Friday, December 11, 2009

Từ lệ thuộc đến mất nước - Trần Nhu

Lời phi lộ. - Gần chín mươi triệu dân sống trên mảnh đất hình chữ S eo hẹp, lại đang bị cắt xén dần dâng cho giặc phương Bắc ! Những kẻ nắm vận mệnh quốc gia không có tài đức, lại rất đam mê quyền lực. Đưa đến hậu quá là chúng đẩy cả dân tộc vào con đường đói nghèo cùng quẫn! Nghèo nàn về đạo đức, yếu hèn về phẩm giá con người.

Tình hình mỗi lúc thêm nghiêm trọng, đất nước đã và đang bị xâm lăng về văn hóa, về lãnh thỗ, lãnh hải.

Thiết nghĩ, không có ai quá vô tâm với đất nước mà yên lòng trước họa ngoại xâm hiện nay. Trừ bọn Mạnh, Dũng, Trọng ... Giờ là lúc mỗi công dân Việt Nam cần nhìn vào sự thật. Đó là lương tâm và trách nhiệm không thể thoái thác.

Xin đón đọc loạt bài: “Giá Của Tự Do Luôn Luôn Cao” cùng tác giả.

Từ lệ thuộc đến mất nước


Đảng Cộng Sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập. Không được sinh ra từ trong lòng dân tộc, không được nuôi dưỡng trong dòng sữa mẹ Việt Nam. Nó được sinh ra từ Liên Xô, Trung Quốc: Mục tiêu của nó là phục vụ cho quyền lợi Quốc Tế Cộng Sản. Nên nó không xuất phát từ lợi ích người dân. Nó chỉ lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam và sống bám vào mồ hôi xương máu của dân tộc. Nó hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại bang.

Ngay từ khi nó còn hoạt động trong bóng tối nó đã lệ thuộc vào Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, cho đến khi có chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo được thành lập năm 1946, rồi trong suốt hai cuộc gọi là kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nó bám chặt vào Liên Xô-Trung Quốc, cho đến nay nó càng bám chặt và phụ thuộc vào Trung Quốc trong mọi lĩnh vực kể cả quan điểm của Trung Quốc về vấn đề quốc phòng, ngoại giao nhà nước. Những chính sách này đã được công khai hóa minh bạch rành rẽ.

Trong hoàn cảnh đất nước bị nạn ngoại xâm đe dọa như hiện nay, những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không dựa vào nhân dân mà dựa vào nước ngoài để tồn tại. Lịch sử Việt Nam từ bao ngàn năm qua trong các cuộc chống xâm lăng. Việc đoàn kết toàn dân để bảo vệ chủ quyền quốc gia và việc chọn nhân tài để lãnh đạo đất nước. Cả hai thành tựu ấy vẫn là năng lực cần thiết cho sự lãnh đạo chính trị của các triều đại Việt Nam.

Người Việt đã chiêm nghiệm, từ những thất bại trong các cuộc chống ngoại xâm và lớn lên từ những thất bại đó.

Người Tầu thường lợi dụng cơ hội yếu kém của giới lãnh đạo Việt Nam trong những khủng hoảng nội bộ. Có kẻ manh tâm sang cầu cạnh họ như trường hợp Kiều Công Tiễn sang cầu vua Nam Hán. Lê Chiêu Thống sang cầu nhà Thanh. Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh sang cầu Bắc Triều là lập tức họ lại giật quyền bá chủ xưa của mình ở Việt Nam.

Những khủng hoảng như vậy, khi yêu cầu về sự lãnh đạo mạnh mẽ để chống lại quân xâm lược đã trở thành một đề tài quán triệt trong lịch sử Việt Nam và các vua Việt Nam phải có tài tập hợp toàn dân tham gia kháng chiến, mới có thể thắng được giặc.

