Hồi đầu mùa hè năm 2009 này, trong dịp đến thăm gia đình anh Chu là bạn đồng hương, đồng tuế hiện định cư tại miền Đông nước Mỹ, tôi được anh chuyển cho mấy trang ghi chép tay của một anh bạn khác mà cùng học chung ở trung học Hồ Ngọc Cẩn tại Xuân Trường Nam Định vào năm 1951-52. Đó là anh bạn Đặng năm nay cũng đã ngòai tuổi 75 rồi. Anh Đặng không viết gì liên quan đến bản thân mình, mà chỉ ghi lại mấy nhận xét về tình hình xã hội tại miền Bắc mà anh đã đích thân chứng kiến suốt trên 50 năm qua, kể từ sau năm 1954.
Anh vừa là một nhân chứng, mà cũng vừa là một nạn nhân của chế độ độc tài chuyên chế toàn trị ở Việt nam. Và anh muốn dặn tôi để tùy nghi khai thác mà viết thành một bài báo như tôi vẫn thường làm từ mấy năm gần đây.
Vì thế, sau khi tham khảo thêm với anh Chu và với một số bà con khác, vốn hay có dịp về thăm viếng quê nhà ở ngòai Bắc, tôi thấy đã có thêm dữ kiện để viết bài báo này theo gợi ý của hai anh bạn thân thiết từ nhiều năm xưa.
Đó là lý do tại sao có bài viết này. Bài sẽ được phổ biến sau khi đã được các anh duyệt qua. Vì lẽ các anh mới chính là người có sáng kiến này và còn góp ý kiến về nội dung cho tôi là người viết. Vậy tôi chỉ là người nhận “chấp bút” với hai anh mà thôi. Bạn đọc có thể coi đây là một thứ “công trình tập thể” nhỏ bé của ba ông lão đã ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” tất cả rồi.
1. Trước hết là hiện tượng “Nói dối thành thần”
Cái điều tệ hại nhất ở nước ta từ ngày người cộng sản nắm chính quyền đã trên 60 năm nay, đó là sự dối trá lươn lẹo, lừa gạt khắp nơi khắp chốn. Từ trung ương chóp bu ở thủ đô Hà nội, cho tới tại địa phương thôn xóm miền quê, đâu đâu cũng thấy người ta lừa dối, thủ thế, dùng đủ mọi đòn phép thủ đọan mà đối xử với nhau. Điển hình nhất là chính ông Hồ Chí Minh đã có lần nói với cán bộ ngành công an rằng: “ Nói dối mà có lợi cho cách mạng, thì không phải là nói dối”! Cụ thể là báo Nhân dân là cơ quan nói dối, bịp bợm nhiều nhất. Nói dối mỗi ngày, nói dối quanh năm.
Vào năm 1946 – 47, vì biết người dân không ưa chủ trương chuyên chính vô sản, nên ông Hồ đã lừa dối, giả vờ giải tán đảng cộng sản. Rồi ông tuyên bố: ”Tôi không có một cái đảng nào khác, ngòai cái đảng Việt nam”. Nhưng đến năm 1954, khi trở về lại thủ đô Hà nội được rồi, thì ông lại tuyên bố :”Đảng của ta là đảng cầm quyền”. Rõ rệt là từ ông Hồ trở xuống, bất cứ người cộng sản nào thì cũng ngang nhiên làm mọi điều gì miễn là có lợi cho uy quyền, cho thế lực của đảng, mà không bao giờ phải áy náy trong lương tâm về tính cách thất nhân, thất đức của các hành động đó. Và cứ như vậy, lâu ngày sự dối trá lừa bịp đã trở thành một nếp sống tự nhiên, là chuyện bình thường của xã hội.
