Nhóm Phóng viên FNA
(Bản tin ngày 06-01-2009)
Sáng ngày 02-01-2009, một người cháu gọi linh mục Nguyễn Văn Lý bằng chú ruột là anh Nguyễn Công Hoàng đã từ Quảng Biên ra trại K1, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để thăm vị tù nhân lương tâm linh mục. Anh đến trại lúc 6g30 và nộp giấy tờ, nhưng phải đợi tới 8g45 mới thấy cán bộ trại dẫn chú mình ra.
Trong chiếc áo tù sọc dưa (bắt buộc mặc), linh mục Lý trông khỏe mạnh và tươi tỉnh như mọi lần. Trước hết, cha cho biết cách đây vài tuần, đã có hai linh mục thuộc Tổng giáo phận Huế ra thăm (lần thứ hai kể từ tháng 03-2007). Đó là linh mục quản lý Nhà chung và linh mục Trần Văn Quý, quản xứ Trường An (hay Phường Đúc) kiêm thành viên Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên và Hội đồng nhân dân thành phố Huế. Đại diện cho tòa Tổng giám mục Huế, hai vị này đã đem quà (tiền mặt, sách nguyện) của Đức Tổng giám mục Nguyễn Như Thể. Tiền thì trại cho nhận (nhưng phải ký gởi) còn sách nguyện thì cán bộ giữ lại (y như số phận cuốn sách nguyện mà gia đình đã gởi cách đây gần hai năm).
Tiếp đến, trước mặt công an trại giam, linh mục Lý cho anh Hoàng biết từ lâu nay, thỉnh thoảng cán bộ từ trung ương có đến “làm việc” với cha, và cha đã lợi dụng những dịp đó để đấu tranh với họ. Linh mục đấu tranh về 3 điểm chính: Quyền tự do ngôn luận, quyền sống của thai nhi, quyền tư hữu đất đai tài sản của nhân dân. Về quyền tự do ngôn luận, linh mục lập luận (với cán bộ trung ương): Karl Marx, vào thế kỷ 19, đã từng xử dụng quyền này để phê phán -thậm chí đòi tiêu diệt- chế độ tư bản bên Anh, nơi ông đang sống, mà chẳng bị hề hấn gì. Nhóm Nguyễn Ái Quốc, cũng thế kỷ 19, ra báo tại Paris để chống lại chính quyền thực dân Pháp mà vẫn bình yên. Các nhà nho Việt Nam có tư tưởng tiến bộ đầu thế kỷ 20 đã được nhà cầm quyền thuộc địa Pháp để cho tự do mở Đông Kinh Nghĩa Thục. Tại sao nhà cầm quyền CSVN nay lại không cho nhân dân lên tiếng? Về quyền sống của thai nhi, linh mục Lý lập luận: Tại sao vì muốn cho các em bé đã sinh ra được điều kiện sinh sống học hành mà lại giết những em bé đang còn trong bụng mẹ? Việc sát nhi ghê tởm này, cả chồng lẫn vợ cùng cán bộ y tế khắp Việt Nam đang đồng lòng thực hiện một cách bình thản, dựa theo quy định cấm nhân viên nhà nước có đứa con thứ ba và theo chủ trương tự do phá thai của nhà cầm quyền CS. Tội ác ngút trời này đang kéo tai họa xuống cho nhân dân Việt Nam mà trước hết cho các thủ phạm. Linh mục Lý cũng cho biết trong đợt tù 2001-2005 (vẫn tại trại giam này), cán bộ đã có hai lần mời cha thuyết trình về vấn đề kế hoạch hóa gia đình cho họ, nam riêng nữ riêng, mỗi lần hai giờ. (Chú thích: ngay sau 1975, linh mục Lý là chuyên gia giảng dạy về phương pháp ngừa thai tự nhiên tại Tổng giáo phận Huế). Về quyền sở hữu đất đai tài sản của nhân dân, cha Lý cho biết mình đã tranh đấu chuyện này từ đợt tù trước. Lúc ấy, cha đã yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tiểu chủng viện Hoan Thiện, trường trung học Thiên Hựu, trường Bình Linh và nhiều cơ sở khác cho Giáo phận Huế. Trung ương hứa trả. Nhưng khi ra tù, linh mục thấy đó chỉ là lời nói dối gạt. Nay thì linh mục tiếp tục đấu tranh (trong những lần làm việc với cán bộ trung ương) cho quyền sở hữu đất đai của dân oan và của các tôn giáo.
