- Người Việt Lại Ra Đi Tỵ Nạn
Còn cộng sản, còn di tản, còn tỵ nạn
LTS. Từ hơn một thập niên qua, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển âm thầm can thiệp cho nhiều trường hợp tị nạn ở Việt Nam hoặc ở các quốc gia láng giềng. Trong thời gian gần đây, do sự leo thang đàn áp ở Việt Nam số người đi tị nạn gia tăng vượt bực. Nhằm đáp ứng, UBCVNB đang phối hợp với một số tổ chức quốc tế để vận động về chính sách và gởi phái đoàn luật sư đến một số quốc gia nhằm can thiệp về pháp lý. UBCNVB đang rất cần sự hỗ trợ tài chánh của đồng bào ở khắp nơi cho nỗ lực bảo vệ người tị nạn này. Dưới đây là tâm tình và lời kêu gọi của một người Công giáo, nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo, từng được can thiệp thành công qua chương trình Priority 1 của Hoa Kỳ. Tác giả hiện định cư ở San Antonio, Texas.
Những năm cuối của thập niên 1940, Mẹ tôi đã từng nhìn tận mắt các cảnh tượng hãi hùng ghê rợn của những đồng đội bị bọn công sản tuyên án và giết hết sức man rợ như chôn sống trên mặt đất; bỏ vào bao tải, đập đầu, rồi cột dây và ném xuống sông như vứt xác một con chó.
Mẹ tôi cũng đã nghe Măt Trận Việt Minh đọc bản án tử hình dành cho chính bản thân mình và tâm trạng bồn chồn lo ấu trước ngày giờ thi hành bản án đó. Mẹ tôi tên thật là Nguyễn Thị Tươi, sinh ra và lớn lên tại làng Kim Sơn, tỉnh Định Tường. Năm nay Bà đã 90; mặc dù tuổi già sức yếu, nằm trên giường bệnh nhưng mỗi khi nghe nhắc đến hai chữ ”Việt Cộng”, Bà thường lẩm bẩm: ”việt cộng vô thần, giết lầm chứ không tha lầm”.
Ba mươi năm sau, vào những năm cuối thập niên 1970, các bạn tôi trên đường vượt biên trốn thoát chế độ cộng sản, một số bị bắt giam, có người bị tra tấn cho đến khi chết trong nhà tù; có người chết trong rừng, người khác chết trên biển. Bản thân tôi cũng suýt chết nhiều lần.
Sau hơn 40 chuyến vượt biên, trong đó có 2 lần tổ chức tự đóng ghe hành nghề đánh bắt cá, tôi mới đến được trại tỵ nạn Thái Lan sau 10 ngày lênh đênh giữa biển khơi, sóng gió bão táp. Nhưng chẳng may, Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc có hiệu lực trước ngày chúng tôi nhập cư vào đất Thái. Thế là chúng tôi phải trải qua một cuộc thanh lọc đầy rẫy những ‘trò hề”, bởi lẽ nhân viên thanh lọc của các nước sở tại không có chút kinh nghiệm gì về chế độ cộng sản. Thế rồi lần lượt những người gọi là “tự nguyện hồi hương” ra về trước với những mỹ từ ”có sự che chở của Cao Uỷ”. Khi không còn ai “tự nguyện hồi hương” nữa thì đến giai đoạn “cưỡng bách hồi hương”. Trong số tỵ nạn hồi hương từ các trại trong vùng Đông Nam Á, có một số bị cộng sản ám hại, nhưng báo chí và đài phát thanh chỉ nêu vài trường hợp điền hình; trên thực tế phần đông đều bị sự quản lý chặt chẽ của hệ thống an ninh chằng chịt trên khắp đất nước, trừ vài thành phần là con cháu của cán bộ đảng viên cộng sản gửi đi trà trộn trong dòng người tị nạn.
Là nạn nhân của chế độ thanh lọc bất công của bộ nội vụ Thái Lan và cũng là nạn nhân của Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện của Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ tôi phải tự mình quyết định “tự nguyện hồi hương” trước khi “cưỡng bách hồi hương” diễn ra, mặc dù tận đáy lòng tôi vẫn xác định rằng hệ thống chính quyền cộng sản Việt Nam chỉ thay đổi cái vỏ bên ngoài chứ bản chất “độc ác, độc đoán, độc quyền, độc tài, độc tôn” vẫn còn như cũ.