Chọn người tài để lãnh đạo đất nước. Ngay cả trong lĩnh vực tôn giáo cũng phải chọn người có tài để lãnh đạo giáo hội. Thời nhà Trần, Trúc Lâm Yên Tử có trên một ngàn vị tăng, trong số này có rất nhiều Hòa Thượng nhiều tuổi đạo, lẽ ra phải chọn trong số đó. Nhưng Ðiều Ngự Giác Hoàng không chọn được ai để truyền y bát nối nghiệp mà ngài lại chọn chú tiểu Pháp Loa, mới có 3 tuổi đạo, 23 tuổi đời! Sao lại có chuyện ngược đời như vậy? Là vì ngài muốn cho Giáo Hội phát triển mạnh, phải chọn người có tài để giao việc. Nếu giao việc cho người không làm được tốt sẽ dẫn dắt giáo hội đến chỗ suy yếu, tan rã, cho nên ngài chọn Pháp Loa là vì ngài đã phát hiện ra Pháp Loa là một kỳ tài, cũng giống như Vạn Hạnh phát hiện ra Lý Công Uẩn có thể gánh vác được việc quốc gia sau này. Phật giáo không có cái khuôn mẫu cứng nhắc, và để cho danh chính ngôn thuận, Giác Hoàng đã phải bố trí một đại lễ, mời vua Trần Anh Tông với Thượng Tế quốc phụ Thượng Tổ cùng các quan ở trên đình đến chứng minh buổi lễ này. Ðây cũng là một đặc điểm độc đáo của Phật giáo Việt Nam khác hẳn với Phật Giáo Trung Hoa, Ấn Ðộ …

Muốn cho giáo hội mạnh phải chọn người tài ba, quốc gia cũng vậy. Muốn gìn giữ được nền độc lập và phát triển phải chọn người có tài đức.

Ở đời có những công việc mà hàng triệu người không thể làm thay cho một người, nhất là công việc lãnh đạo. Trong đời sống khá hiếm. Nhất là trong lúc quốc biến, thù trong giặc ngoài, không dễ gì có một người như Ngô Quyền, Nguyễn Huệ trừ khử bọn Việt Gian dẹp giặc ngoài.

Lúc đất nước khẩn yếu như vậy, người lãnh đạo vĩ đại như vậy. Về mặt đạo, chỉ cần một vài người tiêu biểu như Khuông Việt thời Lê, Vạn Hạnh thời Lý và Trần Thái Tông mới giải quyết được việc mà hàng ngàn sư tăng thường không thể làm nổi. Chúng ta cũng có thể thấy ngay thời đại ngày nay trên 3 triệu Ðảng viên Cộng Sản VN, không có một khuôn mặt nào sáng sủa, toàn hạng mê lú. Nhưng họ lại giữ độc quyền lãnh đạo đất nước, nếu người dân Việt Nam có quyền lựa chọn, thử hỏi trong số 84 triệu dân có người dân nào lại chọn Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh lãnh đạo đất nước. Mới đây tôi xem hồi ký của tướng Giáp. Ông ta luôn nhắc tới lời dậy của Hồ Chí Minh như câu: Bác thường nói: “Muôn việc lấy đảng làm gốc” như thế nhân dân Việt Nam không được dự phần việc gì cũng do Ðảng Cộng Sản (1). Thật đại bất hạnh cho dân tộc Việt Nam là những người ngoài đảng Cộng Sản không được quyền lựa chọn, không được đóng góp ý kiến việc nước!

Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản, đã chứng minh về việc chính quyền cai trị đi thụt lùi, tệ hơn nữa là bọn chúng làm tay sai cho ngoại bang phản lại dân tộc.

Hiện nay những người lãnh đạo Ðảng Cộng Sản VN đang cấp tốc thực hiện khẩu hiệu chiến lược (Hợp tác toàn diện với Trung Quốc).

Ðáng lưu ý nhất là bên lề hội nghị APEC tháng 11 năm 2006 được tổ chức ở Hà Nội, trong thời gian này có ba bản tuyên bố chung:

- Bản tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.

- Bản tuyên bố chung Việt Nam-Liên Bang Nga.

- Bản tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ.

Hai bản tuyên bố Việt Nam-Liên Bang Nga, Việt Nam-Hoa Kỳ không có bất cứ một ràng buộc nào giữa hai nhà nước, còn bản tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thì Việt Nam hoàn toàn bị buộc chặt vào Trung Quốc. Ðể mọi người tham khảo. Tôi để toàn văn bản Tuyên bố Việt-Trung dưới đây:

View the latest news Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc SGGP: Cập nhật ngày 17/11/2006 lúc 23:27'(GMT+7)

http://www.sggp.org.vn/apec/2006/11/71847/

1. Nhận lời mời của Tổng Bí Thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Tổng Bí Thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 17 tháng 11 năm 2006.

