Friday, July 31, 2009

Hàn quốc tính sổ lại về chiến tranh Việt Nam - Ngô Văn

Ngô Văn

Hơn bốn thập niên trước, Nam Hàn cùng với các nước đồng minh đã gởi quân đội sang giúp miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại làn sóng đỏ. Chuyện này công khai, cả thế giới đều biết chứ không bị giấu diếm như việc Liên xô, Trung cộng, Bắc Triều Tiên ... đưa binh lính, vũ khí đến miền Bắc, giúp Hà Nội xâm lược miền Nam.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, nhà cầm quyền CSVN vẫn muốn giấu kín chuyện này, nhưng rồi thành trì cộng sản Liên xô bị sụp đổ, cộng thêm việc cơm không ngon, canh không ngọt với Trung quốc và Bắc Triều Tiên, nên những gì Hà Nội muốn giấu diếm dần dần được chính các nước đó tiết lộ ra trong một chừng mực nào đó, để vừa kể công, vừa dằn mặt Hà Nội hầu đòi hỏi quyền lợi.

Trong cuộc chiến 1954 – 1975 CSVN đã vay nợ nhiều nước trong khối Xã Hội Chủ Nghĩa để có những phương tiện chiến tranh tàn phá đất nước và gieo rắc đau thương tang tóc cho hàng triệu người dân Việt Nam. Điều này đã được chính cố thủ tướng CSVN thừa nhận qua câu nói: "Cứ 30/4 tới có triệu người vui thì có cả triệu người buồn". Liên Xô và Trung Quốc đã công bố nhiều tài liệu về việc vay nợ này của Hà Nội; tuy nhiên Bắc Triều Tiên thì chưa. Vì một lý do nào đó, hoặc có thể vì Hà Nội không chịu trả số tiền mà Bình Nhưỡng bảo là họ đã cho CSVN vay trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nên mới đây báo đài Bình Nhưỡng đã loan tin là lãnh đạo của họ trong chuyến công du Việt Nam vào năm 2005 đã đến viếng thăm và đặt vòng hoa tưởng niệm tại nghĩa trang quân đội Bắc Triều Tiên ở Hà Nội. Nếu không có sự tiết lộ này thì chẳng mấy ai biết đến việc chính quyền cộng sản Bắc Triều Tiên đã gởi quân đội sang phòng thủ Hà Nội, để cho bộ đội miền Bắc dồn mọi nỗ lực xua quân xâm vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam.

Sư đoàn Mãnh Hổ Ðại Hàn tham chiến tại Việt Nam
Về phía Nam Hàn thì tuy đưa quân sang tham chiến, nhưng cho đến nay, qua nhiều đời tổng thống, chính phủ quốc gia này vẫn không thừa nhận chuyện binh lính của họ bị mất tích hay bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào trung tuần tháng 7 vừa qua, chính quyền Hàn quốc đã thừa nhận chuyện này, chẳng phải vì Tổng thống Lý Minh Bác muốn làm khác với các chính quyền trước; mà vì không thể nào bác bỏ được những bằng chứng cụ thể vừa mới được đưa ra do nỗ lực tìm kiếm của gia đình một người lính Hàn quốc bị mất tích tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Đó là hạ sĩ An Hạc Thọ (Ahn Hak-soo). Năm 1966, hạ sĩ Thọ (23 tuổi) theo đơn vị sang Việt Nam tham chiến, hai năm sau bỗng nhiên người ta thấy hạ sĩ Thọ xuất hiện trên đài phát thanh Bình Nhưỡng, cho hay là mình đã rời bỏ hàng ngũ, tìm đường sang tỵ nạn ở Bắc Triều Tiên, và đang được đối xử hết sức nhấn đạo. Hạ sĩ Thọ còn kêu gọi bạn bè đồng ngũ nên tìm cách đào thoát như mình và không quên lên án lẽ chính quyền Nam Hàn là tay sai của đế quốc Mỹ, bắt dân làm lính đánh thuê v.v....

Chính phủ Nam Hàn lúc đó đã ghi vào hồ sơ quân bạ của hạ sĩ An Hạc Thọ là kẻ đào ngũ, chạy theo giặc. Gia đình hạ sĩ Thọ ở Nam Hàn tuy không bị xếp vào thành phần thân cộng, nhưng chẳng hề lãnh được một đồng nào từ tiền lương suốt trong hai năm mà hạ sĩ Thọ chưa lãnh. Vì biết tính của con mình, nên cha mẹ hạ sĩ Thọ không tin con mình đào ngũ chạy theo cộng sản, và cho rằng, có thể trong một cuộc giao tranh nào đó anh đã bị bộ đội cộng sản Việt Nam bắt làm tù binh, rồi giao cho Bắc Triều Tiên để tuyên truyền. Gia đình của hạ sĩ Thọ đã nhiều lần yêu cầu tòa án quân sự xét lại bản án, nhưng không được đáp ứng vì hai lý do. Thứ nhất chẳng bao giờ có chuyện binh lính Nam Hàn mất tích hay bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam, và thứ hai là chính Thọ đã lên đài phát thanh Bình Nhưỡng nói thẳng là mình đào ngũ. Gia đình của hạ sĩ Thọ không còn cách nào khác hơn là tiếp xúc với những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên ở khắp nơi để hỏi thăm tin tức. Dù sau hơn 10 năm trời không có được kết quả nào, nhưng gia đình hạ sĩ Thọ vẫn không nản lòng, và vẫn tiếp tục đi tìm kiếm. Mới đây, qua một người tỵ nạn Bắc Hàn định cư ở Seoul, họ mới biết được một số tin tức của hạ sĩ Thọ. Theo lời của người tỵ nạn này thì hạ sĩ Thọ đã bị xử tử hình vào năm 1975 khi tìm cách trốn thoát khỏi Bắc Hàn. Theo lời kể của hạ sĩ Thọ thì ông ta bị bắt làm tù binh trong một trận giao tranh ở ngoại ô Sài Gòn, sau đó bị dẫn ra Bắc, rồi giao cho người của sứ quán Bắc Triều Tiên ở Hà Nội. Khi đưa sang Bình Nhưỡng ông bị giam một thời gian dài, sau đó bị đưa lên đài đọc những lời đã viết sẵn. Lời tường thuật của người tỵ nạn vừa kể được xem là khả tín nếu không muốn nói là đúng sự thực. Là một người hoàn toàn xa lạ với gia đình hạ sĩ Thọ, lại sống ở Bắc Triều Tiên vào lúc hạ sĩ Thọ bị bắt, thì ông ta không thể nào biết được nhiều chi tiết liên quan đến hạ sĩ Thọ tại chiến trường Việt Nam, như số quân, đơn vị, tên người chỉ huy của hạ sĩ Thọ, và nhất là địa danh nơi xảy ra trận giao tranh khiến hạ sĩ Thọ bị bắt làm tù binh.

Hạ sĩ An Hạc Thọ (áo trắng)
Sau khi thẩm xét lý lịch và những lời chứng của người tỵ nạn Bắc Hàn vừa kể, Sở quan An ninh quân đội Hàn Quốc đã đi đến kết luận là, chứng nhân này sẽ chẳng bao giờ biết được những thông tin như thế, nếu như không được chính hạ sĩ Thọ kể lại cho ông ta nghe.

Khi không còn kết tội hạ sĩ An Hạc Thọ là kẻ đào ngũ nữa, thì coi như chính quyền Hàn quốc thừa nhận là có chuyện binh lính của họ bị mất tích hay bị bắt làm tù binh tại chiến trường Việt Nam, việc phải khôi phục lại danh dự cho người hạ sĩ này chỉ là vấn đề thời gian.

Mặc dù trong những ngày cuối tháng 7/2009, dư luận ở Hàn quốc nóng lên vì vấn đề này, nhưng chính quyền Bình Nhưỡng vẫn giữ yên lặng. Những người am hiểu về Bắc Triều Tiên không ngạc nhiên về thái độ im lặng này, vì họ biết rằng có nhiều xác xuất là rồi đây chính quyền Bình Nhưỡng sẽ bằng cách nào đó dùng chuyện này làm điều kiện để đòi chính quyền CSVN phải trả nợ; nếu Hà Nội từ chối thì có thể Bình Nhưỡng sẽ cho công bố thêm những chi tiết liên quan khác để làm Hà Nội mất mặt, như là một cách làm áp lực để đòi nợ từ một con nợ vẫn nổi tiếng là lật lọng.

Ngô Văn

“Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê” - Ngô Nhân Dụng

Ngô Nhân Dụng

Gần đây chúng tôi mới nói chuyện với một người Việt từng tham dự những cuộc biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh thành lập huyện Tam Sa ở đảo Hải Nam; anh đã từng bị công an đuổi bắt. Tôi hỏi đùa một câu vô duyên: Sao, đã biết sợ công an chưa? Câu trả lời của anh thật bất ngờ: Không sợ, vì họ cũng là người Việt cả. Tôi chỉ sợ công an Trung Quốc!

Công an Trung Quốc làm gì những người Việt biểu tình ở Hà Nội hay Sài Gòn? Không, họ không cần làm gì cả. Họ chỉ cần theo dõi, ghi chép. Họ sẽ có tên tuổi, địa chỉ, tình trạng vợ con, kế sinh nhai, đường đi lối về hàng ngày của tất cả những người từng nói hay hành động chống quyền lợi Trung Quốc ở Việt Nam. Họ lập một cuốn sổ đen. Khi hữu sự, họ sẽ sẵn sàng. Hình ảnh “cuốn sổ đen” đó đang ám ảnh rất nhiều người Việt yêu nước.

Nghe anh bạn nói, tôi ngờ vực không tin. Nhưng nếu quý vị được nghe cả giọng nói bình thản, dửng dưng không xúc động của anh, quý vị sẽ hiểu mối lo sợ này là có thật. Mạng lưới công an Trung Cộng đã hoạt động ở Sài Gòn-Chợ Lớn từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Dù bây giờ nó không bành trướng lên tới mức đáng sợ như trên, thì mối lo sợ vẫn có thật. Không lẽ công an Việt Nam cũng cộng tác “chiến lược và toàn diện” với công an Trung Quốc trong mật vụ này hay sao?

Gần đây một nhà báo ở Sài Gòn mới bị một đám côn đồ “lạ mặt” hành hung vô cớ. Tình cờ, anh cũng là một nhà báo từng viết trên mạng những bài về đòi bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Anh cũng viết rất nhiều về vụ Bô Xít, và những vụ “tầu lạ” đâm chìm thuyền đánh cá Việt Nam ra biển. Ðám “người lạ” đánh anh nhà báo và đám “tầu lạ” đâm thuyền ngư phủ Quảng Ngãi có liên hệ gì với nhau không?

Một điều chúng ta biết chắc là chính quyền Cộng Sản Trung Quốc quyết tâm bành trướng ảnh hưởng không riêng trong vùng Ðông Nam Á mà ra khắp thế giới, ở bất cứ nơi nào trên thế giới có tài nguyên thiên nhiên để khai thác, Trong mục này đã có lần kể chuyện chúng tôi gặp một sinh viên người Congo ở Quảng Châu. Khi nói chuyện với nhau, anh ta bày tỏ nỗi ngạc nhiên không hiểu sao người Trung Quốc sang nước anh nhiều thế. Và họ đi khắp nơi, cả những vùng núi non xa xôi anh không bao giờ nghĩ đến mà họ cũng mò tới. Sau cuộc gặp gỡ đó, tôi đọc một bản tin cho biết hơn 200 nhà kinh doanh Trung Quốc ở Congo mới lén bỏ trốn về nước, để lại hàng ngàn công nhân bản xứ đến đập phá nhà cửa, máy móc, cơ xưởng vì họ không được trả lương! Ðám doanh nhân này là những người Trung Quốc sang Congo khai thác mỏ. Hồi đầu năm 2009 giá nguyên liệu kim khí tụt xuống khắp thế giới, các đại gia Trung Quốc chỉ tính làm ăn chụp giật, thấy lỗ vốn bèn bỏ của chạy lấy người!

Hôm rồi, một anh bạn từ Pháp qua chơi kể rằng anh đã đi khắp các nước Phi Châu vì công việc của sở. Tình cờ, anh cũng kể có lần đi đến thăm một chi nhánh của hãng anh ở Côte d'Ivoire, anh tới một thị xã xa xôi hẻo lánh. “Ông biết không? Mình đang bước đi ngoài phố bỗng giật mình thấy một da vàng mặc áo may ô ưỡn cái bụng phệ trên chiếc ghế trước cửa nhà! Ông ấy đang ngồi xỉa răng! Ở giữa cái xứ chỉ thấy toàn mầu da đen, mình tưởng là gặp đồng bào Việt! Hỏi chuyện rồi mới biết ông ấy là một cố vấn cho chính quyền tỉnh, do Bắc Kinh gửi tới! Ông ấy được mang cả gia đình vợ con sang Côte d'Ivoire để làm cố vấn!”

Không thể nói chính phủ Bắc Kinh chỉ nhắm riêng vào nước Việt Nam mình khi họ đi tìm các nguồn tài nguyên để khai thác. Trung Quốc đang cần công nghiệp hóa. Họ đi tới bất cứ nơi nào tìm quặng mỏ. Họ vừa bị hụt vụ mua 18% cổ phần trong công ty Rio Tinto ở Úc Châu, bắt người đứng đầu công ty Anh-Úc này ở bên Tầu, gán cho tội “gián điệp.” Ở Trung Ðông các nước Á Rập Hồi Giáo cũng chống Trung Quốc sau vụ đàn áp người Uyghur tại Tân Cương. Dân chúng những nước Trung Á cùng chung gốc Turk (Thổ) đã biểu tình chống Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh lo hối lộ chính quyền các nước này để mua dầu lửa và khí đốt. Dù ăn hối lộ, chính quyền các nước này cũng không dám đàn áp dân họ để bênh vực Thiên triều. Ở Algerie có những vụ tập kích đánh vào xe chở người Trung Quốc. Cũng vì vụ Tân Cương cả. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu khiến chính quyền Bắc Kinh phải tiếp tục bành trướng, khắp thế giới. Ðó sẽ là hiện tượng quan trọng nhất ở Á Châu trong thế kỷ 21, đặc biệt là trong vùng biển Ðông của nước ta.