Linh mục Lý còn cho biết hôm tháng 3-2008, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có cho người đến thăm linh mục. Nghe thông báo, linh mục liền đưa ra hai điều kiện: phải để tôi giải thích cho tòa đại sứ vì sao tôi phải mang áo tù này, hai là không được chụp hình quay phim. Trại chấp nhận. Gặp phái đoàn, trước hết cha Lý dành ra nửa giờ đồng hồ để giải thích chuyện mặc áo tù (hơi dài như thế vì bắt buộc phải qua thông dịch viên). Linh mục nói: Trong thế giới văn minh hiện giờ, có các Công ước quốc tế nhân quyền. Mỗi nước soạn luật pháp riêng nhưng một khi đã ký vào Công ước thì phải lấy đó quy tắc cao nhất. Tại sao Việt Nam đã gia nhập hai Công ước nhân quyền 1966 mà còn làm ngược lại? Cha Lý giải thích (cho tòa đại sứ): Nhà cầm quyền CS bắt tôi ở tù và bắt tôi mặc áo tù này chính vì tôi đã thúc đẩy Việt Nam thực thi Công ước quốc tế. Họ cho tôi sai nên bắt tôi. Cho nên tôi là tù nhân lương tâm chứ không phải là tội phạm hình sự …
Hai chú cháu nói chuyện khoảng một tiếng thì cán bộ trại loan báo hết giờ. Thế nhưng linh mục Lý vẫn chủ động ngồi lại thêm nửa giờ nữa (như các lần trước) và bắt đầu hỏi thăm thân nhân, bằng hữu xa gần. Linh mục xin gởi lời cám ơn đồng bào và các tổ chức nhân quyền quốc nội lẫn hải ngoại cũng như của quốc tế đã luôn quan tâm đến mình. Về bản thân, linh mục cho biết mình vẫn bị biệt giam trong một khu vực riêng, không được có sách nguyện để đọc kinh hằng ngày, bị tước mọi giấy bút và sách vở (ngoại trừ báo chí của nhà nước mà gia đình gởi). Mỗi ngày, linh mục chỉ ăn sáng và tối, nhịn bữa trưa để cầu nguyện cho quê hương và Giáo hội, nhất là cho Thái Hà. Trước khi tiễn biệt, linh mục Lý đọc cho anh Hoàng nghe bài thơ nhỏ sau đây:
Sáng ngày 02-01-2009, một người cháu gọi linh mục Nguyễn Văn Lý bằng chú ruột là anh Nguyễn Công Hoàng đã từ Quảng Biên ra trại K1, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để thăm vị tù nhân lương tâm linh mục. Anh đến trại lúc 6g30 và nộp giấy tờ, nhưng phải đợi tới 8g45 mới thấy cán bộ trại dẫn chú mình ra.
Trong chiếc áo tù sọc dưa (bắt buộc mặc), linh mục Lý trông khỏe mạnh và tươi tỉnh như mọi lần. Trước hết, cha cho biết cách đây vài tuần, đã có hai linh mục thuộc Tổng giáo phận Huế ra thăm (lần thứ hai kể từ tháng 03-2007). Đó là linh mục quản lý Nhà chung và linh mục Trần Văn Quý, quản xứ Trường An (hay Phường Đúc) kiêm thành viên Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên và Hội đồng nhân dân thành phố Huế. Đại diện cho tòa Tổng giám mục Huế, hai vị này đã đem quà (tiền mặt, sách nguyện) của Đức Tổng giám mục Nguyễn Như Thể. Tiền thì trại cho nhận (nhưng phải ký gởi) còn sách nguyện thì cán bộ giữ lại (y như số phận cuốn sách nguyện mà gia đình đã gởi cách đây gần hai năm).