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu có tính chất lịch sử mà hai Đảng, hai nước đã giành được trong quá trình tìm tòi con đường phát triển Xã Hội Chủ Nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước. Việt Nam đánh giá cao những thành tựu vĩ đại mà Trung Quốc đã giành được trong sự nghiệp cải cách, mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thực hiện được mục tiêu hùng vĩ xây dựng toàn diện xã hội khá giả và đẩy nhanh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới 20 năm qua, ủng hộ các phương châm và chính sách do Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội X của Đảng xác định, xây dựng Việt Nam thành một nước Xã Hội Chủ Nghĩa hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, nhất trí cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có những diễn biến sâu sắc, việc tiếp tục tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên thoả thuận sẽ tăng cường các chuyến thăm cấp cao, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế hợp tác giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh…, mở rộng hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục…, triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai bên cùng nhau nỗ lực phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và mãi mãi là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

4. Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước đã chính thức thành lập và tiến hành phiên họp đầu tiên của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung. Hai bên nhất trí cho rằng, sự kiện này có lợi cho việc tăng cường chỉ đạo vĩ mô, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác trong tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc, điều phối giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình hợp tác. Uỷ ban này sẽ phát huy tác dụng quan trọng góp phần bảo đảm quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển lâu dài, ổn định, lành mạnh và bền vững.

5. Hai bên hài lòng về tiến triển đã đạt được trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên đồng ý trên tinh thần "bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi và cùng thắng", mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất lượng và trình độ hợp tác kinh tế thương mại. Tích cực phát triển điểm tăng trưởng mới về thương mại, duy trì đà tăng trưởng nhanh chóng kim ngạch mậu dịch song phương, thực hiện mục tiêu mới là nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2010.

Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng Sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông…

Đẩy nhanh tiến trình xây dựng "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", thúc đẩy vững chắc, hiệu quả các dự án hợp tác cụ thể. Tăng cường hợp tác trong các thể chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trung Quốc chúc mừng Việt Nam đã gia nhập WTO và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tích cực đóng góp phần mình vào các hoạt động của tổ chức này sau khi trở thành thành viên chính thức.

Hai bên đã ký và nhất trí sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện "Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương”, đề ra phương hướng tổng thể về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong 5-10 năm tới, xác định các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.

Hai bên còn ký kết Bản ghi nhớ về việc triển khai Hợp tác "hai hành lang, một vành đai kinh tế" và một số văn kiện hợp tác kinh tế khác.

6. Hai bên đánh giá tích cực những tiến triển mà hai nước đã đạt được trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ hơn nữa, áp dụng các biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn, đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, bảo đảm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền và ký văn bản mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008.

Tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ” và "Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ”, triển khai tốt tuần tra chung giữa hải quân hai nước, công tác điều tra liên hợp nguồn lợi cũng như kiểm tra liên hợp trong Vùng đánh cá chung, tích cực hợp tác đẩy nhanh việc thực hiện Thoả thuận khung về hợp tác dầu khí trong Vịnh Bắc bộ, tiến hành công tác thăm dò chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định, giữ gìn trật tự Sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực khác như nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển…

Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được. Hai bên cùng nhau cố gắng giữ gìn ổn định tình hình biển Đông, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp.

7. Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, ủng hộ "Luật chống chia cắt đất nước”, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Mong muốn Trung Quốc sớm thực hiện thống nhất đất nước. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

8. Hai bên hài lòng về hợp tác giữa hai nước trong công việc quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), EAS, ARF, Tiểu vùng sông Mê-công mở rộng…, cùng nhau làm hết sức mình vì hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên nhất trí cho rằng Liên hợp quốc cần góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả trong việc đối phó với những thách thức và các mối đe doạ mới, duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Trung Quốc bày tỏ ủng hộ Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

9. Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cảm ơn Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đảng Cộng Sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho đoàn sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị, và trân trọng mời Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Trung Quốc vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Ngày 17 tháng 11 năm 2006

Khi đọc bản tuyên bố này, chúng ta không thể không đặt câu hỏi:

- Thế nào là “hợp tác toàn diện?”

- Thế nào là “hợp tác cơ chế các ngành ngoại giao”?

- Thế nào là “hợp tác quốc phòng”?

- Thế nào là “hợp tác công an, an ninh..?”

- Và cái ủy ban chỉ đạo hợp tác vĩ mô thúc đẩy hợp tác toàn diện là ai?

