Friday, December 19, 2008

Nói Chuyện Với Bùi Tín - Vũ Lâm -

Vũ Lâm

(Trích đăng từ Nguyệt San Con Ong Việt số 81 tháng 4, 2007)

Đã hơn 7 năm, từ năm 1999, khi Con Ong Việt mới chập chững tập bay, một trong những số báo đầu tiên có bài “Thư Gửi ông Bùi Tín” của Đồ Nhọ. Bài viết ấy bây giờ đã mất thời gian tính, mặc dù, những nhận định đầu tiên của Con Ong Việt về Bùi Tín đến nay không có gì thay đổi. Từ đó đến nay, hình như Con Ong Việt (C.O.V) đã không nhắc gì đến ông nữa! Vậy mà Con Ong và ông vẫn còn “hữu duyên tương ngộ”.

Số báo tháng vừa qua, trong mục “Tin Hay Không Tin”, Luật Sư Nguyễn Văn Chức, một cây viết thường xuyên trên C.O.V đã có vài dòng đề cập đến ông, xếp ông vào hàng những Kiệt-Xuất. “Kiệt Xuất Thành Tín” với những lời ca tụng Hồ Chí Minh. Nguyên văn đoạn văn ấy dưới đây:

- “Người có lòng nhân ái sâu đậm ... Người chủ trương đại ân xá, xoá bỏ hận thù, hoà hợp dân tộc vì đại nghĩa ... Trước hết và sau cùng, Người là con người yêu nước...”.

Trên đây là những lời Bùi Tín ca tụng tên chó đẻ Hồ Chí Minh. Những lời ca tụng kiệt xuất ấy đã được ghi lại trong bản văn mang tên “Toàn Văn Cuộc Phỏng Vấn Nhà Báo Thành Tín Của Đài BBC Tháng 9 Năm 1990. Những lời ca tụng kiệt xuất ấy cũng đã được ghi lại trong cuộc phỏng vấn của tờ Đoàn Kết tại Paris tháng 12/1990, trang 12, 40 và 42.

Cũng trên những làn sóng và trang giấy đó, Bùi Tín tiếc cho “Người đã không được nhập vào lòng đất mẹ của Tổ Quốc.”. Người đây, là tên chó đẻ Hồ Chí minh.

Chúng ta nên nhớ: xác Hồ chí Minh không được chôn trong lòng đất, mà được đặt nằm trong lăng tẩm, mặt mũi phấn son như con đĩ về già. Thập niên 1980, mỗi chiều thứ bẩy, các em học sinh phải xếp hàng nối đuôi nhau đến viếng xác y, để được lãnh một khúc bánh mì. Thập niên 1980, dân ta đói lắm. Nhiều anh em tù cải tạo, lúc ra tù đói lắm, nhưng cũng phải đến viếng xác y. Để nhớ mãi lời ca của thế kỷ:

Gặp Bác, ta sướng quá trời.
Tụt quần ta iả hát đời ấm no.

Nếu không có “Vài lời đáp lễ ông KK. Nguyễn Văn Chức” của ông, gửi đăng trên điện báo Ánh Dương và Thông Luận thì có lẽ, Con Ong Việt vẫn coi Bùi Tín như gió thoảng mây trôi, chẳng đáng gì để phí phạm thời giờ, giấy mực, và tôi cũng chẳng có dịp để nói chuyện với ông.

Hai bài viết, bài của Ông Nguyễn Văn Chức và bài của ông đã gây tranh cãi sôi nổi trên nhiều điện báo, diễn đàn, cả hai phía đều có người bênh, kẻ chống. Lẽ ra, để công bình, khi đăng đoạn văn “Kiệt Xuất Thành Tín” của ông Chức thì cũng phải đăng bài “Đáp lễ ...” của ông ở đây, nhưng vì bài viết khá dài so với số trang được hạn định cho bài viết này và nghĩ rằng, những người theo dõi câu chuyện đều đã được đọc bài đáp lễ của ông, nên Vũ tôi xin miễn đăng.

Bài viết này, không phải là bài viết để trả lời bài “đáp lễ ...” thay cho ông Nguyễn Văn Chức. Con Ong Việt không phải làm việc ấy, trả lời ông Bùi Tín hay không tùy thuộc vào phán xét, nhận định và quyết định của ông Chức. Hai ông đều là bậc lão thành, cả về tuổi tác và trường đời, cả hai đều là người có chức phận, nổi danh, nên trực tiếp nhận lời khen, chê, trực tiếp nhận những phê bình, cả về quan điểm, nội dung, hình thức, cho đến ngôn từ sử dụng trong bài từ phía công luận. Báo chí, các diễn đàn điện tử chỉ là phương tiện giúp chuyển đạt bài viết đến đọc giả, không liên hệ gì đến những lời khen chê ấy.

