Trả lời câu hỏi của nhật báo Cali Today:
NÊN HAY KHÔNG NÊN RECALL MADISON NGUYỄN?
Kiêm Ái xin trả lời: Trước hết, xin kính chào quý vị khán thính giả của hệ thống truyền thông Cali Today, kính chào anh Nguyễn Xuân Nam.
Khi đặt vấn đề recall hay không, người ta thường trả lời những câu hỏi:
- Nghị viên Madison Nguyễn đã làm gì mà phải recall?
- Tại sao người Việt lại recall một người Việt đầu tiên tại San Jose vào được Hội Đồng Thành Phố (HĐTP)?
- Nghị viên là ai? Câu trả lời ngắn gọn là người đại diện cho cư dân trong một khu vực, với Madison Nguyễn là khu vực 7. Nói cách khác là người (lắng nghe, tìm hiểu những nguyện vọng, nhu cầu của người dân và tranh đấu, thực hiện, đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu ấy), chứ không phải là người cai trị dân chúng. Nghị viên Madison đã không phân biệt được điều này, hay là bà Madison đã cố tình lợi dụng chức vụ để cai trị dân chứ không là người đại diện cho dân.
Việc đầu tiên để đi đến kết luận Madison Nguyễn cai trị dân là kể từ khi đắc cử, bà đã không sinh hoạt với cử tri (để tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu cũng như nguyện vọng của họ).
- Cho đến khi được thành phố chấp thuận một ngân khoản 2.75 triệu Mỹ kim để lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng (TTSHCĐ), bà ta cũng không thèm cho cộng đồng Việt Nam nói chung và cử tri khu vực 7 nói riêng biết chuyện này. Trái lại: bà ta đã trao trọn dự án này để bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi toàn quyền thực hiện. CĐVN chỉ được biết khi Madison Nguyễn ra thông báo mời đồng bào tham dự buổi tiệc gây quỹ và ra mắt Ban Quản Trị (còn gọi là Ban Đại diện Cộng Đồng) xây dựngTTSHCĐ. Trước sự việc này, (để trả lời và giải thích thắc mắc cho đông đảo Hội đoàn, đồng hương Việt Nam), Ban Đại Diện CĐVN đã mở phiên họp khoáng đại, mời Madison Nguyễn đến họp và giải thích. Khi được hỏi tại sao không cho CĐVN biết, bà ta nói rằng: Vì nếu cho CĐVN biết thì phạm luật (!) còn giao trọn gói để bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi thực hiện dự án với cấp khoản gần 3 triệu mỹ kim thì “Vì năm ngoái khi cháu ra ứng cử, bác sĩ Ngãi đã giúp cháu rất nhiều!”. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi có khả năng xây dựng một TTSHCĐ hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Bác sĩ Ngãi đã đứng ra xây dựng một Vườn Truyền Thống Việt, có trong tay hơn 5 triệu Mỹ kim, nhưng sau một thời gian dài, tiêu mỗi năm 150 ngàn dollars, cho đến hôm nay, cái Vườn Truyèn Thống Việt vẫn chỉ là một đám đất hoang trồng cỏ dại. Nói rằng Madison lấy quyền lợi của cử tri để phục vụ phe đảng của bà ta không oan chút nào. Khi Madison Nguyễn nói trao dự án này cho bác sĩ Ngãi để đền ơn vì đã giúp bà ta trong cuộc tranh cử là bà ta đã khinh miệt cử tri, dù bác sĩ Ngãi có cho bà ta bao nhiêu triệu bạc, đã chạy theo bà 24/24 giờ để giúp đỡ bà ta đi nữa, nếu cử tri không bỏ phiếu cho bà ta thì làm sao đắc cử? Giữa bác sĩ Ngãi và cử tri khu vực 7 nói riêng, Cộng Đồng Việt Nam (CĐVN) nói chung, ai là người đích thực làm ơn cho bà, đưa bà vào chức vụ nghị viên Khu Vực 7? Thế mà bà lấy quyền lợi của cử tri trả ơn cho bác sĩ Ngãi. Một sự bất công mà ai cũng thấy rõ.
Vấn đề “lợi dụng chức vụ để phục vụ bè phái” của Madison Nguyễn còn được lập lại một lần nữa trong vụ Little Saigon. Qua những emails trao đổi giữa bà Madison Nguyễn và văn phòng HĐTP, bà Helen de Runa, chúng ta thấy nghị viên Madison Nguyễn đã âm thầm cùng ông Tăng Thành Lập vạch kế hoạch từ A tới Z, từ kiểu các monuments cho đến các lá phướn, nhất là việc đặt tên cho khu được mệnh danh là “để vinh danh cộng đồng Việt Nam”. Và cũng như lần trước, Madison Nguyễn đã cố tình dấu nhẹm vụ này, không cho cử tri khu vực 7 và CĐVN biết, bằng cớ là Madison Nguyễn đã gởi email hỏi văn phòng thành phố “nếu ông Tăng Thành Lập chịu hầu hết phí tổn thì có cần một buổi hearing không?” Khi được cho biết là PHẢI CÓ HEARING, Madison Nguyễn đã không thông báo cho CĐVN cũng như truyền thông báo chí biết. Buổi hearing đó chỉ có ông Tăng Thành Lập và 2 ủng hộ viên của bà ta. Khi ông Nguyễn Ngọc Tiên hỏi tại sao chọn tên cho khu vực thương mại để vinh danh người Việt mà không hỏi ý kiến người Việt? Madison Nguyễn đã hỏi ngược lại: Tại sao các chú, các bác trong CĐ không đến họp để nêu ý kiến và một khi HĐTP đã quyết định thì không thể sửa chửa được. Nói năng ngang ngược như vậy là tư cách của Madison Nguyễn!
Câu hỏi được đặt ra một lần nữa, có phải Madison Nguyễn đã lợi dụng cộng đồng Việt Nam để phục vụ cho bè đảng của cô ta không? Câu trả lời là CÓ với những bằng chứng cụ thể như trên đã chứng minh.
Nghị viên là người thi hành nguyên vọng của dân chúng, dĩ nhiên là phải những nguyện vọng đó phải chính đáng. Vậy chúng ta xét xem ý muốn đặt tên Little Saigon cho một khu vực để vinh danh người Việt có chính đáng không?
