để xuất cảng chủ nghĩa vô thần, vô sản khắp năm châu.
Ðây là miếng mồi béo bở mà Lenin, trùm đỏ vừa mới nổi lên, dẫn dụ các dân tộc bị trị khắp Á Châu từ Trung Ðông, Ấn Ðộ, Trung Á, tới Trung Hoa và Ðông Dương, lũ lượt kéo về thánh địa Viện Thợ Thuyền Ðông Dương tại Mạc Tư Khoa, để học tập con đường cách mạng vô sản chuyên chính, đánh gục tư bản, tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đàng xã hội chủ nghĩa. Trong nước, nhiều cuộc bạo động chống Pháp kháp nước, quan trọng nhất là vụ khởi nghĩa của vua Duy Tân cùng các chí sĩ Thái Phiên, Trần Cao Vân tại Huế ngày 3/5/1916. Sau đó là cuộc biểu tình của Phan Xích Long tại Sài Gòn tháng 11-1916 và đặc biệt nhất là sự chiếm đóng tỉnh Thái Nguyên của Ðội Cấn, Lương Ngọc Quyến, Trần Trung Lập vào năm 1917 dù thất bại, nhưng vẫn mang nhiều khích lệ tới tuyệt đại dân chúng Việt Nam đang sống lầm than khổ ải dưới ách nô lệ của giặc Pháp.
Trong giai đoạn trăm hoa đua nở, Nguyễn Tất Thành bỗng nổi lên như cồn trong giới cách mạng vô sản Pháp, qua bản ‘thỉnh nguyện thư đòi nhân quyền’ năm 1919, ký tên Nguyễn Ái Quốc, mà công án tới nay đã quy cho Hồ là cướp công của ba nhân vật đã sáng tạo: Phan Chu Trinh, Phan văn Trường và Nguyễn Thế Truyền. Nội dung bản thỉnh nguyện gồm 8 điểm, do một nhóm người An Nam yêu nước chung viết, được tờ báo L’Humanité của đảng Xã Hội Pháp, đăng ngày 18-6-1919 với dụng ý chính trị, dù thực chất chẳng có gì đặc biệt, nếu đem so sánh với sự đòi hỏi người Pháp phải trao trả độc lập hay ít nhất để Việt Nam tự trị của Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể sống lưu vong và Vua Duy Tân đang bị cầm giam ngoài hải đảo.
Dù gì chăng nữa thì đây cũng là một cơ hội vàng ròng với Hồ, vì ít nhiều tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc, đại diện cho nhóm người An Nam yêu nước trên đất Pháp, cũng được nhóm người Việt qua Tây đánh Ðức, hồi hương mang về phổ biến trong dư luận lúc đó. Mặt khác, qua chiến thắng của đảng Bolchevik Nga, khiến đảng xã hội Pháp hầu như nghiêng về Ðệ Tam Quốc Tế, vô tình giúp anh thanh niên Nguyễn Tất Thành lúc đó, đang thất nghiệp phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của Phan Chu Trinh, bỗng được các chính khách tả phái Pháp chú ý vì tính chất vô sản chuyên chính, nên đã giúp Hồ thoát cảnh chết đói, bằng cách cử ‘bác’ tới học ở Viện Thợ Thuyền Ðông Phương năm 1923. Từ đó Hồ qua bí danh Nguyễn Ái Quốc chính thức là một đảng viên của đệ tam quốc tế cộng sản.
+ Vụ Án Nguyễn Ái Quốc:
Về vụ án lịch sử Nguyễn Tất Thành biếm xưng tên gọi của nhóm Nguyễn Ái Quốc, khi Hồ sống tại Pháp từ 1911-1923, cũng đã được tranh cãi sôi nổi giữa cơ quan tuyên truyền của đảng và nguồn dư luận trong cũng như ngoài nưóc. Ðọc ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh-tiểu sử và sự nghiệp’ do đảng ấn hành, tuyên bố là tất cả những bài viết và tranh vẽ trên báo Le Paria số 1, đều của Nguyễn Ái Quốc sáng tạo.
Ta biết tờ Le Paria hay ‘Người Cùng Khổ’ do Hội Liên Hiệp Thuộc Ðịa chủ trương, từ số 1 đến số 12 đều do J.B Meyrat làm quản lý. Các số khác từ số 13 về sau do G.Sarotte và Léopol Mesnard chịu trách nhiệm, đặc biệt số 1 ra ngày 1-4-1922 không có một bài nào của Nguyễn Ái Quốc. Vậy mà Ban Nghiên Cứu Lịch Sử của Trung Ương Ðảng VC, dám tuyên bố ‘bác’, tức là đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm quản lý tờ báo này. Ngoài ra cũng trên tờ Le Paria, có nhiều bài viết hay tranh vẽ ký tên Nguyễn Le Patriote, là biệt danh của Nguyễn Thế Truyền và các sinh viên trong Hội Ái Quốc An Nam, thế nhưng Ðảng vẫn tỉnh bơ nhận bừa đó là sản phẩm của Nguyễn Ái Quốc.
