Saturday, October 31, 2009

Bia Tưởng Niệm tại Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng tại Bonnyrigg, Sydney

Fairfield City Council NSW, Australia
approves new war memorial.
Vietnam consul-general's objection overruled: The vice-president of VCA, Anh Linh Pham, and president Tri Vo hold the plans for the presence of other members of the management committe. Picture: Wesley Lonergran

Stacey Vanoska

A NEW war memorial in Bonnyrigg has been approved by Fairfield Council in spite of an objection from Vietnam'c consul-general.

The council gave approval for the memoriel to be placed in the car park of the Vietnamese Refugees Community and Culture Centre.

The consul-general of the Socialist Republic of Vietnam had lodged a submission against the memorial.

His submission raised the concerne that "the monument might disturb the recently signed comprehensive partnership between Vietnam and Australia as well as affecting a desired closer friendship between the Vietnamese and Australian people".

The council's Independent Development Assessment Committee assesed the submission and objection and voted in favour of the applicant, the Vietnam Community in Australia.

Tri Vo, the president of the NSW chapter of VCA, was pleased that the council approved the memorial.

"Fairfield Council really supportedand it is good to get approveal and backing for this memorial," Mr Vo said. "As refugees from Vietnam, we do not recognise the current regime and, therefore, we are glad that the council did not act on its objection".

Mr Vo said he was happy to be working in a "democratic country with proper process".

"This is the beauty of a free country like Australia," he said.

All four side of monument will commorate different parties - the Vietnamese Community in Australia, the South Vietnamese Army and boat people.

The war memorial has already been designed. Work on the building will begin in the near future.

The boat people's logo will be featured on one side of the monument with these word:

"To commemorate those who are sacrificed there lives on the seas and in the jungles during their attempts to escape the Vietnamese communist regime in searc of freedom."



CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA

    TÀI LIỆU LỊCH SỬ - CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA

Ls Nguyễn Văn Chức

Hồi 4:30 trưa thứ sáu, mùng 1/11/1963, nghĩa là khoảng 3 giờ sau khi tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ, TT Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Lodge. Và đây là nôị dung cuộc nói chuyện lần cuôí cùng giữa vị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam vơí viên đại sứ Mỹ.

Tổng thống Diệm: Tôi nghĩ rằng tôi không được thông báo đầy đủ tin tức để có thể trả lời câu hỏi của ngài. Tôi có nghe thấy những tiếng súng nổ, nhưng không biết rõ thực hư. Vả lại bây giờ là 4:30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn và chính quyền Mỹ có lẽ không thể đưa ra một ý kiến về vấn đề này.

Tổng thống Diệm: Nhưng chắc chắn ngài cũng có những ý niệm đại khái về vấn đề này. Dù sao, tôi cũng là một vị quốc trưởng. Tôi đã cố gắng làm bổn phận trên tất cả.

Đại sứ Lodge: Dĩ nhiên ngài đã làm bổn phận của ngài. Như tôi đã nói với ngài lần đầu tiên sáng hôm nay, tôi khâm phục sự can đảm của ngài và khâm phục sự đóng góp to lớn của ngài đối với quê hương của ngài. Không ai có thể lấy đi cái công của ngài đối với tất cả những gì ngài đã làm. Nhưng bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn bản thân của ngài. Tôi được báo cáo rằng những kẻ đảm trách những việc đang xảy ra đề nghị để cho ngài và em ngài bình yên đi ra ngoại quốc nếu ngài từ chức. Ngài có nghe thấy nói điều đó không?

Tổng thống Diệm: Không (ngừng một lúc, TT Diệm nói tiếp) ngài có số điện thoại của tôi.

Đại sứ Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể làm được điều gì cho sự an toàn bản thân của ngài, thì xin ngài cứ gọi tôi.

Tổng thống Diệm: Tôi đang tìm cách lập lại trật tự.

Về cuộc nói chuyện nói trên giữa TT Diệm và đại sứ Lodge chúng ta chỉ cần ghi nhận ba điểm sau đây:

Thứ nhất: cái bất lương của đại sứ Lodge. Ông đã dối trá khi nói với TT Diệm: "Tôi nghĩ rằng tôi không được thông báo đầy đủ tin tức để có thể trả lời câu hỏi của ngài. Tôi có nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng không rõ thực hư".

Thứ hai: cái ngu dấu đầu hở đuôi của nhà ngoại giao được coi là thượng thặng của Mỹ. Thật vậy, ở câu trên, đại sứ Lodge vừa nói với TT Diệm rằng ông chỉ nghe thấy tiếng súng nổ, mà không rõ thực hư. Thì ngay câu dưới ông lại nói với TT Diệm rằng: "Tôi được báo cáo rằng những kẻ đảm trách những việc đang xảy ra đề nghị để cho ngài và em ngài đi ra ngoại quốc nếu ngài từ chức".

Thứ ba: cái khí phách của TT Diệm. Đến phút chót, và trong cơn nguy khốn, trước mặt ngoại bang, ông vẫn giữ được thể thống của một người lãnh đạo quốc gia, và tư cách của vị tổng thống một quốc gia có chủ quyền. Ông không hạ mình xuống xin ân huệ của ngoại bang. Như tổng thống Marcos của Phi Luật Tân đã hạ mình xuống xin ân huệ của Mỹ, ngày 25/2/1986.

Hồi 5:30 chiều 1/11, tức là khoảng một giờ sau cuộc điện đàm giữa TT Diệm và đại sứ Lodge, trung tướng Dung văn Minh gọi điện thoại cho ông Diệm và đòi ông Diệm phải đầu hàng. Ông Diệm từ chối không muốn nói chuyện với tướng Minh.

Hai giờ sau, tức là khoảng 7:30, tướng Minh lại gọi cho ông Diệm, ông Diệm lại từ chối không nói chuyện. Tướng Minh rất tức giận về thái độ khinh bỉ của ông Diệm.

Khoảng 8 giờ chiều, tướng Minh ra lệnh tấn công vào dinh Gia Long. Người được chọn để thi hành cuộc tấn công là đại tá Nguyễn văn Thiệu, một sĩ quan công giáo, lúc đó chỉ huy sư đoàn 5 bộ binh.

Một điều mà nhóm đảo chánh đã không ngờ đến, là khoảng 8 giờ chiều hôm đó, anh em ông Diệm đã lên một chiếc xe hơi màu đen do ông Cao Xuân Vỹ lái, bí mật ra khoải dinh Gia Long và đến tạm trú tại nhà Hoa kiều Mã Tuyên.

Vào lúc 3 giờ sáng ngày 2/11, đại tá Thiệu mở nhiều đợt tấn công với thiết giáp và pháo binh vào dinh Gia Long. Nhưng các cuộc tấn công ấy đã bị đẩy lui. Những quân nhân trung thành với ông Diệm đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, mặc dù thua sút về quân số, vũ khí, mặc dù không được tiếp tế và mặc dù ở trong tình thế tuyệt vọng. Cuối cùng, nhóm đảo chánh đã phải cầu cứu trung tá Nguyễn cao Kỳ cho phi cơ phóng pháo lên bắn phá thành Cộng Hòa để hỗ trợ quân đảo chánh và áp đảo tinh thần những binh sĩ phòng thủ dinh Gia Long.

Hồi 5 giờ sáng ngày 2/11, binh sĩ trong dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng, sau khi được lệnh bằng điện thoại của ông Diệm.

Hồi 6:45, ông Diệm lại gọi điện thoại. Người nghe điện thoại là thiếu tướng Trần Thiện Khiêm. Ông Diệm cho tướng Khiêm biết ông và ông Nhu hiện đang ẩn náu tại nhà thờ cha Tam, Chợ Lớn, và yêu cầu đem xe đến đưa về bộ Tổng Tham Mưu gặp các tướng lãnh. Tướng Dương văn Minh bèn cử thiếu tướng Mai hữu Xuân, đại tá Nguyễn văn Quang, đại tá Dương ngọc Lắm, thiếu tá Dương hiếu Nghĩa và đại úy Nguyễn văn Nhung đem xe thiết giáp đi rước những kẻ đầu hàng về bộ tổng tham mưu. Đoàn xe rời bộ tổng tham mưu hồi 7:30. Tướng Đôn cho sửa soạn một căn phòng cho anh em ông Diệm, và mời bác sỉ Đinh Xuân Minh đến "săn sóc cho Cụ".

Những gì xảy ra sau đó, đã được sách vở báo chí cũng như lịch sử ghi chép đầy đủ. (xin quý vị đọc bài "Bọn Ác Ôn Côn Đồ" của Tú Gàn vừa post lên Net để biết rõ chi tiết diễn tiến .... bọn côn đồ phản loạn kia đã làm gì đối với anh em TT Diệm trên đường về từ nhà thờ cha Tam trở về tổng tham mưu?)

Khoảng 8:30, chiếc xe thiết giáp về đổ tại sân tổng tham mưu với hai xác chết trên sàn xe. TT Diệm đã bị bắn đàng sau ót, ông Nhu bị bắn ở lưng và bị đâm nhiều nhát dao trên ngực. Hai tay các nạn nhận đều bị trói quặt ra đàng sau lưng.

Cuộc đảo chánh 1963 đã kết thúc bằng cái chết của ông Diệm và em ông, Nhu.

CHÁNH NGHĨA DÂN TỘC

Người ta đã suy nghĩ và đã viết nhiều về cái chết đó.

Có người cho là quả báo nhãn tiền: ông Diệm đã phạm tội ác đối với quốc gia dân tộc, ông Diệm phải đền tội. Đó là cái nhìn của những kẻ ghét ông Diệm.

Có người lại nghiêm khắc phê phán nhóm tướng lãnh đảo chánh là mọi rợ, Ông Diệm đã ra đầu hàng, với sự thỏa thuận của các tướng lãnh. Ông Diệm phải được đối xử như một kẻ đã đầu hàng. Nếu nhóm tướng lãnh đảo chánh không coi ông Diệm là một tổng thống đầu hàng, thì ít nhất cũng nên có cái mã thượng và phẩm cách của người quân nhân "thắng trận" để đối xử với một hàng binh. Cùng lắm, họ có thể đưa ông Diệm ra trước tòa án để công lý tùy nghi định tội. Tại sao lại phải giết một cách lén lút và hèn hạ như vậy? Đó là cái nhìn của số đông, cái số đông gồm những kẻ thương mến ông Diệm, cũng như những kẻ không thương mến nhưng không thù ghét ông Diệm.

Nhưng, lịch sử có cái nhìn riêng của nó. Cái chết của ông Diệm là một sự cần thiết. Nó mang ý nghĩa trọn vẹn của một phủ định và một xác định. Nó phủ nhận và thẳng tay xóa bỏ gía trị lịch sử và gía trị dân tộc của biến cố 1963, đồng thời xác định bản chất đích thực của biến cố ấy, trước dân tộc và lịch sử. Thật vậy:

Biến cố ngày 1/11/1963 đã từng được tôn vinh là một cuộc vùng lên của nhân dân miền Nam và của cái gọi là "đại bộ phận của dân tộc VN". Vùng lên để lật đổ một bạo quyền.

Nhân dân vùng lên, vì anh em ông Diệm là "những kẻ đại tội làm hư uế chánh nghĩa dân tộc và làm suy nhược sức mạnh của miền Nam".

Nhân dân vùng lên, vì Ngô Đình Diệm "phong kiến như vua, độc tài như cộng sản".

Nhân dân vùng lên, vì chế độ Ngô Đình Diệm là "một chế độ dùng bạo lực thay chính trị, dùng khủng bố thay vì giáo dục".

Nhân dân vùng lên, vì Ngô Đình Diệm "độc tài dộc tôn độc đảng", và vì "suốt chín năm nhà Ngô và đảng Cần Lao ngự trị tại miền Nam, ngoại trừ một thiểu số thống trị với tất cả đặt quyền đặc lợi, còn thì nhân dân phải sống khổ nhục sợ hãi không khác gì nhân dân miền Bắc đã sống dưới chế độ Tần Thủy Hoàng của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản".

Nhân dân vùng lên, vì "chín năm cai trị là chín năm bạo trị, 15 triệu đồng bào là gần 15 triệu nạn nhân, quân đội và phong trào đấu tranh của Phật giáo chỉ là những lực lượng có duyên và phương tiện để thi hành bản án mà gần 15 triệu đã tuyên án từ 9 năm qua".

Nhân dân vùng lên, vì bạo quyền Ngô Đình Diệm "đã tiến hành những chính sách tai hại không phải cho một người mà cho cả một dân tộc", đã "dùng bạo lực để hủy diệt một tôn giáo chỉ biết có tình thương" "đã dùng gian trá để đem nữa phần đất còn lại của dân tộc bán đứng cho CS miền Bắc"...

