Trúc Giang (*)
Năm Kiến Vũ thứ mười, tức năm Giáp Ngọ 34 sau Tây Lịch, vua Hán là Quang Vũ Đế cử Tô Định làm Thái Thú quận Giao Chỉ. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đuổi Tô Định ra khỏi thành Luy Lâu, gây nền tự chủ cho dân Việt trên địa giới cũ của các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố.
Nền tự chủ ấy chưa được bao lâu, tháng Chạp năm Kiến Vũ thứ 17, tức tháng 1 năm 42 sau Tây lịch, Hán Quang Vũ cử Mã Viện Nam chinh, đánh lấy lại đất Giao Châu.
Mã Viện là một đại danh tướng của Đông Hán, được mệnh danh là Phục Ba tướng quân, tức là Tướng quân hàng phục sóng dữ. Năm ấy Mã Viện đã 70 tuổi, vừa dẹp xong cuộc nổi loạn của Lý Quảng ở Hoãn Thành, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay. Mã Viện có hai phó tướng Lưu Long và Đoàn Chí. Họ Đoàn phụ trách thủy quân. Mã Viện mang một vạn quân lấy ở các quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương và Thương Ngô; từ Hồ Nam xuôi xuống Lưỡng Quảng. Tại những vùng chưa thuộc ảnh hưởng của Hai Bà Trưng, Mã Viện tuyển thêm một vạn hai ngàn quân bộ rồi hội binh với thủy quân của Đoàn Chí tại Hợp Phố, tức vùng bán đảo đối diện đảo Hải Nam bây giờ. Mã Viện theo đường thủy tiến vào Quảng Yên, theo sông Thái Bình tiến vào Trung Châu.
Quân Đông Hán đông hơn về số lượng, thiện chiến hơn, lại được chỉ huy bởi một danh tướng đã có gần nửa thế kỷ cầm quân. Trong khi đó, quân Nam tuy lòng yêu nước có thừa, nhưng số lượng đã ít, lại là quân ô hợp. Đánh nhau nhiều trận cho đến tháng 4 năm 43. Quân Nam và quân Đông Hán giao chiến với nhau một trận lớn tại hồ Lãng Bạc.
Nam quân thua trận, Hai Bà lui về Cẩm Khê. Theo sử nước ta thì Hai Bà tự trầm ở Hát Giang.
Mã Viện lập lại nền đô hộ ở Giao Châu, lại dựng một cột đồng to, cho khắc mấy chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Tức cột đồng gãy thì Giao Chỉ sẽ bị diệt.
Năm Bính Tuất 1406, Minh Thành Tổ hạ chiếu đánh nước ta, lúc ấy do nhà Hồ cai trị đã được sáu năm. Thành Quốc Công Chu Năng được phong làm Đại tướng, Tán Bình Hầu Trương Phụ và Tây Bình Hầu Mộc Thạnh làm tả, hữu phó tướng. Phong Thành Hầu Lý Bân, Vân Dương Bá Trần Húc làm tả, hữu tham tướng, chia quân làm hai đạo tiến sang nước ta.
Khi đến Long Châu, Quảng Tây thì Chu Năng bị bệnh chết. Trương Phụ lên thay, theo lối Bằng Tường, từ Quảng Tây đánh vào ải Nam Quan. Mộc Thạnh đi ngã Vân Nam, đánh vào Phú Lĩnh, xuôi theo sông Thao mà xuống, họp cùng Trương Phụ tại Bạch Hạc, Vĩnh Yên. Tháng Chạp năm Bính Tuất 1406, Trương Phụ đánh thành Đa Bang. Trương Phụ cùng Đốc tướng Trần Duệ đánh mặt Đông Nam, đều dùng thang vân thê để leo thành. Thành vỡ, quân Minh tiến xuống Đông Đô, tức Hà Nội ngày nay.