- Chúng tôi tạm ghi lại đây những từ khuôn mẫu quan trọng trong bản tuyên bố Việt Trung để làm sáng tỏ sự thật. Ở đây cần lưu ý cách chọn lựa ngôn từ của bản tuyên bố, vì đây là một bản tuyên bố chung, một văn kiện ngoại giao lịch sử cơ bản có liên quan đến vận mệnh của toàn dân ta của Tổ Quốc Việt Nam, chứ không phải là những câu nói xã giao ngoài miệng. Nhất là một cường quốc lớn ký với một nước nhỏ họ buộc mình phải thi hành nghiêm chỉnh. Vậy mong được sự quan tâm đúng mức của mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.

Dưới đây tôi sẽ phân tích một số điểm chủ yếu trong bản tuyên bố đó:

“Trong thời gian thăm, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã hội đàm với Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Hai bên thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, trao đổi ý kiến sâu rộng về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm và đã đạt được nhận thức chung rộng rãi. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm lần này đã thành công tốt đẹp, chắc chắn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phát triển.”

Ðọc đoạn văn trên làm tôi chợt nhớ đến “Hồi Ức Và Suy Nghĩ” của thứ trưởng bộ ngoại giao Trần Quang Cơ. Có đoạn nói ông Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh đến Bắc Kinh xin gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo chi tiết về đại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề trọng đại trong Ðại Hội. Và cơ cấu nhân sự Ban Chấp Hành Trung Ương mới…

Như thế là việc báo cáo tình hình nội bộ đảng ai có khuynh hướng khác… cho ban lãnh đạo Trung Quốc nắm thật chặt những người lãnh đạo Ðảng Cộng Sản VN để dễ dàng điều khiển họ theo ý định của mình, còn Hồ Cẩm Ðào giả thử có nói về nội tình đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì bọn lâu la ở xóm xã làm gì?

Ðiều 3: “Hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường các chuyến thăm cao cấp, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng đảng, quản lý nhà nước cũng như xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Phát triển đầy đủ cơ chế hợp tác các nghành: ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh toàn diện”.

Hợp tác toàn diện, hay là “chộp giựt toàn diện”? Trong tình huống này, Nông Ðức Mạnh trở thành Bí Thư Huyện Ủy An Nam, Nguyễn Minh Triết trở thành Chủ Tịch huyện, quân đội nhân dân trở thành tự vệ huyện… Tất cả dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bắc Kinh khéo dùng các quan chức người bản xứ, dù bề ngoài còn ngụy trang, để tránh né sự phẫn nộ của dân chúng và dư luận quốc tế, trên thực tế nó đã thành công đến 80% biến Việt Nam thành một huyện của Trung Quốc.

Chúng ta thường phải trả một giá rất đắt để hiểu ra được một câu trong văn kiện, hay hiệp định ký với nước ngoài, thậm chí chỉ một câu tựa đề có thể hàm chứa toàn bộ nội dung trong đó. Nên bất cứ một từ ngữ nào trong hiệp định cũng quan trọng, thí dụ: Bắc Kinh dùng câu “hợp tác toàn diện Việt-Trung”. Nét chấm phá quyết định và mục tiêu cuối cùng toàn bộ bức tranh Hán hóa nằm ở đây. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam bị xóa bởi chiến lược diễn biến hòa bình của Bắc Kinh.

Bạn nghĩ xem nước Việt Nam nhỏ bé bằng một huyện của Trung Quốc, mà đi hợp tác “toàn diện” với một nước khổng lồ, thì mình bị xóa nhòa trong cái khối đại Hán rồi còn gì. Tệ hơn nữa là người Việt Nam trở thành công dân loại ba. Quả thực dân Tầu chưa thời nào được nâng lên cao như hiện nay. Người Trung Quốc đi khắp nước Việt Nam không cần chiếu khán nhập cảnh (visa), trong khi người Việt Nam không có quyền đi lại tự do trên đất nước mình, muốn đi đâu phải có thông hành (tạm trú, tạm vắng) còn người Việt Nam ở nước ngoài muốn về thăm quê hương phải có (Visa) và thường bị sách nhiễu đủ điều, mặc dù là họ mang dollars thật về nước, còn con ông trời có quyền tiêu tiền giả, không ai dám động đến.

