Lê Minh Khôi
Trong một chương trình xuất hiện trên đài SBTN mới đây, nhà tu Hoằng Trường đã có ít lời về nhà tu Nhất Hạnh như sau: “ Sư ông Nhất Hạnh là một Bồ Tát tại thế và chúng ta có thể đến với vị Bồ Tát tại vườn Lộc Uyển (Cali.).
Nói đến chữ Tu thì cũng có nhiều thứ. Có vi là bậc Chân Tu khả kính, nhưng cũng không thiếu những kẻ khoác áo nhà tu để làm bình phong, mượn danh đạo tạo danh đời. Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Chánh Tà có ghi : Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn bảy trăm năm và nhẫn về sau này, ma Ba-tuần sẽ ngăn trở và cố tâm làm hư hại chánh pháp. Giống như bọn thợ săn mà mặc Pháp Y của nhà Phật, ma vương Ba-tuần cũng giả hình Tỳ-kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà tắc, Ưu Bà Di. Ma vương cũng đem thân hữu lậu hóa làm thân vô lậu để cố tình làm hư hại chánh pháp.
Về ngôn ngữ kinh điển chúng ta không dám lạm bàn, nhưng với những kẻ khoác áo tu để mưu lợi cá nhân dối đời gạt thế thì ngôn ngữ nhân gian gọi là Tu Bịp, Tu Hú. Tu như Ni Sư Huỳnh Liên với nhóm Ngô Bá Thành thì là loại Tu Chùa Một Cột (có người còn thêm thắt hai hột hai bên).
Bây giờ hãy xét xem lời nói và việc làm của nhà tu Nhất Hạnh để xem Nhất Hạnh thuộc về loại nhà tu nào.
Là một tăng nhân xuất thân ở chùa Từ Hiếu ngoài Huế, được Miền Nam nuôi dưỡng cho đi du học, có bằng cấp, có kiến thức, đã viết và in ấn một số sách có chủ đề về Phật Giáo và từng được trọng vọng. Đúng lẽ ra, mặc áo nhà Phật ăn cơm Phật hưởng lộc Phật thì nhà tu Nhất Hạnh phải thể hiện Phật Tánh, làm những điều tốt điều hay, nói những điều lành điều thiện, hay chí ít cũng phải giữ được ngũ giới như một Phật Tử. Ngược lại, chúng ta thấy Nhất Hạnh đã làm những gì:
Hoa Sen Trong Biển Lửa là một trong những tác phẩm của Nhất Hạnh xuất bản vào năm 1966, giữa lúc cuộc chiến sôi động . Hoa sen tượng trưng cho Phật Giáo, và như vậy Nhất Hạnh cho rằng con cái nhà Phật đang nằm trong biển lửa hủy diệt. Thật ra không riêng con cái nhà Phật mà con cái của Chúa Ky Tô, của Tin Lành của Cao Đài, Hòa Hảo cũng đều khốn khổ trong khói lửa chiến tranh. Chiến tranh đó khởi đầu từ cuộc họp do Hồ Chí Minh chủ trì vào tháng 1-1959 đưa ra nghị quyết số 15, thành lập đoàn 559 (viết tắt của tháng 5-1959) mở đường mòn xâm nhập người và vũ khí đánh phá Miền Nam. Cựu Đại Tá Quân Đội Miền Bắc kiêm Phó Tổng Biên Tập tờ báo Nhân Dân của Trung Ương Đảng Cộng Sản, ông Bùi Tín, trong quyển Hoa Xuyên Tuyết trang 126 cũng đã xác nhận lời nói của Tổng Bí Thư Lê Duẫn: Tôi bảo anh em chôn súng. Tôi bàn với anh em để lại lự lượng ở Miền Nam, không tập kết tất cả. Như vậy, rõ ràng chính phạm của cuộc chiến tranh dai dẵng 30 năm trên đất nước ta với hơn chục triệu người chết là do Miền Bắc và Hồ Chí Minh gây nên. Vào thời điểm đó Miền Nam thân cô thế yếu nên phải nhờ vào Hoa Kỳ để tự vệ. Cứ cho rằng Hoa Kỳ lợi dụng cơ hội để bán vũ khí và bành trướng thế lực thì đầu mối nguyên ủy gây nên cuộc chiến cũng như tai họa cho dân tộc là Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản, còn Miền Nam chỉ là nạn nhân. Quân đội Mỹ chỉ đến Việt Nam khi chiến tranh đã leo lên cao độ.
