Đỗ Văn Phúc
Những năm tôi còn ở trong trại tù Cộng Sản, các con tôi – cháu lớn nhất chưa đầy 6 tuổi lúc tôi vào tù năm 1975 - đã trải qua tuổi thơ trong đói khát, khổ nhọc. Gia đình tôi may mắn được ở thành phố Vũng Tàu, nơi sự hà khắc tương đối nhẹ hơn những vùng khác. Thế nhưng vì là gia đình của quân nhân VNCH đang bị tù “cải tạo”, vợ tôi chẳng thể tìm được công việc nào để kiếm sống. Trong lúc nhà nước CS thi hành chính sách cải tạo công thương – nói thẳng ra là tiêu diệt các thành phần công thương tư nhân để tập trung về một mối quốc doanh hay hợp tác xã, người dân thường chỉ còn một cách kiếm sống cuối cùng là buôn chui bán lén nếu không muốn phiêu lưu rời bỏ thành phố kéo nhau vào những khu “Kinh tế mới” để sau vài năm lại trở về thành dân homeless ngay bên thềm nhà cũ của mình.
Cháu lớn của tôi, ngồi xe đạp chưa với tới bàn đạp. Nhưng từ nửa đêm, đã phải nhiều vòng đạp xe từ nhà ra Bãi Sau chở những bao cá vụn về cho vợ tôi làm mắm. Các cháu nhỏ hơn thì quay quần bên mẹ để lựa cá, dọn dẹp cho đến gần sáng. Ban ngày, còn được đi học, các cháu đã phải chịu đựng sự phân biệt đối xử của thầy cô và các bạn học.
Những năm phong trào vượt biển rầm rộ, thỉnh thoảng các cháu lại “bị” mục kích những xác người thối rữa, trương sình tấp vào bờ. Họ là một số trong hàng vạn thuyền nhân xấu số bỏ mình trên biển khơi vì súng đạn của công an CS, vì nạn hải tặc Thái Lan và vì cơn cuồng nộ của thiên nhiên.
Khi đến Hoa Kỳ, các cháu là thế hệ 1.5 của người Việt tỵ nạn trên đất Hoa Kỳ. Các cháu sớm học và thực thi quan điểm tự do dân chủ như bất cứ công dân nào khác. Tuy không tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, nhưng cám ơn Trời, các cháu không chệch hướng nhìn chung của cha anh về các vấn đề chính trị xã hội.
Trong khi đó, các anh chị Brian Đoàn, Y Sa Lê, Trâm Lê, Lan Dương trong ban tổ chức Triển Lãm VAALA và Kiều Linh Valverde (thuộc Khoa Á Châu Học UC Davis), Linda Võ (Khoa Á Châu Học UC Irvine) cũng tự nhận mình là thế hệ 1.5 của người Việt Tỵ Nạn tại California. Họ tự nhận mình Fresh off the Boat (FOB) để xác minh lý lịch tỵ nạn Cộng Sản. Nếu đúng thế, họ là những đứa bé mấy chục năm trước may mắn thoát không bị bọn hải tặc nắm chân quăng xuống biển trong khi mẹ bị lũ thú vật thay nhau hãm hiếp, cha thì bị chặt ra từng khúc. Hoặc như Brian Đoàn mà thân phụ là cựu Thiếu Tá An Ninh Quân Đội, thì chắc tuổi thơ của anh cũng không thoát khỏi thảm cảnh như các con tôi.
Người Việt hải ngoại còn nhớ như in tiếng kêu gào từ các trại tị nạn, tiếng năn nỉ trong các phòng phỏng vấn của phái đoàn Hoa Kỳ; cha mẹ các anh chị cũng đã tìm cách thuyết phục người Mỹ rằng gia đình họ từng bị áp bức, đày đọa trong chế độ CS nên phải ra đi. Chẳng nhẽ ngày nay, khi chế độ Cộng Sản vẫn còn nguyên bản chất độc tài, man trá, các anh chị đã quá độ lượng và dễ quên và vô ơn đến độ ấp ủ những biểu tượng của kẻ tàn hại gia đình mình một cách thân thương đến nỗi thể hiện ra trên tác phẩm ưng ý của mình sao?
