Sunday, October 18, 2009

Thích Nhất Vẹm

    THÍCH NHẤT "VẸM": KẺ ĐÁNH ĐU VỚI TINH!
Lão Móc

Cách đây 9 năm, ngày 9 tháng 11 năm 2001, khi Hoa Kỳ và cả thế giới đang khựng điếng, đau khổ vì bị khủng bố Al Queda phá hoại Trung Tâm Thương Mại tại New York, giết hại nhiều ngàn người.Tổng Thống G.Bush và cả thế giới quyết tâm tấn công bọn này tại Afganistan, thì ngày 25-9-2001, thiền sư Nhất Hạnh từ Pháp đến New York bỏ ra 45.000 USD, để đăng bài viết nhiều kỳ trên tờ New York Times (nguyên trang A5 và A22) vừa quảng cáo tên tuổi của mình vừa bịa chuyện vu cáo cho quân đội Hoa Kỳ và bàu chữa cho hành động khủng bố của bọn Al Queda là vào dịp Tết Mậu Thân (1968) Không quân Hoa Kỳ đã tàn ác ném bom xuống thị xã Bến Tre phá hủy 300.000 căn nhà. Vì sao là một người tu hành mà thiền sư Nhất Hạnh lại làm một chuyện vọng ngữ là một trong những trọng tội của người tu hành như thế? Chưa hết, trong lúc Hoa Kỳ và liên quân đang tấn công Taliban để vây bắt tên trùm khủng bố Bin Laden thì thiền sư Nhất Hạnh lại cùng với Nhà nước Việt Cộng cùng lúc la làng phản đối.

Chuyện này lúc đó có vẻ khó hiểu với một số người nhưng, sau khi biến cố tu viện Bát Nhã xảy ra mọi người mới vỡ lẽ là thiền sư Nhất Hạnh đã chơi trò … đánh đu với tinh Việt Cộng để tính chuyện xây dựng một Làng Mai thứ ba (tức tu viện Bát Nhã) ở Việt Nam, sau Làng Mai ở Pháp và Tu viện Lộc Uyển ở Hoa Kỳ!

Theo bản tổng hợp “Hồ sơ vụ nhà nước CSVN đàn áp tu viện Bát Nhã” của ký giả Hoàng Anh Vũ được đăng tải trên các báo điện tử thì: “Cuối thập niên 90, Thiền sư Nhất Hạnh ngỏ ý được về Việt Nam thăm viếng và truyền đạo. Lộ trình chuyến đi hoằng pháp cùng nội dung những bài thuyết pháp từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1999 qua ba thành phố Hà Nội, Huế, Sàigòn, đã được đệ trình Bộ Văn Hóa nhà nước VN. Nhưng không hiểu vì cớ gì Hà Nội lại bãi bỏ chuyến đi vào phút chót.”

Và, theo bản lên tiếng về “Vấn đề Nhà cầm quyền cộng sản đán áp, trục xuất chư tăng chùa Bát Nhã, Thượng Tọa Thích Viên Định đã viết như sau: “Năm 1998, nghe tin Thiền sư Nhất Hạnh dự định về Việt Nam hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã viết thư đề nghị Thiền sư Nhất Hạnh, bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, tế nhị, đại ý: “Việt Nam chưa có tự do, dân chủ, nhân quyền, đừng về hợp tác, buôn bán, làm ăn, coi chừng sập tiệm, sẽ mất cả chì lẫn chài!”. Nhưng, Thiền sư Nhất Hạnh đã bất chấp lời khuyên của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thiền sư Nhất Hạnh vẫn nhất quyết … về nguồn!

Ngày 23-1-2005, Thiền sư Nhất Hạnh cầm đầu một phái đoàn Phật tử gồm 190 người tháp tùng tới phi trường Nội Bài (Hà Nội). Tại đây, cả một đội ngũ đông đảo chờ đón, có rắc hoa thơm trên lối đi, có nhiều phóng viên tụ tập để phỏng vấn. Trong chuyến đi này Thiền sư Nhất Hạnh đã đi thuyết giảng từ Bắcvào Nam, thăm viếng quý vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh và ra mắt chính quyền VC. Tuy nhiên, Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Thuợng Tọa Thích Tuệ Sĩ đã từ chối tiếp xúc. Khi trở lại Pháp, tại phi trường De Gaulle, ni sư Chân Không đã tuyên bố: “Tại một số chùa ở Việt Nam có cất giấu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hoà nên một số tu sĩ bị bắt giữ, chứ Nhà nước VN không có đàn áp tôn giáo.”