Một người đọc nhiều biết rộng và khoác áo nhà tu như Nhất Hạnh không thể không biết nhưng đã cố tình lờ tịt sự thật đó. Đã thế, trong tập sách Hoa Sen Trong Biển Lửa, một bản in bằng Anh Ngữ có tên Lotus On Sea Of Fire, Nhất Hạnh lại còn thêu dệt bịa đặt ra những chuyện lếu láo nực cười, chuyện trực thăng võ trang Mỹ hạ cánh xuống làng quê bắt gái hãm hiếp như chuyện phim Hollywood, hoặc con gái Việt Nam phải đổi cả đời con gái để lấy miếng bánh mì, viết phỏng theo những thảm cảnh tại Âu Châu hồi thế chiến thứ 2. Với Hoa Sen Trong Biển Lửa Nhất Hạnh có dụng ý hướng dẫn người đọc rằng chiến tranh Việt Nam là do Miền Nam và Mỹ gây nên. Thật ra, như đã trưng dẫn chứng liệu ở trên, chính Hồ Chí Minh cùng băng đảng Cộng Sản Việt Nam vâng lệnh quan thày gây nên cuộc chiến này. Nga Sô tạo cuộc chiến để bán vũ khí và biến Việt Nam thành chư hầu. Trung Cộng tạo cuộc chiến để người Việt giết người Việt, dễ dàng cho âm mưu thôn tính và bành trướng về phương Nam. Thời gian và lịch sử đã phơi bày sự thật: Mười sáu tấn vàng cướp được của Miền Nam đã được Hà Nội đem đi trả nợ vũ khí cho Nga Sô, và còn cam kết trả tiếp cho đến đời con đời cháu chúng ta vẫn chưa hết nợ. Đó cũng là lý do tại sao hàng năm người Việt hải ngoại gữi về bảy tám tỷ đô la mà đất nước vẫn nghèo đói. Về phần Trung Cộng thì được đền đáp bằng những hiệp định cắt đất biên giới, cống nạp lãnh hải. Năm 1999 và năm 2000 đại diện Cộng Sản Hà Nội là Nguyễn Manh Cầm, Lê Công Phụng ký kết hiệp định biên giới trên đất liền nhường hơn 4000 km2 thuộc các tỉnh Cao Bằng Lạng Sơn Thái Nguyên Hà Giang cho Trung Cộng. Hiệp ước lãnh hải năm 2000 cũng đã dâng cho Trung Cộng hơn 11,000 km2 trên mặt biển
NHẤT HẠNH: TRẬN CHIẾN TẾT MẬU THÂN VÀ BÀI THUYẾT PHÁP TẠI THÁNH ĐƯỜNG RIVERSIDE, NEWYORK
Như chúng ta cùng biết vào dịp Tết Mậu Thân 1968 quân đội cả hai bên Nam và Bắc đều ngưng chiến để người dân được đón Tết mừng Xuân theo thông lệ. Bất ngờ, vào đúng giờ giao thừa đêm 30 Tết, Hồ Chí Minh lên đài đọc khẩu lệnh mở cuộc Tổng Tấn Công Miền Nam qua mấy câu thơ gọi là thơ chúc Tết:
… Xuân này hơn hẵn mấy xuân qua
Chiến thắng tin vui khắp mọi nhà ….
Lời và ý rõ ràng như thế. Trận chiến bắt đầu từ đêm 30 Tết và cả nước trở thành biển lửa. Người chết, nhà cháy, thành thị tan nát. Số thiệt hại của hai bên là điều không thể tránh được, nhưng điều dã man nhất là vụ thảm sát tại Huế. Hơn 5000 người dân vô tôi bị giết và nhiều ngàn người bị xâu tay bằng giây kẽm gai rồi bị đem đi chôn sống, trong số đó có vô số người già và phụ nữ. Trịnh Công Sơn, người bị coi là phản chiến và thân Cộng cũng đã xúc động viết bài “Hát Trên Nhưng Xác Người” để nói về những cái chết oan khuất tức tưởi này
… Chiều đi lên Bãi Dâu hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm chôn xác anh em ….
Trịnh Công Sơn sinh ở Huế và Trịnh Công Sơn xúc động. Nhất Hạnh cũng ăn cơm Huế, uống nước Huế, tu tại chùa Từ Hiếu gần sát Khu Bãi Dâu và Chùa Tỉnh Hội, có lý nào Nhất Hạnh không thấy không nghe không biết việc Cộng Sản chôn sống hàng ngàn người dân vô tôi. Nhưng rồi Nhất Hạnh vẫn ngậm câm, và cho đến nay, sau khi chuông mõ phèng la võng lọng đi lập trai đàn chẩn tế với Giáo Hội Quốc Doanh trong nước, cũng chưa thấy Nhất Hạnh lập Đàn Tràng Giải Oan cho những nạn nhân oan khuất này. Phật Tánh của Nhất Hạnh nằm ở đâu? Đã thế, Nhất Hạnh còn điêu ngoa vọng ngữ qua buổi thuyết pháp Ôm Nỗi Giận Hờn (Embracing The Anger). Nhất Hạnh đui, mù, câm, điếc trước oan khiên tang tóc của đồng hương ngay sát mình chỉ năm ba cây số nhưng lại hung hăng Ôm Nỗi Giận Hờn về một chuyện không hề xảy ra ở một nơi cách xa cả ngàn cây số. Làm sao giải thích được nghịch lý này?