Ví như, trong tương lai, nếu có những bài đối thoại, lời qua tiếng lại giữa ông Chức và Bùi Tín, C.O.V. sẽ làm đúng chức năng của một cơ quan truyền thông, nghĩa là sẽ công bình, đăng bài của cả hai phía, không cắt xén, sửa chữa dù là một dấu phẩy.

Bài viết này, Vũ tôi xin được trình bày vài nhận xét về bài viết của ông, “Vài lời đáp lễ ông KK. Nguyễn Văn Chức” đang được nhiều người chú ý và bàn luận, người khen cũng có mà người chê cũng nhiều. Sau đó, Vũ xin được đóng góp ý kiến về đề tài đang tranh cãi trên diễn đàn điện tử cả tuần lễ nay: Ông Bùi Tín “Đào-tị”, “Đi Công Tác Dài Hạn”, “Quy-Hàng”, “Trá-Hàng” hay “Phản-Tỉnh”?

1- Nhận xét về bài “Vài lời đáp lễ ông KK. Nguyễn Văn Chức”.

Nhóm chủ trương Con Ong Việt luôn luôn coi Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc, phản bội tổ quốc, đi làm nô bộc cho Cộng Sản Quốc Tế, đem tai họa đến cho quê hương, biến đất nước thành một nghĩa trang khổng lồ, đưa nước Việt tuột dốc xuống vực thẳm của nghèo đói, chậm tiến. Hồ Chí Minh là người vô đạo đức, là một tội đồ man rợ, bán nước cầu vinh, dâm đãng, hãm hại người ái quốc, giết vợ, bỏ con.

Đoạn văn “Kiệt Xuất Thành Tín” của Nguyễn Văn Chức nhắc đến Hồ Chí Minh bằng từ ngữ khinh miệt “Chó Đẻ” đối nghịch với lời ca tụng Hồ Chí Minh như thần thánh của Bùi Tín:

- “Người có lòng nhân ái sâu đậm ... Người chủ trương đại ân xá, xoá bỏ hận thù, hoà hợp dân tộc vì đại nghĩa ... Trước hết và sau cùng, Người là con người yêu nước”.

Cái mâu thuẫn giữa hai thái cực ấy làm Con Ong Việt thích thú nên đã chạy đăng “Kiệt Xuất Thành Tín” trên Con Ong Việt số báo tháng vừa qua. Thích thú không phải vì đề cập đến Bùi Tín, Bùi Tín chỉ là con số không ... bao nhiêu năm nay, đề tài Bùi Tín không hấp dẫn với Con Ong.

Chưa nói đến chuyện Bùi Tín phản tỉnh thực hay cuội, hàng hay trá hàng. Nhưng, cái yếu huyệt của ông với cộng đồng người Việt Quốc Gia ở hải ngoại là ở những câu ca tụng Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Chức ác lắm! Cứ cái yếu huyệt này mà chọt thì hỏi làm sao Bùi Tín không nổi giận mà văng ra “Vài lời đáp lễ ông KK. Nguyễn Văn Chức”. Nhưng, Giận quá mất khôn! So với nhiều bài viết khác của ông, bài viết này dở tệ, ấu trĩ, nông cạn và nhiều hớ hênh. Giận quá mất khôn! cả bài viết 3 trang khổ giấy ‘computer’ ông không trình bày, phản bác hay ‘đáp lễ’ được điều gì trong “Kiệt Xuất Thành Tín” của Nguyễn Văn Chức, mà ông cứ loay hoay phân trần là, những câu nói ca tụng Hồ Chí Minh ấy là của ngày xưa, bây giờ tôi đổi khác rồi, và ông tìm đủ mọi tĩnh từ hằn học nhất, tàn tệ nhất, đầy ngập cả ba trang giấy để biếu ông Nguyễn Văn Chức như: cố chấp, kiêu ngạo, mù quáng, hiếu thắng, thô bỉ, bẩn thỉu, lưu manh, trí thức dỏm, điên dại ... rồi ông dùng đến chiêu pháp bẩn nhất, hạ cấp nhất, giống như khi giao đấu, bí quá phải sử dụng đến ngón “cẩu quyền” cắn ông Nguyễn Văn Chức một phát bằng cách đem chuyện ông bố vợ của ông Nguyễn Văn Chức ngày xưa làm tài xế lái xe cho bố Bùi Tín ra nói. Trong thuật viết lách, bút chiến, muốn chắp ghép một sự kiện hay một nhân vật nào đó vào câu chuyện của bài viết, ít ra tác giả cũng phải tìm được mối liên hệ, tình tiết, giữa sự kiện hoặc nhân vật ấy với nhân vật trong bài viết để làm đoạn chuyển tiếp hay dẫn nhập. Thí dụ như, trong một bài viết Vũ tôi được đọc trên ‘Net’, khi tác giả muốn lôi cụ thân sinh của Bùi Tín vào bài viết, tác giả đã khéo léo chuyển tiếp, khởi đầu dương danh ông Bùi Tín xuất thân từ một gia đình nho giáo, bố ông là thượng thư Bùi Bằng Đoàn, rồi kể tình tiết quanh co, cuối cùng mới vào chủ đích là mẹ Bùi Tín lại không phải là bà thượng thư, mà là nàng hầu đấm bóp cho cụ Thượng Thư, rồi, trong một lúc hứng tình, cụ Thượng Thư đã không kìm giữ được thú tính, để xẩy ra tai nạn và tai nạn đó là ‘sự hiện hữu của Bùi Tín trên cõi trần này’. Cũng trong bài viết đó, tác giả khéo léo dắt đi một vòng rồi dừng lại ở câu chuyện, bố của Bùi Tín, ông Bùi Bằng Đoàn thuở mới ra đời “Làm cho Tây”, là một viên thông dịch tại tòa án, ông đã hỗn xược chỉ tay gọi cụ Phan Bội Châu, một nhân sĩ mà cả nước đều kính trọng bằng «mày» . . .