Tháng 3 năm Đinh Hợi 1407, Mộc Thạnh đem quân thủy lục tiến xuống Mộc Phàm giang, hạ trại hai bên bờ sông. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, là con thứ của Hồ Quý Ly đem 300 chiến thuyền đánh vào Mộc Phàm, bị quân Minh tập công từ hai phía phải rút lui về cửa Muộn Hải, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bây giờ, hợp với hai tướng Hồ Đô, Hồ Xạ đào hào đắp lũy, tính kế phòng thủ lâu dài.
Hồ Nguyên Trừng rước Thái Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương ở Tây Đô ra Hoàng Giang, mở một trận phản công lớn vào Hàm Tử. Thủy lục của Hồ Nguyên Trừng lúc ấy có 7 vạn. Hồ Xạ, Trần Đĩnh đánh vào bờ phía Nam, Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang đánh vào bờ phía Bắc. Thủy quân do Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy.
Quân Minh để quân Nam vào sâu trong trận mới ra đánh. Quân Nam đại bại. An phủ sứ Bắc Giang là Nguyễn Hy Chu bị bắt và bị Trương Phụ chém. Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và Hán Thương chạy ra bể lui về Thanh Hóa. Quân Minh đuổi theo rất gấp. Quý Ly lại chạy vào Nghệ An. Tháng 5 năm ấy (1407) Quý Ly và Hán Thương đến cửa Kỳ La, nay thuộc huyện Kỳ Anh tỉnh Nghệ An.
Trương Phụ sai Mộc Thạnh đi đường bộ, Liễu Thăng đi đường thủy vây bắt được Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Tả Tướng Quốc Hồ Nguyên Trừng, Hữu Tướng Quốc Hồ Quý Tỳ, em ruột Hồ Quý Ly cùng nhiều đại thần. Tất cả bị giải về Kim Lăng, Trung Hoa.
Cũng năm Đinh Hợi 1407, Giản Định Vương Trần Quỹ, con thứ vua Trần Nghệ Tông
phất cờ khởi nghĩa, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân theo phò tá, lòng người theo về. Tháng Chạp năm Mậu Tý 1408, Giản Định Đế từ Hóa Châu tiến ra phía Bắc. Tướng Minh đang cai trị nước ta là Lữ Nghị cấp báo về Kim Lăng. Minh Thành Tổ phái Mộc Thạnh đem 4 vạn quân từ Vân Nam sang cứu viện. Giản Định Đế muốn thừa cơ đánh thẳng ra Đông Đô, còn Đặng Tất lại chủ trương đợi quân các nơi về đông đủ rồi hãy tấn công. Vua tôi bất hòa, Giản Định Đế nghe lời dèm pha giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, lòng người chán nản.
Con Đặng Tất là Đặng Dung và con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị đem quân bản bộ bỏ Giản Định Đế về Hà Tĩnh lập cháu vua Nghệ Tông là Trần Quý Khoách lên ngôi, hiệu là Trùng Quang. Quý Khoách sai Nguyễn Súy bắt Giản Định Đế đưa về tôn làm Thái Thượng Hoàng để thống nhất hai đạo quân kháng chiến.
Trương Phụ lại đem viện binh từ Trung Hoa sang. Quân kháng chiến sức yếu, thua nhiều trận phải lui về phía Nam. Tháng 6 năm Quý Tỵ 1413, quân Minh chiếm Nghệ An, tháng 9 đến Hóa Châu. Quân kháng chiến phản công được vài trận nhưng cuối năm ấy, Quý Khoách cùng các tướng đều bị bắt. Còn Giản Định bị bắt trước đó đã giải về Kim Lăng.
Trương Phụ cho giải Trùng Quang Đế Quý Khoách, Nguyễn Suý, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị về Yên Kinh, Trung Quốc. Dọc đường, vua Trùng Quang nhảy xuống biển tự vận, còn các Tướng kia cũng tử tiết cả.
