Lê Hùng Bruxelles
1. Chiến thuật thọc huyết giữa 2 đứa con của MT.
Trong những ngày gần đây giữa cộng đồng người Việt tại Úc có một cuộc « nổi dậy » xoáy quanh Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Nhân vật chính là bác sĩ Trần Xuân Ninh, nguyên là một trong các vị lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ngay từ ngày vừa mới thành lập. Có thể nói đây là một cuộc vận động chính trị có lớp lang chiến thuật về không gian và thời gian của bộ đầu não vây quanh bs Trần Xuân Ninh. Mục đích cuộc « nổi dậy » là báo động trước dư luận sự khác biệt giữa đảng Việt Tân chệch hướng của Hoàng Cơ Định và khôi phục lại ưu thế của một đảng mới, con đẻ của Mặt Trận chính thống, do bác sĩ Trần Xuân Ninh cầm đầu. Tuy chưa tự nhận là đảng trưởng, nhưng các cuộc hội thảo tại Úc đã gián tiếp cho mọi người thấy rằng bác sĩ Trần Xuân Ninh tự phong cho mình là đảng trưởng của đứa con sắp chào đời của Mặt Trận chính thống. Ông lên tiếng buộc tội cho đảng Việt Tân hiện do Đỗ Hoàng Điềm đương kiêm chủ tịch đã đi « chệch hướng », đã thỏa hiệp với Việt Cộng để chia chác. Như vậy, chủ trương đảng Việt Tân của Đỗ Hoàng Điềm hiện hữu hoàn toàn không đi đúng với đề cương nguyên thuỷ mà MTQGTNGPVN đặt ra, nghĩa là cương quyết tiêu diệt Việt Cộng chứ không thoả hiệp với Việt Công để thống trị đất nước. Trong chiều hướng đó, mọi người có thể hình dung ngay MTQGTHGPVN là mẹ đẻ ra hai đứa con đang quyết liệt « thọc huyết » nhau. Một đứa gọi là đảng Việt Tân Chệch Hướng và một đứa gọi là đảng Việt Tân Chính Thống.
2. Chiến thuật cuộc “nổi dậy” của đảng Việt Tân Chính Thống
Vì chưa biết cái tên mới của đảng do bác sĩ Trần Xuân Ninh sẽ chọn lựa, nên tôi tạm gọi là đảng Việt Tân Chính Thống, vì cùng là một lò mẹ đẻ Mặt Trận và hơn nữa là trong một thời gian khá dài của Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm ra đời, bác sĩ Trần Xuân Ninh vẫn là một cấp lãnh đạo của đảng Việt Tân chệch hướng, và ăn lương toàn thời của đảng Việt Tân chệch hướng do Đỗ Hoàng Điềm làm chủ tịch và Hoàng Cơ Định nắm hầu bao. Điều đáng chú ý là tổ chức quanh bác sĩ Trần Xuân Ninh, trong chiến thuật, đã khéo chọn lựa Không gian và Thời gian cho cuộc « nổi dậy ».
Về không gian, cuộc « nổi dậy » đã chọn trước một thế « nhân hoà » khi lấy Úc châu làm bàn đạp. Bác sĩ Ninh đã biết đưa cơ sở Mặt Trận chính thống tách rời đất Mỹ để về Úc, nơi đây có một Cộng đồng người Việt đông đảo vào hàng thứ nhì tại hải ngoại, lại hướng dẫn bởi một số lãnh đạo có uy tín, vị công vô tư để đoàn kết nội bộ. Nơi đây, Ban Chấp hành NVTD liên bang Úc đã biết nhất thống trong hành động đi đến mục đích đối đầu với Việt Cộng, chứ không phải « tạp nhạp » như những nơi khác chỉ vì quyền lợi cá nhân hay làm tay sai cho Việt Cộng mà cứ nhẳng nhai «chưởi bới nhau»..