Chúng tôi càng không thể chấp nhận cách lý giải của quý anh chị.
Cô Trâm Lê đã rất hỗn xược khi nói rằng Cộng đồng VN đang trên đà xuống dốc, thiếu đối thoại cởi mở và chấp nhận chính kiến khác biệt. "I felt the community was on this slippery slope, that we were not progressing toward having open dialogue and being more tolerant of different political viewpoints." (Sự hỗn xược này được lại thể hiện khi cô phát biểu trong cuộc họp báo được ghi trong video clip phát trên Youtube).
Cô có trình độ, kiến thức về nghệ thuật (giả sử như thế dựa trên bằng cấp và vai trò của cô trong VAALA), nhưng tôi có thể nói rằng cô ngủ quên (nếu không muốn dùng chữ u mê) giữa cộng đồng đang đấu tranh chống chế độ độc tài Cộng Sản. Có thể nào những nạn nhân Cộng Sản lại có thể cởi mở đối thoại với đảng Cộng Sản và chấp nhận ý hệ CS?
Lan Dương, phụ tá giáo sư tại UC Riverside đã ngụy biện rằng lá cờ đỏ trong tranh của Brian Đoan không phải là biểu tượng chính trị mà là nói lên những gì đang xảy ra trong thế hệ trẻ bên Việt Nam. "The communist flag isn't used just as a political symbol, but of what is going on in Vietnam and the kinds of modes of consumption that marks youth culture."
Trong những năm đầu các phân khoa kỹ sư, sinh viên phải học vài lớp về Khoa học xã hội và ngay cả Nghệ thuật để tự trang bị cho mình kiến thức căn bản trong cuộc sống trước khi trở thành chuyên viên khoa học kỹ thuật. Tôi không rõ các vị có bằng MA, BA đang đảm nhiệm những chức vụ phụ tá Giáo sư, Giám đốc như các cô Lan Dương, cô Trâm Lê, cô Linda Vo … có từng học khoa học xã hội không? Nhưng cách lý giải của các cô chứng tỏ hoặc trí thức và tầm nhìn các cô quá thấp - thua xa người phu xích lô hay người thợ cày bình thường bên Việt Nam xa lắm - hoặc vì bí quá, nên các cô nói bừa và hỗn láo xem người nghe như đám trẻ con.
Cô Linda Vo (Giám đốc Khoa Á Châu Học tại UC Irvine, đồng thời trong Hội đồng Cố vấn Hội Nghệ Thuật) lại coi rằng cuộc triển lãm như một cách thử nghiệm coi liệu Người Việt hải ngoại có chấp nhận quyền tự do phát biểu chưa hay phải chờ thêm 10 năm nữa? "It has been difficult for the Vietnamese community to express their experiences … The war and what happened afterward, of being refugees and having to restart their lives, left scars that have never been dealt with. None of us know if the community is ready for this now, or if it will take another 10 years."
Cách thử nghiệm kiểu này thấy cứ mỗi năm lại xảy ra một lần (vụ băng Thuý Nga Paris 40, vụ Trần Trường, vụ bài thơ của thầy bói Nhân Quang, cái chậu rửa chân của Huỳnh Thúy Châu, vụ cờ đỏ ở UT/Arlington, vụ Tim Rebeaud …). Câu trả lời đã rõ ràng qua hàng trăm bài phản đối cũng như sự hưởng ứng của hàng vạn người khác trên diễn đàn hay trong các cuộc biểu tình. Chúng tôi không học thói chụp mũ của VC khi chưa có bằng cớ cụ thể các anh chị làm tay sai cho Cộng Sản. Nhưng cứ tạm coi rằng các hành vi ngông nghênh, hợm mình, xuẫn ngốc, chưa đủ trưởng thành chính trị này đã xúc phạm sâu sắc đến cộng đồng tị nạn, và vô tình làm lợi cho Cộng sản mà thôi.