Tháng Tư năm 43, tháng Năm năm 1407, tháng Mười Một năm 1413 đều là những năm tháng đen tối của đất nước. Trong những năm tháng ấy, đất nước rơi vào tay giặc; lãnh đạo đất nước kẻ tự sát, người bị bắt, bị giết; dân tộc lầm than.
Nhưng lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc đã nhiều lần chứng minh rằng những giờ phút đen tối ấy rồi sẽ qua đi, bởi dân tộc Việt Nam là một dân tộc bất khuất và không chấp nhận bị ngoại bang thống trị. Bà Trưng mất thì đến Bà Triệu, đến Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương mất lại có Mai Hắc Đế và Bố Cái Đại Vương, họ Khúc và cuối cùng là Ngô Quyền giành lấy độc lập.
Nhà Hồ vừa bị tiêu diệt thì đến Giản Định Đế, Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần dứt thì chỉ năm năm sau, Bình Định Vương dấy nghĩa ở đất Lam Sơn, mười năm kháng chiến gian khổ để nước nhà độc lập hơn bốn trăm năm.
Mã Viện đã đánh dấu chiến công của mình ở phương Nam bằng cách dựng lên một cột đồng và ngạo nghễ khắc vào đó một lời nguyền, đe dọa diệt chủng: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt. Cây cột đồng ấy không bao lâu đã bị chôn vùi dưới những viên đá được ném đi bởi lòng căm hờn của những người bị trị; tuy sức yếu nhưng không thiếu tinh thần quật khởi.
Năm Vĩnh Tộ thứ 10, đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), Giang Văn Minh quê ở Đường Lâm đỗ Thám Hoa. Năm Dương Hòa thứ 3, cũng đời vua Lê Thần Tông, ông được cử đi sứ sang nhà Minh để nạp đồ tiến cống. Truớc mắt bá quan văn võ và sứ thần các tiểu quốc khác; để thử tài sứ thần nước Việt, vua nhà Minh đã trịch thượng ra câu đối:
Năm Kiến Vũ thứ mười, tức năm Giáp Ngọ 34 sau Tây Lịch, vua Hán là Quang Vũ Đế cử Tô Định làm Thái Thú quận Giao Chỉ. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đuổi Tô Định ra khỏi thành Luy Lâu, gây nền tự chủ cho dân Việt trên địa giới cũ của các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố.
Nền tự chủ ấy chưa được bao lâu, tháng Chạp năm Kiến Vũ thứ 17, tức tháng 1 năm 42 sau Tây lịch, Hán Quang Vũ cử Mã Viện Nam chinh, đánh lấy lại đất Giao Châu.
Mã Viện là một đại danh tướng của Đông Hán, được mệnh danh là Phục Ba tướng quân, tức là Tướng quân hàng phục sóng dữ. Năm ấy Mã Viện đã 70 tuổi, vừa dẹp xong cuộc nổi loạn của Lý Quảng ở Hoãn Thành, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay. Mã Viện có hai phó tướng Lưu Long và Đoàn Chí. Họ Đoàn phụ trách thủy quân. Mã Viện mang một vạn quân lấy ở các quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương và Thương Ngô; từ Hồ Nam xuôi xuống Lưỡng Quảng. Tại những vùng chưa thuộc ảnh hưởng của Hai Bà Trưng, Mã Viện tuyển thêm một vạn hai ngàn quân bộ rồi hội binh với thủy quân của Đoàn Chí tại Hợp Phố, tức vùng bán đảo đối diện đảo Hải Nam bây giờ. Mã Viện theo đường thủy tiến vào Quảng Yên, theo sông Thái Bình tiến vào Trung Châu.
Quân Đông Hán đông hơn về số lượng, thiện chiến hơn, lại được chỉ huy bởi một danh tướng đã có gần nửa thế kỷ cầm quân. Trong khi đó, quân Nam tuy lòng yêu nước có thừa, nhưng số lượng đã ít, lại là quân ô hợp. Đánh nhau nhiều trận cho đến tháng 4 năm 43. Quân Nam và quân Đông Hán giao chiến với nhau một trận lớn tại hồ Lãng Bạc.