Riềng bài viết ‘Lên Án Chủ Nghĩa Thực Dân’ được đánh giá là một tài liệu tranh đấu trác tuyệt về nội dung cũng như hình thức. Theo nhận xét, thì lúc đó các nhân vật đấu tranh sống ở Paris, chỉ có Luật Sư Tiến Sĩ Phan văn Trường và Kỹ Sư Nguyễn Thế Truyền mới có đủ khả năng Pháp ngữ cũng như tư tưởng nhận thức để viết được một bài văn tranh đấu nẩy lửa hùng biện như vậy. Còn Nguyễn Tất Thành mặc dù có sống giang hồ khắp nơi từ 1911-1922 nhưng dù sao trình độ học vấn cũng giới hạn, chỉ viết ba lá đơn xin nhập học mà còn phạm nhiều lỗi chánh tả và văn phạm, thì không thể nào là tác giả của kiệt tác trên. Phương chi, phóng đại vốn là nghề của đảng, tâng bốc để bác vang danh với đời lại càng thêm thần thông quảng đại hơn.
Bởi vậy ngày nay, trước những khám phá về việc hoàn toàn bịa đặt một Nguyễn Tất Thành, đại thiên tài, từ một anh thanh niên giáo viên quèn tại một trường làng mang tên Dục Thanh tói nổi nhiều người sinh đẽ tại chỗ cũng không biết đó là cái quỹ quái gì, một bồi Ba trên tàu viễn dương, đùng một cái nhảy phóc lên làm ông quản lý một tờ báo nổi tiếng, phát hành 5000 số một kỳ, lại còn kiêm thêm họa sĩ và nhà văn... cho tới khi ‘bác’ sang Nga và Tàu từ năm 1923, vậy mà vẫn cứ làm quản lý và viết bài cho báo này tại Pháp cho tới khi báo đình bản.
Tất cả đều do Trần Dân Tiên dựng đứng câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc, để thần thánh hóa Hồ Chí Minh, mà cả ba tên đều là Nguyễn Tất Thành. Sự thật ngày nay cho biết, Nguyễn Ái Quốc là tên gọi chung của nhóm người viết trên tờ Người Cùng Khổ (Le Paria), gồm có Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và trong suốt 38 số báo ấn hành, không có một bài nào hay tranh vẽ của Nguyễn Tất Thành nhưng chàng đã láu cá nhận vơ cái tên chung của nhóm là Nguyễn Ái Quốc. Sau đó được cơ quan tuyên truyền của đảng CS hợp thức hoá ‘sáng lập và linh hồn hay quản lý báo’.
Chưa hết, căn cứ theo sử liệu ta biết từ năm 1923-1946, Hồ đã rời Paris đi Mạc Tư Khoa, Tàu. TRong thời gian đó, vào tháng 1/1926 tại Paris đã xuất hiện tờ Việt Nam Hồn bằng chữ quốc ngữ, thỉnh thoảng có các bài bằng Hán và Pháp Ngữ. Từ tháng 9-1929 lại đổi tên là Phục Quốc, do cơ quan ngôn luận của dảng Việt Nam Ðộc Lập tại Pháp ấn hành. Trong một vài số báo, có bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện lịch sử minh bạch như vậy mà đảng vẫn thản nhiên viết là năm 1923, ‘bác’ tại Pháp trong khi thành lập tờ ‘Người Cùng khổ’ đã kiêm nhiệm thêm tờ ‘Việt Nam Hồn’. Những sự thật thì không ai có thể thêm bớt, bóp méo hay xuyên tạc được. Cho nên những lố lăng về huyền thoại Hồ Chí Minh, ngày nay rốt cục đã trở thành những trận cười trong dân gian, dù nó tồn tại hay bị sóng đời vùi dập.
