J.B Nguyễn Hữu Vinh
Đức Giáo hoàng Benedict XVI và Nguyễn Minh Triết |
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Nguyễn Minh Triết được dư luận chú ý. Nhiều người đã suy đoán về mục đích và diễn biến của cuộc gặp lịch sử này với nhiều chính kiến và cách nhìn khác nhau.
Mong chờ và hy vọng
Là một công dân VN, là giáo dân, chúng tôi chờ đợi và hy vọng về cuộc gặp gỡ này từ lâu với nhiều suy nghĩ vì đây là một cuộc gặp lịch sử đầu tiên của quan chức đứng đầu đất nước cộng sản VN đặt chân đến điện Vatican.
Đức Giáo hoàng Benedict XVI và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Chúng tôi mong muốn có một cuộc gặp gỡ thật chân thành, thẳng thắn trong tinh thần Sám hối, Hòa giải và Hy vọng như tinh thần của Sứ điệp Đức Thánh Cha đã gửi và HĐGMVN đã ghi rõ trong dịp Khai mạc Năm Thánh vừa qua để hai bên có những bước tiến bộ mới nhằm đưa lại cho đất nước VN sự hội nhập đầy đủ với thế giới bên ngoài và có những tiến bộ trong đất nước vốn đã tụt hậu sau gần 35 năm kết thúc chiến tranh.
Trước cuộc gặp gỡ, đã có nhiều sự đồn đoán. Có người cho rằng đây là một bước đi thiện chí của Nhà nước VN trên bước đường hội nhập quốc tế. Có người cho rằng đây là thiện chí của Vatican trên con đường hòa hợp, hòa giải để mưu cầu những điều kiện tốt hơn cho thế giới và nhân dân VN nói chung, nhất là đối với giáo dân.
Có người lo lắng: Nhỡ đâu Chủ tịch lại tiếp tục “chém gió tấu hài” về hai nước như “một anh ở châu Á, một anh ở Châu Âu” “thay nhau gìn giữ hòa bình thế giới” như đã làm ở Cuba hoặc “phân hóa nội bộ Vatican” như ông đã từng làm với Tổng thống Mỹ… thì chắc cuộc gặp gỡ chỉ làm nhân dân VN thêm xấu hổ.
Cũng có người hy vọng: Sau những thiện chí của Vatican đối với VN qua những sự kiện vừa qua, đặc biệt là qua những động thái đầy tính hòa bình đã được khởi động và nhất là trong điều kiện VN đang đứng trước những khó khăn thách thức khi “các thế lực thù địch” bên ngoài và bên trong không hiểu vì sao cứ mọc lên nhan nhản chống phá như đảng và nhà nước từng cảnh báo. Vì vậy, nhà nước VN sẽ chân thành để có những cuộc đối thoại tốt đẹp tìm kiếm sự hợp tác chân thành mưu cầu lợi ích chung có như thế mới có cơ may loại bỏ dần “các thế lực thù địch”.
Trước khi bước chân đến điện Vatican, ông Nguyễn Minh Triết đã nói: “Chúng tôi đang tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.”
Kết quả
Và rồi cuộc gặp cũng đã diễn ra đúng lộ trình. Những chi tiết của cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa hai bên thực chất như thế nào, có lẽ chưa ai biết được ngoài Vatican và Hà Nội.
Nhưng theo dõi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, một số vấn đề chính mà người ta có thể đọc được rằng:
- Hai bên đã gặp gỡ, và phía Vatican đã đánh giá là có tiến bộ mới trên bước đường quan hệ giữa hai bên.
- Phía VN, ông Triết “tin tưởng rằng, với thiện chí và quyết tâm của hai bên, quan hệ giữa VN và Tòa Thánh Vatican sẽ tiếp tục phát triển phù hợp với mong muốn của hai bên”.
Tiến bộ như thế nào theo đánh giá của Vatican là điều dễ nhìn thấy, từ chỗ đuổi bằng được Sứ thần Tòa Thánh đi khỏi VN, nay Thủ tướng, rồi Chủ tịch nước đến tận Vatican để “tìm cách thiết lập quan hệ” thì đó không là tiến bộ thì là gì.
Còn việc phía VN cho rằng với thiện chí và quyết tâm, thì cần phải xem xét. Thiện chí và quyết tâm của Vatican thì đã rõ, còn phía VN?
Nhận xét về nội dung và hình thức cuộc gặp qua báo chí nhà nước.