2. Tấm gương rất xấu của ông Hồ Chí Minh
Ngay cả về đời sống riêng tư của một con người thôi, thì ông Hồ đã để lại một tấm gương rất xấu, thua xa những người dân bình thường. Theo nhiều nhân chứng đáng tin cậy, thì ông Hồ đã cưới bà vợ đầu tiên là người Trung hoa tên là Tăng Tuyết Minh vào năm 1926-27. Và hồi năm 1936-38, ông Hồ đã ăn ở với đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai như hai vợ chồng khi cùng theo học tại trường Đông phương của Đệ Tam Quốc Tế tại Moscow. Theo nhà sử học đáng tin cậy Trần Trọng Kim, thì ông Hồ còn có một người con gái với Bà Đỗ Thị Lạc vào thời ông ta ở bên Tàu trước năm 1941-42. Rồi vào năm 1955-56, ông Hồ ăn ở với cô Nông thị Xuân, người dân tộc Tày và có được một người con trai tên là Nguyễn Tất Trung được trao cho thư ký riêng là Vũ Kỳ nuôi. Cô Xuân thì để mặc cho Bộ trưởng Nội vụ Trần Quốc Hòan sát hại, cùng với mấy cô em là nhân chứng trong nội vụ. Ấy thế mà ông Hồ cứ im re, không hề lên tiếng bênh vực cho người đã là vợ và là mẹ của đứa con của mình. Ông mê chức quyền, danh tiếng, địa vị hơn là tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa cha con.
Đã đến lúc nhân dân phải được biết rõ về cái mặt trái của chuyện “huyền thoại lãnh tụ”, vốn được bộ máy tuyên truyền khổng lồ của đảng cộng sản tô vẽ thêu dệt lên, đến độ thần thánh hóa, nhằm bịp bợm bao nhiêu thế hệ người dân Việt nam chúng ta. Thế hệ lớp người trẻ ngày nay có thừa khả năng để tìm cho ra sự thật đàng sau những dối trá, bịp bợm nham hiểm đê tiện như thế. Các em phải cùng nhau bắt tay vào công việc “giải trừ cái bệnh sùng bái lãnh tụ có tác dụng ngu dân, lạc hậu đã quá lâu như vậy”.
Bây giờ đảng cộng sản bắt cả nước phải học tập tư tưởng và tác phong một con người hèn hạ, dối trá đốn mạt đến như vậy, thì thử hỏi luân lý đạo đức truyền thống của dân tộc chúng ta để ở đâu cả rồi? Và còn cái “Lăng Hồ chí Minh” hiện vẫn còn nằm chình ình ở giữa thành phố Hà nội, thì mỗi năm chi phí hết bao nhiêu là tiền bạc của nhân dân? Thật là một sự lãng phí vô lối về tài sản quốc gia, nhất định là không thể nào kéo dài mãi mãi được nữa. Tại nước Nga, kể từ ngày chế độ cộng sản sụp đổ, người ta đã xóa bỏ thần tượng Lenine cũng như Staline, mà không hề tiếc thương.
3. Sự tàn bạo, độc ác và dối trá trong Cải cách ruộng đất
Đã có nhiều sách báo và cả hình ảnh mô tả rất chi tiết về cái sự dã man độc ác, bất nhân và vô luân của chính sách tàn bạo này rồi. Nên ở đây chỉ xin ghi lại cái hậu quả tai hại khủng khiếp của chiến dịch này trong nếp sống của xã hội nông thôn miền Bắc mà thôi. Điều tệ hại nhất là chiến dịch này đã bày đặt, ép buộc người dân công khai tố cáo, mạt sát lẫn nhau, đến nỗi chính người vợ tố cáo chồng, con tố cáo cha mẹ, anh chị em ruột tố cáo lẫn nhau. Mà toàn là thứ “tố điêu”, do cán bộ trong đội cải cách xui xiểm, thúc giục và ép buộc người này nêu ra những điều bệ rạc, sai trái “được cán bộ bày đặt sẵn” nhằm triệt hạ một số đối tượng do đội cải cách đã lựa chọn trước tại mỗi nơi thôn xóm, để quy họ vào “ thành phần giai cấp địa chủ”.
