Saturday, February 28, 2009

Vấn đề HÒA-HỢP và HÒA-GIẢI - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Nếu hòa hợp hòa giải (HHHG) Dân Tộc là con đường lý tưởng đưa đến phát triển đất nước thì tại sao cộng sản Việt Nam (CSVN) lại ban hành Nghị Quyết 36? Và nếu HHHG là giải pháp tốt đẹp để giải quyết các vấn đề của Việt Nam (VN) thì tại sao các nhà hoạt động chính trị tại hải ngoại lại không công khai tuyên truyền và cổ võ nó? HHHG dân tộc, vấn đề đã xưa cũ, nó chỉ là chuyện của dân gian và của báo chí.

Tuyệt nhiên không thấy người ta công khai đề cập đến trong các cuộc hội họp chính trị, và ngay cả những nhà tranh đấu đòi dân chủ cũng thường tỏ ra úy kị nó. Như vậy có phải HHHG chỉ là hiện tượng ảo của một âm mưu đen tối nào đó làm người ta bị nhột khi phải đối diện với nó? Từ ngữ thời trang các nhà hoạt động chính trị thường sử dung hiện nay là đa nguyên đa đảng thay vì HHHG.

Có lẽ vì thế dư luận mới cho rằng HHHG và đa nguyên đa đảng chẳng qua chỉ là hai mặt của một đồng tiền. Loại giấy bạc này do CS Hànội in ra và dùng nó để mua sự khờ dại của những nhà hoạt động chính trị loại school smart (xin tạm dịch là mọt sách). Những người thực sự chủ trương HHHG với Việt gian cộng sản (VGCS) cũng không có ai giải thích vấn đề một cách tường tận. Chung quanh có rất nhiều câu hỏi cần phải được đặt ra. Tại sao phải HHHG với VGCS? Phải hiểu thế nào là HHHG? Những ai chủ trương HHHG? Những ai chống? Tại sao người ta không minh danh đặt vấn đề ra một cách công khai cho mọi người thảo luận để tìm ra chân lý, mà cứ phải úp úp mở mở, nói một đàng, làm một nẻo. Lấy cái gì để nói chuyện HHHG với VGCS? Hậu quả của việc HHHG sẽ ra sao? Vân vân và vân vân. Nếu không minh bạch hóa vấn đề thì HHHG hay đa nguyên đa đảng hơn kém chỉ nên coi là một màn xiệc mà chủ gánh là bọn chóp bu Hànội, không ai khác vào đây cả. Có nhiều màn trình diễn hấp dẫn. Chủ gánh không cần quảng cáo mà người hiếu kỳ vẫn tấp nập mua vé vào xem.

HHHG trong một tình trạng rất ư là mơ huyền … mờ như thế đấy. Bài viết xin được đóng góp một vài ý kiến nhỏ hy vọng soi sáng được phần nào những hóc hiểm đầy ảo thuật tính của màn xiệc hấp dẫn này. Mong những ai còn tha thiết đến vận mệnh của đất nước quan tâm hơn đối với vấn đề.

I. Sơ Lược Về Tình Hình Đấu Tranh Hiện Nay

1. Gió Đã Đổi Chiều

Khái niệm về chiến tranh đã thay đổi trong thời đại ngày nay, và hình như định nghĩa về chiến tranh cũng đang là độc quyền của một vài quốc gia có sức mạnh áp đảo. Ngày xưa du kích VC giật mìn xe đò, pháo kích trường học, nổ rạp hát, bắt người đi mò tôm v.v. chả thấy ai kết tội chúng là khủng bố cả. Nhưng bây giờ thì khác, chuyện lớn như ôm bom tự sát, chuyện nhỏ như liệng một trái phá tự chế không có ngòi nổ ở đâu đó, cãi cọ rồi xô xát với nhân viên của một phái đoàn ngoại giao, rải truyền đơn chống cộng v.v. tất cả đều được ghép chung vào một loại tội phạm gọi là tội “khủng bố”. Chữ “khủng bố” và chữ “chiến tranh” có nghĩa khác nhau một trời một vực. Chiến tranh xem ra còn ẩn tàng một một chút gì nhân đạo. Hai bên đánh nhau còn có cơ hội để thương lương hòa giải. Nhưng khủng bố thì không. Dù nặng hay nhẹ, biện pháp là tuyệt đối không tha, phải đuổi tận giết tuyệt. Điều trớ trêu là ngày nay bọn giật mìn xe đò, pháo kích trường học, chôn sống thường dân vô tội v.v. lại đang bô bô kết tội những hành động chống lại chúng là khủng bố. Và thật là tồi tệ, luật pháp nước Mỹ cũng thường khi y án phụ họa.

Sự đổi chiều quan điểm này đã khiến tất cả mọi khuynh hướng đấu tranh của chúng ta, trong cũng như ngoài nưóc nhất loạt thay đổi đường lối theo. Đấu tranh vũ trang tất nhiên bị dẹp bỏ vì đó là khủng bố. Tất cả các tổ chức tranh đấu đều đồng loạt tuyên bố đấu tranh bất bạo động. Đến như Mặt Trận Hoàng Cơ Minh trước kia hung hăng đông tiến đem âm binh về giải phóng VN, nay đứa con quí tử là Việt Tân (VT) cũng sợ co vòi, chỉ còn dám nói canh tân để giải phóng đất nước. Lý Thái Hùng Tổng Bí Thư đảng VT tuyên bố: “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng chủ trương tiến hành một cuộc đãu tranh toàn diện, để xây dựng tự do dân chủ và để canh tân Việt Nam . Nghĩa là đấu tranh để ưu tiên chấm dứt ách độc tài hiện nay nhưng cũng đồng thời tiến hành những nỗ lực canh tân một cách chọn lọc và tích cực, đáp ứng nhu cầu chung và dài hạn của đất nước.” (Chủ trương và đường lối của đảng VT – Lý Thái Hùng , Berlin , Đức Quốc 19-9-2004).

Cương lĩnh, tuyên ngôn v.v. của các đảng phái và tổ chức mới ra đời lúc gần đây đều có cùng luận điệu như thế cả:

- Đảng Dân Chủ VN của ông Hoàng Minh Chính: Xây dựng chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng, bầu cử tự do và công bằng. Xây dựng cơ cấu quốc gia tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp đều có thẩm quyền độc lập.) Sinh hoạt chính trị lành mạnh. Các đảng chính trị bình đẳng với nhau. Hoạt động của các đảng phái chính trị và nhà nước phải riêng biệt. Bộ máy hành chính quốc gia phải gọn nhẹ để phục vụ nhân dân một cách hữu hiệu.

- Đảng Dân Chủ Nhân Dân: Mục tiêu đấu tranh là hình thành một lực lượng đối lập công khai, để kịp thời ngăn chặn những hành động của nhà cầm quyền gây tổn hại cho đất nước và cho nhân dân……. Đấu tranh với chính quyền độc tài sửa đổi Hiến pháp và Pháp luật để phù hợp với ý nguyện nhân dân, hướng tới việc xây dựng một nhà nước dân chủ và pháp quyền.

- Đảng Thăng Tiến VN: Trực diện đấu tranh bất bạo động với đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nhằm mục đích xây dựng một Hiến pháp mới, để người Dân thực hiện quyền làm chủ Đất nước của mình thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do với sự tham gia tranh cử bình đẳng của tất cả các Chính đảng ; qua đó nắm quyền lãnh đạo và quản lý Đất nước.

- Khối 8406: Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.

Khối 8406 nói có phần hơi mạnh mẽ hơn, nhưng cũng chưa đủ để xác định rõ sự khác biệt. Nhờ được tiếp xúc với một số người hiểu biết về Khối 8406, người viết tin tưởng rằng nhiều quí vị lãnh đạo nòng cốt của tập hợp chính trị này là những người rất đáng tin tưởng cả về mặt đạo đức cá nhân lẫn xã hội, có tinh thần dấn thân, can đảm và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên trong hành động, quí vị đó đã vấp phải một số sai lầm nguy hiểm, đến nỗi có dư luận coi khối 8406 cũng là dân chủ cuội. Đàng khác, Khối 8406 đã để Việt Tân xâm nhập và lũng đoạn nhiều quá khiến mất đi rất nhiều cảm tình và tin tưởng của người Việt hải ngoại. Đấy là chưa nói đến tình trạng nghi ngờ có chuyện cài người của VGCS. Ở trong nước chuyện này khó tránh khỏi. Tuy nhiên, thật sự là điều bất công nếu cứ vơ đũa cả nắm khẳng định rằng Khối 8406 là một tổ chức dân chủ cuội. Đành rằng cá thể có cuội trong đó, nhưng toàn thể thì nhất định không.

- Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN: Mục tiêu của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam là đấu tranh nhằm vận động sức mạnh của Toàn Dân để giải quyết dứt khoát sự lũng đoạn của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam, đưa đến thay thế triệt để thể chế chính trị độc đảng toàn trị lạc hậu hiện nay bằng thể chế chính trị đa đảng tiến bộ, nghĩa là thay thế sinh hoạt chính trị không công bằng, không chấp nhận cạnh tranh bằng sinh hoạt công bằng, có cạnh tranh trong sáng.

- Tổ Chức Phục Hưng VN: Tổ Chức PHVN chủ trương tiến hành công cuộc phục hưng đất nước trên căn bản xây dựng Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên song hành với nỗ lực phục hưng Văn Hóa Dân Tộc.

- Liên Đảng Lạc Hồng: Xây dựng một Liên Minh Chính Trị đối lập có thực lực đối trọng với đảng CSVN. Liên Đảng Lạc Hồng quyết tâm thúc đẩy tiến trình đấu tranh chấm dứt tình trạng độc tài toàn trị, góp phần phục hưng Dân Tộc và phát triển một quốc gia thực sự có đạo đức, dân chủ, tự do, hạnh phúc và văn minh.

- Lộ Trình 9 điểm của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thỉnh thoảng được nhóm Cao Trào Nhân Bản của ông tại Mỹ giới thiệu với chính giới Hoa Kỳ. BS Quế cũng chủ trương như các đảng phái trên, không có gì khác lạ. Gọi phương thức tranh đấu của nhóm này là chính trị sa-lông không sai. Họ đứng riêng lẻ, tranh đấu không có gốc, tức là không dựa vào quần chúng, mà chủ yếu là dựa vào cách bắt mạch xem cái ngọn tức đường lối của Hoa Kỳ rồi theo đó mà phất cờ. Nhóm Cao Trào Nhân Bản chỉ thấy tranh đấu đâu đó chung quanh Quốc Hội Hoa Kỳ, không thấy xuất hiện ở những chỗ đông người tỵ nạn như xuống đường hay biểu tình v.v. Nó biểu lộ cái quán tính của một số chính khách và đảng phái của nhiều chánh khách miền Nam xưa kia.

Sự trùng hợp hoặc giống nhau đến nỗi người ta có thể tưởng tượng là tất cả các cương lĩnh và đường lối đều do cùng một tác giả viết ra. Mỗi đảng, mỗi tổ chức chỉ cần đem về sao chép, xào nấu lại, sửa lời văn đôi chút là đã có một bản cương lĩnh riêng của mình rồi. Đọc qua một số trích yếu từ các văn kiện chính thức của các đảng và tổ chức chính trị hiện nay, chúng ta thấy được hai điểm quan trọng: một là họ không minh nhiên lập trường tiêu diệt chế độ CS. Hai là họ chủ trương chế độ mà CS cũng được công nhận là một thành phần tham gia sinh hoạt trong đó. Rõ ràng đây là một hình thức hòa hợp. Sự hòa hợp này không hẳn đã có hòa giải nên chắc chắn sẽ lại đem đến xung đột về sau. Điều thiếu sòng phẳng là các đảng phái và tổ chức chính trị kia chủ trương HHHG với VGCS nhưng họ lại không dám tự nhận là mình có chủ trương đó.. Chuyện này cũng dễ hiểu thôi vì đại đa số đồng bào tỵ nạn không chấp nhận HHHG. Nếu họ tự nhận, họ sẽ mất cảm tình của đồng bào và sẽ bị đồng bào tẩy chay. Trường hợp của Việt Tân là một thí dụ.

2. Những Thành Phần Trong Bàn Cờ Chính Trị VN

Ở đây dĩ nhiên chúng tôi chỉ đề cập đến người Việt Nam . Có 4 thành phần. Nhìn qua lăng kính chính trị, và dù đứng dưới bất cứ góc độ nào cũng rất dễ dàng nhận ra.

- Thứ nhất: CS chuyên chính. Gọi là CS chuyên chính hay CS chính chuyên cũng đồng một ý nghĩa. Thành phần này đều là đảng viên đang tham gia vào cơ cấu chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Bọn này tuyệt đối trung kiên và trung thành với đảng vì quyền lợi và vì đang có điều kiện hưởng thụ mà thường là bất hợp pháp. Ngoài ra còn phải kể đến vài nhóm và cá nhân ở hải ngoại. Loại này không phải là CS “chính chuyên”, nhưng tự đông làm việc nhiều khi không công cho VGCS, ngày trước còn làm vụng trộm, nhưng bây giờ ít thấy còn e dè lén lút nữa.

- Thứ hai: Nhân dân trong nước và đặc biệt đại đa số đồng bào tỵ nạn tại hải ngoai. Thành phần này không đội trời chung với CS, và tuyệt đối không chấp nhận sự có mặt của VGCS dưới bất cứ hình thức nào trong cơ cấu chính quyền vì họ đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chế độ.