Vì Ðông Nam Á vẫn là một trọng tâm của tham vọng bành trướng này. Chỉ vì lý do địa dư; đó là những nước láng giềng, nhỏ, còn yếu, và quyền lợi còn khác biệt nhau rất nhiều. Trong các nước ASEAN có nước dân chủ, có nước độc tài, có nước Phật Giáo, có nước Hồi Giáo, có nước độc tài Cộng Sản, có nước độc tài quân phiệt, có nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, có nước theo Thiên Chúa Giáo như Phi Luật Tân. Tình trạng này khiến ASEAN còn chưa thể liên kết chặt chẽ, và Bắc Kinh thì đã gõ cửa xin vào tham dự, đến năm nay Mỹ mới bước vô. Người Mỹ từng coi Tây Bán Cầu với những nước Châu Mỹ La tinh, là “sân sau” của họ, không muốn cường quốc nào đụng tới. Bây giờ Trung Quốc có thể cũng mong tới ngày cả miền biển Ðông Á và Ðông Nam Á trở thành “cái ao trước cửa” cho họ thả câu.

Ðứng về mặt đạo đức, chúng ta lên án tham vọng bá quyền này, của bất cứ quốc gia nào. Trên thực tế, bất cứ chính quyền độc tài một nước lớn nào cũng nuôi những tham vọng như vậy, và có khả năng khích động dân chúng ngả theo khuynh hướng đó. Thế kỷ trước, Nhật Bản đã làm như vậy. Ngay một Ðảng Cộng Sản nho nhỏ của các ông Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ cũng có thời muốn làm bá chủ toàn cõi Ðông Dương kia mà! Cho nên phải coi tham vọng bá quyền của Trung Quốc là một sự thật không thể tránh được, các nước Ðông Á phải đối phó chứ không thể chỉ lên án suông mà thôi.

Trong cuộc phỏng vấn của Nhật báo Người Việt, đăng ngày hôm qua, Giáo Sư Carl Thayer đã nói, “Có Hoa Kỳ hiện diện, Trung Quốc không thể múa gậy vườn hoang.” Ðúng như vậy. Các nước Ðông Nam Á đều mong nước Mỹ trở lại vùng này để tạo thế cân bằng với Trung Quốc. Trung Quốc đã lập căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam (Thời Tây Hán gọi tên là Châu Nhai và Ðạm Nhĩ) với 6 hàng không mẫu hạm và 20 tầu ngầm nguyên tử. Chỉ có hạm đội Thứ Bẩy của Mỹ đáng vai đối thủ. Nhưng chúng ta đã có dư kinh nghiệm về cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Nước nào cũng chỉ nghĩ tới quyền lợi quốc gia của họ mà thôi. Người Việt Nam không thể trông nhờ vào ngoại lực. Muốn kháng cự được sức bành trướng của hơn một tỷ dânTrung Quốc thì người Việt phải lo lấy nước Việt chứ không thể trông cậy vào ai khác. Trong hai ngàn năm lịch sử tổ tiên chúng ta vẫn sống như vậy, bây giờ cũng không khác.

Nhưng dân tộc Việt Nam muốn đủ sức cự địch với sức bành trướng của Trung Quốc nếu chính quyền cũng chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc và toàn dân đoàn kết một lòng kháng cự. Hiện nay chúng ta không thấy những dấu hiệu đó. Ðiều đáng lo ngại đối với dân tộc Việt Nam bây giờ không phải là những đoàn quân Trung Quốc tiến qua biên giới như hồi năm 1979. Phương cách xâm lăng đó đã lỗi thời rồi, mà không cần thiết nữa. Ðiều lo lắng nhất là một kế hoạch “tàm thực,” (tầm ăn dâu), hay nói theo kiểu bà con trong nước, gọi là Diễn Biến Hòa Bình. Cộng Sản Trung Quốc không cần gây chiến với Việt Nam. Họ đang gậm nhấm nước Việt Nam từ từ, như đã gậm dần dần cho tới khi nuốt chửng đất đai của người Uyghur, người Mông Cổ, nước Ðại Lý, nước Tây Tạng.

Ngày hôm qua Nhật Báo Người Việt cũng đăng thiên phóng sự viết về chuyến đi thăm miền đất cực Ðông của nước ta, mũi Sa Vỉ, bờ biển Trà Cổ, thành phố Móng Cái, giáp giới Trung Hoa. Ký giả Thiên Thư viết tựa đề: “Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê.” Ðó là “tám chữ vàng” mô tả một sự thật. Có những mảnh đất cho người Trung Quốc thuê 50 năm, còn dài hạn hơn nhiều nông dân Việt Nam chỉ được thuê đất 35 năm. Người Trung Quốc sang mở nhà hàng, khách sạn, sân Golf, và cả cờ bạc, đĩ điếm. Người Trung Quốc làm chủ, người Việt Nam làm thuê. Hai bên cùng có lợi. Các quan chức lợi nhất. Tổng cộng thành 20 chữ vàng, có thể coi là một chính sách, chủ trương lớn của đảng và nhà nước ... Trung Quốc!

Nếu chưa đọc, xin mời quý vị đọc lại thiên phóng sự này. Nhiều nhà báo trong nước đã kể chuyện và chụp hình những “làng Trung Quốc” ở Việt Nam, từ miền Bắc vào tới miền Trung và Cao nguyên. Nhưng ở thành phố Móng Cái, ở mũi Sa Vĩ, có những trung tâm thương mại Trung Quốc mà người Việt muốn xin việc làm phải nói hai thứ tiếng. Con cháu người Việt khôn ngoan ở đây sẽ biết rằng muốn có tương lai phải học tiếng Quảng hay tiếng Phổ thông. Tiếng đầu lòng con học nói có thể là “Nỉ Hào Ma?”. Người bạn ở Sài Gòn đang sợ công an Trung Quốc, anh vẫn tin tưởng rằng anh không cần sợ công an Việt Nam. Vì họ cũng là người Việt như mình cả. Niềm tin đó còn có cơ sở vững chắc hay không?

Nhiều người Việt ở Nam California đã nói đùa rằng có ngày Bắc Kinh sẽ đổi tên huyện Tam Sa thành Tứ Sa. Vì ngoài Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta, cộng với Tây Sa của họ, họ còn muốn có thêm chữ Sa thứ tư là Bôn Sa (Bolsa) nữa! Trung Quốc sẵn sàng đầu tư sang Bolsa mở nhà hàng, khách sạn, thương xá, cư xá cho người già, khu giải trí, vân vân; chỉ cần lúc nào cũng theo đúng 8 chữ vàng: “Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê.”

Nhưng tầm ăn dâu ở Á Châu thì dễ, sang tới Mỹ sẽ khó hơn nhiều. Vì ngay người Hoa và người Việt gốc Hoa ở Mỹ cũng sợ Bắc Kinh xâm nhập. Cho nên dân Bolsa không cần lo. Nếu có một huyện Tứ Sa thì chắc chữ Sa thứ tư sẽ là mũi Sa Vĩ trong tỉnh Móng Cái. Ở Quảng Châu đã có bãi Sa Diện (Mặt Cát, sách thường in nhầm là Sa Ðiện), nay có thêm Sa Vĩ (Ðuôi Cát) nối với nhau như khẩu hiệu “núi liền núi, sông liền sông” từ 50, 60 năm trước!

Tám chữ vàng “Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê” không nhất thiết chỉ áp dụng trong các khách sạn, nhà hàng. Tại sao không áp dụng (hợp tác chiến lược và toàn diện), ngay trong hoạt động của ngành công an hai nước? Người Trung Quốc có thể còn muốn áp dụng tám chữ vàng trong tất cả mọi phạm vi, từ trên xuống dưới, như công cuộc trị quốc và bình thiên hạ mà họ vẫn theo đuổi từ thời Tần Hán đến giờ. Trong tâm thức, họ có thể nghĩ đó là sứ mệnh ông Trời đã buộc dân Hán tộc phải thi hành! Người Việt Nam tất nhiên nghĩ khác, hai ngàn năm nay vẫn nghĩ ngược lại. Vậy người Việt Nam phải làm gì?

Ngô Nhân Dụng
*****
    Từ mũi Sa Vĩ nhìn về Móng Cái:
    Trung Quốc làm chủ, Việt Nam làm thuê
Phóng sự của Thiên Thư

Ðã rong ruổi qua nhiều miền biên ải nhưng mỗi khi quay về Trà Cổ lòng cứ thắt lại. Dã tâm của phương Bắc cỏ cây nước Nam ngàn năm khắc cốt. Cha ông đã ngã xuống để rừng dương ôm chặt biển nước Nam, thây vạn người giữ từng tấc đất để giờ đây kẻ hèn nhát, luồn cúi dâng rẻ bờ thiêng đất tổ cho láng giềng tham lam.
Mũi Sa Vĩ vẫn là đất của Việt Nam, nhưng ...
Ðình Trà Cổ nằm khiêm tốn so với những công
trình của người Trung Quốc. (Hình: Thiên Thư)


Tôi về thăm Trà Cổ vào những ngày cuối Tháng Bảy dương lịch, khi cả nước tổ chức 'về nguồn', đại giỗ cho những người con đất Việt đã chiến đấu và hy sinh trong các cuộc chiến tranh. Duy chỉ có vành đai biên giới phía Bắc này khói hương không được tỏa. Ba mươi năm qua những con người nằm xuống trong những cuộc chiến đấu với bọn xâm lược Trung Quốc không được ghi nhận, ở nghĩa trang, trên bia mộ, trong sách sử và truyền thông cả nước không được nhắc đến.

Có những quá khứ bị buộc phải bịt kín và lờ đi để phục vụ cho lợi ích hiện tại, nhưng tương lai sẽ như thế nào sau những gì đang diễn ra. Có thể lâu lâu tôi về đây mà ngây ngấy đâm lo, rồi nỗi lo của tôi cũng vơi đi theo nhịp sống hối hả của thị thành, nhưng những người dân miền biên ải thì đêm chẳng yên giấc, nỗi lo mất nước luôn thường trực như những gì buộc họ phải khắc cốt ghi tâm.

Ðứng từ mũi cực Đông Sa Vĩ phóng tầm mắt về phía Ðông Bắc có thể trông thấy cột mốc biên giới trên biển Việt-Trung, cứ vài phút lại thấy canô của lực lượng biên phòng phóng vút trên mặt sóng. Bên kia vùng biển của Trung Quốc, những cảng biển cầu tàu hiện đại và những công trình kiên cố trải dài trắng rực cả vành đai biên giới. Trên một hải phận có thể thu gọn vào tầm mắt này vẫn thường diễn ra xung đột, không ai khác chính người dân đã trực tiếp đấu tranh, phản kháng các vụ ngư dân Trung Quốc vi phạm chủ quyền, thả lưới quăng thuốc nổ trên hải phận của ta, hút cát dọc sông biên giới, xâm phạm ngư trường một cách táo tợn dù lực lượng biên phòng hai nước tuần tra 24/24.

Một ông lão ở làng chài nhìn thời vận mà thốt lên, “Danh nghĩa là đất của mình nhưng Trung Quốc đã thuê trong 50 năm tới, không chỉ Trà Cổ, Móng Cái, mà cả cái tỉnh Quảng Ninh này, từ cái sân golf, khách sạn, các khu trung tâm mua sắm, quảng trường, cho đến cái quán ăn vỉa hè đều có chủ là người Trung Quốc. Sống trên đất Việt nhưng người Việt chỉ là kẻ làm thuê lại phải tiêu dùng mọi thứ hàng hóa của Trung Quốc thì có đau không, có lo không?”

Mũi Sa Vĩ-Trà Cổ vẫn là của ta nhưng chuyện gì đang xảy ra nơi đây?

Vành đai biên giới Việt-Trung.
(Hình: Thiên Thư)
Ngày trước, đứng từ mũi Sa Vĩ địa đầu phía Ðông của Tổ quốc có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của bờ biển Trà Cổ cong và dài 17 cây số được mệnh danh là thơ mộng nhất Việt Nam. Nhưng bây giờ nhìn từ bức phù điêu Trà Cổ chỉ là một bãi lầy xộc xệch, bờ biển bị băm nát, rào kín bởi các dự án của Trung Quốc, có chăng chỉ là hai cây đa do ông Trần Ðức Lương (cựu chủ tịch nước) và Nguyễn Tấn Dũng (đương kim thủ tướng) trồng, nó ốm yếu trước gió biển Ðông Bắc thổi vào. Gần đó là bức phù điêu hình 3 ngọn phi lao ghi câu thơ “Từ Trà Cổ đến rừng dương đến Cà Mau rừng đước ...” của Tố Hữu mà nhiều ý kiến cho rằng ở vị trí này nên khắc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, đó mới là khí phách của dân tộc Việt Nam.

Bạc nhược thay! Án ngữ mũi Sa Vĩ ngày nay là sân golf 18 lỗ bành trướng của Trung Quốc. Ðể lấy đất làm sân golf này, người ta đã cho di dời cả ngôi miếu thờ thần hoàng làng, rồi bứng cả đồn biên phòng nằm sát mép biển vào sâu trong bờ. Bao quanh sân golf là rừng phi lao cao kín, lớp ngoài là dây kẽm gai che chắn mọi sự tò mò từ bên ngoài.