Trên đây là những nét chính, tổng qúat hóa tội ác của họ Ngô và được liệt kê trong quyển VNMLQHT (trang 279, 232, 303, 305, 317, 330, 791, 793 ...) Vì những tội ác ấy, nhân dân đã phải vùng lên.

Đó không phải là luận điệu của riêng ông Đỗ Mậu, mà còn là luận điệu của cả cái tập đoàn đứng sau lưng ông ĐM, cũng là cái tập đoàn từng mệnh danh là "đại bộ phận của dân tộc".

Trong những tháng ngày sau đảo chánh, luận điệu trên dã trở thành chân lý của những kẻ làm đảo chánh, cũng như của những kẻ hoan hô đảo chánh. Các tướng Tôn Thất Đính, Dương văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Đặng văn Quang, Lê văn Kim, Mai hữu Xuân, Trần văn Đôn, Đỗ Mậu ....vv... đã "anh dũng" đưa ra những lời tuyên bố lịch sử: "quân đội lãnh sứ mạng của nhân dân, đứng lên lật đổ Ngô Đình Diệm, vì chế độ Ngô Đình Diệm độc tài phản dân hại nước, và vì anh em họ Ngô bắt tay với Hà Nội để dâng hiến miền Nam cho cộng sản".

Bản tuyên cáo chính thức của hội đồng quân nhân cách mạng đọc ngày 2/11 cũng đã mở đầu bằng câu: "cuộc cách mạng của toàn dân, thành công trong vinh quang, đã chấm dứt một chế độ độc tài, tàn bạo, bất lực .... Đứng trước sự thối nát của chính quyền Ngô đình Diệm, quân đội đã nhận thức sự cần thiết phải giải thóat đồng bào để tiến tới một chế độ dân chủ thực sự, nên quân đội, dưới sự lãnh đạo của hội đồng quân nhân cách mạng, đã cương quyết vùng lên ...."

Bản tuyên cáo của chánh phủ lâm thời VNCH cũng cùng một luận điệu đó. Và bản hiến ước tạm thời của chính quyền "cách mạng" cũng đã mở đầu bằng lời ca tụng "cuộc cách mạng chống độc tài đã hoàn toàn thành công với truyền thống hy sinh phục vụ tổ quốc của quân đội VNCH để dành lại cho dân tộc nền dân chủ tự do ..."

Nói tóm lại, Ngô Đình Diệm là một tên trọng tội, một tên đại gian đại ác, một tên phản dân hại nước, một kẻ Toan bán đứng miền Nam cho CS. Quyền lợi của quốc gia VN, và sự sống còn của dân tộc VN đòi hỏi rằng tên đại gian đại ác ấy phải bị lật đổ và đền tội trước quốc dân.

Đó là chính nghĩa được khoác lên vai biến cố ngày 1/11/1963.

Câu hỏi được đặt ra: đã có chính nghĩa dân tộc sáng ngời như vậy tại sao "cách mạng" 1963 lại phải lén lút và hèn hạ cho người ám sát tổng thống Diệm trên chiếc xe thiết giáp di chuyển từ nhà thờ cha Tam về bộ tổng tham mưu? Tại sao không đường đường chính chính đem tên tội đồ Ngô Đình Diệm ra trước tòa, dù là tòa án nhân dân - để xét xử và sau khi tòa tuyên án, hành quyết tên tội đồ trước khi mặt trời mọc? Tại sao lại phải hành động lén lút và đê tiện nhưng những kẻ đâm thuê chém mướn?

Chánh nghĩa dân tộc của cách mạng để đâu? Liêm sỉ của cách mạng để đâu?

Khí phách của các tướng lãnh để đâu?

LIÊM SỈ CÁCH MẠNG

Hồi 8:30 ngày 2/11/63, chiếc xe thiết giáp từ nhà thờ cha Tam trở về đỗ tại sân bộ tổng tham mưu.

Khi nhìn thấy hai xác chết bê bết máu của anh em ông Diệm, các tướng đảo chánh đã hoảng hốt cực độ. Trong cơn hốt hoảng đó, họ đã tuyên bố với báo chí rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Nhưng ngay sau đó, Lucien Conein nhắc cho họ biết rằng anh em ông Diệm là người công giáo, vì vậy lời giải thích "anh em ông Diệm tự sát" sẽ chẳng được ai tin và chỉ càng gieo thêm nghi ngờ. Các tướng lãnh bèn đổi giọng và tuyên bố với báo chí rằng "đó là một cuộc tự sát vì rủi ro". Luận điện này đã trở thành lập trường chính thức của hội đồng quân nhân cách mạng và của chính quyền cách mạng.

Hiển nhiên, các tướng đảo chánh đã nói dối. Nhưng vấn đề đặt ra: tại sao họ phải nói dối? Tại sao họ phải cúi mặt không dám nhìn sự thật và phải che dấu sự thật?

Tướng Dương văn Minh là kẻ đã ra lệnh cho đàn em giết ông Diệm để trừ hậu họa. Nhưng sau khi ông Diệm chết, tướng Minh không dám nhìn nhận sự thật. Tướng Minh không phải là kẻ chiến bại, mà là kẻ chiến thắng ông Diệm, đồng thời là chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng và người hùng của cách mạng. Tại sao tướng Minh lại phải nói dối? Tại sao lại phải hèn hạ?

Chưa hết. Tướng Dương văn Minh chẳng những không dám nhìn nhận hành động của mình, mà còn tìm cách chối tội và đổ lỗi cho người khác.

Trong cuốn Les Guerres du Viet am và Our Endless Wars, trung tướng Trần văn Đôn đã viết như sau: "Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm. Mỗi khi vấn đề được nêu ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vàọ Trong thời gian bị lưu đày tại Vọng Các, big Minh đã thanh minh với một linh mục công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi" (Our Endless Wars, trang 113).

Tướng Dương văn Minh, lãnh tụ cuôc vùng dậy của nhân dân VN và của cái gọi là đại bộ phận dân tộc VN, đã phạm hai cái hèn.

Ông Diệm đã ra đầu hàng, đã được các tướng lãnh chấp nhận cho đầu hàng, và đã được các tướng lãnh cử người đưa xe đến chở về đại bản doanh của cuôc đảo chánh. Nhưng tướng Minh đã lén lút cho bộ hạ giết anh em ông Diệm trên xe thiết giáp. Đó là cái hèn thứ nhất.

Sau khi đã cho người ám sát ông Diệm, tướng Minh đã không dám nhìn nhận hành động của mình. Đó là cái hèn thứ hai.

Cái hèn của tướng Minh cũng là cái hèn của nhóm tướng lãnh ngày 1/11/63, những kẻ không có chánh nghĩa hoặc biết rằng mình không có chánh nghĩa, hoặc nghi ngờ về chánh nghĩa của mình. Bởi vì: nếu họ có chánh nghĩa, nếu quả thật họ đã vì dân vì nước tự động đứng lên để diệt trừ một đai họa cho dân tộc, nếu qủa thât họ đã quân đội và cái "đại bộ phận của dân tộc" đã vùng lên lật đổ một bạo quyền để cứu lấy tổ quốc VN, thì việc giết ông Diệm phải được coi là một hành vi chánh đáng hợp tình hợp lý hợp lòng dân và hợp lịch sử. Và những kẻ đã ra tay giết ông Diệm có quyền tự hào về hành vi đó.

Còn gì chánh đáng hơn là thay mặt nhân dân diệt trừ một tên phản quốc, và diệt trừ mọi mầm mống phản loạn sau này? Diệt trừ bằng thủ đoạn giết lén tuy không đường đường chính chính như diệt trừ bằng một bản án tử hình của tòa án, nhưng xét cho kỹ, cũng không có gì đáng hổ thẹn. Cách mạng nào mà không đổ máu? Cách mạng nào mà không giết? Mà giết thì đã sao? Nhất là giết một tên "đại gian đại ác, tội đồ của dân tộc".

Thế thì tại sao lại phải nói dối, tại sao phải chối tội và tìm cách đổ tội cho người khác?

Câu trả lời là: những kẻ đó không có chánh nghĩa. Vì vậy phải hèn hạ, phải giết lén, phải nói dối, phải chối tội và đổ tội lẫn cho nhau.

KHÍ PHÁCH TƯỚNG LÃNH

Tại sao các tướng lãnh không có được cái khí phách tối thiểu và tinh thần liên đới trách nhiệm để tuyên bố rằng: ông Diệm có tội với dân tộc, cách mạng đã giết ông để trừ hậu họa. Nếu không được cái khí phách tối thiểu đó, thì ít nhất cũng phải có được cái liêm sĩ tối thiểu để nói sự thật với quốc dân. Nói rằng: ông Diệm đã bị giết ngoài ý muốn và ngoài dự liệu của các tướng đảo chánh.

Tại sao lại lừa bịp quốc dân và sống sượng nói dối rằng người chết đã tự sát?

Là vì: họ không có chánh nghĩa, không kết hợp và hành động vì chánh nghĩa, vì vậy đã phải nói dối, nói quanh, chối tội và đổ tội lẫn cho nhau. Thật là mỉa mai: người sống sợ người chết, và kẻ thắng trận sợ kẻ bại trận. Đúng là một lũ đầy tớ giết chủ như trung tướng Nguyễn chánh Thi đã nhận định một cách sâu sắc. Và giết chủ rồi, lũ đầy tớ nhìn nhau, lo sợ.

Vẫn chưa hết. Trong cuốn Our Endless War và Les Guerres du Vietnam, tướng Trần văn Đôn còn viết rằng: "trưa mùng 2/11, xác hai anh em ông Diệm được di chuyển về bệnh viện Saint Paul . Sáng hôm sau, ông Minh và tôi đến viếng thăm ông bà Trần Trung Dung tại nhà. Bà Dung là cháu ruột ông Diệm. Ông Minh nói với bà Dung: chúng tôi đến đây không phải chia buồn. Chúng tôi hy vọng bà hiểu cho rằng cái chết của ông Diệm và ông Nhu đã xảy ra như là một sự ngẫu nhiên đáng tiếc lúc cuộc đảo chánh đang tiến hành. Chúng tôi rất buồn, nhưng bây giờ sự viêc đã xảy ra, chúng tôi không thể làm gì được nữa. Chúng tôi mong bà thu xếp lo viêc chôn cất" (Our Endless War, trang 111).

Một lần nữa, tướng Dương văn Minh lại nói dối, lại chối tội. Lúc này ông không còn là trung tướng Dương văn Minh nữa, mà là đại tướng Dương văn Minh, chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng, quốc trưởng của nước VN, và "người hùng" của dân tộc. Ông không chối tội trước quốc dân, trước báo chí, hoặc trước đám đông, mà chối tội trước người cháu gái cua ông Diệm.

Tướng Minh nói rằng cái chết của anh em ông Diệm đã xảy ra như một sự tình cờ ngẫu nhiên. Sự dối trá thật là trắng trợn. Cái chết của anh em ông Diệm đã không xảy ra như một sự tình cờ, mà đã xảy ra theo kế hoạch của tướng Minh và với mệnh lệnh của tướng Minh.

Tướng Minh còn nói rằng "cái chết ấy đã xảy ra trong lúc cuộc đảo chánh đang tiến hành". Tướng Minh lại nói dối. Anh em ông Diệm đã bị giết trên chiếc xe thiết giáp do chính các tướng lãnh đảo chánh gửi đến để đón ông về bộ tổng tham mưu. Lúc đó, cuộc đảo chánh đã chấm dứt. Chấm dứt từ lâu. Lúc đó các tướng đảo chánh đã bắt đầu ăn mừng "cách mạng thành công" và bắt đầu chia tiền.

THẰNG HÈN VÀ THẰNG NÓI LÁO

Năm 1971 là năm bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Đại tướng Dương văn Minh nạp đơn ứng cử. Vấn đề giết ông Diệm lại được đặt ra. Một quyển sách mang tên "Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống" xuất hiện. Báo chí lai khơi đống tro của lịch sử, và những người trong cuộc đã có dịp lên tiếng về cái chết của ông Diệm.

Ứng cử viên tổng thống Dương văn Minh, trong nhiều cuộc phỏng vấn, tuyên bố rằng ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em ông Diệm trong cuộc đảo chánh 1963. Ứng cử viên Dương văn Minh nói: "Thiệu, lúc đó một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đã không đem quân vào dinh tổng thống đúng thời điểm để ngăn chặn Ngô Đình Diệm trốn thoát". Theo ông Minh, nếu anh em ông Diệm bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đã không bị giết. (Tài liệu ngày 20/7/71 về VN tại thư viện quốc hội Mỹ ghi như sau: "Minh said Thieu, then a colonel who had participated in the coup, had failed to bring his troops to the presidential palace in time to prevent Diem trom escaping. Minh held that if Diem and his brother had been taken into custody at the palace they would not have been murdered”).