Cũng từ những lời tuyên bố, giải thích trên, chúng tôi nhận ra rằng về một phương diện khác, các anh chị hình như chưa hoàn toàn hiểu biết về nghệ thuật. Nếu muốn nói đến nghệ thuật thuần tuý “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, thì đó là những bài thơ, bản nhạc, bức tranh phát xuất từ tình cảm, nhận thức con người trước thiên nhiên, tình cảm, hay cuộc sống bình thường; có thể có hay không có chủ đích. Nhưng khi đã đem vào đó một biểu tượng chính trị, thì nghệ thuật đã trở nên vị nhân sinh, đúng hơn vị chính trị; vì nó phục vụ mục đích tuyên truyền - ủng hộ hay đả kích một ý hệ, một chế độ, chính sách. Chính các hoạ sĩ có tranh triển lãm cũng đã giải thích ý nghĩa chính trị của tranh họ, nhưng giải thích một cách ngược ngạo, hoàn toàn trái hẳn với chủ ý của tranh. Xa hơn, những bức tranh mà cần phải giải thích thì đủ nói lên trình độ thấp kém của người sáng tác!
Các thành viên trong VAALA và người yểm trợ cho họ thì nêu ra quyền tự do phát biểu. Các anh chị tưởng rằng có được các cấp bằng MA, MS là các anh chị hiểu biết về chính trị hơn cha anh mình chăng? Lầm to! Sự hiểu biết về chính trị xã hội không hoàn toàn dựa vào trình độ, mà là kinh nghiệm sống. Tự do nào cũng có giới hạn của chúng trong không gian và thời gian..Hình luật, dân luật là những văn bản giới hạn tự do con người. Giáo lý, đạo đức cũng giới hạn tự do con người. Có nhiều việc làm là tội lỗi theo tiêu chuẩn đạo đức mà không là tội ác theo tiêu chuẩn pháp luật, và ngược lại. Chúng tôi thách các anh chị sử dụng quyền tự do phát biểu bằng cách đem ra đường phố trưng bày một bức ảnh một cô gái ngồi dạng hai chân để lộ hết những gì kín đáo! Hay vẽ dĩa thịt heo đem phổ biến tại một thánh đường Hồi Giáo. Tự do phát biểu đấy, thử làm đi?
Dân chủ tự do không nước nào bằng Hoa Kỳ. Vậy mà trong thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ cũng đặt đảng Cộng Sản ra ngoài pháp luật. Hiện nay, những người tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ vẫn còn phải xác nhận là không dính líu đến Cộng Sản dù rằng đối lực Liên Xô đã tan rã.
Đúng thế, trong cộng đồng người Việt vẫn còn những điều cấm kỵ (Taboo, như các anh chị VAALA nhắc đến). Vì tự thân, tự tên gọi, Cộng đồng VN tại hải ngoại bao gồm tuyệt đại đa số những người ly hương vì bị đàn áp, ngược đãi trong chế độ CS. Điều này được nhắc đến hàng triệu lần trên báo chí, diễn đàn, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Rất dễ hiểu mà quý anh chị cố tình làm bộ không hiểu. Các anh chị có thể lớn lên, có suy nghĩ riêng tư độc lập của mình mà yêu thích chế độ Cộng sản là quyền của các anh chị. Chúng tôi xin tôn trọng sự lựa chọn đó. Nhưng chúng tôi có quyền bày tỏ thất vọng về sự phản bội lý lịch của mình, bôi nhọ sự hy sinh của cha anh mình. Chúng tôi thất vọng vì trong khi những người trẻ khác đang tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, vào phong trào đấu tranh cho quê hương; thì có một bộ phận tự cho là con cháu thuyền nhân lại chóng quên thảm kịch của chính gia đình họ để nhận thù làm bạn. Chúng tôi gọi đây là sự phản bội đáng nguyền rủa.
Ít nhất thì sau vụ này, chúng ta biết thêm được vài kẻ bội phản.