Về thời gian, bộ đầu não của bác sĩ Ninh đã khởi xướng vào đúng lúc ngay sau khi có vụ quyên tiền « bố thí » cho chiến thuật kiều vận mà đảng Việt Tân chệch hướng đang áp dụng. Khắp mọi nơi, tại hải ngoại nầy đều biết Việt Tân của Hoàng Cơ Định, Đỗ Hoàng Điềm, đã chủ mưu trong vụ quyên tiền cho cô Aline Rebeaud đem về « làm phước » cho Việt Cộng. Thực ra, vụ quyên tiền « làm phước » nầy, đảng Việt Tân chệch hướng có chiến lược sâu xa hơn, là cố làm thế nào cho những cuộc chống đối các quan chức Việt Cộng khỏi bị chào đón bởi « Lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ». Chỉ cần đọc lại một vài tin tức của các Hội Đoàn Quân Nhân tại Bỉ, báo giới tại Mỹ, tại Canada thì không ai không nghĩ rằng đảng Việt Tân Chệch Hướng của Hoàng Cơ Định, Đỗ Hoàng Điềm, là kẻ chủ mưu trong chiến dịch nầy.
Hiện tại, trước mắt quần chúng người Việt ở Úc, bác sĩ Ninh có vài lợi thế đáng lưu ý. Thứ nhất, ngày 29/11/2008 khi ra mặt trong buổi hội thảo tại Cabramatta, có sự hiện diện cuả ông Chủ tịch Ban Chấp Hành Người Việt Tự Do tiểu bang Sydney. Thứ hai, ngày 30/11/2008 khi ra mặt tại buổi hội thảo ở Melbourne, có sự hiện diện của ông Chủ tịch Ban Chấp Hành Ngưòi Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu. Thứ ba là báo chí tại Úc, phần lớn không có chống đối và đã đăng tải nhiều cuộc phỏng vấn có lợi cho bác sĩ Ninh để thăm dò dư luận. Mặt khác, về chiến lược tuyên truyền cho cơ sở đảng Việt Tân Chính Thống, bác sĩ Ninh đã thiết lập được một diễn đàn internet và một tuần báo tại Adelaide (Nam Úc). Cơ sở này chỉ đạo bởi anh Phan Văn Hưng, một cựu chủ tịch Hội Sinh Viên tại Pháp thời 1975, có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh chính trị.
Nhưng trước khi đưa ra một nhận định về sự tin tưởng ở Mặt Trận Hoàng Cơ Minh của số đông người Việt trong và ngoài nước, thiết nghĩ cũng nên lướt sơ qua « lịch sử bẽ bàng » kể từ ngày Mặt Trận vừa mới thành lập.
3. Lịch sử bẽ bàng của Mặt Trận.
Xét tổng quát, sự thành hình của Mặt Trận bành trướng mau và mạnh lúc phôi thai là nhờ yếu tố về tâm lý hơn là về chính trị. Thật vậy, khi vừa đến nước ngoài, người Việt bị « choáng váng » trước văn minh của Tây Phương. Họ không đủ trình độ về văn hoá để hội nhập với thực tại, nên phần đông mong ước có cơ hội trở về quê nhà. Ngay nhiều sinh viên từng du học và đã có đầy đủ bằng cấp, vẫn thấp thỏm hoài nghi cho tương lai cuộc sống. Đó là lý do chính để thúc đẩy họ gia nhập Mặt Trận với mộng ước giải phóng quê hương, hầu tìm lại một cuộc sống sao cho hợp với chính mình. Cái ước mơ nầy chẳng khác nào như ước mơ đồng bào năm 1945 khi Việt Minh vừa cướp được chính quyền. Nhân dân VN đã đem tất cả vàng bạc, thau đồng, tài sản và tánh mạng … để dâng cho tập đoàn cộng sản chỉ vì hai chữ Độc Lập. Người Việt tỵ nạn cộng sản thời đầu thập niên 80 cũng mang ưu tư đó, nên nhiều người đã hy sinh tiền bạc và tánh mạng cho Mặt Trận để may ra có cuộc sống thoải mái hơn.
Ban đầu, ban lãnh đạo khai sáng Mặt Trận đáng kể nhất là bộ ba, gồm có Đại tá Phạm Văn Liễu Chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh và ông sĩ quan Nguyễn Kim. Cả ba ông đều xuất thân nghề nghiệp «quân nhân» thuần tuý. Nhưng vì sao lại là « quân nhân » với cấp bậc « nhỏ » xấp xỉ nhau, học hành và kinh nghiệm chính trị còn thua xa nhiều vị tướng lãnh khác, lại cùng nhau thành lập được Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ?