Ứng cử viên đương kim tổng thống Nguyễn văn Thiệu, khi thấy tướng Minh liên can mình vào vụ ám sát ông Diệm, đã chửi tướng Minh là thằng hèn và thằng nói láo.

Ông Thiệu nói: "lúc đó ông được tướng Trần thiện Khiêm, bây giờ là thủ tướng cho biết Dương văn Minh đã nói với ông ta (tức Trần thiện Khiêm) rằng: đảo chánh phiền phức và khó khăn quá, chi bằng áp dụng phương thức dễ nhất, là ám sát Diệm". (tài liệu ngày 20/7/71 ghi như sau: Thieu called Minh a coward and a liar when linking him to the Diem assassination. .. Thieu said at the time he had been informed by gen. Tran thien Khiem, now premier, that Minh had told him the coup was so complicated and difficult that the easiest way is to assassinate Diem).

Hồ sơ lưu trữ tại thư viện quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 và 21/7/71 có ghi rõ những lời nói trên của đại tứơng Dương văn Minh, kèm theo lời của đương kim tổng thống VN Nguyễn văn Thiệu gọi cựu quốc trưởng VN Dương văn Minh, chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng, là "thằng hèn và thằng nói láo".

Tướng Nguyễn văn Thiệu chửi tướng Dương văn Minh là thằng hèn và thằng nói láo. Lời chửi sâu sắc và xác đáng này cũng có thể dùng để nói về toàn thể hội đồng quân nhân cách mạng 1963, trong đó có tướng Thiệu, trong vụ ám sát ông Diệm va giải thích cái chết của ông Diệm.

Quả thật ông Diệm đã được phục thù trước lịch sử. Bởi chính cái gian dối hèn hạ của những kẻ đã lật đổ và giết ông. Kẻ thắng trận phải run phải sợ cúi mặt trước kẻ bại trận. Và đổ tội lẫn cho nhau, nguyền rủa lẫn nhau.

Ông Diệm đã được phục thù trước lịch sử. Chính cái gian dối hèn hạ của những kẻ giết ông đã phơi bày thực chất của nhóm người làm đảo chánh và phơi bày cái ý nghĩa đích thực của biến cố 1963. Một nhóm người không có chính nghĩa. Một cuộc tạo phản do ngoại bang chủ xướng và để phục vụ mưu đồ của ngoại bang. Một "lũ đầy tớ giết chủ" như lời nhận định của tướng Nguyễn Chánh Thi Một vụ "giết mướn", như lời phê phán của nhà văn quân đội Nguyễn Đạt Thịnh.

BA TRIỆU ĐỒNG (VN) CỦA CIA

Như đã trình bày ở chương 6 về cuộc đảo chánh, ngày 30/10/1963 tức là hai ngày trước khi cuộc đảo chánh bùng nổ, đại sứ Lodge đã gửi về tòa Bạch Ốc một công điện gồm 13 điểm. Điểm 11, đại sứ Lodge đề cập đến lời yêu cầu của các tướng đảo chánh muốn có một số tiền để "mua chuộc phe chống đối".

Theo các tài liệu còn lưu trữ tại thư viện quốc hội Mỹ, thì hôm đảo chánh Lucien Conein đã đến bộ ổng tham mưu trao một gói bạc ba triệu bạc VN ($3,000,000 đồng) cho tướng Trần văn Đôn, gọi là để "mua chuộc phe chống đối nếu cần".

Trong quyển VNMLQHT, ông Đỗ Mậu cũng viết: "Conein bèn mặc quân phục mang theo một khẩu 375 Magnum và một gói tiền độ 3 triệu đồng bạc rồi đến bộ tổng tham mưu". Nhưng ông ĐM không biết rõ mục đích và số phận của số tiền đó. Vì vậy, ông viết tiếp: "cũng cần nói rõ rằng số tiền ba triệu đồng VN do Conein mang đến đã không được một tướng lãnh nào hay biết trừ tướng Đôn. Tướng Đôn không bao giờ trình bày cho hội đồng tướng lãnh biết có nhận số tiền đó của Conein hay không, và nếu có thì đã xử dụng vào việc gì". (trang 816).

Trong quyển Việt Nam Nhân Chứng, tứơng Đôn nhình nhận có đươc Conein trao cho số bạc ba triệu, và ông đã "tặng cho các bạn", chứ không bỏ vào túi. Ông viết: "Đúng 1:30 trưa, ông Conein vào có mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc vơi đại sứ Mỹ và một bao tiền ba triệu bạc VN. Đảo chánh vừa thành công, trong không khí rộn ràng đó, tôi có tặng cho các gạn một số tiền ủy lạo binh sĩ đơn vị mà không đòi làm biên nhận đầy đủ. Đến năm 1971, tôi ra lệnh cho thiếu tá Đặng văn Hoa tìm lục lai các biên nhận về việc ghi số tiền ba triệu bạc của Conein, thì th/tá Đặng văn Hoa làm tờ trình và một số các biên nhận. Tôi xin đính kèm theo đây để chứng minh. Tôi không tổ chức đảo chánh để kiếm số bạc như vậỵ Vì lúc đó mấy triệu bạc VN đối với tôi không phải là số tiền mà tôi khao khát". (VN Nhân Chứng, TVD, trang 211).

Viết như vậy, tướng Đôn đã muốn thanh minh cho sự trong sạch của ông. Nhưng ông đã làm một công việc thừa thãi. Bởi lẽ: không ai kết tội tướng Đôn nhận tiền của Mỹ để bỏ vào túi riêng. Người ta kết tội các tướng đảo chánh đã làm nhơ nhuốc cuộc đảo chánh, và làm nhơ nhuốc Quân Lực VNCH. Người ta kết tội các tướng lãnh đã xử sự như những tay sai của Mỹ, trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963.

Chúng ta hãy đọc kỹ phiếu đệ trình của th/tá Hoa, được tướng Đôn công bố và đính kèm trong phần phụ lục của quyển VN Nhân Chứng của ông, để có một ý niệm.

Phiếu đệ trình, ngày 14 tháng 8 năm 1971

Trích yếu: Về số bạc ba triệu đồng của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày Cách mạng 1/11/63.
    Kính thưa trung tướng,

    Số bạc 3 triệu đồng của ông Conein cho mượn thì đã được trung tướng chỉ thị cấp cho những người sau đây:

    Ngày 1/11/63, T/T/TMT Trần thiện Khiêm nhận ............ .......... ........500, 000 $
    (do đại tá Đặng văn Quang làm biên nhận)

    Ngày 1/11/63, T/T Tôn Thất Đính tư lệnh quân đoàn 3 nhận ............ ...500,000 $
    (do đại úy Phạm viết Hùng nhận)

    Ngày 10/11/63, TT Tôn thất Đính có nhân thêm ............ .......... ......... 100,000 $

    Ngày 4/11/63, tặng sư đoàn 5 ............ ......... ......... .......... ......... ....50,000 $
    (do đại tá Nguyễn văn Thiệu nhận)

    Ngày 5/11/63, tặng liên đoàn thủy quân lục chiến của đại tá Lê nguyên Khang ..100,00$ (do đại úy Quế nhận)

    Ngày 5/11/63, đại tá Trần ngọc Huyến thị trưởng Đàlạt nhận........... ....100,000 $

    Ngày 9/11/63, thiếu tá Phan hòa Hiệp trường thiết giáp nhận ............ ...100,000$

    Ngày 19/11/63, đại úy Đào ngọc Diệp câu lạc bộ tổng tham mưu nhận...100,000$

    Tổng cộng.......... ......... ......... ......... ......... ......... .......... ......... ..1,550,000$
Tất cả số tiền 1,550,000 $ trên đây đều có biên nhận (đính kèm). Như vậy còn lại 1,450,000 $, trung tướng cũng tặng cho anh em nhưng không có chữ ký biên nhận. Nếu tôi nhớ không lầm thì trung tướng đã tặng cho các ông sau đây:
    Trung tướng Dương văn Minh
    Trung tướng Lê văn Kin
    Trung tướng Tôn thất Đính
    Thiếu tướng Nguyễn hữu Có
    Thiếu tướng Trần ngọc Tám
    Trung tướng Nguyễn Khánh
    Trung tướng Nguyễn cao Trí

    Ngày 14 tháng 8 năm 1971
    Ký tên
    Hoa
Đọc phiếu trình trên đây, người ta thấy rõ số tiền ba triệu đã được tuớng Đôn chia ra làm haị Một nửa "tặng" cho các đơn vị đảo chánh gọi là tiền ủy lạọ Một nữa "tặng" cho các bạn !

Trong những người nhận tiền "ủy lạo", tướng Trần thiện Khiêm, tham mưu trưởng QLVNCH, nhận 500,000$. Tướng Tôn thất Đính, tư lệnh quân đoàn 3 kiêm tổng trấn Saigon-Gia Định, nhận 600,000$. Số còn lại chia cho sư đoàn 5, liên đoàn thủy quân lục chiến, trường thiết giáp, câu lạc bộ tổng tham mưu và đại tá thị trưởng Dalat, Trần ngoc Huyến.

Trong những người được "tặng" tiền, có các tướng Dương văn Minh, Lê văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn hữu Có, Trần văn Tám, Nguyễn Khánh, Đỗ cao Trí (riêng tướng Dương văn Minh còn được hưởng số bạc 6 ngàn Mỹ kim lấy được trong chiếc cặp của TT Diệm).

Nói tóm lại: tất cả tướng tá có quân hoặc có công tham dự và cuộc đảo chánh, đều được "ủy lạo" hoặc "tặng tiền". Nói cách khác: cuộc đảo chánh năm 1963 đã được ủy lạo và tưởng thưởng (tặng). Và đây là điều quan trọng: cuộc đảo chánh năm 1963 đã được ủy lạo và tưởng thưởng bằng tiền của CIA, do đích thân CIA đưa đến.

Vấn dề đặt ra: các tướng đảo chánh đã xin tiền, hay chính người Mỹ đã tự động đem đến?

Theo như công điện ngày 30/10/63 của của đ/s Lodge gửi cho cố vấn an ninh tòa Bạch Ốc thì các tướng đảo chánh đã "yêu cầu" được có một số tiền để dùng vào việc mua chuộc phe chống đối, nếu cần. Điểm 11 của công điện viết như sau: "As to requests from the Generals, they may well have need of funds at the last movnent with which to buy off potential opposition". Tạm hiểu như sau: Theo lời yêu cầu của các tướng lãnh, họ có thể cần một số tiền vào phút chót để mua chuộc (những kẻ) chống đối có thể xuất hiện.

Tức là: các tướng lãnh đảo chánh đã xin tiền. Và xin tiền với danh nghĩa để mua chuộc phe chống đối (các sĩ quan còn trung thành với ông Diệm).

Theo những cuốn hồi ký của tướng Đôn (Our Endless War, Les Guerres du Vietnam, và Nhân Chứng VN), thì cuộc đảo chánh năm 1963 là một "vấn đề hoàn toàn nội bộ của VN". Tướng Đôn đã vô tình hay hữu ý không biết đến nội dung bức công điện của đại sứ Lodge về vấn đề các tướng đảo chánh đã xin tiền. Ông mô tả Lucien Conein như một bà phước tự động đem tiền đến cho các tướng xử dụng. Trong cả hai trường hợp (các tướng xin tiền, hoặc Conein tự động đem tiền đến), việc cung cấp số bạc ba triệu đã được chính quyền Mỹ sắp đặt và quyết định trước. Rất có thể các tướng đảo chánh đã xin, cũng rất có thể các tướng lãnh đã không xin. Nhưng trong cả hai trường hợp, họ đã ngửa tay ra nhận !

Hành động ngửa tay nhận tiền của các tướng đảo chánh đã làm nhơ nhuốc cuộc đảo chánh. Họ đã làm nhục chính họ, điều đó không quan hệ. Họ đã sỉ nhục Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ..!!

Phiếu đệ trình phát tiền do tướng Đôn công bố có nhiều điều làm cho người ta phải thắc mắc.

1. Trích yếu của phiếu trình có ghi: "về số bạc ba triệu bạc của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày cách mạng 1/11/63.

Trước hết, số bạc ba triệu đồng (VN) đã do chính quyền Mỹ cung cấp, chứ không phải tiền ông Conein cho mượn. Điều này không cần phải chứng minh, nó đã đi vào lãnh vực hiểu biết công cộng, cũng như đã được các tài liệu của Mỹ xác nhận. Thâm tâm các tướng Đôn, Minh, Đính, Kim Khiêm cũng biết điều đó. Vậy thì, tại sao trong phiếu trình lại ghi là tiền ông Conein cho mượn? Và nếu là tiền ông Conein cho mượn thì các tướng đảo chánh đã trả lại cho ông Conein chưa? Nếu trả rồi, chắc chắn tướng Đôn sẽ thấy có bổn phận phải xuất trình bằng chứng, cũng như ông đã thấy có bổn phận phải xuất trình bằng chứng về sự chi tiêu số bạc.