Trải qua hơn 30 năm bị đàn áp, khủng bố bằng nhiều hình thức, tôi sống sót là nhờ không biết bao nhiêu cá nhân, tổ chức từ khắp các nước trên thế giới đã thương cứu giúp tôi bằng nhiều phương tiện và nhiều cách thế khác nhau. Một vài cá nhân, cơ quan thiện nguyện tôi biêt tên; đa số ẩn danh. Gấn đây nhất, hiệu quả nhất và nổi bật nhất là Ts Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã giải thoát tôi bằng “con đường song hành: chính sách và pháp lý”.
“Con đường song hành: chính sách và pháp lý” của BPSOS đã thành công trong chương trình ROVR, Prioriry 1, Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS) và chương trình CAMSA (Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu). Nhờ am tường hệ thống nhà nước cộng sản Việt Nam, kể cả việc nhận thức sự tồn tại các toán hành động ngoài khuôn khổ luật pháp của cơ quan an ninh Việt Nam nhằm bắt bớ, hăm dọa, giam cầm, thủ tiêu, làm băng hoại các cá nhân, tồ chức có hành động bị coi là nguy hiểm cho sự tồn tại của CSVN, Ts Nguyễn Đình Thắng và Ông Grover Joseph Rees, lúc ấy là Tham Mưu Trưởng của Dân Biểu Christopher Smith, lần đầu tiên đến thăm tôi trong một buổi tối vừa gió lại vừa mưa tại nơi tôi “tạm trú dài hạn” ở Sài Gòn; lúc đó là cuối năm 1997. Cho đến cuối năm 2005, cũng do BPSOS giới thiệu Dân Biểu liên Bang Hoa Kỳ, ông Christopher Smith sang Việt Nam gặp gỡ một số nạn nhân cộng sản, và thông báo cho tôi biêt rằng tôi đã được chính phủ HK chấp nhận cho sang HK tái định cư nhờ sư can thiêp của BPSOS và Ts Nguyễn Đình Thắng.
Trong việc giải cứu khoảng ba trăm người Việt tỵ nạn cộng sản trên đât Thái hiện nay chắc chắn còn gặp nhiều thách đố. Chúng tôi kêu gọi cá nhân, tổ chức thiện nguyện, đặc biệt là những ai đã từng có kinh nghiệm bị hành hạ, bị khủng bố, bị phân biệt đối xử bởi CSVN, giờ đây tiếp tay và rộng lòng giúp đỡ cho những đồng bào này, bởi lẽ ông bà tổ tiên minh vẫn thường dạy: “Miếng khi đói bằng gói khi no”.
Những năm cuối của thập niên 1940, Mẹ tôi đã từng nhìn tận mắt các cảnh tượng hãi hùng ghê rợn của những đồng đội bị bọn công sản tuyên án và giết hết sức man rợ như chôn sống trên mặt đất; bỏ vào bao tải, đập đầu, rồi cột dây và ném xuống sông như vứt xác một con chó.
Mẹ tôi cũng đã nghe Măt Trận Việt Minh đọc bản án tử hình dành cho chính bản thân mình và tâm trạng bồn chồn lo ấu trước ngày giờ thi hành bản án đó. Mẹ tôi tên thật là Nguyễn Thị Tươi, sinh ra và lớn lên tại làng Kim Sơn, tỉnh Định Tường. Năm nay Bà đã 90; mặc dù tuổi già sức yếu, nằm trên giường bệnh nhưng mỗi khi nghe nhắc đến hai chữ ”Việt Cộng”, Bà thường lẩm bẩm: ”việt cộng vô thần, giết lầm chứ không tha lầm”.
Ba mươi năm sau, vào những năm cuối thập niên 1970, các bạn tôi trên đường vượt biên trốn thoát chế độ cộng sản, một số bị bắt giam, có người bị tra tấn cho đến khi chết trong nhà tù; có người chết trong rừng, người khác chết trên biển. Bản thân tôi cũng suýt chết nhiều lần.