Viết về Bùi Tín thiếu gì cái hay cái dở, cái tốt cái xấu để viết mà lại phải lôi cả bố ông ta ra để nói, thì cũng chẳng hay ho gì!. Nhưng ít ra, tác giả cũng khá hơn ông trong bài “Đáp Lễ” ở chỗ, câu chuyện có đầu có đuôi, có dẫn nhập liên tục hợp lý. Còn việc bố vợ ông Chức làm tài xế, chẳng ăn nhập vào đâu cả, chẳng làm xấu được ông Chức, cũng chẳng dính dáng gì đến “Kiệt Xuất Thành Tín”, đến Bùi Tín và “tên chó đẻ Hồ Chí Minh”. Đoạn viết này, ông viết gượng ép, trẻ con và vô duyên hết sức. Không lẽ Đại tá Quân đội Nhân Dân, phó tổng biên tập nhật báo Nhân Dân mà trình độ yếu kém, ít học đến thế sao?

Ông kết tội Nguyễn Văn Chức viết về ông với thái độ hằn học, nhưng tôi đọc đi đọc lại “Kiệt Xuất Thành Tín” không thấy có câu nào hằn học với Bùi Tín mà chỉ thấy ông Chức hằn học với Hồ Chí Minh bằng từ ngữ “Chó Đẻ”.

Giận quá mất khôn! ông rớt vào cái bẫy sập, ông chỉ vào trái tim ông: - Hồ Chí Minh ở đây này, ở trong trái tim tôi, trong não bộ của tôi, tôi vẫn còn tôn thờ người. Tôi phải lên tiếng. Tôi phải bênh, phải mắng nhiếc những ai đụng đến người, đụng đến thần tượng bác Hồ của tôi. Dẫn chứng bằng hai đoạn viết dưới đây:

1. “Ông có quyền gọi ông Hồ Chí Minh là con chó ghẻ, là hồ cáo, là tên Việt gian bán nước, là quỷ xa tăng… đó là quyền của ông, nhưng thái độ ấy đối với đông đảo đồng bào trong nước chưa am hiểu tình hình chỉ làm hạ thấp nhân cách và tiêu hủy sức thuyết phục trong lập luận của ông. Chửi bới, ngọa ngôn, dùng từ ngữ bẩn thỉu chỉ phơi bầy sự bất lực thảm hại của chính ông. Người trí thức tự trọng không ai làm thế.

2. “Tất nhiên tôi cũng không bao giờ chửi rủa thô bỉ một con người từng vào tù ra tội vì hoạt động chống thực dân, từng bị mật thám Pháp bám chặt, từng bị truy nã và bị dọa án tử hình, từng đọc Tuyên ngôn độc lập, từng đứng đầu chính phủ kháng chiến 9 năm thắng lợi bằng những từ ngữ của ông Chức dành cho súc vật”.