Tiếp đến, trước mặt công an trại giam, linh mục Lý cho anh Hoàng biết từ lâu nay, thỉnh thoảng cán bộ từ trung ương có đến “làm việc” với cha, và cha đã lợi dụng những dịp đó để đấu tranh với họ. Linh mục đấu tranh về 3 điểm chính: Quyền tự do ngôn luận, quyền sống của thai nhi, quyền tư hữu đất đai tài sản của nhân dân. Về quyền tự do ngôn luận, linh mục lập luận (với cán bộ trung ương): Karl Marx, vào thế kỷ 19, đã từng xử dụng quyền này để phê phán -thậm chí đòi tiêu diệt- chế độ tư bản bên Anh, nơi ông đang sống, mà chẳng bị hề hấn gì. Nhóm Nguyễn Ái Quốc, cũng thế kỷ 19, ra báo tại Paris để chống lại chính quyền thực dân Pháp mà vẫn bình yên. Các nhà nho Việt Nam có tư tưởng tiến bộ đầu thế kỷ 20 đã được nhà cầm quyền thuộc địa Pháp để cho tự do mở Đông Kinh Nghĩa Thục. Tại sao nhà cầm quyền CSVN nay lại không cho nhân dân lên tiếng? Về quyền sống của thai nhi, linh mục Lý lập luận: Tại sao vì muốn cho các em bé đã sinh ra được điều kiện sinh sống học hành mà lại giết những em bé đang còn trong bụng mẹ? Việc sát nhi ghê tởm này, cả chồng lẫn vợ cùng cán bộ y tế khắp Việt Nam đang đồng lòng thực hiện một cách bình thản, dựa theo quy định cấm nhân viên nhà nước có đứa con thứ ba và theo chủ trương tự do phá thai của nhà cầm quyền CS. Tội ác ngút trời này đang kéo tai họa xuống cho nhân dân Việt Nam mà trước hết cho các thủ phạm. Linh mục Lý cũng cho biết trong đợt tù 2001-2005 (vẫn tại trại giam này), cán bộ đã có hai lần mời cha thuyết trình về vấn đề kế hoạch hóa gia đình cho họ, nam riêng nữ riêng, mỗi lần hai giờ. (Chú thích: ngay sau 1975, linh mục Lý là chuyên gia giảng dạy về phương pháp ngừa thai tự nhiên tại Tổng giáo phận Huế). Về quyền sở hữu đất đai tài sản của nhân dân, cha Lý cho biết mình đã tranh đấu chuyện này từ đợt tù trước. Lúc ấy, cha đã yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tiểu chủng viện Hoan Thiện, trường trung học Thiên Hựu, trường Bình Linh và nhiều cơ sở khác cho Giáo phận Huế. Trung ương hứa trả. Nhưng khi ra tù, linh mục thấy đó chỉ là lời nói dối gạt. Nay thì linh mục tiếp tục đấu tranh (trong những lần làm việc với cán bộ trung ương) cho quyền sở hữu đất đai của dân oan và của các tôn giáo.
Linh mục Lý còn cho biết hôm tháng 3-2008, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có cho người đến thăm linh mục. Nghe thông báo, linh mục liền đưa ra hai điều kiện: phải để tôi giải thích cho tòa đại sứ vì sao tôi phải mang áo tù này, hai là không được chụp hình quay phim. Trại chấp nhận. Gặp phái đoàn, trước hết cha Lý dành ra nửa giờ đồng hồ để giải thích chuyện mặc áo tù (hơi dài như thế vì bắt buộc phải qua thông dịch viên). Linh mục nói: Trong thế giới văn minh hiện giờ, có các Công ước quốc tế nhân quyền. Mỗi nước soạn luật pháp riêng nhưng một khi đã ký vào Công ước thì phải lấy đó quy tắc cao nhất. Tại sao Việt Nam đã gia nhập hai Công ước nhân quyền 1966 mà còn làm ngược lại? Cha Lý giải thích (cho tòa đại sứ): Nhà cầm quyền CS bắt tôi ở tù và bắt tôi mặc áo tù này chính vì tôi đã thúc đẩy Việt Nam thực thi Công ước quốc tế. Họ cho tôi sai nên bắt tôi. Cho nên tôi là tù nhân lương tâm chứ không phải là tội phạm hình sự …
Hai chú cháu nói chuyện khoảng một tiếng thì cán bộ trại loan báo hết giờ. Thế nhưng linh mục Lý vẫn chủ động ngồi lại thêm nửa giờ nữa (như các lần trước) và bắt đầu hỏi thăm thân nhân, bằng hữu xa gần. Linh mục xin gởi lời cám ơn đồng bào và các tổ chức nhân quyền quốc nội lẫn hải ngoại cũng như của quốc tế đã luôn quan tâm đến mình. Về bản thân, linh mục cho biết mình vẫn bị biệt giam trong một khu vực riêng, không được có sách nguyện để đọc kinh hằng ngày, bị tước mọi giấy bút và sách vở (ngoại trừ báo chí của nhà nước mà gia đình gởi). Mỗi ngày, linh mục chỉ ăn sáng và tối, nhịn bữa trưa để cầu nguyện cho quê hương và Giáo hội, nhất là cho Thái Hà. Trước khi tiễn biệt, linh mục Lý đọc cho anh Hoàng nghe bài thơ nhỏ sau đây:
- Tự do ngôn luận cho dân!
Độc tài độc đảng phải cần bỏ đi.
Trục xuất sát hại thai nhi,
Vô thần duy vật, tội ghi mãi hoài.
Cửa nhà cơ sở đất đai,
Của dân, của đạo trả ngay tức thì !
No comments:
Post a Comment