Về mặt tiêu cực, đổi từ tên Vietnam Town (y hệt như tên cơ sở đang xây cất dở dang của Tăng Lập) qua tên Little Saigon có thiệt hại gì cho ai không? Không, nhất là khi 2 tên này còn nằm trên lý thuyết, ngoại trừ làm trái ý của ông Tăng Thành Lập. Về vật chất thì tốn kém tiền bạc, mỹ quan, vệ sinh, an ninh v.v… không có gì đáng nói. Vậy thì một bên là ông Tăng Thành Lập muốn, một bên là 10 ngàn người, hay nói rõ hơn 7 ngàn cử tri khu vực 7 muốn với “giấy chứng nhận, với chữ ký của họ”, một người khách quan, thậm chí một đứa con nít cũng biết là nên chọn tên nào, thế mà Madison không biết, hay không cần biết. Câu hỏi quan trọng được đặt ra là tại sao một vị dân cử lại dứt khoát bỏ cử tri để phục vụ một cá nhân? Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi còn có chút công lao “giúp cháu rất nhiều”, còn ông Tăng Thành Lập có công gì mà Madison Nguyễn bỏ luôn bổn phận đại diện dân, bất chấp cả tương lai tái cử của mình để binh vực cái tên do Tăng Thành Lập đặt?
Về mặt tích cực, ý nghĩa của 2 cái tên có gì khác biệt? Vietnam Town có nghĩa là một thành phố Việt Nam tại Hoa Kỳ, tại San Jose, còn Little Saigon có nghĩa là hình ảnh thủ đô Saigon của VNCH tại Hoa Kỳ. Bất cứ thành phố nào của Việt Nam ở nội địa cũng không còn là của Việt Nam đích thực nữa, mà của người Cộng Sản, dân Việt Nam chỉ là kẻ bị trị, y hệt như Việt Nam bị Pháp cai trị ngày xưa, còn hơn thế nữa. Hai chữ Việt Nam đã bị Cộng Sản lợi dụng, toàn dân Việt Nam đã bị Việt Cộng lợi dụng để ăn nói với quốc tế chứ thực ra “chủ nhân ông” Việt Nam là Cộng Sản. Trong phiên họp khoáng đại của CĐVN tại trường Yerba Buena, giám sát viên (nay là Phó thị trưởng Milpitas), Pete McHugh đã phát biểu: "Không thể lấy tên Khu Thương Mại Việt Nam, vì tên Việt Nam bao gồm cả những người đã đánh chúng ta, những người đã từng xóa tên Saigon”. Người Việt bỏ nước ra đi đã chối bỏ cái chế độ cai trị Việt Nam của Cộng Sản. Do đó, khi nghe Tăng Thành Lập và Madison Nguyễn đạt được “danh hiệu Việt Nam Town” là báo chí Việt Cộng đã ca ngợi.
Little Saigon là hình ảnh thủ đô Saigon của Việt Nam Cộng Hòa thu nhỏ lại, tượng trưng cho chế độ VNCH, là một chế độ tự do dân chủ. Người Pháp thường hay dùng chữ “Ile de France” đặt tên cho những chiếc tàu du lịch, những nhà hàng hay một khu vực nào đó, như gần đây họ đã xây dựng một khu “Ile de France ở Thiểm Tây ben Tàu, trong đó “tất cả đều là Pháp”. Nghị viên Madison hiểu rất rõ Little Saigon tượng trưng cho thủ đô VNCH nên cô đã phát biểu với ký giả Joshua Molina của San Jose Mercury News: Little Saigon có hàm ý chống Cộng! Cũng vì hiểu rõ ý nghĩa này nên bà Madison đã quyết tâm loại nó cho bằng được.
Sau 30.4.1975, Hoa Kỳ nhận cho người Việt Nam định cư trên đất nước họ với danh nghĩa tị nạn Cộng Sản. Hơn 30 năm qua, người Việt tại đây vẫn trung thành với tư cách tị nạn Cộng Sản, không chấp nhận Cộng Sản, vậy thì Madison Nguyễn đại diện cho ai mà tìm trăm phương ngàn kế, kể cả việc vi phạm luật pháp, những trò gian dối, lường gạt để bác bỏ tên Little Saigon hàm ý chống Cộng? Hơn nữa, tên Little Saigon cũng đã được nhiều nơi xử dụng. Gần đây nhất, San Francisco cũng đã được hội đồng thành phố này đặt tên theo nguyện vọng của dân chúng, nhất là người Mỹ gốc Việt.
Tư cách của Madison ra sao?
- Sau nhiều cuộc họp để trao đổi ý kiến giữa Cơ quan Tái Phát triển thành phố (RDA), Madison Nguyễn và Tăng Lập, chiều ngày 4.4.07, bà Helen de Runa thuộc cơ quan RDA gởi cho Madison một email gồm 10 điểm, trong đó đáng chú ý nhất là 2 điẻm:
- Khu vực sẽ được chính thức gọi là: Vietnamtown Business District.
- RDA sẽ cấp 100 ngàn cho dự án này.
Nhưng chỉ 46 phút sau, Madison Nguyễn đã trả lời – cũng bằng email cho bà Helen gồm 4 điểm, trong đó có điểm: “Danh xưng là Vietnam Town Busines District, tách rời 2 chữ Vietnam và chữ Town thì tốt hơn”. Thế mà trong phiên họp với cử tri khu vực 7 ngày 15.8.2007 Madison Nguyễn đã chối, cho rằng khu vực này chưa được đặt tên. Madison đã nói láo không ngượng mồm.
- Cũng trong buổi họp ngày 15.8.07, Madison khẳng định chỉ có ý kiến của cư dân và thương gia ở trên đường Story, giới hạn 1,000 feet về việc đặt tên mới có giá trị. Sau đó, Madison Nguyễn đã đề nghị và Cơ Quan Phát triển thành phố đã mở một cuộc thăm dò cư dân và thương gia “trong 1,000 feet” do Madison giới hạn, kết quả được Cơ Quan Tiá Phát Triển Thành Phố báo cáo trong buổi họp ngày 10.10.2007 như sau:
1. Little Saigon: 37.6%
2. Vietnamese American Business District: 13.7%
3. Không tên: 13.7%
4. Saigon Town: 12.8%
5. Vietnamese Business District: 10.3%
6. New Saigon Business District: 6.8%
7. Saigon Business District: 5.1%
Một người biết tự trọng chắc chắn phải chọn Little Saigon, nhưng Madison Nguyễn đã tìm cách khác để loại tên Little Saigon và dùng cái tên đứng chót là Saigon Business District. Ngày 15.11.2007, thị trưởng Chuck Reed, Phó thị trưởng Dave Cortese, và các Nghị Viên Madison Nguyễn, Sam Riccardo, và Judy Chriro mở cuộc họp báo tại City Hall thông báo: Saigon Business District là một tên đứng chót trong kết quả thăm dò của Cơ Quan Phát Triển Thành Phố, nhưng là một tên thích hợp để tránh gây chia rẻ trong cộng đồng!