Rồi vào giai đoạn “sửa sai”, thì lại có vụ “trả thù” do gia đình các nạn nhân tìm cách “ăn thua đủ” với loại người đã vu oan giá họa cho các thân nhân của họ. Điều này càng làm cho nếp sống ở nông thôn thêm ngột ngạt căng thẳng, gay cấn. Rút cục lại là chiến dịch phát động cải cách ruộng đất, và tiếp theo là chánh sách cưỡng bức “tập thể hóa nông nghiệp”, đã phá tan nếp sống an bình, thuận thảo giữa các gia đình, dòng họ ở nông thôn, mà cho đến nay, dù đã trên nửa thế kỷ trôi qua, nhân dân tại miền Bắc nước ta vẫn chưa làm sao mà phục hồi lại sinh lực và hàn gắn được cái sự đổ vỡ trầm trọng nơi xã hội nông thôn ngàn xưa của dân tộc chúng ta được.
Nói vắn tắt lại, cái hậu quả lâu dài của tệ nạn cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp, và nhất là cuả sự xoá bỏ quyền tư hữu về ruộng đất, lại chính là đã phá nát tan hoang cái truyền thống hài hòa, yên ấm tại các thôn ấp, mà cha ông chúng ta đã phải dầy công trong nhiều thế hệ mới xây dựng lên được.
4. Sự phá họai đời sống tâm linh tôn giáo
Không còn ý niệm về Phúc đức, về sự bao dung nhân ái của bậc trượng phu quân tử nữa.
Trong cơn say mê điên loạn của chủ trương “cách mạng triệt để” bằng các thủ đoạn sắt máu và thâm độc, đảng cộng sản đã du nhập chánh sách “tiêu diệt tôn giáo” từ Liên Xô, Trung quốc, phá hoại không biết bao nhiêu cơ sở thờ phượng của các tôn giáo như đình, chùa, miếu đền cũng như các nhà thờ. Không những vậy, mà họ còn khống chế lũng đoạn giới tu sĩ, gây phân hóa chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo tinh thần. Sự truyền bá lý thuyết duy vật cực đoan, quá khích còn làm cho lớp người nhẹ dạ mất hết quan niệm về giá trị cao đẹp của luân lý đạo đức, của tôn giáo tâm linh, khiến cho họ chẳng còn biết sợ hãi bị lương tâm dày vò cắn rứt, mỗi khi làm điều chi xằng bậy sai quấy, mà chỉ còn biết coi trọng “giá trị vật chất là trên hết!”
Hậu quả là sinh hoạt tôn giáo đã bị bóp nghẹt, không sao phát triển nơi quần chúng nhân dân, nhất là nơi các thế hệ trẻ. Từ đó, người dân lần hồi mất hết ý niệm về lý tưởng đạo đức, về tinh thần khoan dung nhân ái của bậc trượng phu quân tử, xem nhẹ tấm lòng từ bi bác ái mà từ xa xưa vốn là rường cột trong hệ thống giá trị tinh thần của nền văn hóa dân tộc. Rõ ràng là xã hội đã bị băng hoại đến cực độ về phương diện nhân nghĩa luân lý.
Sự phá sản, xuống cấp về đạo đức lễ nghĩa như vậy còn tác hại sâu xa nặng nề đến truyền thống đạo hạnh lâu đời trong các gia đình và dòng tộc, vốn là cơ sở nền tảng để nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần yêu nước, thương nòi cho các thế hệ con cháu của quảng đại quần chúng nhân dân.
Nói tóm lại, đây là sự tàn phá nguy hại nhất cho cơ sở đạo đức tâm linh, mà vốn là căn bản của nền văn hóa dân tộc. Sự tàn phá này sâu rộng đến nỗi dân tộc chúng ta sẽ phải mất nhiều thế hệ sau nữa mới có thể phục hồi gây dựng lại xã hội tại quê nhà như thuở xưa được. Đây chính là cái vết thương trầm trọng, thâm độc nhất và nguy hiểm nhất, mà người cộng sản đã mù quáng và nhẫn tâm gây ra, khiến làm tê liệt sâu thẳm ngay tận đáy tâm hồn của tập thể dân tộc chúng ta.