Đỗ Văn Phúc
Những năm tôi còn ở trong trại tù Cộng Sản, các con tôi – cháu lớn nhất chưa đầy 6 tuổi lúc tôi vào tù năm 1975 - đã trải qua tuổi thơ trong đói khát, khổ nhọc. Gia đình tôi may mắn được ở thành phố Vũng Tàu, nơi sự hà khắc tương đối nhẹ hơn những vùng khác. Thế nhưng vì là gia đình của quân nhân VNCH đang bị tù “cải tạo”, vợ tôi chẳng thể tìm được công việc nào để kiếm sống. Trong lúc nhà nước CS thi hành chính sách cải tạo công thương – nói thẳng ra là tiêu diệt các thành phần công thương tư nhân để tập trung về một mối quốc doanh hay hợp tác xã, người dân thường chỉ còn một cách kiếm sống cuối cùng là buôn chui bán lén nếu không muốn phiêu lưu rời bỏ thành phố kéo nhau vào những khu “Kinh tế mới” để sau vài năm lại trở về thành dân homeless ngay bên thềm nhà cũ của mình.
Cháu lớn của tôi, ngồi xe đạp chưa với tới bàn đạp. Nhưng từ nửa đêm, đã phải nhiều vòng đạp xe từ nhà ra Bãi Sau chở những bao cá vụn về cho vợ tôi làm mắm. Các cháu nhỏ hơn thì quay quần bên mẹ để lựa cá, dọn dẹp cho đến gần sáng. Ban ngày, còn được đi học, các cháu đã phải chịu đựng sự phân biệt đối xử của thầy cô và các bạn học.
Những năm phong trào vượt biển rầm rộ, thỉnh thoảng các cháu lại “bị” mục kích những xác người thối rữa, trương sình tấp vào bờ. Họ là một số trong hàng vạn thuyền nhân xấu số bỏ mình trên biển khơi vì súng đạn của công an CS, vì nạn hải tặc Thái Lan và vì cơn cuồng nộ của thiên nhiên.
Khi đến Hoa Kỳ, các cháu là thế hệ 1.5 của người Việt tỵ nạn trên đất Hoa Kỳ. Các cháu sớm học và thực thi quan điểm tự do dân chủ như bất cứ công dân nào khác. Tuy không tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, nhưng cám ơn Trời, các cháu không chệch hướng nhìn chung của cha anh về các vấn đề chính trị xã hội.
Trong khi đó, các anh chị Brian Đoàn, Y Sa Lê, Trâm Lê, Lan Dương trong ban tổ chức Triển Lãm VAALA và Kiều Linh Valverde (thuộc Khoa Á Châu Học UC Davis), Linda Võ (Khoa Á Châu Học UC Irvine) cũng tự nhận mình là thế hệ 1.5 của người Việt Tỵ Nạn tại California. Họ tự nhận mình Fresh off the Boat (FOB) để xác minh lý lịch tỵ nạn Cộng Sản. Nếu đúng thế, họ là những đứa bé mấy chục năm trước may mắn thoát không bị bọn hải tặc nắm chân quăng xuống biển trong khi mẹ bị lũ thú vật thay nhau hãm hiếp, cha thì bị chặt ra từng khúc. Hoặc như Brian Đoàn mà thân phụ là cựu Thiếu Tá An Ninh Quân Đội, thì chắc tuổi thơ của anh cũng không thoát khỏi thảm cảnh như các con tôi.
Người Việt hải ngoại còn nhớ như in tiếng kêu gào từ các trại tị nạn, tiếng năn nỉ trong các phòng phỏng vấn của phái đoàn Hoa Kỳ; cha mẹ các anh chị cũng đã tìm cách thuyết phục người Mỹ rằng gia đình họ từng bị áp bức, đày đọa trong chế độ CS nên phải ra đi. Chẳng nhẽ ngày nay, khi chế độ Cộng Sản vẫn còn nguyên bản chất độc tài, man trá, các anh chị đã quá độ lượng và dễ quên và vô ơn đến độ ấp ủ những biểu tượng của kẻ tàn hại gia đình mình một cách thân thương đến nỗi thể hiện ra trên tác phẩm ưng ý của mình sao?