- Thứ ba: Cộng sản phản tỉnh. Dùng chữ phản tỉnh thực ra chỉ là miễn cưỡng. Gọi cho có cái tên mà thôi. Phản tỉnh là xét lại tư tưởng để tìm sai lầm mà sửa chữa. Câu hỏi đặt ra là đã có người CS nào thực tâm đi tìm sai lầm để sửa chữa chưa. Chủ nghĩa CS là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử con người. Hàng núi tài liệu và sách vở với vô số bằng chứng đã chứng minh rồi đấy. Lịch sử và thực tế đã công nhận rồi đấy. Các văn kiện đảng viết rõ ràng đảng CSVN là một chi bộ của CS Liên Sô, Hồ Chí Minh (HCM) là một cán bộ lãnh lương và hoạt động cho đảng CS Liên Sô. Đảng CS đã bán đất bán biển cho ngoại bang. Thế mà đã có ai trong số 3 triệu đảng viên CS dám nhìn nhận những tội ác và sai lầm đó không? Hoàng Minh Chính (HMC) chỉ là một tên CS theo chủ nghĩa xét lại. Ông ta chủ trương chống đảng để cứu đảng. Dân chủ mà HMC đòi là thứ dân chủ được lãnh đạo bởi phe CS của HMC. Tất cả chỉ có thế. Tôn HMC lên hàng “tổ tông” của phong trào dân chủ VN là chẳng hiểu gì về HMC. Xem phương án Tiểu Diên Hồng của ông ta tất sẽ hiểu ông ta. Ông ta không bao giờ phản đảng cả. Bùi Tín, Nguyễn Thanh Giang vẫn ca ngợi Hồ Chí Minh là một người yêu nước. Trần Khuê phong thánh cho Hồ và gọi là đức thánh Hồ. Thánh Hồ còn ngồi trên cả quốc tổ Hùng Vương. Hà Sĩ Phu nói Trời cho dân và đảng hai bên chọn được nhau và sẽ còn là của nhau cho đến trăm năm đầu bạc. Lê Hồng Hà khẳng định đây là cuộc đấu tranh chấm dứt vai trò độc đảng, đảng trị của đảng CSVN, chớ không phải là cuộc đấu tranh để đánh đổ và xoá bỏ đảng CSVN. Còn nhiều và rất nhiều như thế lắm. Lê Hồng Hà đưa ra tuyên ngôn trên là lời giải thích rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa nhất thay cho cả bọn gọi là phản tỉnh này. Tất cả các thành phần được coi là phản tỉnh cốt cán trên đã có thấy ai nhìn nhận sai lầm và sửa sai chưa? Như thế thì làm sao gọi là phản tỉnh.

- Thứ tư: Thành phần thứ 3. Thành phần này đa số thuộc giới trí thức, già có, trẻ có. Tiếc rằng giới trẻ có học mà sao họ không biết gì về lịch sử và nhất là phong trào CS trên thế giới. Chuyện thật đáng lo ngại, nhưng không trách họ được vì nhà trường đã đào tạo họ như thế. Nhưng còn những người lớn tuổi, có học? Điều này mới thực là kỳ lạ. Hơn ba mươi năm trước họ sống dưới chế độ Cộng Hòa nhưng lại xu hướng CS. Sau 30-4-75 họ phải bỏ miền Nam vượt biên ra nước ngoài vì không thể sống được với CS. Ở hải ngoại họ lại ngoảnh đầu về trong nước và trông đợi ở những người CS phản tỉnh. Họ học cao và đã dầy dạn kinh nghiệm mà không thể hiểu rằng người CS phản tỉnh không bỏ đảng và cũng không chống đảng, chỉ chống ngững người CS đang cầm quyền mà thôi. Họ cũng không tiên đoán được rằng một chế độ đa đảng hậu CS sẽ đưa đất nước đi về đâu. Con đường đấu tranh của nhóm thuộc thành phần thứ ba này có thể tìm thấy qua lá thư của GS Nguyễn Chánh Kết viết gởi cho một người bạn của ông. Lá thư này ông gởi qua mạng internet có đoạn viết: “Hiện nay, điều quan trọng là chúng ta phải đoàn kết với tất cả những ai có khuynh hướng tranh đấu cho tự do dân chủ, cho đa nguyên đa đảng, bất kể họ là ai. Chúng ta phải tiến từng bước một, và tiến được tới đâu thì chấp nhận tới đó đã, rồi lại tiếp tục tiến tới nữa. Không nên chủ trương Tout ou rien, non à peu près, everything or nothing, not nearly (được ăn cả, ngã về không)”. Ông Nguyễn Chánh Kết kể là người ở trong nước. Còn ở hải ngoại, nhiều nhà trí thức cũng đã bầy tỏ bằng những luận điệu tương tự. Chẳng hạn BS Nguyễn Xuân Ngãi nói “đảng cuội (tức đảng Dân Chủ VN của Hoàng Minh Chính) cũng được đi, ủng hộ lầm có mất mát gì đâu”. Hoặc các ông Hoàng Cơ Định, Nguyễn Trọng Việt, Nguyễn Ngọc Bích cũng đồng ca một giọng: cờ nào cũng là cờ, cả hai lá cờ không tốt sao.

3. Ôn Lại Một Chút Lịch Sử Để Rút Kinh Nghiệm

Tưởng cũng nên ôn lại vài bài học lịch sử Dân Tộc về HHHG cho những ai trí nhớ không được tốt.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc Hội đầu tiên của nước Vietnam họp khoáng đại ra mắt toàn dân tại Nhà Hát Lớn, Hànội. Cũng tại đây, ngày này, một chánh phủ liên hiệp kháng chiến được đưa ra trình diện Quốc Hôi. Chính Phủ này gồm đủ mặt các đảng phái: Việt Minh, Việt Cách, Việt Quốc, Dân Chủ, và nhân sĩ độc lập. Tình trạng hợp tác giữa các phe phái chính trị này ngày xưa gọi là liên hiệp, ngày nay nếu có ai gọi là đa nguyên đa đảng hay hoà hợp hoà giải chắc cũng không sai.

Chỉ 4 ngày sau khi Quốc Hội họp khoá đầu tiên, chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh cầm đầu đã ký với Pháp một văn kiện quan trọng gọi là Hiệp Ước Sơ Bộ, và sau đó ít tháng, Tạm Ước ngày 14-9-46. Ký hai văn kiện này, Hồ Chí Minh tạm coi như được rảnh tay đối phó với Pháp để dồn nỗ lực vào công việc thanh toán các đảng phái quốc gia và những thành phần chống đối Việt Minh. Thời kỳ này có thể ví như một đêm tối kinh hoàng trong lịch sử Dân Tộc. Hàng ngàn, hàng vạn những cuộc ám sát, bắt cóc, thủ tiêu bí mật trên khắp mọi miền đất nước do Việt Minh chủ động. Không có toà án nào xét xử.

Màn liên hiệp này thực tế đã cho thấy chỉ là trò bịp bợm do Hồ dàn dựng. Những người đứng về phe Quốc Gia có thể nói đã học được một bài học đắt giá về chuyện liên hiệp, hay đa nguyên đa đảng, hay hoà hợp hoà giải với CS.

Năm 1975, trong khi quân lực Việt Nam Cộng Hoà đang đổ xương máu chống lại sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc, thì một số chính khách tại miền Nam tự nhận là thành phần thứ ba tôn Dương Văn Minh làm thủ lãnh, công khai chiếm chánh quyền để thực hiện âm mưu bắt tay hoà hợp hoà giải với CS. Nhưng "thiên bất dung gian", cái chính quyền vô năng bất lực này đã phải cay đắng bẽ mặt khi cả đám đứng lên nghênh đón tên sĩ quan CS bước vào phòng họp chính phủ tại dinh Độc Lập để nghe tên VC này hách dịch ra lệnh cho họ: "Dơ tay lên đầu hàng. Các anh có còn gì đâu mà đòi bàn giao". Quân dân miền Nam mất tất cả đã đành. Những kẻ ôm mộng HHHG với CS cũng đã tiêu tán tất cả chì lẫn chài. Lần thứ hai người quốc gia lại học được bài học HHHG với CS. Nhưng lần này thì đau hơn nhiều Người quốc gia đã mất trắng tay, còn bị lưu đầy, tù tội, nhà tan cửa nát, gia đình ly tán...!

Hai lần kinh nghiệm xương máu như thế đó mà ngày nay nhiều người vẫn chưa tởn. Nhiều người đang tự bôi xóa thân phận tỵ nạn của mình, đội mồ dựng dậy cái thành phần thứ 3 để đứng vào trong đó. Xem ra lịch sử lại đang tái diễn? Điểm đáng lưu ý là vấn đề HHHG tại hải ngoại thực tế không được các chính khách và đảng phái minh thị quảng diễn, nhưng lại được biểu lộ ra bằng rất nhiều hành động hai mặt để đánh lừa dư luận. Chẳng hạn đảng Việt Tân một mặt phái người về trong nước cho CS bắt để chứng minh ta đây chống cộng. Nhưng mặt khác, chủ tịch đảng Đỗ Hoàng Điềm lại cố tình trình bầy sai tình hình nhân quyền tại VN mà mục đích là để làm thất bại Dự Luật Nhân Quyền VN tại Quốc Hội Mỹ. Tình trạng đang diễn ra tại hải ngoại cũng gần giống như ngày trước khi miền Nam rơi vào tay CS Bắc Việt. Điều đáng lo ngại là người Việt tỵ nạn xem ra chẳng mấy cảnh giác về chuyện đó. Có phải họ đã qua sông nên đấm cò vào sóng!

II. Từ Đông-Âu Đến Việt-Nam


1. Sự Hình Thành Các Chế Độ Đa Đảng Hậu CS Tại Nga Và Đông Âu


Thập niên 1980, Liên Sô gặp phải rất nhiều khó khăn chồng chất. Năm 1985 Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí Thư đảng CS Nga. Để giải quyết các khó khăn, ông đề ra 2 chánh sách trọng tâm: Perestroika (tái cấu trúc kinh tế và chính trị), và Glasnot (mở cửa). Cả hai chính sách này không những đã không giải quyếy được khó khăn, mà trái lại là động cơ đưa đến sự sụp đổ của khối CS Liên Sô. Perestroika không vực dậy nổi nền kinh tế nước Nga mà làm cho tình trạng thiếu thực phẩm càng trầm trọng thêm đưa đến các cuộc đình công và biểu tình của dân chúng. Chính sách Glasnot bãi bỏ nạn độc bá quyền hành (monopoly of power) đưa đến sự ly khai của các nước cộng hòa thành viên của khối. Cuối cùng tháng 2–1990, đảng CS Nga bị giải thể, và chỉ một năm sau toàn thể Liên Bang Sô Viết sụp đổ.


Trong bối cảnh đó, các nước CS Đông Âu lần lượt sụp đổ theo. Sự ra đi của các đảng CS tại các nước Đông Âu tương đối êm thắm. Thí dụ như đảng CS Bulgaria tự động biến thể để trở thành đảng Xã Hội Bulgaria . Đảng CS Szechoslovakia (Tiệp Khắc. Hiện nay là Czech Republic ) nhường sân chơi lại cho Civic Forum của kịch tác gia Vaclav Havel. Trừ ra tại Romania , cuộc thay đổi đã đưa đến đổ máu. Tổng Bí Thư đảng là Nicolae Ceaucescu bị giết chết trong cuộc nổi loạn của dân chúng cùng với 1104 người nữa chết và 3352 bị thương. Chính vì có sự đổ máu, nhiều người cho đó là một cuộc đảo chánh hơn là một cuộc cách mạng. Cũng nên nói qua đôi chút về nước Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ. Đất nước của con cháu Thành Cát Tư Hãn nằm trong luc địa Châu Á chứ không phải Châu Âu. Mông Cổ trở thành một quốc gia CS rất sớm, chỉ sau Nga. Khi Gorbachev tung ra chính sách đổi mới thì Mông Cổ tự động chuyển sang chính thể dân chủ liền. Tân Hiến Pháp 1992 công nhận chế độ đa đảng. Hiện nay nước Mông Cổ dân chủ có 2 đảng phái lớn hoạt động là đảng Nhân Dân Cách Mạng và đảng Dân Chủ. Thật đáng khen cho những người CS Mông Cổ và đáng mừng cho nhân dân nước này. Mừng cho người nhưng không khỏi tủi hổ cho chính mình. CSVN vẫn ôm cứng lấy cái gọi là chế độ Marxit-Leninnit bách chiến bách thắng ba xạo.


Sự kiện các chế độ CS tại Liên Sô và Đông Âu bị sụp đổ đã làm cho chế độ Hànội vô cùng lo sợ và lúng túng. Điều thất vọng nhất của VGCS bấy giờ là trong lúc cả nước đói rã họng, thế giới tư bản cấm vận, quân đội còn bị sa lầy ở Cam Bốt, bị đe dọa thường trực bởi quan thầy phương Bắc là Trung Cộng, chỉ còn một nơi trông cậy duy nhất là Liên Sô thì Liên Sô sụp đổ. CSVN tưởng chừng khó tránh khỏi tai kiếp. Ấy thế mà chỉ trong một thời gian ngắn không đầy một thập niên, chúng lại hồi sức và đứng vững. VGCS như một con tắc kè tinh quái, chúng đổi mầu rất nhanh để thích ứng với hoàn cảnh mới.