Thứ đến, phiếu trình ghi rằng số tiền ấy dùng để thù lao các đơn vị trong ngày cách mạng 1/11/63. Thù lao là trả công. Tại sao lại ghi như vậy? Người ta lại nghĩ rằng tướng Đôn đã không đọc kỷ phiếu trình, trước khi công bố.

Những chi tiết nói trên không nên có trong phiếu trình. Dư luận đã từng cười ra nước mắt, nay một lân nữa lại phải cười ra nước mắt, và thương hại cho cái gọi là cuộc cách mạng 1963.

2. Phiếu trình của thiếu tá Hoa đề ngày 14/8/1971, tức là gần 8 năm sau cuộc đảo chánh.

Trong quyển VN Nhân Chứng, tướng Đôn cũng đã viết rõ: năm 1963, ông tặng tiền mà không làm biên nhận, đến năm 1971, ông mới ra lệnh cho thiếu tá Hoa tìm lại các biên nhận và lập phiếu trình.

Cau hỏi được đặt ra: lý do nào đã thúc đẩy tướng Đôn năm 1971 phải cho lập phiếu trình về số bạc đã chi tiêu năm 1963?

Như chúng ta đã biết: năm 1971 là năm bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Năm đó, tướng Dương văn Minh ra ứng cử: vấn đề ông Diệm và cuộc đảo chánh 1963 lại được đặt ra trước công luận. Và như trên đã trình bày, ngày 20 và 21 tháng 7 năm đó, hai ông Nguyễn văn Thiệu và Dương văn Minh chửi lộn nhau về cái chết của ông Diệm.

Năm 1971 cũng là năm bầu cử Hạ Nghị viện khóa 2. Ngày bỏ phiếu là 30/8/1971. Tướng Trần văn Đôn ra tranh cử dân biểu tại đơn vị Quảng Ngãị Và ông đắc cử. Những sự việc nói trên có thể trả lời cho câu hỏi: lý do nào đã thúc đẩy tướng Đôn năm 1971 phải cho lập phiếu trình về số bạc ba triệu đã chi tiêu năm 1963,

Tôi muốn nói với các tướng đảo chánh và những kẻ vẫn lớn tiếng ca ngợi biến cố 1963 và cuộc vùng dậy của đại bộ phận dân tộc rằng: hãy có can đảm nhìn vào sự thật. Biến cố ngày 1/11/1963 chỉ là một cuộc tạo phản do ngoại bang chủ mưu và nhằm phục vụ quyền lợi của ngoại bang. Cuộc tạo phản ấy đã được thi hành bởi những tay sai bản xứ. Những kẻ này đã ngửa tay nhận tiền của ngoại bang. Và: đảo chánh xong rồi, họ đã chia nhau số tiền ấy, mặc dù chẳng được bao nhiêu.

Thật là nhục ! Nhục cho những tướng lãnh đảo chánh. Nhục cho cuộc đảo chánh. Và nhục lây cho cả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. (Việt Nam Chính Sử, Nguyễn Văn Chức, trang 86-95) .

Ls Nguyễn Văn Chức
-------------------------
    2 câu hỏi của Mao Tôn Cuơng on-line:

Tướng Quảng Lạc râu dê Nguyễn Khánh góp công đảo chánh cụ Diệm và sau đó ít lâu ký sắc lệnh cải lương phường tuồng giết ông Ngô Đình Cẩn.

Yêu cầu ông Quảng Lạc hãy trả lời trước lịch sử và đồng bào:

1. Tại sao ông giết Ngô Đình Cẩn ?

2. Tại sao bây giờ ông quá khiêm tốn, ép mình làm LOONG TOONG, gọi DẠ BẢO VÂNG cho chú CHÁNH ?

Sunday, October 25, 2009

Nhạc Sĩ Đặng Thế Phong Một Tài hoa bạc mệnh - Lê Hoàng Long

Nhạc Sĩ Đặng Thế Phong

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)

Lê Hoàng Long

Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh, kẻ hồng nhan thường đa truân. Nhìn vào làng nhạc, nhạc sĩ Đặng Thế Phong là điển hình rõ nét nhất.

Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Ông là con trai Đặng Hiển Thế, thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thân phụ ông chẳng may mất sớm, gia đình túng thiểu, ông phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure, nay là lớp bảy cấp hai phổ thông). Vướng vào cái nghiệp văn nghệ từ thủa còn nhỏ nên ông đã lên Hà Nội theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beanx Arts) với tư cách bằng thính viên (auditeur libre). Đặng Thế Phong đã thực sự lấy nghề nuôi nghiệp: thời gian theo học này, ông đã phải vẽ tranh cho báo Học Sinh (chủ báo là nhà văn Phạm Cao Củng) để có tiền ăn học. Trong một kỳ thi, ông đã vẽ một bức tranh cây cụt, không có một cành nào. Lúc nạp bài, giáo sư Tardieu, thầy dạy ông đã nói rằng có lẽ Đặng Thế Phong không thọ!

Ông đã phiêu du vào Sài Gòn rồi sang Nam Vang vào đầu năm 1941 và mở một lớp dạy nhạc tại kinh đô xứ Chùa Tháp cho đến mùa thu 1941 ông lại trở về Hà Nội.

Cũng giống như Mozart lúc sinh thời, Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ rất nghèo, nên cuộc sống của ông chật vật. Ngoài tài làm nhạc, vẽ tranh, ông còn có giọng hát khá hay, tuy chưa được là Ténor nhưng cũng được khán giả hâm mộ. Lần đầu tiên ông lên sân khấu, hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da Hà Nội) vào năm 1940, được hoan nghênh nhiệt liệt. Đặng Thế Phong là một thiên tài, nhưng vẫn không có được cuộc sống sung túc giữa cố đô Thăng Long lúc bấy giờ vì nhạc và tranh dù có hay, có đẹp đến mấy chăng nữa cũng chẳng có mấy ai mua. Thời ấy, chính quyền bảo hộ Pháp có mở một phòng triến lãm tranh tại hội Khai Trí Tiến Đức, khu Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Sau lễ khai mạc được ông Đốc Lý thành phố Hà Nội đến cắt băng, người ta thấy những người đến xem tranh phần rất lớn toàn là ông Tây, bà đầm, còn người Việt thì đúng là lơ thơ tơ liễu buông mành, nhìn kỹ thấy toàn là các quan ta, những công chức cao cấp, giới trí thức, thượng lưu chứ chẳng thấy một dân thường nào! Ngoài ra, thời bấy giờ chính quyền Pháp có tổ chức mở phòng triển lãm là bảo trợ cho các hoạ sĩ Pháp trưng bày tranh của mình còn hoạ sĩ Việt Nam thì số người lọt được vào, ta có thể đếm trên đầu ngón tay. Đến nhạc thì nếu có in, mỗi lần xuất bản cũng chỉ in nhiều nhất là 500 bản, dân chúng chưa yêu chuộng nhạc cải cách (tân nhạc) nên dù có thực tài thì cũng không thể có được một cuộc sống sung túc nếu nhờ vào sức lao động nghệ thuật!

Đặng Thế Phong phải chịu một cuộc sống khó khăn, chật vật trong "kiếp con tằm đến thác vẫn còn vương tơ" cho đến đầu năm 1942, ông từ giã cõi đời tại căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng Nam Định vì bệnh lao màng (tuberculose péritonique), hưởng dương 24 tuổi, tuổi son trẻ, đầy thơ mộng, sắp bước vào thời xây dựng sự nghiệp (tam thập nhi lập).

Cuộc đời của Đặng Thế Phong thật quá ngắn ngủi nhưng đời sống tinh thần của ông rất phong phú và thi vị. Nhờ thế mà tuy sáng tác chỉ có ba bài :

Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu

Nhưng bài nào cũng trở thành vĩnh cửu, qua hơn nửa thế kỷ vẫn là những bài hay nhất của làng nhạc Việt Nam. Nhạc hứng chân thành đều phát xuất từ con tim, vì thế mà sáng tác của ông có hồn, đi vào lòng người và sống mãi ! Qua Đặng Thế Phong, ta chứng minh được văn nghệ tính phẩm chứ không tính lượng (quý hồ tinh bất quý hồ đa) . Con người làm văn nghệ viết được một câu để đời đã là khó, được một tác phẩm để đời là đáng mãn nguyện lắm rồi. Với âm nhạc, người chuyên sử dụng một nhạc cụ cho thật điêu luyện được tôn kính hơn là người biết sử dụng nhiều thứ đàn, chẳng thế nào có được một thứ thật tuyệt hảo. Về sáng tác cũng vậy, làm cho nhiều, cố nặn cho lắm, thể điệu nào cũng có bài thì dù viết cả ngàn bài chưa chắc đă có lấy một bài có giá trị nghệ thuật và vĩnh cửu! Chỉ sáng tác có ba bài thôi, Đặng Thế Phong đã sống mãi trong lòng mọi người, chắc chắn là hơn người có cả ba trăm bài mà chẳng có một bài nào để người ta nhớ! .

Với nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, muốn thành công là phải có tài năng thiên phú chứ không thể nhờ vào thời gian, kiên nhẫn, sách vở, trường lớp hay bằng cấp mà đạt được! Vì thế chúng tôi dám tôn vinh Đặng Thế Phong là một thiên tài của làng nhạc Việt, thật không ngoa.

Cuộc đời Đặng Thế Phong đã có được một mối tình thật chung thủy tuyệt đẹp: Khi còn ở Nam Định, Đặng Thế Phong đã đem lòng yêu một thiếu nữ buôn bán ở Chợ Sắt, chợ duy nhất và lớn nhất của thành phố. Cô này không đẹp nhưng lại rất có duyên. Sau nhiều ngày đi chơi chợ, Đặng Thế Phong đã lọt vào mắt mỹ nhân. Cặp tình nhân trai tài, gái đảm đã dìu nhau vào cuộc tình thật trong sáng và cao thượng! Điều đáng ca ngợi là chàng nhạc sĩ tài hoa họ Đặng không bao giờ đụng chạm đến đồng tiền của người yêu, dù cho người đẹp, tên Tuyết, nhiều lần khôn khéo bày tỏ lòng mình muốn giúp chàng. Những buổi chiều trời quang, mây tạnh hay gió mát, trăng thanh, hai người đều dìu nhau trên những con đường ngoại ô để tâm tình. Thời bấy giờ, nhiều thanh niên rất ngưỡng mộ Đặng Thế Phong, khi biết mối tình của cặp Phong - Tuyết, đều mến trọng và tôn kính là một cuộc tình lý tưởng!

Đặc biệt nhất là mấy cô gái phố Hàng Đồng, gia đình rất khá giả tỏ lòng yêu mến Đặng Thế Phong, nhưng ông vẫn một lòng yêu cô Tuyết, dù cô không đẹp bằng mấy cô kia. Có một hôm, mấy cô kia đang đứng nói chuyện với nhau thấy Đặng Thế Phong đi qua, với lối đi có vẻ vội vã. Thấy bóng ông, mấy cô ngưng bặt, rồi chẳng ai bảo cô nào, tất cả ánh mắt đều hướng về ông như dán chặt vào người ông vậy. Khi Đặng Thế Phong vừa bước tới ngang chỗ các cô thì một giọng nói đầy hờn dỗi pha thêm mai mỉa, được nói lớn lên, cố ý cho Đặng Thế Phong nghe thấy:

- Mấy chị đứng dịch ra, người ta đi vội kẻo trễ hẹn.

Đặng Thế Phong nghe rõ nhưng coi như điếc, cứ rảo bước như không có gì xảy ra. Đến nơi hẹn, gặp cô Tuyết đã đứng chờ, Đặng Thế Phong kể cho cô nghe vụ vừa bị chọc ghẹo. Cô Tuyết không nói gì mà chỉ tủm tỉm cười với ánh mắt nhìn người yêu thật là trìu mến. Về nhà, Đặng Thế Phong không nói ra với anh chị em mà thầm thì kể cho ông chú họ, cùng lứa tuổi, là ông Nguyễn Trường Thọ biết thôi. Ngoài ra, ông còn kể cho ông Thọ nghe chuyện cô Tuyết có một chàng thông phán trẻ, đẹp trai, có tiền, có địa vị, làm ở Tòa Đốc Lý thành phố theo đuổi, còn nhờ cả hai người mai mối nhưng cô nhất quyết khước từ, bất chấp cả lời dị nghị của mọi người, nhất là gia đình cố ý gán ghép.

Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ở Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. Đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt ! ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cắm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra đưa cho Đặng Thế Phong một bao thư. Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm Con Thuyền Không Bến buồn não ruột:

Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi giòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng...
.. Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến?
Thuyền ơi thuyền trôi nơi nao
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu?...

Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau để sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng rạt rào tình cảm như rót vào tai cô bài Con Thuyền Không Bến mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô. Khi hát xong, Đặng Thế Phong phải lấy khăn tay ra nhẹ nhàng lau hai giòng lệ đang từ từ chảy xuống má cô với lòng xúc động không kém! Lúc ra về, Đặng Thế Phong nói: "Làm được một bài nhạc nhờ em, nay về được hát cho em là người đầu tiên nghe, thế là anh sung sướng lắm rồi!"

Cô Tuyết cũng đáp lại lòng tri kỷ: Là một người đàn bà tầm thường như em mà đã làm cho anh có được một bài hát thì với em đó là một vinh dự , một hạnh phúc thật cao sang, không phải ai ở trên đời cũng có được ! Tình anh trao cho em thật trọn vẹn, thật bất diệt, chắc chắn không bao giờ hình ảnh anh bị phai mờ trong tim trong óc em được, bây giờ và mãi mãi. Đến lúc ấy chi. Hằng mới ló mặt ra dịu dàng nhìn xuống trần thế và chứng giám hai người yêu nhau đang đứng sát bên nhau sau khi đã uống cạn lời nói của nhau. Sau hôm ấy, Đặng Thế Phong mới cho phổ biến rất hạn chế trong đám thanh niên tỉnh nhà bài Con Thuyền Không Bến, được mọi người yêu chuộng nên rất nhiều người biết đến.

Chính vì thế mà có một người ở Hà Nội mới mời Đặng Thế Phong lên Hà Nội để hát tại rạp chiếu bóng Olympia bài hát của mình. Trong buổi ấy, Đặng Thế Phong ra sân khấu hát Con Thuyền Không Bến đầy xúc động vì ngay ở hàng ghế đầu, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội nghe người yêu hát bài làm vì mình và cho mình! Riêng với Đặng Thế Phong, ông xúc động là phải vì với số khán giả đông đảo không đáng ngại mà là trong lòng ông thầm nghĩ hát hôm nay rất cần và chỉ cần để một người nghe là đủ nên phải mang hết tài trí ra biểu diễn sao cho thành công ! Hát xong, khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau một thời gian ở Bắc Giang, ông nhuốm bệnh. Vì lúc đó bệnh lao là nan y nên ông dấu mọi người, ai biết đều sợ bị lây nhiễm không hiểu sao cô Tuyết biết được. Cô Tuyết rất tế nhị và khôn khéo hỏi Đặng Thế Phong:

- Sao dạo này em thấy anh gầy và xanh lắm, Anh có bệnh gì không mà em thấy sút lắm ! Anh đi nhà thương khám và thuốc men, cho khoẻ để mình còn tính đến tương lai!

Ông ậm ừ cho qua Từ đó cô Tuyết âm thầm tìm mọi cách để giúp người yêu trong lúc nhà nghèo bệnh trọng. Đặng Thế Phong cũng đến nhà thương để khám bệnh. Sau khi dò hỏi, biết bệnh của ông, cô Tuyết nhân quen với một số y sĩ (médecin indochinois) làm ở nhà thương, mua thuốc rồi nhờ ông ta nhận là thuốc của nhà thương, ông lấy cho Đặng Thế Phong.

Thuốc bệnh lao lúc ấy vừa hiếm lại vừa đắt, cô Tuyết không những không ngại tốn kém, mà còn thường xuyên gặp Phong để săn sóc một cách kín đáo, kể cả không sợ bị lây . Về phần Đặng Thế Phong thì ông không hề biết thuốc là của cô Tuyết mua cho mình.

Trong các cuộc tình cao đẹp của văn nghệ sĩ , có hai nữ lưu đáng để người đời ca tụng : cô Tuyết biết người yêu bị bệnh nan y, rất dễ lây, Mộng Cầm biết Hàn Mặc Tử bị bệnh phong cùi, vừa ghê sơ. vừa dễ lây thế mà hai ngườí đã có tình yêu chân thật, chung thủy, không những không sợ mà còn hết lòng chăm sóc, thuốc men cho đến ngày tử biệt ! Thật hiếm hoi và cao quý vô cùng !

Mùa xuân năm 1941, cô Tuyết cùng Phong từ Nam Định lên Hà Nội dể tiễn chân và tạm biệt Đặng Thế Phong vào Sài Gòn (rồi đi Nam Vang). Ở kinh đô xứ Chùa Tháp, ơ? Hòn Ngọc Viễn Đông một thời gian thấy cuộc sống cũng không được thoải mái như ý mong muốn, Đặng Thế Phong trở về Hà Nội . Về lần này, Đặng Thế Phong không về Nam Định mà thuê một căn gác hẹp tường cây, mái lá ở làng trồng hoa Ngọc Hà, vùng ngoại ô thành phố Hà Nội . Đặng Thế Phong ở chung với chú là ông Nguyễn Trường Thọ. Bệnh tình Đặng Thế Phong tái phát ngày một nặng vì người bị bệnh này phải mua thuốc men đầy đủ, phải nghỉ ngơi và ăn uống tẩm bô? tối đa mà những điều phải ắt có và đầy đủ này, với Đặng Thế Phong không thể có được. Chính vì thế mà không tuần nào là cô Tuyết không lên thăm và lo chữa bệnh cho Đặng Thế Phong.

Tháng Bảy mưa ngâu tầm tã, rả rích suốt ngày này sang ngày nọ, tháng này qua tháng khác, gió lạnh kéo về, nhà thì tường cây, mái lá, lạnh buốt lọt xương, cuộc sống kham khổ khiến bệnh tình Đặng Thế Phong ngày càng trầm trọng. Từng cơn ho làm rũ người, tiếp đến những cơn thổ huyết làm cho Đặng Thế Phong ngày một sút hẳn đi . Một mình trên giường bệnh, Đặng Thế Phong nhớ gia đình thì ít mà nhớ người yêu thì nhiều. Thân xác thì bệnh tật khó qua, tâm trí thì luôn luôn phải vật lộn với trăm ngàn ý nghĩ và hình ảnh cuộc tình tươi đẹp nên bệnh mỗi lúc một tăng. Còn đâu những cuộc hẹn hò thơ mộng, quên làm sao được những lời thủ thỉ ân tình và hy vọng gì ở những ước vọng được thành đôi chim nhạn tung trời mà bay, tất cả đã được Đặng Thế Phong ngày đêm day dứt , tiếc thương, muốn níu kéo lại thì cũng chẳng còn gì dể bám víu !

Đặng Thế Phong đã mang lấy nghiệp vào thân thì đời con tằm đến thác cũng còn vương tơ, tránh sao thoát khỏi cái lưới trời thưa mà khó lọt ấy ? Chính vì lẽ ấy mà Đặng Thế Phong đã thực sự thể hiện được câu các cụ đã dạy cọp chết để da, người ta chết để tiếng, dù cuộc đời ông ngắn ngủi với 24 mùa lá rụng, một cuộc đời ngắn đến nỗi đo chửa đầy gang!

Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn Cổ Sầu. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt Mưa Thu. Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng ?

Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về. Về nhà, lần này cô Tuyết đích thân đến hàng ngày để chăm sóc, thuốc men cho Đặng Thế Phong, không ngại mệt mỏi và không sợ nguy hiểm đến bản thân mình. Những người quen biết đến thăm, thấy cảnh ấy đều mủi lòng và khâm phục lẫn mến thương cuộc tình cao quý, chung thủy của cặp Phong -Tuyết.

Không biết có phải là tại thần giao cách cảm hay không mà một hôm, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ đột nhiên từ Hà Nội về Nam Định thăm Đặng Thế Phong lại vừa đúng lúc Đặng Thế Phong sắp lìa đời. Trên giường bệnh, phút lâm chung, không nói gì được với nhau, Bùi Công Kỳ ôm đàn hát cho Đặng Thế Phong nghe một lần chót bài Giọt Mưa Thu, Giọng hát Bùi Công Kỳ vừa dứt thì mọi người nhìn thấy Đặng Thế Phong mở cặp mắt nhìn như ngỏ lời chào vĩnh biệt rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng.

Một vì sao Bắc Đẩu của làng nhạc Việt Nam, vừa ló dạng trên bầu trời đã vụt tắt gây niềm xúc động mãnh liệt và niềm thương tiếc vô bờ trong lòng mọi người ! Trong tang lễ, nam nữ thanh niên của thành Nam đã lũ lượt kéo nhau đi, chật cả phố phường để tiễn đưa Đặng nhạc sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng với rất nhiều cặp mắt rưng rưng lệ ! Cô Tuyết xin phép và được cả hai gia đình, mặc đại tang, đúng như một người vợ trong tang lễ chồng, thật là cảm động.

Năm 1960, tại Phú Nhuận, tôi được tiếp một thiếu phụ chưa hề quen biết. Sau lời chào hỏi, bà tự giới thiệu tên là Tuyết, người Nam Định, di cư vào Nam hiện ơ? Ban Mê Thuộc. Nhân lần vô tình đọc trên báo Tư. Do, thấy quảng cáo trước cuốn Nhạc sĩ danh tiếng hiện đại (tập II) của tôi sắp xuất bản, viết về năm nhạc sĩ trong đó có Đặng Thế Phong, nên bà về gặp tôi để xin tôi cho bà mượn hình của cố nhạc sĩ, chụp lại để về thờ. Trước kia, bà đã có nhưng lúc sắp di cư tấm ảnh đó bị thất lạc, kiếm mãi không sao thấy. Tôi vội lấy ảnh đưa ngay . Cậu cháu đi theo bà mang ngay ra tiệm hình ở đầu hẻm chụp gấp lấy ngay, xong trở vào gửi trả lại tôi . Trong lúc cậu cháu đi chụp hình, tôi có hỏi bà về chuyện tình tươi đẹp như bài thơ trong sáng như trăng mười sáu thì bà Tuyết xác nhận những điều tôi biết là đúng và còn bổ sung cho tôi thêm ít nhiều chi tiết . Bà cũng không quên nói lên điều thắc mắc là tại sao tôi biết rõ thế ? Tôi nói thật ngay là được ông chú Nguyễn Trường Thọ cho tôi mượn ảnh, kể rành rẽ cuộc đời ái tình của Đặng Thế Phong cho tôi nghe . Bà cười và nói :

- Chú Thọ tuy là chú nhưng cùng tuổi với anh Phong, nên hai người vừa là chú cháu vừa có tình bạn bè nên trong ggia đình chỉ có chú Thọ là được anh Phong tâm sự mà thôi . Thảo nào ông biết quá rõ, quá đúng và quá đủ ! sau lời cám ơn và trước khi ra về, bà Tuyết còn nói với tôi câu cuối cùng, đến nay đã 35 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ:

- Cho đến ngày hôm nay, và mãi mãi về sau, tôi tôn thờ anh Phong và đời tôi luôn luôn thương nhớ anh ấy với tất cả cái gì trân trọng nhất.

Viết ra những giòng trên đây, tôi xin được phép coi là nén hương lòng, suy tôn một bậc đàn anh khả kính và khả ái. Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc. Thể xác anh có thê? trở về hư không nhưng tinh anh vẫn còn lại muôn đời với giang sơn gấm vóc này . Cuộc đời con người ta, sinh ký, tử quy đó là luật muôn đời của tạo hoá nhưng khi sống cho ra sống, lúc về được qua Khải Hoàn Môn, khi cất ba tiếng khóc chào đời, mọi người hân hoan cười mừng đón ta, khi nhoẻn miệng cười để lìa đời, mọi người thương tiếc khóc ta, thế mới thật là sống, mới đáng sống ! Anh đã vĩnh viễn ra đi nhưng tất cả những thế hệ hậu sinh, dù chưa được biết anh, khi hát những bài hát bất hủ của anh để lại, đều tưởng nhớ đến anh, một thiên tài mà ta có thể nói anh là một MOZART của Việt Nam, với tất cả tấm lòng kính mến trang trọng nhất !

Tôi cả tin rằng, dưới suối vàng. anh cũng có thể mỉm cười mãn nguyện. Hiển linh, anh về chứng giám và nhận cho nén tâm nhang này.

Lê Hoàng Long



Saturday, October 24, 2009

Tân Bộ Trưởng Cộng Hòa Liên Bang Đức

DR. PHILIPP ROESLER: TÂN BỘ TRƯỞNG Y TẾ Cộng Hòa Liên Bang ĐỨC

Berlin - Một ngạc nhiên ngoài dự đoán tại thủ đô Bá Linh: Dr.Philipp Roesler, Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)- người Đức gốc Việt, hiện là bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông tiểu bang Niedersachsen, trở thành bộ trưởng y tế trong tân nội các của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức. Đã từ lâu ông Dr.Philipp Roesler vẫn được coi như một ngôi sao nổi bật và là niềm hy vọng của Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP). Trong suốt thời gian hơn 3 tuần lễ thương thảo gắt gao trong việc thành lập tân nội các giữa liên minh CDU/CSU và FDP, đặc biệt về vấn đề y tế, ông Philipp Roesler luôn tỏ ra rất thông minh, thực tế, ôn hòa, có tài ứng khẩu, đôi lúc lại khôi hài. Cũng vì thế ông được mọi người kính nể và thán phục trong các cuộc thương thảo. Tuy nhiên ông tỏ ra rất ngạc nhiên khi được cử làm bộ trưởng y tế liên bang và ngay nội bộ đảng FDP cũng xác nhận như thế, một bộ hiện đang đương đầu với nhiều khó khăn.