Sân golf án ngữ, khách sạn bao vây đã khiến làng chài Trà Cổ thay đổi đi nhiều. Giờ đây làng chài đã hoang vắng, ngư phủ đã thôi ra khơi, một số chuyển sang nghề nuôi thủy sản, chủ yếu là tôm nhưng từ khi sân golf hoạt động khách sản mọc lên như nấm mùa mưa thì cá tôm mỗi năm mỗi thất, môi trường càng ô nhiễm, vì nước thải từ sân golf và khách sạn đều được tuồn thẳng ra biển, bà con đã phản ánh nhiều nhưng chẳng cơ quan nào đứng ra cứu giúp. Có chăng chỉ là biên bản kết luận nước thải từ sân golf quốc tế Móng Cái đạt tiêu chuẩn và được Sở Khoa Học-Công Nghệ Quảng Ninh cho phép thải trực tiếp ra biển. Cũng xin nói thêm, từ Vịnh Hạ Long đến Trà Cổ, tất cả các khách sạn lớn ven biển, hầu hết có vốn đầu tư của Trung Quốc, đều được phép đặt ống nước thải đổ trực tiếp ra biển, cạnh đó thì khách du lịch vẫn bơi tắm hồn nhiên, với kiểu làm du lịch này thì quá vô nhân đạo với một kỳ quan thế giới.

Trong khi đó, phía Việt Nam đã cho phép phía Trung Quốc đầu tư xây dựng thêm một số cơ sở hạ tầng như khách sạn 5 sao, gắn kết với hoạt động của sân golf đã có, bờ biển Trà Cổ đang và sẽ tiếp tục được quy hoạch và kêu gọi nhà đầu tư Trung Quốc vào khai thác. Những gì cha ông để lại, đã phải đánh đổi bằng xương máu để gìn giữ thế mà tại sao người ta lại nỡ đối xử với Sa Vĩ như thế?!

Từ mũi Sa Vĩ theo con đường nhựa đến mái đình Trà Cổ, hai bên đường đã thay đổi nhiều, nhà cao tầng, khách sạn nhà trọ mọc lên nhiều, nhưng vẫn thấp thoáng những cụ già ngồi vá lưới trong những căn nhà ọp ẹp buồn đến cay mắt. Trà Cổ đã thay đổi rất nhiều nhưng ngôi đình Trà Cổ là vẫn thế gần 600 năm qua. Nếu đình Trà Cổ là báu vật là cột mốc khẳng định chủ quyền văn hóa của Việt Nam tại vùng biên ải này thì người dân Trà Cổ sống làm người nước Nam, có chết vẫn “thẳng người” làm ma nước Nam như một bô lão trong làng đã khẳng định.

Tôi vào đình thắp nhang rồi cùng lũ trẻ xem bài chòi, những câu ca dao, những hồi mõ dài vang lên mỗi khi có chòi nào “tới” khiến tim tôi rung lên, những đôi mắt ánh lên nụ cười, đó là thứ tình yêu thiêng liêng tôi tìm thấy nơi đây của người Trà Cổ...

Thành phố Móng Cái ngày nay

Quảng trường Hòa Bình ở thành phố Móng Cái
do người Trung Quốc làm chủ. Hình: Thiên Thư
Rời Vịnh Hạ Long trong cơn mưa chiều lất phất, dự tính sẽ đến Móng Cái sau 4 giờ ngồi xe nhưng kẹt xe và đường xấu khiến hành trình gian nan này kéo dài gần 6 tiếng. Ðoạn đường này có lẽ không dành cho những người yếu tim. Ðường đến Móng Cái đã xuống cấp trầm trọng do những chiếc xe container tải hàng từ Trung Quốc về đã ngày đêm cày xới con đường này không thương tiếc. Con đường đèo vốn hẹp và nhiều cua gắt liên tục nhưng các các bác container xứ này chẳng ai nhường ai, đua, vượt hơn cả trên phim hành động. Nguy hiểm rình rập nhưng dân 3 miền vẫn rủ nhau về Móng Cái như trẩy hội, kẻ không ruộng nương tha phương lên đây làm cửu vạn, người có vốn lên đây đánh hàng đi buôn.

Xứ biên ải này không phải là nơi dễ kiếm tiền như người ta nghĩ. Làm cửu vạn hay đứng bán hàng thuê cho chủ Trung Quốc cũng chẳng đơn giản chút nào. Ðồng tiền kiếm được nơi đây là đồng tiền mồ hôi và máu. Thế nhưng, người ta vẫn bỏ quê ra đây kiếm tiền, theo họ dù vất vả thay vì ở quê đói hả họng. Có người để vợ, để chồng, có gia đình dắt díu nhau mướn nhà thuê tạm bợ, rồi cũng qua ngày. Người ta chưa có số liệu thống kê có bao nhiêu cửu vạn ở đất Móng Cái với gần 10 cái chợ và trung tâm mua sắm này. Sáng mắt ra đã thấy họ khuân vác những núi hàng hóa như diễn xiếc. Chiều về cả nhà loay hoay với miếng thịt mỡ ăn quẹt ba ngày vẫn còn, ốm gục cả người nhưng vẫn cày khỏe như trâu. Thế mà bọn chủ người Tàu nói với tôi rằng chúng không thích mướn lao động người Việt vì người Việt lười hơn người của nó, nó chỉ cho thấy cái quảng trường Hòa Bình gần cửa khẩu được phía nó xây dựng với tốc độ nhanh chóng mặt, lao động của nó làm việc cật lực mà chi phí lại thấp hơn người Việt.

Ðỡ vất vả hơn cửu vạn có lẽ là những người bán hàng thuê cho chủ người Tàu ở chợ Trung Tâm Móng Cái. Chợ này chỉ họp từ 8 giờ sáng đến 12 giờ là đóng cửa vì chủ người Tàu phải về bên kia. Trung bình mỗi tháng tiền lương của người bán hàng là một triệu đến một triệu hai, nhưng đòi hỏi phải biết tiếng Tàu, nhanh lẹ, vui vẻ, khôn khéo. Công việc tuy nhẹ nhàng nhưng những người bán hàng thuê thường kiếm thêm một công việc nữa làm thêm vào buổi chiều nếu muốn tồn tại ở đất này.

Ðêm xuống, trên phố chỉ còn lại những người bán hàng rong, du khách và người có tiền, còn những người lao động nghèo đã sập cửa trọ ngủ sớm để sáng mai dậy sớm đi cõng hàng trên lưng. Chợ đêm Móng Cái đông vui náo nhiệt với những gian hàng quần áo, giày dép, hàng lưu niệm giá rẻ, cạnh đó là khu ẩm thực với các món ăn kiểu Tàu, nào là rau muống nướng, nào là xì dầu và ngập đầy tỏi sống trên bàn ăn. Cũng thật lạ, hầu hết chủ các quán ăn, nhà hàng ở thành phố này đều là người Tàu, còn phục vụ là người Việt. Ở các quán nhậu ở chợ đêm thường tập trung thanh niên choai choai người Việt, ăn nhậu no say, rồi phóng xe bạt mạng không nón bảo hiểm, thỉnh thoảng chúng dừng lại đánh lộn, đâm chém, gái bán hoa giành khách cũng đấu đả khiếp rợn.

Không thể không nhắc đến những người Việt giàu có ở mảnh đất này, nhìn những chiếc Mẹc, Audi, Lexus, BMW đời mới lướt như mắc cửi quẩn quanh thành phố cũng đủ biết họ ăn nên làm như thế nào, biệt thự mọc lên như nấm, người ta đua nhau đầu tư quy hoạch các khu biệt thự vườn. Nhưng ở vùng biên ải này tiền kiếm được đa phần là từ buôn hàng lậu và buôn tiền và từ tiền mà ra đôi khi đi tù, ăn đạn cũng do tiền.

Ở các quán ăn, nhà hàng sang trọng thì càng vắng bóng người Việt, nếu có thì cũng là tay chủ lớn, luôn cặp kè cùng các cô bé chưa quá hai mươi. Các cô xinh chẳng kém gì mấy em “chân dài” Hà Thành, cũng thanh lịch, cũng sành điệu, cũng điêu ngoa và giang hồ bậc nhất. Trà Tàu và tỏi là những thứ thường trực trên bàn ăn, còn nước mắm thì chẳng bao giờ xuất hiện nơi đây, nó gần như bị xóa sổ khỏi khẩu vị của người Việt ở Móng Cái, ngay cái thứ nước chấm của món gỏi cuốn khá ngon trong chợ Móng Cái cũng được người ta đặc chế công phu từ nước muối để thay nước mắm. Trên bàn, khi ăn những chủ người Tàu ăn-nói-nhìn luôn nhịp nhàng khéo léo hơn chủ Việt, chốc chốc những cô gái Việt phục vụ bàn được mời cốc bia phải vặn vẹo thụt lùi trước bàn tay sờ mó của những gã đàn ông Tàu trong sự thờ ơ thỉnh thoảng tán thưởng của chủ nhà hàng người Tàu. Hết bàn này đến bàn khác, công việc bưng bê thức ăn của những cô gái này đôi khi cũng lắm tủi nhục nhưng phải luôn miệng cười tươi chào hỏi bằng đôi thứ tiếng.

Những ngày này việc một đại gia người Việt khét tiếng giàu có và ăn chơi ở xứ Móng Cái bị công an bắt đã trở thành đề tài trên bàn ăn. Rồi tin những người buôn tiền người Việt bị bắt ở Ðông Hưng cũng gây rúng động giới đổi tiền. Những tin tức phiền toái lại được dẹp qua, thay vào đó các chủ làm ăn bàn tính việc sẽ chọn lô nào trong khu thương mại Móng Cái Plaza đồn rằng của con trai ông Trần Ðức Lương sắp khánh thành sau một thời gian gián đoạn do kinh tế suy thoái. Có gì tốt xấu người ta cứ phơi ra trên bàn ăn vừa có bia hiệu vừa có trà Tàu nghi ngút khói. Còn tôi, chẳng ăn được gì vì nhà hàng không có nước mắm nhưng lại dậy mùi tỏi sống, cũng chẳng quen uống trà nóng thế là loay hoay tính tiền bước ra phố tìm một quán ăn còn gốc Việt, dù nó nằm hút trong con đường nhỏ.

Sau chiến tranh biên giới Tháng Hai năm 1979, thị trấn Móng Cái bị tàn phá nặng nề, mãi đến năm 1991, sau khi quan hệ Việt-Trung trở lại bình thường thị sự trao đổi buôn bán qua lại cửa khẩu Bắc Luân ngày càng tăng lên. Thành phố Móng Cái được thành lập ngày 25 Tháng Chín năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Móng Cái cũ.

Móng Cái cũng như nhiều thành phố vùng giáp biên khác, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí được đầu tư bởi các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc. Một trong 2 khu giải trí, kinh doanh lớn nhất thành phố trẻ Móng Cái là của của công ty Hồng Vận và công ty liên doanh Hải Ninh-Lợi Lai. Như nhiều nhà đầu tư Trung Quốc khác, 2 công ty này được thuê đất 50 năm với nhiều loại hình kinh doanh như sòng bạc, khách sạn, sàn nhảy, dịch vụ, mua sắm hàng hiệu (nhái), cửa hàng đồ ăn Trung Quốc. Cuối tuần, khách du lịch từ Trung Quốc, Hongkong, Ðài Loan đến Móng Cái nghỉ ngơi rất đông, các nhà hàng, khách sạn cho đến sân golf dường như hoạt động hết công suất. Tất cả tiền đều chảy vào túi chủ Trung Quốc, chẳng có thứ gì của Việt Nam được tiêu dùng, trừ những người phục vụ luôn là người Việt Nam biết hai thứ tiếng.

Riêng với Trung Tâm Thương Mại Hồng Vận hiện nay đã bị phía Việt Nam đóng cửa, đình chỉ thi công và hoạt động mà lý do thì bị bịt kín. Ðược biết đây là vụ việc liên quan đến an ninh chính trị, trong thời gian thi công tại Trung Tâm Thương Mại Hồng Vận này phía Trung Quốc đã cho đào đường hầm thông qua biên giới, may mắn là phía Việt Nam kịp thời phát hiện, chẳng ai biết Trung Quốc đã đào đến đâu, Việt Nam xử lý làm sao với cái đường hầm và nghĩ sao về tình bạn hữu nghị Việt-Trung. Vậy mà người ta vẫn không run tay ký quyết định cho phép các dự án của Trung Quốc đóng chiếm các vị trí quan trọng của quốc gia.

Phóng sự của Thiên Thư

IRS dùng hình cờ Việt Cộng trong tài liệu tiếng việt để giúp người tỵ nạn Việt

Đây là tấm hình mà cơ quan IRS chuẩn bị in và phát hành
để hướng dẫn về Thuế vụ cho người Việt tại Hoa Kỳ.

Dưới đây là địa chỉ và điện thoại để quý vị độc giả gọi tới phản đối:
Thuychi McGaw: Thuychi.T.McGaw@IRS.gov
IRS/SPEC
Senior Relationship Tax Consultant
1220 SW 3rd Ave.
M/S 180
Portland Oregon, 97204
Tel: (503)326-3091
Fax: (503)326-7221

Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy Tổ Chức Hội Luận Về Ðại Họa Trung Quốc Ðô Hộ Việt Nam



Ðúng 11 giờ sáng ngày Thứ Bảy 25/07/2009, tại Stockton Blvd Resource Center, thủ phủ Sacramento của Tiểu bang California, một buổi Hội Luận về Ðại Họa Trung Quốc Ðô Hộ Việt Nam, đã được Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy phối hợp với Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento tổ chức, nhân ngày giỗ năm thứ 19 cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, với 3 diễn giả chánh đều là thành viên của Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy gồm Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đến từ Orange County, Nhà văn Quân đội Hải Triều đến từ Vancouver, Canada và Giáo sư Trần Minh Xuân đến từ Newark.