Nhưng thật ra cũng chẳng có gì lạ. Chỉ là may mắn thôi. VGCS thoát hiểm được là vì những điều kiện khách quan xẩy ra vào lúc đó hoàn toàn có lợi cho chúng. Người dân trong nước thì kiệt sức vì đói phải lo cho cái bụng trước đã. Đồng bào tỵ nạn bên ngoài ai nấy cũng cần dành nỗ lực và thời giờ để làm lại cuộc đời nơi đất khách quê người. Các cường quốc Mỹ, Nga, Tầu, kẻ sút càng, người gẫy gọng, không anh nào lành lặn. Cả ba đều không còn hơi sức đâu mà để tâm chấp nhất với thằng điếm thúi CSVN. Thế là VGCS thoát nạn. Gặp lúc nguy khốn, là một tên lưu manh vô cùng street smart (xin tạm dịch là khôn vặt), VGCS đã học hỏi và rút tỉa được rất nhiều kinh nghiệm trong việc mưu sinh thoát hiểm. Với bản chất lưu manh bịp bợm số một trong thiên hạ, cùng với những kinh nghiệm tích lũy được, VGCS đã trở thành mô hình tồn sinh mà Kim Chính Nhất và Fidel Castro phải bái sư để học đạo.


2. Những Khác Biệt Giữa CSVN Và CS Đông Âu


Ở Đông Âu người CS và người không CS sống hòa đồng với nhau thời hậu CS trong gần hai thập niên qua. Họ hòa nhập với nhau và từ từ giải quyết những mâu thuẫn một cách tương đối êm đẹp. Nhưng nếu đặt ra vấn đề chung sống Quốc/Cộng tại VN, chuyện chắc chắn phức tạp hơn rất nhiều. Mấu chốt nguy hiểm trong vấn đề HHHG hay bầu cử đa đảng để chung sống với VGCS ở tại hai yếu tố cũng là hai khác biệt căn bản giữa CS Đông Âu và CSVN sau đây.


2.1
Khác về đảng tính.


Vào tháng 3-1940 trong khu rừng núi Katyn tại Ba Lan, có 21.768 người Ba Lan bị chôn sống, trong đó có 8.000 là sĩ quan, còn lại là các viên chức hành chánh và thường dân vô tội. Cuộc tàn sát dã man này không có đảng CS Ba Lan nhúng tay vào, mà là do Hồng Quân Liên Sô thực hiện. Mùa Xuân 1968 nhiều cuộc xuống đường rất lớn đòi tự do dân chủ của nhân dân Tiệp Khắc tại thủ đô Prague bị dẹp tan. Nhà nước CS Tiệp không xua cảnh sát và quân đội dẹp biểu tình, mà là quân đội của Minh Ước Warsaw do Liên Sô cầm đầu tràn vào để dẹp. Biến cố này thường được gọi là Mùa Xuân Prague. Alexander Dubcek, bí thư thứ nhất Ủy Ban Trung Ương đảng CS Tiệp thà chịu bị bắt giải về Liên Sô ngồi tù chứ không chịu ra lệnh giải tán đồng bào của mình biểu tình.


Nhưng VGCS thì khác hẳn. Năm 1953 Hồ và đảng CS theo lệnh Mao Trạch Đông và xin chỉ thị của Stalin phát động cuộc cải cách ruộng đất giết chết hàng trăm ngàn nông dân tại miền Bắc. Tết Mậu Thân 1968, quân CS Bắc Việt tràn vào thành phố Huế sát hại tại chỗ không kể, còn bắt đem đi chôn sống khoảng 6.000 đồng bào. Năm 1975, VGCS sau khi chiếm miền Nam , đã giết chết tại chỗ không xét xử một số không thống kê được nhưng chắc chắn không phải ít. Chúng còn ra lệnh đầy ải khoảng 300.000 quân, cán, chính, và người miền Nam vào các trại tù cải tạo. Số người chết trong tù rất nhiều và cũng không sao thống kê được. Mỗi người còn sống bị giam cầm và hành hạ tính trung bình là 12 năm mới được thả ra. Các cuộc trả thù dã man này đều do những người CS miền Bắc nhắm vào người Quốc Gia miền Nam . Tất cả đều là người Việt Nam , người CSVN miền Bắc hành hạ và giết chết đồng bào mình.


Cung cách hành xử của CS Đông Âu và CSVN đối với những người cùng dòng giống của họ cho thấy có một sự rất khác biệt về nhân tính và cả về tinh thần dân tộc. Người CS Đông Âu ít ra còn có nhân tính và tình đồng bào hơn bọn CSVN. Cuộc thảm sát người Ba Lan tại rừng Katyn là do Liên Sô chủ trương. Họ là ngoại bang. Ông Dubcek thà bị ngoại bang bỏ tù chứ không đàn áp đồng bào của mình. Trong khi đó, bọn VGCS theo lệnh Nga và Tầu không ngần ngại giết, đập đầu, chôn sống đồng bào của mình không thương tiếc. Và cho đến bây giờ, chúng vẫn còn không buông tha cho những người đã thua trận, đồng bào của chúng, được sống an bình hạnh phúc dù họ đã chạy ra nước ngoài. Sự tàn ác của VGCS thể hiện rõ cái gọi là “tính đảng” của con người CS. Tính đảng bắt buộc phải là phi nhân tính và phi dân tộc tính. Đúng nhất nên gọi là thú tính. Người CS lý tưởng là con người đã mất hết tính người, chỉ còn lại thú tính.. Nhìn chung, CS Đông Âu tương đối còn có nhân tính, trong khi CSVN hành động hoàn toàn theo thú tính, hay đảng tính cũng thế. Loại mặt người dạ thú này, trong xã giao bình thường chúng ta cần lánh xa, trong công việc làm ăn thì không thể hợp tác, trong sinh hoạt chính trị dứt khoát không bao giờ nên tin tưởng. Qua cung cách hành xử của họ, có thể kết luận được rằng CSVN vượt xa CS Đông Âu trên phương diện thể hiện sự man rợ của tính đảng. Từ đó cho thấy những người CS và không CS tại Đông Âu còn có thể HHHG và sinh hoạt đa đảng với nhau được. Nhưng người VN quốc gia và VGCS sống chung với nhau là vấn đề không có gì làm bảo đảm.


2.2 Khác về quyền lợi.


Một sự khác biệt nữa rất đáng lưu ý là sự chênh lệnh về tài sản thủ đắc và các đặc quyền kinh tế giữa CSVN hiện nay với các đảng CS Đông Âu lúc họ phải từ bỏ quyền hành. Hai mươi năm về trước, các nưóc CS tại Đông Âu chưa có chính sách mở cửa với bên ngoài, trái lại họ vẫn còn tự bao vây mình bằng những bức màn sắt. Trong nuớc dân chúng sống lầm than khổ cực. Nền kinh tế quốc gia èo ọt trao đổi quanh quẩn với nhau trong khối Komecon. Do đó, bọn cán bộ đảng cũng chẳng lấy gì làm giầu có lắm mặc dầu được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi hơn người dân thường. Một số ít chẳng bao nhiêu các lãnh tụ sống xa hoa vương giả chẳng hạn như Ceaucescu. Không thấy tin tức tiết lộ có người nào là tỷ phú hay triệu phú như các cán bộ CSVN hiện nay. Những người tỵ nạn về VN thăm nhà cho hay bí thư hay chủ tịch xã triệu phú dollar là chuyện khá bình thường. Theo tin tức phổ biến trên Internet thì có khoảng 300 cán bộ đảng viên có tài sản trên dưới 100 triệu dollars, hàng chục tên cấp ủy viên trung ương đảng thủ đắc con số kếch xù hàng tỷ bạc. Tỷ phú VN giầu không thua tỷ phú Hoa Kỳ. Tình trạng chênh lệch giầu nghèo giữa đảng viên với người dân cùng với những đặc quyền và đặc lợi bọn đảng viên được hưởng là nguyên nhân chính gây bất ổn định xã hội thường trực tại VN. Từ đó làm phát sinh ra những phong trào tranh đấu, đặc biệt là phong trào dân oan trong cả nước. Tóm lại, những bất công xã hội do cộng sản tạo ra tại Đông Âu trước đây và VN hiện nay khác nhau rất xa. Tại Đông Âu, tình trạng còn có thể chịu đựng được. Nhưng tại VN ngày nay, sự bất công đã vượt quá sức chịu đựng của con người. Hiểu được tình trạng xã hội của các nước CS Đông Âu, người ta sẽ không thắc mắc tại sao ở đó con người dễ dàng hòa hợp hòa giải với nhau khi CS từ bỏ quyền hành. Nhưng tại VN, cả nước dân oan hòa hợp được với đảng CS thật sự là điều hoang tưởng.

Đang ở trên vị trí nắm quyền, chiếm hữu mọi quyền lợi kinh tế trong tay, đảng CS không ngu dại gì mà chịu chia sẻ quyền lợi và địa vị cho người khác. Hơn nữa chúng vốn là một đảng độc tài về mặt hành xử, kiêu căng trong tư duy, và cố chấp trên lập trường. Kêu gọi chúng, dễ dàng vậy sao? Lấy súng kê vào cổ thì họa may, còn không thì vô phương. Sự thể chỉ có thể xẩy ra trong trường hợp tới một lúc nào đó đảng sắp xuống lỗ nên để sống còn, chúng không buông cũng bắt buộc phải buông. Tới lúc lúc đó CS cũng chỉ chịu chia quyền, còn chia tiền thì hẳn là không bao giờ. Chịu mất đi quyền hành, nhưng có tiền trong tay và nắm giữ những quyền lợi kinh tế, VGCS sẽ phải hành động như thế nào để xoay xở mà tồn tại thì nhắm mắt cũng nhìn thấy được. Đó là việc dùng đồng tiền để mua chuộc. Có tiền mua tiên cũng được kia mà. Mua chuộc đang là chiến thuật hữu hiệu bọn VGCS áp dụng để chiến thắng người tỵ nạn ở hải ngoại. Không lấy đó làm một bài học thì thật là uổng phí. Cho nên thật là điều mơ mộng nếu những đảng phái tay trắng của chúng ta dám thách đố CS chấp nhận đa nguyên đa đảng và tranh đua bầu cử trong tình trạng như thế.


Những người chủ trương HHHG hay đa nguyên đa đảng với VGCS nếu không sáng suốt nhận ra lẽ thắng/thua sẽ phải thua CS một cách danh chánh ngôn thuận. Phòng bệnh hơn chữa bệnh là lời dậy bảo rất đúng của ông cha ta. Từ suy luận thông thường và từ những kinh nghiệm hàng ngày cho thấy trong tình hình hiện tại, tiền bạc và quyền lợi vật chất sẽ giúp cho VGCS dễ dàng thắng trong bất cứ một cuộc bầu cử nào. Và nếu nhìn lại lịch sử tranh chấp Quốc/Cộng trong thời gian qua, người ta có thể tiên đoán rằng yếu tố tính đảng của CS sẽ lại nhanh chóng phân hóa nội tình chính trị và mọi chuyện sẽ trở lại như cũ ngay sau khi bầu cử.


3. Kết Quả Bầu Cử Trong Điều Kiện Hiện Tại


Đây chỉ là giả thuyết đặt ra. Căn cứ vào hai yếu tố then chốt nêu trên, chúng ta thử làm một vài ước tính để tìm xem kết quả bầu cử sẽ ra sao. Mặc dầu là giả thuyết nhưng khả năng trở thành hiện thực của nó có thể tin được với một sai số không đáng kể.


3.1 Dựa trên lý luận.


Hiện nay quân đội, công an, chính quyền các cấp từ trung ương cho đến địa phương đều nằm trong tay đảng CS. Đảng CS còn có khả năng khống chế được toàn dân nhờ Mặt Trận Tổ Quốc và những ngoại vi của nó. Hơn thế nữa, những phương tiện và dịch vụ liên quan đến bầu cử như truyền thông báo chí, giao thông vận chuyển, an ninh trật tự v.v. cũng đều nằm trong tay đảng CS. Như thế hiển nhiên CS hưởng được lợi thế tuyệt đối so với các đảng phái khác. Và một điều quan trọng hơn hết không thể không biết đến. Đó là CS vừa là một đảng chính trị lâu đời, có tổ chức, và được rèn luyện, vừa là một tập đoàn tư bản giầu có hơn bất cứ đảng chính trị nào. CS nắm những ưu thế đó trong tay, ai dám tin sẽ đánh bại được CS bằng tuyển cử? Những lợi điểm của CS cũng chính là những bất lợi cho các đảng phái quốc gia. Nếu cứ khơi khơi đòi đa nguyên đa đảng mà không khắc chế được những bất lợi kia và hoạch định được những kế hoạch tỉ mỉ cần thiết để đối phó, rồi khi CS đồng ý chấp nhận cuộc chơi, tức đồng ý cho đa nguyên đa đảng, thì lòng tự tin tất thắng của những người chủ trương HHHG rất có cơ sẽ biến thành một màn tự sát chính trị. Qua cuộc bầu cử “dân chủ” như thế, nhân dân VN sẽ lại được quyền hô vang khẩu hiệu: đảng CSVN quang vinh muôn năm.


3.2 Bằng tính toán cụ thể.


Thử làm một con toán lớp ba đơn giản để tìm kết quả thắng bại nếu tranh cử chung với CS. Bài toán lấy thí dụ và ước lượng bằng những con số chẵn đơn giản cho dễ thấy như sau :


Dân số Vietnam hiện nay ước lượng là 84 triệu. Con số những người đến tuổi và đủ điều kiện đi bầu tạm tính là một nửa, tức 44 triệu cử tri được quyền đi bầu.