Thật ra trong bộ ba nầy, người mưu xỉ đáng kể là Đại tá Phạm Văn Liễu, nhưng ông chỉ là một tên manh múng muốn « chơi đĩ » không muốn « cởi quần » !. Vì ông có mặc cảm sợ những « con đĩ » trong quân đội chê ông có « con chim » quá nhỏ! Tại hải ngoại lúc đó, nhất là trên đất Mỹ, có nhiều các tướng tá từng là chỉ huy trực tiếp và gián tiếp của ông, nếu ông mời các tướng khác đứng ra lãnh đạo Mặt Trận, thì rồi đây ông sẽ được đối xử như thế nào ? Một đại tá Phạm Văn Liểu từ Cao Miên trở về trong chức vị Tổng Giám Đốc Công An sau cách mạng 1/11/63 đã dạy cho ông những kinh nghiệm đắng cay một thời, ít nhất, là dưới trướng Nguyễn Cao Kỳ. Bởi lẽ bản tánh ông Liễu là dân « xỏ xiên », thiếu lòng trung chính với bạn bè và thượng cấp nên không có ai hoàn toàn tin tưởng. Từ đây, ông Liễu không thể nhìn vào đám tướng tá đã từng vùi dập ông, đứng ra thành lập Mặt Trận. Vì vậy ông Liễu phải tìm cho ra một người có cấp bậc « tướng » để dễ nói chuyện với số quân nhân VNCH đông đảo trong thời bấy giờ. Do đó, ông Liễu chấm ngay « chuẩn tướng » Hoàng Cơ Minh xuất xứ từ một dòng họ « Hoàng Cơ » trong thời Việt Nam mạt vận, và một ông sĩ quan cấp bậc nhỏ là ông Nguyễn Kim vô tiền tích.
Nhìn sơ qua thì chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh là người có lòng yêu nước, muốn phục vụ quốc gia. Nhưng chuẩn tướng là người «nhà binh», nên cái lối yêu nước cố chuẩn tướng cứ nghĩ như «nhà binh». Lý luận của một ông tướng đi lại chỉ là: « Tuyệt đối yêu nước ». « Triệt để yêu nước ». Mọi người đang dưới « quyền ta » phải yêu nước, tức là « phải nghe ta ». Chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh không hiểu cho rằng chuẩn tướng đang làm con bung xung cho Phạm Văn Liểu. Chẳng khác nào như anh tân binh đứng nghiêm trước mặt một ông thượng sĩ già đại đội sau buổi chào cờ: «trình thượng sĩ, xin tuân lệnh» !. Ông thượng sĩ già yên chí là mọi quân nhân thuộc cấp đã nghe ta. Thực ra, ông đâu ngờ tên tân binh đứng nghiêm trước mặt thưa bẩm là một tên "lưu manh" có tâm địa nghĩ rằng « cái thứ như mầy chẳng ra gì » ! Đó là căn bệnh « bẽ bàng » của Mặt Trận từ ngày chào đời cho đến nay.
Sau khi thu thập được một số tiền bạc đáng kể, dòng họ «Hoàng Cơ» mới thấy rằng «tiền tài là huyết mạch», nên có dã tâm muốn đoạt trọn gói để tư riêng cho «dòng họ» mình. Vậy thì chi bằng nên kế hoạch tìm người trong cùng dòng họ « Hoàng Cơ » nắm lấy cơ sở kinh tài của Mặt Trận, và người được chọn chính là Hoàng Cơ Định, em ruột của Hoàng cơ Minh.
Chiến thuật ban đầu, dưới danh nghĩa Mặt Trận, ban kinh tài cho chiếm độc quyền lập ra các cơ sở thương mãi khắp nước Mỹ và khắp nước Úc, không chỉ là những tiệm phở mà còn nhiều cơ sở thương mại chuyễn tiền và hàng hoá về Việt Nam. Dần dà, khi mối lợi càng to, Mặt Trận dòng họ «Hoàng Cơ» cố tìm cách loại dần các cấp lãnh đạo khác, nhất là đại tá Phạm Văn Liễu. Cho nên, chúng ta cũng không nên lạ, khi Hoàng Cơ Định, người em ruột của tướng Minh, vừa được tiến cử giữ mọi cơ sở kinh tài của Mặt Trận, việc đầu tiên muốn dằn mặt những ai chống đối, Hoàng Cơ Định liền lập ra một tổ chức khủng bố gọi là K19. Những vụ ám sát các ký giả tại Mỹ, một thời đã nói rất nhiều về hành động này của Mặt Trận.