Để tóm lược lại, chúng tôi xin ghi thật ngắn gọn như sau : Đứng trước tình trạng đổ vỡ nặng nề như vậy của quê hương đất nước do đảng cộng sản gây ra từ trên 60 năm nay, chúng ta phải làm gì để góp phần phục hồi và tái thiết lại xứ sở? Đó là cái vấn nạn lớn lao đặt ra trước hết cho tầng lớp sĩ phu trí thức ưu tú, cho giới lãnh đạo tinh thần trong các tôn giáo, rôi đến giới chuyên gia trong các ngành nghề chuyên môn. Tất cả quý vị là “vốn quý của đất nước”, là “nguyên khí của quốc gia”. Quý vị không thể nào mà cứ khoanh tay bất động, và lẩn tránh mãi cái trách nhiệm nặng nề của mình đối với quê hương xứ sở được. Quý vị có thưà khả năng về trí tuệ chuyên môn, cũng như về lòng dũng cảm hy sinh, để có thể cùng nhau thực hiện được những công trình có ích lợi thiết thực cho toàn thể dân tộc trong lúc dầu sôi lưả bỏng lúc này.
Chúng tôi chỉ biết trình bày trung thực và chính xác về tình trạng nguy ngập như vậy, và lên tiếng báo động với toàn thể bà con về chuyện này. Mà không hề dám có tham vọng đưa ra một giải pháp lớn lao cụ thể nào cho vấn đề trọng đại này của toàn thể quốc gia. Việc đó quả là khó khăn, phức tạp, nó vượt ra ngoài khả năng hạn hẹp của anh em chúng tôi. Vì thế, nên chúng tôi chỉ biết kêu gọi đến tinh thần dấn thân nhập cuộc của tất cả mọi con dân ưu tú người Việt nam hiện đang ở trong cũng như ở ngoài nước, đặc biệt là giới lãnh đạo tinh thần và tầng lớp sĩ phu quân tử, để cùng nhau “nối vòng tay lớn” nhằm cứu nguy đất nước khỏi cơn khủng hoảng trầm luân này.
Anh vừa là một nhân chứng, mà cũng vừa là một nạn nhân của chế độ độc tài chuyên chế toàn trị ở Việt nam. Và anh muốn dặn tôi để tùy nghi khai thác mà viết thành một bài báo như tôi vẫn thường làm từ mấy năm gần đây.
Vì thế, sau khi tham khảo thêm với anh Chu và với một số bà con khác, vốn hay có dịp về thăm viếng quê nhà ở ngòai Bắc, tôi thấy đã có thêm dữ kiện để viết bài báo này theo gợi ý của hai anh bạn thân thiết từ nhiều năm xưa.
Đó là lý do tại sao có bài viết này. Bài sẽ được phổ biến sau khi đã được các anh duyệt qua. Vì lẽ các anh mới chính là người có sáng kiến này và còn góp ý kiến về nội dung cho tôi là người viết. Vậy tôi chỉ là người nhận “chấp bút” với hai anh mà thôi. Bạn đọc có thể coi đây là một thứ “công trình tập thể” nhỏ bé của ba ông lão đã ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” tất cả rồi.
1. Trước hết là hiện tượng “Nói dối thành thần”
Cái điều tệ hại nhất ở nước ta từ ngày người cộng sản nắm chính quyền đã trên 60 năm nay, đó là sự dối trá lươn lẹo, lừa gạt khắp nơi khắp chốn. Từ trung ương chóp bu ở thủ đô Hà nội, cho tới tại địa phương thôn xóm miền quê, đâu đâu cũng thấy người ta lừa dối, thủ thế, dùng đủ mọi đòn phép thủ đọan mà đối xử với nhau. Điển hình nhất là chính ông Hồ Chí Minh đã có lần nói với cán bộ ngành công an rằng: “ Nói dối mà có lợi cho cách mạng, thì không phải là nói dối”! Cụ thể là báo Nhân dân là cơ quan nói dối, bịp bợm nhiều nhất. Nói dối mỗi ngày, nói dối quanh năm.