Nội dung cuộc gặp gỡ chưa được tiết lộ, nhưng qua những gì truyền thông VN đưa tin có thể nhận xét:
Theo các hãng tin quốc tế, Giáo hoàng đã tiếp chủ tịch Triết trong gần 40 phút, thời lượng gần gấp đôi các cuộc tiếp nguyên thủ quốc gia khác. Thời gian nhiều hơn gấp hai lần như đã dự trù là 20 phút, theo hãng tin AP.
Như vậy, những người chú ý có thể mừng vì có thể giữa hai bên có nhiều vấn đề đáng được bàn luận, đặc biệt là sự chiếu cố ngoại thường của Đức Giáo hoàng đối với Chủ tịch VN sẽ có nhiều nội dung phong phú và chân thành giữa hai bên.
Ngày 11/12/2009, khi truyền thông quốc tế đã đưa tin từ lâu, thì báo chí VN bắt đầu đưa tin trên bản tin Vietnam+ (Trang tin của TTXVN). Sau đó, các báo lề phải có nhiệm vụ coppy lại.
Mong chờ và hy vọng
Là một công dân VN, là giáo dân, chúng tôi chờ đợi và hy vọng về cuộc gặp gỡ này từ lâu với nhiều suy nghĩ vì đây là một cuộc gặp lịch sử đầu tiên của quan chức đứng đầu đất nước cộng sản VN đặt chân đến điện Vatican.
Đức Giáo hoàng Benedict XVI và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết
Chúng tôi mong muốn có một cuộc gặp gỡ thật chân thành, thẳng thắn trong tinh thần Sám hối, Hòa giải và Hy vọng như tinh thần của Sứ điệp Đức Thánh Cha đã gửi và HĐGMVN đã ghi rõ trong dịp Khai mạc Năm Thánh vừa qua để hai bên có những bước tiến bộ mới nhằm đưa lại cho đất nước VN sự hội nhập đầy đủ với thế giới bên ngoài và có những tiến bộ trong đất nước vốn đã tụt hậu sau gần 35 năm kết thúc chiến tranh.
Trước cuộc gặp gỡ, đã có nhiều sự đồn đoán. Có người cho rằng đây là một bước đi thiện chí của Nhà nước VN trên bước đường hội nhập quốc tế. Có người cho rằng đây là thiện chí của Vatican trên con đường hòa hợp, hòa giải để mưu cầu những điều kiện tốt hơn cho thế giới và nhân dân VN nói chung, nhất là đối với giáo dân.
Có người lo lắng: Nhỡ đâu Chủ tịch lại tiếp tục “chém gió tấu hài” về hai nước như “một anh ở châu Á, một anh ở Châu Âu” “thay nhau gìn giữ hòa bình thế giới” như đã làm ở Cuba hoặc “phân hóa nội bộ Vatican” như ông đã từng làm với Tổng thống Mỹ… thì chắc cuộc gặp gỡ chỉ làm nhân dân VN thêm xấu hổ.
Cũng có người hy vọng: Sau những thiện chí của Vatican đối với VN qua những sự kiện vừa qua, đặc biệt là qua những động thái đầy tính hòa bình đã được khởi động và nhất là trong điều kiện VN đang đứng trước những khó khăn thách thức khi “các thế lực thù địch” bên ngoài và bên trong không hiểu vì sao cứ mọc lên nhan nhản chống phá như đảng và nhà nước từng cảnh báo. Vì vậy, nhà nước VN sẽ chân thành để có những cuộc đối thoại tốt đẹp tìm kiếm sự hợp tác chân thành mưu cầu lợi ích chung có như thế mới có cơ may loại bỏ dần “các thế lực thù địch”.
Trước khi bước chân đến điện Vatican, ông Nguyễn Minh Triết đã nói: “Chúng tôi đang tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.”
Kết quả
Và rồi cuộc gặp cũng đã diễn ra đúng lộ trình. Những chi tiết của cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa hai bên thực chất như thế nào, có lẽ chưa ai biết được ngoài Vatican và Hà Nội.
Nhưng theo dõi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, một số vấn đề chính mà người ta có thể đọc được rằng:
- Hai bên đã gặp gỡ, và phía Vatican đã đánh giá là có tiến bộ mới trên bước đường quan hệ giữa hai bên.
- Phía VN, ông Triết “tin tưởng rằng, với thiện chí và quyết tâm của hai bên, quan hệ giữa VN và Tòa Thánh Vatican sẽ tiếp tục phát triển phù hợp với mong muốn của hai bên”.