Trong quyển hồi ký của một cựu đảng viên Mặt Trận, ông Phạm Hoàng Tùng, đã cho biết: «do một giai đoạn lich sử nhất định, tác động qủa lừa của Minh và đồng bọn đã thành công bước đầu, thu được từ bá tánh rất nhiều tiền. Minh thừa biết trò bịp bợm này sớm muộn gì cũng bị bể, nhất là khi phe cánh Phạm Văn Liễu cũng vì số tiền này quay sang chống lại Minh, cung cấp tài liệu cho một vài tờ báo ở Mỹ, ở Australia ... bung ra các tài liệu bí mật tài chánh lem nhem của Mặt Trận và Việt Tân, lúc đó anh em nhà Minh chắc chắn sẽ thân bại danh liệt trong nhục nhã ê chề».
Lời tố cáo nầy, rất đúng với lòng dạ bất trắc, xỏ xiên, của đại tá Phạm Văn Liễu và âm mưu thâm độc của dòng họ « Hoàng Cơ ». Có thể nói rằng những người nầy là tội phạm chính trong sự tan nát cách bẽ bàng của Mặt Trận QGTNGPVN.
4. Cái nhìn trung thực về hai đứa con đẻ của Mặt Trận
Khi đặt câu hỏi về sự tin tưởng của đồng bào người Việt đối với đảng Việt Tân Chệch Hướng và đảng Việt Tân Chính Thống, người viết không muốn nói kiểu « lấy vú lấp miệng em », nghĩa là chỉ nói sơ qua những chuyện đã có thật, rất dễ kiểm chứng. Vì vậy, người viết xin khoanh tròn không gian, nơi mà người viết đang sống và đã kinh qua. Xin lặp lai, nhận xét của tôi sau đây chỉ nằm trong phạm vi xứ Bỉ, còn những nơi khác, nhất là bên Mỹ, bên Úc, thì xin độc giả cho thêm ý kiến để diễn đàn Ba Cây Trúc đăng tải cho đồng bào thấy rõ hầu có thêm kinh nghiệm khi đối đầu với Việt Cộng.
Muốn có một nhận xét trung thực với lòng mình, theo tôi,thì điều kiện trước tiên là tác giả các bài viết phải thoát ra không gian « lợi lộc ». Trong cuộc đấu tranh này, tác giả nào không bị phụ thuộc vào « tiền tài » của kẻ khác, thì may ra trong bài viết mới có nhiều hy vọng trung thực. Thứ đến các tác giả bài viết ít ra phải có óc xét đoán con người đứng trước mục đích chung. Xấu thì phải phê bình để sửa sai. Tốt thì phải khuyến khích để đồng tiến. Ví dụ: Tôi không thể nghe ai tuyên truyên để nói chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh là tên bán nước. Tôi không thể hồ đố rằng tướng Nguyễn Văn Nam hay anh Trần Văn Bá là những người không có chí khí anh hùng vì đại cuộc. Cũng như tôi phải khiêm nhường kính nể những người còn sống Võ Đại Tôn, Lý Tống là kẻ đã công khai tối thiểu đối đầu với Việt Cộng. Vì hành động của những người nầy, ít ra đã làm gương cho vài thế hệ mai sau, và cho một cộng đồng hiện tại, trước sự đấu tranh chính trị đối đầu với Việt Cộng. Có gì đau đớn và hờn tủi cho bằng, khi mình đưa ra những lời phỉ báng, thiếu bằng cớ, một hay vài người đang có mục đích chung với mình ?