Hãy đọc đôi giòng quảng cáo của buổi thuyết pháp Embracing The Anger.đăng liên tiếp trên tờ New York Times trong hai ngày 24 và 25-9-2001, giá biểu ¼ trang là US$25,000.00 và nguyên trang là US$80,000.00 chỉ vì một vài tên du kích Việt Cộng bắn vu vơ tầm bậy lên trời mà Hoa Kỳ đã thả bom “xóa sổ” thị xã Kiến Hòa.( Nhất Hạnh dùng chữ “destroyed” với ý nghĩa là giết sạch 300,000 dân của thị xã)
Quảng cáo của Nhất Hạnh nguyên bản in như sau:
EMBRASSING ANGER
An evening of Peace and Healing with Thich Nhat Hanh
Vietnamese poet, Zen master and peacemaker
FOR WARMTH
I hold my face in my two hands
No, I am not crying
I hold my face in my two hands
to keep my loneliness warm
two hands protecting,
two hands nourishing,
two hands preventing
My soul from leaving me in anger.
I wrote this poem during the Vietnamese War after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300,000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound.
Lược dịch:
ÔM NỖI GIẬN HỜN
Một Buổi Chiều Về Hòa Bình Và Hàn Gắn Với Thích Nhất Hạnh
Nhà thơ Việt Nam, Thiền Sư Và Một Người Kiến Tạo Hòa Bình
CHO SỰ NỒNG ẤM
Tôi gục mặt vào hai bàn tay
Không, tôi không khóc
Tôi gục mặt vào hai bàn tay
để sưởi ấm nỗi cô đơn
hai bàn tay che chở
hai bàn tay nuôi dưỡng
hai bàn tay ngăn cản
linh hồn tôi không rời bỏ tôi trong cơn giận dữ
Tôi đã viết bài thơ này trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam sau khi được nghe thành phố Bến Tre bị bỏ bom hủy diệt . Thành phố 300,000 ngàn dân đã bị hủy diệt chỉ vì bảy du kích bắn năm ba tràng đạn phòng không một cách không hiệu quả rồi bỏ đi. Lòng đau đớn của tôi thật tột cùng.
Bài thuyết pháp của Nhất Hạnh tối 25.09.2001 tại thánh đường Riverside ở New York cũng lập lại tấu khúc này
Tôi rất giận dữ . Có một lần tôi được biết rằng thành phố Bến Tre ,một thành phố có 300,000 người , đã bị máy bay Mỹ ném bom chỉ vì vài tên du kích đến trong thành phố và cố gắng bắn rơi máy bay Mỹ .Các tên du kích không đạt dược kết quả nào và sau đó chúng bỏ đi mất. Và thành phố đã bị tiêu hủy . Sau đó một viên chức quân sự có trách nhiệm về việc này đã tuyên bố rằng ông ta phải tiêu hủy thành phố Bến Tre để cứu thành phố đó .Tôi rất giận dữ…
Chưa vội đi tìm những chứng tích khác, chỉ ngay trong bài giảng nói trên Nhất Hạnh đã để lòi đuôi là một tên ăn không nói có
- Thứ nhất: Tại sao lại chỉ có bảy du kích bắn không kết quả rồi bỏ đi. Tại sao không là mười tên hay một trung đội, một đại đội. Và từ đâu Nhất Hạnh lại có một con số chính xác bảy tên du kích?
- Thứ hai: Dân số thị xã Bến Tre chưa bao giờ lên tới 300,000. Người viết bài này có một thời gian là Quan Sát Viên Phi Cơ của Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Mỗi buổi sáng xe đưa ra phi trường Bình Đức hoặc sân bay Kiến Hòa, leo lên máy bay L19 rảo vòng vòng trên vùng trách nhiệm, tìm kiếm và phát hiện những điều khác lạ. Xong nhiệm vụ có xe ra sân bay đón về đơn vị, nhưng gần như lần nào cũng ghé lại thị xã Bến Tre hay thị xã Mỹ Tho uống cà phê, ăn trưa. Cả khu vực thị xã Bến Tre không có một hố bom nào trừ khu chợ bị cháy và vách tường còn rất nhiều lổ chổ dấu đạn. Mấy con đường ở thị xã Bến Tre đi riết rồi trở thành quen thuộc, và nhìn theo số nhà trong thị xã thì dân số thị xã Bến Tre không quá 100,000 người. Sau khi đọc bài của Nhất Hạnh, để được chính xác hơn, người viết liền kiểm chứng với một bạn thân là anh Trần Huỳnh Hội từng làm Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Kiến Hòa. Anh Trần Huỳnh Hội xác định cả thị xã Bến Tre chỉ chừng 100,000 người. Những ngày kế tiếp nói chuyện với các anh Trần Huỳnh Châu, bào đệ của anh Trần Huỳnh Hội, cựu Phó Tỉnh Trưởng tỉnh Bến Tre (1969-1973) và anh Trần Ngọc Châu, cựu Tỉnh Trưởng Kiến Hòa (Bến Tre), cựu Dân Biểu, có người em là Trần Ngọc Hiền, cũng đều xác nhận dân số thị xã Bến Tre cũng chỉ vào khỏang đó. Kết quả cuộc kiểm tra dân số của Việt Cộng tính đến ngày 01-4-1999 được Tuần Báo Thời Mới số ra ngày 4-10-2001 tại Virginia đăng lại thì dân số thị xã Bến Tre cũng chỉ có 129,690 người.