Tiến bộ như thế nào theo đánh giá của Vatican là điều dễ nhìn thấy, từ chỗ đuổi bằng được Sứ thần Tòa Thánh đi khỏi VN, nay Thủ tướng, rồi Chủ tịch nước đến tận Vatican để “tìm cách thiết lập quan hệ” thì đó không là tiến bộ thì là gì.
Còn việc phía VN cho rằng với thiện chí và quyết tâm, thì cần phải xem xét. Thiện chí và quyết tâm của Vatican thì đã rõ, còn phía VN?
Nhận xét về nội dung và hình thức cuộc gặp qua báo chí nhà nước.
Nội dung cuộc gặp gỡ chưa được tiết lộ, nhưng qua những gì truyền thông VN đưa tin có thể nhận xét:
Theo các hãng tin quốc tế, Giáo hoàng đã tiếp chủ tịch Triết trong gần 40 phút, thời lượng gần gấp đôi các cuộc tiếp nguyên thủ quốc gia khác. Thời gian nhiều hơn gấp hai lần như đã dự trù là 20 phút, theo hãng tin AP.
Như vậy, những người chú ý có thể mừng vì có thể giữa hai bên có nhiều vấn đề đáng được bàn luận, đặc biệt là sự chiếu cố ngoại thường của Đức Giáo hoàng đối với Chủ tịch VN sẽ có nhiều nội dung phong phú và chân thành giữa hai bên.
Ngày 11/12/2009, khi truyền thông quốc tế đã đưa tin từ lâu, thì báo chí VN bắt đầu đưa tin trên bản tin Vietnam+ (Trang tin của TTXVN). Sau đó, các báo lề phải có nhiệm vụ coppy lại.
Báo chí VN đưa tin về cuộc gặp
Thấy gì qua bản tin “lề phải”?
Về hình thức: Bản tin có tất cả 570 chữ phần gặp Giáo Hoàng kể cả tiêu đề thì ông Triết nói hết 447/570 chữ, phần Giáo Hoàng nói là 123/570 chữ.
Như vậy, hầu như cuộc gặp gỡ đó ông Triết nói gấp 4 lần Đức Giáo Hoàng, trong khi ông đang là khách và Giáo hoàng là chủ nhà. Điều đó có nghĩa gì?
Phải chăng ông Triết chưa đến Vatican lần nào, nên cố tìm cách nói để “động viên, phân hóa nội bộ” Giáo Hoàng và Vatican?
Hay bởi Giáo Hoàng đã già yếu không thể nào nói kịp được với ông Triết?
Về nội dung: Hầu hết những lời phát biểu của ông Triết với Giáo Hoàng được bản tin đưa ra là: “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định (2 lần)… Chủ tịch nước nêu rõ… Chủ tịch nước thông báo… Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ… Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận… Ông Triết cũng bày tỏ mong muốn… Chủ tịch nước nhấn mạnh…”.
Ông Triết còn nhắc đến tinh thần Thư chung của HĐGMVN 1980 “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” mà không nói rõ khái niệm “dân tộc” ở đây là gì? Có đồng nghĩa với đảng và nhà nước không, hay đồng nghĩa với dân tộc VN đang tụt hậu, nghèo đói, những người cùng khổ mà Giáo hội VN đang muốn tham gia xóa bớt nỗi đau của họ về từ thiện, y tế, giáo dục mà đã bao năm đề nghị vẫn chưa được nhà nước cho phép?
Còn Giáo Hoàng thì chỉ có: “cảm ơn Nhà nước VN… Giáo hoàng bày tỏ đồng tình với ý kiến phát biểu của chủ tịch… nêu mong muốn…”. Chỉ có thế là hết.
Tôi cứ nghĩ mãi: Chẳng lẽ nào ông Triết lặn lội đi từ VN sang đến tận Vatican chỉ để “khẳng định, nêu rõ, thông báo, bày tỏ, ghi nhận, nhấn mạnh…” đều những thứ thuộc nội bộ VN? Và “khẳng định VN sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Tòa thánh Vatican…” Nghĩa là VN sẵn sàng thúc đẩy quan hệ, còn muốn có quan hệ hay không là ở Vatican. Còn Giáo Hoàng chỉ có ngồi nghe, rồi “cảm ơn và đồng tình”?