Khi nói đến vấn đề « kình chống và xoi bói » có tánh cách « trường cửu » nầy, tôi đoán chừng trong tim người Việt chúng ta mang phải loại « máu gà », một con vật rất gần gủi với con người cháu chắt « rồng bay ». Đặc biệt của gà là mang bẩm tánh quân quẩn ngày đêm xung quanh cái «cối xay» lúa !. Tôi chưa thấy một « cối xay » lúa nào có cùng lúc 2 con gà trống đồng sàng ăn thóc. Trong mọi tụ tập của những con gà quanh chiếc « cối xay » chỉ có một con gà trống độc nhứt. Từ đây suy ra những cuộc xung đột giữa các lãnh tụ «cối xay» khác nhau, rất khó mà «liên minh» với nhau được. Điển hình nhất là bên Mỹ và bên Âu Châu có hội đoàn vài ba móng trong cùng một đô thị mà cứ thừa lời nhục mạ nhau. Vì vậy tôi xin nói cảm tưởng của cá nhân tôi về đảng Việt Tân Chệch Hướng con đẻ của Mặt Trận tại xứ Bỉ nầy cũng đủ lắm rồi.
Tôi biết Mặt Trận Hoàng Cơ Minh từ đầu năm 1982, khi một ông đại tá (còn sống bên Pháp xin dấu tên) được một người Việt tại Bỉ (ký gỉa đã quá cố) đưa đến nhà tôi. Qua câu chuyện, trong bửa ăn, ông đại tá có ý mời tôi gia nhập Mặt Trận để đối đầu với Việt Cộng, mà lúc đó ông đại tá gọi là đảng « cách mạng ». Ông cũng cho biết cơ sở chủ lực là cựu quân nhân VNCH. Tôi đã trả lời là tôi rất tán thành và ủng hộ, nhưng cho tôi xin đứng ngoài mọi tổ chức. Vì sự ủng hộ của những người ở ngoài có thể mang lại nhiều điểm lợi chiến lược cho tổ chức. Chuyện nầy đều vui vẻ khi chia tay, nhưng vài cán bộ của Mặt Trận tại địa phương vẫn nhìn tôi với con mắt rất e dè. Và đây là lý do có cái mủ « chật chội » chuyển đến tai tôi về sau nầy.
Thế nhưng trong một cuộc Hội nghị các Tổ chức chống Cộng toàn Thế giới, có sự hiện diện rất nhiều quốc gia Á châu, tại Grand Luxembourg, về phiá Việt Nam có ông bà đại tá thuỷ quân Đỗ Đăng Công đại diện chính thức, vì lúc đó đại tá Đỗ Đăng Công đang nắm chức vụ Tổng Thư Ký của Phong trào Chống Cộng Đông Nam Á. Riêng tôi thuộc phái đoàn Vương quốc Bỉ đã phân phát một số thư ngỏ cho các đại biểu, tố cáo tình trạng Việt Cộng xô đuổi người Việt ra biển và bắt bớ giam cầm cựu quân-dân-chính VNCH. Sau buổi họp để giải lao, anh Vũ Chính chủ báo Tự Do và tôi đã tiếp tay với bác sĩ Trần Đức Tường (còn sống bên Pháp), nguyên đại diện Mặt Trận tại Âu Châu, để dán bích chương trước phòng họp và các tấm ảnh đen trắng của Mặt Trận chụp từ chiến khu bên Thái-Lào. Việc nầy đã thu cuốn rất nhiều quan khách. Nói vậy là để chứng tỏ chúng tôi không vì đảng phái hay cá nhân mà chỉ muốn làm vì mục đích đại nghĩa mà thôi.
Sau một thời gian khá dài, trong một cuộc Hội Thảo tại Anh Quốc, đại tá Phạm Văn Liễu đứng ra tố cáo những vấn đề trong nội bộ Mặt Trận mà chung quy chỉ vì « tiền bạc và quyền lợi ». Báo chí tung tin và Mặt Trận đã chia rẽ trầm trọng, tạo thành nhiều khối chống báng nhau. Mặt Trận bị nhà chức trách liên bang Mỹ đưa ra tòa và ông Hoàng Cơ Định bị phạt vì ông là cấp lãnh tụ cao cấp nắm giữ tài chánh đã phạm lỗi. Chuyện nầy ai tố cáo nếu không phải là đại tá Phạm Văn Liễu, một người đứng hàng thứ hai của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ?
