Triệu Hoàng Nguyên
Lúc này các đài Phát thanh ngoại quốc thường hay phỏng vấn các trí thức xã hội chủ nghĩa tai to mặt lớn ở VN. Các vị này tự nhiên thấy mình thành nhân vật quan trọng, nên phát biểu vung tí mẹt, quên mất câu “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Ngày 9/2/09, đài BBC có làm một cuộc phỏng vấn ông giáo sư Nguyễn Trọng Phúc thuộc Học Viện Chính Trị-Hành Chánh Quốc Gia Hồ Chí Minh, nhà Nghiên cứu, và nguyên Viện Trưởng Viện Lịch Sử Đảng thuộc Học Viện Cao Cấp của nhà nước CSVN.
Nghe thành tích và chức vu dài lòng thòng của vị này là thính gỉa đã táng đởm kinh hồn rồi, thế mà nghe câu trả lời phỏng vấn của ông thì người ta còn bị toát mồ hôi, sôi bọt mép nữa. Ông nói: “Người ta có nhiều con đường để đi đến khẳng định chế độ chính trị nào được toàn dân ủng hộ, chứ không phải chỉ trưng cầu dân ý. Nước Anh, nước Mỹ có trưng cầu dân ý không?”
Ông Phúc chắc chắn là đã phải vất vả “học tập theo gương cáo Hồ vĩ đại” cho nên mới bò lên được tới điạ vi nhà nghiên cứu, viện trưởng và giáo sư các cơ sở giáo dục quan trọng hàng đầu của đảng và nhà nước. Thế thì tại sao ông không trích dẫn gương Liên sô và Trung quốc vĩ đại mà lại đi so bì với các nước tư bản phản động Anh Mỹ là “có ý đồ gì đây”? Ông có nhớ rằng dân chủ xã hội chủ nghiã gấp một triệu lần dân chủ tư bản hay không? Cho nên có vẻ như ông không hiểu “bầu cử” và “ trưng cầu dân ý” đều có cùng mục đích tương tự như nhau.
Ông Phúc ơi, xin chỉ giúp ông con đường để khẳng định chế độ chính trị được toàn dân ủng hộ ở VN nhé . Đó là con đường vượt biên giúp mấy triệu người bỏ nước ra đi để lánh nạn CS đấy ! Cái con đường này người dân nói rằng nếu mà cái cột đèn biết đi thì nó cũng đi, chỉ hiềm hơi nguy hiểm, và chỉ vì “đảng và nhà nước ta” ngăn chặn bắn giết ráo riết nên nhiều người không dám đi. Chắc ông dư biết. Nói xa như vậy thì ông cho là chuyện cũ nhắc lại làm gì, nhưng trước mắt ngày nay, tin báo trong nước cũng như những nghiên cứu ngoại quốc cho biết rằng đa số các du sinh (tức là thuộc giới quyền chức và có tiền bạc) cũng chỉ muốn ở lai ngoại quốc khi đã ra được đến ngoài rồi, ông có biết không?
Sau đây là cuộc phỏng vấn của nhà Tiến sĩ Lê Anh Sắc, chuyên viên cao cấp Sở Nội Vụ Hà Nội, thành viên soạn thảo Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền Thành phố. Chỉ tiêu của Tiến sĩ Sắc đề ra là: “Đến năm 2020, Hà nội phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành Ủy quản lý có trình độ Tiến Sĩ. 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ Tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thi trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.”
Có lẽ ông Lê Anh Sắc lấy bằng Tiến Sĩ nên ông muốn mọi người đều phải có bằng Tiến sĩ như ông. Cứ nghe chỉ tiêu ông Lê Anh Sắc đề ra thì người ta liên tưởng là tới năm 2020, ở VN, các Tiến Sĩ sẽ bò lổm ngổm, đầy rẫy đầu đường xó chợ, ngõ hẻm hang cùng.