+ Nguyễn Ái Quốc, điệp viên ngoại hạng của cộng sản quốc tế:
Ngày 15-10-1923, Nguyễn Ái Quốc đại diện cho đảng CS Pháp, tham dự Ðại Hội Nông Dân Quốc Tế, tổ chức tại Mạc Tư Khoa. Cũng kể từ đó, Hồ thoát xác thành một con người cọng sản quốc tế, chỉ biết phục vụ cho nền vô sản chuyên chính mà thôi. Ðể thưởng công, ngoài sự cho báo đảng đánh bóng tên tuổi, chính phủ Liên Xô còn cho Quốc ở lại phục vụ trong thánh địa Ðông Phương, một tổ chức mặt nổi là của Quốc tế Cọng Sản nhưng bên trong được Cơ Quan Tình Báo Nga (Intercenter Mainburo) bảo trợ. Theo tổ chức, Ban Phương Ðông lúc đó gồm ba khu vực: Miền Tây Trung Hoa, trụ sở tại Chita thuộc Mông Cổ. Miền Viễn Ðông có trụ sở tại Hải Sâm Uy, phụ trách các nước Mãn Châu, Cao Ly, Nhật Bản và Khu Ðông Nam trụ sở tại Thượng Hải, gồm miền Hoa Nam và các nước Ðông Nam Á đang là thuộc địa. Ngày 22-1-1924, Lénin chết, Nguyễn Ái Quốc đã làm thơ đăng trên tờ Pravda, khóc thương nức nở và thề trước linh cửu cha già quốc tế, là sẽ biến đau thương thành hành động. Hãy đọc bài thơ của Tố Hửu khóc cha non Staline, để biết được nổi bi thương cùng tận của ‘ bác ‘ lúc đó đối với cha già LêNin :
‘Stalin ! Stalin,
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Stalin
ông Stalin ôi. ông Stalin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
thương cha, thương mẹ, thương chồng
thương mình thương một, thương ông thương mười.’
(Ðời đời nhớ ông ,Tố Hữu).
Mặc dù tài liệu Ðảng dấu chuyện Hồ xuất thân từ trường Stalin nhưng mới đây thư khố Nga giải mật, bật mí cho ta biết là gần hết cán bộ cao cấp của đảng VC , trong đó có Nguyễn Ái Quốc, đều xuất phát từ lò ‘Viện Thợ Thuyền Ðông Phương’. Trường này được Lenin thành lập ngày 21-4-1921, để huấn luyện các cán bộ cọng sản vùng Châu Á, nên gọi là Viện Phương Ðông. Sau khi tốt nghiệp, những học viên sẽ trở thành cán bộ cách mạng vô sản chuyên chính về mặt lý thuyét cũng như hoạt động móc nối, tuyên truyền và thu thập tin tức từ quần chúng. Tháng 8-1924 Hồ được Ðệ Tam Cọng Sản Quốc Tế, phong chức ‘Uỷ Viên Ban Phương Ðông’, phụ trách Cục Phương Nam coi toàn vùng Ðông Nam Á. Ðể che mắt mật thám Tây Phương, Hồ trở thành ‘Lou’, đặc phái viên của hãng Thông Tấn Nga Rosta, kiêm thư ký, thông ngôn cho phái đoàn Borodin của Liên Xô, tại Quảng Châu, qua bí danh Lý Thụy.
Trước khi Hồ tới, Borodin đã móc nối được cả hai phe Trung Hoa Quốc Dân Ðảng của Tôn Văn, Tưởng Giới Thạch và Ðảng CS. Trung Hoa ngồi lại với nhau, dưới ảnh hưởng của Liên Xô. Do trên, có một số cán bộ cao cấp của Ðảng CS. Trung Hoa như Mao Trạch Ðông đã được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Quốc Dân Ðảng. Trường Võ Bị Hòang Phố, do Nga bảo trợ khai giảng ngày 15-6-1924 do Tưởng Giới Thạch làm Giám Ðốc, còn Chu Ân Lai phụ trách chính tri. Nhưng một biến cố cực kỳ quan trọng đã xảy ra tại Quảng Châu, trong buổi lể kỷ niệm lần thứ 13 cách mạng Tân Hợi (10-10-1911), làm nhiều người cả hai phe thương vong, đồng thời đã khiến Tôn Dật Tiên tỉnh mộng, nên ông bỏ lên Bắc Kinh để hợp bàn chuyện thống nhất đất nước và kêu gọi tình hữu nghị Hoa-Nhật, khiến Liên Xô thất vọng vì kế hoạch bị đổ vỡ nửa chừng.