Vào năm 1946 – 47, vì biết người dân không ưa chủ trương chuyên chính vô sản, nên ông Hồ đã lừa dối, giả vờ giải tán đảng cộng sản. Rồi ông tuyên bố: ”Tôi không có một cái đảng nào khác, ngòai cái đảng Việt nam”. Nhưng đến năm 1954, khi trở về lại thủ đô Hà nội được rồi, thì ông lại tuyên bố :”Đảng của ta là đảng cầm quyền”. Rõ rệt là từ ông Hồ trở xuống, bất cứ người cộng sản nào thì cũng ngang nhiên làm mọi điều gì miễn là có lợi cho uy quyền, cho thế lực của đảng, mà không bao giờ phải áy náy trong lương tâm về tính cách thất nhân, thất đức của các hành động đó. Và cứ như vậy, lâu ngày sự dối trá lừa bịp đã trở thành một nếp sống tự nhiên, là chuyện bình thường của xã hội.
2. Tấm gương rất xấu của ông Hồ Chí Minh
Ngay cả về đời sống riêng tư của một con người thôi, thì ông Hồ đã để lại một tấm gương rất xấu, thua xa những người dân bình thường. Theo nhiều nhân chứng đáng tin cậy, thì ông Hồ đã cưới bà vợ đầu tiên là người Trung hoa tên là Tăng Tuyết Minh vào năm 1926-27. Và hồi năm 1936-38, ông Hồ đã ăn ở với đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai như hai vợ chồng khi cùng theo học tại trường Đông phương của Đệ Tam Quốc Tế tại Moscow. Theo nhà sử học đáng tin cậy Trần Trọng Kim, thì ông Hồ còn có một người con gái với Bà Đỗ Thị Lạc vào thời ông ta ở bên Tàu trước năm 1941-42. Rồi vào năm 1955-56, ông Hồ ăn ở với cô Nông thị Xuân, người dân tộc Tày và có được một người con trai tên là Nguyễn Tất Trung được trao cho thư ký riêng là Vũ Kỳ nuôi. Cô Xuân thì để mặc cho Bộ trưởng Nội vụ Trần Quốc Hòan sát hại, cùng với mấy cô em là nhân chứng trong nội vụ. Ấy thế mà ông Hồ cứ im re, không hề lên tiếng bênh vực cho người đã là vợ và là mẹ của đứa con của mình. Ông mê chức quyền, danh tiếng, địa vị hơn là tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa cha con.
Đã đến lúc nhân dân phải được biết rõ về cái mặt trái của chuyện “huyền thoại lãnh tụ”, vốn được bộ máy tuyên truyền khổng lồ của đảng cộng sản tô vẽ thêu dệt lên, đến độ thần thánh hóa, nhằm bịp bợm bao nhiêu thế hệ người dân Việt nam chúng ta. Thế hệ lớp người trẻ ngày nay có thừa khả năng để tìm cho ra sự thật đàng sau những dối trá, bịp bợm nham hiểm đê tiện như thế. Các em phải cùng nhau bắt tay vào công việc “giải trừ cái bệnh sùng bái lãnh tụ có tác dụng ngu dân, lạc hậu đã quá lâu như vậy”.
Bây giờ đảng cộng sản bắt cả nước phải học tập tư tưởng và tác phong một con người hèn hạ, dối trá đốn mạt đến như vậy, thì thử hỏi luân lý đạo đức truyền thống của dân tộc chúng ta để ở đâu cả rồi? Và còn cái “Lăng Hồ chí Minh” hiện vẫn còn nằm chình ình ở giữa thành phố Hà nội, thì mỗi năm chi phí hết bao nhiêu là tiền bạc của nhân dân? Thật là một sự lãng phí vô lối về tài sản quốc gia, nhất định là không thể nào kéo dài mãi mãi được nữa. Tại nước Nga, kể từ ngày chế độ cộng sản sụp đổ, người ta đã xóa bỏ thần tượng Lenine cũng như Staline, mà không hề tiếc thương.