Trong bài “đáp lễ . . .” của Bùi Tín, đoạn viết số (1) ở trên, tôi nghĩ, nếu thay đổi chủ từ, hoán đổi nhân vật giữa Bùi Tín và Nguyễn Văn Chức sẽ hợp lý, hợp tình, hợp cảnh hơn nguyên tác. Giả dụ đoạn văn ấy được Nguyễn Văn Chức viết đối lại như dưới đây:

- Để bênh vực cho Hồ Chí Minh không phải là chó đẻ, ông Bùi Tín chửi bới, ngọa ngôn, mang cả bố vợ ông Nguyễn Văn Chức ngày xưa làm tài xế ra nói chỉ làm hạ thấp nhân cách ... chỉ phơi bầy sự bất lực thảm hại của chính ông. Người trí thức tự trọng không ai làm thế. . .

Khi đang viết bài này thì có một độc giả gọi đến, cũng phiền trách ông Nguyễn Văn Chức về hai chữ “Chó Đẻ”, nhưng không giống như Bùi Tín, ông ta phản đối Nguyễn Văn Chức là đã ca tụng Hồ Chí Minh bằng lý luận: Ở Mỹ này, Chó là loài vật được yêu quý, được xếp hàng trên đàn ông. Ai nuôi chó cũng công nhận rằng, con chó là một ‘thành-viên’, một “member” trong gia đình, nó được săn sóc chiều chuộng ngang như con cái. Con chó như người bạn trung thành, thân thiết, gần gũi, quấn quýt với chủ, con chó không cắn chủ, không phản chủ, không chê chủ nghèo, chó không cắn chết vợ, không bỏ con, và chó không ăn thịt chó, thịt đồng loại. Hồ chí Minh được “chó đẻ” ra là sai, sai vì như thế là ông Nguyễn Văn Chức đã xếp Hồ Chí Minh vào loài có những đức tính tốt, được mọi người yêu quý! Ông Nguyễn Văn Chức người miền Bắc mà không phân biệt được con Chó và con Má, con Má mới là loài chó hoang, chó dại, loài chó ngu, ăn bẩn và ăn cả thịt chó, thịt đồng loại. Người miền Bắc khi chửi một người ghê tởm đáng khinh bỉ họ chửi là “đồ chó má”. Nếu, theo như Bùi Tín: “ chửi Hồ Chí Minh là con chó ghẻ, là hồ cáo là tên Việt Gian ... chỉ làm hạ thấp nhân cách”. Thì, Vũ tôi cũng xin được hạ thấp nhân cách. Vũ sẽ chửi đúng hơn ông Nguyễn Văn Chức: “Hồ Chí Minh, đồ chó má”. Chỉ nội một việc, Hồ Chí Minh, chơi cho sướng “con chim”, rồi giết cả chị em thân thuộc cô Nông Thị Xuân để bịt miệng, Hồ cũng đáng bị chửi là “Đồ Chó Má”, Vũ chửi mà không thấy ngượng mồm! không sợ bị hạ thấp nhân cách. Có chăng, Bùi Tín, người vì được ân sủng một đời mà không còn lương tâm để phán xét, còn bênh vực cho Hồ mới bị hạ thấp nhân cách và cũng ngang hàng với “Đồ Chó Má”.

2- Bùi Tín Đào-tị , Đi Công Tác Dài Hạn, Quy-Hàng, Trá-Hàng hay Phản-Tỉnh ?

Cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài gần hai mươi năm, kết quả, người Quốc Gia ở miền Nam đã thua trận. Thua không phải vì tinh thần chiến đấu, thua không phải vì khả năng tác chiến mà thua vì chính trường quốc tế, vì đồng minh thay lòng đổi dạ, và thua vì người Quốc Gia có nhiều khuyết điểm, trong những khuyết điểm ấy, những khuyết điểm ảnh hưởng nặng nhất vào sự thất trận là:

- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tổ chức theo khuôn mẫu của quân đội các nước văn minh, quân nhân các cấp có trình độ văn hóa và hiểu biết cao hơn, văn minh hơn Quân Đội Nhân Dân của Cộng Sản Bắc Việt, không phải là văn minh vật chất, vũ khí mà là văn minh về tri thức, nhân bản.

- Thể chế Dân chủ làm giảm tiềm năng chiến tranh so với thể chế độc tài, đảng trị của Cộng Sản Bắc Việt. Lãnh đạo và điều hành quốc gia, quân đội bằng luật pháp phân minh khó đạt được hiệu quả hơn bằng: tuyên truyền nhồi sọ một chiều, bằng bắn giết, thủ tiêu, cải tạo, nhà tù . . .