Sau nghi thức chào cờ Quốc gia Việt Nam và tưởng niệm các anh hùng Quốc gia Việt Nam hy sinh bảo vệ Tổ Quốc và lý tưởng tự do, lễ dâng hương tưởng niệm trước bàn thờ Tổ Quốc có đầy đủ di ảnh cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, với hương hoa quả trang nghiêm, được tiến hành với Bác sĩ Tôn Thất Sang, đại diện Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento; Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, đại diện Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Nhà văn Hải Triều, đại diện nhóm Nhà văn Quân Ðội; và Giáo sư Trần Minh Xuân, đại diện Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy, cùng xếp hàng dâng hương theo tiếng nhạc trang nghiêm.

Khởi đầu buổi Hội Luận, ông Nguyễn Quý Nhượng, Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento ngỏ lời chào mừng các diễn giả và các quan khách từ xa, gồm các thành viên lãnh đạo Liên đoàn Cử tri người Việt Bắc California, Ðoàn Thanh Niên Cộng Ðồng [VAYO], Hội Cao niên Diên Hồng Oakland, Hội H.O San Francisco, các khu hội CTNCT Bắc California và San Joaquin, Hội cao niên Stockton, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy, báo Mõ San Francisco & Oakland, báo Tiếng Dân ... về thủ phủ Sacramento tham dự Hội Luận cùng quan khách và đồng bào địa phương gồm Bác sĩ Hà Hữu Tâm, ông cựu Phụ tá Bộ Thông Tin Dân Vận và Chiêu Hồi Triệu Huỳnh Võ ...

Tiếp lời ông Nguyễn Quý Nhượng Giáo sư Trần Minh Xuân xướng đọc email của cô Nguyễn Ngọc Thúy Tần, ái nữ cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và bà Jackie Bông, quả phụ cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông, nhờ thắp nhang trước bàn thờ và kính dâng Giáo sư Huy 2 lễ vật đặc biệt là cuốn “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung” của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và “Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông” được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thực hiện ở Sài Gòn năm 1972, và Ðại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy tái bản ở Hoa Kỳ năm vừa qua. Danh sách các thành viên Ðại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy từ xa gọi điện thoại, email và fax gởi lời tưởng niệm cố Giáo sư Huy và chúc buổi Hội Luận thành công cũng được xướng đọc gồm quý vị Ðỗ Thành Công và Jane, ông Trần Hữu Phúc ở Ðức quốc, Bản Tin Âu Châu, ông Lê Minh Khởi ở Toronto, Canada, ông Lâm Bảo Tín ở Quebec, Canada, ông Hồng Thương ở Washington DC, Hoa Kỳ, ông Nguyễn Hữu Ninh ở Vancouver, Canada, ông Huỳnh Kim Tuấn ở New York, ông Hồng Ngự ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ, cựu Hải quân Ðại tá Nguyễn Văn Thiện ở New York, ông Phạm Ðức Duy và hiền thê ở New Jersey, Bà Song Thi cựu phóng viên Ðài VOA và phu quân ở Oregon, Hoa Kỳ, cựu Dân biểu Nguyễn Văn Quý và phu nhân ở Castro Valley, Hoa Kỳ, ông Lưu Tấn Xuân ở Canada, các ông Vương Từ Mỹ và Nguyễn Văn Khiêm ở San Francisco, ông Nguyễn Văn Ðầy, Houston, Taxas, Hoa Kỳ, ông Lê Văn Phú, Texas, Hoa Kỳ...

Diễn giả đầu tiên của buổi Hội Luận là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Phó chủ tịch Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, thành viên Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, đã thay mặt Tiến sĩ Phan Văn Song đọc lời tưởng niệm ghi lại những kỷ niệm của ông đối với Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trong thời gian ông được sang Pháp du học và sau đó làm việc với cố Giáo sư Huy, đặc biệt là được Giáo sư Huy chỉ đạo cùng Giáo sư Trần Minh Xuân thành lập trường Cao Ðẳng Thương Mại Minh Trí ở Saigon năm 1974. Sau đó, qua những chứng liệu cụ thể và qua sự diễn giải mạch lạc ông cho thấy trong việc đô hộ Việt Nam “Trung Quốc đã lấy Bauxite làm DIỆN để che đậy ÐIỂM Hán hóa người thiểu số và dân tộc Việt”. Ðồng thời, qua việc Trung Quốc sa lầy ở Tây Tạng và gặp khó khăn ở Tân Cương cùng một số lãnh địa khác sẽ đưa tới việc vùng Vân Nam độc lập với Bắc Kinh, nhưng đại họa Hán hóa Việt Nam của bọn Tàu vẫn chưa chịu dứt; tuy nhiên Việt Nam sẽ có những thuận lợi để giải phóng dân tộc khỏi sự đô hộ của Tàu.

Ðến phần nhà văn quân đội Hải Triều, cũng được cô giáo MC Cao Thanh Tâm giới thiệu là một thành viên của Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy; ông đã hùng hồn trình bày sự quật khởi của dân tộc Việt trong mấy lần bị Bắc thuộc hơn ngàn năm và cho biết các tác phẩm của ông đều tập chú vào việc lên án Cộng sản Việt Nam và chỉ có giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam mới giải quyết được đại họa Bắc thuộc; đồng thời viễn tượng sụp đỗ của bọn Thái Thù Việt và Bắc Triều tan rả là chuyện tất yếu phải xảy ra trong tương lai gần. Dịp nầy, ông cũng tường thuật tóm lược cuộc “Chiến Thắng Cờ Vàng ở Yukon” mà các ông với một thiểu số ít oi đã chiến thắng không chỉ Cộng sản Việt Nam mà còn chiến thắng cả bọn Trung Quốc kéo về đó để mong triệt hạ cờ vàng mà chúng đã bị thảm bại trong năm vừa qua. Ðiều đáng thương được ông tâm sự là ông hy vọng số sách ông được ủng hộ hôm nay sẽ góp phần trả tiền vé khứ hồi xe bus mà ông đã vất vả ngồi suốt ngày đêm từ Vancouver, Canada, đến Sacramento sáng sớm ngày 24 và trờ về tối ngày 25/07/2009.

Ðến phần Giáo sư Trần Minh Xuân, diễn giả thứ ba, cũng thuộc Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, cho biết trong phần giới thiệu các tác phẩm được trình bày hôm nay, bên cạnh các tác phẩm “Câu Chuyện Da Cam/Dioxin Việt Nam” của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, “Máu Và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” của Hải Triều, “Thư Cho Con” của Giáo Già; ông đặc biệt tập chú vào cuốn “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung” “Di cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông” vừa được Mekong-Tynan, Nguyễn Ngọc Huy Foundation và Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy tái bản; vì tư tưởng của cả hai Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Giáo sư Nguyễn Văn Bông thể hiện triết lý đấu tranh cho sự SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM trước sự thống trị của độc đảng độc tài Cộng sản Việt Nam và sự đô hộ của Trung Quốc.

Số khán giả ngồi kín hội trường say mê theo dõi các ẩn số chánh trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy khám phá cho thấy các ẩn số cũng là những giá trị tuyệt vời trong tư tưởng của Kim Dung, cho thấy cái hấp lực của Kim Dung không chỉ qua tuyệt chiêu của các cao thủ võ lâm, qua những chuyện tình vừa lãng mạn vừa trái ngang của mọi nhơn vật, từ trẻ tới già, mà cái hấp lực huyền nhiệm hơn cần thấy qua tư tưởng Kim Dung là sự phản tỉnh của Kim Dung từ khuynh tả lúc ban đầu cho tới sự vỡ mộng khi đụng chạm với thực tế gian án của Cộng sản, là sự nhận xét sâu sắc đầy nhân bản của những cái tốt và cái xấu coi như đương nhiên phải có nơi mỗi con người, mỗi tổ chức; để từ đó thấy rõ tư tưởng Nguyễn Ngọc Huy rực rỡ qua các ẩn số được khám phá đó. Vấn đề cũng không dừng lại ở đó; vì cái ẩn số được khám phá làm bộc lộ tư tưởng Nguyễn Ngọc Huy còn đưa tới cái đáp số cho tương lai ấp ủ “TÂM NGUYỆN NGUYỄN NGỌC HUY”, tương lai SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM, tương lai DÂN BẢN, ÐỘC LẬP, TỰ DO, HÒA BÌNH VÀ TRUNG LẬP cho đất nước Việt Nam.

Ðến phần quan khách góp ý và hội luận, hầu như tất cả đều tập chú vào việc cần tìm ra giải pháp cụ thể và hữu hiệu trừ diệt bọn Thái Thú Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng ... và giải phóng đất nước khỏi đại họa Bắc thuộc. Ðược mời phát biểu ông Huỳnh Lương Thiện, chủ nhiệm báo Mõ San Francisco & Oakland đã nhắc lại kỷ niệm của ông với Giáo sư Huy và nói lên tầm quan trọng của chánh trị khi nhắc lại lời của Giáo sư Huy là “Mình không làm chánh trị thì sẽ bị trị”. Ông cũng nói lên tầm quan trọng của việc vận động sự ủng hộ của các chánh khách, dân biểu, nghị sĩ Mỹ cho cuộc đấu tranh nơi quê nhà. Ông yêu cầu mọi người tiếp tay gây quỹ đăng trang báo cám ơn 37 Thượng nghị sĩ Mỹ đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam. Nhiều câu hỏi được đặt ra và nhiều đề nghị được nêu lên từ chuyện nhỏ ai cũng có thể làm được như chận đứng mọi cám dỗ của Cộng sản Việt Nam, tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và chuyện lớn hơn như chuyển đạt thông tin trung thực về nước cho đồng bào được rõ những gian ác của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bị bưng bít, như vận động quốc tế yểm trợ của cuộc đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam nơi quê nhà, theo đúng phương trình Nguyễn Ngọc Huy đã được các cá nhơn và tổ chức thực hiện lâu nay; đó là hải ngoại tiếp trợ quốc nội vùng lên chống lại Cộng sản Việt Nam và vận động quốc tế yểm trợ cuộc đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam nơi quê nhà.

Cuộc Hội Luận sôi nổi đưa tới bản TUYÊN CÁO CHUNG được Chủ Tọa Ðoàn đúc kết và tuyên đọc với sự hưởng ứng của toàn thể hội trường.

Buổi Hội Luận kết thúc sau lời cám ơn của Ban Tổ Chức và bữa ăn nhẹ do Ðại gia đình Nguyễn Ngọc Huy và Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento khoản đãi lúc 2 giờ 30 phúc cùng ngày.

**********
TUYÊN CÁO

Lên Án Cộng Sản Việt Nam Ðể
Cộng Sản Trung Quốc Ðô Hộ Ðất Nước Việt Nam

Hôm nay, ngày 25 tháng 07 năm 2009 tại Stockton Boulevard Resource Center, Thủ phủ Sacramento, Tiểu Bang California, Hoa Kỳ, một cuộc Hội Luận do Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy và Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento, cùng các Tổ Chức, Hội Ðoàn, Ðoàn Thể, và đông đảo nhân sĩ đồng hiệp lực tổ chức với đề tài “Ðại Họa Bauxite và Ðế Quốc Trung Cộng Ðô Hộ Ðất Nước Việt Nam”, có sự tham dự của nhiều cơ quan Truyền Thông, Báo Chí.

Sau hơn 3 giờ nghe các bài Tham Luận do các chuyên viên và các nhà hoạt động chính trị trình bày, đông đảo các tham dự viên đã tích cực đóng góp ý kiến, phân tích và mổ xẻ hiện tình đất nước Việt Nam do bạo quyền Cộng Sản cai trị dưới sự đô hộ của Ðế Quốc Trung Cộng. Tất cả cùng nhận định:
    NHẬN ÐỊNH 1: Trải qua hơn 4 ngàn năm văn hiến dân tộc Việt Nam đã oai hùng dựng nước và giữ nước, không khuất phục trước bất cứ ách đô hộ của ngoại nhân và bọn tay sai nào. Bản năng DÂN TỘC SINH TỒN và kinh nghiệm sống thúc đẩy Dân Tộc Việt Nam luôn luôn cảnh giác trước tham vọng đô hộ và đồng hóa của bọn bành trướng Bắc Phương.

    NHẬN ÐỊNH 2: Lịch sử Việt Nam cận đại chứng minh rõ ràng Cộng Sản Việt Nam đã chịu làm tay sai cho Trung Cộng dùng bạo lực và lừa đảo cuớp đoạt chính quyền, rồi cai trị toàn lãnh thổ Việt Nam bằng dối trá và bạo lực, trong vai trò của những Thái Thú gốc Việt, nên nó hoàn toàn không là đại diện quyền lợi của dân tộc Việt Nam trước Cộng Ðồng Quốc Tế.

    NHẬN ÐỊNH 3: Những sự kiện cận đại như ký các văn kiện, hiệp ước liên quan đến biên giới và lãnh hải, cho Trung Cộng khai thác Bauxite ở Cao Nguyên Trung Phần, cho công nhân Trung Cộng tràn ngập các xí nghiệp, công trường, đặt Việt Nam dưới sự đô hộ của Trung Cộng, cho Trung Công vơ vét tài nguyên quốc gia và dùng Việt Nam làm vị trí chiến lược khống chế toàn vùng Ðông Nam Á Châu và đe dọa hải trình Bắc Nam Thái Bình Dương thông qua Ấn Ðộ Dương.