Vì sự việc này mà Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại và Hội Đồng Hương Bến Tre tại California đã mở một buổi “Họp Mặt Cho Sự Thật” có sự hiện diện của ông Trần Huỳnh Châu, Phó Tỉnh Trưởng Bến Tre, ông Nguyễn Văn Cất, cựu Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh, ông Bùi Văn Truyền Xã Trưởng xã An Hội (thị xã Bến Tre nằm trên địa phận xã An Hội) Thiếu Tá Đặng Trần Vũ phục vụ tại Bến Tre thập niên 1960, ông Châu Văn Để, đại diện Hội Ái Hữu Bến Tre, ông Nguyễn Đôn, cựu Trưởng Ban Điều Hành Đồn Quân Cảnh Bến Tre, Đại Úy Đoàn Viết Chính thuộc Trung Đoàn 10, có nhiệm vụ bảo vệ thị xã Bến Tre, ông Huỳnh Hữu Thuận Giang Đoàn Trưởng Sông Rạch Bến Tre. Trong buổi “Họp Mặt Cho Sự Thật” với 600 đến 800 đồng hương tham dự có sự hiện diện của Đại Đức Thích Pháp Hiền. Ban Tổ Chức cho biết đã mời Nhất Hạnh nhưng có lẽ vì “bận Phật sự” nên không đến được. (con số sai biệt 200 người là vì các tờ báo tại Cali đưa ra khác nhau, nhưng 600 cũng đã là đông rồi)
Phải viết dài giòng và rõ ràng như thế để biết Nhất Hạnh khoác áo nhà tu mà đã ngoa ngôn vọng ngữ như thế nào. Chúng ta sinh ra tại Việt Nam, lớn lên tại Việt Nam cũng có người không biết Bến Tre nằm ở đâu, dân số bao nhiêu, huống hồ chi người Mỹ hoặc người các nước khác. Con số 300,000 người Nhất Hạnh đưa ra không phải là một con số biểu kiến. Nhất Hạnh điêu ngoa trắng trợn thổi phồng lên con số này là có chủ đích, đưa ra con số này là nhắm vào người Mỹ và người các nước khác. Buổi thuyết pháp Ôm Nỗi Giận Hờn được tổ chức tại nhà thờ Riverside New York là để nói với thế giới chứ đâu phải nói với người Việt Nam. Và như thế một số người đến nghe sẽ tin rằng thành phố Bến Tre 300,000 dân đã bị hủy diệt chỉ vì bảy tên du kích Việt Cộng bắn vu vơ. Hủy diệt thị xã 300,000 dân là một tội ác của Miền Nam và của Mỹ.
Không nói đến chuyện áo gấm về làng, không nói đến chuyện chuông trống phèng la võng lọng kịch cỡm, không nói đến những việc làm thầm kín hoặc những riêng tư bí mật, chỉ một vài chuyện nhỏ nói trên cũng đã thấy Nhất Hạnh là người như thế nào.
Nếu còn một chút liêm sĩ tự trọng thì Nhất Hạnh không nên nhập nhằng như thế. Hãy trả màu áo nâu sồng lại cho nhà Phật rồi muốn ăn gian nói dối, muốn tìm danh tiếng lợi lộc, muốn chống bên này phá bên kia, muốn bợ đỡ Việt Cộng, đó là quyền của Nhất Hạnh không ai thèm lý tới. Còn như Nhất Hạnh vẫn xưng là tu sỹ, thiền sư, khoác áo nhà Phật mà ngoa ngôn vọng ngữ dối trá lường gạt thì thật là đau lòng Đức Phật trên cao và đau lòng cho con Phật.
Rõ ràng không có Bồ Tát Nhất Hạnh như nhà sư Hoằng Trường nói. Chỉ có Bồ Cạp hay Bồ Dao Găm.