Bình luận gia Lê Văn Ấn, tức nhà văn Kiêm Ái có viết về chuyến đi này của Thiền sư Nhất Hạnh như sau: “Để xoa dịu dư luận trong và ngoài nước về những vụ đàn áp tôn giáo rất tàn bạo tại cao nguyên Trung phần cũng như ngay tại Sàigòn đối với đạo Tin Lành và để khoe khoang có tự do tôn giáo, VC đã điều động Thiền sư Nhất Hạnh và vợ là ni sư Chân Không tức Cao Ngọc Phuợng, từ Paris, Pháp quốc, dẫn theo 200 đồ đệ về Việt Nam tuyên truyền cho chế độ VC và mạt sát gây chia rẽ hàng ngũ Phật Giáo, những hành vi trong quá khứ cũng như hiện tại của Thiền sư cho mọi người biết đây là một cán bộ chiến lược của VC”.

Vậy, Thiền sư Nhất Hạnh là ai? Và quá trình hoạt động ra sao?

- Tên thật Thiền sư Nhất Hạnh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926, tại làng Minh Hương (Bảo Vinh), huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

- Pháp danh Trùng Quang, đã xuất gia tu học từ năm 16 tuổi với Hòa thượng Thanh Hạ Quý thuộc môn phái Tổ đình Từ Hiếu.

- Đầu thập niên 1950, Đại đức Thích Nhất Hạnh học Trung học tại Huế.

- Năm 1956, Đại đức vào Sàigòn học Đại học Văn khoa. Đỗ Cử nhân Văn khoa khoảng 1959.

- 1960: Góp phần thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và sáng lập trường Thanh Niên Phụng sự Xã hội, nhà xuất bản Lá Bối.

- Năm 1961, Viện Đại học Vạn Hạnh cử Đại đức Thích Nhất Hạnh du học tại đại học Princeton, tiểu bang New Jersey về môn Tôn giáo đối chiếu. Thời gian này Đại đức Nhất hạnh thường thuyết giảng về Phật Giáo tại Đại học Columbia với tư cách một nhà sư gốc Á châu.

- Năm 1964, Thượng tọa Thích Trí Quang viết thư yêu cầu Đại đức Nhất Hạnh mau trở về nước để hỗ trợ cho Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong giai đoạn sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ. (Theo Bạch thư của Hòa thượng Thích Tâm Châu).

- Năm 1966, Thượng tọa Thích Trí Quang phái Đại đức Thích Nhất Hạnh ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, đòi quyền tự quyết, lập chính phủ hòa giải dân tộc. Đại đức Nhất Hạnh đến Pháp với tư cách Truởng phái đoàn Hòa Bình của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất tại cuộc Hòa Đàm Paris về Việt Nam. Mục đích của phái đoàn Phật Giáo do Đại đức Nhất Hạnh lãnh đạo là nói cho thế giới biết rằng: “Dân Việt Nam không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết để đi tới một giải pháp hòa bình”.

- Tháng 5-1966, Đại đức Nhất Hạnh định cư tại Pháp và tích cực tham gia các sinh hoạt phản chiến.

- Từ năm 1968, sư cô Chân Không đã qua Pháp làm phụ tá cho Thượng tọa Thích Nhất Hạnh, đã yểm trợ các công tác về hoà bình, về xã hội, về hướng dẫn các khóa tu học được tổ chức khắp nơi trên thế giới và giúp xây dựng và quản trị Làng Hồng rồi Làng Mai. Mỗi năm có hàng trăm thiền sinh trên thế giới về đây tu học.

Chính Thiền sư Nhất Hạnh đã viết về ni sư Chân Không trong bài “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” như sau: "Ni sư Chân Không đã có mặt với tôi bắt đầu năm 1968 cho tới bây giờ, đã yểm trợ tất cả các công tác về hòa bình, về xã hội của tôi một cách liên tục.”

- Từ năm 1966, Thượng tọa Thích Nhất Hạnh bắt đầu hành xử như một thiền sư, ăn mặc nâu sòng, giản dị, mặc nhiên không còn ưa gọi Thượng Tọa nữa, cả họ Thích của các bậc tu hành thọ từ 250 giới trở lên cũng ít dùng tới. Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành Thiền sư Nhất Hạnh, nổi tiếng khắp thế giới.