Nam quân thua trận, Hai Bà lui về Cẩm Khê. Theo sử nước ta thì Hai Bà tự trầm ở Hát Giang.
Mã Viện lập lại nền đô hộ ở Giao Châu, lại dựng một cột đồng to, cho khắc mấy chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Tức cột đồng gãy thì Giao Chỉ sẽ bị diệt.
Năm Bính Tuất 1406, Minh Thành Tổ hạ chiếu đánh nước ta, lúc ấy do nhà Hồ cai trị đã được sáu năm. Thành Quốc Công Chu Năng được phong làm Đại tướng, Tán Bình Hầu Trương Phụ và Tây Bình Hầu Mộc Thạnh làm tả, hữu phó tướng. Phong Thành Hầu Lý Bân, Vân Dương Bá Trần Húc làm tả, hữu tham tướng, chia quân làm hai đạo tiến sang nước ta.
Khi đến Long Châu, Quảng Tây thì Chu Năng bị bệnh chết. Trương Phụ lên thay, theo lối Bằng Tường, từ Quảng Tây đánh vào ải Nam Quan. Mộc Thạnh đi ngã Vân Nam, đánh vào Phú Lĩnh, xuôi theo sông Thao mà xuống, họp cùng Trương Phụ tại Bạch Hạc, Vĩnh Yên. Tháng Chạp năm Bính Tuất 1406, Trương Phụ đánh thành Đa Bang. Trương Phụ cùng Đốc tướng Trần Duệ đánh mặt Đông Nam, đều dùng thang vân thê để leo thành. Thành vỡ, quân Minh tiến xuống Đông Đô, tức Hà Nội ngày nay.
Tháng 3 năm Đinh Hợi 1407, Mộc Thạnh đem quân thủy lục tiến xuống Mộc Phàm giang, hạ trại hai bên bờ sông. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, là con thứ của Hồ Quý Ly đem 300 chiến thuyền đánh vào Mộc Phàm, bị quân Minh tập công từ hai phía phải rút lui về cửa Muộn Hải, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bây giờ, hợp với hai tướng Hồ Đô, Hồ Xạ đào hào đắp lũy, tính kế phòng thủ lâu dài.
Hồ Nguyên Trừng rước Thái Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương ở Tây Đô ra Hoàng Giang, mở một trận phản công lớn vào Hàm Tử. Thủy lục của Hồ Nguyên Trừng lúc ấy có 7 vạn. Hồ Xạ, Trần Đĩnh đánh vào bờ phía Nam, Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang đánh vào bờ phía Bắc. Thủy quân do Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy.
Quân Minh để quân Nam vào sâu trong trận mới ra đánh. Quân Nam đại bại. An phủ sứ Bắc Giang là Nguyễn Hy Chu bị bắt và bị Trương Phụ chém. Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và Hán Thương chạy ra bể lui về Thanh Hóa. Quân Minh đuổi theo rất gấp. Quý Ly lại chạy vào Nghệ An. Tháng 5 năm ấy (1407) Quý Ly và Hán Thương đến cửa Kỳ La, nay thuộc huyện Kỳ Anh tỉnh Nghệ An.
Trương Phụ sai Mộc Thạnh đi đường bộ, Liễu Thăng đi đường thủy vây bắt được Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Tả Tướng Quốc Hồ Nguyên Trừng, Hữu Tướng Quốc Hồ Quý Tỳ, em ruột Hồ Quý Ly cùng nhiều đại thần. Tất cả bị giải về Kim Lăng, Trung Hoa.