“Hợp tác các ngành ngoại giao”, đây có lẽ là một phát minh quái đản nhất cũng không phải là mới mẻ gì, nó đã làm từ thời Hồ Chí Minh, ngành nào cũng có chuyên gia cố vấn Trung Quốc. Còn khi họp đại hội đảng thì các yếu nhân Trung Quốc sang tận nơi để chỉ đạo như Giả Khánh Lâm… rồi trước khi ông Nông Ðức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng muốn đi thăm các nước phải đến gặp Trung Nam Hải trước.

“Hợp tác quốc phòng”? Khác với Liên Minh quân sự, hợp tác là gom lại thành một mối một lực lượng quân sự duy nhất, thật là chuyện ngu xuẩn đến khó hiểu! Thảo nào quân đội Trung Cộng chiếm đất, chiếm biển, bắn giết ngư phủ Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng dưới sự lãnh đạo của đảng không động đậy - mặc!

“Hợp tác công an, an ninh” đến nông nỗi này thì hết thuốc chữa. Các cố vấn Trung Quốc dùng người Việt kềm kẹp và đàn áp người Việt. Họ biến lực lượng công an Việt Nam thành công cụ của họ. Nên sinh viên và nhân dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc chiếm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa… trước tòa Ðại Sứ Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sứ quán Trung Quốc ở Sài Gòn tháng 9 và tháng 10 vừa qua bị công an đàn áp tơi bời. Ai gây cảnh:

“Sáo thịt nồi da bao oan nghiệt!

Da vàng máu đỏ chẳng nương tình”

Thơ “Việt Nữ Hoan Châu”

Trong bản tuyên bố Việt-Trung còn nhấn mạnh: “Việc tăng cường chỉ đạo vĩ mô của ủy ban chỉ đạo”.

Ủy ban nào? Ai chỉ đạo? Nếu không phải là những chuyên gia cố vấn các ngành của Trung Quốc chỉ đạo những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam và công an Việt Nam đàn áp chính đồng bào của họ. Ban cố vấn chỉ đạo không chờn vờn như bóng ma mà nó là một hệ thống chỉ huy an ninh từ tòa Ðại Sứ Quán của Trung Quốc ở Hà Nội, màng lưới của nó rất tinh vi có thể theo dõi mọi hoạt động của Ðảng Cộng Sản VN và chính phủ, điều hành kinh tế, quân sự, an ninh và hầu hết các lãnh vực khác qua tòa Ðại Sứ Quán Trung Quốc.

Giang sơn đổi chủ ngầm ngầm bi thảm này mà ít ai nhận ra nhờ vụ Hoàng Sa, Trường Sa… Một biến cố xấu nhưng nó đã có tác dụng đánh thức lý trí của tuổi trẻ, đánh thức tinh thần dân tộc. Do đó, nó chẳng những báo hiệu một đột biến mới của lịch sử cũng sắp xảy đến. Chính quyền Cộng Sản vốn suy yếu, không tìm được lối ra.

Trên cơ sở bối cảnh tổ quốc lâm nguy như vậy! Họ xuống đường để biểu thị trách nhiệm công dân và lòng yêu nước. Ðây chính là một khát vọng hết sức sôi sục mà cũng là một nỗi đau khổ hết sức trầm thống. Tuổi trẻ khắp miền đất nước muốn thể hiện giá trị cuộc sống của mình chỉ cần có cơ hội phục vụ Tổ Quốc, nhưng đã bị những người lãnh đạo Ðảng Cộng Sản VN thẳng thừng từ chối. Ðảng Cộng Sản muốn mài nhẵn đi những góc cạnh để mong duy trì quyền lực và tệ hơn nữa là họ theo lệnh của cố vấn Trung Quốc đàn áp đồng bào ruột thịt của mình.