Theo tài liệu từ hhtp://www.langmai.org thì Thiền sư Nhất Hạnh đã cùng Sư cô Chân Không đi thuyết giảng Thiền học tại hàng chục quốc gia, kể cả Nga và các nước Đông Âu cũ.

- Vào những năm 1970, 1971, lúc Phong trào Phản chiến đang lên cao, ông John Kerry, vốn là cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam đã cùng cô đáo hát phản chiến Jane Fonda và thiền sư Nhất Hạnh tố chức nhiều cuộc biểu tình tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ để chống chiến tranh Việt Nam và làm áp lực với chính quyền Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam. Sau khi miền Nam bị miền Bắc cưỡng chiếm vào tháng Tư 1975, chính Tướng Võ Nguyên Giáp đã công nhận rằng: “Chính nhờ việc làm của John Kerry, Jane Fonda và Thích Nhất Hạnh mà miền Bắc mới thắng trận” (Tạp chí VNTP số 681).

Trước đó, vào năm 1970, trong khi tham dự International Conference On Peace and Religion tại Tokyo, thiền sư Nhất Hạnh đã lợi dụng cơ hội này, sử dụng diễn đàn để mạt sát chính quyền miền Nam và lên án Mỹ xâm lăng. Khi được hỏi: “Làm sao để có hòa bình ở Việt Nam?” Thiền sư Nhất Hạnh đã trả lời như một đảng viên cao cấp của VC: “Chỉ cần giải giới quân đội miền Nam”. Thiền sư Nhất Hạnh còn đòi hỏi quân đội Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam, ngưng oanh tạc Bắc Việt, thành lập chính phủ Hòa Hợp Hòa Giải tại miền Nam – giống y chang như đòi hỏi của CSVN.

Qua việcThiền sư Nhất Hạnh về Việt Nam nhiều lần từ năm 2004 đến 2008 được tiếp rước linh đình. Thiền sư Nhất Hạnh đã được Chủ tich nước Nguyễn Minh Triết tiếp tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã cùng Sư cô Chân Không và một số tăng ni tới thăm Tướng Võ Nguyên Giáp.

Thiền sư Nhất Hạnh đã làm lễ “Thủy lục giải oan bình đẳng cứu bạt trai đàn” tại chùa Vĩnh Nghiêm. Sàigòn, tại Quốc tự Diệu Đế, Huế và tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội. Và, đặc biệt, Thiền sư Nhất Hạnh đã làm lễ Truyền Đăng tại thiền viện Bát Nhã ở Lâm Đồng. Theo bài viết của ký giả Hoàng Anh Vũ thì: “Thượng Tọa Đức Nghi đã được Thiền sư Nhất Hạnh “truyền đăng” tại Mai Thôn vào năm 2006”.

Bài viết này có cái tựa “Thiền sư Nhất Hạnh: kẻ đánh đu với tinh” vì chính ông Thượng Tọa Thích Đức Nghi này là kẻ đã qua Làng Mai năn nỉ, ỉ ôi Thiền sư Nhất Hạnh và sau đó, vào năm 2005 đã tuyên bố cúng dường tu viện Bát Nhã cho Thiền sư Nhất Hạnh, nay đã hiện nguyên hình … con tinh mà Thiền sư Nhất Hạnh đã đánh đu trong bao lâu nay!. Theo bài viết của ký giả Hoàng Anh Vũ thì: “Ngày 18-6-2008, Thiền sư (Nhất Hạnh) lại lên tu viện Bát Nhã nói chuyện với các đệ tử với đề tài “Thầy căn dặn”. Nhưng sau đó Thượng Tọa Thích Đức Nghi đem cắt đầu, cắt đuôi bài nói chuyện này chỉ còn để lại trong 5 phút và cho là Thiền Sư (Nhất Hạnh) đã coi thường nhà cầm quyền và Giáo hội Phật giáo địa phương, vi phạm quy chế Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.”

Mặc dù mở đầu bài viết, nhà báo Hoàng Anh Vũ có viết chỉ là tổng hợp và tường thuật nhưng câu văn lại có vẻ vô cùng chua xót như sau: “Thế là công lao của Làng Mai trong ngần ấy năm bị đổ xuống sông, xuống biển và đặt số tăng chúng Làng Mai đang cư ngụ tại tu viện Bát Nhã trước tình trạng cư trú bất hợp lệ!”