Đảng CS có 3 triệu đảng viên. Trung bình mỗi gia đình đảng viên này có thêm 2 người có quyền đầu phiếu là vợ và một con đã trưởng thành. Vợ và con chắc chắn sẽ đầu phiếu theo chủ gia đình tức người đảng viên. Như vậy đảng CS nắm chắc số cử tri bầu cho họ là:

3 triệu x 3 = 9 triệu phiếu.


Trong bất cứ cuộc bầu cử nào vào lúc này, đảng CS cũng nắm chắc trong tay con số 9 triệu phiếu bầu cho chúng. Đấy là chưa tính đến những lá phiếu sẽ bầu cho đảng CS hoặc vì lý do thân thuộc, hoặc vì tình cảm bạn bè, lối xóm, hoặc vì quyền lợi cấu kết vv... Con số này tính dè sẻn cũng phải là 3 triêu phiếu. Tóm lại đảng CS sẽ chắc chắn nắm được:

9T + 3T = 12 triệu phiếu, tức 27% tổng số phiếu bầu.


Các đảng phái không CS sẽ chia nhau số phiếu còn lại là:

44T - 12T = 32 triệu phiếu.


Trên đây là giả thiết 100% cử tri đi bầu trong điều kiện lý tưởng. Nghĩa là mọi người được đi bầu tự do, không bị đe doạ, không bị mua chuộc, hoặc bị bất cứ áp lực nào. Chưa biết có bao nhiêu đảng phái và tổ chức cử người ra tranh cử. Con số chắc sẽ rất đông. Sau khi nước Ba Lan thoát khỏi ách CS, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên có 100 đảng tham gia tranh cử. Tại VN, cứ ước tính một con số khiêm nhượng là 30 thôi cho tiện. Như vậy trung bình mỗi đảng sẽ kiếm được một số phiếu bầu cho mình là:

32.000.000 : 30 = 1.067.000 phiếu, tức 1.07% tổng số phiếu


Trong tình hình phân hoá cùng cực của xã hội Vietnam hiện nay, thật khó có thể tưởng tượng được một chánh đảng nào có đủ uy tín để thu hút được số phiếu bầu vượt trên đảng CS là 27% tổng số phiếu.


Kết quả, đảng CS sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử mà không cần gian lận hay mánh mung gì cả. Thế nhưng, nếu không gian lận và không mánh mung thì CS sẽ không còn là CS nữa. Quá khứ và bản chất lưu manh côn đồ của CS tuyệt đối bảo đảm cho lời khẳng định này. Với bản chất ma giáo, lưu manh, và bịp bợm sẵn có, CS chắc chắn sẽ còn thắng vẻ vang hơn thế nhiều. Nếu tin rằng CS hoàn toàn vô tư và ngay thẳng trong cuộc bầu bán cho dù là có quốc tế giám sát thì đúng là một niềm tin bệnh hoạn.


4. Dự Kiến Một Nước VN Sau Bầu Cử Đa Đảng


Như trên chúng tôi đã chỉ ra, trong một cuộc bầu cử đa đảng với những điều kiện hiện tại, VGCS chắc chắn sẽ thắng. Sự thắng lợi này sẽ mau chóng đưa đất nước đến tình trạng giống như nước Nga ngày nay hơn. Chẳng may nếu chúng thua, vấn đề cũng không có gì khác lắm. Cuộc hòa hợp vẫn sẽ không diễn ra thuận lợi như tại Đông Âu, vì như tôi đã phân tích, VN không cùng điều kiện như Đông Âu. Đất nước sẽ trở thành một Cambot thứ hai. Giống như Hunsen, kẻ có thế lực tiền bạc và hậu thuẫn từ bên ngoài mạnh hơn sẽ loại trừ đối thủ để một mình độc bá quyền hành. Thực chất cả hai nưóc Nga và Cambot hiện nay là những chế độ CS không có đảng CS. CSVN đang đi theo con đường của nước Nga thời Putin có pha mầu sắc tư bản Mỹ theo cách thức riêng của nó.


Mặc dầu là một giả thuyết, nhưng vẫn có thể tin rằng đến một lúc nào đó, khi đã chuẩn bị đầy đủ, và thấy mọi việc đã chắc ăn, VGCS sẽ chấp nhận chế độ đa đảng. Đa số người ta tin như thế. Người viết cũng tin như thế, bởi vì ngày nay dân chủ là một xu thế thời đại không thể đảo ngược được. Nhưng dân chủ như thế nào thì đó mới là vấn đề. Có dân chủ thật và cũng có dân chủ cuội. Theo một số các dữ kiện quan sát được thì có hai đường lối được xây dựng để làm cơ sở mà VGCS đang phải chuẩn bị cho một thể chế đa đảng trong tương lai. Một là việc tập trung guồng máy kinh tế vào trong tay các đại gia tư bản đỏ. Và hai là xây dựng một hệ thống quyền lực mafia với quyền chỉ định thừa kế. Thể chế này là một sự pha trộn ma quái giữa các định chế dân chủ tư bản và sức mạnh của quyền lực đen mafia CS. Hai cánh tay robot này nối kết lại sẽ tạo ra một nước VN mới không dân chủ cũng chẳng độc tài như nước Nga hay như Cambot hiện nay. Thế chế này không phục vụ cho người dân mà chỉ phục vụ cho những tên đầu lãnh CS sau khi chúng đã thay mầu đổi dạng.


Con đường tương lai đó được xây dựng trên kinh nghiệm VGCS học được trước hết từ nước Mỹ. Ở Mỹ người ta thường thấy nói đến tập đoàn siêu quyền lực gồm một số các đại gia bự điều khiển nước Mỹ. Ngày nay bọn VGCS đang muốn hình thành một cơ cấu siêu quyền lực như vậy. Hãy nhìn vào nền kinh tế quốc gia và hệ thống các xí nghiệp, các ngành thương mại và dịch vụ tại VN thử coi. Có cái gì là không nằm trong tay bọn cán bộ đảng viên hoặc gia đình hay thân nhân của chúng. Chỉ có một điều khác biệt là ở nước Mỹ một con người bình thường vẫn có cơ hội để trở thành đại gia nếu may mắn và có tài năng. Vì thế người Mỹ nào cũng có thói quen ôm giấc mộng American Dream trong đầu. Nhưng trong chế độ tiền chế của VN sau này thì không. Không nằm trong hệ thống tư bản đỏ thì dứt khoát không ai ngóc đầu lên nổi. Trong chế độ này cũng có bầu cử, cũng có đủ mọi thứ dân chủ, nhưng là thứ dân chủ đã được tiền chế. Với các phương tiện sẵn có trong tay, nhất là tiền bạc dồi dào không thiếu, thử hỏi CS tiền chế ra cái gì mà không được. Trong một cơ chế dân chủ như thế chỉ kẻ có tiền và có quyền mới là người thực sự có dân chủ.


Một bài học khác VGCS học được từ nước Nga là sự hình hành một tổ chức nắm trọn quyền lực giống như một công ty thương mại trong đó chỉ những người này mới thực sự có quyền chọn lựa người lãnh đạo của đất nước. Người lãnh đạo cũng đưọc bầu bán đàng hoàng, nhưng thực ra là do bàn tay sắp xếp của công ty, hay đúng hơn là của người giám đốc công ty giống như Putin, người đặt Medvedev lên ghế tổng thống nước Nga. Biết đâu cơ quan gọi là Tổng Cục 2 (TC2) của CSVN, sản phẩm mafia quái dị của cặp bài trùng MA (Đỗ Mười và Lê Đức Anh) và do cha con Đặng Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh làm đầu nậu đang là bước đầu hình thành của một công ty quyền lực như thế. Hệ thống siêu quyền lực nặn ra những nhà cai trị đất nước. Lối thừa kế này không đến nỗi quá lố bịch như cha con Kim Nhật Thành – Kim Chính Nhất ở Bắc Triều Tiên, hay anh em Fidel Castro – Raoul Castro ở Cuba nhưng nó cũng kiến hiệu không thua kém. Sau khi Vladimir Putin hết nhiệm kỳ, ông truyền ngôi chủ tịch lại cho Dmitry Medvedev, một người rất thân cận và được tín nhiệm, đang là Phó Thủ Tướng đặc trách phát triển các dự án ưu tiên quốc gia và là chủ tịch Ủy Ban Điều Hành đại công ty dầu khí Gazpron. Quyền truyền ngôi của Putin không do lật thành văn, mà do luật rừng cho phép. Putin trong suốt thời gian nắm quyền đã không ngừng đưa nền dân chủ son trẻ của nước Nga đi xuống, nghĩa là tập trung vào trong tay ông ta và đồng bọn. Theo giáo sư Stephen Kotkin nhà sử học và là giám đốc của chương trình nghiên cứu Âu-Á và Nga của đại học Princeton thì “nước Nga dưới chế độ Yeltsin dân chủ hơn dưới chế độ Putin rất nhiều (Lecture given on Feb.15, 2007 in Philadelphia)”. Việc Putin thu hồi các quyền dân chủ của nước Nga khởi đầu từ chuyện kiểm soát và thuần hóa 3 hệ thống truyền hình lớn nhất nuớc. Rồi sau đó đến các loại báo in và báo online. Vẫn theo GS Kotkin, Nga bây giờ là nơi nguy hiểm cho giới ký giả được xếp vào hàng thứ 3 sau Iraq và Colombia . Putin giảm bớt quyền tự trị của các địa phương và đặt các tướng lãnh và cựu sĩ quan KGB trung thành với ông ta kiểm soát tất cả các định chế chính trị cũng như các công ty, xí nghiệp của nước Nga. Người ta gọi chế độ Putin là Tổ Hợp Kremlin (Kremlin Incorporation = Kremlin Inc.) để chỉ tính cách tập quyền của nó, nhưng có lẽ chưa diễn tả đúng tình trạng. Đúng nhất nên gọi nước Nga hiện nay là chế độ cộng sản không có đảng CS. Một thể chế hỗn hợp Mỹ Nga như thế đúng là cái VGCS mong muốn. Nó mặc bên ngoài cái vỏ dân chủ, nhưng bên trong là sự toàn quyền thao túng của CS.


Một thế chế đa đảng như thế đưa đến hai hệ quả quan trọng. Thứ nhất, đảng CS cho dù đã biến thái vẫn là một trung tâm quyền lực vô địch. Những đảng phái cơ hội sẽ biến thành ngoại vi của đảng CS để kiếm chút cháo. Các đảng phái yêu nước kết cưộc đành phải chịu bất lực trong cái ao tù dân chủ giả hiệu này mà thôi. Thứ hai, người dân sẽ không còn lý do chính đáng nếu muốn tranh đấu cho quyền lợi của mình, vì một chế độ như thế là đạt qui luật trò chơi dân chủ rồi. Nó đã được thế giới đóng ấn thừa nhận. Kiểu mẫu dân chủ tiền chế này hiện đang được trưng bầy để quảng cáo tại nước láng giềng Cambốt của chúng ta.


III. Vấn Đề Không Phải Dễ

Muốn hòa hợp thì phải có hòa giải trước đã. Hòa giải là việc giải quyết êm đẹp những bất hòa giữa hai người hay hai bên tranh chấp. Câu hỏi đặt ra là trong vấn đề HHHG hay bầu cử đa đảng tại VN có những bất hòa gì cần phải giải quyết?

Cuộc chiến tranh VN chính thức kết thúc vào ngày 30-4-1975 khi ông Dương Văn Minh soán đoạt quyền tổng thống VNCH tuyên bố đầu hàng CS Hànội. Cách thức chấm dứt chiến tranh này được mô tả rất đúng qua câu người ta thường nói “được làm vua, thua làm giặc”. Người miền Nam thua trận bị dán cái dấu ấn chữ “Ngụy” trên trán cảm thấy còn tủi nhục hơn chữ “giặc” rất nhiều. Đấy là về mặt tâm lý tình cảm. Trong thực tế đời sống, nhà cửa, đất đai, tài sản của những kẻ thua trận bị cướp đoạt hầu như chẳng còn gì, thân phận con người trở thành nô lệ hoặc tù đầy. Đấy là ý nghĩa rất phản biện của cái chiêu bài gọi là “giải phóng” của những kẻ chiến thắng. Thế giới mù lòa nồng nhiệt vỗ tay hoan hô cái màn ảo thuật đó.

33 năm sau cũng ngày 30-4 mới có được một người CS là ông Bùi Tín tuyên bố cho mọi người biết sự thật, tuy trễ nhưng có vẫn còn hơn không: “Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ: đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất.” Có thể ông Bùi Tín đang cố gắng vượt qua chính mình, nhưng còn 3 triệu đảng viên CS khác? Cũng nên ghi nhận ở đây sự can đảm của ông Bùi Tín. Nhưng tư duy và hành động của ông Bùi Tín cũng chưa đạt tới mức độ yêu cầu của sự hòa giải giữa hai bên Quốc/Cộng. Vả lại ông Bùi Tín chỉ là một cá nhân, một cá nhân đã bị loại ra khỏi guồng máy cầm quyền. 33 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, người ta mới thấy rõ kẻ thắng đã đoạt được tất cả trừ ra cái Chính-Nghĩa của việc họ xua quân chiếm miền Nam, còn người thua phải mất tất cả chỉ còn lại cái Lý-Tưởng trong công cuộc chống lại bọn chiếm đóng, và cái Danh-Dự của những con người muốn làm người. Càng ngày người VN Quốc Gia càng ngẩng cao đầu và hãnh diện về điều đó.