Cũng trong thời gian nầy, mọi người nghi ngờ về cái chết của chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh và rất khó hiểu lý do Mặt Trận không đưa ra ánh sáng tin nầy. Việc nghi ngờ của đồng bào không phải trong bí mật mà là đã lộ ra trên nhiều báo chí bên Mỹ và internet. Thế mà Mặt Trận cứ tuyên truyền oang oang rằng chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh đang sống và đang lãnh đạo cuộc kháng chiến ở biên khu Thái-Lào !. Người đứng ra lập luận và đưa tin về việc tướng Hoàng Cơ Minh đang sống trong chiến khu, không ai khác hơn lại là bác sĩ Trần Xuân Ninh. Chính đây cũng là lý do để cộng đồng người Việt trong và ngoài nước có cái nhìn trung thực về đảng Mặt Trận Chính Thống sắp chào làng do bác sĩ Trần Xuân Ninh chỉ đạo.
5. Vài ý nghĩ về đảng Việt Tân sau vụ quyên tiền cho bà Aline Rebeaud tại Liège.
Tôi rất đau lòng khi đọc trong chuỗi danh sách có tên một vài bạn trẻ trong đảng Việt Tân tại Liège đã theo anh Lê Hữu Đào đứng ra tổ chức vụ quyên tiền nầy. Tôi đã theo dõi và đã biết phần nào lòng yêu nước của vài anh chị em trẻ đó. Họ muốn hy sinh nhiều cho đại cuộc, từ tinh thần, sức lực đến vật chất, nhưng đã lỡ bị lèo lái bởi đảng Việt Tân qua chủ trương «mập mờ rất thiếu minh bạch». Cái lối mà tôi thường gọi là loại «populistes» loại «hứng gió», cái kiểu ăn cắp ý kiến kẻ khác để đem về làm lợi cho cá nhân mình, cho đảng phái mình. Xin đơn cử vài ví dụ
Kỹ thuật nhuộm áo. Họ không cần mời bạn vào đảng, nhưng họ tạo điều kiện cho bạn cùng tham gia hội hè, cùng đi biểu tình hay biểu dương lực lượng, gián tiếp họ đã nhuộm mầu áo của bạn. Bởi lẽ người ngoài khi nhìn vào thấy sự hiện diện của bạn trong đám biểu tình do đảng Việt Tân điều động, làm sao họ không nghi ngờ rằng bạn là «đảng viên Việt Tân» ? Khi về nhà, bạn không có thì giờ điều nghiên kỹ càng, đố bạn không tin rằng «đảng Việt Tân to lớn thật, mạnh thế thật» ! Bạn không chấp nhận những lý giải không tốt dành cho đảng Việt Tân, tức là bạn đã choàng lên người chiếc áo Việt Tân. Sự chào đón «mật đường» của cán bộ Việt Tân đôi khi có thể đưa bạn đến những hành động quá đáng, sa vào thủ thuật của Việt Tân, và gây ra thù hằn cá nhân với bạn đồng đội !.
Kỹ thuật hứng gió. Tại Bỉ, xưa nay tôi (và hầu hết mọi người) cứ đinh ninh rằng đảng Việt Tân đã kiểm soát toàn thể mọi hội đoàn cùng các tổ chức chính trị và tôn giáo. Hôm nay, mọi tin tức chính xác do nhiều anh em quân nhân tại Bỉ tung ra, sau vụ quyên tiền tại Liège do Lê Hữu Đào chủ tịch đảng Việt Tân chủ xướng, đã cho tôi (và mọi người Việt tại Bỉ) thấy rõ «không phải mọi hội đoàn đã bị Việt Tân kiểm soát». Qua phản ứng vài bạn quân nhân tại Bỉ, tôi đã nhận ra những người quân nhân nầy hăng say trong những buổi biểu tình chống đối Việt Cộng không phải là đảng viên Việt Tân, nhưng chỉ vì có sự hiện diện của đảng Việt Tân trong các cuộc hội họp, nên đã tạo ra sự ngộ nhận của nhiều người, trong đó có tôi. Một ví dụ cụ thể: Trong cuộc họp vận động bầu cử Hạ Viện của đảng cdH tại