- Guồng máy Lãnh đạo chính quyền và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đạo đức hơn guồng máy đảng và quân đội nhân dân Cộng Sản. Quý trọng nhân mạng hơn, kém tàn ác, kém mưu mô xảo quyệt hơn quân đội nhân dân và giới lãnh đạo của Cộng Sản. Miền Nam không biết dùng cứu cánh biện minh phương tiện nên không giết hại, khủng bố dân lành, không có thảm sát Tết Mậu Thân, không có thảm sát trên quốc lộ Kinh Hoàng, không có pháo kích bừa bãi vào đô thị, không có lùa dân đi trước để công đồn, không có chiến thuật biển người.

Nghịch lý thay! Những khuyết điểm ảnh hưởng đến sự thua trận của người miền Nam kể trên, lại là những điểm son, đáng được ca ngợi trong văn minh xã hội loài người ở thế kỷ thứ 21. Cộng Sản đã khai thác triệt để những khuyết điểm ấy nên miền Nam chịu thiệt thòi, bị vướng tay vướng chân trong cuộc chiến. Cũng chính những khuyết điểm ấy đã nuôi dưỡng Trịnh Công Sơn, Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh, Huỳnh Tấn Mẫn, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ vân ... vân. để họ đâm những nhát dao chí mạng sau lưng quân dân miền Nam.

Mặc dù bản tính của người Việt Quốc Gia là mềm lòng, dễ tha thứ, mau quên, nhưng bài học về sự gian trá, xảo quyệt của bộ máy cai trị và con người Cộng Sản trong cuộc chiến vừa qua vẫn còn đậm nét, nhất là những người Việt đã phải bỏ nước ra đi, nên Vũ tôi nghĩ rằng: cách đối xử hợp lý của người Việt hải ngoại với Bùi Tín là mở cửa đón ông, tiếp đón ông, nhưng với sự dè đặt, giữ khoảng cách với ông và phải có biện pháp đề phòng. Vũ tôi khuyên ông nên thông cảm, nhẫn nhục và chấp nhận sự hoài nghi đó, thái độï hung hăng, búa bổ như trong bài viết “Đáp Lễ . . .”, chỉ tạo thêm phẫn nộ với những người vốn đã nghi ngờ, khinh ghét ông. Cũng đừng lạc quan khi có những nhóm người ở hải ngoại, như bọn Việt Tân, họ muốn quay về xí-phần, nên họ trở cờ, họ ngả sang mầu hồng hồng. Vì chủ đích quay về, tiếp cận với Cộng Sản nên họ tung hô, xưng tụng ông là một người yêu nước, vì quốc dân mà đào-tị, bất đồng với Đảng, chống đối chính quyền Hà Nội. Giao tiếp thân thiện với bọn này chỉ mang họa đến cho ông.

Trong một bài nào đó trước đây, Vũ tôi đã viết rằng: “người ta săn con chim Trĩ thì dùng chim trĩ làm mồi, người săn hươu dùng con hươu làm mồi”. Bây giờ, dù cho ông có chửi cộng sản, có căm hận đảng, ngay cả nếu như ông bêu xấu ông Hồ, phanh phui những bí mật thâm cung của ông Hồ, câu hỏi phải được đặt ra là: Bùi Tín đang săn cái gì đây?

Không hiểu tại sao, Trước khi bắt đầu bài viết, Vũ tôi nghĩ đến hai câu thơ trong truyện Kiều lúc Từ Hải quyết định về hàng Triều đình:

Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra sao.

Vũ tôi mường tượng đến nét “Lơ láo” của Bùi Tín, dù rằng ông chỉ là loại hàng thần ý thức hệ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có nhiều hàng thần quy chính từ phía bên kia, được các minh quân trọng dụng vì tài giỏi và tư cách, sau làm nên sự nghiệp. Nhưng cũng có nhiều hàng thần vì tham sanh úy tử, hèn mọn, cố bôi bác cố chủ để lập công, lại bị các minh quân chém chết, chém để răn dạy quan tướng: -Người này là loài phản phúc, người này có cốt phản, phản được chủ cũ, bôi xấu chủ cũ thì sau này cũng sẽ phản được ta, cũng có ngày bôi xấu ta ...

Vũ lại liên tưởng đến hai câu luận ngữ về cương thường thời xưa:

Trung thần bất sự nhị quân
Tiết nữ bất giá nhị phu.

Và, Vũ loay hoay phản kháng với những ai có ý tưởng ‘xua đuổi’ ông:

Đánh kẻ chạy đi, ai nỡ xua đuổi người chạy lại.

Rồi thì, Vũ lại lục vấn chính Vũ: Có nên hoài nghi? Ông là người “chạy lại” hay là người “xâm nhập”?.