CS vào Saigon là bắt đầu con đường đi xuống của chúng. Hiện nay, con đường tất yếu để sống còn là đảng CS phải chấp nhận thể chế đa nguyên đa đảng, nhưng họ phải thực hiện từng bước lột xác sau đây thì mới có hòa giải thực. Trước hết là cần xác định thế đứng trong cộng đồng dân tộc, vì đó là nguyên tắc. Thứ hai, trả lại các quyền công dân cho dân tộc VN và danh dự cho những người bị lăng nhục. Đây là vấn đề quyền lợi và danh dự. Và cuối cùng, đạp đổ thần tượng Hồ Chí Minh và vứt bỏ đi những vầng hào quang giả tưởng chống Pháp, chống Mỹ đem lại độc lập thống nhất cho Dân Tộc, giải phóng miền Nam. Những cuộc chiến này thiếu lý do chính đáng, phí phạm xương máu đồng bào, và tất nhiên không có chính nghĩa.

1. Xác Định Thế Đứng - Đảng CSVN phải xác định rõ thế đứng của họ trong cộng đồng dân tộc. Đây là vấn đề nguyên tắc.

Tờ Thanh Niên ở bên Pháp của Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) số ra ngày 20-12-1926 viết: "Chủ nghĩa ái quốc là một điều nguy hiểm", và "Giai cấp vô sản không có tổ quốc". Tờ Người Cùng Khổ (Le Paria) cũng của Nguyễn Ái Quốc, năm 1931 xác định lại một cách rõ ràng hơn: "Vô sản Đông Dương không có tổ quốc". Qua hai bài báo, người CS đã phủ nhận 2 yếu tố căn bản liên hệ giữa con người và đất nước là tổ quốc của mình và lòng yêu nước. Chưa hết, không biết bao nhiêu sách vở, bao nhiêu bài viết ngày nay được kể là sử liệu cho biết đảng CSVN là một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế CS, và Hồ chí Minh là một cán bộ của tổ chức quốc tế này. Chính HCM khi còn mang tên Nguyễn Ái Quốc đã tuyên bố: "Nhận chỉ thị của Quốc Tế CS giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ ...." Như thế người CS lấy tư cách gì để nắm quyền cai trị đất nước khi họ tự nhận mình vô tổ quốc? Và cầm quyền để phục vụ cho ai khi họ phủ nhận chủ nghĩa ái quốc? Họ phủ nhận tổ quốc tức là phủ nhận tư cách công dân của mình. Vậy họ có còn là thành phần trong cộng đồng dân tộc không? Họ có còn là công dân của nước VN không? Nếu người CS không xác định rõ vấn đề này, thiết tưởng việc đặt ra vấn đề hoà giải giữa đảng CS với nhân dân VN rõ ràng là một chuyện tào lao phi lý.

Một chuyện quan trọng khác nữa mà đảng CSVN cũng cần phải làm sáng tỏ trước khi bắt tay nói chuyện hoà giải. Đó là việc họ phải phổ biến công khai cho nhân dân VN biết nội dung toàn bộ các bản Hiệp Ước về biên giới và về lãnh hải mà họ đã âm thầm ký kết với đảng CS Trung Quốc. Đã từ lâu, vì nhân dân Vietnam không được cho biết nội dung các Hiệp Ước này nên dư luận nghi ngờ và gán tội cho là đảng CSVN bán nước. Đảng CS cần minh bạch chuyện quan trọng này với nhân dân. Họ có quyền biện bạch. Sự phán xét là quyền của của đồng bào Nếu nhân dân Vietnam nhận định quả thực đất đai và hải phận của Tổ Quốc bị vô cớ dâng hiến cho ngoại bang thật thì đảng CS khó tránh khỏi cái tội bán nước. Nếu đảng CS đã thực sự phạm tội bán nước thì việc đặt ra vấn đề hoà giải không còn cần thiết nữa. Nhân dân Vietnam nhất quyết không dung thứ cho bất cứ ai phạm tội bán nước. Kẻ bán nước, kẻ đồng lõa bán nước, và những kẻ đứng chung hàng ngũ với những kẻ bán nước đều là bán nước cả. Như vậy, thay vì đặt ra vấn đề hoà giải, giải quyết tội phạm bán nước như thế nào tùy thuộc thẩm quyền của công luận, của luật pháp quốc gia, và của lịch sử sau này.

2. Trả Lại Danh Dự Và Các Quyền Công Dân - Đảng CSVN phải trả các quyền tự do căn bản lại cho nhân dân VN và danh dự cho những người bị lăng nhục. Đây là vấn đề quyền lợi và danh dự.

Khi chiếm được miền Nam, CS gom chung tất cả mọi thành phần dân tộc tại miền Nam vào một giỏ gọi là "Ngụy". Rồi từ đó phân ra thành ngụy quân, ngụy quyền, và dân ngụy. Đó là một sự lăng nhục đau đớn và tủi hổ nhất hằn sâu trong tâm thức mọi người dân miền Nam không phải là CS. Vết thương này cho đến bây giờ vẫn còn rỉ máu tươi hàng ngày. Nếu thực tâm hoà giải, đảng CS cần phải tối thiểu nói lên một lời xin lỗi công khai với nhân dân miền Nam. Người CS tự hào về tinh thần yêu nước của họ thế nào là quyền của họ, nhưng họ không thể phủ nhận lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Người miền Nam yêu nước theo đường lối và cung cách riêng của người miền Nam. Chủ Nghĩa Xã Hội không phải là di sản Vietnam. Do đó người miền Nam không yêu thích Chủ Nghĩa Xã Hội tuyệt đối không có nghĩa là họ không yêu nước.

Riêng đối với đồng bào tỵ nạn, không có ai dù yêu nước đến đâu, muốn trở về xây dựng đất nước với thân phận của một tên ma cô, hay đĩ điếm, hay cặn bã xã hội , những danh từ khả ố mà Phạm Văn Đồng, thủ tướng của chế độ CS liệng theo sau lưng những người chạy trốn chế độ bạo tàn này. Trở về giúp nước với thân phận đó không khác gì hơn là trở về như một tên đầy tớ bầy tỏ sự ăn năn hối lỗi van xin sư tha thứ của CS. nếu muốn hoà giải thực sự, đảng CS cũng phải công khai xin lỗi cộng đồng tỵ nạn tại hải ngoại và rút lại những lời lẽ thô bỉ và vô giáo dục kia. Không thể khi giận dữ ghét bỏ thì chửi bới là ma cô, đĩ điếm. Rồi khi cần đến thì lại dở giọng bợ đỡ là khúc ruột ngàn dặm. Muốn nói chuyện tử tế mà xuống nước hạ cấp như vậy xem ra nặng mùi và lợm giọng lắm. Đảng CSVN nên biết điều đó, bỏ những giọng điệu đểu cáng đó đi mới mong nói chuyện hoà giải được.

Không cần phải biện chứng, sụ thật hiển nhiên là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa VN là nguyên nhân làm cho nhân dân VN phải lầm than đói khổ, sinh linh đồ thán, lòng người ly tán, kinh tế tụt hậu mất định hướng, xã hội băng hoại, đất nước mất chủ nguyền, ngoại bang xâm lấn vv. Đảng CS phải thành khẩn tự kiểm điểm để thấy rằng việc họ tự ý áp đặt chủ nghĩa CS lên trên dân tộc VN là hoàn toàn sai lầm. Do đó họ phải trả lại các quyền tự do và dân chủ lại cho người dân. Những việc đảng CS cần phải làm là:

- Tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho những tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị.

- Trả lại các quyền tự do cho dân chúng, trước hết là quyền tự do ngôn luận và truyền thông báo chí, tự do lập hội và hội họp, tự do tôn giáo.

- Giải tán Quốc Hội, bãi bỏ Hiến Pháp và các luật lệ mang tính chất đàn áp và kềm kẹp.

- Giải tán các tổ chức và đoàn thể công cụ dùng để đàn áp nhân dân như công an, dân phòng, du kích, các đơn vị cơ động tỉnh, huyện, Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức ngoại vi của Mặt Trận vv. Điều kiện này cần thi hành triệt để tiến tới một cuộc bầu cử thực sự tự do và công bằng.

3. Đạp Đổ Thần Tượng Và Vứt Bỏ Hào Quang Giả Tưởng - Đạp đổ thần tượng Hồ Chí Minh và vứt bỏ đi những vầng hào quang giả tưởng chống Pháp, chống Mỹ đem lại độc lập thống nhất cho Dân Tộc, giải phóng miền Nam. Những cuộc chiến này không có lý do chính đáng, tốn kém xương máu, và càng không có chính nghĩa.

Có hai trở ngai lớn nhất mà người CS phải vượt qua nếu họ thành tâm tìm đến con đường hòa giải Dân Tộc. Thứ nhất là thần tượng Hồ Chí Minh (HCM), và thứ hai là lòng tự hào của người CS về công lao đem lại độc lập cho Tổ Quốc, giải phóng miền Nam. Đây là chuyện gai góc nhất, vì người CS và người Quốc Gia nhìn những vấn đề trên dưới các quan điểm chính trị khác nhau và theo những góc độ khác nhau. Cả hai bên đều tự hào về tinh thần yêu nước, nhưng lòng yêu nước của người CS chỉ là cái áo khoác ngoài lòa loẹt để che dấu cái thân phận nô lệ bên trong của người mặc nó. Do đó có những nhận thức khác nhau, và có những đánh giá khác nhau. Tuy nhiên sự thực vẫn là sự thực. Dù sao cũng chỉ có một sự thực khách quan không có gì làm thay đổi được. Hồ Chí Minh có phải là người yêu nước không, và đảng CSVN có giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân không thì chuyện vẫn còn đó, lịch sử đang trả lời, và thực tế cũng đang trả lời. Căn cứ vào những sự thật khách quan và những bằng chứng không thể phủ nhận mà các nhà viết sử, các nhà biên khảo đã phanh phui, chúng ta thấy rằng HCM không phải là một người yêu nước và các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ do Hồ và đảng CS lãnh đạo thật sự không cần thiết và còn đưa đất nước đến chỗ suy vong như ngày nay.

3.1 Thần Tượng Hồ Chí Minh

Thần tượng HCM là nền móng chế độ CS xây trên đó. Nền móng sập, chế độ sập theo. CS hiểu rất rõ điều đó nên chúng cố tình tạo ra những huyền thoại về HCM. Chúng tô vẽ Hồ là cha già dân tộc, một con người yêu nước thương dân, cả đời hiến thân cho tổ quốc. Rồi từ đó đẻ ra nào là tư tưởng HCM, đạo đức HCM v.v. Mảng còn dấu kín của cuộc đời Hồ có thể còn lớn hơn mảng đã được phơi ra ánh sáng. Tiểu sử Hồ do đảng CSVN viết ra và một số sách vở do người ngoại quốc biên khảo mô tả Hồ là một ông thánh trong lối sống, và là vị anh hùng của dân tộc. HCM đúng thực là một con người của huyền thoại, nhưng cũng là của dối trá. Con người thần thánh này đang từ từ bị lột mặt nạ.

Chẳng ai biết rõ thân thế HCM. Đại khái được biết là Hồ sinh tại làng Hoàng Trù quê mẹ là bà Hoàng thị Loan, lớn lên tại quê cha làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hồ mang nhiều ngày sinh khác nhau. Tên thật của Hồ là Nguyễn Sinh Cung sau đổi là Nguyễn Tất Thành, con của một viên thư ký Bộ Lễ triều đình Huế là Nguyễn Sinh Sắc. Thế nhưng trong suốt cuộc đời, Hồ có tới trên 100 tên và bí danh khác nhau. Ngay cái tên Hồ Chí Minh cũng là một huyền thoại. Có tài liệu viết rằng HCM là tên hiệu của cụ Hồ Học Lãm Hồ ăn cắp để xài. Nhưng cũng có tài liệu viết rằng HCM là tên trên căn cước của một gã ăn mày homeless, tứ cố vô thân, người Tầu. Người ăn mày chết, Nguyễn Tất Thành ăn cắp được tấm thẻ căn cước của ông ta rồi mang tên ông ta luôn. Ngày xưa nạn xài căn cước lậu bên Tầu rất thịnh hành. Cái hào quang cách mạng, cứu nước đã che lấp đi bản tính gian ác, dối trá, lưu manh, bịp bợm và những tội ác của Hồ. Hồ sang Pháp là để xin vào học trường Thuộc Địa ra làm quan chứ không phải bôn ba tìm đường cứu nước. Hồ ăn cắp thơ văn của người khác, viết sách để tự ca tụng mình, bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, làm mật báo viên cho mật thám Pháp, Nga, và Mỹ. Hồ là cán bộ ăn lương của đảng CS Liên Sô. Hồ ra lệnh giết bà Cát Thanh Long, người đàn bà đã hy sinh rất nhiều cho Hồ và cho đảng CS. Có thể nói Hồ đi đến đâu là lường gạt tình cảm phụ nữ đến đó. Ở Pháp Hồ lấy vợ đầm. Sang Liên Sô Hồ cướp vợ của đồng chí là Nguyễn Thị Minh Khai. Qua Trung Hoa Hồ lấy vợ Tầu. Về Hànội Cô Nông thị Xuân ở với Hồ một thời gian có con rồi bị Hồ ra lệnh thủ tiêu. Ít nữa Hồ có hai đứa con rơi nhưng không được thừa nhận là Nguyễn Tất Trung và Nông Đức Mạnh. Chuyện về đời tư của Hồ thì nhiều lắm, có tài liệu đàng hoàng, không sao kể cho hết được. Xin trích dẫn tài liệu Hồ viết đơn xin học trường Thuộc Địa làm bằng chứng. Tài liệu bằng tiếng Pháp được dịch sang tiếng Việt:

Marseille ngày 15 tháng 9, 1911

Kính gửi Tổng Thống Cộng Hoà Pháp

Tôi hân hạnh thỉnh cầu Ngài vui lòng cho tôi đặc ân được vào theo học Trường Thuộc Điạ với tư cách nội trú.