Ông bà ta có câu: “Gieo nhân nào, gặt quả đó”. Vào năm 2001, khi mọi người Việt Quốc gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đều tỏ thái độ khinh bỉ đối với thiền sư Nhất Hạnh, người đã bất chấp tội vọng ngữ đã ra sức bênh vực bọn khủng bố trong biến cố 911 bằng cách tuyên bố trong thời chiến tranh Việt Nam, chỉ vì 7 du kích bắn máy bay Mỹ khiến không lực Hoa Kỳ đã ném bom tiêu diệt 300.000 gia đình tại thị xã Bến Tre, Tú Gàn tức Lữ Giang đã viết bài gây chia rẽ giữa Phật Giáo và Công Giáo và “giải vây” cho ông thiền sư “ngày ăn chay, đêm ngủ mặn” này bằng cách viết như sau: “Nhất Hạnh người dẫn đường hòa nhập quốc doanh. Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang vẫn còn nuôi tham vọng tiến tới thống lãnh Phật Giáo Việt Nam và từ đó tiến lên nắm chính quyền. Động lực đưa ra để thu hút Phật tử tiến tới mục tiêu đó là kích động lòng hận thù Thiên Chúa Giáo. Nhóm Giao Điểm nà nhóm Đỗ Mạu đang theo đuổi chiến thuật này, được một số báo chí và website thuộc hệ thống Phật Giáo Ấn Quang yểm trợ. Khẩu hiệu “kẻ thù ta không phải là người Công Giáo” đã được đổi thành “kẻ thù ta không phải là người Cộng sản, kẻ thù ta là Công Giáo.” (Sàigòn Nhỏ số 612, 9-11-2001). Tú Gàn, tức Lữ Giang đã láo khoét vu vạ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất “chạy chọt” đế xin hòa hợp với Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh; trong khi chính Hoà Thượng Thích Quảng Liên đã được lệnh của VC “chạy chọt” để xin GHPGVNTN hoà hợp với Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh nhưng đã bị hai Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ từ chối.

Thiền sư Nhất Hạnh đã bất chấp tội vọng ngữ, lớn tiếng vu oan giá họa cho Không lực Hoa Kỳ ném bom thiêu hủy 300 ngàn nóc gia ở thị xã Bến Tre trong Tết Mậu Thân 1968 nên đã bị quả báo là đã bị bọn Al Queda dùng phi cơ đánh sập hai toà nhà Trung Tâm Tâm Thương Mại ở New York sát hại hàng mấy ngàn người. Từng bước, từng bước thiền sư Nhất Hạnh đã được mấy anh lớn bên nhà cho phép đem “pháp môn Làng Mai” về nước để truyền bá. Và nhất là đem tiền bạc về xây dựng tu viện Bát Nhã với Rừng Phương Bối, xóm Bếp Lửa Hồng, thiền đường Tâm Bất Động, cư xá Phượng Vĩ, thiền đường Cánh Đại Bàng, công trường Bông hồng cài áo, cốc Lưng Đồi, cư xá Tâm Ban Đầu, cốc Trà Thơm …

Chi phí của phật tử thập phương đóng góp nghe đâu lên tới 2 triệu Mỹ kim.

Rốt cuộc “Làng Mai Bát Nhã, kịch bản trắng tay” đúng như cái tựa bài viết của luật sư Đỗ Thái Nhiên.

Theo bài “Bàn Chuyện Thời Sự giữa BS Trần Xuân Ninh, Tuệ Vân và Khánh Vân ngày 9-10-2009 thì bà Khánh Vân cho biết đài BBC ngày 29-0-2009 cho biết rằng: “Sau các trục trặc, người của Làng Mai đã rút về Pháp hết, và còn lại chỉ là các tăng ni người Việt theo học pháp môn Làng Mai.” Và bà Khánh Vân nói tiếp: “Trước sự kiện này Khánh Vân không khỏi nghĩ rằng sư ông Nhất Hạnh ăn nói miệng lưỡi và những lời kêu gọi này không khác gì những lời kêu gọi của những nhà chính trị hải ngoại hô hào dân trong nước đấu tranh bất bạo động, cũng như các nhà dân chủ trong nước kêu gọi tương tự mà không hề xuống đường đòi quyền lợi cho dân khiếu nại kêu oan …”