Lê Minh Khôi
Trong một chương trình xuất hiện trên đài SBTN mới đây, nhà tu Hoằng Trường đã có ít lời về nhà tu Nhất Hạnh như sau: “ Sư ông Nhất Hạnh là một Bồ Tát tại thế và chúng ta có thể đến với vị Bồ Tát tại vườn Lộc Uyển (Cali.).
Nói đến chữ Tu thì cũng có nhiều thứ. Có vi là bậc Chân Tu khả kính, nhưng cũng không thiếu những kẻ khoác áo nhà tu để làm bình phong, mượn danh đạo tạo danh đời. Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Chánh Tà có ghi : Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn bảy trăm năm và nhẫn về sau này, ma Ba-tuần sẽ ngăn trở và cố tâm làm hư hại chánh pháp. Giống như bọn thợ săn mà mặc Pháp Y của nhà Phật, ma vương Ba-tuần cũng giả hình Tỳ-kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà tắc, Ưu Bà Di. Ma vương cũng đem thân hữu lậu hóa làm thân vô lậu để cố tình làm hư hại chánh pháp.
Về ngôn ngữ kinh điển chúng ta không dám lạm bàn, nhưng với những kẻ khoác áo tu để mưu lợi cá nhân dối đời gạt thế thì ngôn ngữ nhân gian gọi là Tu Bịp, Tu Hú. Tu như Ni Sư Huỳnh Liên với nhóm Ngô Bá Thành thì là loại Tu Chùa Một Cột (có người còn thêm thắt hai hột hai bên).
Bây giờ hãy xét xem lời nói và việc làm của nhà tu Nhất Hạnh để xem Nhất Hạnh thuộc về loại nhà tu nào.
Là một tăng nhân xuất thân ở chùa Từ Hiếu ngoài Huế, được Miền Nam nuôi dưỡng cho đi du học, có bằng cấp, có kiến thức, đã viết và in ấn một số sách có chủ đề về Phật Giáo và từng được trọng vọng. Đúng lẽ ra, mặc áo nhà Phật ăn cơm Phật hưởng lộc Phật thì nhà tu Nhất Hạnh phải thể hiện Phật Tánh, làm những điều tốt điều hay, nói những điều lành điều thiện, hay chí ít cũng phải giữ được ngũ giới như một Phật Tử. Ngược lại, chúng ta thấy Nhất Hạnh đã làm những gì:
Hoa Sen Trong Biển Lửa là một trong những tác phẩm của Nhất Hạnh xuất bản vào năm 1966, giữa lúc cuộc chiến sôi động . Hoa sen tượng trưng cho Phật Giáo, và như vậy Nhất Hạnh cho rằng con cái nhà Phật đang nằm trong biển lửa hủy diệt. Thật ra không riêng con cái nhà Phật mà con cái của Chúa Ky Tô, của Tin Lành của Cao Đài, Hòa Hảo cũng đều khốn khổ trong khói lửa chiến tranh. Chiến tranh đó khởi đầu từ cuộc họp do Hồ Chí Minh chủ trì vào tháng 1-1959 đưa ra nghị quyết số 15, thành lập đoàn 559 (viết tắt của tháng 5-1959) mở đường mòn xâm nhập người và vũ khí đánh phá Miền Nam. Cựu Đại Tá Quân Đội Miền Bắc kiêm Phó Tổng Biên Tập tờ báo Nhân Dân của Trung Ương Đảng Cộng Sản, ông Bùi Tín, trong quyển Hoa Xuyên Tuyết trang 126 cũng đã xác nhận lời nói của Tổng Bí Thư Lê Duẫn: Tôi bảo anh em chôn súng. Tôi bàn với anh em để lại lự lượng ở Miền Nam, không tập kết tất cả. Như vậy, rõ ràng chính phạm của cuộc chiến tranh dai dẵng 30 năm trên đất nước ta với hơn chục triệu người chết là do Miền Bắc và Hồ Chí Minh gây nên. Vào thời điểm đó Miền Nam thân cô thế yếu nên phải nhờ vào Hoa Kỳ để tự vệ. Cứ cho rằng Hoa Kỳ lợi dụng cơ hội để bán vũ khí và bành trướng thế lực thì đầu mối nguyên ủy gây nên cuộc chiến cũng như tai họa cho dân tộc là Hồ Chí Minh và băng đảng Cộng Sản, còn Miền Nam chỉ là nạn nhân. Quân đội Mỹ chỉ đến Việt Nam khi chiến tranh đã leo lên cao độ.