Sự nghiệp chính trị của Dr.Philipp Roesler tiến rất nhanh và được các đảng viên trong đảng quý chuộng. Ông đã trở thành bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong tân nội các của thủ tướng Angela Merkel, trẻ hơn cựu bộ trưởng kinh tế Karl-Theodor zu Guttenberg (37 tuổi/CSU) mà trong tân nội các trở thành bộ trưởng quốc phòng, Dr. Wolfgang Schaeuble (CDU) làm bộ trưởng tài chánh. Trong lịch sử nước Đức, vị bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức là bà Claudia Nolte (CDU, 27 tuổi), bộ trưởng bộ gia đình (từ năm 1994 đến 1998) dưới thời thủ tướng Helmut Kohl. Trong khi đó ông Dr. Philipp Roesler là bộ trưởng cấp tiểu bang, nay là toàn liên bang đầu tiên không phải người gốc Đức.

Chỉ một ngày trước đó, ông Dr.Philipp Roesler đã tuyên bố với báo chí rằng ông "không hề có tham vọng lên đến chính quyền liên bang" và cho biết đã bàn bạc và quả quyết với vợ con rằng "tuyệt đối chỉ ở tiểu bang Niedersachsen mà thôi". Giới truyền thông Đức cho rằng, việc ông Dr.Philipp Roesler nhận chức bộ trưởng y tế liên bang là do sức ép của ông Dr. Guido Westerwelle, thủ lãnh đảng FDP. Tuy nhiên, ông Dr.Philipp Roesler tỏ ra không quan tâm nhiều đến sự nghiệp chính trị lâu dài của mình khi ông tuyên bố trước khi nhậm chức bộ trưởng kính tế của tiểu bang Niedersachsen rằng, ông sẽ tự rút lui khỏi chính trường vào năm 45 tuổi.

Lý lịch cá nhân của ông được ghi trong văn khố tiểu bang Niedersachsen như sau:

Dr.Philipp Roesler sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại Việt Nam. Tháng 11 năm 1973 khi còn là một cậu bé 9 tháng, ông đã được một gia đình người Đức tại Bueckeburg (cách thành phố Hannover khoảng 50 cây số) nhận làm con nuôi từ một viện mồ côi tại Khánh Hưng (Nha Trang). Khi lên 4 tuổi, cha mẹ nuôi ly dị và ông về sống với cha nuôi -một quân nhân trong quân đội Đức- tại Hamburg/Harburg. Năm 2002 ông lập gia đình với bà Wiebke Roelser (31 tuổi) và hiện nay có 2 người con gái song sinh tên Grietje và Gesche (1 tuổi).
    Năm 1992: gia nhập quân đội Đức với chức vụ dự bị sĩ quan quân y
    Năm 1993: đại học y khoa tại Hannover
    Năm 1999: đại học y khoa quân đội tại Hamburg
    Năm 2001: tốt nghệp bác sĩ nha khoa và sĩ quan quân y trong quân đội Đức
    Năm 2002: luận án tiến sĩ y khoa về Tim-Phổi-Mạch Máu
Sự nghiệp chính trị:
    Năm 1992: gia nhập Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)
    Năm 1994: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Julis) thuộc đảng FDP thành phố Hannover.
    Năm 1996: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Juliis) toàn tiểu bang Niedersachsen, kiêm thành viên ban chấp hành đảng FDP tiểu bang Niedersachsen
    Năm 2000-2004: tổng thư ký đảng FDP tiểu bang Niedersachsen (không thù lao)
    Năm 2001: dân biểu thành phố Hannover, kiêm phó chủ tịch đảng FDP trong hội đồng thành phố
    Năm 2003: chủ tịch đảng FDP trong quốc hội tiểu bang Niedersachsen
    Năm 2005: thành viên ban chấp hành trung ương đảng FDP toàn quốc
    Năm 2006: chủ tịch đảng FDP tiểu bang Niedersachsen
    Từ 18.02.2009: bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Giao thông tiểu bang Niedersachsen

    Bây giờ là Bộ Trưởng Y Tế Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Đặc biệt Dr. Philipp Rösler đã đến dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tỵ Nạn Cộng Sản ngày 12.09.2009 tại Hải Cảng Hamburg – Germany. Sau buổi Lễ Khánh Thành, đồng bào đã bày tỏ tình cảm với Dr. Philipp Rösler, bằng cách chụp hình chung lưu niệm, cả tiếng đồng hồ sau Dr. Philipp Rösler mới dời khỏi nơi hành lễ để về nhà. Cũng cần nói thêm, Tòa Đại Sứ VC tại Berlin đã nhiều lần gọi điện thoại để lung lạc và yêu cầu Dr. Philipp Rösler đừng đến dự Lễ Khánh Thành vì lý do chính trị, nhưng Dr. Philipp Rösler đã mạnh mẽ trả lời với tòa Đại Sứ VC, Ông ta đến tham dự Lễ Khánh Thành cũng vì lý do chính trị, và Dr. Philipp Rösler đã hiện diện tại buổi Lễ với tất cả tình cảm của đồng bào dành cho một người con, người cháu đã làm hãnh diện cho người Việt Tỵ nạn CS nói riêng tại CHLB Đức.


Trung Quốc phát hành tiền tệ sử dụng riêng cho Hoàng Sa - Lương Trang

Lương Trang

Những dòng chữ Hoa, Anh và con dấu đỏ in thêm vào tiền giấy đang lưu hành quy định rõ là tiền sử dụng ở quần đảo Nam Sa


Quần đảo Trường Sa hiện là vấn đề tranh chấp của các quốc gia trong vùng: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei. Năm 1988 Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong mục tiêu tuyên truyền để nhấn mạnh chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là quần đảo Nansha (Nam Sa), chính quyền Bắc Kinh phát hành một số tiền tệ để sử dụng đặc biệt trong vùng đảo Nansha mà thôi.

Các tờ tiền giấy này thật ra là tiền đang lưu hành tại Trung Quốc được đóng thêm các dấu đặc biệt. Mặt trước được đóng dấu tiếng Hoa. Mặt sau đóng dấu tiếng Anh. Dấu đóng có nghĩa là: “Sử dụng tại nhóm đảo Nansha mà thôi“. Mặt sau của các tờ tiền còn có dấu đóng đỏ của Hạm Đội Nam Hải. Các tờ tiền lưu hành gồm có: 1, 5 và 10 Nguyên (Yuan), 1, 2 và 5 Giác (Jiao).

Xin cung cấp hình 4 loại tiền Nhân dân tệ lưu hành tại Hoàng Sa mà giới sưu tầm tìm được:






http://www.joelscoins.com/spratly.htm

Đạo và Đời - Nguyễ Quý Đại


Nguyễn Quý Đại

Dân tộc Việt ảnh hưởng tam giáo từ thời xa xưa hàng ngàn năm: Phật-Nho-Lão. Đạo Phật truyền bá sang Việt Nam vào thời cổ Việt đầu Công nguyên, do các sư người Ấn Độ đến từ đường biển hay qua ngã Trung Hoa. Ảnh hưởng mạnh từ miền Bắc, có thể nói Bắc Ninh là giao điểm những con đường lớn, nơi tiếp thu đạo Phật và trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ, theo thuyết của Đức Phật Thích Ca (Sakya) con người tự tu tâm để giải thoát cho chính mình, mọi người đều tự do và bình đẳng… Cách Hà Nội 30 cây số có chùa Dâu xây từ thế kỷ thứ 3. Trong chùa thờ pho tượng lớn nữ thần Pháp Vân (nữ thần Mây) ngồi trên Tòa sen, vì vậy chùa được gọi Pháp Vân tự, thuộc huyện Thuận Thành, trong khuôn viên chùa có tháp nổi tiếng xây từ thế kỷ thứ 6. Tháp có tên Hòa Phong những di tích lịch sử về Phật giáo lâu đời còn lại ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Thiên Chúa giáo đến Á Châu từ thế kỷ thứ 16, các giáo sĩ Tây phương đến lẻ tẻ, hoạt động thuần túy tôn giáo thuộc nhiều quốc tịch khác nhau Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hòa Lan. Người có công sáng chế ra chữ Quốc ngữ là giáo sĩ Dòng Tên người Bố Đồ Nha Francecesco de Pina (1585-1625) kế tiếp Giáo sĩ Alexandre de Rohdes người có công làm cuốn tự điển “Dictionarium Annamitcum Lusitanum et Latium“. Giáo Hội Công Giáo với 2 xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong đến nay được 350 năm (1659-2009).

Ngày xưa giới tu sĩ được đào tạo trong thiền viện có khả năng và đạo đức, nên được các triều đại kính trọng, mời ra giúp nước. Đó là những Thiền sư: Đỗ Pháp Thuận (914-990), Ngô Châu Lưu (959-1011) thiền sư họ Nguyễn pháp danh Vạn Hạnh quê ở Cổ Pháp Bắc Ninh, tu ở chùa Lục Tổ, thọ giới với sư Định Huệ. (không rõ ngày sinh nhưng mất năm Mậu Ngọ 30.06.1018). Tuy xuất gia nhưng ngài vẫn nghĩ đến việc nước, cũng như chống ngoại xâm phương Bắc.

Vua Lê Đại Hành mời sư Vạn Hạnh làm cố vấn trong việc cai trị. Cho đến cuối đời nhà Lê suy mạt, Lê Long Đĩnh trị vì 4 năm từ (1005-1009) thì qua đời, con còn nhỏ, nước nhà hoạn nạn, Lúc đó Lý Công Uẩn làm quan Thân vệ, tướng Đào Cam Mộc họp các quan trong triều tôn lập Lý Công Uẩn là người nhân đức, công bằng lên làm vua (lật đổ nhà tiền Lê trong việc nầy có sự góp tay của Sư Vạn Hạnh) dựng lên nhà Lý (1010-1225)

Phật giáo dưới thời nhà Lý rất thịnh vượng, các bộ Việt Sử đều viết tương truyền Lý Công Uẩn sinh năm (974-1028) là vị vua khai sáng nhà Lý trị vì (1010-1028). Thân mẫu là bà Phạm đi viếng Chùa Tiêu Sơn, nằm mộng thấy gặp gở thần nhân, rồi thụ thai (?) sinh ra ông, đến năm lên 3 tuổi, mẹ ông cho thiền sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp làm con nuôi, và được đặt tên là Lý Công Uẩn.

Lý Công Uẩn lên ngôi là Lý Thái Tổ năm 1010, nhà vua quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long, Thăng Long qua các triều đại từng bị thay đổi tên: năm 1397 Hồ Quý Ly đổi tên Đông Kinh, năm 1428 Lê Lợi đổi thành Đông Đô, mãi cho đến năm 1831 Vua Minh Mạng đổi tên là Hà Nội. Qua các triều đại Lý, Trần, Lê xây dựng phát triển một kinh thành với nhiều danh lam thắng cảnh thơ mộng, gồm 600 ngôi chùa, đình, miếu nguy nga tráng lệ. Hà Nội ngày nay còn lưu giữ 2000 di tích lịch sử văn hoá. Những di tích nầy ghi lại nền văn minh của dân tộc Việt cũng như quá trình dựng nước và giữ nước.

Các triều đại của nhà Lý trải qua 216 năm được 9 đời vua, nhiều chùa được xây cất, ngôi chùa nổi tiếng là chùa Diên Hựu xây năm 1049 theo truyền thuyết, Lý Thái Tông trị vì (1028- 1054). Một đêm nằm mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen trong hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, dắt nhà vua cùng lên, nên vua sai lập cái chùa nhỏ như hoa sen để thờ ở Kinh đô, tức chùa Một Cột lưu truyền đến ngày nay .

Đến triều đại nhà Trần (kéo dài từ 1225-1400), vua Trần Nhân Tông trị vì (1279-1293) sau khi truyền ngôi cho con Trần Anh Tông trị vì (1293-1314). Năm 1295 Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia đi tu tại núi Vũ Lâm, huyện An Khánh, Ninh Bình, năm kỷ Hợi 1299 Thượng hoàng lên tu ở núi Yên Tử nay thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí. Nơi đây là trung tâm Phật Giáo của Đại Việt từ thời xa xưa. Trúc Lâm Đại Sĩ phát triển ra phái Trúc Lâm lưu truyền cho tới ngày nay. Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân em vua Trần Anh Tông cho vua Chiêm. Năm 1306 vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman III) cuới công chúa Huyền Trân, sính lễ là hai châu Ô và Lý.