Trong bài “Bàn Chuyện Thời Sự …” hai bà Tuệ Vân và Khánh Vân có đề cập đến bài viết “400 Hạt Giống Bồ Đề” ca tụng tới tận mây xanh pháp môn Làng Mai Nhất Hạnh của bình luận gia Ngô Nhân Dụng của nhật báo Người Việt. Không biết hai bà này vô tình hay cố ý mỉa mai ông bình luận gia Ngô Nhân Dụng. Vì theo Lão Móc được biết thì rất nhiều người ở hải ngoại biết bình luận gia Ngô Nhân Dụng tức nhà thơ Đỗ Quý Toàn. Ông này là một trong những Trưởng Lão vai vế của Phái Tiếp Hiện của Thiền sư Nhất Hạnh ở Hoa Kỳ.

Chuyện “Thiền sư Nhất Hạnh: kẻ đánh đu với tinh” là chuyện dài nhân dân tự vệ. Xin hẹn kỳ tới.

Lão Móc
oooOooo
    Bốn trăm hạt giống Bồ Ðề

Ngô Nhân Dụng

Quế Ðường Lê Quý Ðôn (1726-1784) là một nhà Nho, một học giả đại danh trong lịch sử Việt Nam. Trong cuốn Kiến Văn Tiểu Lục (bài tựa viết năm Cảnh Hưng 38, tức 1777) có một chương “Thiền Dật” nói về đạo Phật ở nước ta. Trong đoạn mở đầu chương này, Lê Quý Ðôn đã phải dùng nhiều lời biện minh cho những đóng góp của Phật Giáo. Ðiều đó chứng tỏ trong thế kỷ 18 và trước đó đã nhiều nhà Nho bầy tỏ ý kiến chống đối đạo Phật. Ðể chứng tỏ đạo Phật có vai trò tích cực, Lê Quý Ðôn đã chứng minh rằng trong giáo lý của Ðức Thích Ca có đủ cả đạo hiếu, đạo trung; và ngược lại chính Khổng Tử cũng khuyên răn người quân tử phải trừ bỏ ba tật xấu Tham, Sân, Si không khác gì Phật Ðà (trong thiên Quý Thị, sách Luận Ngữ).

Chúng ta kính trọng ý kiến của phu tử Quế Ðường. Nhưng với con mắt của những kẻ hậu sinh đã được tiếp xúc với nhiều trào lưu tư tưởng và kinh nghiệm sống khác, phải nhìn nhận rằng Phật Giáo còn đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống của loài người chứ không phải chỉ có vai trò hỗ trợ cho Nho Giáo, là học thuyết chính thức được chế độ quân chủ tập quyền công nhận. Hiện nay người Tây phương cũng đi tìm học và tu tập theo Phật Giáo chính vì họ tìm thấy trong đó những cách nghĩ và sống mang lại an lạc cho con người và cho xã hội. Ðạo Phật cống hiến những phương pháp Sống An Lạc, nói theo lối ngày nay, là sống hạnh phúc đích thực. Bao nhiêu người Việt Nam đang tu tập theo cách chỉ dẫn của các Thiền Sư Thích Thanh Từ và Thích Nhất Hạnh, họ đang đem bản thân và cuộc đời của mình chứng minh ai cũng có thể đạt tới hạnh phúc chân thực đó. Và mọi người nên tìm cách rèn luyện cho mình sống được như vậy. Nhất là những người muốn lo việc chính trị hay kinh doanh, có ảnh hưởng lớn lao trên những người khác. Vì một người không sống bình an, hạnh phúc với chính mình thì sẽ không thể tạo nên an vui cho người khác được.

Sáng hôm qua tôi gặp một người bạn trẻ tuổi đang chủ trương một công ty đầu tư lớn ở Huntington Beach, California. Trong câu chuyện thân tình tôi có khuyên anh nên tìm dự một khóa tu tập thiền quán, như các thầy người Thái Lan, Tây Tạng, Ấn Ðộ hoặc Tích Lan đang dậy ở khắp nơi trong nước Mỹ. Thị trường lên xuống do lòng Tham và sự Sợ hãi thúc đẩy. Nếu mình tập làm chủ được lòng Tham và nỗi Sợ thì có thể tránh được nhiều lầm lẫn, sẽ dễ thành công hơn. Tôi nghĩ các bạn trẻ khác ở Việt Nam, đang kinh doanh, đang đi học hay hoạt động trong những lãnh vực khác cũng nên tu tập để sống như vậy. Chính họ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực và có thể trở thành hữu ích cho đất nước hơn.