Tuy nhiên, chỉ tiêu của ông đề ra không có tính cách thực dụng. Này nhé, hiện thời 14 cấp lãnh đạo trong Bộ Chính Trị, các Chủ Tịch nhà nước, Thủ Tướng và phó Thủ Tướng chính phủ chưa ai có bằng Tiến sĩ cả. Thời gian đào tạo cho môt tiến sĩ “chính quy”, theo chữ của đảng và nhà nước ta, thì phải mất 5 năm tiểu học, 7 năm trung học, 4 năm cử nhân, 2 đến 4 năm tiến sĩ tuỳ ngành và tuỳ khả năng. Tổng cộng là 20 năm. Nay ông ra chỉ tiêu 10 năm nữa 100% cán bộ Thành Ủy phải có bằng TS thì hơi kẹt cho các đồng chí của ông chỉ có tốt nghiêp trường tù, trường điạ đạo Củ Chi, hoặc chiến khu D. Không lẽ ông khiêng mấy vị này liệng xuống ao cá vồ , cá tra hết để cho mấy ông TS lên thay thế à ? Việc gì bầy đăt nhiêu khê như thế mà tại sao không cứ yên lặng in bằng cấp cho các lãnh đạo như hiên nay đang làm có phải đỡ tạo sầm sì bàn tán hay không?
Ông Sắc có vẻ không nhớ lời "cáo Hồ vĩ đại" dạy “trồng người 100 năm” nên mới tính trồng “thành ủy” tiến sĩ 10 năm! Khi bị hỏi rằng: ”ông có cho rằng mục tiêu đưa ra là quá cao và khó thực hiện không ?.” Ông trả lời: “Việc đưa ra mục tiêu cao sẽ tạo áp lực cho thành phố nghĩ ra được cơ chế để thực hiện. Khó khăn thách thức, mình sẽ gỡ dần.” Câu trả lời này nghe thật đúng sách vở và “có tình có lý” của lãnh đạo đã đề ra từ khi đổi mới. Đó là “sai đâu sưả đấy và sửa đấy sai đâu, sửa đâu sai đấy”.
Về câu hỏi: “ Những vị trí quản lý cần nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn là bằng cấp?” Ông trả lời: “Những người có trình độ học vấn ở mức giới hạn, thì kinh nghiệm dù có nhiều hơn nữa, cũng chỉ có thể giúp giải quyết những vấn đề cá nhân, chứ không thể dùng được cho bộ máy hành chánh, khó mang ra để gíúp dân, giúp nước được.” Chỉ vì say mê cái chiến lược đào tạo tiến sĩ nên lại nói đụng chạm đến các cán bộ đảng viên quyền lực quanh ông đó, ông Sắc ơi. Tính lại đi, kẻo mà mất ghế. Câu này không những làm mất lòng quan chức đảng, mà còn làm động lòng những tiến sĩ xã hội chủ nghĩa không nhiều lắm hiện nay nữa, và những người này không thể nào không phê bình chiến lược của ông. Tại sao ông có biết không? Tại vì nếu mà tiến sĩ nhiều quá thì họ còn đâu mà đươc phỏng vấn hoài hoài như hiên nay nữa?
Nghe thành tích và chức vu dài lòng thòng của vị này là thính gỉa đã táng đởm kinh hồn rồi, thế mà nghe câu trả lời phỏng vấn của ông thì người ta còn bị toát mồ hôi, sôi bọt mép nữa. Ông nói: “Người ta có nhiều con đường để đi đến khẳng định chế độ chính trị nào được toàn dân ủng hộ, chứ không phải chỉ trưng cầu dân ý. Nước Anh, nước Mỹ có trưng cầu dân ý không?”
Ông Phúc chắc chắn là đã phải vất vả “học tập theo gương cáo Hồ vĩ đại” cho nên mới bò lên được tới điạ vi nhà nghiên cứu, viện trưởng và giáo sư các cơ sở giáo dục quan trọng hàng đầu của đảng và nhà nước. Thế thì tại sao ông không trích dẫn gương Liên sô và Trung quốc vĩ đại mà lại đi so bì với các nước tư bản phản động Anh Mỹ là “có ý đồ gì đây”? Ông có nhớ rằng dân chủ xã hội chủ nghiã gấp một triệu lần dân chủ tư bản hay không? Cho nên có vẻ như ông không hiểu “bầu cử” và “ trưng cầu dân ý” đều có cùng mục đích tương tự như nhau.
Ông Phúc ơi, xin chỉ giúp ông con đường để khẳng định chế độ chính trị được toàn dân ủng hộ ở VN nhé . Đó là con đường vượt biên giúp mấy triệu người bỏ nước ra đi để lánh nạn CS đấy ! Cái con đường này người dân nói rằng nếu mà cái cột đèn biết đi thì nó cũng đi, chỉ hiềm hơi nguy hiểm, và chỉ vì “đảng và nhà nước ta” ngăn chặn bắn giết ráo riết nên nhiều người không dám đi. Chắc ông dư biết. Nói xa như vậy thì ông cho là chuyện cũ nhắc lại làm gì, nhưng trước mắt ngày nay, tin báo trong nước cũng như những nghiên cứu ngoại quốc cho biết rằng đa số các du sinh (tức là thuộc giới quyền chức và có tiền bạc) cũng chỉ muốn ở lai ngoại quốc khi đã ra được đến ngoài rồi, ông có biết không?