Hiện nay, tôi làm công cho hãng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville để sinh sống.

Tôi hoàn toàn túng quẫn và ham muốn được học hành. Tôi ước ao trở nên hữu ích cho nước Pháp trong tương quan đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể giúp đồng bào tôi hưởng những lợi ích của học vấn.

Tôi sinh đẻ tại Nghệ An, Trung Kỳ.

Trong khi chờ đợi một sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi cho tôi, Tổng Thống hãy nhận nơi đây lòng biết ơn trước của tôi.

Nguyễn Tất Thành,

Lá thư trên cho thấy HCM vì gia đình túng quẫn phải bôn ba xứ người để tìm kế sinh nhai chứ không phải đi tìm đường cứu nước. Xin học trường Thuộc Địa để ra làm quan cho Pháp là mục đích của Hồ. Một thần tượng như vậy mà đảng CSVN hô hào toàn dân học tập đạo đức của hắn? Còn gì mỉa mai hơn! Đạo đức Hồ như thế. Ấy vậy mà cả nước ta trong mỗi nhà phải đặt ảnh Hồ trên cả bàn thờ tổ tiên. Cả nước bị bịp. Bao nhiêu thế hệ VN bị bịp! Dân tộc VN đã trưởng thành và đang sống trong thời đại văn minh “dot com” không thể để bị lừa bịp như con nít mãi nữa.

3.2 Hào Quang Giả Tưởng

Hiện nay đa số cán bộ CSVN có thể đã biết rõ bản chất gian ác, lưu manh của Hồ, nhưng họ vẫn ngưỡng mộ Hồ về tinh thần yêu nước và công lao Hồ đã hiến dâng cho Tổ Quốc. Điều này đã trở thành đức tin không có gì lay chuyển nổi đối với người CS nên khó tẩy xóa được. Chẳng thế mà ông Trần Anh Kim, một người có tên tuổi trong giới tranh đấu cho dân chủ ở trong nước vẫn đánh giá Hồ có 9 công 1 tội đối với đất nước. Công của Hồ cũng kể là công của đảng bởi vì Hồ và đảng CS là hai thực thể không thể tách rời nhau. Những công lao này tạo nên hào quang cho đảng, cũng là cho tất cả mọi đảng viên. Về mặt này Hồ mới chính là thần tượng của người cán bộ CSVN. Tuy nhiên, với những khám phá về Hồ, hiện nay bất cứ người VN nào ở hải ngoại cũng có thể dễ dàng đánh tan những huyền thoại về mặt này của HCM.

Trước hết HCM không phải là người yêu nước. Nếu Hồ yêu nước, Hồ đã không bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp. Nếu Hồ yêu nước, Hồ đã không giàn dựng tấn tuồng giết TT Ngô Đình Diệm vì chính Hồ cũng đã phải nhìn nhận “Ngô Đình Diệm là người yêu nước theo cách thức của ông ta”. Hồ còn ra lệnh giết hoặc thủ tiêu nhiều nhà ái quốc khác. Nếu yêu nước, Hồ đã không ký Hiệp Ước Sơ Bộ 03-3-1946 để mời Pháp trở lại VN và sau đó ngày 19-5 long trọng đón tiếp quân đội Pháp vào Hànội. Tờ Le Paria (Người Cùng Khổ) của Hồ viết “Vô sản Đông Dương không có tổ quốc”. Cụ thể dưới đây là bút tích của Hồ chứng tỏ Hồ là tay sai của Liên Sô. Tài liệu bằng tiếng Nga được dịch sang tiếng Việt:

Đồng chí Stalin kính mến !

Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của 2 đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản.

Hồ Chí Minh
31-10-1952

Một người đã manh tâm bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, ký Hiệp Định mời Pháp trở lại VN, rồi lại chống Pháp vì lòng yêu nước, điều đó không nghịch lý lắm sao? Chúng ta có thể giải thích chuyện nghịch lý này bằng cách đặt nước Pháp vào bối cảnh thế giới sau thế chiến, đồng thời xét tương quan giữa Pháp với các thuộc địa của Pháp vào lúc đó.

Có hai sự kiện quan trọng sau Thế Chiến II cần lưu ý. Một là Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết trên thế giới dâng cao, được nưóc Mỹ ủng hộ. Và hai là nước Pháp đã kiệt quệ sau chiến tranh. Thử lấy tương quan tay 3 giữa Pháp,Algeria và VN làm cơ sở lý luận thì sẽ nhìn ra vấn đề. Algeria và VN đều là thuộc địa của Pháp. So với VN, Algeria lý tưởng hơn rất nhiều cho nước Pháp chiếm làm thuộc địa. Algeria rộng gấp gần 8 lần nước VN nhưng lại không đông dân bằng VN. Thực ra chỉ có Nam Kỳ mới là thuộc địa của Pháp. Nam Kỳ là vùng đất nông nghiệp trong khi Algeria cũng có những cánh đồng bao la trồng bông, lúa mì và cây olive. Đặc biệt Algeria lại có mỏ dâu đã được khai thác. Thủ đô Alger của Algeria chỉ cách hải cảng Marseille của Pháp chiều ngang biển Địa Trung Hải khoảng 600 hải lý, rất tiện lợi cho đường hàng không và đường biển, dễ dàng đi lại hơn cả Alaska và nước Mỹ mainland hiện nay. Trong khi đó từ nước Pháp tới VN phải đi nửa vòng trái đất. Một miếng mồi ngon hấp dẫn như thế, theo Olivier LeCour Grandmaison, sử gia Pháp, GS môn Chính Trị tại đại học Evry-Val d’Essonne, nước Pháp đã phải thi hành chính sách diệt chủng đối với người Algerian và biến xứ sở này thành một phần thống hợp của nước Pháp (The French pursued a policy of extermination against the Algerian and made Algeria an intergral part of France - Coloniser, Exterminer-Sur La Guerre et l’Etat Colonial, 2005).

Sau Thế Chiến II, De Gaulle ý thức rằng chính sách thuộc địa đã đến hồi cáo chung. Ông trả độc lập lại cho người Algeria. Nói chung, với các thuộc địa cũ, nước Pháp thừa hiểu rằng họ không thể áp đặt trở lại chính sách đô hộ được nữa, mà chỉ cốt ý làm sao giữ lại các quyền lợi kinh tế và ảnh hưởng văn hóa mà thôi. Biết như thế mới hiểu được rằng nuóc Pháp không có lý do gì trở lại chiếm VN làm thuộc địa một lần nữa. Vả lại Ngay từ 05-6-1948 qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long, nước Pháp đã trao trả độc lập cho Hoàng Đế Bảo Đại rồi. Sự thể rõ ràng là vì nước Pháp trao trả độc lập VN vào tay vua Bảo Đại chứ không cho HCM nên Hồ mới chống Pháp. Tuy nhiên cũng chưa đúng hẳn. Như trên chúng tôi đã phân tích, cao trào Dân Tộc Tự Quyết trên thế giới lúc bấy giờ lên rất cao, Hồ biết chắc chắn Pháp không thể nào nuốt trôi VN, nhưng Y vẫn phát động cuộc chiến chống Pháp vì một lý do thầm kín và rất quan trọng khác. Đối với Hồ và đảng CS, chống Pháp chỉ là “Diện”. Tiêu diệt các đảng phái quốc gia và những nhà ái quốc độc lập mới chính là “Điểm” của cuộc chiến. Chống Pháp, Hồ chỉ là có ý mượn cái áo chính nghĩa đuổi thực dân dổm mặc vào cho màn tiêu diệt người quốc gia mà thôi.

Sau này cũng vẫn thế, Hồ và đảng CSVN mượn chiêu bài chống Mỹ để chiếm trọn miền Nam. Khi CS phát động cuộc xâm lăng, miền Nam là một nước Cộng Hòa độc lập có chủ quyền, được nhiều nước trên thế giới công nhận và thiết lập bang giao. Người lãnh đạo miền Nam là một nhà ái quốc chân chính được thế giới kính nể, luôn nhất quyết từ chối Mỹ đem quân vào giúp. Hồ biết rằng có xúi bẩy bọn cán bộ nằm vùng tại miền Nam nổi dậy cũng không lật đổ được chính phủ VNCH. Xua quân miền Bắc vô thì rõ ràng là xâm lăng. Vì thế CS bắt buộc phải dựng thành kịch bản có lớp lang bằng cách lập công ty với Mỹ mượn bàn tay của một nhóm Phật Giáo để hạ bệ TT Ngô Đình Diệm. TT Diệm bị giết, Mỹ rơi vào bẫy của VGCS đem quân vào VN tạo ra lý do để CS miền Bắc xua quân tràn xuống miền Nam. chiến tranh gọi là chống Mỹ cứu nước của VGCS, chống Mỹ cũng vẫn chỉ là Diện, xâm lược miền Nam mói là Điểm của cuộc chiến. Chiêu bài chống Mỹ cứu nước cũng lại là cái áo chính nghĩa dổm CS mặc vào để thực hiện tham vọng. Không có cái chiêu bài này CS không có lý do xâm lăng miền Nam.

Vấn đề đã rõ ràng, nhưng người CS không nhận thức được điều đó. Họ vẫn coi hai cuộc chiến tranh là có chính nghĩa, và do đó đối với họ việc đảng CS cai trị đất nước là chính đáng. Có hai lý do khiến người CS không thể vứt bỏ cái hào quang chống Pháp chống Mỹ. Thứ nhất là lòng tự hào về tinh thần yêu nước và thứ hai là những quyền lợi vật chất họ được đền bù sau khi chiến tranh chấm dứt. Nhiều người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân. Có những cán binh năm sáu chục tuổi đảng vào sinh ra tử trong suốt hai cuộc chiến. Họ tự hào là đã chiến đấu cho Tổ Quốc chỉ bởi vì họ không thể tưởng tượng được rằng họ đã bị đảng CS lợi dụng. Còn sống sót được, họ ôm lấy sự tự hào đó. Đảng CS nhồi sọ họ rằng đuổi Mỹ, đuổi Pháp thống nhất Tổ Quốc là công lao của ho. Bây giờ nếu bảo họ phải vứt bỏ cái hào quang đó đi thì họ chẳng còn lại được cái gì. Họ không dễ dàng chấp nhận mình trở thành trần trụi. Họ không thể phủ định được chính mình, kể cả những người được gọi là phản tỉnh. Hơn nữa trên thực tế công lao đó của họ cũng đã được đảng đền bù. Tất cả mọi đảng viên đều được đảng đãi ngộ sau chiến tranh. Lớp trẻ đang cầm quyền thì nắm các chức vụ béo bở trong guồng máy cai trị. Những cán bộ lão thành đều được cung cấp nhà cửa, lương hưu, và những tiện nghi sinh sống hàng ngày đầy đủ. Con cái của họ bảo đảm có công ăn việc làm tốt. Những quyền lợi vật chất kia đánh đổi bằng xương máu mới có được thì làm sao mà bỏ.

Nói tóm lại, việc khó nhất trong vấn đề HHHG là làm thế nào cho người CS hiểu được rằng họ đã bị HCM và đảng CS lợi dụng. Cái hào quang dành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ Quốc chi là hào quang dổm. Họ cần nhìn vào sự thật: HCM là một tên bán nước và đảng CS là một tập đoàn lính đánh thuê cho ngoại bang, trước kia là Liên Sô, bây giờ là Hán cộng.

IV. Cần Phải Xác Định Vấn Đề

1. Xác Định Chữ Dùng

Trước hết xin nói qua về cách dùng chữ thường thấy của người VN mình.

Người quốc gia kể cả những nhà hoạt động chính trị và người Mỹ nữa, thường rất hời hợt trong việc xử dụng chữ nghĩa, dù là trong trường hợp tự chứng minh chính mình (self identify). Đây là chuyện rất quan trọng. Chúng ta thường chê VGCS ít học, nhưng thực ra chúng rất tinh tường trong vấn đề dùng chữ. Để ý xem. Xưa nay VGCS luôn luôn gọi chính quyền miền Nam là “Nhà Cầm Quyền Saigon”, chứ không bao giờ nói “Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa”. Chúng gọi “Quân Đội Saigon” thay vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và ngay như người Mỹ để giản tiện trong cách trao đổi, họ cũng thường nói “The Government Troups” chứ rất ít khi nói đầy đủ danh xưng của nó là “The Republic of VN Armed Forces”. Và còn rất nhiều như thế nữa ….. Cũng vậy, các chánh khách, nhất là các nhà báo của ta xưa nay thường sử dụng tưới xượi bất kể chữ nghĩa gì. Sự buông thả lời ăn tiếng nói này là tính hời hợt cố hữu của người quốc gia và là sự cố tình của VGCS muốn xóa đi cái căn cước nhân dạng (identity) của Việt Nam Cộng Hòa và của từng người dân của đất nước này.