    NHẬN ÐỊNH 4: Hiện nay Cộng Sản Việt Nam thông qua bọn Thái Thú Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng công khai bóc lột đồng bào, tạo nên đại họa dân oan, đàn áp tôn giáo, bắt giam mọi thành phần chống đối bất bạo động như Linh mục Nguyễn Văn Lý, các Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh ..., tước đoạt mọi quyền tự do căn cản của người dân như tự do ngôn luận, tự do lập hội ..., vi phạm Hiến Pháp do chúng đặt ra để lừa bịp dân chúng và dư luận thế giới, để Trung Cộng Hán hóa dân Việt bằng kinh tế thị trường và văn hóa nô dịch bất chấp mọi phản đối mạnh mẽ của mọi giới đồng bào quốc nội và hải ngoại.
Do các nhận định trên, chúng tôi, các Ðoàn Thể, Tổ Chức, Hội Ðoàn và cá nhân
đồng ký tên dưới đây.
LONG TRỌNG TUYÊN CÁO

1. Mạnh mẽ phản đối trước Cộng Ðồng Quốc Tế những hành động đô hộ của Trung Cộng thông qua bọn Thái Thú Việt để chiếm đoạt bất hợp pháp lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, cho bọn “hải tặc có giấy phép” sát hại ngư dân Việt, cướp đoạt hải sản do ngư dân Việt đánh bắt và phạt tiền các nạn nhân đánh bắt cá hằng năm ngay trên lãnh hải của mình; đồng thời sai khiến bạo quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam những nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam; vi phạm các công ước quốc tế mà cả Trung Cộng lẫn Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

2. Hoàn toàn phủ nhận tất cả các văn kiện, hiệp ước được ký kết giữa 2 Ðảng và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Tích cực hỗ trợ các vụ kiện Trung Cộng giết chết ngư dân Việt, cướp đoạt tài sản và bắn chìm tàu của ngư dân Việt ngay trên lãnh hải Việt Nam trước Tòa án Hình sự Quốc tế và Liên Hiệp Quốc.

3. Khẩn thiết kêu gọi hơn 86 triệu con dân Việt Nam ở quốc nội và hơn 3 triệu đồng bào hải ngoại cùng ra tay chận đứng “Ðại Hoạ Diệt Chủng và Ðô Hộ Việt Nam của Ðế Quốc Trung Cộng” bằng cách dũng mãnh đứng lên đòi Bọn Thái Thú Cộng Sản Việt Nam ngưng ngay các dự án cho Trung Cộng đưa người theo các hãng thầu vào khống chế dân Việt, lập thành các làng trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời chấm dứt ngay các dự án khai thác Bauxite trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Mạnh mẽ đòi hỏi Cộng Sản Việt Nam phải trả tự do cho những người tù lương tâm, đặc biệt là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh ...; tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do lập hội ..., trao trả Quyền Tự Quyết cho Dân Tộc Việt Nam thông qua BẦU CỬ TỰ DO TRONG SINH HOẠT DÂN CHỦ ÐA ÐẢNG có sự giám sát của quốc tế.
    Làm tại Sacramento, California, Hoa Kỳ ngày 25 tháng 7 năm 2009

    Chủ Tọa Ðoàn

    Bác sĩ Tôn Thất Sang

    Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị Sacramento
    Tiến sĩ Mai Thanh Truyết

    Ðại Việt Quốc Dân Ðảng
    Nhà văn Hải Triều

    Nhóm Nhà Văn Quân Ðội

    Giáo sư Trần Minh Xuân
    Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy

    Thư Ký:
    Trần Hoàng Anh sinh viên Saint Mary University
    Ðính kèm danh sách các Hội Ðoàn, Ðoàn Thể, Tổ Chức và nhân sĩ đồng ký tên:
    1. Danh Sách các Hội Ðoàn, Ðoàn Thể, Tổ Chức.
    2. Danh Sách các Nhân Sĩ.

Thursday, July 30, 2009

55 năm trôi qua từ ngày ký Hiệp Định Genève 20-07-1954/2009 - Nguyễn Hồng Dũng Ph.D


Nguyễn Hồng Dũng Ph.D

Tôi sinh sau ngày Hiệp định Genève 1954 nên không là chứng nhân lịch sử để có thể viết ra những gì mắt thấy tai nghe như độ Bảy lăm khi thủ đô Sài gòn thất thủ. Dù vậy cũng không có nghĩa là “vô tri bất mộ” để nghe những gì mà nhà đương quyền ra sức tuyên truyền, tô son cho cuộc chiến thần thánh chẳng linh thiêng chút nào. Nỗi niềm đó đã thúc tôi tìm đọc nhiều tư liệu về hồi ký, sử liệu, phóng sự cũng như tạp ghi của những người một thời là chứng nhân hay ít ra cũng cầm súng tham gia trận địa Điện Biên Phủ ngày Bảy tháng Năm năm ấy. Sự hiếu kỳ để biết cái thật trong nét nhìn chính kiến về một biến cố lớn nhất, đau buồn nhất và cũng đáng lên án nhất trong lịch sử hiện đại của dân tộc Việt Nam, có thể đó là lý do u uẩn trong tâm tư để chảy thành dòng chữ hầu chia sẻ quan điểm trong bối cảnh sau hơn nửa thế kỷ đi qua mà chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn là sự lừa bịp kinh hoàng đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Huyền thoại về tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Minh chỉ huy cuộc tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ như phần lớn sử sách viết sau năm Bảy lăm hoàn toàn mâu thuẩn với rất nhiều sử gia Trung Quốc, Anh, Pháp, Hoa Kỳ và cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam vì rằng, thắng lợi trận địa này là nhờ Liên Sô tích cực tài trợ súng ống, đạn dược và các tướng của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa gồm tướng Vi Quốc Thanh, tướng Mai Gia Sinh, tướng Trần Canh và tướng Lã Quí Ba trực tiếp điều động quân lính hổn hợp Việt Minh và Trung Cộng, dĩ nhiên sự hiện diện của tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó trong vai trò tham mưu trưởng bộ đội Việt Minh gián tiếp hợp tác với Trung Cộng để chiến đấu, và chiến thắng trận địa Điện Biên Phủ nơi lính lê dương đồn trú dẫn đến nội tình nước Pháp chia rẽ khá sâu; nguyên nhân này khiến thủ tướng Joseph Laniel từ chức dọn đường cho nội các Mendes France thuộc đảng Xã Hội Cấp Tiến thay thế với chủ trương rút lui khỏi Đông Dương càng sớm càng tốt.

Tình hình Đông Nam Á bấy giờ là mục tiêu nhuộm đỏ từ điện Cẩm Linh qua đàn em Cộng sản Trung quốc đang mặn nồng tình đồng chí vô sản quốc tế, vì vậy ông Hồ Chí Minh được hai nước đàn anh nổ lực ủng hộ bằng mọi giá để hoàn thành sứ mạng quốc tế quan trọng này, vì thế tình hình bất ổn trong lòng đất nước giữa một bên là cực tả Việt Minh và bên còn lại có khuynh hướng dân tộc tự tồn đã manh nha ý thức trái ngược. Hơn nữa vai trò thực dân Pháp hiện hữu trên lãnh thổ đã giúp cho Việt Minh chỉa mũi dùi kháng chiến chống Pháp khá thuyết phục nhân tâm, dễ che dấu nhiệm vụ quốc tế hóa Cộng Sản Đông Dương nên cán cân “yêu nuớc” nghiêng hẳn về Việt Minh, thúc đẩy hàng triệu thanh niên tham gia kháng chiến với tấm lòng chống ngoại xâm nồng nàn chứ không có ý niệm gì về chủ thuyết Cộng Sản ẩn núp phía sau Đảng Lao Động Việt Nam. Từ ngày 19/8/1945 Cộng Sản cướp chính quyền tại Hà Nội khiến Hoàng đế Bảo Đại thoái vị để hoan hỷ làm dân một nước độc lập. Tinh thần yêu nước khá cao từ mọi tầng lớp vì ai cũng mong nước nhà khỏi ách ngoại xâm. Chính phủ đoàn kết ra đời nhưng ông Hồ Chí Minh tìm cách sát hại những ai không theo chủ nghĩa Cộng Sản khiến Bảo Đại chạy qua Hồng Kông, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Tường Tam của Việt Nam Quốc Dân Đảng sang Nam Kinh, Nguyễn Hải Thần sang Quảng Tây, Tạ Thu Thâu bị giết và Chính Phủ Liên Hiệp tan rã.

Cao trào đòi độc lập từ các nước thuộc địa Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã khiến cho các chính phủ thực dân đổi chính sách thuộc địa ra chính sách hợp tác và trao trả độc lập cho nhiều quốc gia Á, Phi. Năm 1949 Bảo Đại sang Paris thương thuyết với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol yêu cầu trao trả độc lập cho Việt Nam.

Ngày 08/03/1949, thỏa ước Elysée được ký kết giữa Bảo Đại và Vincent Auriol, theo đó Việt Nam được độc lập và nằm trong Liên Hiệp Pháp, đến ngày 02/07/1949 Bảo Đại về nước thành lập Chính Phủ Quốc Gia.

Giả thuyết nếu không có trường kỳ kháng chiến và chiến thắng Điện Biên Phủ xảy ra thì Việt Nam cũng đã được trao trả độc lập bởi chính sách nêu trên mà máu xương của lính Trung Cộng và Việt Nam không đổ ra quá nhiều. Trên thực tế xác lính Trung Cộng chồng chất cho trận địa Điện Biên Phủ đã được nhà nước Cộng Sản Việt Nam chi trả và bồi thường bằng lãnh thổ, lãnh hải đến ngày hôm nay vẫn chưa dứt nợ!.

Để đạt đến hội nghị chấm dứt chiến tranh Đông Dương, Pháp là quốc gia lâm chiến vì muốn rút quân nên mời Anh, Hoa Kỳ và Liên Sô tham dự. Trung Cộng bấy giờ chưa nắm ghế chính thức của Liên Hiệp Quốc nên chỉ là quan sát viên, nhưng sau nhiều lần nài nỉ từ ông Viacheslav Molotov, trưởng đoàn Cộng Sản Liên Sô, ba nước Anh do Anthony Eden làm trưởng đoàn, Hoa Kỳ do Bedell Smith làm trưởng đoàn và Pháp do ông Georges Bidault trưởng đoàn mới đồng ý để Trung Cộng tham gia hội nghị do Chu Ân Lai dẫn đầu tới Genève ngày 26 tháng 4 năm 1954 đặng bàn thảo về Đông Dương. Cũng trong hội nghị này các phe lâm chiến được đề nghị mời tham dự nên phiên họp sau đó một tuần, ngày Hai tháng Năm có mặt các phái đoàn Cam Bốt do Tep Than trưởng đoàn, Lào do Phumi Sananikone trưởng đoàn, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do ông Phạm văn Đồng trưởng đoàn và chính phủ Quốc Gia Việt Nam do ông Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn.

Pháp và Việt Minh ký Hiệp định Geneva
Cuộc họp chưa ngã ngũ thì trận chiến Điện Biên Phủ kết thúc, bắt buộc hòa đàm tái nhóm với sự thỏa thuận ngưng bắn giữa Pháp và Việt Minh. Phạm Văn Đồng là Phó Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa làm trưởng đoàn đề nghị chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười ba; Hoa Kỳ và Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam do cựu Hoàng đế Bảo Đại làm Quốc trưởng kịch liệt phản đối. Liên Sô, Trung Cộng, Anh và Pháp tán thành ý kiến chia đôi khiến cho toàn dân tại Sài Gòn phẩn nộ bùng phát cuộc biểu tình rầm rộ ngày 26/5/1954 chống lại hành động ngông cuồng của Việt Cộng đang tâm chia cắt Việt Nam.

Mãi đến ngày 20 tháng 7 năm 1954 thì hiệp ước đình chiến soạn thảo xong được gọi là Hiệp Định Genève ký kết bởi Thiếu tướng Henri Delteil, thay mặt Tổng tư lệnh quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và ông Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ quốc phòng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cùng năm chữ ký của phái đoàn Anh (Anthony Eden), Liên Sô (Viacheslav Molotov), Trung Cộng (Chu Ân Lai), Cam bốt (Tep Than) và Lào (Phumi Sananikone). Riêng Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bác sĩ Trần Văn Đỗ trưởng đoàn và Hoa Kỳ do ông Bedell Smith dẫn đoàn không chấp nhận chia đôi đất nước nên từ chối đặt bút ký tên.

Nội dung Hiệp định đình chiến Việt Nam có 6 chương và 47 điều khoảng áp đặt vài điểm quan trọng như sau: Chia đôi hai miền Nam Bắc lấy làng Bohushu sát biên giới Lào Việt đến cửa sông Bến Hải tại tỉnh Quảng Trị làm ranh giới, Quốc Gia Việt Nam phía nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phía bắc, hiệu lực thực thi từ ngày 14-08-1954 quy định hai bên rút quân trong vòng 300 ngày. Riêng về việc thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thì bản thông cáo chung ghi nhận cuộc tổng tuyển cử sẽ được nghiên cứu tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban quốc tế do những quốc gia ký tên phía trên đảm trách. Rõ ràng điều này đã tố cáo sự bất công, thiên vị của những kẻ đặt bút ký kết mà không thèm đếm xỉa đến nguyện vọng thật sự của nhân dân miền Nam nói riêng và toàn dân tộc Việt nam nói chung vì hai lẽ: thứ nhất là sự việc tự ý chia đôi đất tổ, chủ mưu từ phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Liên Sô, Trung Cộng theo kế hoạch nhuộm đỏ từng phần kiểu tằm ăn dâu cùng thỏa hiệp với Pháp. Thứ hai là cuộc tổng tuyển cử nếu xảy ra năm 1956 chỉ như cách hợp thức hóa toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong ý đồ dâng nạp chủ quyền cho Cộng Sản quốc tế vì phía Quốc Gia Việt Nam chưa đủ thời gian hình thành cơ cấu chính quyền từ trung ương đến địa phương. Trong các quốc gia liên hệ thì khỏi bàn đến Liên Sô và Trung Cộng, riêng Pháp như đã nói trên rất muốn rút khỏi Đông Dương bởi chủ trương của phái Xã Hội Cấp Tiến còn Anh Quốc thì chỉ tham dự lấy lệ vì vai trò tứ cường trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, riêng Hoa Kỳ đã thấy được điều bất lợi nghiêng về chính quyền phôi thai tại miền Nam, nên dễ bị ông Hồ Chí Minh tóm thâu nhuộm đỏ.