Một hình ảnh làm nhiều người ngạc nhiên và phát lòng kính trọng là các thiền sinh ở Tu Viện Bát Nhã sống trong cảnh đe dọa và đàn áp của công an tỉnh Lâm Ðồng với thái độ thong dong và dũng cảm. Họ chứng tỏ đã làm chủ được sân si và không hề sợ hãi. Gần bốn trăm người sống dưới áp lực của căm thù và bạo động nhưng không bị lay chuyển. Họ sống trong những xóm mang tên Bếp Lửa Hồng, Mây Ðầu Non, Rừng Phương Bối, vân vân. Trong những video được truyền bá trên các mạng lưới chúng ta có thể vào coi, những tăng ni phần lớn ở lớp tuổi 20 hoặc trẻ hơn xuất hiện như những hình ảnh trang nghiêm, hiền hòa, giữ đúng cung cách “đi, đứng, nằm ngồi” mà các thiền sư Liễu Quán, Bách Trượng, Quy Sơn đã vẽ ra từ hàng ngàn năm trước, gọi là “uy nghi” của người xuất gia. Trong lúc video chiếu cảnh công an và những người được thuê đến đập phá các ngôi nhà trong tu viện, phá đến cả pho tượng bà mẹ cầm tay dắt hai con, một pho tượng vô tội, thì từ trong tự viện vẫn vang lên ngân nga tiếng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Những người tu hành trẻ tuổi này cho thấy họ không sợ, không giận, không tham, ung dung, thanh thản, theo đúng một danh hiệu khác của Bồ Tát Quan Âm là Quán Tự Tại.

Ðó là những cây bồ đề nhỏ đang mọc lên ở nước Việt Nam. Họ là những tấm gương sống động cho tuổi trẻ nước ta nhìn vào, tìm hiểu, và noi theo. Phật Giáo có thể đóng góp cho tuổi trẻ nước Việt Nam rất nhiều, để tự xây dựng mình và giúp cho đất nước. Dù họ theo bất cứ tôn giáo nào hay không có tôn giáo, mỗi thanh niên Việt Nam cũng nên đi tìm cho mình một cách sống có ý nghĩa, xây dựng một lý tưởng cho cuộc đời của họ. Hãy sống như những tăng ni đã tu tập ở Bát Nhã, mà bây giờ đang lâm cảnh “lưu vong” ngay trên đất nước của mình. Họ muốn tu hành nhưng không được phép tu, mặc dù không ai nói một lời, làm một việc nào chống lại chính quyền và cái đảng độc tài tham nhũng đang cai trị. Khi được các nhật báo và đài phát thanh ở nước ngoài phỏng vấn, tất cả những vị thiền sinh còn có dịp lên tiếng đều cho biết họ không hề nhận được một chỉ thị nào của thầy của họ ở nước ngoài. Ðảng gán và chính quyền Cộng Sản không thể nào vu cáo cho họ là đã bị “những thế lực phản động ở ngoài” xúi giục, như họ đã ghép cho các ông Nguyễn Văn Ðài, Lê Công Ðịnh, hoặc cô Lê Thị Công Nhân.

Nhiều Phật tử ở Việt Nam lên tiếng, “Hãy cứu lấy gần 400 cây bồ đề nhỏ này!” Nhiều vị tôn đức trong nước đã can đảm đứng ra bênh vực và sẵn sàng đùm bọc các tăng ni trẻ đó. Hòa Thượng Thích Toàn Ðức, trong ban lãnh đạo Phật Giáo Lâm Ðồng, đã dũng cảm khi tuyên bố các tăng ni Bát Nhã không có tội nào đối với đạo Phật, không làm hại gì cho đất nước, cho nên phải được phép tiếp tục tu tập. Thượng Tọa Thái Thuận, chùa Phước Huệ là người đã bị công an đánh khi ông tới thăm các thiền sinh Bát Nhã trước đây, nay đã đưa tay đón nhận các thiền sinh này. Ngôi chùa Phước Huệ nhỏ nằm kế bên một nhà thờ Thiên Chúa Giáo trong thị xã Bảo Lộc, không biết đến lúc nào công an sẽ tấn công chùa, các thiền sinh có thể chạy qua xin trú ẩn trong ngôi nhà của Chúa Giê Su! Hòa Thượng Pháp Chiếu đã tuyên bố từ chức và lên tiếng ủng hộ hành động của Thượng Tọa Thái Thuận. Một vị hòa thượng ở vùng Thủ Ðức, Sài Gòn, Thầy Minh Nghĩa cũng sẵn sàng tiếp nhận tất cả các tăng ni nếu không bị ngăn cản.