Các tôn giáo tại Việt Nam đều trải qua những thời hưng thịnh, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Lão giáo, Nho giáo.. đã đóng góp một vai trò quan trọng, trong vấn đề dựng nước, cải thiện đời sống của xã hội, Khổng giáo cũng từng khuyên “trị dân với lòng nhân và lễ không phải bằng bạo lực, lãnh đạo là dẫn dắt dẫn, không phải để hành hạ, để giết dân! …. Đừng làm cho người khác cái gì mà mình không muốn người khác làm cho mình.”

Phật giáo có truyền thống lâu đời, ảnh hưởng sâu đậm đời sống dân tộc. Trước 1975 cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm bom đạn tàn phá quê hương, nhưng ở miền Nam dưới thời chính phủ VNCH các tôn giáo vẫn được phát triển mạnh, Chùa Chiền, nhà Thờ được xây dựng khắp nơi, nhiều tu viện mở ra để đào tạo tu sĩ, không bị nhập ngũ theo lệnh động viên. Các tôn giáo đều có tài sản, bất động sản riêng, các trường Đại Học lớn như Vạn Hạnh Sài Gòn, Viện Đại Học chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, Đại học Nông Nghiệp Cao Đài Tây Ninh, Đại học Hòa Hảo ở Long Xuyên. Nhiều trung tâm văn hoá và từ thiện.

Ngược lại miền Bắc dưới xã Hội Chủ Nghĩa, tôn giáo không được phát triển Chùa bỏ trống không có Tăng sĩ, nhưng xây lăng ướp xác ở công trường Ba Đình tốn kém, để tôn thờ người theo chủ thuyết Marx Lénin. Đi ngược lại truyền thống Dân tộc, làm cho đất nước đảo lộn, đạo đức suy đồi

Tôn giáo ở miền Nam hoạt động tự do, nhưng tiếc thay bị lợi dụng, tuyên truyền và xâm nhập của cán bộ cộng sản, xách động gây một thời sóng gió, đức tin, tín ngưỡng bị lung lay, bàn thờ Phật vốn từ xưa trang nghiêm tôn kính bị đưa xuống đường. Từ năm 1964 Phật Giáo Việt Nam chia làm hai: Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang, và Việt Nam Quốc Tự …

Ngày 04-01-1964, HT Thích Thích Trí Quang thế danh Phạm Trí Quang sinh năm 1924 tại Quảng Bình được bầu làm Chánh thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cũng là người lãnh đạo các phong trào tranh đấu xuống đường chống chế độ VNCH. Cuộc chiến chấm dứt 30 tháng 4 năm 1975, thành phần lợi dụng tôn giáo “rửa tay gác kiếm” ra đời hay tiếp tục núp dưới bóng từ bi. Chủ nghĩa cộng sản theo thuyết vô thần. Ngày 11.11.1977 Phạm Văn Đồng ban hành Nghi Quyết số 297 kiểm soát quyền tự do tín ngưỡng và hành đạo. Theo dư luận Phật giáo một thời tranh đấu, dù sao cũng mang lại thắng lợi chính trị cho CS, thậm chí có nhiều chùa che giấu cán bộ CS nằm vùng nay bị phản bội.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ giữ chức vụ Tổng Thư Ký viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã lên tiếng phản đối, bị bắt lần đầu tiên vào năm 1977, biệt giam đến tháng 12/1978 và bị đưa ra tòa kết án tội "phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng tôn giáo để phá rối trật tự công cộng". Tháng 2/1982, Ngài bị bắt và đưa về quản thúc tại nơi sinh quán ở Vũ Ðoài, tỉnh Thái Bình. Ngài được trả tự do năm 1992, nhưng tháng 11/1994 ngài bị bắt khi tổ chức cuộc ủy lạo đồng bào nạn nhân lũ lụt ở miền Nam. Năm 1998 được thả nhưng bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện.

Nhà cầm quyền CSVN muốn dẹp ảnh hưởng phong trào tranh đấu của Phật giáo có thể xảy ra ? từ năm 1980-1981 tìm cách sát nhập GHPGVNTN vào Giáo Hội của nhà nước, mời cố Hòa Thượng Trí Thủ (1909-1984) thế danh Nguyễn Văn Kính gốc Quảng Trị từ 1973 làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, đưa Giáo hội này sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước.

H.T.Thích Quảng Độ, H.T.Thích Huyền Quang và nhiều tăng sĩ khác của GHPGVNTN không đồng ý đã chống đối mãnh liệt, vẫn sinh hoạt riêng không gia nhập Giáo Hội của nhà nước. Đại Hội PGVNTN kỳ 8 tháng 5 năm 1999, HT Thích Quảng Độ được bầu Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, dù bị cấm nhưng đã thành lập được 20 Ban Đại Diện GHPGVNTN tại các tỉnh miền Nam và Trung

Nhà cầm quyền CSVN muốn thống nhất Phật giáo về một mối gọi là Giáo Hội nhà nước. Những sinh hoạt của GHPGVNTN là bất hợp pháp, ngoài vòng pháp luật. Tăng sĩ chống lại đều bị bắt, bị cô lập quản thúc. Hai người được thế giới biết đến là HT Thích Quảng Độ và HT Thích Huyền Quang .

Năm 1992 là Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN là cố HT Thích Đôn Hậu viên tịch. (không bình luận việc làm của HT Thích Đôn Hậu trước 1975). HT Thích Huyền Quang thế danh Lê Đình Nhàn sinh năm 1919 tại Bình Định, chính thức đảm nhận quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm xử lý Viện Tăng Thống gọi Đệ Tứ Tăng Thống. Ngài đã gửi đi hàng loạt văn thư phê phán chế độ Cộng Sản Việt Nam về cái mà họ gọi là "Ðổi Mới", khiến Ngài càng gặp nhiều khó khăn với chế độ. Bị quản chế lâu năm ở chùa Hội Phước Quảng Ngãi đến tu viện Nguyên Thiều Bình Định. Ngài không được tự do đi lại, nhưng tiếng nói của ngài vẫn bay xa, muôn thuở có giá trị vì tiếng nói của lương tâm và đạo lý .

Dù bị cô lập, bị tù đày hai vị cao tăng của Giáo Hội là Đại lão HT Thích Quảng Độ và Đức Tăng Thống HT Thích Huyền Quang vẫn tiếp tục làm việc và tranh đấu với danh nghĩa của GHPGVNTN trong nước, và hải ngoại thành lập văn phòng II Viện Hóa Đạo có phòng thông tin phật giáo Quốc Tế có trụ sở tại Paris, rất nhiều cao tăng danh tiếng ở hải ngoại ủng hộ.

Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Đại lão Hòa thượng Quảng Ðộ thế danh là Đặng Phúc Tuệ, sinh năm 1928, là nhà thơ, dịch giả, (B xem phân cuối bài) từng là giảng sư tại Ðại Học Vạn Hạnh trước tháng 4/1975. Hòa Thượng Thích Quảng Độ kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam tham gia cuộc đối thoại, ngài luôn đấu tranh ôn hòa bênh vực cho tự do tôn giáo và nhân quyền, không muốn Giáo Hội PGVNTN trở thành tay sai cho đảng CSVN.

Ngày 24/07/2002 tại New York, trong số 37 người thuộc 19 quốc gia được tổ chức Human Right Watch trao giải nhân quyền Hemam/Hammett, 5 người Việt Nam đã được chọn có Hòa thượng Thích Quảng Ðộ. Giải này có từ năm 1989, được thực hiện với di sản của hai nhà văn quá cố Hoa Kỳ là Lillian Hellman (1905-1984) và Dashiell Hammett (1894-1961) nhằm hỗ trợ cho những nhà văn trên thế giới đang bị truy bức chính trị

Năm 2006, HT Thích Quảng Độ được trao giải Rafto Foundation for Human Rights của Na Uy, chủ tịch Arne Lynngard sáng hội Rafto, giải thích lý do lại trao giải thưởng Rafto lần thứ 20 năm 2006 cho Hòa thượng Thích Quảng Độ: “chúng tôi đánh giá cao những khó khăn, các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đang đối diện, HT Thích Quảng Độ quyết tâm đấu tranh ôn hòa cho tự do dân chủ.“

Cuối tháng 10 năm 2006, HT Thích Quảng Độ không rời Việt Nam đến nhận giải Rafto (giải nầy của cố giáo sư Thordf Rafto 1922-1986) tại Na Uy Ngài e ngại Nhà cầm quyền CSVN sẽ buộc ngài phải sống lưu vong, giống trường hợp cố Giám Mục Hồng y Nguyễn Văn Thuận vì phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô, với giáo huấn Vaticanô II đưa kitô giáo vào trong cuộc sống con người, mời gọi những Linh mục tương lai nên thực thi mục vụ trong tinh thần dấn thân giúp đỡ cho những người nghèo. Dưới chế độ CSVN ngài bị 13 năm tù, 9 năm giam cấm cố và được trả tự do năm 1988, phải chịu lệnh quản chế ở Hà Nội đến 1989 thì được phép xuất ngoại sang Úc vì bệnh. Ngài sang Roma tháng Tư 1990 và Nhà cầm quyền CSVN không cho Ngài về Việt Nam.

HT Thích Quảng Độ uỷ nhiệm cho ông Võ Văn Ái, phát ngôn viên Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất ở hải ngoại, đại diện nhận giải thưởng danh dự này. Những năm qua, HT Thích Quảng Độ đều được đề cử trong danh sách nhận giải Nobel hòa bình, dù được hay không cũng là một vinh dự, vì ngài hoạt động cho tự do và hòa bình đòi hỏi về vấn đề nhân quyền, giống như hoạt động của Dalai Lama và bà Daw Aung San Suu Kyi của Miến Điện. (Tuy nhiên vấn đề làm cho chúng ta suy nghĩ năm 1973 giải thưởng Nobel hoà bình trao cho Henry Kissinger và Lê Đức Thọ. Hai nhà thương thuyết đưa đến Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Thật sai lầm lịch sử đã chứng minh Kissinger thương thuyết Hiệp Định vì Hoa Kỳ muốn rút quân bỏ rơi VNCH chẳng phải vì hòa bình. Lê Đức Thọ là con cáo già của đảng CSVN thương thuyết Hiệp Định Paris ngưng bắn để Hoa Kỳ rút quân. CS đã chiếm miền Nam bằng vũ lực!)

Các quốc gia trên thế giới đều tôn trọng tự do tín ngưỡng, bởi vì tôn giáo có vai trò quan trọng trong xã hội từ xưa tới nay, tôn giáo sinh hoạt độc lập không bị chính quyền cưỡng ép các tôn giáo phải hoạt động theo đường lối của chính quyền. Nhìn lại Việt Nam những năm qua nếu các hoạt động tôn giáo không nằm trong khuôn khổ của các Giáo hội do nhà nước thành lập, không tham gia vào Mặt Trận Tổ Quốc, đều bị kết tội là “phản động“. Sự kiện Thái Hà, Tam Tòa, Bát Nhã … đã làm cho mọi người ngao ngán, mất hết niềm tin vào chính phủ. Chiến tranh chấm dứt hơn 3 thập niên rồi, nhưng trong chỉ số xếp hạng về Phát triển Con người (HDI) của LHQ tập trung vào ba yếu tố: tuổi thọ trung bình, học vấn, và mức sống Việt Nam đứng thứ 116/182 quốc gia. Việt Nam đứng sau hầu hết các nước trong khối Đông Nam Á, Asean, chỉ trên Lào (133), Campuchia (137) và Miến Điện (138).

Có thể nhờ tiếng nói bất khuất của Đại Lão HT Thích Quảng Độ, cũng như sự đàn áp tôn giáo trong thời gian qua, nên thế giới đã quan tâm đến trình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam. VN là quốc gia từng bị đưa vào danh sách các nước gây quan ngại về tự do tôn giáo (CPC/ Countries of Particular Concern), như các nước: Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Sudan, Eritrea, và ả rập Saudi.

Suốt trong thời gian qua tại Sài gòn, Hà Nội có những cuộc biểu tình kêu oan dưới chế độ độc tài CS cai trị, từ trước tới nay bưng bít, chưa bao giờ có báo nào tường trình về các cuộc biểu tình như vậy. CSVN giải tán các cuộc biểu tình lớn, nhưng ngày nào ở Sài gòn vẫn còn những đoàn người các tỉnh về Sài gòn biểu tình bất bạo động, bất chấp nắng mưa, đói khát CSVN chưa giải quyết nguyện vọng của người dân nghèo thấp cổ bé miệng !! chờ đến bao giờ?

