Friday, February 27, 2009

"Recall" hay "No Recall" - Nguyễn Khắc Anh Tâm

Nguyễn Khắc Anh Tâm

1. Quyết định "Recall" hay "No Recall" đều là hành động dân chủ. Đành rằng vụ "Recall" này khác những vụ "Recall" khác, và có phần quyết liệt khác thường, nhưng vận động "Recall" cũng nên được hiểu là một trong những cách hành xử rất ư là dân chủ và đúng luật. Xin nhớ cho rằng dân chủ và đúng luật có khi không đi chung với nhau nhưng trong trường hợp này thì khác. Đã là dân chủ và đúng luật rồi thì không còn gì đáng trách. Bởi vậy, khoan đi sâu vô chi tiết, "Recall" hay "No Recall" lẽ ra không nên xảy ra nhưng nếu cần xảy ra thì cũng là chuyện bình thường, không có gì quá đáng.

2. Lấy lý do "giao hảo" với các cấp địa phương qua các ngành pháp định (như luật, tư và hành pháp) trong vòng 30 năm qua mà dân chúng / cử tri chùn chân để từ chối không thực thi quyền dân chủ của mình hoàn toàn vô lý. Ở một nước dân chủ, nếu hành xử dân chủ và đúng luật thì v/đ giao hảo không phải là v/đ quyết định cho việc có nên hay không nên thực thi quyền hạn của dân chúng, của cử tri. Thêm nữa, nhân sự của các ngành pháp định kể trên, và cử tri trong vùng cũng đã thay đổi trong vòng 30 năm qua. Mối "giao tế nhân sự" trong suốt 30 năm với nhiều "nhân sự" khác nhau, mà những "nhân sự" này đều không cùng một hướng đi, nếu có còn lại thì chắc cũng chỉ là hời hợt ở mức xã giao.

Dĩ nhiên sự việc này không trọng đại, và có ý nghĩa bằng sự đòi hỏi của dân đen cách đây 1/2 thế kỷ nhưng cứ lấy thí dụ này để đả thông tư tưởng chúng ta sẽ dễ nhận thấy rằng: khi quyền lợi của dân đen bị chà đạp đến độ tàn tệ thì con đường còn lại chỉ có thể là tranh đấu. V/đ "giao hảo" hay "giao tế nhân sự" với chính quyền lúc bấy giờ chỉ là thứ yếu.

3. Ở ngoài dễ cho rằng San Jose hiện có 2 nhóm và 2 nhóm này đang chia cùng một mẩu số "thù hận" như bài viết đã trình bày, nhưng trên thực tế thì một bên được bầu để đại diện cử tri, và một bên là dân chúng / cử tri. Người được bầu có bổn phận lắng nghe ý nguyện của cử tri mình, hay dân chúng trong vùng mà mình có liên đới đến, và cố gắng phục vụ theo ý nguyện của họ. Không ai chịu bầu cho một người không thể, hay không muốn đại diện mình, và cũng không ai chịu bầu cho một người nhất định không muốn thực hiện ý nguyện của mình, nói chi tới chuyện khinh miệt mình.

Bởi vậy, mẫu số "thù hận" như bài viết đã nêu ra không thể đúng trên nguyên tắc. Cử tri bầu người đại diện của mình, nhưng khi cảm thấy người đại diện không hề, hay không còn muốn đại diện mình, nhất định đi ngược lại ý nguyện của mình với lý do vặt vãnh, hoàn toàn có tính chất cá nhân, đầy phách lối thì nếu số cử tri đó có quay lại chống đối và muốn "truất phế" người đại diện này cũng là chuyện dễ hiểu. Và nên làm.

Biểu tình ngày 26/2/2009
phản đối trước đài phát thanh Viên Thao đã mạ lỵ các vị cao niên

Tôi không biết gì về cô Madison Nguyễn nên không thể thù hằn cô, chống đối cô, có điều, tôi lấy làm lạ là tại sao cô có thể an nhiên nắm giữ chức vụ đại diện cử tri của mình khi cô không hề, hay không còn muốn đại diện họ, và dĩ nhiên, không thể phục vụ họ một cách hữu hiệu. Đó là chưa nói tới những lời ăn tiếng nói khinh miệt cử tri của cô. Lẽ ra cô nên từ chức. Nếu không từ chức vì cô đã làm sai nguyên tắc thì ít ra cô cũng nên từ chức vì sự tự trọng của mình.

Đối với tinh thần Việt Nam, cô chỉ là một con nhỏ mới lớn, hỗn hào, phản bội lại những người đã giúp cô đắc cử. Đối với tinh thần Hoa Kỳ, cô chỉ là người chập chững bước vô con đường chính trị qua sự lợi dụng "tình nghĩa đồng hương". Dù chỉ với chức nghị viên khiêm tốn, cô đã chứng minh với tất cả mọi người cô không thể làm chính trị khi cô đã ngây thơ tưởng rằng đắc cử và phục vụ là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau, không liên hệ gì nhau.

Nguyễn Khắc Anh Tâm


No comments:

Post a Comment