Đây là một gáo nước dơ mà Madison Nguyễn tưởng rằng đã tạt vào mặt CĐVN, nhưng nó đã tát ngược trở lại vào mặt Madison và 4 người khác trong cuộc họp báo này. Điều này còn được chứng minh qua lời nói vô liêm sỉ của thị trưởng Chuck Reed: “Nhóm người đòi tên Little Saigon chỉ là một thiểu số to mồm!”
- Sự dàn dựng này dẫn đến kết quả trong phiên họp của thành phố đêm 20.11.2007, với số phiếu 8/3, HĐTP đã chập nhận đặt tên Saigon Business District. Nhưng sau đó, người ta phát giác ra rằng, nghị viên Madison Nguyễn đã vận động ngầm các đồng viện mà điển hình là nghị viên William Forest đã công khai thú nhận trên TV của ông Nguyễn Mạnh. Nghị viên Madison đã vi phạm luật Brown Act.
Phong Trào Cử Tri San Jose đòi dân chủ lập tức tố giác sự việc và kiện thành phố ra tòa án. Cả HĐTP hoảng hốt, luật sư của thành phố tuy phủ nhận sự việc, nhưng lại yêu cầu và được ông Chuck Reed và Madison chấp nhận qua một đề nghị (Memorandum) ngày 11.2.08 xin rút lại quyết định ngày 20.11.2007 bải bỏ cái tên Saigon Business District. Nếu không vi phạm luật Brown Act dễ gì Madison và Chuck Reed buông bỏ cái tên Saigon Business District? Vừa nói láo, vừa lươn lẹo.
- Với sự kiện “gấp rút chạy tội” của Madison Nguyễn và Chuck Reed như vậy, ai cũng đinh ninh là trong phiên họp tới, Little Saigon phải được HĐTP chấp nhận. Nhưng không, trong phiên họp ngày 4.3.2008, khi HĐTP đã nghe xong những lời phát biểu của dân chúng, chỉ còn bỏ phiếu để chọn tên Little Saigon như đề nghị của nghị viên Kansen Chu, thì nghị viên Sam Liccardo đã kêu đích dânh Lê Văn Hướng tức Henry Le lên diễn đàn trình bày Thỉnh nguyện thư mà Lê Văn Hướng cho rằng do 92 thương gia trong khu vực “1 ngàn feet trên đường Story” do ấn định của Madison Nguyễn, yêu cầu HĐTP đừng đặt tên gì cho khu vực này. Thế là Chuck Reed và Mdison căn cứ vào cái văn bản thổ tả này để bác bỏ đề nghị đặt tên Little Saigon do nghị viên Kansen Chu đề nghị. Nhưng, Lê Văn Hướng đã giả mạo chữ ký của các thương gia trong vùng. Lê Văn Hướng cho biết khi đi thu thập chữ ký này họ đã nói cho Madison biết. Đây là một âm mưu bỉ ổi nhất của Madison. Nó làm cho CĐVN xấu hỗ với các sắc dân khác vì đã có một đại diện vô liêm sỉ như Madison.
Sau khi đã dùng hết các thủ doạn cũng như quyền lực, vẫn không vùi dập được CĐVN, vẫn bị buộc phải tổ chức cuộc bầu cử bãi nhiệm Madison, thị trưởng Chuck Reed và Madison lại dở trò khác: đề nghị HĐTP cho tất cả cử tri bầu bằng thư. Đề nghị này đã được bà Lee Price, lục sự của thành phố tthông báo cho anh Lê Lộc, Chủ tịch Ủy Ban Bãi Nhiệm Madison Nguyẽn và chính bà ngày, ngày 19.12.08 đã lên TV của ông Nguyễn Mạnh xác nhận vấn đề này do Chuck Reed và Madison đề nghị! Vừa bị phản đối, vừa thấy đây là một “sáng kiến” quái đản, nên sáng sớm ngày 20.12.08 cả 2 anh chị đã lên đài Quê Hương chối bay chối biến, cho đó chỉ là tin đồn. Chuyện khó tin nhưng có thật.
Trong một cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Mạnh trên TV Việt Nam, ông Hoàng Thế Dân đã cho rằng thị trưởng Chuck Reed và HĐTP sẽ vùi dập cuộc bãi nhiệm Madison Nguyễn, vì họ phải “ôm nhau mà sống”, họ sẽ dùng quyền lực để thực hiện mục đích. Đúng như vậy, Madison Nguyễn và Chuck Reed đã dùng những thủ đoạn bỉ ổi, dùng quyền lục trong tay, nay ra memorandum này, mai đưa memorandum khác, mốt ra memorandum khác nữa, cái sau phủ nhận cái trước, và đẻ ra âm mưu mới, nhưng rốt cuộc Chuck Reed phải chào thua trước chính nghĩa đấu tranh vì tự do dân chủ của CĐVN, do đó, ngày 15.2.09 vừa qua, Chuck Reed phải vứt bỏ quyền lực, đội mưa xuống đường đi từng nhà năn nỉ cử tri xin cho Madison được ngồi lại ghế nghị viên. Nhìn cảnh ông Chuck Reed và Madison chầu chực trước những cánh cửa không mở, nghe âm thanh chó sửa thay câu trả lời để cuối cùng cả 2 anh chị phải rút lui, dân chúng San Jose lấy làm tủi nhục cho ông thị trưởng của mình. Cái quyền lực của Chuck Reed bây giờ là quyèn lực đi xin. Bất cố liêm sỉ, bất chấp luật pháp, bất chấp hy vọng được tái đắc cử nhiệm kỳ tới để binh vực Madison, dùng quyền lực vùi dập không được nay phải xuống đường đi xin. Thật là:
“Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường” (Kiều)
Với con mắt của cử tri bất cứ sắc tộc nào, một thị trưởng quá tận tình với một người đàn bà như vậy, ai cũng cho là kỳ cục, là một hiện tượng bất thường. Trong tương lai, khó có ông thị trưởng nào theo đòi cái “nghiệp” này.
Đến đây thì câu hỏi của nhật báo Cali Today đã được trả lời: Vì Madison Nguyễn lợi dụng chức vụ nghị viên của mình để phục vụ bè đảng của bà ta, do đó:
RECALL MADISON NGUYỄN LÀ MỘT VIỆC NÊN LÀM, VÀ PHẢI LÀM.
Câu hỏi thứ 2 của Cali Today:
Vụ bãi nhiệm tốt hay xấu đối với CĐVN?
Trước mắt, bãi nhiệm Madison Nguyễn là một việc phải làm.