Nếu chỉ có những thứ này, thì chắc ông Triết chỉ cần ngồi nhà, viết một bản thông báo gửi sang Giáo Hoàng, có thể bằng email, thế là xong. Việc gì nhọc công đến thế? Con tôi mới học lớp 5 vẫn thường làm thế khi cần trao đổi thông tin cho bạn bè khắp nơi.
Đánh tráo hay không hiểu? Bé cái … lầm
Đọc lại nội dung của bản tin, tôi không tin vào mắt mình nữa: “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận và hoan nghênh Sứ điệp của Giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo VN dịp khai mạc Năm Thánh 2010 trong đó Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ lẫn hiện tại và xin tha thứ”.
Đây quả là sự “bé cái lầm” của ông Triết với Sứ điệp của Giáo Hoàng Benedict.
Sứ điệp của Giáo Hoàng gửi Hội Đồng Giám mục VN và cộng đồng dân Chúa VN chứ đâu có gửi cho ông Triết mà ông đọc trộm rồi “ghi nhận”?
Trong sứ điệp đó, Giáo Hoàng kêu gọi tất cả mọi Giáo hữu Kitô, từ Giáo Hoàng đến giáo dân tự hạ mình để Sám hối, để nhìn nhận những tội lỗi của mình đối với “anh em đồng đạo và đồng bào” chứ đâu phải với ông Triết mà ông vội vàng “ghi nhận”?
Chắc chắn ông Triết và báo chí VN không thể biết rằng, việc sám hối, ăn năn là chuyện thường xuyên phải làm của bất cứ tín hữu Kitô nào hàng ngày, trong các Thánh lễ, trong các công việc … Đó không có gì là lạ lùng đối với người Công giáo. Vì vậy việc nhìn nhận các sai lỗi của mình là việc của mọi tín hữu Kitô chứ không phải của Vatican như ông Triết đã nhầm tưởng … bở.
Trong cuộc sống của mỗi con người và xã hội, (may chăng thì chỉ có đảng Cộng sản VN, đội quân tiên phong, là trí tuệ nhân loại mới không có sai lầm và không thừa nhận sai lầm mà thôi) còn lại chưa có ai không có sai lầm, vì vậy mỗi người luôn cần phải sám hối, ăn năn tự xét mình.
Đó là luật Chúa từ mấy ngàn năm nay đâu phải điều gì mới mẻ.
Điều cần nói thêm để cho nhà nước, ông Triết và hệ thống báo chí rõ hơn là: Việc sám hối của Kitô hữu với những sai sai lỗi của mình, là để “hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại”, đâu phải với hệ thống công quyền do ông đứng đầu mà ông vội mừng để rồi ghi nhận?
Vì vậy khi nhìn thấy Sứ điệp có nhắc đến việc Sám hối của mỗi người, ông vội vàng cho rằng: đó là “Vatican đã nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”? Chắc ông nghĩ là xin lỗi với ông chăng?
Cũng có một điều cần nói ở đây, hoặc là ông Triết đã lại mắc chứng đánh tráo khái niệm trong ngôn ngữ ngay cả với Đức Giáo Hoàng khi lần đầu gặp mặt, hoặc là môn Tiếng Việt ông không nắm chắc lắm.
Trong Sứ điệp, Đức Giáo Hoàng viết: “chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm ...” hoàn toàn không có chữ “sai lầm”.
Nên nhớ rằng hai khái niệm ngôn ngữ này khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt thì: “sai lầm” là: “Trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến hậu quả không hay”. Còn “sai lỗi” là : “Chỗ sai sót do không thực hiện đúng quy tắc. 2 Điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Có chỗ sai sót về mặt kĩ thuật. Có điều sai, trái, không theo đúng đạo lý”.
Tôi không rõ liệu ông Triết có thấy áy náy gì không khi “ghi nhận” “Vatican đã nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”? một cách ráo hoảnh trước Đức Giáo Hoàng?
Thực ra, mọi người đều biết, người cần “xin lỗi” để được “ghi nhận” trong cuộc gặp gỡ hiếm hoi hôm đó lẽ ra lại chính là ông Nguyễn Minh Triết. Vì ít nhất là vì đã có lần ông Triết phát biểu: “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” khi được hỏi về vụ bắt bớ linh mục Nguyễn Văn Lý. Để rồi sau đó, chính HĐGMVN đã phải rất lịch sự phản đối rằng: “Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết“ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi “là không đúng sự thật.”
Nhưng, đó chỉ là suy nghĩ của người bình thường, bởi nếu người Cộng sản như ông Triết biết Sám hối như người Công giáo, thì đâu còn là Cộng sản.