Một người đọc nhiều biết rộng và khoác áo nhà tu như Nhất Hạnh không thể không biết nhưng đã cố tình lờ tịt sự thật đó. Đã thế, trong tập sách Hoa Sen Trong Biển Lửa, một bản in bằng Anh Ngữ có tên Lotus On Sea Of Fire, Nhất Hạnh lại còn thêu dệt bịa đặt ra những chuyện lếu láo nực cười, chuyện trực thăng võ trang Mỹ hạ cánh xuống làng quê bắt gái hãm hiếp như chuyện phim Hollywood, hoặc con gái Việt Nam phải đổi cả đời con gái để lấy miếng bánh mì, viết phỏng theo những thảm cảnh tại Âu Châu hồi thế chiến thứ 2. Với Hoa Sen Trong Biển Lửa Nhất Hạnh có dụng ý hướng dẫn người đọc rằng chiến tranh Việt Nam là do Miền Nam và Mỹ gây nên. Thật ra, như đã trưng dẫn chứng liệu ở trên, chính Hồ Chí Minh cùng băng đảng Cộng Sản Việt Nam vâng lệnh quan thày gây nên cuộc chiến này. Nga Sô tạo cuộc chiến để bán vũ khí và biến Việt Nam thành chư hầu. Trung Cộng tạo cuộc chiến để người Việt giết người Việt, dễ dàng cho âm mưu thôn tính và bành trướng về phương Nam. Thời gian và lịch sử đã phơi bày sự thật: Mười sáu tấn vàng cướp được của Miền Nam đã được Hà Nội đem đi trả nợ vũ khí cho Nga Sô, và còn cam kết trả tiếp cho đến đời con đời cháu chúng ta vẫn chưa hết nợ. Đó cũng là lý do tại sao hàng năm người Việt hải ngoại gữi về bảy tám tỷ đô la mà đất nước vẫn nghèo đói. Về phần Trung Cộng thì được đền đáp bằng những hiệp định cắt đất biên giới, cống nạp lãnh hải. Năm 1999 và năm 2000 đại diện Cộng Sản Hà Nội là Nguyễn Manh Cầm, Lê Công Phụng ký kết hiệp định biên giới trên đất liền nhường hơn 4000 km2 thuộc các tỉnh Cao Bằng Lạng Sơn Thái Nguyên Hà Giang cho Trung Cộng. Hiệp ước lãnh hải năm 2000 cũng đã dâng cho Trung Cộng hơn 11,000 km2 trên mặt biển
NHẤT HẠNH: TRẬN CHIẾN TẾT MẬU THÂN VÀ BÀI THUYẾT PHÁP TẠI THÁNH ĐƯỜNG RIVERSIDE, NEWYORK
Như chúng ta cùng biết vào dịp Tết Mậu Thân 1968 quân đội cả hai bên Nam và Bắc đều ngưng chiến để người dân được đón Tết mừng Xuân theo thông lệ. Bất ngờ, vào đúng giờ giao thừa đêm 30 Tết, Hồ Chí Minh lên đài đọc khẩu lệnh mở cuộc Tổng Tấn Công Miền Nam qua mấy câu thơ gọi là thơ chúc Tết:
… Xuân này hơn hẵn mấy xuân qua
Chiến thắng tin vui khắp mọi nhà ….
Lời và ý rõ ràng như thế. Trận chiến bắt đầu từ đêm 30 Tết và cả nước trở thành biển lửa. Người chết, nhà cháy, thành thị tan nát. Số thiệt hại của hai bên là điều không thể tránh được, nhưng điều dã man nhất là vụ thảm sát tại Huế. Hơn 5000 người dân vô tôi bị giết và nhiều ngàn người bị xâu tay bằng giây kẽm gai rồi bị đem đi chôn sống, trong số đó có vô số người già và phụ nữ. Trịnh Công Sơn, người bị coi là phản chiến và thân Cộng cũng đã xúc động viết bài “Hát Trên Nhưng Xác Người” để nói về những cái chết oan khuất tức tưởi này
… Chiều đi lên Bãi Dâu hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm chôn xác anh em ….
Trịnh Công Sơn sinh ở Huế và Trịnh Công Sơn xúc động. Nhất Hạnh cũng ăn cơm Huế, uống nước Huế, tu tại chùa Từ Hiếu gần sát Khu Bãi Dâu và Chùa Tỉnh Hội, có lý nào Nhất Hạnh không thấy không nghe không biết việc Cộng Sản chôn sống hàng ngàn người dân vô tôi. Nhưng rồi Nhất Hạnh vẫn ngậm câm, và cho đến nay, sau khi chuông mõ phèng la võng lọng đi lập trai đàn chẩn tế với Giáo Hội Quốc Doanh trong nước, cũng chưa thấy Nhất Hạnh lập Đàn Tràng Giải Oan cho những nạn nhân oan khuất này. Phật Tánh của Nhất Hạnh nằm ở đâu? Đã thế, Nhất Hạnh còn điêu ngoa vọng ngữ qua buổi thuyết pháp Ôm Nỗi Giận Hờn (Embracing The Anger). Nhất Hạnh đui, mù, câm, điếc trước oan khiên tang tóc của đồng hương ngay sát mình chỉ năm ba cây số nhưng lại hung hăng Ôm Nỗi Giận Hờn về một chuyện không hề xảy ra ở một nơi cách xa cả ngàn cây số. Làm sao giải thích được nghịch lý này?