3. Sự tàn bạo, độc ác và dối trá trong Cải cách ruộng đất
Đã có nhiều sách báo và cả hình ảnh mô tả rất chi tiết về cái sự dã man độc ác, bất nhân và vô luân của chính sách tàn bạo này rồi. Nên ở đây chỉ xin ghi lại cái hậu quả tai hại khủng khiếp của chiến dịch này trong nếp sống của xã hội nông thôn miền Bắc mà thôi. Điều tệ hại nhất là chiến dịch này đã bày đặt, ép buộc người dân công khai tố cáo, mạt sát lẫn nhau, đến nỗi chính người vợ tố cáo chồng, con tố cáo cha mẹ, anh chị em ruột tố cáo lẫn nhau. Mà toàn là thứ “tố điêu”, do cán bộ trong đội cải cách xui xiểm, thúc giục và ép buộc người này nêu ra những điều bệ rạc, sai trái “được cán bộ bày đặt sẵn” nhằm triệt hạ một số đối tượng do đội cải cách đã lựa chọn trước tại mỗi nơi thôn xóm, để quy họ vào “ thành phần giai cấp địa chủ”.
Rồi vào giai đoạn “sửa sai”, thì lại có vụ “trả thù” do gia đình các nạn nhân tìm cách “ăn thua đủ” với loại người đã vu oan giá họa cho các thân nhân của họ. Điều này càng làm cho nếp sống ở nông thôn thêm ngột ngạt căng thẳng, gay cấn. Rút cục lại là chiến dịch phát động cải cách ruộng đất, và tiếp theo là chánh sách cưỡng bức “tập thể hóa nông nghiệp”, đã phá tan nếp sống an bình, thuận thảo giữa các gia đình, dòng họ ở nông thôn, mà cho đến nay, dù đã trên nửa thế kỷ trôi qua, nhân dân tại miền Bắc nước ta vẫn chưa làm sao mà phục hồi lại sinh lực và hàn gắn được cái sự đổ vỡ trầm trọng nơi xã hội nông thôn ngàn xưa của dân tộc chúng ta được.
Nói vắn tắt lại, cái hậu quả lâu dài của tệ nạn cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp, và nhất là cuả sự xoá bỏ quyền tư hữu về ruộng đất, lại chính là đã phá nát tan hoang cái truyền thống hài hòa, yên ấm tại các thôn ấp, mà cha ông chúng ta đã phải dầy công trong nhiều thế hệ mới xây dựng lên được.
4. Sự phá họai đời sống tâm linh tôn giáo
Không còn ý niệm về Phúc đức, về sự bao dung nhân ái của bậc trượng phu quân tử nữa.
Trong cơn say mê điên loạn của chủ trương “cách mạng triệt để” bằng các thủ đoạn sắt máu và thâm độc, đảng cộng sản đã du nhập chánh sách “tiêu diệt tôn giáo” từ Liên Xô, Trung quốc, phá hoại không biết bao nhiêu cơ sở thờ phượng của các tôn giáo như đình, chùa, miếu đền cũng như các nhà thờ. Không những vậy, mà họ còn khống chế lũng đoạn giới tu sĩ, gây phân hóa chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo tinh thần. Sự truyền bá lý thuyết duy vật cực đoan, quá khích còn làm cho lớp người nhẹ dạ mất hết quan niệm về giá trị cao đẹp của luân lý đạo đức, của tôn giáo tâm linh, khiến cho họ chẳng còn biết sợ hãi bị lương tâm dày vò cắn rứt, mỗi khi làm điều chi xằng bậy sai quấy, mà chỉ còn biết coi trọng “giá trị vật chất là trên hết!”