Đọc xong đoạn này, tôi mới thấy điều mà những người dân đã bình luận về cuộc “chém gió” tại Cuba của ông cũng không phải là không có lý khi nghe ông nói: “Có người ví von: VN Cu-Ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía … Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau CANH GIỮ HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI. Cu-Ba thức thì VN ngủ. VN gác thì Cu-Ba nghỉ”.
Cũng có thể thông cảm vì ông Triết vốn có trình độ là cử nhân Toán nên món ngôn ngữ ông không chuẩn lắm chăng?
Hoặc cũng có thể đây là đặc tính khó bỏ của báo chí định hướng XHCN vẫn thường “đúng lề phải” nên mới có một blogger đã gọi là “Một nền báo chí đáng xấu hổ”. Đó là trường hợp Chủ tịch Quốc hội Hunggary là bà Szili Katalin đã thôi chức Chủ tịch Quốc hội vào ngày 14-9, gần một tuần trước chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Katona Bela lên thay, và tất nhiên ông Dũng sẽ gặp gỡ ông Bela chứ không phải là gặp gỡ bà Katalin, nhưng báo chí VN toàn đưa tin ông Dũng gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Katalin. Không chỉ một báo, mà cả dàn đồng ca đều ghi như nhau. Liệu có xảy ra điều tương tự lần thứ 2 trong chuyến đi này của ông Triết?
Cũng trong Huấn từ có một câu hết sức quan trọng ngay sau câu đó mà ông Triết không nhắc đến: “… xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau”.
Vì sao vậy? Có phải việc đó là điều không cần thiết bằng việc Vatican đã nhìn nhận những “sai lầm”…? Hay những điều này là điều không thể thực hiện được hoặc không đúng đường hướng VN nên không được hoan nghênh, ghi nhận?
Chưa bao giờ được tham dự những cuộc hội đàm cấp nhà nước như những cuộc này, nhưng đọc xong bản tin, tôi cứ ngồi tưởng tượng ra hoạt cảnh đó như sau:
Ông Triết và bộ sậu VN bước vào điện Vatican sau chuyến đi đường dài. Giáo Hoàng đón ông cùng các quan chức VN ở Phòng khách và dẫn vào nơi bàn làm việc. Rồi hai bên giới thiệu về đoàn tham dự hội đàm. Rồi cả hai cùng đứng chụp ảnh với báo chí. Quãng thời gian này mất dăm bảy phút.
Rồi ông Triết tặng Giáo Hoàng cái bình men sứ Bát Tràng và bức tranh thêu có hình hoa sen. Rồi Giáo Hoàng tặng ông chiếc mề đay có phù hiệu triều đại Giáo Hoàng của Ngài. Mấy việc này chắc phải mất đến chục phút?
Rồi ông Triết bắt đầu “… khẳng định (2 lần)… nêu rõ… thông báo… bày tỏ… ghi nhận… bày tỏ mong muốn… nhấn mạnh…” và Đức Giáo hoàng cứ thế ngồi nghe. Khoảng thời gian này chắc đến vài chục phút để ông Triết có thể nói hết các nội dung về tình hình tự do tôn giáo ở VN, quan điểm của Nhà nước VN tôn trọng tự do tín ngưỡng, sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với tôn giáo ra sao, ghi nhận Vatican nhìn nhận sai lầm quá khứ, hiện tại và xin tha thứ, rồi nhiều thứ khác nữa.
Quá trình này cần có thông dịch viên, và vì thế thời gian chắc chắn không dưới vài chục phút nếu ông Triết có sẵn tờ giấy đã viết để đọc, còn nếu ông nói vo vung tay thì còn lâu hơn.
Như vậy khoảng thời gian tiếp khách cũng gần hết, Đức Giáo Hoàng từ đầu đến lúc đó chỉ ngồi ngước nhìn ông Triết biểu diễn.
Khi Giáo hoàng mỏi cổ cúi xuống thì được báo chí VN ghi nhận là đã “bày tỏ đồng tình với ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết”?
Hèn chi, Vatican đã tăng gấp đôi thời gian dự kiến vẫn chưa đủ. Theo báo chí VN thì thấy Giáo Hoàng chỉ kịp nói “lời cảm ơn Nhà nước VN “cho phép và hỗ trợ” GHCGVN tổ chức thành công lễ khai mạc Năm Thánh 2010, nêu đề nghị Nhà nước VN tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để GHCG được tham gia đóng góp vào các hoạt động từ thiện, y tế và giáo dục, mong muốn thúc đẩy quan hệ VN-Vatican phát triển hơn nữa trong thời gian tới”.