Bây giờ cũng không khác xưa là mấy, chỉ có người tỵ nạn tại hải ngoại mới đặt ra vấn đề và gọi nó là HHHG. VGCS và báo chí trong nước của chúng không bao giờ nói đến mấy chữ đó. Bao hàm trong ý nghĩa gần như thế, chính thức bọn lãnh đạo Hànội chỉ kêu gọi xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, hướng về tương lai v.v. Những chữ HHHG là do cộng sản miền Bắc đẻ ra cho nhóm người tự gọi là Thành Phần Thứ 3 tại miền Nam xài trong thời chiến tranh. Bẵng đi một thời gian. Mấy lúc gần đây lại thấy nó xuất hiện tại hải ngoại. Có một lần hồi mấy năm về trước, Võ Văn Kiệt sau khi đã không còn làm thủ tướng nữa mới hô hào nhà nước của y cũng nên đặt ra vấn đề hòa hợp với những người thuộc chế độ cũ để họ có cơ hội góp phần vào công việc xây dựng và phát triển đất nước. Kiệt chỉ nói hòa hợp chứ không nói hòa giải, nói người của chế độ cũ chứ không nói quân nhân công chức VNCH. Rõ ràng là VGCS vẫn còn đội cái mũ “ngụy quyền” trên đầu chính phủ VHCH đã đi vào lịch sử và vẫn tròng một chữ “ngụy” vào cổ của tất cả mọi người dân miền Nam. Như thế thì làm sao mà HHHG? Người miền Nam có thua trận nhưng không thể mất danh dự. VGCS đã không chủ trương và cũng không đặt ra vấn đề hòa giải với người Việt miền Nam, nhất là với đồng bào tỵ nạn tại hải ngoại. Thay vào đó, bộ máy tuyên truyền của đảng VGCS chỉ mập mờ đánh trống thổi kèn rùm beng một số xảo ngữ ru ngủ như xoá bỏ hận thù, quên đi quá khứ, hướng về tương lai, xóa ngăn cách v.v., rồi được bọn truyền thông lưu manh, mấy cái ống loa nối dài của CS tại hải ngoại phụ họa như những con vẹt. Điều đó cho thấy CS không hề có một chút thực tâm nào trong việc hoà giải, mà chỉ là trò bịp nhắm mục đích chiêu dụ người tỵ nạn đầu hàng mà thôi. Tự đặt ra chuyện HHHG với CS một cách đơn phương, những người chủ trương đã tự lừa dối mình và lừa dối người khác một cách trơ trẽn và lố bịch. VGCS xem ra cũng chẳng mặn mà gì, nhưng trong bụng chắc chúng cười khinh bỉ.

2. Xác Định Liên Hệ

Nói HHHG là nói cho suông miệng. Thật ra nó bao gồm hai tiến trình trước sau riêng biệt. Cả hai liên hệ nhân quả với nhau. Phải hoà giải trước đã rồi mới hoà hợp được. Không thể nào có hoà hợp được trong khi sự chia rẽ và bất hoà chưa bị tiêu trừ. Hoà giải là giải quyết sự bất hoà giữa hai hay nhiều đối tượng của bất hoà. Còn hoà hợp đơn giản chỉ là sự chung sống nhịp nhàng và hài hòa giũa con người với nhau. Nếu nói rằng có hoà hợp là đã có hoà giải rồi, và ngược lại, có hoà giải là tất có hoà hợp thì thật là hồ đồ và thiển cận. Đành rằng hoà giải dễ đưa đến sự hoà hợp, nhưng rất nhiều trường hợp có hoà hợp mà không hề có hoà giải, đặc biệt là trong lãnh vực chính tri. Chính phủ Liên Hiệp năm 1946 là một điển hình hoà hợp nhưng không hoà giải. Câu thường nói “tiểu nhân đồng nhi bất hòa” chỉ vào trường hợp này. Như trên vừa nói, chữ hòa giải có nghĩa là bỏ đi những chia rẽ, xung đột. Vậy nếu VGCS chịu ngồi xuống nói chuyện hòa giải với người quốc gia thì đó có nghĩa là chúng đã chịu bỏ đi những hiềm khích ngày trước, và chịu chấp nhận đa nguyên đa đảng. Hiện nay chưa có chỉ dấu nào cho thấy VGCS chịu nghiêm chỉnh chấp nhận làm chuyên đó.

Lịch sử Dân Tộc từ thời lập quốc đến nay, chưa bao giờ xẩy ra sự bất hoà trầm trọng nào giữa các thành phần dân chúng, bất kể là bất hòa về chính kiến, tôn giáo hay chủng tộc. Thời phong kiến, khi đất nước gặp phải một ông vua hôn quân và triều đình thối nát thì dân chúng bất bình nổi lên làm loạn. Ngày nay, tình trạng bất bình xẩy ra giữa nhà cầm quyền và dân chúng, hoặc giữa các đảng phái với nhau. Tuyệt nhiên không có sự bất hòa giữa người dân với người dân. Duy nhất một trường hợp hãn hữu có thể trở thành sự thật là có nhiều người lo ngại hiện nay đang âm ỉ một tình trạng xung đột giữa các thành phần dân chúng tại miền Nam. Vấn đề này là do chính sách di dân vô tổ chức của đảng VGCS gây ra. Sau ngày 30-4-75, để đề phòng sự nổi dậy của người miền Nam, CS ào ạt đưa cán bộ, đồng thời thả lỏng cho dân chúng miền Bắc di cư vào Nam không có một kế hoạch nào cả. Lớp di cư 75 (tiếng miền Nam) này, cán bộ cũng như dân, như một đàn chó đói, vừa thiếu ăn, lại giỏi lăn lộn xông xáo nên chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm gần hết những nguồn lợi kinh tế của miền Nam. Sự thực này đã đưa đến sự bất mãn không tránh khỏi trong dân chúng tại miền Nam, và là đầu giây mối nhợ gây nên làn sóng dân oan hiện nay. VC chiếm miền Nam thực tế không phải là một cuộc giải phóng, mà là một cuộc xâm lăng hoàn toàn đúng nghĩa. Cán bộ CS vào miền Nam là những ông quan thực dân tân thời. Cái gì thích thì chiếm đoạt, kể cả đàn bà con gái, mà cái thích của bọn người này thì vô cùng tận. Đây là chính sách rất thâm độc của bọn đầu lãnh ngoài Hànội. Sự thể cho thấy đảng CS chính là nguyên nhân gây ra mối bất hoà giữa các tầng lớp dân chúng VN. Sự cai trị độc tài, độc đoán của đảng CS dựa trên một mớ lý thuyết phi dân tộc là nguồn gốc gây ra mọi tranh chấp, mọi thảm họa của đất nước, đưa quốc gia đến tình trạng lạc hậu, thoái hoá, bất công và mất tự do như hiện nay. Như thế đặt cho đúng vấn đề HHHG là phải nói hoà giải giữa nhân dân VN và đảng CSVN với khoảng gần 3 triệu đảng viên, chứ tuyệt nhiên không phải giữa người dân với nhau. Thật là sai lầm nếu nói hoà giải dân tộc theo ý nghĩa là hoà giải giữa các thành phần dân chúng bị CS cai trị. Những thành phần dân tộc này giữa họ với nhau không hề làm gì có chuyện bất hoà để phải kêu gọi họ hoà giải. Do đó, đặt ra vấn đề Hòa Giải Dân Tộc là không hợp lý. Chữ Dân Tộc đi theo sau nhóm từ HHHG là không cần thiết.

Đành rằng cần phải có sự hoà giải giữa các thành phần dân tộc thì công việc xây dựng và phát triển đất nước mới thành công được. Vấn đề HHHG thực sự cần thiết, nhưng ai là người có trách nhiệm phải đặt ra vấn đề HHHG? Hiện nay CS là một đảng cầm quyền và độc bá quyền lực nên việc HHHG phải do đảng CS đặt ra mới đúng. Vả lại như trên đã nói, đảng CS là nguyên nhân gây ra những mối bất hoà trong dân chúng, nên đảng CS mới thật sự là người có bổn phận xin hòa giải và xin lỗi với toàn dân. Người dân bị trị xin hoà giải với chánh quyền đang cai trị mình là một điều thậm phi lý. Họ có làm gì sai quấy hay xúc phạm đến nhà cầm quyền đâu mà phải cầu hòa và xin tha thứ. Nếu đảng CS muốn hoà giải thực sự thì điều kiện cần thiết là họ phải thành tâm. Không thể vừa nói quên đi quá khứ vừa ban hành Nghị Quyết 36. Đó la lưu manh bịp bợm. VGCS cũng không được giải tư Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và giao cho vài ba tư nhân muốn làm gì thì làm. Làm như thế cũng chỉ là bịp bợm. Nghĩa Trang này vừa là tài sản quốc gia, vừa là di tích lịch sử. Nó phải được tôn trọng. Nếu VGCS thực tâm muốn hòa giải với những người đã cầm súng chống lại mình, thì chúng phải giữ nguyên trạng Nghĩa Trang này, và bảo quản cho tử tế, hoặc giao lại cho các đoàn thể, tổ chức cựu quân nhân QLVNCH để tỏ ra thiện chí. VGCS vừa hô hào xoá bỏ thù hận, vừa đốc xúi chánh phủ Mã Lai và Indonesia phá bỏ đài kỷ niệm vượt biên. Đây rõ ràng là gây thêm thù hận. Đảng CS phải ý thức rõ điều đó. Khẳng định là nếu không có thành tâm hòa giải, cho dù có đạt được một hình thức hòa hợp nào đó, kết quả cũng chỉ là đám bọt xà phòng trong không khí.

3. Xác Định Chính Mình

Mấy chữ HHHG xuất hiện tại miền Nam với nhóm người tự xưng là thành phần thứ 3 khi cuộc chiến tới giai đoàn quyết liệt. Cũng vì nghe mấy chữ này êm tai quá nên Chính Quyền Hoa Kỳ, để rút lui mà không bị mất thể diện, đã thúc đấy Chính Phủ VNCH chấp nhận một chính phủ 3 thành phần gồm VNCH, VC (Mặt Trận Giải Phóng) và thành phần thứ 3. Cũng vì ham HHHG quá nên Dương Văn Minh nhất quyết phải làm tổng thống để đầu hàng VGCS. Các bên lâm chiến tại VN họp Hòa Đàm tại Ba Lê để giải quyết chiến tranh là khởi đầu một tiến trình hòa giải. Ba năm trời họp bàn là thời gian để người ta ngồi cãi nhau, phần lớn đều là những chuyện tầm phào, trong khi ngoài chiến trường súng vẫn nổ, người vẫn chết. Yếu tố quyết định hòa đàm không nằm trên bàn hội nghị, mà nằm ngoài chiến trường tại VN và trên các đường phố của nước Mỹ. Sự thể cho thấy trong chính trị, sự hòa giải không đem đến từ hảo tâm, từ lòng trắc ẩn hay nhân đạo của con người, và cũng không phát xuất từ sự tử tế của bất cứ ai, mà chỉ là chuyện mặc cả, đổi chác theo nguyên lý mạnh được yếu thua. Khổ lụy con người và chết chóc là cái giá để bọn người được đặc quyền sống và quyền thụ hưởng trao đổi với nhau.

Hiện nay, các nhà chính trị, các đảng phái ở hải ngoai muốn HHHG với VGCS để trở về xây dựng đất nước. Lý tưởng đấy. Nhưng họ có cái gì để trả giá với VGCS? Lòng yêu nước chăng? Đối vói VGCS chỉ là thứ đồ bỏ. Tình đồng bào chăng? Đó là thứ hàng xa xỉ. Hay mượn oai hùm của người Mỹ? Cũng không phải là cái gì quí báu. Thật sư thì món đồ này VGCS càng không thiếu. Sự ủng hộ của quần chúng cũng không. Tiền bạc thì kể như tay trắng. Rõ ràng là các đảng phái chính trị ở đây chẳng có cái gì làm giá để mà thương lượng hòa giải với CS. Muốn ép lại không có lực. Kêu gọi suông, VGCS nghe sao?