Những người binh vực cho Madison lập luận rằng bãi nhiệm Madison thì những người trẻ sẽ “không dám ra ứng cử”, tốn tiền của thành phố, sẽ bị các sắc dân khác coi thường chúng ta, chia rẽ cộng đồng, v.v… Đó là những điểm mà phe của Madison cho là “Xấu”. Đã có Tổng Thống bị ám sát, đã có thống đốc, nghị sĩ, dân biểu, nghị viên bị bãi nhiệm, nhưng người ta vẫn ra ứng cử. Người trẻ Việt Nam chắc cũng không ngoại lệ, Nhưng qua cuộc bãi nhiệm Madison Nguyễn, những người trẻ Việt Nam sau này có một bài học giá trị rất cao: nhận định đúng vai trò của một dân cử, vì quyền lợi của đa số cử tri, không phục vụ bè phái, cá nhân. Các sắc dân khác có coi thường chúng ta thật, nhưng họ coi thường chúng ta vì hành vi và tư cách của Madison Nguyễn và nếu chúng ta toa rập với bà nghị viên bất xứng này thì không những bị họ coi thường mà còn khinh bỉ chúng ta nữa. Trái lại, khi chúng ta đứng lên loại trừ Madison cũng đồng nghĩa với dứt bỏ những trò phản dân chủ cho thành phố, hôm nay cũng như về lâu về dài là một việc làm đáng ca ngợi, là đóng góp vào công cuộc bảo vệ và phát huy nền dân chủ HK ngày một tốt đẹp hơn, các sắc dân khác chắc chắn phải nhận ra điều đó. Vấn đề “làm tan nát cộng đồng” chỉ là sự vu khống. Đêm 20.11.2007, cả ngàn người đã rơi nước mắt tủi hận và thề siết chặt tay nhau đấu tranh cho dân chủ, cho Little Saigon. Các đoàn thể trước đây không hợp tác với nhau, nay đã kết hợp, đoàn kết. Trên dưới 10 chương trình phát thanh thuê mướn đài Quê Hương đã rút lui để hợp tác với CĐVN, chỉ vì đài Quê Hương ủng hộ Madison.
Như trên đã nói, loại một nghị viên bất xứng, nói láo không ngượng miệng, dùng thủ đoạn bỉ ổi dù người đó thuộc sắc dân nào cũng là việc tốt phải làm, nhất là trong cuộc bãi nhiệm này, Chuck Reed đã dùng quyền lực vùi dập cộng đồng Việt Nam qua thủ đoạn đưa tên Lê Văn Hướng với 92 chữ ký giả mạo để đàn áp người Việt, vi phạm luật Brown Act, đề nghị bầu cử bằng thư cho toàn thể cử tri khu vực 7 để có dịp gian lận, v.v… Nếu chúng ta loại được Madison Nguyễn là làm trong sạch guồng máy HĐTP hôm nay và ngày mai.
- Theo lời bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi thì Madison vừa mới tuyên thệ xong, chưa tổ chức được văn phòng đã ký cho Vườn Truyèn Thống Việt của ông ta nử triệu Mỹ kim, không do dự. Sau đó còn vận động thành phố cho thêm tiền, tổng cọng lên tới 1.8 triệu Mỹ kim nhưng cho đến nay thì cái Vườn này vẫn không có gì lạ. Madison đã đề nghị cho một đội banh tư nhân một triệu rưỡi Mỹ kim, nhưng HĐTP chỉ chấp thuận 8 trăm ngàn. Chưa kể trong cuộc tranh cử lần 2, Madison không có đối thủ, nhưng vẫn quyên được 62 ngàn Mỹ kim. Madison Nguyễn đã dùng phần lớn số tiền này để vào các cửa hàng, make up. Điều khôi hài là trong bảng chi tiêu ghi trả cho một “thông dịch viên” trong khi ông này khi ra làm chứng một vụ kiện lại phải nhờ đến thông dịch viên! Vì cố gắng loại cho bằng được tên Little Saigon, Madison và Chuck Reed đã tốn biết bao nhiêu tiền cho các cuộc bầu cử bãi nhiệm, các buổi họp, họp báo, v.v… chứng tỏ 2 anh chị này xài tiền thuế của dân vô tội vạ.
Có thể kết luận mặt xấu duy nhất là cuộc bãi nhiệm làm cho cộng đồng Việt Nam tốn nhiều tiền bạc, công sức, mồ hôi nước mắt và chút nữa thì tính mạng Lý Tống phải hy sinh. Nhưng bù lại, chúng ta đã mang lại cho cộng đồng VN nói riêng và thành phố nói chung những lợi ích đáng kể.
Câu hỏi thứ 2:
CHỈ ĐỊNH HAY TỔ CHỨC BẦU CỬ?
Kiêm Ái xin trả lời: Chỉ định hay tổ chức bầu cử, ông Chuck Reed cũng đều nhắm vào mục đích có lợi cho Madison mà hành động. Khi buộc phải tổ chức bầu cử bãi nhiệm Madison Nguyễn, ông Chuck Reed đã không tổ chức cùng một lúc chọn người thay thế. Kế hoạch này tiết kiệm được ngân sách, nhưng ông Chuck Reed sợ cử tri chọn ứng cử viên mới sẽ loại Madison một cách dễ dàng. Khi thấy nguy cơ Madison Nguyễn không thể qua khỏi ải bị bãi nhiệm, Chuck Reed đã thăm dò việc chỉ định người thay thế. Có lẽ việc làm này bị Madison Nguyễn “nhéo” nên ông ta bỏ ý định đó, dù có sự cấm đoán người được chỉ định không ra ứng cử lần tới. Bây giờ thì ông ta cương quyết tổ chức bầu cử sau khi Madison bị bãi nhiệm, tốn khoảng 1 triệu mỹ kim. Ai cũng biết kế hoạch này tạo cơ hội cho Madison ứng cử lần nữa, và nhằm vận động ảnh hưởng có lợi lớn lao cho Madison trong cuộc bầu cử Recall ngày 3/3 sắp tới, với hy vọng cử tri sẽ bỏ phiếu No vì sợ tốn thêm tiền, tốn công tổ chức bầu cử. Đã bao lần Chuck Reed vì binh vực Madison đã muối mặt làm nhiều điều mà một ông thị trưởng không thể hành động như vậy. Nhưng cũng bấy nhiêu lần ông thất bại, vì loại Madison Nguyễn là ưu tiên một của cử tri khu vực 7 và cũng của dân chúng San Jose. Do đó, NÊN CHỈ ĐỊNH NGƯỜI THAY THẾ hơn là tổ chức bầu cử. Đã tiết kiệm được ngân quỹ mà còn tránh cho dân chúng – không phải oán trach CĐVN mà oán trách ông Chuck Reed chỉ biết chạy theo “lợi nhuận” của Madison mà bất chấp sự “thiệt hại” cho thành phố.
Kiêm Ái xin kính chào quý khán thính giả và kính chào anh Nguyễn Xuân Nam.