Đọc “Hoa Xuyên Tuyết”, đọc “Mây Mù Thế Kỷ”. Ông gián tiếp đề cao lòng yêu nước của ông bằng:“ . . Băn khoăn, lo lắng cho cuộc khủng hoảng về mọi mặt, dai dẳng đè nặng lên cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân, từ trẻ em, phụ nữ, người già, người nghỉ hưu, người tàn tật để các thương binh trong chiến tranh ở các phía . . .”

Ông mong: “. . . đất nước sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn, chậm tiến về chính trị, kinh tế và đời sống thoát khỏi hỗn loạn và bất công xã hội.. . .”.

Nhưng ông tránh né, không dám khẳng định, đào sâu tận gốc rễ cái nguyên nhân làm băng hoại xã hội, tàn phá đất nước, làm mất đất mất biển chính là cái chế độ Cộng Sản, và cái chủ nghĩa vô nhân đạo ‘Mác-Lê”. Ông vẫn viện dẫn loanh quanh để không phải chỉ thẳng mặt Hồ Chí Minh, kết án ông Hồ là tội đồ của dân tộc vì đã làm tôi tớ cho Cộng Sản Quốc Tế, đem cái chủ nghĩa ‘Mác-Lê”, đem cái chế độ tàn ác, vô nhân đạo Cộng Sản về áp đặt lên đất nước Việt Nam.

Đọc “Hoa Xuyên Tuyết”, đọc “Mây Mù Thế Kỷ”: Thấp thoáng thấy ông xỏ xiên tỏ thái độ khinh bỉ chính quyền, quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông khôn khéo đề cao Bùi Tín và cái Quân Đội (phản) Nhân Dân. (Khi nào có dịp, Vũ tôi sẽ luận vềø hai chữ “Nhân Dân”, Quân Đội Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, chính phủ Nhân Dân, Nhật Báo Nhân Dân, . . . cái gì cũng nhân danh nhân dân, ăn cướp của dân cũng nhân danh nhân dân. Nhà Nước, Đảng Cộng Sản, Cán Bộ Cộng Sản, có cả Bùi Tín trong đó, đã, đang và vẫn tiếp tục Hiếp Dâm từ ngữ Nhân Dân)

Đọc “Hoa Xuyên Tuyết”, đọc “Mây Mù Thế Kỷ” người Việt tị nạn Cộng Sản, dù là người dễ tính nhất cũng phải dè dặt nghi vấn: - ông là người “chạy lại” , ông là người “xâm nhập” hay chỉ là một cán binh Cộng Sản chiêu hồi cứng đầu?

Gần đây nhất, Vũ tôi có được đọc bài “Hồ Chí Minh, Cuộc Tước Đoạt Lòng Yêu Nước”, ông dịch từ nguyên tác của J.F.Revel, bài viết rất chính xác, phơi trần sự thật, đạp đổ thần tượng và lòng yêu nước của Hồ Chí Minh. Tiếc rằng, gần 17 năm ông đào tị tại Pháp. Dư thừa vật chất, bánh mì, bơ, sữa, dư thừa cả tựï do, ông mới chỉ dám dịch mà chưa dám viết . . . nếu ông thực sự là người “chạy lại”, Vũ tôi tin rằng với hơn 40 tuổi đảng, leo lên đến đại tá quân đội Cộng Sản, ông có thể viết hay hơn J.F.Revel nhiều! Đụng đến “cấm địa” bác Hồ, ông phải ráo đầu cho nhẹ tội:

Lời người dịch: Một số bạn trong nước khuyên tôi không nên đụng đến ông Hồ, vì đó vẫn còn là thần tượng, là khu vực cấm, số đông trong nước còn chưa tỉnh. Tôi nghĩ khác.

Sự thật luôn cứng đầu và có sức thuyết phục. Sau khi nước ta vào WTO, sự công khai minh bạch trong sáng là nếp sống mới. Đã đến lúc không thể tiếp tục lừa dối nhân dân.

Phải nói lên sự thật, dù với ai đó, đó là những sự thật đau lòng, chua chát, cay đắng. Phục vụ đảng hay nhân dân? trung thành với đảng hay với nhân dân? Tôi đã lựa chọn, tôi đã dứt khoát chọn nhân dân, cho dù bộ máy công an và tư tưởng của đảng CS lại sẽ chụp mũ tôi là phản bội.

Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài này J.F.Revel, một trí thức chân chính, đầy trí tuệ và nhân cách.