Sở dĩ chúng ta khẳng định sự liên hệ bất khả phân giữa Trung Cộng và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà không sợ sai lầm là vì bằng chứng cụ thể bởi Đảng Lao Động tức là đảng Cộng Sản chủ trương đưa Việt Nam trở lại làm chư hầu cho Trung Cộng qua tờ truyền đơn rãi khắp nơi vào năm 1951. Nhật báo Tiếng Dội số 462 năm thứ 3, đề ngày Thứ Sáu 24 August 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy (Thiếu) năm Tân Mão do Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc đảm trách, Tòa soạn tại 216 Đường Gia Long Saigon, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký tên như sau:
    ”Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm thứ VII
    Tổng thư ký Đảng Lao Động Việt Nam,
    Số 284/LĐ

    Hỡi đồng bào thân mến!

    Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!
    Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?

    Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

    Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?
    Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!
    Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

    Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu.
    Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v…

    Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

    Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

    Trường Chinh, Tổng thư ký đảng Lao Ðộng” (*)
Từ mối lo này mà chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Hoa kỳ phản đối không ký vào vì theo ý kiến Quốc trưởng Bảo Đại thì Việt Minh sẽ cứ tiếp tục chiến tranh, một cuộc chiến mới sẽ tàn phá toàn quốc …với hy vọng hão huyền đặt một ý thức hệ không hợp với cá tính người Việt Nam (**), còn Ủy ban Quốc Gia An Ninh Hoa Kỳ nhận xét vào ngày 12-08-54 rằng “Thỏa hiệp Genève là một thất bại đã chấp nhận một bước tiến quan trọng của chủ nghĩa Cộng Sản và có thể đưa đến sự mất toàn thể Đông Nam Á Châu” (***)

Sinh viên Sài gòn biểu tình phản đối Hiệp định Geneva, treo cổ hình nộm De Gaulle và Hồ Chí Minh
Hậu quả tệ hại cho một quốc gia có hàng ngàn năm văn hiến lại bị rơi vào tình huống nô lệ từ ý thức đến hành động khởi đi từ tâm thức phe nhóm, đảng phái hơn quyền lợi quốc gia dân tộc. Hãy bỏ tất cả những định kiến về Quốc-Cộng mà hãy nhìn ở góc độ dân tộc thì sau năm 1954 với hai miền Nam Bắc, những người sinh sau Hiệp Định có thể tìm ra những chứng tích cụ thể qua nhiều tư liệu trung thực:

1. Phía Quốc Gia Việt Nam mà sau này trở thành Việt Nam Cộng Hòa chưa có bằng cớ nào chứng tỏ đem Việt Nam dâng hiến hoặc sang nhượng cho bất cứ một quốc gia ngoại bang dù từng là đồng minh với Hoa Kỳ, Úc, Canada… dù vậy họ không hề tuân thủ ý kiến của ngoại nhân làm tổn thương dân tộc. Chưa có một tội danh nào gọi là bán nước cầu vinh gán cho phía chính phủ miền Nam kể cả cảng Cam Ranh, Chu Lai, Long Bình là những nơi cho Hoa Kỳ thuê mướn, khi Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam thì nơi ấy trở lại chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa từ 1973-1975. Đảo Hoàng Sa là đất của nam Việt Nam bị Trung Cộng xâm lăng năm 1974, Hải quân Việt Nam chống đỡ và nhiều chiến sĩ hy sinh, cuối cùng bị mất vì thua chứ không phải dâng tặng cho ngoại bang. Ngày 30/4/1975 miền Nam sụp đổ vì thiếu đạn dược, quân vụ dẫn đến việc cựu Đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống vi hiến tuyên bố đầu hàng.

2. Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau này là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã có nhiều bằng chứng thể hiện ước mơ của Đảng Cộng Sản đưa Việt Nam trở thành một chư hầu cho khối Cộng Sản Quốc Tế theo tờ truyền đơn kêu gọi dân Việt Nam làm chư hầu Trung Cộng nêu trên. Hành động bán nước được thể hiện từ năm 1958 do ông Phạm văn Đồng ký công hàm chấp nhận Hoàng Sa và Trường Sa KHÔNG phải là của Việt Nam. Hành động này tái diễn vào năm 1999 khi ký kết hiệp định biên giới Trung Việt để hợp thức hóa Trung Cộng chiếm đóng biên giới phía Bắc và vùng biển vịnh Bắc bộ. Cũng từ năm này thì thác Bản Giốc và Ải Nam Quan KHÔNG còn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, chỉ vì muốn thực hiện cuộc chiến xâm lăng miền Nam bằng mọi giá mà biết bao tang thương, sầu khổ gieo rắc cho cả hai miền. Bao vong linh oan khiên tức tưởi chết trong phong trào giảm tô, bài phong, cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, xét lại, chống đảng, tết Mậu Thân, pháo Cai Lậy, chiến tranh ở Lào, ở Cam bốt, dựng lên mặt trận giải phóng miền Nam, chiếm cứ Sài Gòn, tập trung quân cán chính miền Nam lao động khổ sai, đánh tư sản, ép buộc di dân kinh tế mới để rồi hàng triệu người liều mình bỏ nước vượt biên, vượt biển tìm tự do bị chết vẫn chưa siêu thoát.

Chưa hết, ngày nay còn biết bao nổi nhục nhằn mà con dân Việt Nam phải gánh chịu như sự oan ức của ngư dân Việt bị Trung Cộng hành hung, sát hại ở biển đông; Trường Sa và Hoàng Sa thành Tam Sa ô nhục, Bauxite Tây nguyên bị lợi dụng khai thác để hợp thức số dân Trung Cộng tràn vào Việt Nam như Tây Tạng, Tân Cương. Hối lộ, mại dâm, bán tuổi trẻ thanh xuân ra ngoại quốc, hạ nhân phẩm phụ nữ thua xa thời thực dân phong kiến khi hàng trăm gái trinh cởi truồng cho vài đứa ngoại lai lựa vợ, làm hầu. Văn hóa Việt bỗng chốc sượng sùng, đạo đức luân thường chỉ như bọt nước, thần tượng cá nhân, tôn sùng lãnh tụ và lừa lọc, dối trá để sống dưới vòm trời Chủ Nghĩa Xã Hội thơm tho!

Giờ đây sau 55 năm trôi qua chúng ta được gì và mất gì thì tự trong tâm mỗi người nhận biết, có điều người dân ở hai phía Bắc Nam chưa từng được quyết định vận mạng tương lai chính trị cho mình, sau bao lần can qua hoàn toàn do các thế lực ngoại bang mượn tay định đoạt, Pháp và Việt Minh đẻ ra Hiệp định Genève chia đôi đất nước hoàn toàn không phù hợp với nguyện vọng chân chính của người Việt Nam. Đối với chúng ta thì 55 năm vừa tròn một kiếp nhân sinh nhưng lịch sử dân tộc lại là mốc thời gian trường cửu. Hậu thế sẽ học được gì qua những hành động mang tính cách cục bộ, phe nhóm khiến đất trời nghiêng ngữa tái tê. Bánh xe lịch sử cứ quay đều nhưng mong rằng mai sau đừng ai theo vết cũ; chia sẻ điều này với hy vọng sự bừng tỉnh lớp thế hệ tương lai nhìn đúng hướng lịch sử để thể hiện đứng đắn tình tự dân tộc, góp phần xây dựng lại những gì đổ nát và tìm cách tự quyết định tương lai vận mạng của đất nước, đồng thời chống lại âm mưu bành trướng của bá quyền Bắc kinh. Nguyện xin hồn thiêng sông núi phù hộ cho chúng ta, lớp người sinh sau cuộc chiến luôn tỉnh thức rằng, chỉ có người Việt chân chính mới yêu thương và bảo vệ đất nước mình mà thôi, đừng ỷ lại hay trông chờ ngoại bang ra tay cứu rỗi.

Nguyễn Hồng Dũng
20/07/2009,
Kỷ niệm 30 năm ngày quốc tế cứu vớt thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và 55 năm Hiệp định Geneve chia đôi đất nước.

Tài liệu tham khảo:
- U.S. Congress, Senate, Committee on Foreign Relations, 90th Congress, 1st Session, Background Information Relating to Southeast Asia and Vietnam (3d Revised Edition) (Washington, DC: U.S. Government Printing Office, July 1967), pp. 50-62
- Negotiations and Vietnam: A Case Study of the 1954 Geneva Conference by Melvin Gurtov.
- Việt Sử Khảo Luận: Hoàng Cơ Nghị
- Hồi Ký của Võ Nguyên Giáp.
- 1945-1964: Việc Từng Ngày. Hai Mươi Măm Qua: Đoàn Thêm.
-Vietnam War – Ngo Dinh Diem on Geneva Agreement of 1954
- (*) Nhật báo Tiếng Dội 1951, Thư Viện tiếng Việt, British Museum, London.
- (**) Le Dragon D’Annam Bảo Đại, trang dịch của tác giả từ version English: The Dragon of VN
- (***) Hồ sơ Mật Pentagon, USA 1950s.



Hà Nội dâng Trường Sa, Hoàng Sa và Vịnh Bắc Việt cho Bắc Kinh

    Hà Nội dâng Trường Sa, Hoàng Sa và Vịnh Bắc Việt cho Bắc Kinh qua 2 hồ sơ vừa nộp Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa LHQ!
Ls. Nguyễn Thành
Justice & Peace Group for Hoang Sa & Truong Sa of Vietnam

Việt Nam đã tới bờ vực thẳm, Quốc Nội và Hải Ngoại có thể làm gì trước khi quá muộn?

I. Nhận Định

1. Để có một nhận định chính xác về hai hồ sơ Hà Nội nộp tại Uỷ Ban Phân Ranh Thểm Lục Địa LHQ vào hai ngày 6 và 7/5/2009, trước hết cần lưu ý các chi tiết sau đây:

a. Ngày13/5/2009 là ngày chót nộp hồ sơ xin mở rộng Thềm Lục Điạ tối đa 350 hải lý tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, không phải là ngày xác định Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý vốn là quyền đương nhiên của các nước ven biển.

Đến hạn kỳ chót 13/05/2009, có 50 hồ sơ nộp tại Ủy Ban, trong đó có 2 hồ sơ của Hà Nội, 1 nộp chung với Mã Lai ngày 06/05/2009 và 1 đứng tên một mình ngày 07/05/2009. Bắc Kinh không nộp hồ sơ và chỉ cho đại diện tại LHQ gửi công hàm phản đối hồ sơ VN nộp với Mã Lai.

Đến ngày 01/06/2009, Uỷ Ban đã giải quyết được 8 hồ sơ [về các vấn đề đơn giản], 42 hồ sơ còn lại trong đó có hai hồ sơ của Hà Nội sẽ được đưa ra Đại Hội Đồng Uỷ Ban nhóm họp từ 10/8 đến 11/9/2009. [1]

Đại Hội Đồng Uỷ Ban họp ở trụ sở LHQ, New York, sắp tới là kỳ họp thứ 24 của Ủy Ban. Điều đáng lưu ý là trước khi Uỷ Ban họp, 159 nước hội viên Luật Biển LHQ cũng đã họp tại trụ sở LHQ này từ 22 đến 26/06/2009 để thông qua chương trình họp sắp tới của Uỷ Ban.

Kỳ họp sắp tới của Ủy Ban chưa chắc đã giải quyết hết 43 hồ sơ, vì đơn của Russia nộp từ 20/10/2001 mà ngày 01/06/2009 vừa qua mới được giải quyết. Hy vọng người Việt hải ngoại sẽ còn có thời gian để tìm cách bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải của VN.

b. Luật Biển LHQ qui định các nước ven biển được hưởng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế [2] 200 hải lý để đánh cá, khai thác mỏ và dầu khí. Đây là chủ quyền tuyệt đối và đương nhiên, không cần thiết phải đăng ký. Nếu xảy ra tranh chấp ở vùng này thì có thể nhờ Toà Án Quốc Tế Hamburg chuyên về luật biển hay Toà Án Quốc Tế La Hague phân xử hoặc đưa ra trước Hội Đồng Bảo An LHQ nếu có xâm lăng. [3]

Hà Nội ký kết Luật Biển LHQ ngày 10/12/1982 và phê chuẩn ngày 25/07/1994, tức rất sớm tất phải biết rõ như trên. Khi Trung Cộng lấn chiếm Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý, bắn giết ngư dân VN hành nghề hợp pháp trong vùng này và xâm lăng Trường Sa, Hà Nội có trách nhiệm phải đưa vấn đề ra trước các cơ quan thẩm quyền để phân xử, trừ khi đã ngầm dâng cho Bắc Kinh những vùng Trung Cộng lộng hành này.

Ngoài ra, trước khi đi vào nội dung hai hồ sơ của Hà Nội [ở phần II và III dưới đây], cần phải biết một số điều căn bản của Luật Biển LHQ, một số chi tiết cần thiết về Hoàng Sa -Trường Sa và nhất là hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 mà Hà Nội dấu kín chi tiết suốt bao năm qua và nay mưu toan “công khai hoá” hay “hợp pháp hoá” qua hai hồ sơ vừa nộp LHQ.

2. Luật Biển LHQ ra đời ngày 10/12/1982 ở Jamaica và có hiệu lực ngày 16/11/1994 sau khi hội đủ 60 nước phê chuẩn theo qui định. Luật Biển LHQ rất phức tạp, ngoài 320 điều khoản, 9 phụ bản, còn có những thoả thuận riêng. Vấn đề nào Luật Biển LHQ không qui định thì giải quyết theo tập tục và qui tắc tổng quát của Luật Pháp Quốc Tế. Đến nay đã có 158 nước phê chuẩn Luật Biển LHQ. Hoa Kỳ tuy chưa phê chuẩn nhưng tuyên bố tôn trọng Luật Biển LHQ.