Kiêm Ái
NÊN HAY KHÔNG NÊN RECALL MADISON NGUYỄN?
Kiêm Ái xin trả lời: Trước hết, xin kính chào quý vị khán thính giả của hệ thống truyền thông Cali Today, kính chào anh Nguyễn Xuân Nam.
Khi đặt vấn đề recall hay không, người ta thường trả lời những câu hỏi:
- Nghị viên Madison Nguyễn đã làm gì mà phải recall?
- Tại sao người Việt lại recall một người Việt đầu tiên tại San Jose vào được Hội Đồng Thành Phố (HĐTP)?
- Nghị viên là ai? Câu trả lời ngắn gọn là người đại diện cho cư dân trong một khu vực, với Madison Nguyễn là khu vực 7. Nói cách khác là người (lắng nghe, tìm hiểu những nguyện vọng, nhu cầu của người dân và tranh đấu, thực hiện, đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu ấy), chứ không phải là người cai trị dân chúng. Nghị viên Madison đã không phân biệt được điều này, hay là bà Madison đã cố tình lợi dụng chức vụ để cai trị dân chứ không là người đại diện cho dân.
Việc đầu tiên để đi đến kết luận Madison Nguyễn cai trị dân là kể từ khi đắc cử, bà đã không sinh hoạt với cử tri (để tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu cũng như nguyện vọng của họ).
- Cho đến khi được thành phố chấp thuận một ngân khoản 2.75 triệu Mỹ kim để lập một Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng (TTSHCĐ), bà ta cũng không thèm cho cộng đồng Việt Nam nói chung và cử tri khu vực 7 nói riêng biết chuyện này. Trái lại: bà ta đã trao trọn dự án này để bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi toàn quyền thực hiện. CĐVN chỉ được biết khi Madison Nguyễn ra thông báo mời đồng bào tham dự buổi tiệc gây quỹ và ra mắt Ban Quản Trị (còn gọi là Ban Đại diện Cộng Đồng) xây dựngTTSHCĐ. Trước sự việc này, (để trả lời và giải thích thắc mắc cho đông đảo Hội đoàn, đồng hương Việt Nam), Ban Đại Diện CĐVN đã mở phiên họp khoáng đại, mời Madison Nguyễn đến họp và giải thích. Khi được hỏi tại sao không cho CĐVN biết, bà ta nói rằng: Vì nếu cho CĐVN biết thì phạm luật (!) còn giao trọn gói để bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi thực hiện dự án với cấp khoản gần 3 triệu mỹ kim thì “Vì năm ngoái khi cháu ra ứng cử, bác sĩ Ngãi đã giúp cháu rất nhiều!”. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi có khả năng xây dựng một TTSHCĐ hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Bác sĩ Ngãi đã đứng ra xây dựng một Vườn Truyền Thống Việt, có trong tay hơn 5 triệu Mỹ kim, nhưng sau một thời gian dài, tiêu mỗi năm 150 ngàn dollars, cho đến hôm nay, cái Vườn Truyèn Thống Việt vẫn chỉ là một đám đất hoang trồng cỏ dại. Nói rằng Madison lấy quyền lợi của cử tri để phục vụ phe đảng của bà ta không oan chút nào. Khi Madison Nguyễn nói trao dự án này cho bác sĩ Ngãi để đền ơn vì đã giúp bà ta trong cuộc tranh cử là bà ta đã khinh miệt cử tri, dù bác sĩ Ngãi có cho bà ta bao nhiêu triệu bạc, đã chạy theo bà 24/24 giờ để giúp đỡ bà ta đi nữa, nếu cử tri không bỏ phiếu cho bà ta thì làm sao đắc cử? Giữa bác sĩ Ngãi và cử tri khu vực 7 nói riêng, Cộng Đồng Việt Nam (CĐVN) nói chung, ai là người đích thực làm ơn cho bà, đưa bà vào chức vụ nghị viên Khu Vực 7? Thế mà bà lấy quyền lợi của cử tri trả ơn cho bác sĩ Ngãi. Một sự bất công mà ai cũng thấy rõ.
Vấn đề “lợi dụng chức vụ để phục vụ bè phái” của Madison Nguyễn còn được lập lại một lần nữa trong vụ Little Saigon. Qua những emails trao đổi giữa bà Madison Nguyễn và văn phòng HĐTP, bà Helen de Runa, chúng ta thấy nghị viên Madison Nguyễn đã âm thầm cùng ông Tăng Thành Lập vạch kế hoạch từ A tới Z, từ kiểu các monuments cho đến các lá phướn, nhất là việc đặt tên cho khu được mệnh danh là “để vinh danh cộng đồng Việt Nam”. Và cũng như lần trước, Madison Nguyễn đã cố tình dấu nhẹm vụ này, không cho cử tri khu vực 7 và CĐVN biết, bằng cớ là Madison Nguyễn đã gởi email hỏi văn phòng thành phố “nếu ông Tăng Thành Lập chịu hầu hết phí tổn thì có cần một buổi hearing không?” Khi được cho biết là PHẢI CÓ HEARING, Madison Nguyễn đã không thông báo cho CĐVN cũng như truyền thông báo chí biết. Buổi hearing đó chỉ có ông Tăng Thành Lập và 2 ủng hộ viên của bà ta. Khi ông Nguyễn Ngọc Tiên hỏi tại sao chọn tên cho khu vực thương mại để vinh danh người Việt mà không hỏi ý kiến người Việt? Madison Nguyễn đã hỏi ngược lại: Tại sao các chú, các bác trong CĐ không đến họp để nêu ý kiến và một khi HĐTP đã quyết định thì không thể sửa chửa được. Nói năng ngang ngược như vậy là tư cách của Madison Nguyễn!
Câu hỏi được đặt ra một lần nữa, có phải Madison Nguyễn đã lợi dụng cộng đồng Việt Nam để phục vụ cho bè đảng của cô ta không? Câu trả lời là CÓ với những bằng chứng cụ thể như trên đã chứng minh.
Nghị viên là người thi hành nguyên vọng của dân chúng, dĩ nhiên là phải những nguyện vọng đó phải chính đáng. Vậy chúng ta xét xem ý muốn đặt tên Little Saigon cho một khu vực để vinh danh người Việt có chính đáng không?