Vậy là hết.
Tạm kết
Như vậy, cuộc gặp đã được thực hiện, kết quả thế nào là phụ thuộc những động thái đằng sau đó của hai bên. Mọi việc đang ở phía trước.
Tuy nhiên, cảm nhận của người dân quan tâm đến sự kiện này qua bản tin nói trên là đáng thất vọng. Đó là sự không tương đồng trong thái độ đối thoại và cách hành xử của mỗi bên rất khác biệt, như đã phân tích ở trên.
Điều rõ ràng nhất là ở sự Sám hối, Hòa giải từ tận căn của Vatican khác hẳn sự “ghi nhận” nhầm một cách cao ngạo của chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết.
Về hình thức: Bản tin có tất cả 570 chữ phần gặp Giáo Hoàng kể cả tiêu đề thì ông Triết nói hết 447/570 chữ, phần Giáo Hoàng nói là 123/570 chữ.
Như vậy, hầu như cuộc gặp gỡ đó ông Triết nói gấp 4 lần Đức Giáo Hoàng, trong khi ông đang là khách và Giáo hoàng là chủ nhà. Điều đó có nghĩa gì?
Phải chăng ông Triết chưa đến Vatican lần nào, nên cố tìm cách nói để “động viên, phân hóa nội bộ” Giáo Hoàng và Vatican?
Hay bởi Giáo Hoàng đã già yếu không thể nào nói kịp được với ông Triết?
Về nội dung: Hầu hết những lời phát biểu của ông Triết với Giáo Hoàng được bản tin đưa ra là: “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định (2 lần)… Chủ tịch nước nêu rõ… Chủ tịch nước thông báo… Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ… Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận… Ông Triết cũng bày tỏ mong muốn… Chủ tịch nước nhấn mạnh…”.
Ông Triết còn nhắc đến tinh thần Thư chung của HĐGMVN 1980 “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” mà không nói rõ khái niệm “dân tộc” ở đây là gì? Có đồng nghĩa với đảng và nhà nước không, hay đồng nghĩa với dân tộc VN đang tụt hậu, nghèo đói, những người cùng khổ mà Giáo hội VN đang muốn tham gia xóa bớt nỗi đau của họ về từ thiện, y tế, giáo dục mà đã bao năm đề nghị vẫn chưa được nhà nước cho phép?
Còn Giáo Hoàng thì chỉ có: “cảm ơn Nhà nước VN… Giáo hoàng bày tỏ đồng tình với ý kiến phát biểu của chủ tịch… nêu mong muốn…”. Chỉ có thế là hết.
Tôi cứ nghĩ mãi: Chẳng lẽ nào ông Triết lặn lội đi từ VN sang đến tận Vatican chỉ để “khẳng định, nêu rõ, thông báo, bày tỏ, ghi nhận, nhấn mạnh…” đều những thứ thuộc nội bộ VN? Và “khẳng định VN sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Tòa thánh Vatican…” Nghĩa là VN sẵn sàng thúc đẩy quan hệ, còn muốn có quan hệ hay không là ở Vatican. Còn Giáo Hoàng chỉ có ngồi nghe, rồi “cảm ơn và đồng tình”?
Nếu chỉ có những thứ này, thì chắc ông Triết chỉ cần ngồi nhà, viết một bản thông báo gửi sang Giáo Hoàng, có thể bằng email, thế là xong. Việc gì nhọc công đến thế? Con tôi mới học lớp 5 vẫn thường làm thế khi cần trao đổi thông tin cho bạn bè khắp nơi.
Đánh tráo hay không hiểu? Bé cái … lầm
Đọc lại nội dung của bản tin, tôi không tin vào mắt mình nữa: “Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng ghi nhận và hoan nghênh Sứ điệp của Giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo VN dịp khai mạc Năm Thánh 2010 trong đó Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ lẫn hiện tại và xin tha thứ”.
Đây quả là sự “bé cái lầm” của ông Triết với Sứ điệp của Giáo Hoàng Benedict.
Sứ điệp của Giáo Hoàng gửi Hội Đồng Giám mục VN và cộng đồng dân Chúa VN chứ đâu có gửi cho ông Triết mà ông đọc trộm rồi “ghi nhận”?