Vũ tôi đọc “Lời Người Dịch”, thấy thoải mái hơn đọc những bài viết của ông trước đây, mặc dù vẫn khó chịu với lối viết vòng vòng, không dám nói ngay, nói thẳng, vẫn sử dụng cách viết ngụy trang . . . chàng hảng, phẩy phẩy bác Hồ như phủi bụi, ông vẫn còn sợ, chưa dám nắm bóp bác Hồ. Vũ tôi là dân nhà banh chính hiệu con nai vàng, thích ăn ngay nói thẳng, khi lụi lưỡi lê là thẳng tắp, một phát xuyên từ trước ra sau, nên đọc xong “Lời Người Dịch”, Vũ tôi chỉ thở dài, than rằng: 17 năm đào tị, sống trên xứ sở tự do dân chủ, tiếp cận với người Quốc Gia, chỉ giúp Bùi Tín nhích được một vài phân trên đoạn đường từ “người Xâm Nhập” đến “người Chạy Lại”. Cũng vì ông nhập nhằng, khi xanh khi đỏ, thay đổi như da con tắc kè, lại còn có hơn 40 tuổi đảng với dầy đặc kinh nghiệm tráo trở, lưu manh của con người Cộng Sản, nên nhiều người không dám tin ông. Mong ông thông cảm cho, đừng trách những người “Đánh kẻ chạy đi, đánh luôn cả ông . . . chạy lại”.

Vũ tôi ngồi gõ ki-bo để nói chuyện với ông, lâu lâu ngừng tay, nhìn bức hình ông chụp mặc quân phục với quân hàm đại tá Quân Đội (phản) Nhân Dân. Nhìn để tìm những nét phá tướng trên gương mặt ông, cố tìm xem tướng nào là tướng của một gian thần, cái mắt hay cái miệng, hay cái mặt bành ra, mà người miền Bắc thường gọi là ‘mặt thớt’? Nét nào là nét lơ láo, của một hàng tướng? Và, nét nào là nét của một người tráo trở, hai mặt?..

Ngày bé Vũ tôi thường hay đùa giỡn với các bạn: “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại. Quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn!”

Câu nói ấy ngẫm thấy đúng với ông, ông đúng là loại “quân tử khôn”, bởi vì ông biết nói đi và nói lại. Con Ong ghi lại một đoạn văn trong bài “Thư Gửi ông Bùi Tín” đăng trên Con Ong Việt năm 1999, đoạn văn ấy cóù ghi hai câu nói của ông: “nói đi” khi ông còn là phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân và “Nói Lại” khi ông là hàng tướng xin tị nạn tại Pháp:

- Năm 1976 ông đến thăm một trại tù cải tạo của quân cán chính VNCH, để rao giảng về âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chính sách thực dân mới. Âm mưu thâm độcvà tàn nhẫn của Mỹ, Ngụy, chế độ ưu việt của xã hội chủ nghĩa v..v . . . . . Bỗng trong lúc bất ngờ nhất, . . . Trong lúc ông đang nói về nền kinh tế , và xã hội miền Nam trước khi “Quân Giải Phóng vào cứu”. Ông đập tay xuống bàn, chỉ xuống dưới tù nhân, tay ông xòe ra, quét một vòng cung từ trái sang phải, rồi từ phải sang trái. Ông gằn giọng: - Theo điều tra sơ bộ của chính quyền cách mạng, miền Nam có tới năm trăm ngàn gái điếm. Trong đó có vợ con các anh.

- Tháng 9 năm 1990, khi ông sang Pháp dự hội hàng năm của báo Nhân Đạo, ông quyết định ở lại xin tị nạn, khi được phỏng vấn về lý do ông xin ở lại tị nạn, ông trả lời:

. . . Những lý do tôi đào thoát là nhiều bất đồng với đảng và chính quyền Hà Nội. Một trong những bất đồng ấy là chính sách của nhà nước, là thái độ của họ đối xử với sĩ quan chế độ cũ . . .