Về mặt tiêu cực, đổi từ tên Vietnam Town (y hệt như tên cơ sở đang xây cất dở dang của Tăng Lập) qua tên Little Saigon có thiệt hại gì cho ai không? Không, nhất là khi 2 tên này còn nằm trên lý thuyết, ngoại trừ làm trái ý của ông Tăng Thành Lập. Về vật chất thì tốn kém tiền bạc, mỹ quan, vệ sinh, an ninh v.v… không có gì đáng nói. Vậy thì một bên là ông Tăng Thành Lập muốn, một bên là 10 ngàn người, hay nói rõ hơn 7 ngàn cử tri khu vực 7 muốn với “giấy chứng nhận, với chữ ký của họ”, một người khách quan, thậm chí một đứa con nít cũng biết là nên chọn tên nào, thế mà Madison không biết, hay không cần biết. Câu hỏi quan trọng được đặt ra là tại sao một vị dân cử lại dứt khoát bỏ cử tri để phục vụ một cá nhân? Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi còn có chút công lao “giúp cháu rất nhiều”, còn ông Tăng Thành Lập có công gì mà Madison Nguyễn bỏ luôn bổn phận đại diện dân, bất chấp cả tương lai tái cử của mình để binh vực cái tên do Tăng Thành Lập đặt?
Về mặt tích cực, ý nghĩa của 2 cái tên có gì khác biệt? Vietnam Town có nghĩa là một thành phố Việt Nam tại Hoa Kỳ, tại San Jose, còn Little Saigon có nghĩa là hình ảnh thủ đô Saigon của VNCH tại Hoa Kỳ. Bất cứ thành phố nào của Việt Nam ở nội địa cũng không còn là của Việt Nam đích thực nữa, mà của người Cộng Sản, dân Việt Nam chỉ là kẻ bị trị, y hệt như Việt Nam bị Pháp cai trị ngày xưa, còn hơn thế nữa. Hai chữ Việt Nam đã bị Cộng Sản lợi dụng, toàn dân Việt Nam đã bị Việt Cộng lợi dụng để ăn nói với quốc tế chứ thực ra “chủ nhân ông” Việt Nam là Cộng Sản. Trong phiên họp khoáng đại của CĐVN tại trường Yerba Buena, giám sát viên (nay là Phó thị trưởng Milpitas), Pete McHugh đã phát biểu: "Không thể lấy tên Khu Thương Mại Việt Nam, vì tên Việt Nam bao gồm cả những người đã đánh chúng ta, những người đã từng xóa tên Saigon”. Người Việt bỏ nước ra đi đã chối bỏ cái chế độ cai trị Việt Nam của Cộng Sản. Do đó, khi nghe Tăng Thành Lập và Madison Nguyễn đạt được “danh hiệu Việt Nam Town” là báo chí Việt Cộng đã ca ngợi.
Little Saigon là hình ảnh thủ đô Saigon của Việt Nam Cộng Hòa thu nhỏ lại, tượng trưng cho chế độ VNCH, là một chế độ tự do dân chủ. Người Pháp thường hay dùng chữ “Ile de France” đặt tên cho những chiếc tàu du lịch, những nhà hàng hay một khu vực nào đó, như gần đây họ đã xây dựng một khu “Ile de France ở Thiểm Tây ben Tàu, trong đó “tất cả đều là Pháp”. Nghị viên Madison hiểu rất rõ Little Saigon tượng trưng cho thủ đô VNCH nên cô đã phát biểu với ký giả Joshua Molina của San Jose Mercury News: Little Saigon có hàm ý chống Cộng! Cũng vì hiểu rõ ý nghĩa này nên bà Madison đã quyết tâm loại nó cho bằng được.
Sau 30.4.1975, Hoa Kỳ nhận cho người Việt Nam định cư trên đất nước họ với danh nghĩa tị nạn Cộng Sản. Hơn 30 năm qua, người Việt tại đây vẫn trung thành với tư cách tị nạn Cộng Sản, không chấp nhận Cộng Sản, vậy thì Madison Nguyễn đại diện cho ai mà tìm trăm phương ngàn kế, kể cả việc vi phạm luật pháp, những trò gian dối, lường gạt để bác bỏ tên Little Saigon hàm ý chống Cộng? Hơn nữa, tên Little Saigon cũng đã được nhiều nơi xử dụng. Gần đây nhất, San Francisco cũng đã được hội đồng thành phố này đặt tên theo nguyện vọng của dân chúng, nhất là người Mỹ gốc Việt.
Tư cách của Madison ra sao?
- Sau nhiều cuộc họp để trao đổi ý kiến giữa Cơ quan Tái Phát triển thành phố (RDA), Madison Nguyễn và Tăng Lập, chiều ngày 4.4.07, bà Helen de Runa thuộc cơ quan RDA gởi cho Madison một email gồm 10 điểm, trong đó đáng chú ý nhất là 2 điẻm:
- Khu vực sẽ được chính thức gọi là: Vietnamtown Business District.
- RDA sẽ cấp 100 ngàn cho dự án này.
Nhưng chỉ 46 phút sau, Madison Nguyễn đã trả lời – cũng bằng email cho bà Helen gồm 4 điểm, trong đó có điểm: “Danh xưng là Vietnam Town Busines District, tách rời 2 chữ Vietnam và chữ Town thì tốt hơn”. Thế mà trong phiên họp với cử tri khu vực 7 ngày 15.8.2007 Madison Nguyễn đã chối, cho rằng khu vực này chưa được đặt tên. Madison đã nói láo không ngượng mồm.
- Cũng trong buổi họp ngày 15.8.07, Madison khẳng định chỉ có ý kiến của cư dân và thương gia ở trên đường Story, giới hạn 1,000 feet về việc đặt tên mới có giá trị. Sau đó, Madison Nguyễn đã đề nghị và Cơ Quan Phát triển thành phố đã mở một cuộc thăm dò cư dân và thương gia “trong 1,000 feet” do Madison giới hạn, kết quả được Cơ Quan Tiá Phát Triển Thành Phố báo cáo trong buổi họp ngày 10.10.2007 như sau:
1. Little Saigon: 37.6%
2. Vietnamese American Business District: 13.7%
3. Không tên: 13.7%
4. Saigon Town: 12.8%
5. Vietnamese Business District: 10.3%
6. New Saigon Business District: 6.8%
7. Saigon Business District: 5.1%
Một người biết tự trọng chắc chắn phải chọn Little Saigon, nhưng Madison Nguyễn đã tìm cách khác để loại tên Little Saigon và dùng cái tên đứng chót là Saigon Business District. Ngày 15.11.2007, thị trưởng Chuck Reed, Phó thị trưởng Dave Cortese, và các Nghị Viên Madison Nguyễn, Sam Riccardo, và Judy Chriro mở cuộc họp báo tại City Hall thông báo: Saigon Business District là một tên đứng chót trong kết quả thăm dò của Cơ Quan Phát Triển Thành Phố, nhưng là một tên thích hợp để tránh gây chia rẻ trong cộng đồng!