Trong sứ điệp đó, Giáo Hoàng kêu gọi tất cả mọi Giáo hữu Kitô, từ Giáo Hoàng đến giáo dân tự hạ mình để Sám hối, để nhìn nhận những tội lỗi của mình đối với “anh em đồng đạo và đồng bào” chứ đâu phải với ông Triết mà ông vội vàng “ghi nhận”?
Chắc chắn ông Triết và báo chí VN không thể biết rằng, việc sám hối, ăn năn là chuyện thường xuyên phải làm của bất cứ tín hữu Kitô nào hàng ngày, trong các Thánh lễ, trong các công việc … Đó không có gì là lạ lùng đối với người Công giáo. Vì vậy việc nhìn nhận các sai lỗi của mình là việc của mọi tín hữu Kitô chứ không phải của Vatican như ông Triết đã nhầm tưởng … bở.
Trong cuộc sống của mỗi con người và xã hội, (may chăng thì chỉ có đảng Cộng sản VN, đội quân tiên phong, là trí tuệ nhân loại mới không có sai lầm và không thừa nhận sai lầm mà thôi) còn lại chưa có ai không có sai lầm, vì vậy mỗi người luôn cần phải sám hối, ăn năn tự xét mình.
Đó là luật Chúa từ mấy ngàn năm nay đâu phải điều gì mới mẻ.
Điều cần nói thêm để cho nhà nước, ông Triết và hệ thống báo chí rõ hơn là: Việc sám hối của Kitô hữu với những sai sai lỗi của mình, là để “hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại”, đâu phải với hệ thống công quyền do ông đứng đầu mà ông vội mừng để rồi ghi nhận?
Vì vậy khi nhìn thấy Sứ điệp có nhắc đến việc Sám hối của mỗi người, ông vội vàng cho rằng: đó là “Vatican đã nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”? Chắc ông nghĩ là xin lỗi với ông chăng?
Cũng có một điều cần nói ở đây, hoặc là ông Triết đã lại mắc chứng đánh tráo khái niệm trong ngôn ngữ ngay cả với Đức Giáo Hoàng khi lần đầu gặp mặt, hoặc là môn Tiếng Việt ông không nắm chắc lắm.
Trong Sứ điệp, Đức Giáo Hoàng viết: “chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm ...” hoàn toàn không có chữ “sai lầm”.
Nên nhớ rằng hai khái niệm ngôn ngữ này khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt thì: “sai lầm” là: “Trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến hậu quả không hay”. Còn “sai lỗi” là : “Chỗ sai sót do không thực hiện đúng quy tắc. 2 Điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động. Có chỗ sai sót về mặt kĩ thuật. Có điều sai, trái, không theo đúng đạo lý”.
Tôi không rõ liệu ông Triết có thấy áy náy gì không khi “ghi nhận” “Vatican đã nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”? một cách ráo hoảnh trước Đức Giáo Hoàng?
Thực ra, mọi người đều biết, người cần “xin lỗi” để được “ghi nhận” trong cuộc gặp gỡ hiếm hoi hôm đó lẽ ra lại chính là ông Nguyễn Minh Triết. Vì ít nhất là vì đã có lần ông Triết phát biểu: “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” khi được hỏi về vụ bắt bớ linh mục Nguyễn Văn Lý. Để rồi sau đó, chính HĐGMVN đã phải rất lịch sự phản đối rằng: “Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết“ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi “là không đúng sự thật.”
Nhưng, đó chỉ là suy nghĩ của người bình thường, bởi nếu người Cộng sản như ông Triết biết Sám hối như người Công giáo, thì đâu còn là Cộng sản.
Đọc xong đoạn này, tôi mới thấy điều mà những người dân đã bình luận về cuộc “chém gió” tại Cuba của ông cũng không phải là không có lý khi nghe ông nói: “Có người ví von: VN Cu-Ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía … Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau CANH GIỮ HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI. Cu-Ba thức thì VN ngủ. VN gác thì Cu-Ba nghỉ”.
Cũng có thể thông cảm vì ông Triết vốn có trình độ là cử nhân Toán nên món ngôn ngữ ông không chuẩn lắm chăng?