Chúng tôi càng không thể chấp nhận cách lý giải của quý anh chị.
Cô Trâm Lê đã rất hỗn xược khi nói rằng Cộng đồng VN đang trên đà xuống dốc, thiếu đối thoại cởi mở và chấp nhận chính kiến khác biệt. "I felt the community was on this slippery slope, that we were not progressing toward having open dialogue and being more tolerant of different political viewpoints." (Sự hỗn xược này được lại thể hiện khi cô phát biểu trong cuộc họp báo được ghi trong video clip phát trên Youtube).
Cô có trình độ, kiến thức về nghệ thuật (giả sử như thế dựa trên bằng cấp và vai trò của cô trong VAALA), nhưng tôi có thể nói rằng cô ngủ quên (nếu không muốn dùng chữ u mê) giữa cộng đồng đang đấu tranh chống chế độ độc tài Cộng Sản. Có thể nào những nạn nhân Cộng Sản lại có thể cởi mở đối thoại với đảng Cộng Sản và chấp nhận ý hệ CS?
Lan Dương, phụ tá giáo sư tại UC Riverside đã ngụy biện rằng lá cờ đỏ trong tranh của Brian Đoan không phải là biểu tượng chính trị mà là nói lên những gì đang xảy ra trong thế hệ trẻ bên Việt Nam. "The communist flag isn't used just as a political symbol, but of what is going on in Vietnam and the kinds of modes of consumption that marks youth culture."
Trong những năm đầu các phân khoa kỹ sư, sinh viên phải học vài lớp về Khoa học xã hội và ngay cả Nghệ thuật để tự trang bị cho mình kiến thức căn bản trong cuộc sống trước khi trở thành chuyên viên khoa học kỹ thuật. Tôi không rõ các vị có bằng MA, BA đang đảm nhiệm những chức vụ phụ tá Giáo sư, Giám đốc như các cô Lan Dương, cô Trâm Lê, cô Linda Vo … có từng học khoa học xã hội không? Nhưng cách lý giải của các cô chứng tỏ hoặc trí thức và tầm nhìn các cô quá thấp - thua xa người phu xích lô hay người thợ cày bình thường bên Việt Nam xa lắm - hoặc vì bí quá, nên các cô nói bừa và hỗn láo xem người nghe như đám trẻ con.
Cô Linda Vo (Giám đốc Khoa Á Châu Học tại UC Irvine, đồng thời trong Hội đồng Cố vấn Hội Nghệ Thuật) lại coi rằng cuộc triển lãm như một cách thử nghiệm coi liệu Người Việt hải ngoại có chấp nhận quyền tự do phát biểu chưa hay phải chờ thêm 10 năm nữa? "It has been difficult for the Vietnamese community to express their experiences … The war and what happened afterward, of being refugees and having to restart their lives, left scars that have never been dealt with. None of us know if the community is ready for this now, or if it will take another 10 years."
Cách thử nghiệm kiểu này thấy cứ mỗi năm lại xảy ra một lần (vụ băng Thuý Nga Paris 40, vụ Trần Trường, vụ bài thơ của thầy bói Nhân Quang, cái chậu rửa chân của Huỳnh Thúy Châu, vụ cờ đỏ ở UT/Arlington, vụ Tim Rebeaud …). Câu trả lời đã rõ ràng qua hàng trăm bài phản đối cũng như sự hưởng ứng của hàng vạn người khác trên diễn đàn hay trong các cuộc biểu tình. Chúng tôi không học thói chụp mũ của VC khi chưa có bằng cớ cụ thể các anh chị làm tay sai cho Cộng Sản. Nhưng cứ tạm coi rằng các hành vi ngông nghênh, hợm mình, xuẫn ngốc, chưa đủ trưởng thành chính trị này đã xúc phạm sâu sắc đến cộng đồng tị nạn, và vô tình làm lợi cho Cộng sản mà thôi.