Đây là một gáo nước dơ mà Madison Nguyễn tưởng rằng đã tạt vào mặt CĐVN, nhưng nó đã tát ngược trở lại vào mặt Madison và 4 người khác trong cuộc họp báo này. Điều này còn được chứng minh qua lời nói vô liêm sỉ của thị trưởng Chuck Reed: “Nhóm người đòi tên Little Saigon chỉ là một thiểu số to mồm!”
- Sự dàn dựng này dẫn đến kết quả trong phiên họp của thành phố đêm 20.11.2007, với số phiếu 8/3, HĐTP đã chập nhận đặt tên Saigon Business District. Nhưng sau đó, người ta phát giác ra rằng, nghị viên Madison Nguyễn đã vận động ngầm các đồng viện mà điển hình là nghị viên William Forest đã công khai thú nhận trên TV của ông Nguyễn Mạnh. Nghị viên Madison đã vi phạm luật Brown Act.
Phong Trào Cử Tri San Jose đòi dân chủ lập tức tố giác sự việc và kiện thành phố ra tòa án. Cả HĐTP hoảng hốt, luật sư của thành phố tuy phủ nhận sự việc, nhưng lại yêu cầu và được ông Chuck Reed và Madison chấp nhận qua một đề nghị (Memorandum) ngày 11.2.08 xin rút lại quyết định ngày 20.11.2007 bải bỏ cái tên Saigon Business District. Nếu không vi phạm luật Brown Act dễ gì Madison và Chuck Reed buông bỏ cái tên Saigon Business District? Vừa nói láo, vừa lươn lẹo.
- Với sự kiện “gấp rút chạy tội” của Madison Nguyễn và Chuck Reed như vậy, ai cũng đinh ninh là trong phiên họp tới, Little Saigon phải được HĐTP chấp nhận. Nhưng không, trong phiên họp ngày 4.3.2008, khi HĐTP đã nghe xong những lời phát biểu của dân chúng, chỉ còn bỏ phiếu để chọn tên Little Saigon như đề nghị của nghị viên Kansen Chu, thì nghị viên Sam Liccardo đã kêu đích dânh Lê Văn Hướng tức Henry Le lên diễn đàn trình bày Thỉnh nguyện thư mà Lê Văn Hướng cho rằng do 92 thương gia trong khu vực “1 ngàn feet trên đường Story” do ấn định của Madison Nguyễn, yêu cầu HĐTP đừng đặt tên gì cho khu vực này. Thế là Chuck Reed và Mdison căn cứ vào cái văn bản thổ tả này để bác bỏ đề nghị đặt tên Little Saigon do nghị viên Kansen Chu đề nghị. Nhưng, Lê Văn Hướng đã giả mạo chữ ký của các thương gia trong vùng. Lê Văn Hướng cho biết khi đi thu thập chữ ký này họ đã nói cho Madison biết. Đây là một âm mưu bỉ ổi nhất của Madison. Nó làm cho CĐVN xấu hỗ với các sắc dân khác vì đã có một đại diện vô liêm sỉ như Madison.
Sau khi đã dùng hết các thủ doạn cũng như quyền lực, vẫn không vùi dập được CĐVN, vẫn bị buộc phải tổ chức cuộc bầu cử bãi nhiệm Madison, thị trưởng Chuck Reed và Madison lại dở trò khác: đề nghị HĐTP cho tất cả cử tri bầu bằng thư. Đề nghị này đã được bà Lee Price, lục sự của thành phố tthông báo cho anh Lê Lộc, Chủ tịch Ủy Ban Bãi Nhiệm Madison Nguyẽn và chính bà ngày, ngày 19.12.08 đã lên TV của ông Nguyễn Mạnh xác nhận vấn đề này do Chuck Reed và Madison đề nghị! Vừa bị phản đối, vừa thấy đây là một “sáng kiến” quái đản, nên sáng sớm ngày 20.12.08 cả 2 anh chị đã lên đài Quê Hương chối bay chối biến, cho đó chỉ là tin đồn. Chuyện khó tin nhưng có thật.
Trong một cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Mạnh trên TV Việt Nam, ông Hoàng Thế Dân đã cho rằng thị trưởng Chuck Reed và HĐTP sẽ vùi dập cuộc bãi nhiệm Madison Nguyễn, vì họ phải “ôm nhau mà sống”, họ sẽ dùng quyền lực để thực hiện mục đích. Đúng như vậy, Madison Nguyễn và Chuck Reed đã dùng những thủ đoạn bỉ ổi, dùng quyền lục trong tay, nay ra memorandum này, mai đưa memorandum khác, mốt ra memorandum khác nữa, cái sau phủ nhận cái trước, và đẻ ra âm mưu mới, nhưng rốt cuộc Chuck Reed phải chào thua trước chính nghĩa đấu tranh vì tự do dân chủ của CĐVN, do đó, ngày 15.2.09 vừa qua, Chuck Reed phải vứt bỏ quyền lực, đội mưa xuống đường đi từng nhà năn nỉ cử tri xin cho Madison được ngồi lại ghế nghị viên. Nhìn cảnh ông Chuck Reed và Madison chầu chực trước những cánh cửa không mở, nghe âm thanh chó sửa thay câu trả lời để cuối cùng cả 2 anh chị phải rút lui, dân chúng San Jose lấy làm tủi nhục cho ông thị trưởng của mình. Cái quyền lực của Chuck Reed bây giờ là quyèn lực đi xin. Bất cố liêm sỉ, bất chấp luật pháp, bất chấp hy vọng được tái đắc cử nhiệm kỳ tới để binh vực Madison, dùng quyền lực vùi dập không được nay phải xuống đường đi xin. Thật là:
“Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường” (Kiều)
Với con mắt của cử tri bất cứ sắc tộc nào, một thị trưởng quá tận tình với một người đàn bà như vậy, ai cũng cho là kỳ cục, là một hiện tượng bất thường. Trong tương lai, khó có ông thị trưởng nào theo đòi cái “nghiệp” này.
Đến đây thì câu hỏi của nhật báo Cali Today đã được trả lời: Vì Madison Nguyễn lợi dụng chức vụ nghị viên của mình để phục vụ bè đảng của bà ta, do đó:
RECALL MADISON NGUYỄN LÀ MỘT VIỆC NÊN LÀM, VÀ PHẢI LÀM.
Câu hỏi thứ 2 của Cali Today:
Vụ bãi nhiệm tốt hay xấu đối với CĐVN?
Trước mắt, bãi nhiệm Madison Nguyễn là một việc phải làm.