Người dân các tỉnh bị bóc lột đàn áp, bị mất đất, mất tài sản không được đền bù chính đáng, được gọi là dân oan. Không phải mới đây mà đã nhiều năm qua, ngay ở vườn hoa Xuân Thưởng Hà Nội ngày nào cũng có người biểu tình đòi chính phủ giải quyết cái nạn cường hào, ác bá ở khắp nơi, nhiều người suốt đời hy sinh cho đảng, có công nhiều huy chương, nhưng về hưu hết thế lực bị đàn áp quay sang chống đảng tham gia biểu tình, đã làm cho nhà nước CS phải lúng túng đau đầu, Đại lão HT Thích Quảng Độ đứng về phía những người bị đàn áp, ngài muốn có dân chủ, nhân quyền phải được tôn trọng. Bởi vì Việt Nam là một thành viên của cộng đồng thế giới, phải như các quốc gia văn minh tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí và tín ngưỡng.

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF từ Paris vừa qua phổ biến bản xếp hạng về tự do báo chí năm 2009, trong đó Việt Nam xếp thứ 166/175 quốc gia trên thế giới. Quyền làm người bị xâm phạm, bịt miệng người đối lập, bắt bớ, sách nhiễu những người góp tiếng nói đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Giới trí thức, sinh viên công khai phê phán sự nhượng bộ của CSVN cho Bắc Kinh về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải và nhất là việc khai thác bauxite ở cao nguyên miền Nam. Nhà nước CSVN chủ trương buộc báo chí truyền thông “phải đi theo lề phải“, giống như con ngựa kéo xe bị che mắt!

HT Thích Quảng Độ đã đến với người dân đi khiếu kiện Sài Gòn cũng như cử người đến Hà Nội để ủy lạo dân oan chia sẻ với họ, bởi vì chính ngài cũng là một nạn nhân. Nhà nước CS từ lâu muốn loại bỏ HT Thích Quảng Độ ra khỏi mọi sinh hoạt, nhưng không thể thi hành, vì ngài đã được các phái đoàn quốc tế thường xuyên đến thăm, và nhận những giải thưởng giá trị về nhân quyền. Ngài trở thành người của quốc tế đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tồn tại đến nay, do hai vị cao tăng là: Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, và Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang lèo lái con thuyền vượt qua nhiều giông bảo. Cũng nhờ những sinh hoạt của tất cả các Đoàn thể người Việt tỵ nạn hải ngoại, suốt 34 năm qua đã tranh đấu, gây ảnh hưởng với các quốc gia trên thế giới, cùng hổ trợ cho GHPGVNTH được trường tồn

Nhìn chung Giáo Hội các Tôn Giáo tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn với những vấn nạn phức tạp nội bộ chia rẽ. Lịch sử sẽ phê phán giữa thiện và ác, giữa độc tài và tự do. Tôn giáo phải được bảo vệ tốt đẹp theo truyền thống đã có từ ngàn năm trong lòng Dân tộc, không thể bị vẩn đục giữa Giáo hội và Thế quyền. Nhà cầm quyền CSVN lúc đầu đàn áp, nay đổi chiến thuật vừa dàn áp và đưa thêm vấn đề quyền lợi, để chiêu dụ những thành phần ham danh thụ hưởng. Con chuột chết vì bị bẫy, ruồi chết vì mật, nhưng con người có thể chết danh vì dư luận bởi háo danh và quyền lực.

“Để vinh danh Hòa Thượng Thích Quảng Độ trong tác phẩm CỘI TÙNG TRƯỚC GIÓ. Lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh “Đọc tác phẩm nầy chúng ta biết thêm về tấm gương tranh đấu bất khuất, sự hy sinh cao cả, ý chí sắt đá thể hiện Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, người đã phá vỡ nỗi sợ hãi của quần chúng, hay nói cách khác, Hoà Thượng đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi nỗi sợ hãi triền miên dưới chế độ độc tài toàn trị ……….“

(bài nầy Trong tác phẩm Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Cội Tùng Trước Gió được cập nhật thêm)

Những tác phẩm của HT T Quảng Độ

* Kinh Mục Liên Sám Pháp
* Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
* Thoát vòng tục lụy, Sài Gòn 1962; (truyện)
* Dưới mái chùa hoang, Sài Gòn 1962; (truyện)
* Truyện cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964;
* Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận
* Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận
* Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận
* Từ Điển Phật Học Hán Việt (2 tập)
* Phật Quang Đại Từ Điển (9 tập)
* Chiến tranh và bất bạo động
* Thơ Tù
* Những nhận định sai lầm của cộng sản đối với Dân tộc và Phật giáo

Tài liệu tham khảo

* Bộ Việt sử Đại Cương 1,2,3 của nhà văn Trần Gia Phụng
* Bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư của Lê Văn Hưu


"Thằng Thức Thằng Ngủ" để canh giữ hào bình thế giới!!!


Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Cu Ba ngày 03.10.2009: "Việt Nam, Cuba như là trời đất sinh ra, một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì VN ngủ, VN gác thì Cuba nghỉ"
http://www.youtube.com/watch?v=fJtl4lApWIU&feature=player_embedded

    Đi xem chàng hề bẩm sinh

    Nhìn xem Triết đọc diễn văn
    “Cu ba” ngỏng dậy đòi ăn thịt bà
    Bà rằng có một lá đa
    Thức khuya canh gác thằng cha hoà bình

    Gạo từ da thịt điêu linh

    Tặng ba ngàn tấn triều đình Phi Đeo
    “Ví von” nghĩa vụ chó mèo
    Bờ “Đông” khỉ “gác” Hán leo ngập đường

    Phía “Tây” “ngủ” bụi mía rừng

    Hoà bình thế giới “canh chừng” là đây
    Ăn cướp bốc nịnh ăn mày
    Đêm khuya chăn gối ban ngày hiếp dâm

    “Điều 4” cộng Việt đã làm

    “Bỏ là tự sát” quai hàm mất nhai
    “Nước tôi” có một không hai
    “Nhiều gái đẹp lắm” xin mời vào chơi

    Tối đêm lửa tắt giữa trời

    Cu Ba cu Vẹm mừng lời chúc nhau
    Chúc “sống chung” tới bạc đầu
    “Xã Hội Chủ Nghĩa” một cầu “phân” chung..

    Lê Hải Lăng

Về vụ phản đối đài SBTN

On Fri, 10/23/09, hoang4eb wrote:

From: hoang4eb
Subject: Re: [PhoNang] Tại sao phản đối đài SBTN...
To: PhoNang@yahoogroups .com
Date: Friday, October 23, 2009, 9:32 AM

Về vụ phản đối đài SBTN


1. The pot calling the kettle black

Khi đài SBTN phỏng vấn ông Liên Thành, họ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ông A phản đối đài SBTN. Ông B phản đối ông A, bảo rằng ông A giống VC, bắt người ta phải ngôn luận theo "lề đường bên phải".

Có hai điểm mà ta có thể nghiệm thêm trong trường hợp này.

Thứ nhất, việc ông A phản đối, chống đối đài SBTN khác hẳn với việc VC bắt người ta nói một chiều. Khác ở chỗ VC dùng bạo lực khớp miệng người khác còn ông A không dùng bạo lực hay sự chuyên chế. Ông A chỉ đang hành xử quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến của ông ta. Điển hình là cộng đồng người Việt tại Úc đã từng chống một số các chương trình của đài SBS, nhưng cộng đồng người Việt không giống VC. Cộng đồng người Việt ở Úc chỉ hành sử quyền tự do của mình trong phạm vi luật định. Lối lập luận phiến diện để sánh người ta với VC của ông B không được người có suy nghĩ thưởng thức. Nói nôm na là ông B chụp mũ.

Thứ nhì, ông A phản đối đài SBTN là đang hành sử quyền tự do ngôn luận của mình. Ông B cũng vậy, đang hành sử quyền tự do ngôn luận của mình qua việc phản đối việc ông A phản đối bài SBTN. Chuyện ông B làm không khác gì chuyện ông A làm, cũng là phản đối người khác làm một việc gì đó, nhưng ông B thì tự cho phép mình làm như vậy mà lại bảo ông A là giống VC, là không phân biệt phải trái.

Ông B có quyền bênh vực đài SBTN, nhưng không nên xem việc ông A làm là chuyên chế, bởi vì khi "không cho" (trong ngoặc kép) ông A lên tiếng thì chính ông B cũng chuyên chế. The pot calling the kettle black, tiếng Anh có thành ngữ để chỉ sự việc này.

2. SBTN

Tác giả Liên Thành, qua cái gọi là trình bày sự thật, đã lên án một số người hay tập thể. Tôi không theo dõi SBTN thường xuyên nên không rõ, song nếu SBTN là một cơ quan truyền thông vô tư thì sau khi phỏng vấn ông Liên Thành, phải tạo cơ hội cho tập thể hay cá nhân bị ông Liên Thành đề cập đến có cơ hội lên tiếng.

Trên cái nhìn chính trị, có lẽ chúng ta đều thấy rằng CSVN chắc chắn muốn khuynh loát hay khống chế các bộ phận truyền thông, giải trí của người Việt tự do. Khi làm được điều này, CSVN sẽ không dại gì mà tuyên truyền ra rả như loa sắt ở VN mà họ sẽ kéo léo đi những chiêu lắc léo khác, chẳng hạn như làm lung lay sự tin tưởng của người Việt yêu tự do với các thế lực chống Cộng. Dưới cái nhìn này, SBTN, Asia, Thúy Nga Paris là những mục tiêu của VC và vì vậy, việc đồng hương có một cái nhìn cẩn trọng với các phương tiện truyền thông này không phải là vô lý.

Khi liên lạc bằng điện thoại với Hoà Thượng Thích Không Tánh, chúng tôi đã bị VC cắt cái cụp. Nhưng Thanh Toàn của SBTN thì tha hồ về VN phỏng vấn Hòa Thượng. Trường hợp này không khác với Trịnh Hội (cũng có liên quan đến SBTN) bao nhiêu. Đợt phóng sự của Thanh Toàn về Phật giáo đã trình bày ra một số sự thật về sinh hoạt của Phật Giáo, nói thẳng ra là sự chia rẻ của Phật giáo. Điểm chúng ta cần thấy ở đây là nó (phóng sự) được sự cho phép của VC. Nếu Thanh Toàn làm được phóng sự về sự tham nhũng của VC thì có lẽ chúng ta phải thừa nhận SBTN có giá trị, còn nếu chỉ làm được những phóng sự mà VC cho thì SBTN cũng không mấy gì khác các cơ quan truyền thông trong nước.

Nói một câu chân thật, tôi rất thích Trúc Hồ, thích các nhạc phẩm của anh ta, nhưng sau khi thấy Trịnh Hội, rồi Thanh Toàn về VN làm phóng sự, SBTN làm chương trình Hành Trình Xuyên Việt, chúng tôi thật khó đặt lòng tin hoàn toàn vào SBTN.

Ta không kết luận SBTN là của VC hay Thanh Toàn là ai, nhung sau khi thưởng thức các màn trình diễn, đôi khi ta cũng nên ghé con mắt tò mò nhìn phía sau hậu trường xem ai là đạo diễn.

3. Liên Thành

Bác Tú Gàn viết: " Theo tôi, vấn đề không phải là ủng hộ hay chống đối, vấn đề là Liên Thành nói sai hay đúng. Nếu bảo rằng Liên Thành nói sai thì sai ở chỗ nào?"

Đó là một cách nhìn. Một cách nhìn khác là Liên Thành nói như vậy thì có lợi cho ai, có hại cho ai, và vì sao Liên Thành lên tiếng vào lúc này.

Cách nhìn của bác Tú Gàn là cách nhìn có tính khoa học, lịch sử, còn cách nhìn sau có tính cách chính trị. Liên Thành nói chuyện chính trị, nên không thể không nhìn Liên Thành và việc làm của ông ta bằng con mắt chính trị.

Nguyễn văn Hoàng
hoang4eb@gmail. com

2009/10/23 Lu Giang
<lugiang2003@ yahoo.com>

Theo tôi, vấn đề không phải là ủng hộ hay chống đối, vấn đề là Liên Thành nói sai hay đúng. Nếu bảo rằng Liên Thành nói sai thì sai ở chỗ nào?
Không thể duy trì tệ trạng ấn định "lề đường bên phải" ở hải ngoại rồi bắt người khác phải suy nghĩ và nói như mình, gióng như Việt Cộng ở trong nước, không cần phân biệt phải trái.
Ở trong nước, Việt Cộng dùng bạo lực để ngăn chận quyền nói lên sự thật, nhưng các nhà tranh đấu vẫn hiên ngang nói lên quan diểm của họ. Tại sao ở hải ngoại, chúng ta lại sợ bọn "lề đường bên phải", bọn "cường quyền về truyền thông"? Nếu không phá vỡ được bọn "lề đường bên phài" và bọn "cường quyền về truyền thông", làm sao chống cộng?
Chó sủa mặc chó, lạc đà cứ đi.
Lữ Giang