Khi Lý Thụy, một tên mới của Nguyễn Tất Thành tới Quảng Châu, thì ở đây đã có nhiều người Việt sinh sống, phần lớn làm viêc trong Sa Ðiện tô giới Pháp, hai khu vực được ngăn cách bằng con sông Châu Giang. Nhờ các quan địa phương như Hồ Hán Dân rất có cảm tình với người Việt, nên đã giúp đỡ những chính khách lưu vong bị Pháp săn đuổi phải chạy sang Tàu trốn lánh như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật cho tới Phan Bội Châu. Theo Niên Biểu, thì Sào Nam và Cường Ðể đã lập Việt Nam Quang Phục Hội tại đây, trong đó có nhóm Tâm Tâm Xã của một số thanh niên Việt Nam yêu nước. Tâm Tâm Xã gồm 9 đảng viên, đa số là người Nghệ An, có học thức, chủ trương bạo động gồm Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Sơn. Mùa thu 1924, Phan Bội Châu và Nguyễn Hải Thần đã yêu cầu Tưởng Giới Thạch, lúc đó là Giám Ðốc trường Võ bị Hoàng Phố, thu nhận các sinh viên Việt Nam vào thụ huấn và được ông chấp thuận.
Do cảm tình và cũng nhận thấy giữa hai đảng cách mạng Việt Nam và Trung Hoa Dân Quốc lúc đó, đều có chung mục đích, đánh đuổi giặc xâm lăng ra khỏi đất nước mình, nên Phan Bội Châu đã đổi danh xưng Việt Nam Quang Phục Hội, thành Việt Nam Quốc Dân Ðảng và uỷ cho Hồ Tùng Mậu phổ biến trong nước. Ðây cũng là giai đoạn mà các sử gia dày công tìm kiếm về mối liên hệ giữa cụ Phan Bội Châu và Lý Thụy, dẫn tới nghi án Hồ Chí Minh cùng Lâm Ðức Thụ bán đứng Phan Bội Châu cho Pháp bắt tại tô giới Thương Hải năm 1925, mà sử liệu đã nhắc tới.
Theo niên biểu Phan Bội Châu, cho thấy Sào Nam có gặp Nguyễn Ái Quốc đôi ba lần và trùm cọng sản Lý Thụy đã nhắc cụ thay đổi đảng cương Việt Nam Quốc Dân Ðảng, thời gian khi Hồ ở Tàu cuối năm 1924. Cũng năm này, Phạm Hồng Thái, một đảng viên của Việt Nam Quang Phục Hội, nhân Toàn Quyền Ðông Dương là Martial Merlin (1923-1925), ghé Sa Diện, sau khi từ Nhật Bổn về Hà Nội. Phạm Hồng Thái đã giả làm một phóng viên nhà báo, mang bom vào tận phòng ăn cũa tên giặc Pháp, quyết giết kẻ xâm lăng nhưng bom nổ chỉ làm Merlin bị thương nhẹ, trong lúc có 4 tuỳ tùng chết và 4 người khác bị thương. Xong nhiệm vụ, người chiến sĩ thoát thân nhưng vì con sông Châu Giang trước mặt. Cuối cùng ông cũng đền xong nợ nước và sau đó được chính người Trung Hoa, trân trọng cho ông được nghìn thu bên cạnh 72 liệt sĩ trong cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, trên Hoàng Thạch Cương, khói hương miên viễn. Tên thực dân thoát chết nhưng cũng vỡ mật lại càng căm hận người Việt Nam yêu nước, còn thế giới thì chấn động và kính phục cháu con Hồng Lạc, bất khuất anh hùng.
2. HUYỀN THOẠI NGUYỄN ÁI QUỐC CHẾT TRONG NHÀ TÙ HỒNG KÔNG (1932):
Cũng trong chuyện dài về Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh, huyền thoại đáng kể nhất là vụ Nguyễn Ái Quốc chết trong nhà tù Hồng Kông vào cuối năm 1932, vì nghiện thuốc phiện và bị bệnh lao. Vụ này trước sau, từ Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp cho tới cơ quan tuyên truyền của VC, đều nói là do Pháp phao tin để làm hạ uy tín Hồ. Riêng vợ luật sư Frank Loseby, người được Cọng Sản Quốc Tế mướn để biện hộ cho Hồ, sau năm 1969 khi ‘bác’ chết, đã nói tin đó là có thật, và do chính chồng bà ta tung ra, để đánh lạc hướng mật thám Pháp.
Cuối cùng, theo các sử gia, việc Nguyễn Ái Quốc ‘giả chết’ đều theo ý Liên Xô, nhằm phục vụ nhu cầu chính trị. Với Nga, Nguyễn Ái Quốc chết mới có cơ hội đưa các cán bộ khác lên thay thế và gầy dựng lại đảng VC đã bị tan tác. Với Tây Phương, khai tử con người cọng sản quốc tế chuyên nghiệp, để một bí danh mới của Nguyễn Tất Thành là HỒ CHÍ MINH , đóng vai điệp viên tam trùng, đang cần thiết tại mặt trận Viễn Ðông sắp tới. Tất cả đều nằm trong vòng bí mật và có lẽ chẳng bao giờ tình báo Nga, chịu mở hồ sơ vụ trên, dù Hồ đã chết thật từ lâu rồi.