Bruxelles, sự có mặt của tôi, ngoài tư cách ủng hộ một cử tri người Việt, tôi muốn thừa dịp để nói trực tiếp với những dân biểu người Bỉ rằng có sự « lũng đoạn » của toà Đại sứ Việt Cộng tại Bruxelles trong việc bắt người Việt tỵ nạn cộng sản đóng thuế gián tiếp bằng cách xin chữ ký thị thực của đại sứ Việt Cộng mỗi lần cưới hỏi. Vì đây là dịp duy nhất để cho các vị dân biểu tại Quốc hội Bỉ nói lên ý kiến bất bình của người dân. Nhưng một tên Long nào đó, nhân danh chủ tịch đảng Việt Tân tại Bruxelles, lại đứng ra bắt buộc tôi rút lại bức thư lên án mưu đồ của Việt Cộng đã chuyển tay đến nhà chức trách đương cuộc hiện diện. Một vài bạn quân nhân chưa rõ chủ đích « tay sai Việt Cộng » của đảng Việt Tân lại tiếp tay với tên Long đó đã tỏ thái độ muốn khiêu khích với tôi !. Sao các bạn và tên chủ tịch Việt Tân Bruxelles lại ngăn cản tôi nói lên mưu độc của Việt Cộng với các vị Dân biểu người Bỉ trong dịp nầy? Tên chủ tịch Việt Tân viện cớ rằng tôi đã lạm dụng chữ « communauté » đã viết trong thư khiếu nại (!!!) và mọi người Việt hiện diện cũng dửng dưng. Thử hỏi lúc đó làm sao tôi tin được những người quân nhân nầy không phải là đảng viên Việt Tân ? Làm sao tôi không tin rằng những anh chị em trí thức trong Hội Chuyên Gia tại Bỉ có mặt không phải là đảng viên đảng Việt Tân ? Làm sao tôi không nghĩ rằng các vị lãnh đạo một vài tổ chức tôn giáo và văn hoá tại Bỉ hiện diện không phải là đảng viên đảng Việt Tân ? Chính đó là kỹ thuật hứng gió của đảng Việt Tân, cố mượn tay kẻ khác phản ứng tạo thuận chiều cho đảng Việt Tân, dù là « bề ngoài » để thủ lợi. Tiện đây tôi xin nhận lỗi về sự nhầm lẫn đã lâu đối với vài anh chị em mà tôi đã nghi ngờ.
Kỹ thuật lơ lửng mập mờ. Từ ngày tôi đến cư trú trên xứ Bỉ nầy, trong những năm sau 1975, tôi rất kính trọng và rất mến phục anh chị em sinh viên Liège, những anh kỹ sư Nguyễn Phú Lộc, bác sĩ Nguyễn văn Hải, kỹ sư Nguyễn Văn Định và … Lê Hữu Đào, đều là những người có lập trường quốc gia chống cộng có sách lược. Tiếc thay chẳng được bao lâu mọi người đã chia tay với anh Lê Hữu Đào và anh Lê Hữu Đào cũng biến dạng. Trong những năm gần đây, anh Lê Hữu Đào ra mặt với chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Liège và Tổng thư ký Hội Phật Giáo Liège, để làm bàn đạp mọi sinh hoạt trong chức vị Chủ tịch của đảng Việt Tân. Tôi biết vậy là nhờ sau thời gian tái bản tờ «Lạc Hồng» tại Liège và đăng tải lấy ý kiến đồng bào «đổi ngày 30/4 thành ngày Tự do», một chiến thuật lơ lửng của đảng Việt Tân. Đã có lần tôi gặp riêng anh Lê Hữu Đào, sau nhiều thư qua lại bằng internet, với dụng ý cho anh biết dù sao cũng là người có tiếng «chống cộng» tại Liège. Hơn nữa anh là người trí thức thì phải biết tự trọng, nên độc lập cách rõ ràng trong hành động của mình, chứ không « lấp lửng mập mờ » để phục vụ theo chiến thuật của đảng phái khác. Hôm đó, anh có mời tôi một long bia và nói: "tin đó là do đám Việt Tân bày ra". Khi từ giã anh đã nhờ một người Bỉ lái xe đưa tôi ra tận gare Guillemin Liège.