Sau hơn 40 chuyến vượt biên, trong đó có 2 lần tổ chức tự đóng ghe hành nghề đánh bắt cá, tôi mới đến được trại tỵ nạn Thái Lan sau 10 ngày lênh đênh giữa biển khơi, sóng gió bão táp. Nhưng chẳng may, Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc có hiệu lực trước ngày chúng tôi nhập cư vào đất Thái. Thế là chúng tôi phải trải qua một cuộc thanh lọc đầy rẫy những ‘trò hề”, bởi lẽ nhân viên thanh lọc của các nước sở tại không có chút kinh nghiệm gì về chế độ cộng sản. Thế rồi lần lượt những người gọi là “tự nguyện hồi hương” ra về trước với những mỹ từ ”có sự che chở của Cao Uỷ”. Khi không còn ai “tự nguyện hồi hương” nữa thì đến giai đoạn “cưỡng bách hồi hương”. Trong số tỵ nạn hồi hương từ các trại trong vùng Đông Nam Á, có một số bị cộng sản ám hại, nhưng báo chí và đài phát thanh chỉ nêu vài trường hợp điền hình; trên thực tế phần đông đều bị sự quản lý chặt chẽ của hệ thống an ninh chằng chịt trên khắp đất nước, trừ vài thành phần là con cháu của cán bộ đảng viên cộng sản gửi đi trà trộn trong dòng người tị nạn.
Là nạn nhân của chế độ thanh lọc bất công của bộ nội vụ Thái Lan và cũng là nạn nhân của Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện của Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ tôi phải tự mình quyết định “tự nguyện hồi hương” trước khi “cưỡng bách hồi hương” diễn ra, mặc dù tận đáy lòng tôi vẫn xác định rằng hệ thống chính quyền cộng sản Việt Nam chỉ thay đổi cái vỏ bên ngoài chứ bản chất “độc ác, độc đoán, độc quyền, độc tài, độc tôn” vẫn còn như cũ.
Trải qua hơn 30 năm bị đàn áp, khủng bố bằng nhiều hình thức, tôi sống sót là nhờ không biết bao nhiêu cá nhân, tổ chức từ khắp các nước trên thế giới đã thương cứu giúp tôi bằng nhiều phương tiện và nhiều cách thế khác nhau. Một vài cá nhân, cơ quan thiện nguyện tôi biêt tên; đa số ẩn danh. Gấn đây nhất, hiệu quả nhất và nổi bật nhất là Ts Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã giải thoát tôi bằng “con đường song hành: chính sách và pháp lý”.
“Con đường song hành: chính sách và pháp lý” của BPSOS đã thành công trong chương trình ROVR, Prioriry 1, Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS) và chương trình CAMSA (Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu). Nhờ am tường hệ thống nhà nước cộng sản Việt Nam, kể cả việc nhận thức sự tồn tại các toán hành động ngoài khuôn khổ luật pháp của cơ quan an ninh Việt Nam nhằm bắt bớ, hăm dọa, giam cầm, thủ tiêu, làm băng hoại các cá nhân, tồ chức có hành động bị coi là nguy hiểm cho sự tồn tại của CSVN, Ts Nguyễn Đình Thắng và Ông Grover Joseph Rees, lúc ấy là Tham Mưu Trưởng của Dân Biểu Christopher Smith, lần đầu tiên đến thăm tôi trong một buổi tối vừa gió lại vừa mưa tại nơi tôi “tạm trú dài hạn” ở Sài Gòn; lúc đó là cuối năm 1997. Cho đến cuối năm 2005, cũng do BPSOS giới thiệu Dân Biểu liên Bang Hoa Kỳ, ông Christopher Smith sang Việt Nam gặp gỡ một số nạn nhân cộng sản, và thông báo cho tôi biêt rằng tôi đã được chính phủ HK chấp nhận cho sang HK tái định cư nhờ sư can thiêp của BPSOS và Ts Nguyễn Đình Thắng.
Trong việc giải cứu khoảng ba trăm người Việt tỵ nạn cộng sản trên đât Thái hiện nay chắc chắn còn gặp nhiều thách đố. Chúng tôi kêu gọi cá nhân, tổ chức thiện nguyện, đặc biệt là những ai đã từng có kinh nghiệm bị hành hạ, bị khủng bố, bị phân biệt đối xử bởi CSVN, giờ đây tiếp tay và rộng lòng giúp đỡ cho những đồng bào này, bởi lẽ ông bà tổ tiên minh vẫn thường dạy: “Miếng khi đói bằng gói khi no”.
“Con đường song hành: chính sách và pháp lý” nhất định phải thành công!
Lê Văn Minh
San Antonio, Texas
http://www.bpsos.org
No comments:
Post a Comment