Cũng năm Đinh Hợi 1407, Giản Định Vương Trần Quỹ, con thứ vua Trần Nghệ Tông
phất cờ khởi nghĩa, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân theo phò tá, lòng người theo về. Tháng Chạp năm Mậu Tý 1408, Giản Định Đế từ Hóa Châu tiến ra phía Bắc. Tướng Minh đang cai trị nước ta là Lữ Nghị cấp báo về Kim Lăng. Minh Thành Tổ phái Mộc Thạnh đem 4 vạn quân từ Vân Nam sang cứu viện. Giản Định Đế muốn thừa cơ đánh thẳng ra Đông Đô, còn Đặng Tất lại chủ trương đợi quân các nơi về đông đủ rồi hãy tấn công. Vua tôi bất hòa, Giản Định Đế nghe lời dèm pha giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, lòng người chán nản.
Con Đặng Tất là Đặng Dung và con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị đem quân bản bộ bỏ Giản Định Đế về Hà Tĩnh lập cháu vua Nghệ Tông là Trần Quý Khoách lên ngôi, hiệu là Trùng Quang. Quý Khoách sai Nguyễn Súy bắt Giản Định Đế đưa về tôn làm Thái Thượng Hoàng để thống nhất hai đạo quân kháng chiến.
Trương Phụ lại đem viện binh từ Trung Hoa sang. Quân kháng chiến sức yếu, thua nhiều trận phải lui về phía Nam. Tháng 6 năm Quý Tỵ 1413, quân Minh chiếm Nghệ An, tháng 9 đến Hóa Châu. Quân kháng chiến phản công được vài trận nhưng cuối năm ấy, Quý Khoách cùng các tướng đều bị bắt. Còn Giản Định bị bắt trước đó đã giải về Kim Lăng.
Trương Phụ cho giải Trùng Quang Đế Quý Khoách, Nguyễn Suý, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị về Yên Kinh, Trung Quốc. Dọc đường, vua Trùng Quang nhảy xuống biển tự vận, còn các Tướng kia cũng tử tiết cả.
Tháng Tư năm 43, tháng Năm năm 1407, tháng Mười Một năm 1413 đều là những năm tháng đen tối của đất nước. Trong những năm tháng ấy, đất nước rơi vào tay giặc; lãnh đạo đất nước kẻ tự sát, người bị bắt, bị giết; dân tộc lầm than.
Nhưng lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc đã nhiều lần chứng minh rằng những giờ phút đen tối ấy rồi sẽ qua đi, bởi dân tộc Việt Nam là một dân tộc bất khuất và không chấp nhận bị ngoại bang thống trị. Bà Trưng mất thì đến Bà Triệu, đến Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương mất lại có Mai Hắc Đế và Bố Cái Đại Vương, họ Khúc và cuối cùng là Ngô Quyền giành lấy độc lập.
Nhà Hồ vừa bị tiêu diệt thì đến Giản Định Đế, Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần dứt thì chỉ năm năm sau, Bình Định Vương dấy nghĩa ở đất Lam Sơn, mười năm kháng chiến gian khổ để nước nhà độc lập hơn bốn trăm năm.
Mã Viện đã đánh dấu chiến công của mình ở phương Nam bằng cách dựng lên một cột đồng và ngạo nghễ khắc vào đó một lời nguyền, đe dọa diệt chủng: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt. Cây cột đồng ấy không bao lâu đã bị chôn vùi dưới những viên đá được ném đi bởi lòng căm hờn của những người bị trị; tuy sức yếu nhưng không thiếu tinh thần quật khởi.
Năm Vĩnh Tộ thứ 10, đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), Giang Văn Minh quê ở Đường Lâm đỗ Thám Hoa. Năm Dương Hòa thứ 3, cũng đời vua Lê Thần Tông, ông được cử đi sứ sang nhà Minh để nạp đồ tiến cống. Truớc mắt bá quan văn võ và sứ thần các tiểu quốc khác; để thử tài sứ thần nước Việt, vua nhà Minh đã trịch thượng ra câu đối:
- Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
(Cột đồng đến nay rêu đã xanh)
Sứ thần Việt quốc ngạo nghễ đối lại:
- Đằng giang tự cổ huyết do hồng.
(Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ)
Câu đối của sứ thần Giang Văn Minh vừa đanh thép vừa tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc, nhắc lại ba lần máu nhuộm Đằng Giang: Ngô Vương Quyền giết Hoàng Thao, phá quân Nam Hán, Lê Hoàn diệt quân Tống năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương phá Nguyên năm 1288. Mất mặt, vua Minh nổi giận đã làm một chuyện tàn ác là ra lệnh mổ bụng Giang Văn Minh để xem gan sứ Việt bao lớn. Rồi cho khâm liệm và trả di hài về nước.
Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc đã thân hành làm lễ tế với lời điếu:
Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc đã thân hành làm lễ tế với lời điếu:
- “Sứ bất nhục quân mệnh, khả thi vị thiên cổ anh hùng”.
(Tức là: Đi sứ không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng ngàn thuở)
Có một sự trùng hợp lạ lùng: Giang Văn Minh quê ở Đường Lâm cũng lại là quê của Ngô Vương Quyền, người đã lập chiến công đầu tiên trên Bạch Đằng Giang với lời thơ hùng tráng của Phạm Sư Mạnh đời Trần:
- Hung hung Bạch Đằng đào,
Tưởng tượng Ngô Vương thuyền
(Bạch Đằng cuồn cuộn sóng trào
Tưởng thuyền Ngô Chúa hôm nào trên sông).
Cuộc đô hộ của nhà Minh đối với nước Việt kéo dài 20 năm, nhưng thực sự chỉ có 5 năm hơi yên ổn từ 1413 cho đến năm 1418 là năm mà Bình Định Vương xướng nghĩa. Giặc dù mạnh cũng khó ngồi yên ổn đặt ách cai trị lên đất nước Việt bởi vì:
- Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu.
Cõi bờ cương vực đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập
Cùng Hán, Đuờng, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có…”
(Bình Ngô đại cáo)
Hoàn cảnh của miền Nam sau 1975 có hơi khác hơn một chút. Miền Nam đã thực sự bị xâm chiếm và đặt lên một ách cai trị hết sức hà khắc bởi chính những người cộng sản cùng màu da, cùng dòng máu. Tám mươi bốn triệu dân cả nước bây giờ tuy không phải chịu cảnh bị ngoại nhân trực tiếp đô hộ như thời Đông Hán, thời Minh, nhưng bị đô hộ bởi một giai cấp bóc lột, phi nhân là đảng Cộng Sản. Cho đến giờ này, những quyền tự do căn bản nhất của tám mươi bốn triệu người dân chỉ có trên giấy tờ và các ống loa tuyên truyền của đảng. Các quyền tự do căn bản nhất ấy đối với người dân chỉ là những giấc mơ chưa với tới.
Có người sẽ hỏi: Các người đã tranh đấu, đã kêu gào ba mươi bốn năm nay mà chế độ Cộng sản Việt Nam có sụp đổ đâu?
Xin thưa rằng chưa. Chưa chứ chẳng phải là sẽ không bao giờ! Nếu những người dân Đông Âu cứ chấp nhận rằng chế độ Cộng sản Đông Âu sẽ không bao giờ sụp đổ; không có cuộc đấu tranh ở Ba Lan, không có những đợt sóng ngầm ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi… Nếu thế giới cũng nghĩ như vậy và cũng ngồi yên thì Cộng Sản Đông Âu sẽ không nối nhau sụp đổ trong năm 1989.
Đó là một tấm gương, xin những ai chủ bại cho rằng cuộc đấu tranh để giải trừ Cộng Sản ở nước ta hiện nay là lỗi thời hoặc vô vọng. Đó chỉ là những lời xảo ngôn để che dấu tinh thần cầu an, trốn tránh trách nhiệm.
Có người sẽ hỏi: Các người đã tranh đấu, đã kêu gào ba mươi bốn năm nay mà chế độ Cộng sản Việt Nam có sụp đổ đâu?