Nhưng mới đây báo chí Trung Cộng lại tung tin ‘ Việc Hồ Chí Minh ‘ chết trong nhà tù Hồng Kông là thật. Vì kể từ đó TC mới đem một người Tàu chánh hiệu vào ‘ thế vai ‘ của HCM, đồng thời còn cài thêm vài trăm người cùng bọn vào đảng , qua tên VN.. mà hậu quả ngày nay từ Trung Ương Ðảng xuống tới các Tỉnh Ủy, hầu hết đều là Tàu .. nên đâu có gì lạ trước việc CSVN đã chính thức bán nước cho giặc, hiện đã trở thành ‘ một tỉnh hay khu tự trị ‘ thuộc lảnh thổ Trung Hoa như Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương.
Nay qua dòng thế sự, góp nhặt những chuyện đời, để rồi tọc mạch kể lại cho thế gian vui. Nguyễn Du đã ôm bộ ngực gầy xương giữa trời lộng gió, trên đỉnh Hồng Lĩnh nhưng muôn đời sau, người ta vẫn tìm đến với thi nhân, để cùng cảm thông chung manh áo lạnh. Ðường vào lịch sử Hồng Lạc cũng vậy vì sự hưng thịnh, tồn vong, thảo khấu hay là chính thống, đều không qua khỏi những dòng chữ đá trên bia sử.
Cho nên ngày nay, ta đọc câu chuyện sử về người trăm mặt Nguyễn Tất Thành, cũng chẳng qua chỉ đọc lại những câu chuyện kể về vận nước, mệnh ngươi, khen chê, xưng tụng. Xuôi nam hay ngược bắc, trong gió ngàn bay, nhìn ra biển lộng, đâu đâu cũng thấy chiến thuyền của chúa Nguyễn căng buồm lướt sóng hay vó ngựa chân voi dồn dập của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ danh trấn non sông. Nhưng rồi ngao ngán biết bao, khi lạc đường vào lịch sử, để phải đọc những huyền thoại gian dối của ‘bác’, làm cho hồn vừa giận vừa cười.
Quả thật, trong dòng lịch sử VN, lôi hết những tên đại gian hùng giết vua phế chúa như Trần Thủ Ðộ, Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung, Trịnh Kiểm, Trương Phúc Loan, Phan Khắc Hoè.. đem so sánh, thì chỉ bằng một cọng râu lơ thơ của Hồ mà thôi. Cũng nhờ những câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc giả chết hay sự bặt tin của Lý Thụy, mãi cho tới khi sắp mở màn thế chiến thứ hai, Nguyễn Tất Thành mới được tái sinh qua cái tên Hồ Chí Minh từ năm 1939 cho tới bây giờ, chung cuộc chỉ là một màn kịch, diễn về một con người tầm thường nhưng được nổi nhờ cơ duyên và sự phô trương vô tiền khoáng hậu.
Hiện nay các sử gia đều đặt nghi vấn, về câu hỏi là tại sao đồng loạt các cán bộ cao cấp của Ðông Dương Cong sản đảng từ Mạc Tu Khoa về, trong đó có Lê Hồng Phong tự dưng bị lộ, và kẻ chỉ điểm theo mật thám Pháp là một liên lạc người Hoa? Một điều khác cũng rất quan trọng, đó là tài chính dùng nuôi quân, nhưng Hồ đã ôm trọn khiến cho Hoàng văn Hoan, Vũ Anh và nhiều kẻ khác, đói đến độ phải nhờ vào người Quốc Gia mà sống.
Ðây cũng chỉ là một phần nhỏ, tóm lược về cuộc đời của Nguyễn Tất Thành, qua huyền thoại ‘xuất dương’ tìm đường cứu nước, một con người trăm tên, trăm mặt, thay đổi hình dạng và thủ đoạn chính trị, đâu có khác gì loài tắc kè xanh xanh đỏ đỏ. Ðó mới chính là ‘sự thật về cuộc đời Hồ Chí Minh‘, một chuyện dài không bao giờ kết thúc dù chế độ CSVN có bị giật xập..
Viết từ Xóm Cồn Hạ uy Di
Tháng 7-2009
Mường Giang
No comments:
Post a Comment