Điều 8 quy định:
    a. Đường căn-bản [baseline] là lằn nước thuỷ triều xuống thấp nhất tại các nước ven biển

    b. Nội-hải [historic water] là vùng biển bên trong đường căn-bản

    c. Lãnh-hải [territorial sea] là vùng biển ngoài đường căn-bản, xưa là 3 hải lý và nay 12 hải lý

    d. Hải-phận [contiguous sea] là vùng biển 12 hải lý bên ngoài lãnh-hải

    e. Vùng đặc quyền kinh tế [exclusive economic zone] 200 hải lý, từ đường căn-bản ra khơi

    f. Thềm lục điạ [continental shelf] rộng 200 hải lý, tính từ đường căn-bản ra biển, có thể mở rộng đến 350 hải lý và gọi là Thềm Lục Địa mở rộng [extended continental shelf]. [4]
Ngày 13/05/1999, LHQ ra quyết định các nước ven biển có thời hạn 10 năm để đăng ký Thềm Lục Địa mở rộng 350 hải lý, hồ sơ phải nộp tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Điạ kèm với bản đồ kỹ thuật chi tiết và hạn chót là ngày 13/05/2009.

3. Biển Đông [hay South China Sea] rộng gần 1 triệu 100 ngàn hải lý vuông và Vịnh Bắc Việt chiếm hơn 1/3 Biển Đông. VN nằm sát bên Biển Đông và biển VN chiếm phần lớn Biển Đông. Bờ biển VN dài 3,260 km, trải qua 13 vĩ độ, từ vĩ độ 21 N đến vĩ độ 8 N.

Vì bờ biển VN rất dài [so với diện tích đất liền] nên riêng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý VN đã có một diện tích gần gấp 2 diện tích 329,600 km2 đất liền. Nếu Thềm Lục Địa VN mở rộng ra 350 hải lý thì hải phận VN rộng gấp 4 lần đất liền và bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa vì khi đó hai quần đảo này sẽ nằm gần trọn trên Thềm Lục Địa “mở rộng” 350 hải lý của VN và lãnh thổ và hải phận VN sẽ rộng tới 1, 329,560 km2.

Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có một phần nhỏ nằm cách bờ biển VN 200 hải lý, còn hầu hết các đảo của hai nhóm này đều nằm rất xa ngoài khơi, có nơi cách bờ biển VN tới 400 hải lý. Hà Nội biết rất rõ như thế nên khi xác nhận Thềm Lục Điạ VN 200 hải lý và không xin mở rộng ra 350 hải lý là phải có ý đồ hay đúng ra là đã đến lúc Bắc Kinh tăng tốc chiếm VN và buộc Hà Nội phải công khai hóa những gì hai đảng CSVN và CSTH đã thoả thuận ngầm trong đó có hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000.

II. Hà Nội mưu toan dâng Trường Sa cho Bắc Kinh qua hồ sơ nộp chung với Mã Lai ngày 06/05/2009

Bản đồ trong hồ sơ 6/5/2009, đường ranh 200 hải
lý màu đỏ của VN [trái] cố né đụng chạm tới Trường Sa
1. Như đã nói ở trên, ngày 13/05/2009 là hạn kỳ chót nộp hồ sơ về Thềm Lục Địa mở rộng 350 hải lý theo qui định ngày 13/05/1999 của LHQ, không phải để xác định Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý vì Vùng 200 hải lý này là đương nhiên và không nhất thiết phải đăng ký.

Để bảo vệ chủ quyền lãnh hải VN mà Hà Nội đã bỏ phí 10 năm, lẽ ra vào thời hạn chót này Hà Nội phải xin mở rộng Thềm Lục Điạ VN ra 350 hải lý vì VN có đủ điều kiện theo Luật Biển

LHQ để được hưởng như vậy. Thế nhưng Hà Nội không xin mở rộng Thềm Lục địa VN mà chỉ xác nhận 200 hải lý và bản đồ kèm theo hồ sơ thì gạt gần hết nhóm đảo Trường Sa ra ngoài.

2. Trung Cộng ký Luật Biển LHQ ngày 10/12/1982 và phê chuẩn ngày 07/06/1996 nhưng chưa bao giờ tôn trọng Luật Biển LHQ. Trung Cộng tự ban hành Luật Biển 1992 riêng, sau đó công bố bản đồ lưỡi bò hay chữ U chiếm 80% Biển Đông bất chấp các qui định của Luật Biển LHQ.

Bản đồ lưỡi bò hay chữ U lấn sát bờ biển VN, có nơi [Quảng Ngãi] tới 40 hải lý và chạy dài xuống tận đảo Natuma, Nam Dương, tức cách xa lục địa Trung-quốc khoảng 1000 hải lý, trong lúc Luật Biển LHQ qui định Thềm Lục Địa mở rộng không được vượt qúa 350 hải lý.

Đến ngày chót 13/05/2009, Trung Cộng vẫn không nộp hồ sơ xác định chủ quyền Vùng Đặc Quyền Kinh Tế hay Thềm Lục Địa “mở rộng” của Trung Cộng ở phía Nam Biển Đông tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa là Ủy Ban có thẩm quyền tiếp nhận và cứu xét hồ sơ. [5]

Trung Cộng chỉ cho đại diện tại LHQ gửi công hàm ngày 8/5/2009 cho Tổng Thư Ký LHQ để yêu cầu Ủy Ban không cứu xét hồ sơ của VN và Mã Lai. Kèm với công hàm là bản đồ lưỡi bò mà Trung Cộng biết rằng Uỷ Ban và Đại Hội Đồng Phân Ranh Thềm Lục Địa sẽ không thể nào chấp thuận được vì nó không theo một qui tắc nào của Luật Biển LHQ cả.

3. Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa không có quyền phân định ranh giới. Nguyên tắc của Uỷ Ban là khuyến khích các nước liên hệ tự giải quyết việc phân ranh với nhau. Nếu có tranh chấp giữa 2 hay nhiều nước thì Uỷ Ban có thể không chấp thuận hồ sơ của cả 2 hay nhiều nước. Đây chính là trường hợp hồ sơ 6/5/2009 của VN-Mã Lai bị Trung Cộng phản đối.

Điều cần thận trọng lưu ý ở đây là đường ranh giới 200 hải lý của Mã Lai mới thực sự lấn chiếm nhiều đảo của Trường Sa. Nên Trung Cộng phản đối hồ sơ 06/05/2009 là nhắm vào Mã Lai hơn là VN vì đường ranh 200 hải lý VN không ảnh hưởng bao nhiêu đến Trường Sa nếu không muốn nói là không ảnh hưởng gì đến nhóm đảo này vì hầu hết các đảo của Trường Sa đều nằm ngoài ranh giới 200 hải lý của VN. Trung Cộng phản đối ồn ào là để che đậy âm mưu “công khai hoá” và “hợp pháp hoá” hiệp ước 25/12/2000 trong đó Hà Nội đã lén lút dâng cho Bắc Kinh 20 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt và nay dâng Hoàng Sa qua hồ sơ ngày 07/05/2009.

Nới Khác đi, hồ sơ 06/05/2009 chỉ là “diện” và hồ sơ 07/05/2009 liên quan tới Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa mới là “điểm” và nhằm mục đích công khai hoá và hợp pháp hóa những gì đã dấu kín nhiều năm từ khi ký hiệp ước về Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 đến nay.

4. Dẫu sao thì vấn đề chưa hẳn sẽ kết thúc ở đây. Các nước liên hệ vẫn còn quyền đưa vấn đề tranh chấp ra trước Toà Án Quốc Tế Hamburg chuyên về biển hay Toà Án Quốc Tế La Hague.

Đưa ra Toà Án Quốc Tế La Hague [1945] thì cũng như không hay chẳng giải quyết được gì vì theo quy chế của Toà này thì hai bên tranh tụng có quyền “không thi hành” phán quyết của Toà cho dù chính họ nhờ Toà phân xử. Trái lại, phán quyết của Toà Án Quốc Tế chuyên về Luật Biển ở Hamburg thì có gía trị chung quyết và các bên tranh tụng phải chấp hành.

Vấn đề là liệu Hà Nội có dám tiến tới hay không? Điều này rất khó xảy ra lúc này vì ai cũng biết đảng CSVN hiện nay hoàn toàn lệ thuộc đảng CSTH. Bắc Kinh bảo sao thì Hà Nội cúi đầu làm vậy. Với Mã Lai thì Bắc Kinh không dễ gì bắt nạt nên có ra trước Toà Án Quốc Tế do Mã Lai thì VN sẽ có cơ hội để chứng minh trước quốc tế Trường Sa Hoàng Sa là của VN về mọi phương diện. Nhưng Trung Cộng vẫn thừa khả năng và mưu kế để xin tách vấn đề với Mã Lai ra, còn lại VN thì chấp thuận hay không Trung Cộng cũng đã và sẽ chiếm trọn Trường Sa.

III. Hà Nội công khai hoá hay hợp pháp hoá hiệp ước về Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 và dâng Hoàng Sa cho Bắc Kinh qua hồ sơ ngày 07/05/2009 [6]

Bản đồ lưỡi bò của Trung Cộng chiếm trọn
Hoàng Sa - Trường Sa và phần lớn Vịnh Bắc Việt
1. Ngày 07/05/2009, Hà Nội trình Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa hồ sơ liên quan đến phía Bắc Biển Đông, tức liên quan đến Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa. Tuy lời mở đầu hồ sơ này có nói Hoàng Sa và Trường Sa là của VN và cũng nói tới việc mở rộng Thềm Lục Điạ VN ra ngoài đường ranh 200 hải lý của VN. Nhưng đến phần chính văn bản, tức phần xác định chủ quyền VN đối với Hoàng Sa hiện do Trung Cộng chiếm giữ bằng võ lực, vi phạm cả Luật Biển LHQ lẫn Hiến Chương LHQ, thì Hà Nội không nói gì tới Hoàng Sa nữa và bản đồ kèm theo hồ sơ thì rõ ràng là Hà Nội cố ý gạt Hoàng Sa ra ngoài đường ranh 200 hải lý của VN.

- Đường ranh giới 200 hải lý của VN màu đỏ [trong bản đồ của hồ sơ 07/05/2009 trên đây] đi từ vĩ độ 10 N lên phía Bắc, khi gặp quần đảo Hoàng Sa ở vĩ độ 15 N thì đột ngột ngừng lại.

Đường vẽ trong bản đồ trên cũng không đúng. Hà Nội cố ý vẽ đường ranh 200 hải lý này nhô lên quá vĩ độ 16 N, trong lúc hồ sơ của Hà Nội ghi rõ là đường ranh này dừng lại ở vĩ độ 15 N 067, tức chỉ nhô khỏi vĩ độ 15 N một chút, chứ không thể tới vĩ độ 16 N được. Đường ranh 200 hải lý của VN dừng lại khi gặp Hoàng Sa và cố ý gạt Hoàng Sa ra ngoài Thềm Lục Địa 200 hải lý VN không ngoài lý do đảng CSVN đã thoả thuận ngầm với đảng CSTH rồi.

- Vùng biển ngoài 200 hải lý Hà Nội xin mở rộng ra ngoài 200 hải lý trong hồ sơ 07/05/2009 mang hình tam giác ngược, đỉnh rất nhọn ở phía dưới và nằm ở vĩ độ 10 N 798, cạnh đáy hơi nghiêng nằm chếch ngang phía trên, cạnh phía Đông có đỉnh ở vĩ độ 15 N 067, và cạnh phía Tây với đỉnh ở vĩ độ khoảng 15 N 200.

Điều đáng lưu ý là đỉnh hình tam giác ngược này nằm ở vĩ độ 10 N 798, cách rất xa quần đảo Trường Sa như cố ý tránh đụng tới nhóm đảo Trường Sa. Cạnh đáy nằm chếch ngang ở phía trên khi chớm đụng nhóm đảo Hoàng Sa là dừng lại ở vĩ độ 15 N, trong khi nhóm đảo Hoàng sa chỉ nằm từ vĩ độ 15 N này lên hết vĩ độ 17 N, tức cố ý để Hoàng Sa và Trường Sa ra ngoài vùng biển hình tam giác ngược mà Hà Nội nói là xin mở rộng cho VN.

Nói một cách cụ thể thì vùng biển Hà Nội xin mở rộng ngoài 200 hải lý hình tam giác ngược chỉ là một vùng nước biển, dưới cố ý tránh đụng Trường Sa, trên cố né chạm Hoàng Sa, tức chẳng ảnh hưởng gì tới phần chính của hai quần đảo này hay có đụng chạm đôi chút đến quần đảo Trường Sa thì cũng chỉ là một vài đụn hay đá không có giá trị gì.

Bản đồ trong hồ sơ Mật của Hà Nội về hiệp-ước phân định lại Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 với khoảng cách quá vượt trội dành cho đảo Hải Nam/TH đã làm VN mất 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt
Tóm lại, tuy lời mở đầu hồ sơ 07/05/2009 có nói Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền của VN nhưng phần chính hồ sơ thì lờ đi và đường ranh giới 200 hải lý thì gạt Hoàng Sa ra ngoài Thềm Lục Điạ VN 200 hải lý với mưu toan mặc nhiên xác định Hoàng Sa và Vịnh Bắc Việt đã được giải quyết qua hiệp ước về phân định lại Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000.

2. Hiệp ước phân định lại Vịnh Bắc Việt 25/12/2000 giữa Hà Nội và Bắc Kinh được Quốc Hội Việt Cộng thông qua sau đó và nhưng đến nay vẫn dấu kín chi tiết dù dư luận đã ầm ĩ việc CSVN đã dâng CSTH ít nhất 11ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt qua hiệp ước này.

Khi một bản đồ trong một hồ sơ mật của Hà Nội bị phát hiện thì mọi người mới hay Việt Cộng đã hiến cho Trung Cộng tới 20 ngàn km2 Vịnh Bắc Việt, chứ không phải 11 ngàn km2!

Đành rằng Vịnh Bắc Việt nhỏ hẹp chứ không rộng lớn như những vùng biển chạy ra đại dương nên không có Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý hay Thềm Lục Điạ “mở rộng” 350 hải lý. Nhưng nhìn vào bản đồ phân chia lại Vịnh Bắc Việt trong hồ sơ mật [trên đây] của Hà Nội thì ai cũng thấy sự bất bình đẳng của hiệp ước 25/12/2000, VN đã thua thiệt vô cùng.