Hậu quả là sinh hoạt tôn giáo đã bị bóp nghẹt, không sao phát triển nơi quần chúng nhân dân, nhất là nơi các thế hệ trẻ. Từ đó, người dân lần hồi mất hết ý niệm về lý tưởng đạo đức, về tinh thần khoan dung nhân ái của bậc trượng phu quân tử, xem nhẹ tấm lòng từ bi bác ái mà từ xa xưa vốn là rường cột trong hệ thống giá trị tinh thần của nền văn hóa dân tộc. Rõ ràng là xã hội đã bị băng hoại đến cực độ về phương diện nhân nghĩa luân lý.
Sự phá sản, xuống cấp về đạo đức lễ nghĩa như vậy còn tác hại sâu xa nặng nề đến truyền thống đạo hạnh lâu đời trong các gia đình và dòng tộc, vốn là cơ sở nền tảng để nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần yêu nước, thương nòi cho các thế hệ con cháu của quảng đại quần chúng nhân dân.
Nói tóm lại, đây là sự tàn phá nguy hại nhất cho cơ sở đạo đức tâm linh, mà vốn là căn bản của nền văn hóa dân tộc. Sự tàn phá này sâu rộng đến nỗi dân tộc chúng ta sẽ phải mất nhiều thế hệ sau nữa mới có thể phục hồi gây dựng lại xã hội tại quê nhà như thuở xưa được. Đây chính là cái vết thương trầm trọng, thâm độc nhất và nguy hiểm nhất, mà người cộng sản đã mù quáng và nhẫn tâm gây ra, khiến làm tê liệt sâu thẳm ngay tận đáy tâm hồn của tập thể dân tộc chúng ta.
Để tóm lược lại, chúng tôi xin ghi thật ngắn gọn như sau : Đứng trước tình trạng đổ vỡ nặng nề như vậy của quê hương đất nước do đảng cộng sản gây ra từ trên 60 năm nay, chúng ta phải làm gì để góp phần phục hồi và tái thiết lại xứ sở? Đó là cái vấn nạn lớn lao đặt ra trước hết cho tầng lớp sĩ phu trí thức ưu tú, cho giới lãnh đạo tinh thần trong các tôn giáo, rôi đến giới chuyên gia trong các ngành nghề chuyên môn. Tất cả quý vị là “vốn quý của đất nước”, là “nguyên khí của quốc gia”. Quý vị không thể nào mà cứ khoanh tay bất động, và lẩn tránh mãi cái trách nhiệm nặng nề của mình đối với quê hương xứ sở được. Quý vị có thưà khả năng về trí tuệ chuyên môn, cũng như về lòng dũng cảm hy sinh, để có thể cùng nhau thực hiện được những công trình có ích lợi thiết thực cho toàn thể dân tộc trong lúc dầu sôi lưả bỏng lúc này.
Chúng tôi chỉ biết trình bày trung thực và chính xác về tình trạng nguy ngập như vậy, và lên tiếng báo động với toàn thể bà con về chuyện này. Mà không hề dám có tham vọng đưa ra một giải pháp lớn lao cụ thể nào cho vấn đề trọng đại này của toàn thể quốc gia. Việc đó quả là khó khăn, phức tạp, nó vượt ra ngoài khả năng hạn hẹp của anh em chúng tôi. Vì thế, nên chúng tôi chỉ biết kêu gọi đến tinh thần dấn thân nhập cuộc của tất cả mọi con dân ưu tú người Việt nam hiện đang ở trong cũng như ở ngoài nước, đặc biệt là giới lãnh đạo tinh thần và tầng lớp sĩ phu quân tử, để cùng nhau “nối vòng tay lớn” nhằm cứu nguy đất nước khỏi cơn khủng hoảng trầm luân này.
California, Tháng 11 Năm 2009
Đoàn Thanh Liêm
No comments:
Post a Comment