Sau đây là cuộc phỏng vấn của nhà Tiến sĩ Lê Anh Sắc, chuyên viên cao cấp Sở Nội Vụ Hà Nội, thành viên soạn thảo Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền Thành phố. Chỉ tiêu của Tiến sĩ Sắc đề ra là: “Đến năm 2020, Hà nội phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành Ủy quản lý có trình độ Tiến Sĩ. 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ Tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thi trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.”
Có lẽ ông Lê Anh Sắc lấy bằng Tiến Sĩ nên ông muốn mọi người đều phải có bằng Tiến sĩ như ông. Cứ nghe chỉ tiêu ông Lê Anh Sắc đề ra thì người ta liên tưởng là tới năm 2020, ở VN, các Tiến Sĩ sẽ bò lổm ngổm, đầy rẫy đầu đường xó chợ, ngõ hẻm hang cùng.
Tuy nhiên, chỉ tiêu của ông đề ra không có tính cách thực dụng. Này nhé, hiện thời 14 cấp lãnh đạo trong Bộ Chính Trị, các Chủ Tịch nhà nước, Thủ Tướng và phó Thủ Tướng chính phủ chưa ai có bằng Tiến sĩ cả. Thời gian đào tạo cho môt tiến sĩ “chính quy”, theo chữ của đảng và nhà nước ta, thì phải mất 5 năm tiểu học, 7 năm trung học, 4 năm cử nhân, 2 đến 4 năm tiến sĩ tuỳ ngành và tuỳ khả năng. Tổng cộng là 20 năm. Nay ông ra chỉ tiêu 10 năm nữa 100% cán bộ Thành Ủy phải có bằng TS thì hơi kẹt cho các đồng chí của ông chỉ có tốt nghiêp trường tù, trường điạ đạo Củ Chi, hoặc chiến khu D. Không lẽ ông khiêng mấy vị này liệng xuống ao cá vồ , cá tra hết để cho mấy ông TS lên thay thế à ? Việc gì bầy đăt nhiêu khê như thế mà tại sao không cứ yên lặng in bằng cấp cho các lãnh đạo như hiên nay đang làm có phải đỡ tạo sầm sì bàn tán hay không?
Ông Sắc có vẻ không nhớ lời "cáo Hồ vĩ đại" dạy “trồng người 100 năm” nên mới tính trồng “thành ủy” tiến sĩ 10 năm! Khi bị hỏi rằng: ”ông có cho rằng mục tiêu đưa ra là quá cao và khó thực hiện không ?.” Ông trả lời: “Việc đưa ra mục tiêu cao sẽ tạo áp lực cho thành phố nghĩ ra được cơ chế để thực hiện. Khó khăn thách thức, mình sẽ gỡ dần.” Câu trả lời này nghe thật đúng sách vở và “có tình có lý” của lãnh đạo đã đề ra từ khi đổi mới. Đó là “sai đâu sưả đấy và sửa đấy sai đâu, sửa đâu sai đấy”.
Về câu hỏi: “ Những vị trí quản lý cần nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn là bằng cấp?” Ông trả lời: “Những người có trình độ học vấn ở mức giới hạn, thì kinh nghiệm dù có nhiều hơn nữa, cũng chỉ có thể giúp giải quyết những vấn đề cá nhân, chứ không thể dùng được cho bộ máy hành chánh, khó mang ra để gíúp dân, giúp nước được.” Chỉ vì say mê cái chiến lược đào tạo tiến sĩ nên lại nói đụng chạm đến các cán bộ đảng viên quyền lực quanh ông đó, ông Sắc ơi. Tính lại đi, kẻo mà mất ghế. Câu này không những làm mất lòng quan chức đảng, mà còn làm động lòng những tiến sĩ xã hội chủ nghĩa không nhiều lắm hiện nay nữa, và những người này không thể nào không phê bình chiến lược của ông. Tại sao ông có biết không? Tại vì nếu mà tiến sĩ nhiều quá thì họ còn đâu mà đươc phỏng vấn hoài hoài như hiên nay nữa?
Triệu Hoàng Nguyên
No comments:
Post a Comment