Hãy đọc đôi giòng quảng cáo của buổi thuyết pháp Embracing The Anger.đăng liên tiếp trên tờ New York Times trong hai ngày 24 và 25-9-2001, giá biểu ¼ trang là US$25,000.00 và nguyên trang là US$80,000.00 chỉ vì một vài tên du kích Việt Cộng bắn vu vơ tầm bậy lên trời mà Hoa Kỳ đã thả bom “xóa sổ” thị xã Kiến Hòa.( Nhất Hạnh dùng chữ “destroyed” với ý nghĩa là giết sạch 300,000 dân của thị xã)
Quảng cáo của Nhất Hạnh nguyên bản in như sau:
EMBRASSING ANGER
An evening of Peace and Healing with Thich Nhat Hanh
Vietnamese poet, Zen master and peacemaker
FOR WARMTH
I hold my face in my two hands
No, I am not crying
I hold my face in my two hands
to keep my loneliness warm
two hands protecting,
two hands nourishing,
two hands preventing
My soul from leaving me in anger.
I wrote this poem during the Vietnamese War after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300,000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound.
Lược dịch:
ÔM NỖI GIẬN HỜN
Một Buổi Chiều Về Hòa Bình Và Hàn Gắn Với Thích Nhất Hạnh
Nhà thơ Việt Nam, Thiền Sư Và Một Người Kiến Tạo Hòa Bình
CHO SỰ NỒNG ẤM
Tôi gục mặt vào hai bàn tay
Không, tôi không khóc
Tôi gục mặt vào hai bàn tay
để sưởi ấm nỗi cô đơn
hai bàn tay che chở
hai bàn tay nuôi dưỡng
hai bàn tay ngăn cản
linh hồn tôi không rời bỏ tôi trong cơn giận dữ
Tôi đã viết bài thơ này trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam sau khi được nghe thành phố Bến Tre bị bỏ bom hủy diệt . Thành phố 300,000 ngàn dân đã bị hủy diệt chỉ vì bảy du kích bắn năm ba tràng đạn phòng không một cách không hiệu quả rồi bỏ đi. Lòng đau đớn của tôi thật tột cùng.
Bài thuyết pháp của Nhất Hạnh tối 25.09.2001 tại thánh đường Riverside ở New York cũng lập lại tấu khúc này
Tôi rất giận dữ . Có một lần tôi được biết rằng thành phố Bến Tre ,một thành phố có 300,000 người , đã bị máy bay Mỹ ném bom chỉ vì vài tên du kích đến trong thành phố và cố gắng bắn rơi máy bay Mỹ .Các tên du kích không đạt dược kết quả nào và sau đó chúng bỏ đi mất. Và thành phố đã bị tiêu hủy . Sau đó một viên chức quân sự có trách nhiệm về việc này đã tuyên bố rằng ông ta phải tiêu hủy thành phố Bến Tre để cứu thành phố đó .Tôi rất giận dữ…
Chưa vội đi tìm những chứng tích khác, chỉ ngay trong bài giảng nói trên Nhất Hạnh đã để lòi đuôi là một tên ăn không nói có
- Thứ nhất: Tại sao lại chỉ có bảy du kích bắn không kết quả rồi bỏ đi. Tại sao không là mười tên hay một trung đội, một đại đội. Và từ đâu Nhất Hạnh lại có một con số chính xác bảy tên du kích?
- Thứ hai: Dân số thị xã Bến Tre chưa bao giờ lên tới 300,000. Người viết bài này có một thời gian là Quan Sát Viên Phi Cơ của Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Mỗi buổi sáng xe đưa ra phi trường Bình Đức hoặc sân bay Kiến Hòa, leo lên máy bay L19 rảo vòng vòng trên vùng trách nhiệm, tìm kiếm và phát hiện những điều khác lạ. Xong nhiệm vụ có xe ra sân bay đón về đơn vị, nhưng gần như lần nào cũng ghé lại thị xã Bến Tre hay thị xã Mỹ Tho uống cà phê, ăn trưa. Cả khu vực thị xã Bến Tre không có một hố bom nào trừ khu chợ bị cháy và vách tường còn rất nhiều lổ chổ dấu đạn. Mấy con đường ở thị xã Bến Tre đi riết rồi trở thành quen thuộc, và nhìn theo số nhà trong thị xã thì dân số thị xã Bến Tre không quá 100,000 người. Sau khi đọc bài của Nhất Hạnh, để được chính xác hơn, người viết liền kiểm chứng với một bạn thân là anh Trần Huỳnh Hội từng làm Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Kiến Hòa. Anh Trần Huỳnh Hội xác định cả thị xã Bến Tre chỉ chừng 100,000 người. Những ngày kế tiếp nói chuyện với các anh Trần Huỳnh Châu, bào đệ của anh Trần Huỳnh Hội, cựu Phó Tỉnh Trưởng tỉnh Bến Tre (1969-1973) và anh Trần Ngọc Châu, cựu Tỉnh Trưởng Kiến Hòa (Bến Tre), cựu Dân Biểu, có người em là Trần Ngọc Hiền, cũng đều xác nhận dân số thị xã Bến Tre cũng chỉ vào khỏang đó. Kết quả cuộc kiểm tra dân số của Việt Cộng tính đến ngày 01-4-1999 được Tuần Báo Thời Mới số ra ngày 4-10-2001 tại Virginia đăng lại thì dân số thị xã Bến Tre cũng chỉ có 129,690 người.