Hôm nay xẩy ra chuyện anh Lê Hữu Đào tuân lệnh đảng Việt Tân, bất chấp lời ngăn cản của các hội đoàn từng cộng tác với anh, cương quyết đứng ra tổ chức cuộc quyên tiền với mục đích không phải vì từ thiện giúp bà Aline Rabeaud mà là cố thực hiện chiến thuật «dẹp bỏ cờ vàng ba sọc đỏ» đã từng làm mất nhiều uy tín cho các chức viên cao cấp cộng sản mỗi lần có mặt tại hải ngoại. Việc nấy, anh Lê Hữu Đào đã làm tôi mất hết lòng quý mến lập trường nơi anh ! May thay cộng đồng người Việt tại Bỉ đã thức tỉnh và cùng nhau bày tỏ thái độ chống đối đảng Việt Tân. Nhất là đối với anh Lê Hữu Đào thì họ chẳng còn chút tin tưởng. Niềm tin nầy thế nào cũng sẽ tạo bất lợi cho đảng Việt Tân Chính Thống do bác sĩ Trần Xuân Ninh vừa nổi dậy tại Úc.
Kết luận.
Để chứng minh niềm tin của đồng bào người Việt trong tương lai đối với hai đảng Việt Tân Chệch Hướng và đảng Việt Tân Chính Thống, tôi xin trích dẫn một thư của một độc giả, ông Mai Vĩnh Thăng chuyên gia kinh tế, khá quen thuộc của người Việt từ Brisbane Úc châu vừa gửi tới sau đây:
"Lời nói của tôi sẽ làm cho Bs Cường và VT không vừa ý. Không chỉ riêng tôi lên án họ hành động nịnh bợ VC mà còn nhiều cá nhân và các hội đoàn người Việt tỵ nạn CS khác cũng lên tiếng phản đối.
Bs Cường tiếp tay cho giặc cộng Hoàng Sơn Trà, người sinh viên đã bày ra trò Taste Việt Nam trong khuôn viên một đại học tại Brisbane, đã làm cho nhiều người thất vọng. Thì ra hô hào chống cộng lâu nay chỉ là trò bịp, đó là câu kết luận của những người thường bàn chính trị qua ly cà phê ngoài chợ, trong đó có tôi.
… Bác sĩ Trần Xuân Ninh lường gạt hàng triệu người tỵ nạn CS về những lá thư do Hoàng Cơ Minh viết và ký từ chiến khu ma, mặc dù ông ấy đã bị đồng bọn hạ sát từ nhiều năm. Tư cách đó mà nhiều người vẫn còn lầm, và ông Nguyễn Thế Phong cũng như một số người khác đã lầm Bs Ninh là người thực sự thức thời. Và hơn ai hết Bs Ninh cần thuyết phục một số người có tên tuổi và độc lập để lấy uy tín khi chu du thế giới. Đó là trường hợp ông Nguyễn Thế Phong, anh Hữu Nguyên tờ Saigon Times Sydney, Bs Nguyễn Văn Hoàng Brisbane và vài người khác.
… Tôi lắng nghe từng lời nói của họ, những quân nhân đã hy sinh cả gia đình và thời xuân để bảo vệ đất nước. Giờ đây nơi xứ người, họ mang mặc cảm thua thiệt vì ít chữ, ít tiền nhưng tôi đã tìm thấy trong họ một ý chí cương quyết, một tinh thần chống cộng bất khuất, và nhất là một hoài bão về một quê hương thực sự tự do mà nơi đó không còn bóng dáng VC." (Mai Vĩnh Thăng – Brisbane – Queensland- Úc châu).
Lời nói của ông Mai Vĩnh Thăng cũng là những ngọn gió của người Việt khắp nơi đang chờ sẵn cho đảng Việt Tân Chệch Hướng của Đỗ Hoàng Điềm và đảng Việt Tân Chính Thống của bác sĩ Trần Xuân Ninh.
Có một điều rõ ràng mà người Việt quá dễ tính và hay quên là trong đảng Cộng sản với nhau mà còn tranh chấp, thanh trừng, huống hồ 2 đảng Việt Tân nầy làm sao Việt Cộng tin cậy được? Con ngựa kéo xe khi kiệt sức người chủ sẽ thay thế con khác. Bầy ngựa lưỡng đảng Việt Tân khi không còn sinh lợi cho Việt Cộng thì cũng phải chung số phận với bầy ngựa già kia.
Lê Hùng Bruxelles
No comments:
Post a Comment