Người xưa nói: “Biết lo cho người, thì người cũng lo cho mình”. Người có lòng nhân bảo vệ cho người khác thì cũng chính là lo cho chính mình vậy. Lo cho người khác là lo cho chính mình “lòng nhân”, “người nhân”. Tuy không phải là một tư tưởng mới mẻ gì nhưng đối với thời đại bây giờ nó là một thách thức trước mặt toàn dân. “Không ai muốn loạn” nhưng nếu không còn lựa chọn nào khác, và nếu loạn thì những người lãnh đạo Ðảng Cộng Sản VN không có chỗ an thân. Cũng nên thấy rằng hàng triệu triệu thanh niên nam nữ tuổi đôi mươi phải lãng phí một cách oan uổng! Chỉ vì cái tư tưởng lai căng, dốt nát của Hồ Chí Minh. Ðáng tiếc cho năm tháng trôi qua! Bao nhiêu thế hệ bị bưng bít và đè nén một cách tuyệt vọng trong bức màn sắt. Bởi một nhóm người thao túng quyền lực kéo dài 7 thập niên lúc nào dân chúng trong nước cũng sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, không sao thoát ra khỏi và vươn lên được. Uy quyền đảng nắm trọn, mặc tình chúng tác oai, tác quái, cướp của, bỏ tù. Khắp miền đất nước kêu than, ai đứng ra bênh vực đều bị hãm hại. Bởi một chính quyền trị dân, lấy bán nước làm vinh. Bình thiên hạ lấy tàn sát, giết chóc, bỏ tù làm thước đo đạo đức để tiến thân. Việc này được bày ra trước mắt toàn dân là giữa lúc Trung Quốc ngang nhiên công khai chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì những người đứng đầu chế độ hiện nay không ai lên tiếng. Ngược lại họ lại đứng ra tổ chức lễ trao huân chương cao nhất cho hai nhân vật đã từng dâng lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc cho giặc là cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu và chủ tịch nước Trần Ðức Lương không những thế họ còn mời Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh là hai tên tay sai đầu sỏ thân tín của Bắc Kinh đến tham dự.

Thù trong giặc ngoài như vậy! Ðất nước khẩn yếu đến như vậy, người lãnh đạo nhu nhược hèn yếu đến như vậy!

Trong tình thế hiện tại, người Việt Nam chỉ có hai lựa chọn một làm công dân một nước độc lập, hoặc trở thành tên nô lệ cho người Tầu. Không ai là “người ngoại cuộc” kể cả các tôn giáo, các nhà tu hành đã là người Việt Nam đều phải đối diện trước cơn quốc biến này. Nếu bỏ qua, chúng ta thực khó mà gánh vác lỗi lầm quá lớn để con cháu muôn đời sẽ ân hận!

Giá trả cho độc lập tự do rất cao. Nhưng cho dù ngày mai tận thế, đêm nay ta vẫn gieo trồng sen thơm sạch. Sống thêm một năm có ý nghĩa một năm, sống thêm một ngày có lợi ích một ngày. Còn sống cuộc đời nô lệ mất tự do có ích gì?

Chúng tôi tuy không có năng lực gì, nhưng ít ra cũng có tấm lòng. Nguyện đem tấm lòng này góp đuốc cho quê hương. Mừng là đã thấy xuất hiện những khuôn mặt rạng rỡ như ánh trăng rằm xua tan bóng tối sợ hãi trong tâm cảm dân chúng. Họ là những thanh niên đầy nhiệt huyết và trách nhiệm, những cặp mắt kiên định đầy nghị lực của các thanh niên trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Hà Nội và Sài Gòn tháng 11 vừa qua.

Cao quý thay về hành động lựa chọn: Tổ Quốc kêu gọi các bạn tiếp tục tiến lên! Tiếp tục tiến lên hàng đầu! Xuống đường, tiếp tục xuống đường tràn vào Ba Ðình! Chỉ có thế mới giành được độc lập tự do. Chúng ta tin tưởng là chính nghĩa sẽ thắng gian tà, niềm tin thắng bạo lực. Tiền nhân ta từ ngàn xưa đã để lại thông điệp: “Ðại nghĩa thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi), “Vạn cổ thử giang san” (Lý Thường Kiệt) Giang sơn vạn cổ ta gìn giữ, non nước ấy ngàn thu!

Các bạn hãy tự hào với niềm tin vô tư trong trắng. Từ thời điểm cột mốc này.

Tình hình đất nước Việt Nam đang bước vào thời kỳ cực kỳ nghiêm trọng: Các bạn phải làm gì để trả ơn cho tiền nhân, cội nguồn của chúng ta. Trả ơn cho đất nước đã cưu mang chúng ta. Cơm ta đang ăn đây, nước ta uống đây là của ai? Nếu không xác định được cội nguồn và cuộc sống chúng ta đang sống là ta đã phản bội lại tiền nhân, phản bội lại chính ta!

Trần Nhu

No comments:

Post a Comment