Các lãnh tụ chính trị của chúng ta ngày trước đã không tiên đoán ra rằng vũ khí chống cộng hữu hiệu nhất là đồng tiền và sự đoàn kết trong cộng đồng chứ không phải khẩu súng. Ba mươi năm về trước, tập thể người Việt tỵ nạn đầu tiên có được hai lợi thế. Thứ nhất đa số họ là thành phần ưu tú nhất của đất nước. Thứ hai, đồng bào rất đoàn kết, khí thế cao, nhiệt huyết có thừa. Tập thể này chỉ thiếu một lãnh tụ thực tâm yêu nước, mưu lược và có viễn kiến. Vào lúc đó chỉ có ông Hoàng Cơ Minh đứng lên phất ngọn cờ lãnh đạo. Nhưng thay vì lãnh đạo, sự bất tài, thiển cận và độc đoán của ông đã làm thui chột đi những mầm non có năng khiếu về sau. Thay vì khua chiêng đánh trống tổ chức kháng chiến bịp, ông ta nên qui tụ đồng bào, đề ra một chương trình khuyến học qui mô trong cộng đồng vừa để đào tạo nhân tài cho tương lai, vừa hun đúc lòng yêu nước cho các thế hệ sau này. Thay vì thu tiền lập chiến khu ma, ông cần đề ra kế hoạch đóng góp để mỗi trung tâm tỵ nạn xây cất lấy một ngôi đình làng làm nơi sinh hoạt chung cho cộng đồng để tạo tinh thần đoàn kết. Khi người Mỹ còn đang bị choáng váng vì cuộc thất trận, họ rất quan tâm đến vấn đề tỵ nạn và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Thay vì xua lũ âm binh đông tiến, ông phải nghĩ đến việc vận động thúc đẩy Quốc Hội Mỹ ban hành luật cấm người tỵ nạn du lịch và gởi tiền về VN, phát động một cuộc embargo và boycott nội bộ trong cộng đồng đối với VGCS khi chúng bắt đầu thi hành chính sách mở cửa. Nếu chận được 5 tỷ dollars tiền viện trợ không bồi hoàn của người tỵ nạn đổ vào VN hàng năm (chưa kể số tiền khổng lồ không đếm được người tỵ nạm đem về xài khi về du lịch), và nếu làm được cho hàng tỷ bạc hàng xuất khẩu của VGCS phải đổ đi, thì ai xin HHHG với ai sẽ biết. Làm được như thế thì trước hết cán bộ CS nằm vùng sẽ không thể ngóc đầu lên nổi để quấy phá. Thứ hai, cái thế HHHG sẽ đổi chiều, nghĩa là VGCS cầu được hòa giải với người tỵ nạn hơn là người tỵ nạn phải xin hòa giải với VGCS. Thực tế trước mắt cho thấy chính quyền tại lục địa phải ve vãn lấy lòng người Tầu tứ xứ, mà không có chuyện người Trung Hoa tại hải ngoại phải qụy lụy bọn lãnh đạo Trung Nam Hải. Lý do một phần là vì cộng đồng người Trung Hoa có nhiều tiền bạc. Đặc biệt là các cộng đồng này gắn bó với nhau và đoàn kết hơn ta rất nhiều. Cái chúng ta còn có thể làm được lúc này là những người cương quyết chống cộng, còn ai hay người đó ngồi lại với nhau thành một tập thể có tổ chức và có lãnh đạo, cùng chung chí hướng và cùng chung hành động. Nếu không làm được như thế thì lịch sử ngày 30-4-1975 sẽ lại tái diễn là điều có thể tiên đoán trước được.

4. Cuối Cùng: Xác Định Phương Hướng

Có lẽ các nhà đấu tranh cho dân chủ tại VN và các đảng phái chính trị người Việt nên học hỏi người Mỹ cách họ giải quyết cuộc nội chiến (Civil War) của nước Mỹ để mà tìm ra phương thức áp dụng trong vấn đề bế tắc hiện nay của đất nước.

Từ đầu thập niên 1850, chính trường nước Mỹ luôn luôn cãi cọ nhau ì xèo về việc các tiểu bang miền Nam bành trướng chế độ nô lệ vào các vùng đất sở hữu của Liên Bang. Sự tranh cãi cuối cùng đưa đến việc ly khai của 7 tiểu bang miền Nam trước khi ông Abraham Lincoln của đảng Cộng Hòa nhậm chức Tổng Thống ngày 4-3-1861. Cuộc nội chiến hay còn gọi là chiến tranh Nam/ Bắc bắt đầu sau đó và kéo dài đúng 4 năm, từ tháng 9-1861 đến tháng 9-1865 khi đại tướng Robert Edward Lee của miền Nam chịu đầu hàng. Cuộc chiến đẫm máu nhất này của nước Mỹ làm thiệt mạng 620.000 binh sĩ, chưa kể thiệt hại về phía thường dân.

Có những nét giống nhau rất đặc biệt trong cuộc Nội Chiến Mỹ và chiến tranh VN như: cả hai đều là cuộc đối đầu giữa hai miền Nam và Bắc của đất nước. Cả hai đều đánh nhau vì một nguyên nhân là tội ác. Một bên gây tội ác. Một bên chống lại tội ác đó. Tội ác trong cuộc Nội Chiến Mỹ là chế độ nô lệ. Còn tội ác trong chiến tranh VN là chế độ CS. Tôi kể chế độ VGCS là tội ác căn cứ trên kết luận của cuốn Sách Đen nói rằng CS là một thảm hoạ lớn nhất cho con người trong thế kỷ 20, và đựa vào Nghị Quyết của Quốc Hội Âu Châu lên án chủ nghĩa CS là tội ác chống nhân loại. Cũng có một điểm rất giống nhau về hình thức, nhưng lại hoàn toàn khác hẳn về mục đích. Cuộc chiến Nam-Bắc Mỹ thật sự là một cuộc nội chiến. Người dân Mỹ giữa hai miền Nam-Bắc xử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề của đất nước. Trong khi tại VN, bọn VGCS thi hành một cuộc chiến ủy nhiệm. Nói rõ hơn là VGCS theo chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế CS gây chiến nhằm tiêu diệt người Quốc Gia để thôn tính lãnh thổ cho đế quốc Liên Sô. Còn về điểm khác biệt giữa hai cuộc chiến, như chúng ta thấy, đó chính là hệ quả tạo ra từ mỗi cuộc chiến tranh. Cuộc Nội Chiến của nước Mỹ cụ thể đã đem lại liên tiếp 3 Tu Chính quan trọng cho Hiến Pháp của Hoa Kỳ. Thứ nhất là Tu Chính thứ 13 bãi bỏ chế độ nô lệ trong cả nước. Thứ hai, Tu Chính 14 công nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi công dân. Và thứ ba, Tu Chính 15 bãi bỏ việc hạn chế đầu phiếu theo sắc tộc. Nói khác đi là xác lập quyền đầu phiếu cho mọi công dân không phân biệt mầu da. Sau cuộc chiến, trên bình diện pháp lý, mọi công dân Mỹ không phân biệt đen, trắng, đều được chung hưởng tự do dân chủ và quyền bình đẳng trước pháp luật. Đây là nền tảng pháp lý vững chắc cho việc phát triển một nước Mỹ giầu mạnh và văn minh như chúng ta thấy ngày nay. Chế độ nô lệ bị coi là một tội ác vì nó xúc phạm nhân vị con người. Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ là một cuộc chiến tranh chống tội ác và đã thắng lợi. Kết luận về cuộc Nội Chiến của nước Mỹ, TT Abraham Lincoln nói: Civil War brought to America a new birth of freedom (cuộc nội chiến đã khai sanh ra một nền tự do mới cho nước Mỹ).

Cuộc chiến tranh VN diễn ra như thế nào tôi xin khỏi trình bầy ở đây. Còn như những hậu quả của chiến tranh VN thì xin không nói nhiều, chỉ cần thu tóm trong mấy chữ thôi là đủ: tù đầy, hoàn toàn đổ nát, và không phải là thiếu chết chóc. Tôi muốn nhấn mạnh đến những sự sụp đổ về mặt tâm lý và tình cảm con người, về truyền thống lễ giáo và văn hóa dân tộc, về nền giáo dục gia đình và phong tục tập quán xã hội. Ai không tin xin cứ về (hay đến) ở VN một ít ngày thôi là sẽ thấy. Những nét đẹp quê hương này đã mất đi và chắc chắn không bao giờ có thể tìm lại được nữa. Chỉ có nền kinh tế xem ra có phần phục hồi lại được chút ít, nhưng lại gây ra khoảng cách giầu nghèo quá chênh lệnh tạo nên tình trạng bất ổn xã hội thường trực, ảnh hưởng không ít đến việc phát triển đất nước và hạnh phúc của người dân. Thử đọc một trích đoạn ngắn mô tả về tình hình kinh tế tại VN hiện nay của Tiến sĩ Trần Minh Hoàng để biết: “Không thoát khỏi qui luật, nền kinh tế của Việt Nam với những biến động nhanh chóng và dồn dập thời gian gần đây, chỉ trong vòng 1 tháng, nhất là sau tết Mậu Tý. Từ việc giá cả tăng cao đột biến, với mức giá tiêu dùng sinh hoạt của chợ búa, thịt cá rau cải ... tăng trung bình là 50% ; giá bất động sản nhà đất tăng gấp 3 lần ( có nơi lên đến 7.000 USD/m2 sàn sử dụng ), giá vàng lên cao trên 18 triệu 200 ngàn/ lượng. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng lên đến mức chóng mặt từ hơn 10% năm đã lên đến trên 40% năm”(Ts Trần Minh Hoàng: 2008 khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng chính trị ở Việt Nam). Với mức phát triển kinh tế trung bình 8.5%, trong khi mọi thứ trên thị trường tăng từ 10% đến 50%, thử hỏi kinh tế VN là cái gì, đi lên hay đi xuống? Trong tình trạng đó, các đảng viên, các chủ xí nghiệp sản xuất, các nhà buôn, các người cung cấp dịch vụ đâu có thiệt hại gì. Tất cả hậu quả đều đổ lên đầu người tiêu thụ. Đồng tiền từ hầu bao người nghèo vẫn ào ào chẩy vào túi những người giầu có. Sự chênh lệch giầu nghèo càng ngày càng kéo dài thêm ra. Theo thống kê của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc ngày 27-8-2007 thì 20% dân số các gia đình giầu có được hưởng 40% các phúc lợi xã hội, trong khi 20% người nghèo nhất chỉ nhận được 7%. Một báo cáo khác cho biết 20% người giầu có nhất hưởng 47% các khoản trợ cấp, trong lúc đó chỉ có 2% những người cùng khổ nhận được. Thêm vào đó 20% những người giầu có nhất so với 15% những người nghèo khó nhất được hưởng các trợ giúp sức khỏe. Báo The Economist thống kê lợi tức đầu người VN là 555 USD năm 2007. Con số này nếu là đáng tin tưởng thì cũng nên hiểu cho đúng với thực tế của tình hình VN. Giới giầu có ước tính là khoảng từ 3 – 5% với lợi tức hàng chục triệu USD, trong khi 95% người nghèo chỉ kiếm được trung bình 1 dollar/ngày. Tóm lại một số rất ít người giầu thì cực giầu, còn lại đại đa số nghèo thì cực nghèo. Một người bạn mới từ VN trở về Mỹ, anh ta làm một cuộc khảo sát bỏ túi khá sâu rộng trên khắp cả ba miền VN bằng mắt thấy tai nghe đã đưa ra một kết luận như sau: có đến 75% dân chúng VN từ nghèo đến nghèo mạt rệp (tức cùng cực). Trên 20% từ đủ ăn đến khá giả (có chút đỉnh dư ra). Khoảng 3% còn lại gồm đại đa số đảng viên, thân nhân của họ, và những thành phần móc ngoặc làm ăn với cán bộ là thành phần giầu có, từ triệu phú đến tỷ phú dollar. Sự mất quân bình xã hội này những người dễ tính nhất cũng không thể chịu đựng nổi. Như vậy kinh tế VN quả có đi lên và bay lên theo nhịp độ thần tốc với một nhóm nhỏ rất ít, nhưng lại đi xuống, tuột dốc không phanh (thắng) với đại đa số quần chúng. Đó là kết luận đúng nhất về tình hình phát triển kinh tế và xã hội VN.

Nhìn vào các hệ quả của hai cuộc chiến tranh cách nhau đúng một thế kỷ tại Hoa Kỳ trước kia và tại VN gần đây, luận theo đạo lý đông phương thì chỉ khi cái thiện tiêu diệt được cái ác, thành sự mới tốt đẹp và tương lai mới tươi sáng. Ngược lại, khi cái thiện bị cái ác tiêu diệt, sự dữ sẽ lan tràn. Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một kết luận là để xây dựng và phát triển một đất nước, điều kiện tiên quyết là phải tiêu diệt sạch mầm mống của tội ác phản lại con người trên đất nước đó. Kinh nghiệm của nước Mỹ phải là điều xác định ưu tiên hàng đầu nếu nhân dân VN muốn nói đến vấn đề HHHG hay chung sống đa đảng với CS trên đất nước mình.

Kết Luận

Đã nói đến chuyện hòa giải tức là phải nhìn nhận rằng cuộc xung đột vẫn còn tồn tại. Nếu quan niệm rằng cuộc chiến VN chưa kết thúc, mà mới chỉ chấm dứt một giai đoạn thì vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải làm thế nào để kết thúc nó. Tiêu diệt hoàn toàn tội ác CS tức xóa bỏ hẳn chủ nghĩa CS, hay hòa giải và hòa hợp với nó để cùng tồn tại? Trở lại với vấn đề của nước Mỹ, một trăm năm trước, nếu hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ thỏa hiệp để cho chế độ nô lệ tồn tại thì thử hỏi nước Mỹ có còn được là nước Mỹ ngày nay không? Chúng ta không thể hình dung ra được cái nó không xẩy ra, nhưng có một điều chắc chắn có thể tin được dù nó không xẩy ra, là nước Mỹ sẽ là một quốc gia lạc hậu và tệ hại nhất về mặt dân chủ và nhân quyền trên hành tinh này. Đó là điều khẳng định không thể nghi ngờ. Câu hỏi chúng tôi muốn gởi đến quí độc giả là HHHG hay dân chủ đa đảng cùng với sự có mặt của đảng CS với đầy đủ nanh vuốt tội ác của nó có phải là phương thức tốt nhất để giải quyết vấn đề của đất nước không?

Tháng 4 năm 2008
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất



No comments:

Post a Comment