Trừ điểm mốc số 1 ở vĩ đô 21 N, tức cửa sông Bắc Luân hay ranh giới Móng Cái/Quảng Đông, các điểm mốc từ số 2 đến 21 đều lấn sâu vào bờ biển VN; như điểm 17 cách bờ biển VN 44 hải lý và cách Hải Nam TH tới 73 hải lý, tức không chia đôi theo đường trung tuyến như qui định của Luật Biển LHQ mà phía TH vượt trội VN tới 29 hải lý. Thực tế, Hà Nội đã để cho Bắc Kinh lấy bằng hết vùng thủy tra thạch cửa sông Hồng VN, nơi có tiềm năng dầu khí.

3. Trước dư luận đảng CSVN lén lút bán nước ngày càng dữ dội từ trong nước đến hải ngoại, ngày 28/1/2002 Hà Nội lên tiếng thanh minh thì càng lộ ra rõ ràng hơn, chẳng những Đảng CSVN đã dâng phần lớn Vịnh Bắc Việt mà còn dối gạt và lừa bịp cả về Luật Biển LHQ 1982. [7]

Thật ra thì cả Việt Cộng lẫn Trung Cộng đều không có một lý do gì để phân định lại lãnh hải

trong Vịnh Bắc Việt. Hiệp ước Constans ký kết tại Bắc Kinh ngày 16/6/1887 giữa đại diện Pháp [đô hộ VN lúc đó] là Constans và Hoàng thân K’ing đại diện Thanh triều [đô hộ TH] vẫn còn nguyên hiệu lực và phù hợp với Luật Biển LHQ mà Hà Nội và Bắc Kinh đều đã ký kết.

Chính Hà Nội trong nhiều thập niên qua cũng quan niệm như vậy. Ngày 12/11/1982, Hà Nội đã từng công bố lãnh hải VN vùng Vịnh Bắc Việt phải theo hiệp ước Constans 16/6/1887, tức 63% diện tích vùng Vịnh Bắc Việt thuộc về VN. Nhưng Trung Cộng không chịu, buộc Việt Cộng phải phân định lại hải phận vùng này và đảng CSVN đã cúi đầu khuất phục và lén lút đi từ nhượng bộ này sang nhượng bộ khác trong suốt nhiều năm.

Hình tam giác ngược trích ở bản đồ kế bên Bản đồ trong hồ sơ 7/5/2009 của Hà Nội - Hình tam giác ngược đỉnh ở phía dưới, cạnh đáy nằm ngang nghiêng ở trên vĩ độ 15 N

Hậu qủa của hiệp ước về Vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000 là VN đi từ 63% diện tích cũ theo hiệp ước Constans xuống còn 53%. Nhưng thực tế còn bi đát hơn nữa: Trung Hoa chiếm tới 55% và VN 45% là tối đa, tức đảng CSVN đã làm mất khoảng 20 ngàn km2 vùng Vịnh Bắc Việt và quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Cộng qua việc phân định lại Vịnh Bắc Việt.

Tóm lại, hồ sơ ngày 07/05/2009 liên quan đến phía Bắc Biển Đông và đường ranh 200 hải lý của VN tới vĩ độ 15 N gặp Hoàng Sa thì dừng lại chỉ nhằm mục đích công khai hóa và hợp pháp hoá hiệp ước lén lút 25/12/2000 về Vịnh Bắc Việt và dâng Hoàng Sa cho Trung Cộng. Cả hai hồ sơ của Hà Nội đều né đụng chạm đến Trường Sa và Hoàng Sa và vùng tam giác xin mở rộng ngoài 200 hải lý chỉ là một vùng nước biển, chẳng ảnh hưởng gì tới phần chính của hai quần đảo này. Đảng CSVN đã giả danh xin mở rộng Thềm Lục Địa VN để mưu toan dâng Biển Đông và phần lớn Vịnh Bắc Việt cho đảng CSTH qua hai hồ sơ nộp LHQ ngày 6 và 07/05/2009.

IV. Đôi Dòng Kết Luận

Với sự tiếp tay đắc lực của đảng CSVN, Bắc Kinh đang từng bước chiếm VN mà không cần phải động binh vừa hao người tốn của lại bị thế giới xúm vào lên án. Sau việc cho nhập cảnh không cần chiếu khán, đảng CSVN đã rước Trung Cộng vào ngồi ngay trên mái nhà VN giả danh khai thác bauxite bất chấp sự phản đối quyết liệt của người dân. Nay, lợi dụng việc xin mở rộng Thềm Lục Địa, đảng CSVN mưu toan dâng Trường Sa, Hoàng Sa và Vịnh Bắc Việt tức “nền nhà” VN cho Bắc Kinh qua hai hồ sơ nộp LHQ ngày 6 và 07/05/2009.

Tình thế đã vô cùng nguy ngập! Đất nước đã đến bờ vực thẳm! Bắc Kinh đang chiếm VN bằng “diễn tiến hoà bình” với sự đồng loã công khai của Hà Nội và với đà này thì VN sẽ lâm vào tình trạng Tân Cương và Tây Tạng một ngày không xa. Xin chớ nghĩ rằng VN từng bị ngàn năm Bắc-thuộc mà vẫn vùng lên giáng cho quân xâm lược những đòn chí tử vì kẻ thù ngày nay thâm độc và tàn ác gấp ngàn lần; nhìn gương Tây Tạng và Tân Cương thì rõ. Và cũng đừng ngây thơ mà trông chờ, tin tưởng vào bất cứ ai vì chén đắng 30/4/1975 còn nguyên trước mặt.

Ngoại xâm đang ngang nhiên cấu kết với nội xâm và đang tăng tốc để thực hiện những bước cuối cùng chiếm trọn VN. Nếu đồng bào quốc nội không mau tỉnh giấc để nhận ra tình huống vô cùng nguy hiểm của chính mình, người thân và dân tộc mà can đảm nhất loạt đứng lên thì rồi đây sẽ rơi vào số phận đáng thương người Tây Tạng và Tân Cương! Nếu đồng hương hải ngoại không gạt bỏ tị hiềm phe phái, vô tình hay cố ý lôi kéo mọi người vào những việc làm trình diễn hay chưa cần thiết và ngoảnh mặt làm ngơ trước tình thế cực kỳ mong manh của đất nước và dân tộc hiện nay thì sẽ phải trả giá với lương tâm và với lịch sử một ngày không xa!

LS Nguyễn Thành

Florida - 10//2009 - Viết cho 20/07 ngày Việt Cộng toa rập với Trung Cộng cắt đôi Đất Mẹ 55 năm xưa!

Tài liệu tham khảo chính:

- United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982

- Joint Submission by Malaysia & Vietnam - in the Southern part of the South China Sea

- Viet Nam – in North Area

- Vũ Hữu San, Địa Lý Biển Đông với HS-TS, 2007; Vịnh Bắc Việt: Địa Lý & Chủ Quyền Hải Phận, 2004

- Trần Bình Nam. Quanh vấn đề VN đăng ký “Thềm Lục Địa Ngoại Biên”, Việt Báo Online, 26/05/2009

- Nguyễn Thành, Đưa Việt Cộng ra trước LHQ, Toà Án các Quốc Gia và Toà Án Hình Sự Quốc Tế 2002, tạp chí Tiếng Vang, Sacramento, Hoa Kỳ, số tháng 5 và tháng 6/2002.

Chú thích:

[1] 8 hồ sơ của Russia; Brazil; Australia; Ireland; New Zealand; hồ sơ chung của France, Ireland, Spain, United Kingdo; Norway và Mexico. Không thấy hồ sơ của cựu TT Nguyễn Bá Cẩn trong số 50 hồ sơ này.

[2] Nguyên văn điều 76 Luật Biển LHQ: “An Exclusive Economic Zone extends for 200 nautical miles [370km] beyond the baselines of the territorial sea, thus it includes the territorial sea and its contiguous zone. A coastal nation has control of all economic resources within its EEZ, including fishing, mining, oil exploration, and any pollution of those resources. Hpwever, it can’t regulate or prohibit passage or loitering above, on, or under the surface of the sea, whether innocent or belligerent, withinthat portion of its EEZ beyond its territorial sea.”

[3] Toà Án Quốc Tế chuyên về Luật Biển [International Tribunal for the Law of the Sea = ITLOS] do Luật

Biển LHQ 1982 thiết lập, hoạt động từ năm 1996, trụ sở ở Hamburg, Đức, có quyền xét xử tranh chấp giữa các hội viên của Luật Biển LHQ và độc lập với LHQ hơn là Toà Án Quốc Tế La Hague.

Toà Án Quốc Tế [International Court of Justice=ICJ] La Hague, Hoà Lan thiết lập năm 1945 bởi LHQ. Đến nay, đã 54 năm nhưng Toà này chỉ xét xử 144 vụ vì quá lệ thuộc vào LHQ và nhất là “bất lực.”

[4] Nguyên văn điều 77 Luật Biển: “The continental shelf of a coast al nation extends out to the outer edge of the continental margin but at least 200 nautical miles from the baselines of the territorial sea margin does not stretch that far. The outer limit of a country’s continental shelf shall not stretch beyond 350 nautical miles of the baseline, or beyond 100 miles nautical miles from the 2,500 meter isobath.

[5] LS Nguyễn Hữu Thống [trong bài “Đại Hán tên đường suy thoái” trên Việtvùngvịnh ngày 26/5/2009] đã viết: “Sau những tính toán và do dự, vào ngày chót, Trung Cộng đã đệ đơn thỉnh nguyện tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa LHQ.”

Thật ra, đến ngày chót 13/05/2009 Trung Cộng vẫn không đệ đơn thỉnh nguyện [Submission] tại Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa mà chỉ cho đại diện tại LHQ gửi công hàm 08/05/2009 đến Tổng thư ký LHQ để ông này hối thúc Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa không cứu xét hồ sơ của VN và Mã Lai mà thôi.

Và ngày 11/05/2009 Trung Cộng chỉ thông báo [Information] cho Uỷ Ban về vấn đề Thềm Lục Địa ngoài 200 hải lý của Trung Cộng nhưng ở phiá Đông Biển Đông [East China Sea] và liên quan tới Nhật chứ không phải Đơn Thỉnh Nguyện nộp tại Uỷ Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa ở phía Nam Biển Đông [South China Sea] và liên quan tới VN - Mã Lai; hai vụ khác nhau, một xảy ra ở phía Đông và một xảy ra ở phía Nam China Sea.

[6] Hà Nội gọi hiệp ước 25/12/2000 là “Hiệp định phân định vịnh Bắc-Bộ” nhưng học gỉa Vũ Hữu San gọi là Vịnh Bắc Việt vì nó không chỉ bao gồm Bắc-Bộ mà ảnh hưởng xuống tận Quảng Ngãi, Trung-phần VN.

[7] Lê Công Phụng [Thứ-trưởng Ngoại-giao, Trưởng đoàn đàm phán, kiến trúc sư hiệp ước Vịnh Bắc Việt 25/12/2000, hiện là Đại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ] ngày 28/01/2002 lên tiếng thanh minh càng lòi ra âm mưu bán nước của đảng CSVN và sự dối gạt về cả Luật Biển LHQ của chính Lê Công Phụng.

Theo Phụng thì chính TBT Đỗ Mười và TBT Lê Khả Phiêu từ 1993 và 1997 đã sang tận Bắc Kinh “thỏa thuận các nguyên tắc căn bản về biên giới và lãnh hải” với Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư đảng CSTH.

Phụng còn khoe trong lúc đàm phán đã “căn cứ vào các qui định của Luật Biển LHQ và các nguyên tắc quốc tế và tập quán!” Sự thực trái ngược hẳn lời Phụng và dưới đây là vài dẫn chứng.

a. Phụng đã không đòi áp dụng quy chế đảo cho Bạch Long Vĩ của VN; trái lại quá ưu đãi đảo Hải Nam,Trung Quốc. Đường phân chia cách Bạch Long Vĩ 15 hải lý trong lúc cách đảo Hải Nam 55 hải lý,

b. Điều 15 Luật Biển LHQ qui định nếu hai nước không thoả thuận được với nhau thì phân chia hải phận theo đường trung tuyến [median line]; đường này phải chạy giửa và cùng khoảng cách với hai đường bờ biển [baseline] hay hai đảo của hai nước. Phụng đã chấp thuận tất cả các khoảng cách không đều nhau, khoảng cách lại tính từ đảo Hải Nam đến bờ biển VN, thay vì tới đảo Bạch Long Vĩ.

c. Toà Án Quốc Tế, trong Án Lệ Lybia vs Malta [1985], đã phán quyết hải đảo dù lớn đến đâu cũng không bình đẳng với lục địa được và không cho đảo Malta có hải phận bằng nước Lybia. Phụng đảo ngược Án Lệ này khi coi đảo Hải Nam hơn hẳn lục địa VN

d. Luật Biển LHQ và Án Lệ đưa ra một số tiêu chuẩn nhằm ưu tiên cho các nước ven biển, thí dụ như:

- Địa hình đáy biển chạy dài thoai thoải ra khơi [như trường hợp VN]

- Dân chúng sống tại duyên hải đông hơn [vùng Vịnh BV gần 30 triệu người, HN không quá 6 triệu]

- Bờ biển dài hơn hay nhiều đảo hơn [chiều dài bờ biển Vịnh BV dài hơn đảo HN; VN có tới 1,300 đảo]

Phụng không hề đòi áp dụng các tiêu chuẩn trên cho VN khi đàm phán và còn quá ưu đãi đảo Hải Nam của Trung Quốc nên chỉ riêng vùng đảo này thôi Phụng đã dâng cho Trung Cộng 20 km2 vùng Vịnh Bắc Việt nhưng đến nay Phụng vẫn tiếp tục dối gạt.