Cũng từ những lời tuyên bố, giải thích trên, chúng tôi nhận ra rằng về một phương diện khác, các anh chị hình như chưa hoàn toàn hiểu biết về nghệ thuật. Nếu muốn nói đến nghệ thuật thuần tuý “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, thì đó là những bài thơ, bản nhạc, bức tranh phát xuất từ tình cảm, nhận thức con người trước thiên nhiên, tình cảm, hay cuộc sống bình thường; có thể có hay không có chủ đích. Nhưng khi đã đem vào đó một biểu tượng chính trị, thì nghệ thuật đã trở nên vị nhân sinh, đúng hơn vị chính trị; vì nó phục vụ mục đích tuyên truyền - ủng hộ hay đả kích một ý hệ, một chế độ, chính sách. Chính các hoạ sĩ có tranh triển lãm cũng đã giải thích ý nghĩa chính trị của tranh họ, nhưng giải thích một cách ngược ngạo, hoàn toàn trái hẳn với chủ ý của tranh. Xa hơn, những bức tranh mà cần phải giải thích thì đủ nói lên trình độ thấp kém của người sáng tác!
Các thành viên trong VAALA và người yểm trợ cho họ thì nêu ra quyền tự do phát biểu. Các anh chị tưởng rằng có được các cấp bằng MA, MS là các anh chị hiểu biết về chính trị hơn cha anh mình chăng? Lầm to! Sự hiểu biết về chính trị xã hội không hoàn toàn dựa vào trình độ, mà là kinh nghiệm sống. Tự do nào cũng có giới hạn của chúng trong không gian và thời gian..Hình luật, dân luật là những văn bản giới hạn tự do con người. Giáo lý, đạo đức cũng giới hạn tự do con người. Có nhiều việc làm là tội lỗi theo tiêu chuẩn đạo đức mà không là tội ác theo tiêu chuẩn pháp luật, và ngược lại. Chúng tôi thách các anh chị sử dụng quyền tự do phát biểu bằng cách đem ra đường phố trưng bày một bức ảnh một cô gái ngồi dạng hai chân để lộ hết những gì kín đáo! Hay vẽ dĩa thịt heo đem phổ biến tại một thánh đường Hồi Giáo. Tự do phát biểu đấy, thử làm đi?
Dân chủ tự do không nước nào bằng Hoa Kỳ. Vậy mà trong thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ cũng đặt đảng Cộng Sản ra ngoài pháp luật. Hiện nay, những người tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ vẫn còn phải xác nhận là không dính líu đến Cộng Sản dù rằng đối lực Liên Xô đã tan rã.
Đúng thế, trong cộng đồng người Việt vẫn còn những điều cấm kỵ (Taboo, như các anh chị VAALA nhắc đến). Vì tự thân, tự tên gọi, Cộng đồng VN tại hải ngoại bao gồm tuyệt đại đa số những người ly hương vì bị đàn áp, ngược đãi trong chế độ CS. Điều này được nhắc đến hàng triệu lần trên báo chí, diễn đàn, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Rất dễ hiểu mà quý anh chị cố tình làm bộ không hiểu. Các anh chị có thể lớn lên, có suy nghĩ riêng tư độc lập của mình mà yêu thích chế độ Cộng sản là quyền của các anh chị. Chúng tôi xin tôn trọng sự lựa chọn đó. Nhưng chúng tôi có quyền bày tỏ thất vọng về sự phản bội lý lịch của mình, bôi nhọ sự hy sinh của cha anh mình. Chúng tôi thất vọng vì trong khi những người trẻ khác đang tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, vào phong trào đấu tranh cho quê hương; thì có một bộ phận tự cho là con cháu thuyền nhân lại chóng quên thảm kịch của chính gia đình họ để nhận thù làm bạn. Chúng tôi gọi đây là sự phản bội đáng nguyền rủa.
Ít nhất thì sau vụ này, chúng ta biết thêm được vài kẻ bội phản.
Đỗ Văn Phúc
No comments:
Post a Comment