Vì sự việc này mà Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại và Hội Đồng Hương Bến Tre tại California đã mở một buổi “Họp Mặt Cho Sự Thật” có sự hiện diện của ông Trần Huỳnh Châu, Phó Tỉnh Trưởng Bến Tre, ông Nguyễn Văn Cất, cựu Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh, ông Bùi Văn Truyền Xã Trưởng xã An Hội (thị xã Bến Tre nằm trên địa phận xã An Hội) Thiếu Tá Đặng Trần Vũ phục vụ tại Bến Tre thập niên 1960, ông Châu Văn Để, đại diện Hội Ái Hữu Bến Tre, ông Nguyễn Đôn, cựu Trưởng Ban Điều Hành Đồn Quân Cảnh Bến Tre, Đại Úy Đoàn Viết Chính thuộc Trung Đoàn 10, có nhiệm vụ bảo vệ thị xã Bến Tre, ông Huỳnh Hữu Thuận Giang Đoàn Trưởng Sông Rạch Bến Tre. Trong buổi “Họp Mặt Cho Sự Thật” với 600 đến 800 đồng hương tham dự có sự hiện diện của Đại Đức Thích Pháp Hiền. Ban Tổ Chức cho biết đã mời Nhất Hạnh nhưng có lẽ vì “bận Phật sự” nên không đến được. (con số sai biệt 200 người là vì các tờ báo tại Cali đưa ra khác nhau, nhưng 600 cũng đã là đông rồi)
Phải viết dài giòng và rõ ràng như thế để biết Nhất Hạnh khoác áo nhà tu mà đã ngoa ngôn vọng ngữ như thế nào. Chúng ta sinh ra tại Việt Nam, lớn lên tại Việt Nam cũng có người không biết Bến Tre nằm ở đâu, dân số bao nhiêu, huống hồ chi người Mỹ hoặc người các nước khác. Con số 300,000 người Nhất Hạnh đưa ra không phải là một con số biểu kiến. Nhất Hạnh điêu ngoa trắng trợn thổi phồng lên con số này là có chủ đích, đưa ra con số này là nhắm vào người Mỹ và người các nước khác. Buổi thuyết pháp Ôm Nỗi Giận Hờn được tổ chức tại nhà thờ Riverside New York là để nói với thế giới chứ đâu phải nói với người Việt Nam. Và như thế một số người đến nghe sẽ tin rằng thành phố Bến Tre 300,000 dân đã bị hủy diệt chỉ vì bảy tên du kích Việt Cộng bắn vu vơ. Hủy diệt thị xã 300,000 dân là một tội ác của Miền Nam và của Mỹ.
Không nói đến chuyện áo gấm về làng, không nói đến chuyện chuông trống phèng la võng lọng kịch cỡm, không nói đến những việc làm thầm kín hoặc những riêng tư bí mật, chỉ một vài chuyện nhỏ nói trên cũng đã thấy Nhất Hạnh là người như thế nào.
Nếu còn một chút liêm sĩ tự trọng thì Nhất Hạnh không nên nhập nhằng như thế. Hãy trả màu áo nâu sồng lại cho nhà Phật rồi muốn ăn gian nói dối, muốn tìm danh tiếng lợi lộc, muốn chống bên này phá bên kia, muốn bợ đỡ Việt Cộng, đó là quyền của Nhất Hạnh không ai thèm lý tới. Còn như Nhất Hạnh vẫn xưng là tu sỹ, thiền sư, khoác áo nhà Phật mà ngoa ngôn vọng ngữ dối trá lường gạt thì thật là đau lòng Đức Phật trên cao và đau lòng cho con Phật.
Rõ ràng không có Bồ Tát Nhất Hạnh như nhà sư Hoằng Trường nói. Chỉ có Bồ Cạp hay Bồ Dao Găm.
Lê Minh Khôi
No comments:
Post a Comment