Những người binh vực cho Madison lập luận rằng bãi nhiệm Madison thì những người trẻ sẽ “không dám ra ứng cử”, tốn tiền của thành phố, sẽ bị các sắc dân khác coi thường chúng ta, chia rẽ cộng đồng, v.v… Đó là những điểm mà phe của Madison cho là “Xấu”. Đã có Tổng Thống bị ám sát, đã có thống đốc, nghị sĩ, dân biểu, nghị viên bị bãi nhiệm, nhưng người ta vẫn ra ứng cử. Người trẻ Việt Nam chắc cũng không ngoại lệ, Nhưng qua cuộc bãi nhiệm Madison Nguyễn, những người trẻ Việt Nam sau này có một bài học giá trị rất cao: nhận định đúng vai trò của một dân cử, vì quyền lợi của đa số cử tri, không phục vụ bè phái, cá nhân. Các sắc dân khác có coi thường chúng ta thật, nhưng họ coi thường chúng ta vì hành vi và tư cách của Madison Nguyễn và nếu chúng ta toa rập với bà nghị viên bất xứng này thì không những bị họ coi thường mà còn khinh bỉ chúng ta nữa. Trái lại, khi chúng ta đứng lên loại trừ Madison cũng đồng nghĩa với dứt bỏ những trò phản dân chủ cho thành phố, hôm nay cũng như về lâu về dài là một việc làm đáng ca ngợi, là đóng góp vào công cuộc bảo vệ và phát huy nền dân chủ HK ngày một tốt đẹp hơn, các sắc dân khác chắc chắn phải nhận ra điều đó. Vấn đề “làm tan nát cộng đồng” chỉ là sự vu khống. Đêm 20.11.2007, cả ngàn người đã rơi nước mắt tủi hận và thề siết chặt tay nhau đấu tranh cho dân chủ, cho Little Saigon. Các đoàn thể trước đây không hợp tác với nhau, nay đã kết hợp, đoàn kết. Trên dưới 10 chương trình phát thanh thuê mướn đài Quê Hương đã rút lui để hợp tác với CĐVN, chỉ vì đài Quê Hương ủng hộ Madison.
Như trên đã nói, loại một nghị viên bất xứng, nói láo không ngượng miệng, dùng thủ đoạn bỉ ổi dù người đó thuộc sắc dân nào cũng là việc tốt phải làm, nhất là trong cuộc bãi nhiệm này, Chuck Reed đã dùng quyền lực vùi dập cộng đồng Việt Nam qua thủ đoạn đưa tên Lê Văn Hướng với 92 chữ ký giả mạo để đàn áp người Việt, vi phạm luật Brown Act, đề nghị bầu cử bằng thư cho toàn thể cử tri khu vực 7 để có dịp gian lận, v.v… Nếu chúng ta loại được Madison Nguyễn là làm trong sạch guồng máy HĐTP hôm nay và ngày mai.
- Theo lời bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi thì Madison vừa mới tuyên thệ xong, chưa tổ chức được văn phòng đã ký cho Vườn Truyèn Thống Việt của ông ta nử triệu Mỹ kim, không do dự. Sau đó còn vận động thành phố cho thêm tiền, tổng cọng lên tới 1.8 triệu Mỹ kim nhưng cho đến nay thì cái Vườn này vẫn không có gì lạ. Madison đã đề nghị cho một đội banh tư nhân một triệu rưỡi Mỹ kim, nhưng HĐTP chỉ chấp thuận 8 trăm ngàn. Chưa kể trong cuộc tranh cử lần 2, Madison không có đối thủ, nhưng vẫn quyên được 62 ngàn Mỹ kim. Madison Nguyễn đã dùng phần lớn số tiền này để vào các cửa hàng, make up. Điều khôi hài là trong bảng chi tiêu ghi trả cho một “thông dịch viên” trong khi ông này khi ra làm chứng một vụ kiện lại phải nhờ đến thông dịch viên! Vì cố gắng loại cho bằng được tên Little Saigon, Madison và Chuck Reed đã tốn biết bao nhiêu tiền cho các cuộc bầu cử bãi nhiệm, các buổi họp, họp báo, v.v… chứng tỏ 2 anh chị này xài tiền thuế của dân vô tội vạ.
Có thể kết luận mặt xấu duy nhất là cuộc bãi nhiệm làm cho cộng đồng Việt Nam tốn nhiều tiền bạc, công sức, mồ hôi nước mắt và chút nữa thì tính mạng Lý Tống phải hy sinh. Nhưng bù lại, chúng ta đã mang lại cho cộng đồng VN nói riêng và thành phố nói chung những lợi ích đáng kể.
Câu hỏi thứ 2:
CHỈ ĐỊNH HAY TỔ CHỨC BẦU CỬ?
Kiêm Ái xin trả lời: Chỉ định hay tổ chức bầu cử, ông Chuck Reed cũng đều nhắm vào mục đích có lợi cho Madison mà hành động. Khi buộc phải tổ chức bầu cử bãi nhiệm Madison Nguyễn, ông Chuck Reed đã không tổ chức cùng một lúc chọn người thay thế. Kế hoạch này tiết kiệm được ngân sách, nhưng ông Chuck Reed sợ cử tri chọn ứng cử viên mới sẽ loại Madison một cách dễ dàng. Khi thấy nguy cơ Madison Nguyễn không thể qua khỏi ải bị bãi nhiệm, Chuck Reed đã thăm dò việc chỉ định người thay thế. Có lẽ việc làm này bị Madison Nguyễn “nhéo” nên ông ta bỏ ý định đó, dù có sự cấm đoán người được chỉ định không ra ứng cử lần tới. Bây giờ thì ông ta cương quyết tổ chức bầu cử sau khi Madison bị bãi nhiệm, tốn khoảng 1 triệu mỹ kim. Ai cũng biết kế hoạch này tạo cơ hội cho Madison ứng cử lần nữa, và nhằm vận động ảnh hưởng có lợi lớn lao cho Madison trong cuộc bầu cử Recall ngày 3/3 sắp tới, với hy vọng cử tri sẽ bỏ phiếu No vì sợ tốn thêm tiền, tốn công tổ chức bầu cử. Đã bao lần Chuck Reed vì binh vực Madison đã muối mặt làm nhiều điều mà một ông thị trưởng không thể hành động như vậy. Nhưng cũng bấy nhiêu lần ông thất bại, vì loại Madison Nguyễn là ưu tiên một của cử tri khu vực 7 và cũng của dân chúng San Jose. Do đó, NÊN CHỈ ĐỊNH NGƯỜI THAY THẾ hơn là tổ chức bầu cử. Đã tiết kiệm được ngân quỹ mà còn tránh cho dân chúng – không phải oán trach CĐVN mà oán trách ông Chuck Reed chỉ biết chạy theo “lợi nhuận” của Madison mà bất chấp sự “thiệt hại” cho thành phố.
Kiêm Ái xin kính chào quý khán thính giả và kính chào anh Nguyễn Xuân Nam.
Kiêm Ái
No comments:
Post a Comment