Xin thưa rằng chưa. Chưa chứ chẳng phải là sẽ không bao giờ! Nếu những người dân Đông Âu cứ chấp nhận rằng chế độ Cộng sản Đông Âu sẽ không bao giờ sụp đổ; không có cuộc đấu tranh ở Ba Lan, không có những đợt sóng ngầm ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi… Nếu thế giới cũng nghĩ như vậy và cũng ngồi yên thì Cộng Sản Đông Âu sẽ không nối nhau sụp đổ trong năm 1989.
Đó là một tấm gương, xin những ai chủ bại cho rằng cuộc đấu tranh để giải trừ Cộng Sản ở nước ta hiện nay là lỗi thời hoặc vô vọng. Đó chỉ là những lời xảo ngôn để che dấu tinh thần cầu an, trốn tránh trách nhiệm.
- Đố chúng tắc mộc chiết; Nghị đa tắc đê quyết.
Nhiều mọt sẽ làm đổ cây; Nhiều tổ kiến sẽ làm sụp đê!
Trăm suối nhỏ sẽ thành sông lớn. Hàng ngàn sự chống đối đấu tranh, tưởng chừng vô vọng từ mọi phía, góp lại sẽ thành cơn bão lớn đối với Cộng sản Hà Nội.
Những năm tháng đen tối của lịch sử đất nước đã qua đi vì chúng ta đã có Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam, đã có Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị tử tiết khi nước mất, có Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành khi thành mất.
Những năm tháng đen tối của đất nước ta hiện nay cũng sẽ qua đi vì năm 1975 chúng ta đã có Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn… Và sau năm 1975, chúng ta đã có Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân cùng hàng ngàn anh hùng, liệt sĩ khác mà rồi một ngày không xa lịch sử sẽ tìm đến để ghi tên.
Những năm tháng đen tối hiện nay rồi cũng sẽ qua đi vì hiện nay trong cũng như ngoài nước vẫn còn những người âm thầm hy sinh cho đại cuộc bằng cách này hay cách khác.
Những năm tháng đen tối của lịch sử đất nước đã qua đi vì chúng ta đã có Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam, đã có Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị tử tiết khi nước mất, có Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành khi thành mất.
Những năm tháng đen tối của đất nước ta hiện nay cũng sẽ qua đi vì năm 1975 chúng ta đã có Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn… Và sau năm 1975, chúng ta đã có Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân cùng hàng ngàn anh hùng, liệt sĩ khác mà rồi một ngày không xa lịch sử sẽ tìm đến để ghi tên.
Những năm tháng đen tối hiện nay rồi cũng sẽ qua đi vì hiện nay trong cũng như ngoài nước vẫn còn những người âm thầm hy sinh cho đại cuộc bằng cách này hay cách khác.
- Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới…
(Bình Ngô đại cáo).
Dân tộc nào, đất nước nào lại chẳng phải trải qua những tháng năm đen tối, đau buồn. Dân tộc và đất nước Việt Nam cũng thế. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đối với chúng ta chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một cái móc lịch sử, một kỷ niệm đau buồn chứ không còn là một vết thương ngày đêm làm tâm can chúng ta nhức nhối, nếu chúng ta đừng ngã lòng.
Trúc Giang cư sĩ
(*) Trúc Giang cư sĩ là một trong những bút hiệu của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn. Ông hiện là chủ nhiệm, chủ bút tuần báo Tiếng Dân phát hành ở San José. Ông cũng là giám sát viên của Ban Đại Diện CĐVN/BC nhiệm kỳ 5.
Trúc Giang cư sĩ
(*) Trúc Giang cư sĩ là một trong những bút hiệu của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn. Ông hiện là chủ nhiệm, chủ bút tuần báo Tiếng Dân phát hành ở San José. Ông cũng là giám sát viên của Ban Đại Diện CĐVN/BC nhiệm kỳ 5.
No comments:
Post a Comment