Nhưng công an đã ngăn cấm tất cả. Một viên công an đã nói thẳng với vị thầy của anh ta rằng đây là lệnh của trung ương chứ không phải là quyết định của địa phương. Ðảng Cộng Sản Việt Nam không cho phép những hạt giống bồ đề được mọc lên, không cho phép những cây bồ đề nhỏ được lớn lên.

Nhưng trong nước Việt Nam còn nhiều người đang muốn tưới tẩm cho những hạt giống bồ đề được sống mãi trong lòng dân tộc. Ðồng bào đã tự động tiếp tế cơm ăn, áo mặc cho các thiền sinh Bát Nhã. Nhiều người đã tiếp tế cả các phương tiện truyền thông, từ máy chụp hình tới những điện thoại di động để các tăng ni có thể liên lạc được với nhau và với bên ngoài. Những thiền sinh trẻ nhất, những em 14, 15 tuổi đã được các anh, các chị khuyến khích về với gia đình nhưng còn những người khác vẫn tiếp tục giữ chí nguyện xuất gia không sợ hãi.

Thái độ của các tăng ni thể hiện từ bi và trí tuệ, sẽ khuyến khích tín tâm nơi người Phật tử Việt Nam và cả những người trẻ tuổi sống trong truyền thống tôn giáo khác. Ðây là một tin mừng. Khi nào còn những thanh thiếu niên Việt Nam biết sống có lý tưởng, vững tin ở lý tưởng của mình, không tham lam, không giận dữ, không sợ hãi; lúc đó chúng ta còn tin tưởng ở tương lai đất nước. Không phải chỉ có Phật Thích Ca dậy loài người sống như thế, Ðức Thánh Khổng, Chúa Giê Su cũng dậy loài người như vậy. Những người sống hết mình với đạo lý của tôn giáo mình được cha mẹ ông bà truyền thụ thì có thể giúp cải hóa xã hội chung quanh. Ðó là niềm hy vọng mà các tôn giáo đang cống hiến cho dân tộc ta.

Lê Quý Ðôn kể một câu chuyện cảm động vào cuối chương Thiền Dật trong Kiến Văn Tiểu Lục. Ông cho biết vào niên hiệu Vĩnh Hòa, cuối thế kỷ 17, ở chùa Lâm Ðộng, thuộc huyện Ðông Triều có một thiền sư hiệu là Như Ðức. Lê Quý Ðôn mô tả ngài là người “giới luật tinh nghiêm, xa gần đều kính mến”. Mỗi khi lên kinh đô đi qua cửa nhà ai thì già trẻ lớn bé đều vui mừng nói, “Thầy của chúng ta đã tới.”

Mỗi năm sư ông Như Ðức làm giỗ Tổ Ðiều Ngự, tức Vua Trần Nhân Tông là tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, năm nào cũng thấy có một đàn khỉ từ trên núi xuống cửa chùa, như đến dự lễ giỗ. Sau lễ giỗ, thầy Như Ðức mang một mâm oản và sôi ra đặt xuống đất trước cửa chùa, và nói: “Ða tạ chúng sinh đã nhớ ngày giỗ sư tổ mà đến đây ...” Lê Quý Ðôn kể rằng những con khỉ, con vượn “kéo đến mỗi con cầm lấy một miếng oản rồi bước đi mà không hề tranh giành nhau gì cả. Năm nào cũng vậy.” Ðức độ của nhà sư đã cảm hóa được cả những loài thú vật.

Chúng ta hy vọng rằng những hạt giống bồ đề mọc lên từ Tu Viện Bát Nhã cũng sẽ cảm hóa được những loài khỉ và vượn thời nay.

Ngô Nhân Dụng

No comments:

Post a Comment