Hoặc cũng có thể đây là đặc tính khó bỏ của báo chí định hướng XHCN vẫn thường “đúng lề phải” nên mới có một blogger đã gọi là “Một nền báo chí đáng xấu hổ”. Đó là trường hợp Chủ tịch Quốc hội Hunggary là bà Szili Katalin đã thôi chức Chủ tịch Quốc hội vào ngày 14-9, gần một tuần trước chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Katona Bela lên thay, và tất nhiên ông Dũng sẽ gặp gỡ ông Bela chứ không phải là gặp gỡ bà Katalin, nhưng báo chí VN toàn đưa tin ông Dũng gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Katalin. Không chỉ một báo, mà cả dàn đồng ca đều ghi như nhau. Liệu có xảy ra điều tương tự lần thứ 2 trong chuyến đi này của ông Triết?
Cũng trong Huấn từ có một câu hết sức quan trọng ngay sau câu đó mà ông Triết không nhắc đến: “… xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau”.
Vì sao vậy? Có phải việc đó là điều không cần thiết bằng việc Vatican đã nhìn nhận những “sai lầm”…? Hay những điều này là điều không thể thực hiện được hoặc không đúng đường hướng VN nên không được hoan nghênh, ghi nhận?
Chưa bao giờ được tham dự những cuộc hội đàm cấp nhà nước như những cuộc này, nhưng đọc xong bản tin, tôi cứ ngồi tưởng tượng ra hoạt cảnh đó như sau:
Ông Triết và bộ sậu VN bước vào điện Vatican sau chuyến đi đường dài. Giáo Hoàng đón ông cùng các quan chức VN ở Phòng khách và dẫn vào nơi bàn làm việc. Rồi hai bên giới thiệu về đoàn tham dự hội đàm. Rồi cả hai cùng đứng chụp ảnh với báo chí. Quãng thời gian này mất dăm bảy phút.
Rồi ông Triết tặng Giáo Hoàng cái bình men sứ Bát Tràng và bức tranh thêu có hình hoa sen. Rồi Giáo Hoàng tặng ông chiếc mề đay có phù hiệu triều đại Giáo Hoàng của Ngài. Mấy việc này chắc phải mất đến chục phút?
Rồi ông Triết bắt đầu “… khẳng định (2 lần)… nêu rõ… thông báo… bày tỏ… ghi nhận… bày tỏ mong muốn… nhấn mạnh…” và Đức Giáo hoàng cứ thế ngồi nghe. Khoảng thời gian này chắc đến vài chục phút để ông Triết có thể nói hết các nội dung về tình hình tự do tôn giáo ở VN, quan điểm của Nhà nước VN tôn trọng tự do tín ngưỡng, sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với tôn giáo ra sao, ghi nhận Vatican nhìn nhận sai lầm quá khứ, hiện tại và xin tha thứ, rồi nhiều thứ khác nữa.
Quá trình này cần có thông dịch viên, và vì thế thời gian chắc chắn không dưới vài chục phút nếu ông Triết có sẵn tờ giấy đã viết để đọc, còn nếu ông nói vo vung tay thì còn lâu hơn.
Như vậy khoảng thời gian tiếp khách cũng gần hết, Đức Giáo Hoàng từ đầu đến lúc đó chỉ ngồi ngước nhìn ông Triết biểu diễn.
Khi Giáo hoàng mỏi cổ cúi xuống thì được báo chí VN ghi nhận là đã “bày tỏ đồng tình với ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết”?
Hèn chi, Vatican đã tăng gấp đôi thời gian dự kiến vẫn chưa đủ. Theo báo chí VN thì thấy Giáo Hoàng chỉ kịp nói “lời cảm ơn Nhà nước VN “cho phép và hỗ trợ” GHCGVN tổ chức thành công lễ khai mạc Năm Thánh 2010, nêu đề nghị Nhà nước VN tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để GHCG được tham gia đóng góp vào các hoạt động từ thiện, y tế và giáo dục, mong muốn thúc đẩy quan hệ VN-Vatican phát triển hơn nữa trong thời gian tới”.
Vậy là hết.
Tạm kết
Như vậy, cuộc gặp đã được thực hiện, kết quả thế nào là phụ thuộc những động thái đằng sau đó của hai bên. Mọi việc đang ở phía trước.
Tuy nhiên, cảm nhận của người dân quan tâm đến sự kiện này qua bản tin nói trên là đáng thất vọng. Đó là sự không tương đồng trong thái độ đối thoại và cách hành xử của mỗi bên rất khác biệt, như đã phân tích ở trên.
Điều rõ ràng nhất là ở sự Sám hối, Hòa giải từ tận căn của Vatican khác hẳn sự “ghi nhận” nhầm một cách cao ngạo của chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết.
Hà Nội, Ngày 12/12/2009
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Source: http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com
No comments:
Post a Comment