Cuối cùng, Vũ tôi chưa tìm được nét cá biệt nào trên gương mặt ông là nét của một người gian hùng, tráo trở. Nhưng nhìn tướng mặt tổng quát, sự kết hợp giữa con mắt nho nhỏ hạt cau, cái mũi thẳng, bự, đầu mũi tròn và hơi quắp xuống, đi với cái miệng hàm trên vẩu ra, rộng, cặp môi dầy và gương mặt bành ra loại “mặt thớt”. Vũ tôi hình dung đến gương mặt của một đao phủ thủ. Có thể là tôi đã có định kiến bởi những câu chuyện giết người của ông. Ông mang quân hàm đại tá trong “Quân Đội (phản) Nhân Dân”ù, nhưng trong tiểu sử không ai thấy đề cập đến chiến trận, chiến công của ông. Nếu như ông là người của chiến trận thì, giết nhau ngoài chiến trường là chuyện bình thường, bởi vì mình không giết địch thì địch cũng giết mình. Nhưng, trường hợp của ông, không phải là giết nhau trên chiến trường mà là ... “giết người”, “Murder” . Trong những năm 1947-1948, ông là “Đại Đội trưởng, Đại Đội Địch Hậu Chính” là đại đội chuyên ám sát, bắt cóc và thủ tiêu dân lành và các thành phần đảng phái quốc gia thuộc 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trong những người ông giết có cụ Võ Bào là cụ thân sinh ra cụ Võ Tư Đản hiện cư ngụ tại California, Hoa Kỳ.

Lời kết luận, rất chân tình cho Bùi Tín:

1. Vũ tôi thương ông, vì ông là con bài rác không cần thiết nữa trong một ván bài Đảng và Nhà Nước Cộng Sản đã sắp.

Năm 1990, khi dàn dựng cho ông ra nước ngoài, Nhà Nước Cộng Sản đã đánh giá thấp trình độ nhận thức của người Việt tị nạn ở hải ngoại, và đánh giá ông cao hơn trình độ và khả năng hiện hữu của ông. So với trí thức miền Nam, ông được xếp hạng i tờ, chỉ học được những mánh lới ngoài đời để leo từ “Thằng” lên đến “Ông”. Ông chỉ là con lừa, con ngựa, bị bịt mắt đi theo cái dây cương là cái chủ thuyết đã lỗi thời Mác-Lê và cái roi của đảng. Họ nghĩ rằng, trong thời gian vài năm ông sẽ xâm nhập và sẽ thành lãnh tụ của khối người Việt ở hải ngoại. Bây giờ họ thất vọng. Ôâng còn thua cả loại điệp viên nằm vùng trước năm 1975 ở miền Nam như Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ.

Sau ông, Đảng và Nhà Nước vẫn còn tiếp tục binh những ván bài dở ẹc, “mậu đầu, mậu nhĩ, cù-lũ-nhí” như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chính Kết. Đảng và Nhà Nước ơi! úp bài đi, không ăn ai được đâu!

Tội nghiệp ông! không làm được “người xâm nhập” thì xin được làm “người chạy lại”. Mong bà con cô bác người Việt tị nạn Cộng Sản đừng nỡ xua đuổi “người chạy lại”.

2. Vũ tôi thương ông, bây giờ ông phải hứng chịu cả hai lằn đạn.

Phía chính quyền Cộng Sản trong nước, nguyền rủa ông như một kẻ phản bội.

Phía người Việt Quốc Gia, đa số không tin ông thực sự phản tỉnh, họ nghĩ rằng: ông chỉ có mục đích chống đối những người đang cầm quyền trong nước để trả thù việc ông bị thất sủng, ông chống đường lối của Cộng Sản nhưng không chống con người Cộng Sản, ông vẫn là người Cộng Sản, vẫn tôn thờ chủ nghĩa Mác Lê và vẫn đội trên đầu Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp.

Những người "Quốc Gia cực đoan" thì phê phán mạ lị ông vì cho là ông “Nằm Vùng”, ông đang thi hành khổ nhục kế, tận dụng khả năng viết (và lách) để vào sâu, bám chặt, để giải độc, bôi xoá lằn ranh Quốc Cộng trong sinh hoạt chính trị của người Việt ở hải ngoại.

3. Vũ tôi thương ông vì, ở cái tuổi cổ lai hy, gần đất xa trời mà ông phải “bước thêm bước nữa”. Ông như người đàn bà sống với chồng đến gần cuối đời, con cái đầy đàn mới khám phá ra mình đã sống với một thằng ăn cướp giết người. Cái can đảm đáng khen của người đàn bà ấy, cũng như cái can đảm của ông là đã bỏ đi. Muốn rũ bỏ bụi trần, mà đời vẫn vướng bụi hồng trần! Người đàn bà ấy, giống như ông đã ‘bước thêm bước nữa’, tái giá ở cái tuổi 60, 70 khi xuân sắc không còn, gượng gạo sống với người chồng mới, dù có bào chữa, có cố sức chăm lo gia đình, hiền thục đến đâu đi nữa, cũng vẫn mang tiếng thị phi, cũng chịu tiếng đời: “Bà ấy hai đời chồng . . . chồng cũ của bà ấy là thằng giết người, là kẻ cướp . . .” .

Vũ Lâm


No comments:

Post a Comment